1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôn giáo có cần thiết không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi AugustaLeo, 24/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. AugustaLeo

    AugustaLeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Tôn giáo có cần thiết không?

    hỏi như vậy thì chung chung quá. tôi xin được cụ thể hơn thế này:
    các bác có thích theo một tôn giáo nào đó không? Nếu không thì vì sao? Nếu có, các bác thích theo tôn giáo nào?

    quo vadis...
  2. n/a

    n/a Guest

    tôn giáo em tưởng sinh ra để tin chứ có phải để thích đâu, nếu thích thì em chỉ thích NY em này, ăn ngon này, mặc đẹp nè, xã hôi công bằng này, văn minh sạch đẹp này....hì hì, còn nếu tin thì em tin bất cứ cái rì làm cho cuộc sống tốt lên, tức là giống như cái em thích :D
    ----------
    1+1=1
    ----------
  3. lainevn

    lainevn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2002
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn, gia đình mình đạo Phật nhưng mình thích thích để trên giấy tờ là không có đạo hơn, vì quả thật mình thấy đạo không cần thiết (hay có thể là chưa cần thiết). Đạo Phật hay đạo Chúa, đạo nào cũng có cái hay cái dở cả. Lúc trước có một người cứ theo thuyết phục mình theo đạo Thiên Chúa, nhưng mình đã nói rằng mình có đạo riêng của mình. Mình thấy cái gì hay, cái gì đáng học tập thì góp nhặt lại làm thành đạo riêng của mình thôi. Mẹ mình nói rằng bây giờ mình còn trẻ thì nói như vậy chứ sau này về già cũng tự động tìm đến tôn giáo để có cái mà tin, có nơi để gởi phần hồn sau khi qua đời. Mình cũng không biết người lớn họ nghĩ có giống nhau thế không. Còn đối với mình thì thấy việc có một tín ngưỡng nào đó chẳng giúp gì được cho mình cả. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là mình phản đối tôn giáo. Mình tin những người sùng đạo họ có lý do riêng mà mình thì chẳng thể nào hiểu được.

    Hãy cùng làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn
  4. abaddon

    abaddon Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    21/05/2001
    Bài viết:
    787
    Đã được thích:
    0
    Tôi chẳng thích theo tôn giáo nào cả. Tự do vẫn hơn.
    [red]
    IN METAL WE TRUST
  5. AugustaLeo

    AugustaLeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Chân thành chúc mừng bạn!
    Người không cảm thấy cần đến tôn giáo là người còn khá vững vàng. Tôn giáo - xét cho cùng - chỉ là một chỗ dựa tinh thần. Trừ những người theo đạo do truyền thống gia đình, đại đa số là do gặp vấn đề gì đó về tâm lý nên mới theo đạo.
    (Ấy là tôi nghĩ thế, có nghĩa là đúng sai tôi cũng không dám chắc lắm.)
    Ngày xưa, có một lần, tôi có làm một đề tài về thực trạng đi nghe giảng Kinh phật ở chùa Quán sứ. Kết quả là. 10 người tôi phỏng vấn, thì có đến 7 người là do có vấn đề về tâm lý (đa số là do cảm thấy "cô đơn", hoặc do mệt mỏi vì cuộc sống phức tạp..) nên tìm đến đạo Phật.
    Quả thật, một trong những chức năng cơ bản của tôn giáo là đền bù hư ảo. Nó cho con người một niềm tin, một chỗ dựa tinh thần - một điều rất đáng quý. Nhưng nếu không cần đến chỗ dựa đó thì vẫn là tốt nhất. chẳng có gì tốt hơn là tự dựa vào chính mình.
    ------------------------
    thật không??
  6. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Tôi nghĩ rằng tôn giáo là cần thiết trong bất cứ xã hội nào
    Tôi vốn là người theo chủ nghĩa duy vật nên không tin trên đời này có thánh thần. Tuy nhiên, có những lúc gặp trắc trở, khó khăn hay những điều không may không thể giải thích đưọc, tôi thường nghĩ tới việc cầu Trời khấn Phật. Chính trong những lúc đó tôi mới hiểu tại sao tôn giáo lại cần thiết. Bởi vì, trên đời này không phải lúc nào chúng ta cũng tự quyết định đưọc số phận của mình. Sau khi vượt qua những khó khăn đó, tôi nghĩ lại thì thấy rằng mọi việc chủ yếu vẫn do con ngưòi quyết định. Song không phải ai cũng đủ bản lĩnh và hiểu biết để vượt qua khó khăn.
    Trong bất cứ xã hội nào, tầng lớp công nông vẫn chiếm đa số. Họ rất thiệt thòi vì không thể có đưọc những kiến thức sâu và rộng như tầng lớp trí thức. Nếu không có một lí tưởng thì những ngưòi đó sẽ rất chán nản mỗi lúc gặp khó khăn. Đó có thể là lí tuởng Cộng sản. Ở những nơi mà lí tưởng Cộng sản chưa vuơn tới đưọc thì đó là tôn giáo
    Hãy nhớ một đìều rằng, tầng lớp trí thức chỉ chiếm một bộ phận nhỏ xã hội. Nếu phát bỏ một ngôi chùa hay nhà thờ thì chúng ta sẽ phải xây dựng thêm rất nhiều bệnh viện.
    Nếu các bạn đã từng lâm vào hoàn cảnh cùng quẫn, sau khi vượt qua, các bạn sẽ hiểu. Dựa vào bản thân là chính, nhưng không thể loại bỏ một chỗ dựa tinh thần lí tưởng.
    "Những việc cần làm ngay"
  7. susu_USA

    susu_USA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2002
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    Các bạn có thể cho mình một lời giải thích: "như thế nào gọi là theo một tôn giáo nào đó?" được không. Theo tôi nghĩ thì ý nghĩa của cụm từ này, người ta vẫn chưa thống nhất với nhau đâu.

    su_su20us
  8. AugustaLeo

    AugustaLeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0

    Hết sức nhất trí với ý kiến của NVL! Mình cũng là người khá vô thần, bằng chứng là mình cầu viện đến tất cả các thần thánh mình biết mỗi khi mình gặp khó khăn, Nhưng cũng không thể nói Tôn giáo không đóng một vai trò nào đó trong cuộc sống một đứa vô thần như mình.
    Chỉ có điều, hình như bạn nghĩ là những người theo tôn giáo (VD đạo Phật) đại đa số là thuộc tầng lớp những người lao động vất vả? Thực ra, theo mình biết, thì cũng rất nhiều trí thức cũng tin theo tôn giáo, thậm chí tin vào những cái siêu hình, siêu nhiên. Đó là mình đang nói ở VN. Còn ở phương Tây, thì hình như không theo TG là một chuyện lạ. Không nói xa xôi gì, một lần mình sang dự một hội thảo ở Indonesia, khi biết mình không theo một tôn giáo nào, bọn nó có vẻ rất ngạc nhiên. Chỉ có mình và cậu bạn mình (2 người VN duy nhất ở đó) là không theo tôn giáo, còn lại ai cũng theo một tôn giáo nào đó, mà chủ yếu là 3 đạo: Thiên chúa, Phật giáo và Hồi giáo.
    Mình nghĩ là TG rất cần thiết cho cuộc sống của con người nói chung. Ảnh hưởng của Tôn giáo đối với con người ít phụ thuộc vào học vấn, dân tộc, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp....của người đó, mà chủ yếu phụ thuộc vào cuộc sống tâm lý của người đó - mình nghĩ thế.
    Vấn đề mình không hiểu là: tại sao người VN có vẻ ít cần đến tôn giáo hơn nhiều nước khác? Bạn có nhận thấy điều đó không?
    ------------------------
    Lòng em như nước Trường giang ấy
    Sớm tối theo chàng tới Phúc châu
  9. AugustaLeo

    AugustaLeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    *****su_USA:
    mình cũng chịu - cái từ "theo" có vẻ không được rõ ràng lắm. Nếu chỉ là tin vào một tôn giáo nào đó, là đã được xếp vào dạng "theo tôn giáo" đó? Hay là phải là tín đồ của TG đó, mới được gọi là "theo"?
    Nếu xét theo tiếng Việt thông thường, thì mình nghĩ là hiểu theo cả 2 cách đều được. Nhưng một thuật ngữ mà lắm nghĩa như thế thì rõ ràng là không ổn.
    Bác nào biết xin chỉ giáo dùm với!!
    ------------------------
    Lòng em như nước Trường giang ấy
    Sớm tối theo chàng tới Phúc châu
  10. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Tôi không có ý bảo rằng chỉ có nguời lao động vất vả theo tôn giáo là đa số. Tôi chỉ nghĩ rằng, những người không có may mắn được học hành tới nơi tới chốn thường khó lí giải được những điều bức xúc của cuộc sống nên dễ dẫn tới tư tưởng cầu viện vào tôn giáo. Ở nước ngoài, tầng lớp trí thức chắc được học một loại triết học khác, đồng thời cũng do truyền thống của đất nước họ (quốc giáo) nên có thể có tín ngưỡng nhất định (tôi có đặt ra chủ đề học triết học ở nước ngoài để tìm hiều về vấn đề này)
    Nước ta theo chủ nghĩa Cộng sản, học triết học Mác Lê nin nên chủ trương rằng mọi việc trong cuộc sống đều có khoa học lí giải, không có thần thánh nào cả. Bời vậy, nước ta không có quốc giáo. Tuy nhiên, trong quá khứ, nước ta đã từng có quốc giáo. Ngày nay, truyền thống đạo Phật vẫn còn rất sâu sắc trong tâm can mỗi con người VN. Có nhà nào là không có bàn thờ Tổ tiên, có ai dám xây nhà , cưới hỏi, tang lễ mà không xem ngày tốt giờ tốt? Sẽ có khá ít người chưa từng niệm câu "Cầu trời khấn Phật..."
    "Những việc cần làm ngay"

Chia sẻ trang này