1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôi yêu Hà Nội!

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi thangruoi, 15/03/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tthhmm

    tthhmm Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2002
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    112
    uh mình ko biết tận hưởng những cái mới , chỉ biết yêu cái gì đó dặc biệt 1 chútÀh hôm nọ nghe hanội mới khai quật được 1 xác ướp có tù thời thế kỉ 18 đấy
  2. thangruoi

    thangruoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    Đôi lời về bài thơ "Hà Nội - phố"
    1.
    Bài thơ của Phan Vũ viết vào tháng Chạp năm 1972, khi cuộc chiến tranh Mỹ-Việt đang trong giai đoạn cuối, khi sự khốc liệt và chịu đựng trên khắp xứ sở như đã đến mức tột cùng. Hủy diệt có thể dẫn đến sớm kết thúc cuộc chiến. Bài học về hai thành phố Nhật bản vẫn còn. Có lẽ trong quyết định rải thảm Hà Nội bằng pháo đài bay B52 có mối liên hệ nàỵ
    Hà Nội - thành phố nhỏ, nghèo, lặng lẽ, ít màu sắc rực rỡ. Cái sắc màu chính khi đó là màu xanh xám. Màu xanh của rêu tường, màu xanh của áo phòng không.
    Viết gửi những người đi xa khi thành phố quê hương đang bị tàn phá khốc liệt, bài thơ của Phan Vũ không có tiếng bom rơi, không có nhà đổ, không có người chết. Chỉ có lời bình thản của những ngày bình an. Giữa sự sống và cái chết, bình thản là một chọn lựa.
    2.
    Tuy phân ra nhiều chương, nhưng bài thơ như không có sự khác biệt giữa các chương. Tất cả là cảm xúc của tác giả về phố và người Hà Nội. Ba chữ "Ta còn em" được lặp nhiều lần, mở đầu cho nhiều khổ thơ. Đại từ "em" phải chăng có thể hiểu là phố Hà Nội, là người con gái nào đó ẩn hiện suốt bài thơ ? Tác giả, người ở lại trong thành phố bom rơi, như đã hóa thân. Ta còn em ... vì không muốn mất và không mất.
    Bài thơ nhiều hình ảnh, từng chữ, từng câu được chắt lọc kỹ lưỡng. Nhưng có lẽ điều làm bài thơ thật hay là những câu chữ chắt lọc rất đẹp ấy được viết thật giản dị. Giản dị như nói, như những lời người thân nhắn gửi. Và vì thế mà gửi gắm được tới người đọc, tới người đi xa.
    3.
    Thơ có nhạc và nhạc có thơ. Hay vì bản nhạc đã thấm vào lòng mà đọc bài thơ luôn thấy ngân nga tiếng hát. Hay vì bài thơ ngọt ngào mà khi đọc lòng thường cất tiếng hát theo.
    4.
    "Hà Nội - phố" có nhiều câu chữ, nhiều hình ảnh "đắt", gợi cảm xúc, gợi nhớ về những gì thật riêng của thành phố, những gì thật riêng của mỗi người. Đó là những lời tần ngần về "ngôi sao lẻ", "chiếc lá lạc", "mối tình hờ", "giàn thiên lý chết khô", "giọt sương nhòa nhòa bóng điện", tóc "xõa xõa bờ vai"...
    Một chút nao nao, một chút bâng khuâng, một chút lung linh.
    Về những căn nhà cũ của ba mươi sáu phố phường. Ở Hà Nội, chỉ những nhà đã xây cất từ thời Pháp mới có thang gác bằng gỗ, cũ lắm rồi
    Thang gác cọt kẹt thời gian
    Thân gỗ ...
    Về Hồ Tây mênh mông mà đứng đâu cũng thấy chiều tan trên mặt nước
    Nắng chiều phai trên sóng Tây Hồ.
    Những bước chân tìm nhau
    Rất vội
    Về những mái chùa xưa xiêu xiêu cùng năm tháng
    Tháng năm buồn lệch xô ngói âm dương
    Ai đó ngồi bên gốc đại
    Về tiếng chuông chiều nhà thờ quen thuộc
    Chiều tan lễ,
    Chuông nguyện còn mãi ngân nga ...
    Về một cuộc sống còn nhiều vất vả, một thuở xa xưa đã hào hoa
    Toa xe điện cuối ngày,
    Áo bành tô cũ nát
    Lanh canh! lanh canh!
    Về say đắm quên cả đất trời
    Người nghệ sĩ lang thang hè phố
    Bơ vơ
    Không nhớ nổi con đường.
    Ngay trước cổng nhà mẹ cha
    Và khắc khoải của sự sáng tạo vốn không có bến bờ
    Những câu thơ, những bức tranh
    Đời đời
    Lỡ dở ...
    5.
    Bài thơ thấp thoáng nét kiêu sa của người con gái
    Rì rào cơn lốc nhỏ
    Gót chân ai qua mùa lá đổ ?
    để rồi mọi gã trai Hà Nội si tình
    Lặng lẽ theo em về phố ...
    Nhưng nhiều hơn vẫn là những con người của cuộc sống hàng ngày bình dị, là "bà quán" "mê câu chuyện nàng Kiều", là "cô nàng" mắt "lúng liếng, đong đưa", là "những chàng trai say suốt mùa" ...
    6.
    "Hà Nội - phố" có nhiều câu thơ lạ và đẹp. Lạ nhưng không cố tình làm lạ, và vì thế mà đẹp hơn.
    Khuôn mặt chưa quen
    Bỗng xôn xao nỗi khổ!
    Người ta thường chỉ nói "xôn xao nỗi nhớ". Nhưng nhớ đã thành khổ là nhớ lắm. Thấy khổ vì người lạ thì chắc đã thầm mong nhiều. Khổ nhưng mong nên mới xôn xao.
    Ta còn em tiếng trống tan trường
    Áo thanh thiên điệp màu liễu rủ.
    Đôi guốc cao mài mòn đại lộ
    Guốc gỗ mài mòn được đại lộ bao giờ? Thuở ấy con gái Hà Nội hay đi guốc. Đôi guốc được tác giả hai lần nói đến trong bài thơ
    Đôi guốc bỏ quên bên ghế đá
    Bỏ quên guốc bên ghế đá thì phải say sưa lắm, cũng say như "áo qua cầu gió bay".
    Ta còn em cô hàng hoa
    Gánh mùa thu
    Qua cổng chợ
    Hà Nội có nhiều làng trồng hoa, Nhật Tân, Nghi Tàm, Quảng Bá, Ngọc Hà ... những làng quanh Hồ Tâỵ Đàn bà, con gái nhà trồng hoa cũng thường là người gánh hoa vào phố bán. Gánh hàng hoa Hà Nội đã đi vào văn học mấy chục năm trước. Gánh gồng là việc nặng, nào có thơ gì. Nhưng "gánh mùa thu" vào phố thì thật là đẹp, thật trân trọng và biết ơn.
    Thơ ca hay nói đến Hà Nội với hoa lan, hoa sữa. Cây bàng lại thường đem cho tôi thật nhiều nỗi nhớ về tuổi thơ ở Hà Nội. Lũ trẻ con chúng tôi thường đi chọc hay ném những quả bàng chín vàng ăn ngọt lừ. Rồi hột bàng phơi khô đập lấy nhân ăn béo ngậỵ Cây lá xứ mình xanh quanh năm, ít cây như cây bàng lá chuyển màu từ xanh sang đỏ, rồi rụng rồi chỉ còn những cành trơ trụi khẳng khiu run run trong gió bấc (mà tác giả bài hát "Hà Nội - phố" đã gọi là "cây bàng mồ côi mùa Đông")
    Ta còn em chiếc lá bàng đầu tiên
    Nhuộm đỏ
    Đấy là khi mùa Đông đến. Rồi mùa Đông đi qua mùa Xuân tới, khi trời Hà Nội hơi mưa phùn, hơi se se lạnh, cây cối trổ lộc, sẽ thật ấm lòng nhìn thấy cành cành xanh nõn lá non
    Chi chít chồi sinh
    Màu ước vọng in hình
    Và mùa Xuân bỗng xôn xao khi qua đường chợt thoáng thấy tay trần con gái trong cửa sổ
    Ta còn em cánh tay trần
    Mở cửa
    Mùa Xuân trong khung
    7.
    "Từ thuở mang gươm đi dựng nước
    Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long"
    ...
    Tháng chạp năm 1972, tôi học hết hai năm đầu đại học và xa Hà Nội. Đêm đêm chúng tôi quây quanh chiếc đài bán dẫn nhỏ ngóng chờ "đây là tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa". Biết Hà Nội bị B52 đe dọa. Rồi những ngày bỗng không bắt được tín hiệu gì, mở máy chỉ thấy u u. Nhìn về trời đêm phương Bắc xa xăm mà lòng thắt lại ...
    Hà Nội bé nhỏ đã qua gần một thế kỷ của những xung đột và chinh chiến, của những tàn phá và xây dựng, của những điều làm "Hà Nội đẹp và chưa đẹp". Trong những ngày khốc liệt ấy, cái "ta còn" trong bài thơ của Phan Vũ chính là tình yêu bình dị của cuộc sống Hà Nội. Mãi mãi vẫn còn.
    Hà Nội - phố, em ơi!
    st
  3. Howcome

    Howcome Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2004
    Bài viết:
    1.721
    Đã được thích:
    0
    Trong này toàn tập trung những người biết bạn thangruoi, chứ yêu HN thì chẳng mấy
    Mấy nay tớ ghét HN vì HN làm tớ buồn, làm tớ thèm có một bàn tay nắm vào tay tớ, trong lúc tớ đagn mệt mỏi và đau đầu như thế này... Hôm nay, tớ đã bị ốm, nằm ở nhà đắp kín chăn trong khi ngoài kia thì nóng điên dại, móc cổ họng ra hết mới thấy nhẹ người... Ghét HN nóng...
    HN - chẳng thể yêu hết nổi nên đành ghét, dù chỉ trong một vài ngày mệt mỏi này thôi...
  4. blackjack296

    blackjack296 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2004
    Bài viết:
    1.172
    Đã được thích:
    0
    bậy nào , hờ hờ , tớ có biết ông ruồi rọt là ai đâu mờ kêu , hờ hờ , chỉ đc cái nghĩ bậy
    tình cảm dành cho hà nội ở trong tim chứ không fẩi là lây truyền nhau đâu , hờ hờ , có xa hà nội mới cảm nhận đc tình cảm đó , ngày xưa ở nhà đi chơi , đi lang thang quanh hn thấy rất bt , nhưng giờ đây thì thấy khác , sao mờ mình cảm thấy iu ha` nội thế nhỉ , hờ hờ
  5. trungba008

    trungba008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    48
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã định không viết chuyến đi du lịch đầu xuân không may mắn của mình. Nhưng nghĩ lại, bài viết này biết đâu lại có thể giúp cho phong cách phục vụ du lịch của ta sẽ tốt hơn...để ngành du lịch của ta sẽ trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn...
    Đoàn chúng tôi khởi hành từ sáng mồng hai Tết, đáp xuống sân bay Nội Bài và thực hiện hành trình: Bắc Ninh ?" Hạ Long ?" Hà Nội ?" Lạng Sơn (mua tour trọn gói của một công ty lữ hành uy tín, từng nhiều lần giành được bình chọn danh hiệu Dịch vụ lữ hành được hài lòng do báo Sài Gòn Tiếp thị tổ chức). Quả thật, chương trình rất hấp dẫn bởi cảnh sắc thiên nhiên miền Bắc trong tiết Xuân quá đẹp, quá lãng mạn. Nhưng chương trình sẽ thú vị hơn nếu chúng tôi không gặp phải một số nhọc lòng chẳng đáng có.
    Lên Lạng Sơn, đoàn chúng tôi ai cũng háo hức vì lần đầu được lên miền biên viễn với ải Chi Lăng, động Nhị, Tam Thanh, sông Kỳ Cùng, núi nàng Tô Thị, thị trấn Đồng Đăng. Các bà, các cô có vẻ ?omáu? đi chợ biên giới. Thế nhưng, đến nơi thì lịch trình đi chợ bị cắt, bởi một điều hiển nhiên là ? cả mấy khu chợ xứ Lạng (chợ Đông Kinh, chợ Đồng Đăng, chợ Tân Thanh) đều chưa mở hàng. Hiển nhiên là người thiết kế, điều hành tour của công ty nọ chẳng kiểm tra lại thông tin nên đoàn khách chúng tôi bị ăn bánh ?ohớ?.
    Điều ngạc nhiên nhất với chúng tôi là khá nhiều nhà hàng, quán ăn lớn tại các khu du lịch và cả Hà Nội đều chưa sẵn lòng đón khách. Những tưởng đoàn phải mua đồ ăn nguội để lên xứ nàng Tô Thị, nhưng may mắn thay, hướng dẫn viên đã liên lạc được với một nhà hàng cơm bình dân ở trung tâm Đoàn thành. Dù hướng dẫn viên đã đặt trước, nhưng khi đoàn đến, chúng tôi vẫn phải chờ mỏi mòn. Cực chẳng đã, hai hướng dẫn viên cùng với nhà xe ?otả xung hữu đột? vào bếp phục vụ đoàn. Hỏi chủ quán lẫn nhân viên phụ vụ thì chúng tôi đều nhận được lời trả lời ?oấm ách lẫn uất ức? mà rằng: ?oAnh thông cảm, ngày Tết nhân viên quán em chưa đi làm. Một mình em phải làm quần quật từ sáng đến tối?? Nghe mà thương thay?
    Về đến đất thủ đô, tưởng khá hơn, nhưng chúng tôi cũng lại được ?olĩnh giáo nhiều điều?. Đoàn chúng tôi ở khách sạn mini ở phố Cửa Đông, tiêu chuẩn ghi là 2 ?"3 sao, nhưng phải tách đoàn chia làm 2-3 nơi (cách nhau vài chục mét, đều thuộc khách sạn này, nhưng nơi có thang máy, nơi không). Đã vậy, thực đơn ăn tại khách sạn thì khi hướng dẫn viên phải nhảy vào thành vai lễ tân không dám hồ hởi nhìn mặt chúng tôi, vì thực đơn giản dị không thể giản dị hơn (một món đậu rán, một món thịt kho, một món rau xào, một món canh, một món trứng chiên và hết, thậm chí còn quên món tráng miệng).
    Nhưng điều cơ bản là nhân viên khách sạn quá chậm chạp. Tôi không hiểu khách sạn ấy 2-3 sao ở tiêu chuẩn nào? Dạo phố phường Hà thành dịp Tết cũng là điều cực kỳ thú vị bởi dù đường phố tuy khá tấp nập nhưng không gian như mơ màng, trong lành.
    Chúng tôi vào quán cà phê ở đầu phố Hàng Gai mà cậu hướng dẫn viên Hà Nội giới thiệu là từng xuất hiện trong Guide book. Quả thật, quán rất thơ mộng và dung dị ?" khó có thể tìm thấy tại Sài Gòn. Bạn phải lách mình qua hàng lưu niệm men theo hẻm nhỏ chỉ cần cho hai người tránh nhau đi vào phía sau và lên gác. Mấy tầng lầu thật mĩ mãn có thể bao quát được hồ Gươm xanh ngát. Sau một chầu cà phê, chúng tôi gọi ấm trà nóng, nhưng gọi đến ba bốn lần mà nhân viên cứ khất ?oxin chờ một tí?. Đến lần thứ năm thì anh bạn có vẻ bực mình với cô nhân viên, thì cô mới thẽ thọt: ?onhà em hết trà rồi?. Đành vậy, chúng tôi còn biết nói gì.
    Sau đó, chúng tôi vào nhà hàng Thủy Tạ ngay bên hồ Gươm huyền thoại, sau lời giới thiệu của cậu hướng dẫn viên là ?ochỗ này hầu như chỉ dành cho Tây?. Sau khi ngó thực đơn, anh bạn vừa mới hào hứng chọn ly sinh tố cà rốt xay với cà chua vì thấy hay hay, thì ngay lập tức nữ nhân viên trẻ trung, xinh đẹp đã chao chát: ?oAnh uống gì mà kỳ vậy? Nhà em không có?. Sững người, anh bạn đấu dịu : ?oVậy em thử vào quầy bar hỏi người pha chế có làm được không?? ?oEm đã bảo rồi. Không làm được là không làm được? ?" cô ta chỏng lỏng và gay gắt đáp. Đến nước này thì anh bạn hiền khô của tôi không chịu được, dù tôi đã bảo: ?oThôi bỏ đi?. Anh bạn tôi lớn tiếng, đòi gọi người quản lý ra hỏi cho rõ chuyện. Một người đàn ông chạy ra hỏi han rồi ngỏ lời xin lỗi, nhưng chúng tôi cũng đành giã biệt Thuỷ tạ.
    Anh bạn cứ thắc mắc mãi với tôi và cậu hướng dẫn viên: ?oÔ hay, mình có xin người ta tiền đâu, mình còn mang tiền đến cho người ta mà người ta lại không cần là sao hả cậu? Hay chỗ đó quen phục vụ Tây hơn khách Việt?? ?oAnh thông cảm, người Bắc nói chung làm dịch vụ chưa?tốt lắm? - Cậu hướng dẫn viên trẻ trung lơ đễnh nhìn xa xa, cười buồn.
    ( theo TT )

  6. giangnam_hynb

    giangnam_hynb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Bài viết:
    381
    Đã được thích:
    0
    HN BÂY GIỜ có bao nhiêu mùa thì vẫn còn đang tranh cãi, nếu nói HN có 4 mùa thì cũng đúng mà bảo HN có 2 mùa thì cũng chẳng sai nhưng chắc chắn nếu bảo HN hiện tại có 4 mùa RÕ RỆT thì hoàn toàn sai( hoặc là chưa từng sống tại HN những năm 80 trở về trước và sống cùng với HN bây giờ hoặc là không biết gì về đặc trưng của từng mùa)
    Cái thời HN một năm có 4 mùa rõ rệt đã qua rồi, không còn nữa, đó chỉ là HN trong quá khứ thôi...Bởi vì trái đất thì càng ngày càng ấm dần lên làm cho khí hậu HN bây giờ cũng thay đổi theo.
  7. thangruoi

    thangruoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    681
    Đã được thích:
    0
    Tháng tư gõ cửa
    Nguyễn Thành Phong
    Bỗng ngỡ ngàng gặp vòm trời hoa xoan
    Tháng tư đến như em không hẹn trước
    Quyển lịch treo lật một trang nắng biếc
    Lấp lánh mầu đôi mắt đang yêu.
    Em mới từ Hà Bắc về buổi chiều
    Đêm nhè nhẹ để cho ta đi dạo
    Cây bằng lăng tơ non cuối đường Thợ Nhuộm
    Em gọi tên: Cây lá đỏ của mình.
    Cây lá đỏ trong bài hát Trường Sơn
    Em vừa gọi tên lên đã về trong thành phố
    Để lòng anh rạo rực với tháng tư
    Trái tim rung như là mình đang hát.
    Sau đêm nay, thanh âm của đất trời nồng nhiệt
    Cây sẽ xanh hơn vốn có của mình
    Tình yêu đã gõ vào cánh cửa Tháng Tư
    Sau khoảng nắng ban mai là ngập tràn mùa hạ...
    Ừm thế là bước vào tháng tư rồi đấy, tháng tư này trời Hà Nội nóng quá, những cơn giông chiều không đủ làm tan đi cái oi nồng của cả một ngày...
  8. BrodaRu

    BrodaRu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2004
    Bài viết:
    1.026
    Đã được thích:
    32
    Anh em chúng tôi sinh ra ở bên này, Hà nội là quê hương của cha mẹ chúng tôi,nhưng tôi rất yêu thành phố lạ lùng này.
    Khi tôi chưa về quê cha đất mẹ, tôi được biết qua các báo của
    người Việt ở đây thì Hà nội là một thành phố bé,bụi,bẩn thỉu xấu, giao thông lại quá lộn xộn, rồi còn bao nhiêu tẹ nạn nữa.
    Nếu về chơi Á châu thì sang Thái hay sang Tàu to đẹp đàng hoàng hơn.
    Cứ vài người về ra VN thì có một người sang nói xấu đủ điều. Nhưng khi đã về rồi, thì tôi yêu Hà nội lắm. Các em tôi đầu tiên xa lạ với bụi bẩn và muỗi, nhưng sau có hai tuần thì chúng thích thú vô cùng.
    Bạn gì vừa nêu cà phê ngon Hà nội. Cho phép tôi cũng nói về ẳm thực Hà nội một chút. Vì bố tôi bảo từ hàng trăm năm nay rồi,ăn Bắc- Mặc Nam là câu thường nói chứ không ai nói ngược lại. Mà xứ Bắc thì có đâu ngon lành hơn Hà nội ??
    Cho tôi tuyên dương Phở Hà nội một ít nhá ( bài này tôi đã post trong mục Ẩm thực)
    Hoa hậu và Á hậu Phở thế giới !
    Tôi cũng là một người mê mệt vì Phở. Và cũng ăn không biết bao nhiêu hàng phở ở Nga,Pháp,Đức....và ở nhều vùng Bắc Mỹ. Nhưng không ở đâu bằng Hà nội. Tết vừa rồi về VN tôi đi lang thang trong SG và ra Hà nội. Ôi chao, vừa chén đẫy cơm mà nghĩ tới đó,lại ứa nước miếng.
    Về Thủ đô,đi nhiều nhưng nhiều người vẫn thích nhất 2 hàng Phở. Theo tôi xứng đáng là Á
    hậu của Phở trên khắp Thế giới phải trao vương miện cho Phở Bát đàn. Bạn đang ăn Phở,hay là đang yêu thương nồng thắm với một người con gái tóc đen,mắt quá huyền diệu ? Cái Tâm hồn ăn uống của bạn đưa bạn lên mây khói,mặc kệ quán xá chật chội,cũ kỹ. Bạn đang ở đây,hay lan man về một khung trời đầy hoa Hoàng lan thơm ngát tuyệt diệu Ngọc Hà ? Nói tóm lại, cái cửa hàng chật chội,tường cũ loang lổ,người người đứng ngồi xì xụp,chen vai thích cánh, luợn đi lượn lại chờ mãi mà ngày Mồng 10 Tết mới chịu mở cửa, chính là địa điểm số 1 với người hành hương về quê Việt.
    Nàng Hoa hậu hoàn vũ chính là Phở Lý Quốc Sư như các bạn nói trên. Bây giờ nó dời xuống cuối Phố Nhà Chung,cách chỗ cũ vài trăm mét. Cũng vẫn các chị Vượng,chị Dung,...nhân viên-đầu bếp Quốc doanh cũ. Cũng vẫn cung cách thu tiền truớc ,chờ xếp hàng quá đông,quá chật chội,và nhiều thứ không mấy ưu đãi ''Thượng đế'' hệt
    như ở Bát đàn,nhưng sao người ta vẫn cứ đoàn đoàn lũ lũ từ ngoại quốc cũng còn mò về để ăn thế nhỉ. Sao hầu hết các quán Phở bây giờ đều thanh lịch,chiều khách chẳng kém Saigon, hay San Jose, hay Toronto hoac Quận 13 Paris,giá có
    8 ngàn/bát mà quý vị không quá bộ,mà lại co ro đứng dưới tròi đông 7oC đầu 2005 ,mưa phùn gió bấc để xếp hàng mua Phở 12 ngàn ? . Tưởng như cái thời Thunderchief F 105 bay qua bay lại xoèn xoẹt ,chiến tranh mới phải xếp hàng kỳ công như vậy chứ. Xin thưa rằng vì chiều cái dạ dày cũng mệt quá. Nghề ... ăn cũng lắm công phu mà. Và vì cái đó nó lấp lánh quá,nó thu hút ghê người. Nó chỏng lỏn nói :
    It''s Simply the Best !
    Phở Quốc doanh đó làm cho ta tưởng tượng đuợc có người yêu tóc vàng xinh đẹp với cặp mắt xanh thẳm,mà lại biết chung tình ,cố kết với một anh chàng Mít da vàng ! Cái Phở đó nó chiều chuộng bao nhiêu thứ gu, an ủi bao nhiêu kiểu ăn từ Hà nội tới Sài gòn. Anh thích ăn theo kiểu thanh cao Hà thành ? Thì nó đó
    không cần thêm gì cả, cái nàng cao cao ,áo dài xanh màu blue trước anh rồi đó. Anh bạn Sài gòn lại càu nhàu đòi thêm tương đen ? Thì đây,anh đang há miệng ngạc nhiên vì sao nó hợp với tương và giá sống thế (muốn có mấy thứ đó phải đặt trước). Anh Nam định kia thủ trong người gói húng Láng, cũng gật gù khen đuợc !
    Tóm lại, Phở ở đó giống như một cái biệt thự ta vừa tậu được, đặt vào đó cái Merscedes S600 hay BMW 750 hoặc cái xe bọ hung Matiz thôi,cũng thấy vô cùng ưng ý rồi.
    Thế sáng Lý Quốc Sư, trưa Bát đàn,chiều tối phải về Lò Đúc để ăn phở tái lăn chứ....
  9. trungba009

    trungba009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    ?oNgười sành điệu phải nhuộm tóc, nghe nhạc ngoại, nếu rỗi còn phải lên chùa xin về mấy cái thẻ và tờ sớ. Bác gì bạn bố cháu đấy, vì là giám đốc nên bác ấy phải nhuộm tóc bác ạ, cái gì cũng do cô Lan thư ký lo?, ông Pha ngỡ ngàng nghe con người bạn kể.
    Lâu lâu về Hà Nội thăm lại người bà con, nhân ngày cuối năm rảnh rỗi, ông Pha ghé qua thăm đồng đội Trường Sơn cũ. Mừng vì thấy gia đình bạn làm ăn khá giả, con cái phương trưởng, lại nể bạn cũ nên ông Pha ở lại Thủ đô ít ngày. Ít ngày thôi nhưng khi về lại nhà mình, ông cứ băn khoăn mãi?
    Nhớ lại hôm ở Thủ đô, cậu con trai út của người bạn cũ nhiệt tình lắm, cứ nằng nặc đòi dẫn bác cựu chiến binh đi chơi và thưởng thức hương sắc Thủ đô. Một lần, cậu cháu mời ông đi ăn phở: "Bác à, phở 24 nhé, mô-đen Mỹ đấy!".
    Hàng phở to lớn và trang trí rất đẹp. Bên trong đông khách ra trò, toàn cô cậu tóc vàng rực và quần jean, váy ngắn đắt tiền, họ ríu rít gọi và ríu rít dùng quà. Qua cậu con trai người bạn, ông Pha biết ở trong đám thực khách này, nhiều người làm "sở Mỹ" và đại đa số là dân buôn bán.
    Khách gọi 2 tô phở, to và ngon, lại có cả mấy lát hành tây và giá đỗ chần tái, song khi cô chủ quán tính tiền ông Pha thấy xót quá, những 24 nghìn một tô phở, chiếc quẩy dai dai mà beo béo được tính 1 nghìn! Vậy mà về đến nhà, cô Ô-sin nói lén với ông rằng, mấy người ở quanh đây bảo tô phở ấy chỉ đáng 7-8 nghìn gì đó, "họ có lắm tiền đi mua chỗ ấy mà".
    Người cựu chiến binh được nghe giảng rằng ở Hà Nội bây giờ, muốn được kính trọng thì phải là người sành điệu. Tức là dân có tiền, không bao giờ dùng đồ rẻ, bởi của rẻ là của ôi mà! Cậu cháu bảo, người sành điệu là phải chơi của thật, bác nhé, ngay Hà Nội đã có đủ mọi mặt hàng cho nhu cầu của người sành điệu.
    Uống cà phê ư, phải tìm đến Nhân, Lâm, dùng bữa sáng theo kiểu Italia sẽ đến Cà phê Roma, một suất mì ống Spagetti chỉ 34 nghìn đồng, li chè Lipton cỡ 10 nghìn, ai muốn dùng bún riêu thứ thiệt hãy đến Hòa Mã, tô bún to tướng kèm theo mấy cái giò, mấy miếng đậu rán, thậm chí nếu muốn, mình có thể gia giảm luôn một quả trứng vịt lộn cho oai?
    Ông Pha biết cậu con trai người đồng đội thương mình lắm, nên muốn ông bác chia sẻ với nếp sống đô thị "đời mới" mà có người xem là tư duy gì đó, là sản phẩm tất yếu của xã hội tiêu dùng cũng chưa biết chừng.
    Nhưng ?onhững sản phẩm của xã hội tiêu dùng? đó dường như không hợp với ông Pha nên ông vội kiếu bạn về nhà .
    Theo CAND

  10. trungba009

    trungba009 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2005
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Những năm gần đây thành phố Hà Nội đã có rất nhiều cố gắng trong việc quy hoạch và quản lý đô thị. Tuy nhiên vẫn còn những con đường, những dãy phố mới mở hoặc mở rộng thêm còn chưa được quan tâm, đặc biệt là việc đặt tên phố, số nhà. Từ đó nảy sinh ra tình trạng lộn xộn trong cách gọi tên đường, số nhà, nhất là những con đường... ?onối dài?.
    Con đường bắt đầu từ ngã tư Láng - Láng Hạ qua cầu Hòa Mục, khu đô thị mới (KĐTM) Trung Hòa - Nhân Chính, qua đường Nguyễn Tuân và cắt ra đường Khuất Duy Tiến tuy mới mở nhưng đã ?omang trên mình? mọi sự tùy tiện. Chỉ một đoạn đường khoảng 200m từ đầu cầu Hòa Mục đến KĐTM Trung Hòa - Nhân Chính hàng loạt nhà cửa, hàng quán mọc lên san sát. Và bao nhiêu hàng quán là có bấy nhiêu địa chỉ riêng của mình. Có tới 7 cái tên được đặt để gọi cho một con đường. Tất cả đều xoay quanh cái tên Láng Hạ, là tên của một con đường cũ nằm đối diện đường mới này. Những cái tên như: Láng Hạ, Láng Hạ mới, Láng Hạ kéo dài, Láng Hạ nối dài, rồi Láng Hạ Thanh Xuân, Láng Hạ cầu Hòa Mục... Nhiều cửa hàng lại lấy địa chỉ là đường Nguyễn Ngọc Vũ là con đường chạy ngang qua đầu cầu Hòa Mục. Và có cả những cửa hàng không... địa chỉ.
    Không chỉ loạn tên mà ngay trên con đường này các số nhà cũng loạn. Thông thường số nhà được đánh theo kiểu bên lẻ, bên chẵn và theo thứ tự từ thấp đến cao. Ngay từ đoạn bên phải đường đầu cầu Hòa Mục đã gặp ngay nhà số 9 mà không thấy các số nhà từ 1 đến 8 ở đâu, nhưng nhà số 5 lại nằm cách đó không xa, đoạn gần KĐTM Trung Hòa - Nhân Chính. Cũng ở phần đường này, tuy bắt đâu từ nhà số 9 nhưng cạnh đó lại là nhà số 20. Trên một đoạn đường ngắn mà có tới ba nhà số 9, hai nhà số 20, số 61... các số chẵn, lẻ đan xen lẫn nhau, không rõ tiến lùi. Bên kia đường, các số nhà chẵn - lẻ cũng lộn xộn không kém. Không có một trật tự nào cho việc đặt số nhà ở đây, mạnh ai nấy đặt gây nên tình trạng ?ohỗn độn?. Nếu ai đó muốn tìm một địa chỉ ở con đường mới này chẳng khác gì lạc vào ?oma trận?.
    Trên địa bàn Hà Nội còn rất nhiều những con đường mang tên ?onối dài? như đường Nguyễn Tuân, đường Nguyễn Phong Sắc... và cả những con đường không tên lẫn nhiều tên, như phố Trần Bình phường Mai Dịch, ngoài cái tên chính còn có thêm những cái tên như đường 19 tháng 8, Mai Dịch. Còn có tình trạng một số nhà nhưng có đến mấy hộ dùng chung. Như trên đường Trần Hưng Đạo ngoài nhà số 5 còn có các kiểu ?obiến thể? khác là 5A, 5B, 5C, 5D... trên con đường này còn rất nhiều số nhà được đánh như thế. Hay ở đường Lý Thường Kiệt lại có số nhà từ 42 A cho đến tận 42 W. Có thể là để ?otiết kiệm? số cho dễ nhớ, dễ gọi. Thế nhưng các số nhà ở đường Láng thì lại được đánh đến tận hàng nghìn (?!). Thật lẫn lộn không theo một nguyên tắc nào cả(!).
    Thiết nghĩ đã đến lúc các cơ quan chức năng, các nhà quản lý cần có hành động nhằm chấm dứt tình trạng lộn xộn trong việc đặt tên nhà, tên phố. Đặt ra những quy định chung, có tính chất bắt buộc để lập lại trật tự và mỹ quan đô thị cho thủ đô Hà Nội.
    Theo CATP

Chia sẻ trang này