1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi và nhạc cổ điển

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi impromtus, 31/10/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. impromtus

    impromtus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Tôi và nhạc cổ điển

    Nhớ lại một chiều mưa, đi tập đàn ở chỗ cậu tôi chưa về được, cậu tôi mới nhận sửa cây Piano nên chơi "Fur Elise" để thử tiếng .Đó là bản nhạc classic đầu tiên tôi nghe .Âm thanh trong trẻo, thánh thót như tiếng mưa ngoài phố .Rùng mình, và tôi yêu nhạc cổ điển, yêu cây Piano từ lúc đấy .
    Càng nghe tôi càng yêu, hay nói đúng hơn là say nhạc cổ điển .Có một sức cuốn hút kì lạ, cái cách các nhạc sĩ thể hiện cảm xúc .Khi nghe, tôi có thể thả cho tâm hồn tự do tưởng tượng. Tôi tìm thấy cảm xúc của mình trong từng bản nhạc. Bạn đã thử nghe Nortune hay Valse C#m của Chopin vào lúc đêm khuya chưa .Hay đêm trăng nghe Moonlight Sonata .Bạn có cảm thấy hùng tâm tráng chí dâng trào khi nghe Symphony No.5 của Beethoven hay cảm thấy nhớ nhà da diết khi nghe Polonaise của Orginsky?Tôi yêu cái duyên dáng và thánh thiện tuyệt vời của Mozart,tôi khâm phục kỹ thuật bậc thầy của Liszt, Paganini , những thầy phù thuỷ của Piano và Violon,tôi đồng cảm với nỗi buồn da diết của Chopin,....Nhưng người nhạc sĩ mà tôi yêu mến nhất là Beethoven .Âm nhạc của ông là một sự dồn nén, dồn nén của nỗi đau và của sự đấu tranh .Có thê tưởng tượng là một người điếc lại có thể sáng tác những bản nhạc như vậy ko ?Nhạc Beethoven xoáy vào tâm trí và tôi cũng cảm thấy mình bị dồn nén .Tôi thích nhất là chiều mưa nghe "Fur Elise", bản nhạc là một bức thư tình của Beeth, là cả tình yêu, sự đau đớn của Beeth.Bạn hãy thử đi , rồi bạn sẽ cảm nhận.
    Qua nhạc cổ điển tôi còn tìm hiểu được nền văn hoá của nhiều nước khác nhau .Tôi đến với Nga qua các ballet của Tchaikovsky, đến với Ba Lan qua Polonais (Orgínky) và Marzuka của Chopin, đến với Hungary qua Dances của Brahms và Rhapsody của List,....Tôi còn tìm thấy những sắc thái khác của các tiểu thuyết đã được đọc qua nhạc cổ điển. Hãy đọc Carmen và nghe Bizet, đọc "Người thợ cạo thành Seville" rối nghe Rossini. Mỗi bản nhạc cũng như một cuốn tiểu thuyết mới .
    Thằng bạn tôi lúc đầu nói tôi dở hơi khi nghe nhạc cổ điển, nhưng giờ nó là người nghe còn nhiều hơn cả tôi .
    Hãy thử nghe, bạn sẽ thích ,rồi sẽ yêu .Rachmaninoff nói "Music, that''s love , that''s life". Quả thật nhạc cổ điển là một nửa tâm hồn tôi rồi.
  2. dau_khong_co_toc

    dau_khong_co_toc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy đây là một chủ đề rất hay. Chúng ta có thể coi topic này là nơi ?otâm sự? về nhạc cổ điển, ko phải là những lời nhận xét đầy thận trọng về phong cách của nhạc sỹ hay tác phẩm nào đó, mà đơn giản là những cảm xúc hay câu chuyện mà những bản nhạc cổ điển đã mang lại cho chúng ta trong cuộc sống. Có thể đơn giản là một bản nhạc phát ra từ radio trên xe bus đông người, khi bạn đang vội vã tới trường. Bản nhạc chỉ vang lên trong vài phút, vì chỉ một lúc sau đó người ta đã vội vã chuyển sóng sang kênh khác, nhưng giai điệu ngắn ngủi tuyệt vời đó đã gây cho bạn một ấn tượng đặc biệt, làm quên đi cảm giác bực bội gấp gáp?. Và tôi nghĩ cũng có thể viết với một chủ đề dễ dàng hơn như là ?obạn đã đến với nhạc cổ điển như thế nào???
    Bài này của tôi chỉ là sự đồng tình, hưởng ứng với bài viết của bạn impromtus, và ?othử? cụ thể hơn về nội dung của nó để mọi người có thể trao đổi với nhau thoải mái và dễ dàng hơn, hy vọng ko làm ?otầm thường hoá? topic của improtus!
    "...I got rhythm, I got music, I got my man, who could ask for anything more ? ..."
  3. nguyensonvn

    nguyensonvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Tôi đến với nhạc cổ điển có thể nói cũng rất tình cờ. Hồi đó, một người bạn đã rủ tôi đi học đàn guitar, lúc đầu tôi cũng chỉ định đi học cùng nó để cho vui. Tôi đã nói với bố tôi là tôi sẽ đi học đàn guitar và bố tôi đã ủng hộ tôi. Và tôi đã may mắn vì có một người bác ruột là một giáo viên thanh nhạc. Bác đã giới khuyên tôi nên học nhac cổ điển. Ban đầu tôi thật sự là không thích tẹo nào nhạc cổ điển cả, nhưng vì bác tôi và bố tôi nói với tôi rằng cứ học nhạc cổ điển để có một kỹ thuật tốt, rồi sau đó chuyển sang thể loại nhạc khác học sẽ rất nhanh. Tôi thấy đấy là một ý kiến hay và đã theo học nhạc cổ điển. Bác tôi đã giới thiệu cho tôi một người thầy dạy nhạc cổ điển. Và từ đó nhạc cổ điển đã gắn liền với cuộc sống của tôi. Tôi đã say mê nó từ lúc nào cũng không biết. Nhạc cổ điển đã đến với tôi và tôi biết rằng thứ âm nhạc tuyết vời này sẽ cùng tôi đi đến hết cuộc đời này. Thứ âm nhạc này thất là kỳ diệu, mỗi lần nghe nó, tôi như được đi vào một thế giới kỳ diệu, thế giới của kỳ ảo, nó giúp tôi có thể phát triển tư duy của mình đến một giới hạn mà binh thường con người khó có thể tư duy được. Mỗi một lần nghe nhạc, tôi thấy mình lại như trở thành một con người khác vì nhạc cổ điển đã giúp tôi hiểu được thêm nhiều khía cạnh khác của cuộc đời. Cũng vì say mê nhạc cổ điển mà giờ đây tôi đâm ra say mê cả văn học, vì đơn giản tôi nghĩ rằng muốn hiểu rõ một tác phẩm cổ điển thì mình còn phải hiểu thêm rất nhiều lĩnh vực xã hội khác. Nhạc cổ điển đã biến tôi thành một con người hoàn toàn khác, không còn khô khan, không còn chất thực dụng. Cuối cùng tôi mong các bạn cũng sẽ yêu nhạc cổ điển như tôi. Và cũng sẽ tìm được những niềm vui giống tôi khi nghe thú âm nhạc huyền ảo này. Tôi yêu âm nhạc cổ điển
    nguyenson
  4. vespa1980

    vespa1980 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    To impromtus : Ban cam nhan trong sang lam, tinh te lam !
    Hom nay to di xem ITALIAN MUSIC CONCERT nen len search OVETURE THE BABBER OF SEVILLE, GAP BOX HAY QUA!
    Minh thi den voi nhac co dien vi hoi cap 3, trua di ngu la bat FM 100, no ngam vao luc nao khong biet ! Ve sau gf cua minh lai la mot amateur pianist nen lai cang tim hieu sau hon! Ban sonata moonlight la mon qua cua co ay cho to truoc ngay co ay di du hoc ! To nghe ba?n do hang tram lan trong nhung dem mua dong! Con CHOPIN thi tat nhien, nghe ban dem la di?nh nhat !
    Hom sau nhieu time, post tiep !
    Goog luck !
  5. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    hì.Sắp phải về rồi nên tạm thời sẽ chưa viết gì.Chỉ mong rằng 1 ngày gần đây sẽ được gặp các bạn "những tâm hồn cổ điển"
  6. impromtus

    impromtus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi ko vào TTVN tự nhiên vào lại thấy bài viết xưa wá xưa của mình được lôi lên. Thôi post bài chia xẻ vơi anh em .
    Bác nào ở Pháp chắc biết về concert của Mozart đang lưu diễn, hôm trước đi nghe ở nhà thờ, trong khung cảnh ấy, nghe Requiem và Symphony 40 của Mozart, thật quá tuyệt. Tôi trước giờ vẫn yêu nhất là Sym 40 của Mozart, nó trong sáng quá, nó vui tươi quá, tôi vốn kém văn, kém tưởng tượng nhưng mỗi lần nghe Symphony này vẫn luôn tưởng tượng ra một cánh đồng hoa đang nở rộ, mỗi đoạn nhạc lại như một loài hoa.
    Rất mong mọi người chia xẻ những cảm xúc đẹp của mình về nhạc cổ điển nhé.
  7. impromtus

    impromtus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Nhân tiện tặng các bác bài Violin Concerto in Am của Vivaldi , tôi mix trên đàn Casio, đừng chê nhé.
    http://impromptu293.tripod.com/1.mp3
  8. aveniz

    aveniz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2002
    Bài viết:
    88
    Đã được thích:
    0
    Tôi đến với nhạc cổ điển chưa lâu, và lý do để tôi đến với nó cũng hơi ngớ ngẩn.
    Từ bé đến lớn, tôi đã nghe nhạc cổ điển rất nhiều lần, những đoạn nhạc không lời trong các vở kịch, phim, hay có thể là những phút giải lao giữa các trận bóng đá trên tv, tôi đã nghe và biết đến những cái tên Beethoven, Mozart, Schubert,...nhưng tôi chỉ biết cái bài đấy nghe quen quen, tôi chỉ biết các ông ấy rất tài giỏi, ngoài ra chẳng biết gì hơn.
    Một lần tôi cùng bạn bè đi chơi, bạn tôi nhảy máy pump it up, đến một bài techno thuộc dạng khó nhảy, tôi nghe cái nhạc cực quen, đó là lần đầu tiên tôi để ý đến một bài nhạc giao hưởng được mix thành techno, và tôi thật bất ngờ vì sự hoà hợp của 2 dòng nhạc vốn tưởng như không thể đi với nhau. Nhưng lúc đó tôi không biết bài hát đó tên gì, chỉ biết mình đã nghe n lần. Tôi cứ gán nó cho Beethoven, nhưng về sau hỏi mới biết, đó là Symphonie no.40 của Mozart, nó trở thành một trong những bài tôi thích nhất, vì những kỷ niệm ngày đầu tìm hiểu về nhạc cổ điển, và bởi vì tôi yêu cái trong sáng, sự thanh bình khi nghe bài này, mỗi khi nghe sym. 40, tôi lại cảm thấy yêu đời hơn.
    Chỉ mới chập chững chơi piano và nghe nhạc cổ điển, tôi không biết nhiều, tôi cảm nhận được cái hay trong nhạc, nhưng vẫn chưa thể thấu hiểu hết những ý nghĩa chất chứa trong nó, cái tôi cảm thấy bây giờ chỉ là: nhạc cổ điển có một sức mê hoặc lạ thường, nghe nó, bạn như chìm đắm vào một thế giới khác, tĩnh lặng nhưng sâu sắc.
    Trong các tác giả, tôi thích Mozart, có lẽ vì tôi dễ cảm những cái hay trong nhạc của ông, đa số các bài Mozart mà tôi nghe được, bài nào cũng có tiết tấu nhanh hoặc vui tươi, nghe nó, cuộc đời thấy như toàn màu hồng. Beethoven, ông là một nhà soạn nhạc thiên tài, nhưng có lẽ, trong nhạc của Beethoven có quá nhiều dằn vặt, mâu thuẫn đan xen mâu thuẫn, có lẽ là cảm nhận của tôi chưa đúng, nhưng phải thấy nhạc của Beethoven nghe hơi khó và hiểu những gì chất chứa sâu xa trong nó càng khó hơn.
    Bình thường tôi thích nghe nhạc cổ điển original version, nhưng tôi thích sưu tầm những bản classical mix lại thành techno/trance/rave hay những bài nhạc được các rapper phối lại.
    Hiện giờ tôi đang rất yêu thích bài Canon in D major của Pachalbel, không hiểu sao, nó nhẹ nhàng và thanh khiết đến mức lam lòng ta se lại.
  9. n-a

    n-a Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/05/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Em và nhạc cổ điển, nghe to tát quá, thôi ở đây em chỉ kể chuyện em và một bản nhạc cổ điển, đó là bản Fantasie Improptus của Chopin.
    Lớp 10: tình cờ nghe nó trong một đĩa hổ lốn mix từ Chopin nocturne cho đến Beethoven 5 semi-classic, thích và tìm nghe thêm nhiều bài piano khác, dẫn đến chuyện thích nghe piano cổ điển cho đến nay, à không, gần đây. Hồi đó mơ ước của em là có bản nhạc bài này, được nghe bản này live, và tham vọng nhất là chơi được bản này.
    Lớp 11: vào Nhạc viện TP photo được bản nhạc để đem về nhà ngắm chơi, vậy là xong ước mơ thứ nhất. Đến giờ vẫn còn nhớ ánh mắt khó chịu vì bị làm phiền của bác gì trông thư viện khi biết bọn em không phải học sinh Nhạc viện. Pure snob!
    Mấy năm đại học thì nghe thêm các bản Fantasie của các nhạc sĩ khác, và thêm nhiều nghệ sĩ cùng chơi bản này, chẳng có bản nào ấn tượng như bản nhạc của nghệ sĩ vô danh ngày ấy.
    Năm thứ 3 đại học: được ngồi nghe một người bạn chơi bản này để thử chiếc đàn piano mới đen bóng, trong một căn nhà nhỏ ở phố cổ Hà Nội, vậy là xong ước mơ thứ hai. Cảm giác lâng lâng khó tả trước một hình ảnh khó quên vì cô bạn thật xinh đẹp và duyên dáng, tay thon dài lướt loang loáng trên phím đàn (y như một lần em đã mơ thấy), âm thanh trong vắt tuôn như suối, cự ly gần tạo cho tiếng đàn một sức thẩm thấu cao và độ trung thực của âm thanh mà vẻ đẹp chỉ của âm thanh thôi có thể khiến bạn rưng rưng. Trong một thoáng cảm giác của em là toàn bộ những gì em hướng tới ngưng tụ trong một khung hình căn phòng - chiếc đàn- giá sách mà thôi, cuộc sống không ở đây thì còn ở đâu. (Các bác tha lỗi cho một giây sướt mướt của em vì thực ra nghĩ lại thì riêng cái nhà dài dài hẹp hẹp đấy chắc cũng cả ngàn cây, ặc ặc, cứ nghĩ đến đấy là em lại nản lòng quá thể).
    Đến lúc đi làm, để tưởng niệm tầm quan trọng của bản nhạc này đối với cuộc đời em thì em đặt nó làm chuông điện thoại. Không ngờ đây lại là sai lầm lớn vì từ khi đi làm em có gây ra một số vụ bê bối, có những lúc từ khách hàng cho đến đối tác liên tục gọi vào máy em để than phiền, hối thúc, theo đuổi, thông báo các thể loại tin sét đánh khiến em vô cùng phiền muộn, hichic, đến nỗi cứ nghe giai điệu bài này xa xăm nơi đáy túi là em lại giật thót mình.
    Đến bao giờ thì tác phẩm này mới được trả lại vẻ đẹp trong sáng của nó trong tâm hồn em đây? Theo tính toán của em là... vào cuối tháng này, khi em nghỉ làm để tiếp tục sự nghiệp ăn chơi có kèm theo học tập. Đến lúc đó em sẽ tiếp tục thực hiện ước mơ thứ ba các bác ạ.

Chia sẻ trang này