1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tới VNHL - Một ít nữa về Hiện sinh , JPS , và .v.v

Chủ đề trong 'Văn học' bởi pagoda, 20/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Tới VNHL - Một ít nữa về Hiện sinh , JPS , và .v.v

    1. Triết học hiện sinh :
    Bắt đầu với hiện tượng luận của Hurssel.
    Heidegger , triết gia người Đức ( 1889 - 1976 ) đã áp dụng hiện tượng luận để nghiên cứu học thuyết về sự sinh tồn của Kierkegaard ( 1813 - 1915 ). Ông đã cho rằng cái tồn tại bất biến, cái thường tồn chính là sự sợ hãi, lo âu thường trực trong mỗi người. Bị ám ảnh bởi nỗi sợ hãi , mọi hành động của con người đều nhằm chống lại nó. Cuộc sống mang bản chất phi lý.

    2. Văn học hiện sinh:
    Về cơ bản, các nhà văn hiện sinh ( mà trên thực tế chỉ có 3 người như đã nói - Albert Camus, JPS và vợ ông là Simone de Beauvoir) mang thế giới quan của triết học hiện sinh.
    Cũng bởi vậy họ cho rằng cuộc đời này là phi lý , là một "đống nôn mửa" ( " Buồn nôn " - JPS ). Có lẽ đây là điểm chung duy nhất của các nhà văn hiện sinh. Cũng bởi vậy, các nhà hiện sinh tôn Kafka làm bậc thầy của mình - chính là do trạng thái phi lý mà ông đã tạo nên trong tác phẩm của mình. ( Về Kafka, một đề tài khá thú vị, có dịp tôi sẽ đề cập đến . OK )
    Có lẽ người được nhiều người yêu thích nhất trong ba nhà văn trên là Camus bởi chủ nghĩa nhân đạo cao quý của ông. Hai tác phẩm mà tôi cho rằng tiêu biểu cho quan niệm hiện sinh của ông là " Huyền thoại về Sysiphe " và " Kẻ xa lạ".
    Ông được trao giải Nobel năm 1957.

    Jean Paul Sartre: Tác phẩm đầu tiên của ông là " Buồn nôn". Sau cuộc chia tay vói Albert Camus, có vẻ như ông trở nên một triết gia và một nhà hoạt động xã hội hơn một nhà văn. Đã từng làm đến chức Bộ trưởng trong nội các của chính phủ Pháp. Từ chối giải Nobel được trao vào năm 1964. Cố gắng kết hợp hiện tượng luận vói chủ nghĩa Marx. Tuyên bố rằng " hiện sinh là nhân bản "

    Simone De Beauvoir : Có lẽ thành công lớn nhất của bà là tác phẩm " Giới nữ " bênh vực quyền bình đẳng của phụ nữ, mà cho đến nay vẫn còn là một đề tài để tranh luận.

    Cũng do bản thân phong trào đã không có sự thống nhất về quan điểm giữa các thành viên ( và cả do sự bế tắc của chủ nghĩa hiện sinh) nên thực ra, mặc dù trở thành một thứ mốt nhưng cũng không có ai tiếp nối con đường của họ. Tuy nhiên cũng có thể coi họ chính là người khơi mào cho một loạt cây bút của các trào lưu sau này như "Tiểu thuyết mói " ( Tôi thích nhất Nathalia Sarraute với "Hướng động" và " Tuổi thơ", Claude Simone vói "lâu đài" và "Con đưòng xứ Flandres"), " Cấu trúc luận " , "phản tiểu thuyết " ...

    Pagoda - V@!


    V@
    [/size=4
  2. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Vậy bác có quên nhắc đến Niestzche không nhỉ! tui cho rằng Ông ta mới là người mở cửavới các tác phẩm nổi tiếng"hiểu biết vui";"zarathustra đã nói như thế""hoàng hôn của chư thần".tôi chỉ đọc có mỗi cuốn "Zarathustra..." thấy có nhưng tư tưởng kỳ cục hết sức nhưng có lý.Tương phản với triết học Marx...
    Trong martin Eden có đoạn nói về chuyện này(lúc martin Eden tranh cãi vói những người công nhân
    Ông tuyên bố "thượng đế đã chết".Con người phải là những siêu nhân (thay vì yếu đuối và sợ hãi với đời sống và với bản thân!)
    ....

    Đối tửu đương ca
    Nhân sinh kỷ hà
    Thí như triêu lộ

  3. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hiểu bạn Egoist !!!
    Bạn định khoe rằng mình đã đọc Niestzche?
    Đơn giản, bài viết của tôi đã nói rất rõ : "Một chút ít về hiện sinh" cơ mà? Và chỉ hiện sinh thôi, hơn nữa lại còn là chút ít, nếu không nói là rất ít.
    Còn bạn nói Niestzche mới là ngưòi mở của, là mở cái cửa quái gì vậy. Còn Niestzche thì nói thật, tôi đã đọc cả "Zarathustra đã nói thế ". Cả "Hoàng hôn của các chư thần " ...., tôi không thấy có gì là kì cục, và cũng không đến nỗi hết sức có lý như bạn nói.
    Tôi cũng đã đọc cả Martin Eden. Và nhân vật anh hùng theo kiểu chủ nghĩa Spencer này không hẳn đã nói ra toàn chân lý đâu.
    Tôi không phải là nhà nghiên cứu, không phải nhà văn hay bất cứ nhà gì. Chỉ đơn giản là tôi chia sẻ những gì mình có, những gì mình biết. ( Và phải đúng là những gì mình biết ). Tôi không định khoe chữ, hay những danh từ cao siêu. Cũng có thể là những gì tôi biết thì còn rất ít, nhưng ít nhất tôi nói những gì tôi hiểu. Còn nếu chỉ vì muốn đề cập đến những cái cao siêu thì tôi thành thật khuyên là không nên
    Pagoda - V@

    V@
    [/size=4
  4. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Bạn Pagoda viết hay lắm. Cảm ơn bạn. Rất mong bạn tiếp tục viết bài, chia sẻ phần nào kiến thức văn học phong phú của bạn.
    Tôi thấy ở ngoài hiệu sách mới có cuốn của Bùi Giáng viết về Heidegge và chủ nghĩa hiện sinh. Không biết đã có bác nào đọc chưa?

    Mọc giữa dòng sông xanh
    Một bông hoa tím biếc
    Ơi, con chim chiền chiện
  5. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    A...a....!
    tui chi muốn bác khi nhắc đến hiện sinh thì nên nhắc đến người khai sáng thôi!Với lại bác cũng nhắc tên gần hết những nhà hiện sinh rồi mà!
    Có lẽ bác đã suy nghĩ quá cực đoan lời tui nói chăng?(tui nói "nhưng có lý"chứ đâu phải là "hết sức có lý")
    thực sự ! tôi tự hỏi là Niestzche có cao siêu không?
    với tôi thì chẳng có gì cao siêu cả(hoàn toàn không chút kiêu ngạo).Triết gia viết gì, nhà văn viết gì?Đó là những thứ lấy từ cuộc sống thôi.Như kafka chẳng hạn từ những chủ đề bình thường(công sở), tâm lý bình thường (sự sợ hãi)....ông ta viết những tác phẩm đáng kinh ngạc!
    Dù sao tui cũng nghĩ rằng tui có chút gì kiêu ngạo!

    Đối tửu đương ca
    Nhân sinh kỷ hà
    Thí như triêu lộ

  6. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    1. Em không hiểu lắm tổ hợp các câu trúc trắc (như thường lệ) của bác Egoist.
    2. Nietzche không phải là "nhà khai sáng" của chủ nghĩa hiện sinh, ít nhất về mặt khái niệm. Vào cái thời của Nietzche, chả ai biết "chủ nghĩa hiện sinh" là cái của nợ gì. Sau này các nhà hiện sinh mới tìm thấy trong ý tưởng của Nietzche và Kierkegaard có vài thứ giống họ, hì, nên gọi 2 bác này là "tiền thân" (precursor) của chủ nghĩa hiện sinh.
    Còn nếu ý bác Egoist "người khai sáng" là người đầu tiên có những ý tưởng na ná như các nhà hiện sinh, hi hi, thì trước bác Nietzche ba chục năm có bác Kierkegaard trong triết học, và bác Dostoyevsky trong văn học nữa. Trước nữa chắc cũng có nhưng em không biết nên không dám nói, hi hi.
    3. "Với lại bác cũng nhắc tên gần hết những nhà hiện sinh rồi mà!" Đúng hơn là bác Pagoda nhắc tên gần hết những nhà hiện sinh mà bác Egoist biết. Còn rất nhiều các nhà hiện sinh khác.
    4. Hầu hết các tác phẩm đáng kinh ngạc đều viết về những chủ đề bình thường.
    5. Em không có ý kiến gì về bản thân bác Egoist (kiêu ngạo hay không kiêu ngạo) cả, hi hi.
    Cỏ xanh, xanh những cơn mê...
  7. nông_dân_new

    nông_dân_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    230
    Đã được thích:
    0
    Hiện xinh nà cái gì thế các cô các bác, nghĩa nà cô tiên hiện ra rất xinh hở các cô các bác, hùi chước cháu được ông bác cho nàm một nần cái chất gì ló cứ thơm thơm hăng hắc ấy, úi chao ui hiện ra một cô tiên rất nà xinh cứ nởn vởn trên đầu cháu.
    Úi chao ui hiện xinh, em xinh thì cứ hiện da. Mờ các bác cứ gõ tiếng Mán cành cạch cái gì Hai-đệch-gờ, Hút-sền-lờ, Giăng-pôn-Sác thế con cháu chúng cháu nàm sao mờ hiểu được.
    Bác Pagoda cũng đồng hương nhà cháu hay sao mờ viết sai nỗi chính tả tên cái gì Hút-sền-lờ nhé.
    ơ hay xức rân như nước
    quan hết đời dân vạn dại
  8. pagoda

    pagoda Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Ừ, hi hi , xin lỗi, mình viết nhầm. Husserl chứ không phải Hurssel :-) . Xấu hộ quá nà xấu hộ :-)
    Thank rất nhiều bác nông dân :-)
    V@

    V@
    [/size=4
  9. blueeyes

    blueeyes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    To Egoist: tôi thấy bác giống Jack quá: Jack of all but masters of none!
    Beauty lies in lover's eyes
  10. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    có lý lắm (hay là rất đúng nhỉ?)

    Đối tửu đương ca
    Nhân sinh kỷ hà
    Thí như triêu lộ

Chia sẻ trang này