1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôn giáo có quan trọng không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi balance_vietnam, 10/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. balance_vietnam

    balance_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    "Vậy tại sao người ta không đưa luôn kinh thánh vào giảng dạy trong nhà trường mà lại đi cất công tìm kiếm những kiến thức để giảng dạy cho nhân loại?"
    Thật ra thì việc này đã được thực hiện. Từ khi hệ thống trường công lập Mỹ chuyển sang dạy thuyết tiến hoá, một loạt các bậc phụ huynh chuyển con em sang học trường tư (mà tại đó, thiên chúa giáo là một môn học, kinh thánh là sách giáo khoa) hoặc tự dạy ở nhà.
  2. winters

    winters Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    572
    Thật là vô lý, trường học mở ra là phục vụ nhu cầu phổ cập kiến thức của dân chúng kia mà. Họ bỏ dạy môn đó chắc chắn cũng có lý do chứ, nếu thấy kinh thánh cần thiết thì chắc mấy ông nghiên cứu GD với lại ông Bộ Trưởng GD đã không bỏ rồi. Mà ở Mỹ nổi tiếng mấy vụ biểu tình, bỏ phiếu chống. Vậy chắc chỉ có le que mấy mống biểu tình với chống lại thôi nên bộ sách thông thái kinh thánh mới bị cấm cửa như vậy. Bạn nên thay cụm từ "một loạt các bậc phụ huynh" thành "le que mấy mống phụ huynh" đi, chứ đừng chơi chữ kiểu bất lương như vậy
    Được winters sửa chữa / chuyển vào 23:35 ngày 13/06/2004
  3. winters

    winters Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    572
    Xem lại nè Balance_VN, đây là một trong những lý do làm cho môn "học thuật" kinh thánh bị bỏ rơi đó.
  4. thichkeongot

    thichkeongot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy bác yuyu nhà ta viết thế này, bác balance_vienam coi nhe, đặc biệt ở phần tôi phóng to. Tôi không có bình luận gì cả, nếu bác thắc mắc, hỏi thẳng bác yuyu nhé
    Xin trả lời bác Hoahongvi,
    mặc dù có lẽ không cần thiết, vì tôi đã trả lời rồi, nhưng bác vẫn cho là chưa trả lời thì cũng không sao.
    Vì thực ra bằng trực giác, người ta có thể hiểu là người đối thoại có THiện Tâm để tranh luận hay không, hay chỉ có Ác Ý để phá hoại tranh luận.
    Đây tôi không nói bác mà tôi nói tình trạng chung hiện nay trên dễn đàn, vẫn chưa thích hợp cho không khí tranh luận học thuật. Nhưng tôi viết vào đây để trả lời chung cho các trường hợp khác, vì tôi nhận thấy bác là trường hợp để tôi đáng trả lời hơn cả. Còn nói chung, tôi cho rằng chưa có không khí tranh luận đúng nghĩa. học thụât trong thời điểm này
    Có mấy vấn đề vừa đặt ra, khiến tôi phải viết thêm :
    Song em chắc chắn rằng bác không ủng hộ khoa học, tức là bác không đứng vào hàng ngũ của những kẻ vô thần.
    Câu này thì bác sai rồi khi đồng hoá khoa học với vô thần. Cái này nói đúng hơn, có thể do nhận thực phiến diện của bác mà thôi. Vì có rất nhiều nhà khoa học hữu thần, ngược lại cũng có rất nhiều người không có hiểu biết gì về khoa học lại vô thần. Có thể nói không sai là những người kiến thức nửa chừng hoặc không biết gì thì vô thần. Còn nói chung, khi đạt đến một tầm kiến thức tương đối cao, thường hữu thần. ( Xin chớ nhầm hữu thần là tin những chuỵên mê tín nhảm nhí, thàn tiên ma quỉ vớ vẩn - đó thực sự là tín ngưỡng của những kẻ dốt nát ). Hữu thần là tin vào một nguyên lý tối cao vận hành vũ trụ, nguyên nhân của mọi nguyên nhân. Điều đó không liên quan gì đến tôn giáo, nhưng thuộc phạm trù Triết Học của Tri Thức.
    Tôi không hề phản đối khoa học mà chỉ phản đối sự Mê Tín Khoa Học và nói chung, phản đối mọi sự mê tín.
    2/ Thượng Đế đã chết Đây là một câu nói nổi tiếng của Nietzsche, tôi nói là sẽ viết về ông này và Chủ Nghĩa Hư Vô, nghĩa là trong đó sẽ có giải đáp về ý nghĩa của câu này và những nhận định " siêu hình và biện chứng đã chết ". Khi bác vẫn hỏi lại câu này, mặc dù tôi đã gợi ý rằng tôi sẽ viết về Nietzsche, chứng tỏ kiến thức của bác về triết học rất phiến diện, nếu không muốn nói là không có gì, vì tôi tránh để bác tự ái.3/ Còn vấn đề gì nữa nhỉ ? viết đến đây tôi quên mất bác đã viết những gì ? À vấn đề quan điểm của tôi ? Tôi đã nói rõ đến thế bác vẫn chưa rõ ? Nói tóm lại cho dễ hiểu nhé :
    THời đại chúng ta đang sống là thời đại khủng hoảng Tri Thức.
    Đấy là quan điểm chính của tôi trong tất cả mọi vấn đề tranh luận. Quan điểm này là sự Chiêm Nghiệm Bản Thân trên cơ sở tiếp thu những kiến thức tổng hợp về triết học và khoa học mới nhất của thế giới.
    Còn cụ thể trong từng vấn đề thế nào thì khi nào bàn đến nó sẽ nói.
    Vậy bác thoả mãn chưa ?
    Ngoài ra, như tôi đã nói, không khí hiện nay chưa thích hợp cho tranh lụân học thuật, nên tôi sẽ chỉ trả lời những ai mà tôi thấy đáng trả lời. Không những thế tôi sẽ ưu tiên việc xem Euro 2004 trước. Thừa thời gian tôi mới vào đây tham gia.
    Chúc các bác được xem một giải Euro 2004 đầy hào hứng !
  5. balance_vietnam

    balance_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn ý kiến đóng góp của tất cả các bạn.
    Bây giờ xin quay lại câu hỏi chính: Tôn giáo (nói chung) có quan trọng không?
  6. khongthichcainhau

    khongthichcainhau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2004
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Balance_vietnam tiểu thư, yuyu ca hiện đang bận luyện Euro trận pháp, vô cùng lợi hại, luyện được nó, yuyu caca sẽ dễ dàng nắm thiên hạ trong tay. Mong balance_vietnam tiểu thơ đừng quá khẩn trương, xin ráng chờ đợi. Vì điểm mặt toàn thể anh hào của Học thuật gia trang, không ai đủ chữ đức chữ tài để bàn chữ đạo, chữ tôn giáo cả. Các anh em đồng đạo ngu muội như chúng tôi cũng đang rửa tai, bó gối ngồi chờ nghe yuyu ca ca luận bàn đây.
  7. langkhachvn

    langkhachvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2003
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Ờ, lâu rồi không online, tiện thì bàn láo về cái vụ này một tí vậy.
    Tôn giáo có quan trọng không? Để trả lời trước hết phải hiểu bản chất của tôn giáo và mục đích của tôn giáo là gì. Về cơ bản, tôn giáo là một tập hợp các tín điều và giáo điều, xây dựng tập trung quanh một (Với tôn giáo độc thần) hoặc một số hình tượng trung tâm (Với tôn giáo đa thần) và được phủ lên xung quanh những hình tượng, lý thuyết + giáo điều đó một màu sắc quyền lực huyễn hoặc siêu nhiên. Điểm đặc trưng cơ bản nhất của tôn giáo là dùng thần quyền để đề cao "Đức tin", nếu tín đồ có đức tin kém, hoặc những kẻ ngoại đạo (vô đạo) sẽ chịu sự trừng phạt của thần quyền. Đại loại thì bản chất của tôn giáo là vậy, còn mục tiêu của tôn giáo là gì?
    Điều này phụ thuộc vào từng tôn giáo cụ thể một, chẳng hạn xét trên 3 tôn giáo lớn nhất hành tinh hiện nay, thì Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo luôn có xu hướng gắn bó chặt chẽ với thế quyền (Tức là quyền lực chính trị) còn Phật Giáo thì lại đề cao giới cảnh tu thân, xa lánh thế tục (Phật giáo nguyên thuỷ với giáo lý Tiểu thừa), ngay cả một nhánh phát triển sau này của Phật giáo với giáo lý Đại thừa, có đề cao đến việc giác ngộ và giải thoát chúng sinh của người đắc đạo, nhưng tựu chung lại vẫn có xu hướng xa lánh thế quyền.
    Chính vì thế, mà lịch sử của Thiên Chúa giáo và Hồi giáo là lịch sử suy tàn của hai đại đế quốc. Với thiên chúa giáo, đó là đế quốc trải rộng khắp châu âu, quyền hành sinh sát, với giáo lý tôn giáo trở thành luật pháp và các đội quân thánh chiến thực hiện các cuộc tàn sát kinh hoàng. Trong nhiều nghìn năm, Đế Quốc thiên chúa giáo kìm kẹp sự phát triển của nền văn minh của một châu lục văn minh nhất địa cầu, dùng toà án dị giáo và các lực lượng vũ trang của nó để tiêu diệt và khủng bố mọi tư tưởng khác với giáo điều (được gọi là vô đạo).Với Hồi giáo thì một kịch bản cũng tương tự như vậy. Khởi thuỷ khi Mohamet sáng lập giáo lý, ông ta xây dựng cho mình một đại đế quốc, thân vừa là lãnh tụ tinh thần, vừa là hoàng đế của một đại đế quốc trải rộng khắp Trung Á, đối đầu với đế quốc Rom.
    Theo thời gian, cả hai đại đế quốc tôn giáo này, và cả hai dạng tôn giáo này đều dần đi vào thoái trào. Giờ đây ở kỷ nguyên mà loài người tự tin hơn bao giờ hết vào trí tuệ, vào năng lực sáng tạo và khả năng của chính bản thân mình, niềm tin tôn giáo đang ngày một nhạt nhoà.
    Bây giờ quay lại câu hỏi "Tôn giáo có cần thiết hay không?", qua đoạn lập luận dài dòng trên có thể thấy, một thời gian rất dài, Thiên chúa giáo, khi gắn chặt với thế quyền, đã tạo nên một quyền lực kinh tởm, bằng những giáo lý mông muội và giáo điều, đã kìm kẹp và khủng bố đời sống loài người và sự phát triển của tư duy sáng tạo. Vì vậy, có thể khẳng định, chừng nào tôn giáo còn gắn với thế quyền, hoặc được lợi dụng sử dụng phục vụ cho các mục tiêu thế quyền, thì chừng đó, tôn giáo còn gây tai hoạ cho đời sống loài người.
    Tất nhiên, như đã nói ở đầu, trong 3 tôn giáo lớn nhất hành tinh hiện nay, Phật giáo được coi là một tôn giáo tiến bộ nhất, bởi giáo lý nguyên thuỷ của tôn giáo này mang tính từ bi sâu sắc, cấm sát sinh, khuyến khích tu thân, khuyến làm điều thiện và luôn có xu hướng lánh xa thế quyền. Vì vậy, có thể nói, nếu tôn giáo nào có khả năng gắn bó một cách sâu sắc với đời sống tâm linh con người, giúp người ta tự soi xét và tự hoàn thiện mình, đó chính là Phật Giáo. Nhưng cũng phải khẳng định, giá trị của Phật giáo không phải nằm ở những quyền uy siêu nhiên mà các bậc tu hành đắc đạo có thể đạt được theo giáo lý, mà chính nằm ở các thuyết lý đề cao tính thiện, tính từ bi ở con người. Nói tóm lại, giá trị của Phật giáo nằm ở cái gốc giáo lý của nó chứ không phải nằm ở các yếu tố nhấn mạnh thần quyền của nó.
    Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo hiện đang nằm trong bi kịch của nó. Xung đột trên thế giới hiện nay, quy nạp lại bản chất sâu xa chính là ở sự xung đột giữa hai trường phái Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo. Tất nhiên, cả hai thứ tôn giáo này, với tham vọng thâm nhập thế quyền nguyên thuỷ của nó, đều được gắn kết vào một loạt các yếu tố chính trị và thế quyền, và thúc đẩy thành căn nguyên của xung đột. Cuộc chiến chống khủng bố của Bush, luôn có tiêu đề bọn khủng bố là quỷ Satang, các nước chống Bush là trục "ma quỷ"... nói tóm lại, nó như một cuộc thánh chiến của Đức Chúa. Ngược lại, với Bin Lađen và những người hồi giáo, Bush và những kẻ thiên chúa giáo phương tây là hiện thân của lũ vô đạo, sẽ bị tiêu diệt bởi cuộc Jihad của những tín đồ Hồi giáo. Và đằng sau tất cả những điều đó là gì? Đó là thảm cảnh của cái chết không kịp bắt hơi của nhiều ngàn người ưu tú tại World Trade centre, là hàng vạn người bỏ mạng và cảnh đổ nát hoang tàn tại Apganixtan và mới đây nhất là những tội ác ghê tởm tại Iraq, khi phụ nữ, trẻ em đất nước này trông chờ được cứu thì họ lại bị giết, những người dân thì bị ngược đãi như thú vật, và những du kích thì cắt đầu công dân Mỹ. Lính Mỹ thực thi những tội ác đó với lý do tiêu diệt cái ác, còn những kẻ khủng bố thì thực thi những tội ác đó với lý do diệt bọn vô đạo, thánh chiến để bảo vệ Ala. Những tội ác man rợ như vậy đều được xuất phát từ những yếu tố tôn giáo cấu kết với quyền lực chính trị.
    Vậy có thể đặt ra một câu hỏi, những thứ tôn giáo đó đã đem lại gì cho đời sống loài người?
    Nói một cách đúng đắn, tôn giáo đồng nghĩa với "Đức tin". Ở những thời buổi hoang sơ, khi con người còn có rất ít công cụ và khả năng chế ngự thiên nhiên, cuộc sống loài người thường xuyên bị đe doạ. Bão táp, động đất, mất mùa, bệnh dịch, chiến tranh... tất cả đều khiến cuộc sống con người khốn khó. Để tồn tại được và hy vọng, loài người cần có một đức tin, các giáo lý tôn giáo nối tiếp ra đời và tồn tại. Tuy nhiên, khi cuộc sống loài người đã phát triển, với những thành tựu tri thức khoa học rực rỡ và không có giới hạn, hơn bao giờ hết, nhân loại hiện nay ý thức một cách rõ ràng hơn bao giờ hết rằng chính mình là chủ thể sáng tạo chứ không phải một quyền lực nào hết. Bệnh tật, bão táp, sấm chớp... giờ đây đều nằm trong tầm chế ngự của con người, nó không còn là sản phẩm của quyền lực siêu nhiên nữa. Khi loài người đã tự tin vào chính mình hơn, tôn giáo tự nhiên mất đi vai trò nguyên thuỷ của nó với tư cách chỗ dựa của một niềm tin. Đó chính là lý giải của sự suy tàn của các giáo lý và đức tin cuồng tín.
    Tất nhiên, với vai trò là các học thuyết, bản thân các tôn giáo đều có những mặt ưu điểm của nó như mọi học thuyết mà loài người đã sáng tạo ra. Nhân loại sẽ sàng lọc lại và đề cao những giáo lý tôn giáo nào có giá trị đối với đời sống xã hội hiện đại. Theo đó, những giáo lý Phật giáo nguyên thuỷ, với ngũ giới luật, khuyến khích làm việc thiện, đề cao đạo từ bi là vô cùng thích hợp đối với một xã hội hiện đại được tổ chức chặt chẽ theo mô hình pháp trị. Còn những giáo lý tôn giáo, chỉ bắt con người phải tin theo một cách mù quáng, với những tín đều mê tín và mông muội, tất yếu sẽ bị đào thải.
    Đến đây hẳn đã có thể trả lời câu hỏi "Tôn giáo có cần thiết hay không?"
    Nguyên tắc của một xã hội hiện đại, đó là vấn đề tổ chức luật pháp và các yếu tố pháp trị, trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Luật pháp càng chặt chẽ, càng hoàn thiện, xã hội sẽ càng văn minh. Lịch sử phát triển của xã hội loài người về mặt chính trị là lịch sử hoàn thiện của các mô hình Pháp trị. Pháp trị là cái thiết yếu nhất đối với đời sống con người hiện tại, tuy nhiên, bên cạnh đó, tôn giáo cũng có vai trò nhất định nhưng không thiết yếu. Con người có quyền lựa chọn tôn giáo như lựa chọn bất cứ một lý thuyết, hay một hình thức nghệ thuật, tri thức nào khác. Người ta có quyền thích nhạc cổ điển, nhạc roc, nhạc pop và cũng có quyền thích hoặc ghét tôn giáo... Những điều đó không quan trọng, miễn là mọi cá nhân đều phải biết tôn trọng luật pháp, tôn trọng các giá trị pháp lý để điều chỉnh hành vi của mình không xâm phạm đến quyền lợi của người khác và của cộng đồng.
  8. minh_mai

    minh_mai Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    72
    Mỹ thì cũng như Vatican hay Việt Nam thôi.
    xoá, cảnh cáo lần thứ nhất vì đả kích thành viên, nếu tái phạm sẽ bị treo 10 ngày.. Do đó, không học đại học được, không xin việc được.......mãi mãi ăn bám xã hội.
    Còn nếu không thuộc kinh thánh thì chẳng sao.
    Mỹ luật khá nghiêm, bố mẹ cố bắt con theo đạo là tội lỗi, có thể đi tù hay phạt tiền, cấm không được ảnh hưởng đến con cái. Nếu bố mẹ cấm con học Darwin, thì chắc chắn lĩnh án. Còn bỗ mẹ cấm con học kinh thánh, thì con mừng hú.
    Được luuthuy sửa chữa / chuyển vào 02:49 ngày 16/06/2004
  9. winters

    winters Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    650
    Đã được thích:
    572
    Giáo điều tôn giáo thì nó cũng giống như mọi luận thuyết khác mà con người từng sáng tạo ra. Tức là giá trị của nó sẽ thay đổi tuỳ thời kỳ: trong quá khứ, mặc dù một số tôn giáo phạm nhiều sai lầm, làm cản đà phát triển của con người, nhưng không ai phủ nhận tầm quan trọng của nó. Tôn giáo đã từng là chỗ dựa tin thần cho gần như toàn bộ loài người sống trong một môi trường nguy hiểm đầy bí ẩn mấy ngàn năm qua, mà trong môi trường đó con người trước đây với kiến thức ít ỏi không thể nào lý giải được. Nhưng trong tương lai, khi một tôn giáo lạc nào đó hậu không hợp thời nữa, một là nó phải tự "tiến hoá" hay sẽ bị đào thải.
    Tôi nghĩ trong tương lai khoa học và kiến thức sẽ là "kinh thánh" của loài người.
  10. conmeomapu

    conmeomapu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Tôn giáo có quan trọng hay không phụ thuộc vào đức tin của từng người. Theo mình thì nếu ta tin vào một tôn giáo nào đó, thì ta thấy nó rất quan trọng, thiếu nó thì cả thế giới sẽ diệt vong. Tuy nhiên, nếu ta không tin vào tôn giáo nào cả, thì ta cũng có thể làm được nhiều việc vĩ đại và thế giới không có tôn giáo đối với ta cũng vẫn có thể tốt đẹp, đầy đủ mà thôi.
    Bác Hồ không theo một tôn giáo nào, và theo báo CAND, trong bài viết "góp phần tìm hiểu tư tưởng HCM về tôn giáo" có viết: "Tuy giữa người cộng sản và người theo tôn giáo khác nhau về thế giới quan, nhưng trong cách ứng xử với tôn giáo, Hồ Chí Minh luôn tôn trọng niềm tin của những người có đạo." Thế nhưng Bác vẫn là người vĩ đại, làm nên sự nghiệp vĩ đại. Điều này có thể cho thấy đức tin là quan trọng với người có đạo, nhưng cũng không phải là không thể thiếu được.
    Nói tóm lại, ai theo đạo thì cứ theo, ai không theo đạo thì cũng không có sao, tôn giáo hiện nay chỉ là phần trang trí cho đời sống tinh thần của nhân loại thêm phong phú chứ không còn là một tiêu chí bắt buộc nữa.

Chia sẻ trang này