1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôn giáo có cần thiết không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi AugustaLeo, 24/02/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thien_an

    thien_an Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    6
    Đã được thích:
    0
    Toi khong nghi ton giao la khong can thiet dau!!!! Toi la nguoi theo dao Thien Chua.Luc dau toi chi theo truyen thong gia dinh,nhung bay gio toi khong nghi nhu the.Neu ban co nhung luc gap chuyen buon ,gap nhung kho khan ma khong co nguoi de chia se ,thi ton giao chinh la noi de ban tho lo tam su cua minh.Toi khong noi la ban phai mu quang tin vao tat ca nhung gi ma ton giao noi,nhung neu ban mang trong nguoi 1 ton giao,se co luc ban cam thay no rat can thiet cho cuoc song cua ban. Khong biet la co ban nao nghi nhu toi khong???
    Thien An
  2. Helios

    Helios Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2002
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    1
    Qua that ton giao la van de rat kho thao luan. Khong- co, dung - sai ...khong co tieu chi nao de danh gia ca. Don gian do la nhung dieu chung ta chua biet hay cung co the do la quyen tu do cua moi nguoi.
    Nhung toi xin duoc co y kien the nay. Va xin duoc noi truoc rang toi cung co dao. Nhung do la dao gia tien(khong biet co chinh xac khong nhi?) Do la tho cung to tien ong ba da khuat. Toi cung da gap khong it nguoi den thuyet phuc toi theo dao( Chu yeu la dao Thien Chua va dao Tin Lanh) nhung toi da tu choi rang toi xin phep duoc thuc hien quyen tu do ton giao cua minh ( Tuc la dung mat cong thuyet phuc toi, toi se den nha tho khi toi thay tin vao Chua).

    Xin quay lai voi ban nvl:
    Toi doc duoc cau ngan ngu dai y rang: Khi thanh thi do minh, khi bai lai do cho so phan
    Ban thi khong han nhu vay, nhung ma chung ta- da phan la giong ban. Khi kho khan thi cau cuu den than thanh, con khi vuot qua lai bao la do minh tu vuot qua.
    Mot dieu rat ngac nhien la o nuoc ngoai, nhung nguoi co hoc( lai mot dinh nghia kho) lai thuong co ton giao. Ho cung doc sach va hoc rat nhieu nhung van khong giai thich duoc het nhung cai goi la co ban trong cuoc song dau Tham chi co khong it sinh vien khoa Vat ly lai la nguoi co ton giao(mot trong so do da tung thuyet phuc toi tin vao Duc Chua )
    Mot trong nhung nguoi ban cua toi da tung bo ra 2 nam de hoc ve than hoc (sau nay hoc them chuyen nganh ve Kinh
    te va Hanh chinh) va co noi rang: mot nua theo chu nghia duy vat, mot nua theo chu nghia duy tam.
    Cac ban dung che nguoi ay la nua mua nhe, vi thu nhin lai chung ta ma xem. Nhung nguoi hoan toan theo chu nghia duy vat co bao nhieu ? Hoac gia la theo chu nghia duy vat di chang nua cung chi la trong mot mat nao do cua cuoc song.
    Va dieu nua la: Neu noi rang "Nhung noi nao ma ly tuong cong san chua vuon toi duoc thi noi do la ton giao" thi the nao ay ban a. The hoa ra cac Dang vien DCS deu la nguoi vo than???
    Toi dang tim tai lieu chinh xac de noi ve triet hoc o nuoc ngoai trong topic khac cua ban NVL. Neu tim duoc , toi se reply, bang khong thi toi se chi hoc hoi ma thoi.
    Than men.

    ỡ^Tở.?ờ?? ỡ?ướ~ẳỡ-? ở"Ô(Yes) ở?ẳờ?? ớ.~ởâ? ỡ^Tở.?ờ?? ỡ."ở
  3. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Cảm ơn các ý kiến đóng góp của bạn Helios
    Trong chủ đề này, tôi không phân biệt người có học hay không có học mà chỉ muốn nói về trình độ nhận thức để lí giải cuộc sống của con người. Trưóc đây khi tôi học phổ thông, tôi học Toán, lý và các môn khoa học tự nhiên- xã hội khác, tôi đã nhận thức được phần nào quy luật của cuộc sống trong đó. Tuy nhiên chỉ khi vào đại học được học triết học thì tôi mới có thể xác định rõ ràng, có hệ thống những điều mình hiểu trước đây. Qua nhiều lần chiêm nghiệm cuộc sống, cộng với các kiến thức được học và tìm hiểu thêm sau này, tôi ngẫm được một điều rằng: Nếu mình chỉ dừng con đường học vấn lại ở cấp phổ thông thì trình độ nhận thức của mình cũng chỉ ở mức phổ thông thôi. Điều quan trọng nhất tôi thu được sau khi tốt nghiệp đại học là xây dựng được cho mình một lí tưỏng xác định về cuộc sống. Đó chính là tư tưởng của triết học duy vật Mác Lê nin.Tất nhiên đến tận bây giờ tôi vẫn còn nhiều khúc mắc để hoàn thiện nhận thức của mình, bời vậy mới đề ra chủ đề học triết học ở nước ngoài.
    Những người cùng có trình độ tri thức cao như bạn Helios đã đề cập có thể làm việc trong các ngành khoa học như toán, lí, kinh tế song nhận thức về xã hội của họ sẽ rất khác nhau, tuỳ theo lí tưởng xây dựng được cho bản thân. Có người cũng học triết học Mác Lê nin nhưng lại không cho là nó đúng. Có người là Đảng viên Cộng sản nhưng lại cũng chẳng biết nhiều về triết học Mác Lê. Chủ nghĩa CS chủ trương vô thần, nhưng để được kết nạp Đảng thì không nhất thiết cứ phải tin cả vào triết học Mác Lê. Bạn chỉ cần gặp một Đảng viên CS và hỏi 2 câu cơ bản của triết học, tôi dám chắc rằng sẽ có rất nhiều người không trả lời được hoăc trả lời sai. Qua nhiều tác động trong bạn bè, gia đình, xã hội, họ sẽ có thế giới của riêng mình. Tôn giáo mà họ theo chính xuất phát từ những nhận thức đó.
    Theo tôi trong mỗi người chúng ta đã sẵn có một tôn giáo riêng cho chính bản thân mình
    "Những việc cần làm ngay"
  4. Helios

    Helios Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/03/2002
    Bài viết:
    487
    Đã được thích:
    1
    Thuc ra thi chung ta co cam nhan triet hoc M_L duong nhu phu dinh ton giao( vi do la triet doc duy vat- chu truong vo than?) . Va ngay ca trong thuc te, co nhung mon khoa hoc giai thich cac hien tuong thien nhien nhu Vat ly ...vay ma nhung nguoi theo hoc no thi khong han la nguoi khong co ton giao dau. Vi sao thi toi cung chua giai thich duoc, nhung co mot mon goi la Triet hoc ton giao - dua ra khai niem ve THAN , giai thich ve su ton tai cua THAN, roi co ca cai goi la Chu nghia tu nhien mang tinh chat ton giao ...
    Tam thoi ket luan lai den gio phut nay la toi thay triet hoc co trong moi mat cua cuoc song....va cang noi cang cha hieu minh noi gi

    ỡ^Tở.?ờ?? ỡ?ướ~ẳỡ-? ở"Ô(Yes) ở?ẳờ?? ớ.~ởâ? ỡ^Tở.?ờ?? ỡ."ở
  5. AugustaLeo

    AugustaLeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/02/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Tôi không nghĩ là M-L phủ định tôn giáo. Mà có lẽ chẳng ai có thể phủ định được TG cả, gì thì gì nó cũng là một hình thái ý thức XH, một thành tố của kiến trúc thượng tầng (nói theo kiểu của Marx). Mà đã thuộc KTTT, nó có tính độc lập khách quan, sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của bất cứ cá nhân hay sự tán thành/phản đối của học thuyết nào. Chẳng qua là mọi người đánh giá TG thế nào, nhìn nhận VĐ TG thế nào mà thôi.
    Như kiểu của CN M-L thì nhìn tôn giáo như một thế giới quan hư ảo, lộn ngược, một thứ thuốc phiện của nhân dân. Tôi thì thấy cách nhìn đó, về bản chất là đúng, nhưng về tinh thần/thái độ, thì có lẽ hơi khe khắt quá. Tôi có cảm tưởng M-L không đánh giá cao tính tích cực của TG, chỉ coi nó là sự đền bù hư ảo cho con người. Đúng nó là đền bù hư ảo, nhưng rõ ràng là sự đền bù ấy cần thiết quá đi chứ. Cũng như một nhà nước muốn tồn tại thì cần có một hệ tư tưởng "soi sáng", con người muốn sống cũng cần có một niềm tin. Chẳng cần biết nó là hư ảo hay thực tế, miễn là có một chỗ dựa tinh thần là tốt rồi.
    Mà xét cho cùng, đâu phải chỉ có TG mới là "đền bù hư ảo". Cuộc sống con người thiếu gì cái "hư ảo" - Tình yêu là một ví dụ điển hình. Thế mà ta có sống thiếu TY được đâu, và Khoa học thì rõ ràng cũng không thay thế được TY. Vậy chẳng có lý do gì để phê phán tính hư ảo của TG cả.
    Tôi chẳng nhớ ai, hình như là cụ Hegels (???), có nói, "cái gì hợp lý thì nó tồn tại, cái gì tồn tại thì nó hợp lý". Tôi thấy chí lý lắm. TG tồn tại suốt hàng nghìn năm nay, từ cái thủa hồng hoang, khi con người còn chưa biết gì, đến nay - tức là khi con người đã biết khí nhiều. Sự tồn tại đó chứng tỏ ý nghĩa của TG đối với cuộc sống của con người.
    ------------------------
    Lòng em như nước Trường giang ấy
    Sớm tối theo chàng tới Phúc châu
  6. n/a

    n/a Guest

    ...hình như em đọc ở đâu người ta bảo là nếu nghiên cứu sâu về tôn giáo chúng ta sẽ vô thần, nhưng nếu nghiên cứu sâu hơn, chúng ta sẽ lại theo một tôn giáo nào đó.
    hì hì, sư phụ không được nhắc đến tình yêu với nét mặt căm phẫn như vậy, tình yêu có quá nhiều cái có thật, nó khác với tôn giáo. Tôn giáo luôn viện tới những đức, những ngài...xa xôi, có mấy khi chúng ta kiếm được/chứng kiến/trò chuyện với ông Phật sống, Thánh sống đâu mà vẫn tin, tình yêu thì dù có yêu một, hai, hay đa chiều vẫn là sự hư ảo trên con người có thật.
    Cái câu của cụ Hegels(???) đó thật hay, đệ tử nhớ một câu của Đức Phật dậy rằng, "Cái gì có lợi cho nhiều người, đấy là tốt".
    Bản thân có rất nhiều điều mà chúng ta cho rằng chúng ta biết rõ, chúng ta am hiểu tường tận nhưng nào có thế. Đệ tử quả thật rất khoái cái ví dụ đọc trong quyển "Lược sử thời gian". Một bà cụ nói rằng, trái đất được xếp trên 4 con voi (ơ con gì chẳng nhớ nhưng cứ giả sử là voi đi cho nó to ), 4 con voi này lại xếp trên một con rùa rất to. Tất cả mọi người đều cười, khi giáo sư hỏi bà cụ rằng thế con rùa thì đứng trên cái rì ? cả lớp đã nghĩ rằng bà cụ sẽ không trả lời được. Nhưng bà cụ lại rất điềm nhiên nói rằng, con rùa sẽ đứng trên lưng con rùa khác, và chúng xếp chồng mãi mãi với nhau. Tác giả đưa ra kết luận rằng, ngay bản thân chúng ta ngày nay cười bà cụ, nhưng chúng ta có hiểu về trái đất/vũ trụ nhiều hơn bà cụ đó không ?
    Hic, tự nhiên lại ba hoa quá, , cũng chỉ nói lại rằng, tôn giáo cần thiết, bởi theo triết lý nó còn có ích cho nhiều người, nó còn giúp ta giải thích những điều mà đôi khi đứa trẻ con lại thông minh và trong sáng hơn chúng ta rất nhiều, nó còn cần thiết.
    Dân bao nhiêu triệu, aingười nhớn ?
    Nước bốn ngàn năm, vẫn trẻ con!
    Được sửa chữa bởi - zen vào 17/04/2002 17:29
  7. kankuli

    kankuli Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2001
    Bài viết:
    5.487
    Đã được thích:
    1
    "Không phải thần thánh đã sinh ra con người,mà chính trí tượng của con người đã sinh ra thần thánh "Câu này hình như của LêNin thì phải.Tôi cũng không nhớ rõ lắm.Tôi xin nói thẳng ra rằng tôi không tin và không thích Tôn Giáo.Nó chính là mầm mống của nhưng cuộc xung đột.Ở Bắc Ailen chẳng hạn.Từ khi con người xuất hiện Tôn Giáo cũng xuất hiện theo như 1 điều tất yếu.Từ khi xã hội bắt đầu phân chia giai cấp có nghĩa là xuất hiện 1 hình thức sơ khai của nhà nưóc.Xã hội chia làm 2 giai cấp rõ rệt:Trị và Bị Trị.Tầng lớp Bị trị bị áp bức đến mức phải trông chờ,mong mỏi vào 1 thế lực siêu nhiên khác.Tôn giáo có lẽ đã nảy sinh từ đó.Lúc đó KHKT chưa phát triển ví dụ như mưa,sấm,động đất...họ chưa thể giải thích được nên từ đó có thần mưa,thần sấm...Tôn giáo có lẽ ra đời từ đó.Như vậy rõ ràng là đến 1 lúc nào đó Tôn Giáo sẽ không còn tồn tại nữa.Đó là lúc nào?Đó là lúc Xã Hội trở nên công bằng,không còn giai cấp,không còn áp bức,bóc lột,"Ai cũng có cơm no áo mặc" và đó cũng là lúc mọi thắc mắc của con người sẽ có lời giải đáp.Không hiểu đến bao giờ đây.
    Đây chỉ là ý kiến phiến diện,bộc phát có gì mong bỏ qua.

    X30

    Được sửa chữa bởi - kankuli vào 24/04/2002 16:44
  8. RocknRoll

    RocknRoll Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/02/2002
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0

    Tôi đã đọc các bài và thấy có một bạn nói khi đi INdonesia nguòi ta ngạc nhiên vì bạn không theo một tôn giáo nào!!! Điều này sai hoàn toàn. Không theo Thiên Chúa, Đạo Hồi... không có nghĩa là không theo đao. Vói nguoi VN chúng ta do không đuọc giáo dục một cách kỹ luõng về tôn giáo nên phần lón thanh niên trẻ bây giò không hiểu gì về tôn giáo và không biết mình có theo tôn giáo hay là không? Nhung các bạn hãy để ý, nếu trong nhà các bạn có bàn thò tổ tiên, bàn thò ông công và thắp huong vào mỗi dịp lễ têt, mồng 1, 15... thì hiển nhiên gia đình các bạn theo đạo Phật, chỉ có điều các bạn trẻ không để ý đấy thôi. Nhà nuóc ta khi thống kê về các tôn giáo cũng tính theo cách nhu vậy.
    Khi còn trẻ chúng ta nhin cuộc sống mầu hồng và nghĩ rằng mình có thể hiểu và chế nghụ đuọc cuộc sống của mình. Nhung khi lón lên có nhiều sụ kiên, nỗi bất hạnh sẩy đến làm cho chúng ta cảm thấy lo so và một cách tụ nhiên chúng ta cần có một niềm tin, va việc tìm đến tôn giáo là nhu vậy.
    Vói phần lon nguoi Vn nếu không tham gia các đạo giáo khác, chúng ta hoàn toàn có thể trả lòi rằng đạo của chúng ta la ĐẠo Phật.
    WHAT A WONDERFUL WORLD !
  9. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Tôi không đồng ý với ý kiến của bạn.
    Tập tục thờ cúng tổ tiên là tục lệ đã có từ thời các vua Hùng. Đó là truyền thống vốn có của người Việt cổ còn duy trì đến ngày nay. Đạo Phật chỉ du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc theo con đường từ Ấn độ trước và sau đó là qua Trung Quốc.
    Đạo Phật khi du nhập vào Trung Quốc đã kết hợp với đạo Nho, đạo Lão tạo thành Tam giáo có liên hệ qua lại với nhau. Cái hay của đạo Phật là nó không phủ nhận các tôn giáo khác mà lại tận dụng những ưu điểm của các tôn giáo khác để hội nhập. Chúng ta dễ nhầm lẫn tập tục thờ cúng của người Việt với Đạo Phật là vì lí do như vậy. Các bạn có thể thấy sự ảnh hưởng của Tam giáo đến nền văn hoá Việt nam, Trung Quốc thông qua tác phẩm Tây Du Kí.
    Nếu bạn muốn rõ hơn, tốt nhất là mở lại giấy CMND của mình ra xem tôn giáo gì được ghi ở đó
    "Những việc cần làm ngay"
    Được sửa chữa bởi - nvl vào 28/04/2002 09:00

Chia sẻ trang này