1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tóm tắt các kỹ thuật của Thiếu Lâm Vĩnh Xuân.

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Lanhdienthusinh, 12/06/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lanhdienthusinh

    Lanhdienthusinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/10/2001
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Tóm tắt các kỹ thuật của Thiếu Lâm Vĩnh Xuân.

    (Lược thuật từ 'Môn võ mang tên mùa xuân - Thiếu lâm Vĩnh xuân '--- Võ sư hồ tường )

    1) mỗi đòn tay trong thiếu lâm vĩnh xuân dùng để tấn công luôn gắn liền với tính chất thủ trong bàn tay đó.. và ngược lại. trong bàn tay dùng để thủ cũng sẵn sàng tư thế phản công. vì vậy các môn sinh môn phái khác đã không ít ngỡ ngàng từ biến chuyển quá nhanh này cua TLVX.

    2)Cưóc pháp của TLVX tuy chỉ giới hạn ở 16 đòn chân nhưng có rất nhiều đòn hiểm hóc có tácdụng làm ngưng trệ sự tấn công của đối phương bằng cách tấn công chớp nhoáng vào các mục tiêu như lưng bàn chân,bụng, nhượng chân, đầu gối ... . . Nội quy của phái vĩnh xuân rất khắt khe trong việc truyền thụ đòn chân cho môn sinh , cho nên nhiều người lầm tưởng VX không có đòn chân,

    3) Bộ pháp của VX chú trọng đến sự nhanh nhẹn, uyển chuyển và biến hoá nên tấn pháp và các cách tiến, thoái tránh né rất thông thoáng không chú trọng về sự trì nặng thân thể như các môn khác. trong tấn pháp của vịnh xuân.. ưu tiên sự thăng bàng của trong tâm cơ thể. . Nhìn các cao thủ vịnh xuân thi đấu rất uyển chuyển như dancing vậy.

    4)Kỹ thuật chiến đấu của phái VX cũng có nhứng sự mới mẻ:
    a) chú trọng triệt hạ đòn đánh của đối phương ngay từ điểm xuất phát.
    b) chú trọng thế đánh theo đường thẳng (đường ngấn nhât)
    c) mỗi một đòn đánh đều ngầm chứa công lẫn thủ

    5) Phương pháp tập luyên đặc biệt .
    Môn sinh nhập môn đã được đưa ngay vào thi đấu đối kháng bằng những kỹ thuật đối luyện thủ pháp có quy ước. sau đó sẽ tập cách "lắng nghe" đòn đánh từ đôi tay đối phương đang dính chặt vào mình.. Kỹ thuật này gọi là "niêm thủ"

    6) Phương pháp tập luyện với mộc nhân.

    mộc nhân là một khúc gỗ cao ngang đầu người trên có gắn những nhánh gỗ nhỏ thể hiện chân tay. toan bộ mộc nhân đặt trên một bệ gỗ hay sắt. sao cho mộc nhân có thể đàn hồi tới lui chút it. ngươi tập sẽ tập công thủ với mộc nhân. Trong quá trình tạp có tẩm thuốc đểchân tay cứng rắn,

    7)Môn phái thiếu lâm vịnh xuân chỉ có 3 bài quyền từ thấp đến cao

    1. Tiểu Niệm đầu
    2. Tầm kiều
    3. Tiên chỉ.

    (ngoài ra còn có bài 108 mộc nhân nữa.. thế là hết)




    LDTS
  2. gemmenoire

    gemmenoire Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2002
    Bài viết:
    1.242
    Đã được thích:
    0
    Híc...híc...Muội tưởng 3 bài quyền của Vĩnh Xuân là Tiểu Niệm đầu, 108 và Ngũ Hình chứ nhỉ?

    E trở về đúng nghĩa trái tim e
    Là máu thịt đời thường ai chẳng có
    Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa
    Nhưng vẫn yêu a cả khi chết đi rồi
  3. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Mình xin nói một chút nhé. Trước hết võ sư Hồ Tường là đệ tử của lão võ sư Từ Thiện, chưởng môn Tân Khánh Bà Trà của Việt Nam và cũng là một cao thủ của Thiếu Lâm Bạch Hạc (môn võ tiền thân của Vịnh Xuân). Mình nghe võ sư Kim Anh, chưởng môn của Kim Kê Tây Sơn Nhạn, dạy ở Tinh Võ nói là trong Hội võ thuật cổ truyền thì ai cũng ghét võ sư Hồ Tường cả, tại vì ông này lúc nào cũng khoe khoang mình biết rất nhiều môn võ, kể cả Vịnh Xuân. Trong khi thực tế là ông không hề dạy Vịnh Xuân và thậm chí có thể là không biết luôn. Thật sự mình không biết rõ ai đúng ai sai nhưng mình nghi ngờ trình độ thật sự của võ sư Hồ Tường lắm.
    Chương trình mà võ sư Hồ Tường đưa ra còn thiếu rất nhiều. Chẳng hạn như các bài binh khí của Vịnh Xuân. Nhưng mình không có nhiều thời gian để post chương trình học Vịnh Xuân của võ quán Nam Chánh Trực lên. Thôi thì nếu các bạn thích nghe thì lần sau vậy.
    TGNN
  4. kidman

    kidman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    79
    Đã được thích:
    0
    Chỉ riêng nói VX chỉ tấn công theo đường thẳng là đã không đúng rồi. Đòn tay của VX mang sắc thái ngũ hành âm dương biến hoá. Trong công có thủ trong thủ có công. Niêm thủ không chỉ là lắng nghe đối phương mà còn lắng nghe chính bản thân mình. Tập niêm thủ chính là nhằm thấu hiểu triết lý âm dương ngũ hành vậy.
    Kid
  5. LyHaiTuyen

    LyHaiTuyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2002
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Ba bài quyền của Vĩnh Xuân chính tông là
    Tiểu niệm đầu
    Tầm kiều
    Tiêu chi
    Bài quyền 108 thế là bài quyền tay, có thể luyện riêng hoặc luyện với mộc nhân.
    Ngoài ra Vĩnh xuân còn có bài Xà quyền nữa. Chuyện kể rằng khi một bâc tiền bối trong làng Vĩnh xuân Hà nội sắp mất (lâu quá anh quên mất cụ thể là cụ Tiển hay cụ Quý), các cụ có họp nhau đàm đạo. Trong buổi đó, có một cụ biểu diễn bài Xà quyền, và một cụ khác than thở "Ôi, uy lực của môn Vĩnh xuân ta mà đem khuếch truơng ra sẽ mạnh mẽ biết bao nhiêu".
    Thực tế, truyền thống của môn Vĩnh xuân từ rất lâu đời rất hạn chế việc truyền bá rộng rãi cho các môn sinh. Sau này có nhiều người không tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc đó, mới truyền bá môn Vĩnh xuân cho quảng đại quần chúng.
    Không có việc gì khó
    Chỉ sợ mình không liều.
  6. HuyenThoaiVoLam

    HuyenThoaiVoLam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Những bài tôi biết theo tên gọi hiện đại thì thế này :
    - Thủ Đầu Quyền
    - Khí Công Quyền (tập bài này sướng lắm)
    - 108
    - Ngũ Hình Tổng Hợp
    - Hổ Quyền
    - Báo Quyền
    - Xà Quyền
    - Long Quyền
    - Hạc Quyền (bài này khó lắm).
    Khi lần đầu tiên nhìn thấy biểu diễn bài báo, tôi đã nói : " Bài quyền này nhất định là công trình sáng tạo của nhiều thế hệ. Nhất định một cá nhân không thể sáng tạo ra được ".
    Trong các bài trên, tôi đặc biệt thích 3 bài Báo, Xà, Long. Có điều là ai không tập VX thì không thể hiểu được cái hay trong quyền VX. Vì vậy khi biểu diễn VX, thì chỉ môn sinh VX thấy đẹp, còn các môn phái khác thì thấy phần biểu diễn quyền của VX bao giờ cũng chán nhất (do không hiểu).
    Hic, nhưng mà các bài quyền này mỗi thày dạy lại có chỗ khác nhau. Thậm chí một ông thầy dạy mình buổi trước thế này, buổi sau đã thế khác. Không biết là khi sang VN, sáng tạo thêm thì hay hơn hay dở đi.
    Huyền Thoại Võ Lâm.
  7. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    THIẾU LÂM VỊNH XUÂN NAM ANH KUNGFU
    Hệ thống luyện tập của võ đường Thiếu Lâm Vịnh Xuân Nam Anh Kungfu gồm có 3 bậc: Sơ đẳng, Trung đẳng, và Thượng đẳng. Chương trình này được hình thành từ thuở sinh thời của cố ***** Nghiêm Vịnh Xuân và được truyền đạt theo nguyên tắc của các bậc tiền bối để lại:
    ??oCái cốt của Vịnh Xuân quyền được căn cứ vào Ngũ hình, Tam tinh và Bát môn. Và mỗi một trong 3 giai đoạn này đều quan trọng như nhau. Nếu thiếu một trong 3 giai đoạn này thì không còn là Vịnh Xuân. Bởi lẽ, Vịnh Xuân là cần và đủ???
    Đại sư Nguyễn Tế Công
    Đúng như lời nói soi sáng này, huấn điều của môn phái Vịnh Xuân chính thống tuân thủ luyện tập theo một phương pháp rất khoa học: ngoại công, kỹ thuật chiến đấu và nội công.
    Vịnh Xuân Nam Anh Kungfu được chia làm 3 giai đoạn nhằm kết hợp 3 thể:???thể xác, ý chí và tâm??? của con người thành một chủ thể hòa hợp có khả năng đồng nhất để vượt lên mọi biến chuyển không ngừng của vũ trụ.

    Vịnh Xuân Nam Anh Kungfu gồm có 3 đẳng cấp:
    1. Huyền đai:
    Có ý nghĩa đen tối và u mê, đạt được đai này là dấu hiệu môn sinh được sự đồng ý của quán trưởng võ quán bước vào luyện tập. Ba vạch đỏ tượng trưng cho 3 cấp về ý thức luyện tập và tính kiên trì của môn sinh.
    2. Hồng đai:
    Là màu đai thứ hai, màu hồng tượng trưng cho sự kiên trì, quyết tâm thấm dần vào huyết mạch. Có 9 vạch trắng, mỗi vạch tương ứng với một phẩm chất được tôi luyện trong võ thuật. Để thấm nhuần kiến thức võ học đòi hỏi mỗimôn sinh phải luôn rèn luyện để vươn lên con đường võ đạo.
    3. Bạch đai:
    Là màu đai cuối cùng trong hệ thống Vịnh Xuân, đồng nghĩa với chay tịnh, không ngoan và sáng suốt. Tuy nhiên cao đồ nào đã đến đỉnh cao thì không còn quan tâm đến danh lợi, đẳng cấp trong xã hội mà bước vào cõi nhà Phật.
    CHƯƠNG TRÌNH SƠ ĐẲNG
    Tương ứng với đoạn đầu luyện tập, môn sinh đặt trọng tâm vào cơ thể để phát triển năng lực theo phương thức:???Tâm thể trước vật thể???.
    Các kỹ thuật hiện hữu và các kỹ thuật hài hòa không thể vươn lên nếu như người luyện không duy trì được một tư thế thích hợp. Vịnh Xuân quyền có những thế chiến đấu riêng biệt nếu như biết áp dụng đúng sẽ tạo nên nhiều ưu thế cho người thực hành võ nghệ. Chẳng hạn như sự di chuyển dễ dàng theo 4 phương và trong mọi tình huống là: chống lại các mưu đồ tấn công chớp nhoáng, nó có ít khe hở để thâm nhập, tiếp cận và dự tính trước phải dùng chi nào, miếng nào.
    · Luyện tập thành thạo các tư thế khác nhau.
    · Phát triển sức đánh
    · Sự di chuyển.
    Các hình quyền cơ bản:

    Tiểu hình ý (Tiểu niệm đầu hay Thủ đầu quyền):
    Là thuật ngữ áp đặt cho việc tổng hợp các loại hình quyền của Ngũ hình linh thú đem dạy cho môn sinh mới. Chỉ cho thấy các nguyên tắc cơ bản và kỹ thuật chiến đấu thông thường với thế tấn ??oBát tự kiềm dương??? với 36 cú đánh sơ đẳng được chọn ra nhằm vào mọi hướng và bao quát cả cácthế tấn công và phòng thủ đồng thời. Bộ tấn này chỉ riêng môn đồ Vịnh Xuân dùng để luyện tập, nó có tác dụng tốt trợ hô hấp, cảnh giác và kích thích nội lực chủ. Võ công Vịnh Xuân nổi tiếng với những đòn tay thần tốc, dũng mãnh dù biến hóa cách nào cũng từ 3 thủ pháp chính là: bằng thủ, thán thủ, phục thủ.
    Đại Mai Hoa:
    Bài quyền Đại Mai Hoa là một bài quyền sơ cấp diễn giải trong thân thủ - bộ pháp cho môn sinh luyện tập. Qua những hình ảnh trong Ngũ hình quyền được triển khai một cách đơn giản, nhìn qua các thế đánh không mấy phức tạp, nhưng nguyên tắcvẫn không xa rời Bát bộ pháp, hình thức Bát tự thủ và những bộ tấn linh hoạt được thay đổi liên tục. Từ Bát tự kiềm dương mã đến Nhị tự kiềm dương mã cùng bộ đấm Tam Xung Quyền được triển phối trong bài. Và hình thức kết nối của nó chính là Tiểu Mai Hoa được ***g vào trong bài tạo cho người môn sinh sự di chuyển của những thế căn bản. Tiếp tục của những phần Báo hình, Hổ hình, Hạc hình, Xà hình, Long hình được kết nối dựa trên nguyên tắc Ngũ hành tương khắc. Và cuối cùng kết thúc bằng ??oXà hạc hà sư???
    Ngũ hình quyền:
    Hình quyền cho thấy tất cả các động tác và các tư thế, được biểu thị bằng đồ họa và được chi tiết hóa các kỹ thuật chiến đấu nhằm tạo ra được sức mạnh tối đa. Các bài hình quyền này cho phép hòa hợp các yếu tố bên ngoài (tư thế, kỹ thuật, cách di chuyển) với các yếu tố bên trong (nội lực, sức thở, tâm lực). Mặc dù Vịnh Xuân có các hình quyền dựa trên Ngũ hình linh thú, song các hình quyền chiến đấu của Vịnh Xuân không giống với các hình quyền chiến đấu của Thiếu Lâm. Vịnh Xuân luôn nhấn mạnh 2 loại hình uyển chuyển, nhu nhuyễn, tĩnh tại và tốc độ là Hạc hình quyền và Xà hình quyền.
    Ngũ hình tổng hợp:
    Người Trung Hoa dựa trên sự nghiên cứu thói quen và các tư thế chiến đấu để sinh tồn của một số loài thú đã rút tỉa tinh hoa tái tạo thành kỹ thuật chiến đấu cho con người. Sự nghiên cứu đó tác động lớn đến sự phát triển võ thuật Trung Hoa nói chung và võ thuật Thiếu Lâm Vịnh Xuân nói riêng.
    Trong ngũ hình tổng hợp: Long ??" Xà - Hổ - Báo - Hạc được tổng hợp cùng thể để luyện quyền, luyện công. Các loài thú tượng trưng cho Ngũ hành Âm dương: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, tái hòa nhập vào thiên nhiên, từ đó môn sinh hiểi biết hơn về kỹ thuật vận động.
    Trong ngũ hình tổng hợp, người môn sinh lấy sự kiện toàn làm chính, biến ảo liên tục từ linh thú này sang linh thú khác để có sự linh hoạt trong thân pháp. Khi nhanh khi chậm để tỏ cái thần trong luyện võ. Tay thì biến đổi chiêu số các loại thủ pháp khác biệt tượngtrưng cho các loài, chân bước thay đổi theo các phương hướng ngũ hành. Có thể nói Ngũ hình quyền tổng hợp là một bài quyền tổng hợp các kỹ thuật chiến đấu cơ bản, là bài quyền cuối cấp sơ đẳng, rèn luyện sự nhanh nhẹn về thân - thủ - bộ pháp thì người môn sinh mới bắt đầu bước qua luyện tập binh khí của bản môn.
    Binh khí:
    Các môn sinh phải luyện tập các binh khí truyền thống của môn phái trước khi luyện tập các binh khí thông thường khác. Do nhiều lý do, binh khí đầu tiên được dạy là Lục điểm bán côn, một thứ binh khí thành danh của Lương Bá Trù, chồng bà Nghiêm Vịnh Xuân.
    Binh khí thứ hai là Bát trảm đao do chính Sư tổ sử dụng. Ngoài ra còn có các loại binh khí khác như Vịnh Xuân kiếm, Vịnh Xuân đao v.v...
    Nội công:
    Môn phái Vịnh Xuân áp dụng nguyên tắc Đoản Đà để đạt được hiệu quả,làm chủ sức mạnh của đòn đánh nên bắt buộc các môn sinh phải luyện tập nội công và ngoại công để đạt được hiệu quả cao nhất trong mỗi động tác.
    Nắm hợp nhất nội lực (tinh ??" khí - thần) với ngoại lực (thân - bộ - thủ) nghĩa là hợp nhất nội tam hợp và ngoại tam hợp.
    CHƯƠNG TRÌNH TRUNG ĐẲNG
    Giai đoạn này nhấn mạnh việc tăng cường ý chí. Trước giai đoạn này, mọi nỗ lực tập trung cho việc chuyên luyện hầu từ kỹ thuật trở thành nghệ thuật.
    Hệ thống 108 mộc nhân bao gồm 9 bài:
    · 108 căn bản
    · 108 đơn thủ
    · 108 chi sao
    · 108 nhị tự
    · 108 tứ tượng
    · 108 chưởng bát quái
    · 108 thái cực
    · Mộc nhân đối luyện
    · Thế chiến đấu tự do
    Các phương pháp luyện tập đặc thù Thân - Thủ - Bộ của Thiếu Lâm Vịnh Xuân Nam Anh:
    + Ngũ hình tấn pháp gồm:
    *Bát tự kiềm dương
    *Nhị tự kiềm dương
    *Hổ tấn
    *Hạc tấn
    *Vân trung hạc tấn
    + Bát thủ tự pháp gồm:
    Thán, Phục, Bằng, Trầm, Xuyên, Liêu, Phiêu, Loang, Phách
    + Ngũ hình thủ pháp: mỗi võ sinh phải rèn luyện các đầu vũ khí của ngũ hình bằng cách luyện tập cách phát lực mọi hướng và hít đất.
    + Cước Vịnh Xuân bao gồm: Xung, Xãi, Hoành, Xuyên, Đính, Quy, Tất.
    Phương pháp chi cước:
    Nguyên tắc cước pháp của Vịnh Xuân là:???Đắc thủ đăng cước???.
    Phương pháp chi sao (thuật niêm tay)
    Là phương pháp chỉ có môn sinh Vịnh Xuân quyền phải luyện tập thường xuyên nhằm đạt tới trình độ ??oniêm thủ thính kình???. Từ đó, mỗi môn sinh cảm nhận được chiều hướng vận động của đối phương để theo lực địch mà triển khai các kỹ thuật ra đòn.
    Phương pháp tầm kiều:
    Các kỹ thuật được minh họa cũng như các hình quyền. Mục đích của việc luyện tập hình quyền này là làm cho các võ sinh có khả năng đối phó với bất cứ chuyển biến nào. Trong bất cứ tình huống nào hãy thực hành nguyên tắc???Nếu không có cái cầu buộc anh phải có nó. Một khi đã lập được cầu hãy băng qua cầu ngay???.
    Kỹ thuật chiến đấu:
    Khẩu quyết nằm lòng của môn sinhVịnh Xuân là:???Lai lưu khứ tống, thoát thủ trực xung??? có nghĩa là ??oVui vẻ đón tiếp khi khách tới, ân cần tiễn khách ra ngõ, tiến lên khi có đường trống???. Tiền nhân dạy rằng khử được áp lực tràn tới nhất thiết phải mềm mỏng, nhu nhuyễn để bám sát nghe được ý đồ vận động của đối phương. thuận theo lực địch mà công địch.
    *Bức đả
    *Tam tĩnh
    *Bát môn
    CHƯƠNG TRÌNH CAO VÀ THƯỢNG ĐẲNG
    Ở đẳng cấp này, việc rèn luyện là tự do cá nhân được thực hiện. Tuân theo mỗi một cách sáng tạo ra của kinh nghiệm, nhằm đào tạo những chuyên gia võ thuật ở mỗi lĩnh vực của Kungfu. Lão luyện các kỹ thuật chiến đấu và thấm nhuần triết lý Kungfu là cần và đủ cũng như am tường môn đông y và các thực hành tâm linh liên quan khác.
    *Khoa thiênvăn
    *Khoa tướng số học
    *Thuật phong thủy
    *Y lý và phương dược
    Theo tôi nhận xét thì võ quán Nam Chính Trực dạy rất đầy đủ các kỹ thuật của Vịnh Xuân Kungfu. Vừa rồi tôi được xem trên tivi nói về Vịnh Xuân đất Bắc thì thấy miền Bắc hình như không đủ. Ở đây có gemmenoire, Lanhdienthusinh, wingchunman, bác LyHaiTuyen và một số người khác có hiểu biết có thể nhận xét đôi lời không? Đặc biệt là gemmenoire có bố là một cao thủ Vịnh Xuân. À, ngoài ra còn có ANtigone nữa thì phải, không biết luyện Thủy quyền mần sao mà có thể mất từ 6 tháng đến một năm mà có thể học hết chương trình này?
    To nbs: nếu huynh học ở võ quán Nam Chính Trực thì nên giữ lại chương trình học này để biết mình đã đi tới chặng nào của Vịnh Xuân quyền.
    TGNN
  8. PhanHoangKyLong

    PhanHoangKyLong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/03/2002
    Bài viết:
    369
    Đã được thích:
    0
    Vịnh Xuân VN không thống nhất được vì bác nào cũng cho dòng mình đỉnh. Lần nào họp cũng có mâu thuẫn gay gắt.
    Hồi bác Anh ở CaNaDa về định thống nhất, phát triển VXuân VN, mời cụ Quý tham gia, cụ phang một câu xanh rờn : "Cái thằng bán võ...."
    Nhưng xem ra Võ quán TGNN nói có vẻ hệ thống rõ ràng đấy.
    Kỳ Long
  9. TGNN

    TGNN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/01/2002
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    1
    Huynh PhanHoangKyLong này, ở vùng Québec (Canada) là nơi đặt trụ sở của Liên đoàn Vịnh Xuân thế giới đấy, chủ tịch là đại võ sư Nam Anh của Việt Nam. Các quyền sư Vịnh Xuân của vùng Phật Sơn Trung Hoa cũng đến tìm ông để xin học nâng cao đấy. Nhưng vì ông rất bận nên đều chỉ chỗ đến Việt Nam, võ quán Nam Chánh Trực để học. Võ sư Nam Chánh Trực gọi Nam Anh là sư công, còn sư phụ của Nam Chánh Trực là Nam Chinh.
    Sau khi về hưu, đại võ sư Nam Anh dự định sẽ về Việt Nam để xây tổng đàn của Vịnh Xuân, biến Việt Nam trở thành nơi hành hương và luyện tập của các cao đồ Vịnh Xuân thế giới đấy.
    TGNN
  10. nbs191

    nbs191 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/05/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng VN sẽ biết tận dụng cơ hội mà nâng cao khả năng VT .
    NBS

Chia sẻ trang này