1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tóm tắt 3 bước cơ bản trong tập luyện khí công .

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Lanhdienthusinh, 12/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lanhdienthusinh

    Lanhdienthusinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2001
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Tóm tắt 3 bước cơ bản trong tập luyện khí công .

    1) Khí công nhập môn :
    a) Mục đích :
    - làm quen với các nguyên lý khí công
    - tạo trạng thái cơ thể ổn định thích hợ luyện khí ở các bước kế tiếp
    - Khởi luyện sinh khí và hành khí để khí sinh ra tương đối đầy
    đủ. đi dúng đường đúng hưóng
    b) yêu cầu
    - thở nhuần nhuyễn
    - Luyện đan điền công hanh thông
    - chủ yếu luyện thở và tâm pháp.
    c) thành tưu
    - sức khoẻ ổn định, không có các biến chuyển xấu.
    d) Phương pháp
    - xoa bóp, thư giãn, giải huyệt
    - Luyện thở khí công
    - Luyện khí công tâm pháp
    - Luyện bài đan điền công đơn giản
    - Luyện vận đơn kình
    - Luyện ngũ hành công

    2) Khí công căn bản

    a) mục đích
    - Hoàn thiện các phương pháp căn bản rèn luyện khí công
    - ổn định thực sự thể trạng theo hướng nâng cao mức sinh học
    - Luyên hành khi vá sinh khí ở mức cao hơn va khởi luyện thu
    khí từ bên ngoài.
    b) yêu cầu
    - Luyện dụng tâm dẫn khí với các yêu cầu tối thiểu là thành thục
    đan điền công và tập đầy đủ Ngũ hành công, Nê hoàn công
    - Ngồi thiền theo tư thế kiết già.
    c) thành tựu
    - sức khoẻ kháng kiện, thần khí nhuận săc. Thịt da thay đổi.
    d) Phương pháp
    - xoa bóp, thư giãn, giải huyệt
    - Luyện thở khí công ở mức cao
    - Luyện khí công tâm pháp ở mức cao
    - Luyện đan điền công căn bản.
    - Luyện ngũ hành công
    -Luyện Nê hoàn công sơ cấp
    - Luyện đại chu thiên Pháp
    - Dich khí công
    - càn khôn bát thức


    3) Khí công nâng cao
    a) Mục đích
    - KHai triển nâng cao các phương pháp rèn luyện và đi vào ứng
    dụng khả năng của khí công
    - Luyện riêng biệt từng môn công phu riêng rẽ với chu trình khí
    công băn bản để có thể nâng cao tột bực mức sinh học hầu đạt
    đén khả năng phi thường
    - dựa trên cơ sở thu ngoại khí , phát nội khí để biến đổi ngoại khí
    thành nội khí phát ra để tạo công phu.
    b) yêu cầu
    - ứng dụng khả năng ngoại khí vào các công phu đặc dị như chỉ
    công , chưởng công , Miêu công và thần công.
    c) Thành tựu
    - Tăng cường khả năng công phu
    - Thành tựu các môn công phu chỉ , chưởng.
    d) Phương pháp
    - Luyện đan điền công nâng cao
    - Nê hoàn công nâng cao
    - ngũ hành công nâng cao
    - Luyện các bài riêng công phu cụ thể.



    ( sẽ có bài nói chi tiết vè thế nào là nê hoàn công, đan điền công, ........ )





    LDTS
  2. PhanHoangKyLong

    PhanHoangKyLong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    Viết tiếp đi Lanh huynh !
    Kỳ Long
  3. kenshin2004

    kenshin2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Sao em thấy trong cuốn sách khí công toàn thư của nhà xuất bản Thể dục thể thao nói về khí công nhà Phật thì phương pháp hô hấp rất lạ:miệng hít khí vào, thở ra bằng mũi(đó là môn động công).Em không biết phương pháp hít thở thế nào cho đúng, xin anh Lanhdienthusinh viết 1 bài về phương pháp hô hấp
  4. DANG_BLUE

    DANG_BLUE Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/10/2002
    Bài viết:
    717
    Đã được thích:
    0
    Tôi không học khí công nhưng tất cả các môn võ của Nhật Bản đều là hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Như Shorinji Kempo thì có dạy học thở (Chosoku): ngồi xếp bằng (bàn chân trái đặt lên trên đùi phải), nhắm mắt, thẳng lưng, hai tay để dưới đan điền. Từ từ hít vào bằng mũi chậm và sâu (7 giây), rồi thở ra 1 chút, giữ khí ở ngực và đẩy xuống đan điền (khoảng 3 giây), thở ra từ từ khoảng 70% lượng khí trong phổi (10 giây), giữ lượng khí còn lại (3 giây) rồi lặp lại chu kì.
  5. executive

    executive Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2004
    Bài viết:
    742
    Đã được thích:
    0
    Topic này hay đấy. Có cao thủ nào biết nhiều về khí công vào chỉ cho anh em cách hít thở cái. Mà biết chắc thì mới nói nha. Tẩu hoả nhập ma là vợ con hết nhờ đấy. [​IMG]
  6. quan65

    quan65 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
  7. hieuyen

    hieuyen Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    14/04/2002
    Bài viết:
    241
    Đã được thích:
    1
    Về hít thở thì nói chung là nên hoàn toàn dùng mũi! Chỉ khi nào gấp rút hay trong một số bài tập đặc biệt mới thở ra bằng miệng!( Vì thời gian thở ra bao giờ cũng lớn hơn hít vào)
    Khi không khí được hít qua mũi thì được mũi làm ấm lên và khi trả hơi ra ngoài qua mũi thì nhiệt cũng được trả lại một phần cho mũi. Như vậy có thể đảm bảo không khí vào phổi không gây nhiều tác hại. Nếu dùng miệng thì làm cho cổ họng khô và không khí lạnh đi thẳng vào phổi , không tốt , nhất là khi đang luyện tập. Thở ra bằng miệng thì làm hao tổn nhiệt trong khoang mũi( chỉ cho đi chứ không nhận lại) -> lạnh mũi -> dễ sinh bệnh hô hấp!
    Từ xưa tới nay các nhà khí công lẫn các bác sĩ đều khuyến cáo rằng thở bằng miệng là thói xấu, tất nhiên là trừ khi vận động quá nhiều , nợ Oxy thì phải há miệng thở gấp . Các nhà khí công nói : " khi ngủ mà há miệng thì dễ mất cả đời người " !
    Hơi thở hít vào phải êm , đều như dòng nước chảy , không giật cục , không cố sức ( lúc đầu mới tập thì phải có cố sức).
    Có hai cách thở thông thường là theo kiểu Phật gia và Đạo gia. Phật gia thì phình bụng lên khi hít vào , Đạo gia thì ngược lại. Cả hai đều tốt bởi vì nguyên lý tác động của chúng đều dựa trên sự tác động lên các nội tạng bằng cơ hoành! Như mọi người đều biết , cơ hoành là một lớp cơ dày ở khoảng giữa thân chúng ta , các động tác thóp hay phình bụng thực hiện được đều nhờ nó. Khi ta thót bụng lại cơ hoành nâng lên ép vào phổi giúp hơi thở ra được tận , bởi vì chúng ta hít vào được bao nhiêu đều do việc chúng ta thở ra được bao nhiêu quyết định! Nếu thở ra không hết thì phần còn đọng lại đó rất không tốt , sẽ sinh bệnh! Hiểu được nguyên lý rồi thì chúng ta sẽ hiểu rằng ráng sức hít vào là một việc vô ích . Thay vào đó hãy cố thở ra thật tốt , khi đó không khí sẽ tự động được đưa vào phổi mà chẳng cần một sự cố gắng nào. Nắm được điểm nào sẽ giúp hơi thở của bạn ngày càng êm dịu hơn!
    Khi cơ hoành hạ xuống nó ép lên các cơ quan nội tạng bên dưới như ruột, lá lách ... kích thích chúng hoạt động . Có thể nói hoạt động của cơ hoành xoa bóp kích thích các cơ quan nội tạng hoạt động tốt hơn. Ngoài ra nó còn giúp phần đáy phổi giãn ra , nhận được nhiều khí hơn!
    Như vậy cả hai cách thở đều tác động đến cơ hoành nhưng cách của Phật gia phù hợp với dưỡng sinh hơn. Cách của Đạo gia phù hợp với ứng dụng Võ thuật hơn .
    Cả hai phương pháp đều đơn giản là hít vào chậm , nhẹ , đều rồi lại thở ra nhẹ nhàng , không giữ hơi . Có thể theo nhịp hít vào 2 giây rồi thở ra trong 4 giây khi mới bắt đầu tập rồi nâng dần lên, khi nào muốn nâng cao sức chịu đựng của cơ thể thì tập như trên với 2 giây ngưng hơi giữa các chu kì hít thở.Nén hơi trong hơn 20 giây làm cơ thể sinh nhiệt ,các bạn có thể ứng dụng điều này.. Ngày trước người ta khuyên là tập với thời gian hít, thở bằng nhau nhưng tập với thời gian thở ra gấp đôi là khoa học hơn( các bác sĩ đã công nhận ).
    Ngoài ra còn có rất nhiều cách thở phù hợp với nhiều mục đích , dưỡng sinh lẫn chữa bệnh , nâng cao năng lực . Nếu các bác có hứng thú thì hôm sau tôi sẽ nói kĩ hơn!
    Có một cách thở mà tôi nghĩ là các bạn sẽ thích đó là cách thở đầy đủ. Nó kết hợp giữa cách thở của phương Tây với phương Đông . Khi hít vào ban đầu phình bụng ra (hạ cơ hoành xuống) ,khi phần đáy phổi đã đầy thì tiếp tục nâng sườn lên và tiếp tục hít vào đến khi không thể hít thêm chút nào nữa , sau đó thở ra theo chu trình ngược lại , hạ sườn xuống và cuối cùng là co cơ hoành để đẩy hết trọc khí ra ngoài. Đây là cách thở của các vận động viên , các bạn cũng đã dễ dàng thấy được công dụng của nó rồi , nó gọi là " thở đầy đủ" . Trình bày thì rườm rà vậy chứ thực hành thì dễ dàng lắm , nó là một quá trình liên tục , chu trình của nó như biểu đồ hình Sin vậy , biến thiên liên tục , trôi chảy và tuần hoàn.
    Hôm nay tạm tới đây thôi. Bác nào có thắc mắc gì cứ tự nhiên!
  8. kenshin2004

    kenshin2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Hít thở thì dễ nhưng hít thở đều và nhẹ thì rất khó. Có bạn nào có phương pháp nào hay giúp cho hơi thở mình ổn định khi ngồi thiền không ?
  9. quan65

    quan65 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2004
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Phật hay Đạo đều dùng cả thở thuận & thở nghịch. Ngoài ra còn thai tức, số tức.... Khí công gồm điều khí, điều thân, điều tâm (ý). Thiếu 1 không phải là khí công. Thở không chỉ cơ hoanh, Tâm ý thở, huyệt đạo cũng thở...
    Có nhà khí công TQ khuyên rằng: các bạn trẻ không nên tập khí công.
    Tuổi trẻ không nên thiền, dễ làm giảm nhiệt huyết. Lý giải không đúng, đủ,... dẫn đến bất lợi, chưa kể có thể xay ra phản ứng khi tập.
    Được quan65 sửa chữa / chuyển vào 20:23 ngày 04/09/2004
  10. kenshin2004

    kenshin2004 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/01/2004
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    0
    Tại sao tuổi trẻ không nên tập thiền?Mình chỉ muốn nói là điều hoà hơi thở trong người,giúp hơi thở bình ổn chứ không phải ngồi thiền như trong Phật giáo đâu

Chia sẻ trang này