1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. biet_ra_sao_ngay_sau

    biet_ra_sao_ngay_sau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2005
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Giả thuyết mới về đợt tuyệt chủng lớn nhất (09:46 15-03-2005)


    Trái đất nóng lên là nguyên nhân gây ra vụ tuyệt chủng lớn nhất của các loài cách đây 250 triệu năm, các nhà nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Science. Lập luận này đã minh oan cho một vụ va chạm thiên thạch như giả thuyết trước đây.
    Trong lịch sử, Trái đất từng trải qua 5 đợt tuyệt chủng, mà lần lớn nhất kết thúc vào kỷ Permi, cách đây 250 triệu năm. Nó đã triệt hạ hầu hết các sinh vật biển lớn và để lại một châu Âu gần như hoang vắng. Nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích về đợt tuyệt chủng này, kiểu như một cú va chạm của sao chổi hay thiên thạch.



    Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà cổ sinh vật học kết luận rằng sự biến mất của 90% tất cả các loài sinh vật biển và 75% các loài động, thực vật trên cạn tại ranh giới giữa kỷ Permi và Triat bắt nguồn từ quá trình khí hậu ấm lên, do khí nhà kính thoát ra từ những núi lửa phun trào làm tăng nhiệt độ trên Trái đất đến mức khiến mọi vật không thể tồn tại được.



    "Dựa trên những bằng chứng địa hóa chất, chúng tôi đã tìm thấy rằng tuyệt chủng trên cạn và dưới biển dường như diễn ra cùng lúc", nhà cổ sinh vật học Peter Ward, thuộc Đại học Washington, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Chúng có thể đã chết do cùng một nguyên nhân: quá nóng và quá ít ôxy".



    Ngoài ra Peter Ward cũng nhắc nhở rằng có quá ít bằng chứng về tai biến đột ngột gây nên bởi một thiên thạch.



    Ward và cộng sự đã kiểm tra sọ hóa thạch của 126 con bò sát hoặc lưỡng cư, nằm trong lớp trầm tích dày 300 mét từ thời kỳ tuyệt chủng này tại thung lũng Karoo ở Nam Phi. Họ nhận thấy đợt tuyệt chủng lớn nhất diễn ra từ từ trong một giai đoạn kéo dài 10 triệu năm, rồi tăng đột ngột trong vòng 5 triệu năm sau đó.



    Một nhóm nghiên cứu thứ hai do Kliti Grice, thuộc Đại học công nghệ Curtin ở Perth, Australia, đã kiểm tra trầm tích từ cùng thời kỳ dọc theo bờ biển Australia và Trung Quốc. Họ cũng phát hiện thấy bằng chứng về hàm lượng ôxy thấp trong các đại dương.




Chia sẻ trang này