1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôn giáo có quan trọng không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi balance_vietnam, 10/06/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. balance_vietnam

    balance_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Tôn giáo có quan trọng không?

    Mới đây, BBC Vietnamese có đăng bài nghiên cứu xã hội học của đại học tổng hợp Warszawa cho rằng thanh niên Việt Nam không quan tâm lắm tới tôn giáo.

    Xin các bạn trên diễn đàn cho biết ý kiến.
  2. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Tôi nghĩ bạn nên đưa chủ đề này sang box Thảo Luận, ở đó bạn sẽ nhận được ý kiến khách quan chân thực hơn. Chứ ở đây thì khó khăn lắm. Nếu bạn muốn thì 00giờ ngày 11-06-2004 tôi xin phép bạn chuyển sang đó nhé.
    Thân
    Được concay sửa chữa / chuyển vào 05:49 ngày 10/06/2004
  3. balance_vietnam

    balance_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Đây là bài bào mà tôi đã đề cập tới: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/regionalnews/story/2004/06/040608_vietnamyouth.shtml
  4. caygay

    caygay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Bạn ơi bộ bạn không biết là ở VN đâu có dễ dọc BBC và VOA mà bạn còn giới thiệu cái link này. Mình bị chặn không đọc được. Bạn có thể copy đoạn nào quan trọng về tôn giáo không để mình đọc với. Nhưng theo mình thì tôn giáo không còn quan trọng ở Việt Nam nữa đâu vì thầy mình nói vậy nè
    Không như cha và mẹ, mỗi người chỉ có một cha một mẹ duy nhất và conc cái không có quyền lựa chọn cha mẹ khác cho mình. Còn tôn giáo thì có rất nhiều, trừ phi ép buộc, còn thì khi lớn lên bằng nhận thức người ta sẽ chọn cái thích hợp. Mà cái gì được tự do lựa chọn thì người ta lựa chọn cái tốt nhất cho mình. Trong điều kiện hiện đại thì có khi không chọn tôn giáo nào cả lại là cái tốt nhất.
    Ngoài ra mình còn thích 1 đoạn của anh nameno viết

    Từ những phân tích được lập luận trong topic này, thấy rằng điểm yếu của tôn giáo nói chung là trong một thời kỳ rất dài, kéo dài hàng nghìn năm, đã dùng sức mạnh của sự huyễn hoặc và thần thoại bao phủ của mình để bắt buộc, nói đúng hơn là ép buộc các tín đồ phải tin vào một giáo điều nào đó, ngay cả khi có một số giáo điều là rất phản khoa học.
    Không gì có thể làm tôn giáo trở lên rối rắm và mâu thuẫn ngoài chính tôn giáo đó. Việc cố bắt người ta tin vào mọi luận thuyết giáo điều được đưa ra, trong khi xét đến cùng tôn giáo cũng chỉ là một sản phẩm, một thứ lý thuyết do con người viết ra, được tạo ra bởi chính con người, nghĩa là nó cũng có những điểm ưu, điểm khuyết như mọi học thuyết khác đã làm lên tính mâu thuẫn nội tại không thể xoá bỏ của tôn giáo.
    Khi khoa học phát triển, loài người ngày một văn minh hơn, sức mạnh kìm kẹp tư tưởng loài người trong vòng mông muội cuồng tín của tôn giáo không còn nữa, những điểm hạn chế và mâu thuẫn của các thứ giáo điều răn dạy bắt đầu bị phơi bày. Một bi kịch đối với tôn giáo. Và không như thời trung cổ, khi mà toà án tôn giáo có thể đem hoả thiêu bất cứ một kẻ ngoại đạo báng bổ nào, ngày nay, với nền pháp trị phát triển, tôn giáo không còn có được cái quyền đó. Rốt cuộc, niềm tin tôn giáo ngày một trở lên lung lay và tôn giáo ngày một mất dần ảnh hưởng của nó đối với xã hội hiện đại.
    Phạm vi bàn luận của topic này là về Thượng đế và nguồn gốc của ông ta. Tìm hiểu cho đến ngọn nguồn thông qua lịch sử của chính Thượng Đế, Đức Chúa được ghi nhận trong các giáo lý kinh viện, thấy rằng có những mâu thuẫn không thể lý giải. Đó là sự mâu thuẫn về cơ sở tồn tại, mâu thuẫn về tư tưởng, mâu thuẫn về niềm tin. Rốt cuộc, một câu hỏi được đặt ra: "Thượng Đế có thật hay không?"
    Câu trả lời "Không" ngày một nhiều trong cộng đồng tín đồ thiên chúa, Tin lành, tỷ lệ thuận với sự phát triển của khoa học và nền văn minh loài người.
    Đến nay, hầu như ai cũng có thể nhận thức rất rõ rằng, Thượng Đế xét cho cùng chỉ là một hình ảnh trong một học thuyết do con người viết ra mà thôi. Nhưng với những người vẫn cố muốn duy trì ảnh hưởng của tôn giáo với màu sắc thần bí huyễn hoặc của nó thì đây là một sự thật rất khó chấp nhận. Nó đánh đổ mọi niềm tin cuồng tín và quan trọng hơn cả, trả tôn giáo về đúng với vị trí của nó: Chỉ là một sản phẩm của con người không hơn không kém, kể cả hình ảnh về Thượng Đế hay Đức chúa cũng vậy, như mọi sản phẩm khác mà nhân loại đã tạo ra trong quá trình tiến hoá của mình mà thôi. Và theo đúng quy luật, thường những sản phẩm sau này càng ngày càng được con người tạo ra với giá trị cao hơn, chất lượng tốt hơn. Các giáo lý tôn giáo vốn ra đời cách nay đã vài nghìn năm, ngày càng ít có giá trị đối với đời sống hiện đại. Tất nhiên có những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn, Phật giáo với quan niệm từ bi làm gốc, tính biện chứng sâu sắc và gần như không mang màu sắc bạo lực đặc biệt là giáo lý Phật giáo nguyên thuỷ, dường như đang được coi là một thứ tôn giáo hài hoà nhất trong những tôn giáo lớn đương đại.
    Mình nghĩ ý kiến của anh nameno có thể đại diện cho suy nghĩ của thanh niên nước ta đó. Mà bạn ơi theo BBC thì có bao nhiêu tỷ lệ % thanh niên nước ta không muốn theo tôn giáo vậy?
    Mình không theo đạo nào cả và cho đến giờ mình chưa thấy có nhu cần theo đạo nào hết, tức là đạo không quan trọng với mình. Ngoại trừ việc thờ cúng gia tiên thì vẫn có, nhà mình có bàn thờ tổ từ khi ông tổ 5 đời từ miền Trung vô Nam lập nghiệp lận đó.
    Được caygay sửa chữa / chuyển vào 05:43 ngày 13/06/2004
  5. balance_vietnam

    balance_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận.
    Bạn lập luận rất tốt, nhưng là dựa trên quan điểm duy vật biện chứng. Tôi xin phép được đưa ra lý luận từ một phía khác.
    1. Về việc tín độ bị ép buộc phải tin: Điều này có thể đúng dựa trên một phía. Tuy nhiên, những người theo đạo đều cho rằng họ không ép buộc ai cả. Những tín đồ cải đạo là do tự nguyên sau khi được nghe giảng kinh thánh. Ngoài ra, còn một trường hợp nữa là trẻ em sinh ra trong gia đình theo đạo nên các em cũng tự nguyện theo đạo.
    2. Về việc tôn giáo phản khoa học: Thứ nhất, cho đến nay, không ai đồng tình rằng lời dạy trong Kinh thánh là phản khoa học.
    Thứ hai, ở đây, người lập luận giả định trước rằng khoa học là đúng, do đó phản khoa học là sai. Tuy nhiên, nếu bạn gặp người theo đạo, họ sẽ nói rằng, "Nếu khoa học tương hợp với Kinh thánh thì khoa học đúng, nếu không thì khoa học sai chứ không phải Kinh thánh sai."
    3. Về quan điểm tôn giáo là sản phẩm do con người tạo ra: Đây chỉ là quan điểm của phía vô thần. Phía những người theo đạo tin rằng vũ trụ là do Chúa tạo nên. Do vậy, đạo là do Chúa chứ không phải do người. Người chỉ làm theo Chúa thôi.
    4. Về việc tôn giáo có cả điểm ưu lẫn điểm khuyết: Để biết một điểm là ưu hay khuyết, ta cần có tiêu chuẩn để dựa trên. Chuẩn của những người theo đạo là Kinh thánh. Kinh thánh được cho rằng tuyệt đối đúng. Vậy, một khi đã làm theo lời dạy trong Kinh, làm sao còn khuyết điểm?
    5. Về việc tôn giáo ngày một mất dần ảnh hưởng trong xã hội: Điều này chỉ đúng trong một vài trường hợp. Trên thực tế, kể từ khi tổng thống Ronald Reagan lên nắm quyền cùng với sự thăng hoa của chủ nghĩa bảo thủ, đạo Thiên Chúa đang có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước tới nay ở Mỹ.
    Không chỉ ở Mỹ, người các nước Châu Phi cũng đang cải đạo theo Thiên Chúa. Tại châu Á, ví dụ điển hình nhất là Hàn Quốc. Kể từ khi được quân Mỹ giải phóng, số lượng người Hàn Quốc theo đạo Thiên Chúa đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt, hiện nay họ đã xây dựng được nhà thờ lớn nhất thế giới. Hàn Quốc đang quyết tâm trở thành "pháo đài Thiên Chúa Giáo" của châu Á. Mỗi năm, họ gửi hàng vạn người truyền giáo đi các nước. Và mục tiêu của họ là cải đạo toàn bộ người dân châu Á, trong đó có Việt Nam.
  6. balance_vietnam

    balance_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Xin được quay trở lại với câu hỏi chính là tôn giáo có quan trọng không? Tôi xin được trả lời là có.
    Tôn giáo là một yếu tố không thể thiếu đối với xã hội loài người. Trong lịch sử, bất cứ nền văn minh nào cũng đã từng tìm cách giải thích sự thật về đấng tạo hoá. Từ niềm tin tôn giáo mới dẫn tới các sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể. Ảnh hưởng của đạo Thiên Chúa đối với phương Tây, Phật giáo đối với Ấn Độ và các nước Nam Á, Đông Nam Á, ảnh hưởng của Đạo Giáo đối với nghệ thuật Trung Hoa và Việt Nam... được thể hiện rất rõ.
    Tôn giáo giải quyết vấn đề đạo đức con người, điều mà khoa học chưa thể làm được. Người ta không giết người cướp của là do có luật, luật được dựng lên là nhờ có Đạo. Như vậy, nguồn gốc của đạo đức là Đạo. Nếu không có Đạo sao có được đạo đức.
    Để minh chứng điều này, xin được lấy xã hội Việt Nam hiện nay làm ví dụ. Theo như thống kê, và theo cả cảm nhận của bản thân chúng ta nữa, thanh niên Việt Nam hay người dân Việt Nam nói chung hiện nay hầu như không có một khái niệm rõ ràng thế nào là Đạo. Do không biết về Đạo, nên không theo Đạo. Không theo Đạo dẫn tới thiếu nền tảng về đạo đức. Không có đạo, thời trước gọi là "vô đạo," ngày nay thay từ "đạo" bằng từ "văn hoá." Sự suy đồi đạo đức trong giới trẻ là rất rõ. Nhưng không chỉ có giới trẻ, cả giới không trẻ cũng thiếu đạo đức nghiêm trọng. Thử hỏi, một khi đã nắm được Đạo và theo Đạo, ai còn màng tới tham ô, tham nhũng nữa? Nếu theo Đạo, y đức trong giới y sỹ làm sao còn lung lay được?
    Cuối cùng, tôn giáo còn giải quyết được vấn đề tinh thần. Do vậy, tôi cho rằng khi xã hội ngày càng phát triển, tôn giáo không những không mất tầm ảnh hưởng mà còn trở nên càng quan trọng hơn.
    Như vậy, câu trả lời là: Có, tôn giáo có quan trọng. Vấn đề chỉ là theo tôn giáo nào, phương Tây hay phương Đông, du nhập hay truyền thống?
  7. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    [balance_vietnam viết lúc 09:52 ngày 13/06/2004-]
    Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận.
    Bạn lập luận rất tốt, nhưng là dựa trên quan điểm duy vật biện chứng. Tôi xin phép được đưa ra lý luận từ một phía khác.
    1. Về việc tín độ bị ép buộc phải tin: Điều này có thể đúng dựa trên một phía. Tuy nhiên, những người theo đạo đều cho rằng họ không ép buộc ai cả. Những tín đồ cải đạo là do tự nguyên sau khi được nghe giảng kinh thánh. Ngoài ra, còn một trường hợp nữa là trẻ em sinh ra trong gia đình theo đạo nên các em cũng tự nguyện theo đạo. ---> cái này dành cho những ai hiểu Jesus hơn trả lời.
    2. Về việc tôn giáo phản khoa học: Thứ nhất, cho đến nay, không ai đồng tình rằng lời dạy trong Kinh thánh là phản khoa học.
    Thứ hai, ở đây, người lập luận giả định trước rằng khoa học là đúng, do đó phản khoa học là sai. Tuy nhiên, nếu bạn gặp người theo đạo, họ sẽ nói rằng, "Nếu khoa học tương hợp với Kinh thánh thì khoa học đúng, nếu không thì khoa học sai chứ không phải Kinh thánh sai."
    ---------> Cái này xin mời mấy ông hâm mộ Jesus bỏ tiền lên mặt trăng quan sát xem Trái đất quay quanh mặt trời hay mặt trời quay quanh trái đất.
    3. Về quan điểm tôn giáo là sản phẩm do con người tạo ra: Đây chỉ là quan điểm của phía vô thần. Phía những người theo đạo tin rằng vũ trụ là do Chúa tạo nên. Do vậy, đạo là do Chúa chứ không phải do người. Người chỉ làm theo Chúa thôi.
    ---------> Bằng chứng chứ, thế tại sao ông già John Paul II lại phải nói là ko có thiên đường hay địa ngục. Tai sao đi đâu cũng phải chui vào ***g kính , kể cả ngoài trời nóng hay lạnh.
    4. Về việc tôn giáo có cả điểm ưu lẫn điểm khuyết: Để biết một điểm là ưu hay khuyết, ta cần có tiêu chuẩn để dựa trên. Chuẩn của những người theo đạo là Kinh thánh. Kinh thánh được cho rằng tuyệt đối đúng. Vậy, một khi đã làm theo lời dạy trong Kinh, làm sao còn khuyết điểm?
    ----------> Căn cứ vào đâu để nói kinh thánh tuyệt đối đúng, ko có chứng minh thì bảo con gà trống đẻ trứng cũng được. Thế ví dụ Kinh Thánh ghi con bò hay lợn có 6 chân thì cũng là tuyệt đối dúng hả ?
    5. Về việc tôn giáo ngày một mất dần ảnh hưởng trong xã hội: Điều này chỉ đúng trong một vài trường hợp. Trên thực tế, kể từ khi tổng thống Ronald Reagan lên nắm quyền cùng với sự thăng hoa của chủ nghĩa bảo thủ, đạo Thiên Chúa đang có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước tới nay ở Mỹ.
    Không chỉ ở Mỹ, người các nước Châu Phi cũng đang cải đạo theo Thiên Chúa. Tại châu Á, ví dụ điển hình nhất là Hàn Quốc. Kể từ khi được quân Mỹ giải phóng, số lượng người Hàn Quốc theo đạo Thiên Chúa đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt, hiện nay họ đã xây dựng được nhà thờ lớn nhất thế giới. Hàn Quốc đang quyết tâm trở thành "pháo đài Thiên Chúa Giáo" của châu Á. Mỗi năm, họ gửi hàng vạn người truyền giáo đi các nước. Và mục tiêu của họ là cải đạo toàn bộ người dân châu Á, trong đó có Việt Nam.
    ------> Thế thử cho biết tỉ lệ người hâm mộ Jesus ở Japan so với tổng số dân là bao nhiêu. Thấy ở Mẽo cũng có nhiều người bỏ đạo Jesus lắm mà. Mà muốn cải đạo dân VN cũng hơi viễn tưởng đó, chừng nào mà thánh kinh vẫn còn rao giảng "kính jesus" trên hết , trên cả yêu nước thì cái trò cải đạo hơi bị viển vông. Bài học năm 54 đến tận năm 75 còn nóng hổi quá. Đến nay chống phá VN tích cực nhất vẫn là bọn hâm mộ Jesus lưu vong thuyền thúng. Mà nghe nói Nam Hàn dân hâm mộ Jesus đông vì sau chiến tranh, trình độ dân trí Nam Hàn khi đó vẫn thấp, cho nên dễ lừa .
  8. balance_vietnam

    balance_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Chao bạn Quake3Arena.
    "Mà muốn cải đạo dân VN cũng hơi viễn tưởng đó, chừng nào mà thánh kinh vẫn còn rao giảng "kính jesus" trên hết , trên cả yêu nước thì cái trò cải đạo hơi bị viển vông. "
    Từ khi dành độc lập, nhà nước Trung Quốc cũng như Việt Nam đều theo đuổi chính sách không khuyến khích tôn giáo. Thế nhưng hiện nay, Trung Quốc được nhận định là mảnh đất màu mỡ để phát triển đạo Thiên Chúa. Còn Việt Nam thì sao?
    "Mà nghe nói Nam Hàn dân hâm mộ Jesus đông vì sau chiến tranh, trình độ dân trí Nam Hàn khi đó vẫn thấp, cho nên dễ lừa."
    Trình độ dân trí ta hiện nay liệu có hơn được trình độ dân trí Hàn Quốc khi đó? Dân ta như tờ giấy trắng vậy, ai muốn bôi vẽ gì cũng được.
    Thiết nghĩ, sớm muộn cũng bị người bôi, chi bằng chúng ta tự vẽ đường cho chúng ta trước.
  9. caygay

    caygay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận.
    Bạn lập luận rất tốt, nhưng là dựa trên quan điểm duy vật biện chứng. Tôi xin phép được đưa ra lý luận từ một phía khác.
    1. Về việc tín độ bị ép buộc phải tin: Điều này có thể đúng dựa trên một phía. Tuy nhiên, những người theo đạo đều cho rằng họ không ép buộc ai cả. Những tín đồ cải đạo là do tự nguyên sau khi được nghe giảng kinh thánh. Ngoài ra, còn một trường hợp nữa là trẻ em sinh ra trong gia đình theo đạo nên các em cũng tự nguyện theo đạo.
    vậy đương nhiên không ai ép buộc tôi phải tin là tôn giáo thực sự quan trọng đối với tôi, đúng không bạn. vậy tôi có quyền phớt lờ những ai đi truyền đạo, phải vậy không. Vậy có ai đó nói với tôi là Chúa hiện hữu, Thượng đế tồn tại thì tui cũng đâu thèm coi Chúa là ai, Thượng đế là ai. Đúng không. Cám ơn bạn vậy từ nay tôi hoàn toàn yên tâm là không cần tin vào những ai truyền đạo nữa.
    2. Về việc tôn giáo phản khoa học: Thứ nhất, cho đến nay, không ai đồng tình rằng lời dạy trong Kinh thánh là phản khoa học.
    Thứ hai, ở đây, người lập luận giả định trước rằng khoa học là đúng, do đó phản khoa học là sai. Tuy nhiên, nếu bạn gặp người theo đạo, họ sẽ nói rằng, "Nếu khoa học tương hợp với Kinh thánh thì khoa học đúng, nếu không thì khoa học sai chứ không phải Kinh thánh sai."
    Thanh niên trên thế giới đi học với những kiến thức trong sách giáo khoa. không có một chươngm một câu nào khẳng định mặt trời xoay quanh trái đất cả mà chỉ có trái đất xoay quanh mặt trời. Vậy sách sai hay kinh thánh sai? Sách giáo khoa có viết thì ghi rõ là tài liệu lấy từ nguồn ABC nào đó, chứ không thấy nói là lấy từ kinh thánh.
    Vậy tại sao người ta không đưa luôn kinh thánh vào giảng dạy trong nhà trường mà lại đi cất công tìm kiếm những kiến thức để giảng dạy cho nhân loại?
    3. Về quan điểm tôn giáo là sản phẩm do con người tạo ra: Đây chỉ là quan điểm của phía vô thần. Phía những người theo đạo tin rằng vũ trụ là do Chúa tạo nên. Do vậy, đạo là do Chúa chứ không phải do người. Người chỉ làm theo Chúa thôi.
    Anh Nguyễn Xuân Mai tạo ra TTVNOL có giấy phép hẳn hoi. Nhà tôi xây cất có giấy chủ quyền hẳn hoi. Vậy còn giấy chủ quyền tạo ra vụ trụ có không?

    4. Về việc tôn giáo có cả điểm ưu lẫn điểm khuyết: Để biết một điểm là ưu hay khuyết, ta cần có tiêu chuẩn để dựa trên. Chuẩn của những người theo đạo là Kinh thánh. Kinh thánh được cho rằng tuyệt đối đúng. Vậy, một khi đã làm theo lời dạy trong Kinh, làm sao còn khuyết điểm?
    Vậy tại sao kinh thánh không đưa vào trường học. Nếu giữa 1 bên đúng tuyệt đối và một bên là khoa học đang đi khám phá thì tại sao người ta không xài cái có sẵn để đỡ mất công mà tốn công sức đi khai phá cái mới chi vậy?
    5. Về việc tôn giáo ngày một mất dần ảnh hưởng trong xã hội: Điều này chỉ đúng trong một vài trường hợp. Trên thực tế, kể từ khi tổng thống Ronald Reagan lên nắm quyền cùng với sự thăng hoa của chủ nghĩa bảo thủ, đạo Thiên Chúa đang có tầm ảnh hưởng lớn nhất từ trước tới nay ở Mỹ.
    Không chỉ ở Mỹ, người các nước Châu Phi cũng đang cải đạo theo Thiên Chúa. Tại châu Á, ví dụ điển hình nhất là Hàn Quốc. Kể từ khi được quân Mỹ giải phóng, số lượng người Hàn Quốc theo đạo Thiên Chúa đã tăng lên đáng kể. Đặc biệt, hiện nay họ đã xây dựng được nhà thờ lớn nhất thế giới. Hàn Quốc đang quyết tâm trở thành "pháo đài Thiên Chúa Giáo" của châu Á. Mỗi năm, họ gửi hàng vạn người truyền giáo đi các nước. Và mục tiêu của họ là cải đạo toàn bộ người dân châu Á, trong đó có Việt Nam.
    Vậy bạn nên viết bài đăng trên Tuổi Trẻ, Thanh Niên để cổ vũ thanh niên ta chuẩn bị đón nhận luồn giớ mới từ HQ như là ta đã đón nhận phim ảnh HQ vậy mà.
    Được caygay sửa chữa / chuyển vào 16:54 ngày 13/06/2004
  10. boylongbong

    boylongbong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2003
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Khả năng hiện hữu tồn tại một (hay nhiều) Thượng Đế cũng có thể chấp nhận được. Nhưng Jesu chắc chắn không phải "thánh con", những giáo điều trong kinh thánh chắc chắn không phải lý lẽ của Thượng Đế. Trong đó đầy rẫy những điều vô lý, thiếu logic... vì nó chỉ là sản phẩm tưởng tượng của con người lạc hậu sống cách đây hơn 2000 năm.

Chia sẻ trang này