1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôn giáo có quan trọng không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi balance_vietnam, 10/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. balance_vietnam

    balance_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Tôn giáo có vai trò nhất định không chỉ đối với tinh thần mà cả đạo đức nữa. Hiện nay, các giáo trình môn đạo đức và giáo dục công dân có dạy về vấn đề này. Thế nhưng đa phần không giải thích được câu hỏi, "tại sao lại phải có đạo đức?" Nếu ta dùng triết học để giải thích cho các em, liệu các em có hiểu nổi không?
    Vấn đề đạo đức của người lớn cũng cần được quan tâm? Bạn sẽ dùng triết học duy vật biện chứng để giảng dạy cho họ về vấn đề đạo đức ra sao?
  2. langkhachvn

    langkhachvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2003
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Đạo đức không phải là độc quyền của tôn giáo. Những người duy vật biện chứng có thể đúc kết các quan điểm phổ cập về đạo đức một cách tổng hợp từ nhiều học thuyết. Trong đó Nho Học có thể là một ví dụ tốt. Đức làm người quân tử của nho học, cái đạo tu thân tề gia của nho giáo và nhiều triết lý tinh tuý khác của nho giáo cũng rất thích hợp với việc đề cao đạo đức trong xã hội hiện đại. Mà chắc chắn, nho giáo thì không phải là tôn giáo, nhẩy.
    Nói tóm lại, những người theo quan điểm duy vật, tự tin vào chính mình, vào bản chất con NGƯỜI với khả năng của một đấng sáng tạo, có rất nhiều cách để xây dựng một xã hội hiện đại, tiên tiến, đề cao tri thức khoa học, ổn định xã hội với một mô hình pháp trị chặt chẽ, đề cao được các đặc tính thuộc Chân - Thiện - Mỹ. Mọi lý thuyết tôn giáo đều chỉ mang tính chất tham khảo, và sẽ được chắt lọc để mang những giáo lý có giá trị ra dùng, còn những tín điều nhảm nhí, mông muội, huyễn hoặc và quàng xiên cốt để lừa người sẽ tất yếu bị loại bỏ.
  3. langkhachvn

    langkhachvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2003
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    À, đã nhân tiện thì trả lời nốt cái câu hỏi to bôi đậm bên trên đây.
    Anh bạn balance nêu câu hỏi "Tại sao phải có đạo đức?". Nghe có vẻ to tát nhưng hỏi như thế là hỏi từ ngọn chứ không phải từ gốc. Trước hết phải hiểu, bản chất Đạo đức là cái gì?
    Lấy cái gốc từ quan điểm của Tuân Tử, một môn đệ Khổng giáo nhưng lại có cách nhìn trái ngược với quan điểm của Khổng Tử. Tuân Tử cho rằng "Nhân chi sơ tính bản ác" (Khổng tử nói, Nhân chi sơ tính bản thiện). Trong mắt Tuân Tử, mỗi con người đều tiềm tàng tính ác trong người, hiểu theo nghĩa luôn tồn tại đặc tính xâm phạm đến quyền lợi của người khác. Điều đó có thể hiểu một cách khá duy lý, bởi mỗi con người, đều có mong muốn thoả mãn một cách tối đa nhu cầu của mình. Đó là nhu cầu về ăn, ở, mặc, sinh lý, chiếm hữu.... và một loạt nhu cầu không giới hạn khác. Với những bản năng có tính sinh tồn ấy, mỗi cá nhân luôn có xu hướng va chạm và xâm phạm đến bản năng của một cá nhân khác. Đó là quan điểm của Tuân Tử.
    Người phát triển ý tưởng của Tuân Tử đến trình độ cao, đó là nhà Pháp gia danh tiếng Hàn Phi Tử. Phi Tử với cái học Hình Danh (Pháp luật), lập luận rằng, vì bản tính con người tiềm ẩn cái ác, nên xã hội phải dùng luật pháp để điều chỉnh, và trái với quan điểm của Khổng Tử là dùng "nhân trị", Phi Tử chủ trương dùng "pháp trị"
    Dài dòng như vậy, kết lại là thế này, cái khái niệm gọi là "đạo đức" là một sự tổng hợp các nguyên tắc, các phương thức giới hạn hành vi ứng xử để khiến một cá nhân tự mình không xâm phạm đến lợi ích và quyền lợi của một cá nhân khác và của cộng đồng. Khái niệm về "đạo đức" thường thay đổi theo sự phát triển về trình độ tư duy và quan niệm đại chúng của từng thời đại. Chẳng hạn trong thời phong kiến, không ai nói rằng một ông vua có tới 300 bà phi tần là một điều vô đạo đức, bởi với quan niệm xã hội chung lúc đó, đấy là một điều được chấp nhận. Nhưng ngày nay, hẳn nếu tồn tại một người nào có đặc quyền như vậy, sẽ bị lên án là bạo chúa và đa dâm.
    Nói thế để anh bạn balance hiểu rằng, chẳng cần phải dùng đến luận lý cao xa gì khi bàn đến vấn đề đạo đức trong xã hội hiện đại. Và chắc chắn rằng tôn giáo không có vai trò thiết yếu trong việc duy trì các vấn đề liên quan đến đạo đức.
    Bây giờ sau khi đã hiểu đạo đức là cái gì, xin quay lại để trả lời câu hỏi "Tại sao phải có đạo đức?"
    Đã hiểu "đạo đức" là một sự tổng hợp các nguyên tắc, các phương thức giới hạn hành vi ứng xử để khiến một cá nhân tự mình không xâm phạm đến lợi ích và quyền lợi của một cá nhân khác và của cộng đồng, thì thấy rằng, việc đề cao và khuyến khích đạo đức là một trong những yếu tố rất quan trọng để ổn định xã hội. Nói cách khác, việc đề cao đạo đức chính là áp dụng nguyên tắc Nhân Trị của Khổng Tử, điều này dĩ nhiên chỉ là điều kiện đủ để ổn định xã hội, còn điều kiện cần thiết yếu, đó chính là đề cao nguyên tắc Pháp Trị.
  4. l9

    l9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    balance_vietnam

    "Vậy tại sao người ta không đưa luôn kinh thánh vào giảng dạy trong nhà trường mà lại đi cất công tìm kiếm những kiến thức để giảng dạy cho nhân loại?"
    Thật ra thì việc này đã được thực hiện. Từ khi hệ thống trường công lập Mỹ chuyển sang dạy thuyết tiến hoá, một loạt các bậc phụ huynh chuyển con em sang học trường tư (mà tại đó, thiên chúa giáo là một môn học, kinh thánh là sách giáo khoa) hoặc tự dạy ở nhà.
    balance_vietnam Gửi lúc 20:59, 13/

    Một số bác cho rằng, Mỹ là nơi cần đến tôn giáo, phổ biến tôn giáo....
    Thật ra, trái hẳn các bác nghĩ. Nước Mỹ là nước có bộ luật rất phát triển (tổng cộng, gần 4000 bộ luật. Mà theo các bộ luật này, không một thứ luật nào khác được ảnh hưởng. Nước Mỹ cũng là nước rất thực dụng. Do đó, việc truyền bá tôn giáo là tự do, nhưng dậy hướng tôn giáo trong nhà trường lại bị cấm. Về nguyên tắc, ngay cả trong gia đình, cũng vậy. Còn đối với khoa học, các trẻ em ra khỏi chương trình học quy định thì là tội lỗi, dù là bố mẹ, đều phải ra toà. Ở đây, em xin đưa ra một vài dẫn chứng.
    Đây là những gì, từ đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam:
    Hiến Pháp Hoa Kỳ không cho phép dạy luân lý trong học đường: Vấn đề "separation of state and church" làm cho chương trình giáo dục của nhà trường không có môn luân lý đạo đức, ngoại trừ các trường Công Giáo. Nếu con cái không được học giáo lý ở nhà thờ thì việc học hỏi và tuân giữ các điều răn nhất là điều răn thứ tư "hiếu thảo với cha mẹ" dễ bị sao nhãng. Cha mẹ nhiều khi cũng chỉ lo làm ăn để có được mức sống thoải mái, để theo kịp những người qua trước. Nhu cầu nhà cao cửa rộng, xe đẹp và sang khiến họ phải đầu tắt mặt tối để lo trả nợ. Vì vắng mặt suốt ngày, có khi cả đêm nếu làm ca đêm họ ít khi thấy con cái để mà dạy dổ khuyên bảo hay nghe chúng tâm sự. Con cái sống trong trường với bạn bè cả ngày, trong khi gần gũi cha mẹ rất ít. Chúng nghe lời bạn bè và bắt chước vì bị ảnh hưởng của bạn hơn là nghe lời cha mẹ. Xã hội Hoa Kỳ cũng không phù hợp với lối sống đạo đức cổ truyền. Cha mẹ có muốn dạy dỗ con một cách cứng rắn theo kiểu "thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho đường" cũng e sợ vì con cái có thể gọi 911 hoặc nếu con cái có vết thâm tím trên mình mà thầy cô trong trường thấy được, họ gọi CPS (Child Protective Service) thì mình bị rắc rối với công lực.
    Đó là vấn đề giáo dục.
    Đây là vấn đề chính quyền, toà án. Kẻ nào để đạo gì đó thay cho luật của chính quyền liền bị xử, dù là "quan thượng", "quan lớn". Ở Mỹ, tự do tôn giáo thái quá, sùng đạo thái quá bị trừng trị rất nghiêm.
    Vụ Trụ Cẩm Thạch 10 Điều Răn ở Montgomery Alabama
    Hơn hai tháng sau khi tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn nặng 5300 cân Anh bị di chuyển khỏi Dinh Pháp Đình Alabama, ông Thượng Thẩm Moore đã bị vị Luật Sư Tổng Sự Bill Pryor tố kiện cho rằng ông Moore đã phạm đến đạo lý pháp đình vì ông này đã không chịu tuân theo lệnh của liên bang, tức lệnh của Thẩm Phán Hoa Kỳ Myron Thompson, di chuyển tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn trước đây. Theo lệnh của Thẩm Phán Liên Bang Thompson thì tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn này là một thứ phát động tôn giáo vi hiến của chính quyền phạm đến điều Tu Chính Hiến Thứ Nhất.
    Vào Tháng 8/2003, sau khi tranh cãi về pháp lý dài dòng, 8 vị thẩm phán của Tòa Thượng Thẩm Alabama đã di chuyển tảng cẩm thạch đài này đi chỗ khác. Tòa Thượng Thẩm Hoa Kỳ hôm 3/11/2003 đã không muốn nghe những gì Thẩm Phán Moore muốn khiếu nại. Luật Sư Pryor đã cho hảng thông tấn AP biết rằng ông đang tìm cách đẩy Moore ra khỏi địa vị của ông ta, vì ông ta ?ocó ý và công khai làm việc sai trái và không chịu hối lỗi về hành vi cử chỉ của mình?.
    Phần Thẩm Phán Moore, trong thời gian này, bị tạm ngưng việc song vẫn hưởng lương, và đã cho biết ông sẽ được xử công bằng. Ông lo là sẽ không có máy chụp nào được phép sử dụng tại tòa trong hầu hết các phiên xử.
    Thẩm Phán Moore và những người ủng hộ ông cho rằng 10 Điều Răn là nền tảng của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ và việc cấm nhìn nhận vị Thiên Chúa Kitô Do Thái giáo này là phạm đến Khoản Tu Chính Hiến Thứ Nhất là khoản bảo đảm quyền tự do hành đạo. Khoản Tu Chính Hiến Thứ Nhất này như sau: ?oQuốc Hội sẽ không ra khoản luận nào tỏ ra tôn trọng việc thiết lập đạo giáo, hay cấm đoán việc tự do thi hành này??
    Trước lời đe dọa của Thẩm Phán Hoa Kỳ Thompson là sẽ phạt tiểu bang 5 ngàn Mỹ kim một ngày nếu khinh thường lệnh của ông ta, Luật Sư Pryor và Thống Đốc Bob Riley đã không ủng hộ Thẩm Phán Moore. Cả hai vị này thuộc đảng Cộng Hòa và là những Kitô hữu cho mình là bảo thủ đã ủng hộ việc thiết dựng tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn, nhưng họ nói ông Moora buộc phải tuân theo lệnh của Thẩm Phán Thompson.
    Hôm Thứ Năm 28/8 Viện Galup đã phổ biến một cuộc thăm dò từ 1009 người đầu tuần về vụ này và kết quả cho thấy có 77% dân chúng không đồng ý với quyết định của Thẩm Phán Thompson, vị quyết định là việc Thẩm Phán Roy Moore đặt tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn 2 năm trước đây trong tòa nhà của tiểu bang là phạm đến nguyên tắc của Hiến Pháp Hoa Kỳ về việc phân biệt tôn giáo với chính quyền. Thẩm Phán Moore đã lên tiếng như sau: ?oThật là một ngày buồn thảm cho đất nước của chúng ta khi nền tảng về luân lý cho luật pháp của chúng ta cùng với việc nhìn nhận Thiên Chúa đã bị che khuất khỏi công cộng để làm nguôi ngoai một vị thẩm phán liên bang?.
    Các nhân công đã chuyển tảng cẩm thạch 10 Điều Răn này vào lúc 9 giờ sáng địa phương ngày Thứ Tư 27/8/2003, tức sau khi hạn lệnh của Thẩm Phán Thompson qua gần một tuần, và đẩy nó vào trong một phòng ở phía sau khuất mắt công chúng. Lúc ấy, khoảng chứng 150 người ủng hộ Thẩm Phán Moore thề sẽ chiến đấu để mang tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn này trở về chỗ cũ của nó.
    Hôm Thứ Hai 3/11, Thượng Thẩm Phán Tiểu Bang Alabama Moore không hề xin lỗi vì đã tỏ ra coi thường lệnh của liên bang trong việc chuyển tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn khỏi cao ốc của tiểu bang, ông nói với những người ủng hộ ông ở ngoài cao ốc tiểu bang này là ?oTôi đã giữ lời thề của mình. Tôi đã nhìn nhận Thiên Chúa là nền tảng luân lý chouật lệ của chúng ta? Đây không phải là vấn đề một tảng cẩm thạch đài. Nó cũng không phải là vấn đề tôn giáo. Nó là vấn đề nhìn nhận Thiên Chúa toàn năng?.
    Thượng Thẩm Phán Moore đã thâm tín là Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, Bản Hiến Pháp và hết mọi thứ luật lệ khác trong sách vở đều bắt nguồn từ Đấng Tạo Hóa. Ông này xuất thân từ một gia đình lao động ở miền quê Hạt Etowah, Alabama, ông được chỉ định đến West Point năm 1965. Sau đó ông phục vụ như một cảnh sát quân đội ở Việt Nam. Sau khi hồi hương, ông học luật và ra trường năm 1977. Ông bắt đầu hành nghề luật với vai trò làm phụ tá luật sư quản hạt ở Etowah County song từ nhiệm năm 1982 sau khi thua cử làm thẩm phán tòa lưu động. Ông dọn đến Texas là nơi ông được huấn luyện trở thành một tay đấu thái cực đạo. Sau đó ông sống mấy tháng ở một miền xa xôi ở Úc Đại Lợi. Ông trở về Alabama tái tấu nghề luật vào năm 1992, trở thành một vị thẩm phán toà lưu động ở Gadsden.
    Chính ở trong tư thế này mà ông được gọi là ?oVị Thẩm Phán 10 Điều Răn?, một tước hiệu ông thích thú. Vào ngày 21/8/2003, ông đã tuyên bố ?oTôi sẽ không bao giờ, không bao giờ chối bỏ Thiên Chúa là Đấng luật lệ của chúng ta phải tùy thuộc?. Ông đã khắc bằng tay một tấm bảng gỗ 10 Điều Răn và đặt nó lên tường phòng xử của mình. Một trận chiến pháp lý nổi lên vào năm 1997, vị thẩm phán liên bang truyền 6ong phải bỏ tấm bảng đó đi nhưng ông không chịu tuân hành. Sau được vị thống đốc tiểu bang can thiệp, tấm bảng đó vẫn còn tại chỗ. Sau khi với tư cách là vị Thẩm Phán 10 Điều Răn ông vận động tranh cử và đã được trúng cử làm vị thượng thẩm Tối Cao Pháp Viện Tiểu Bang Alabama, ông đã đặt tảng cẩm thạch đài 10 Điều Răn nặng hơn hai tấn rưỡi cân Anh ở cao ốc tiểu bang năm 2001.
    Cuối cùng, sau một ngày Thứ Tư phân xử, cả chín phần tử (gồm thẩm phán, luật sư và không phải luật sư) của hội đồng đạo đạo lý pháp đình Alabama hôm Thứ Năm 13/11/2003, đã đồng thanh quyết định bãi nhiệm vị thượng thẩm phán Moore này, vì ông đã ?ochủ ý và công khai? coi thường lệnh dời trụ cẩm thạch 10 Điều Răn khỏi cao ốc tiểu bang vào tháng 8/2003 vừa rồi.
    Tuy nhiên, những kẻ phê phán vị thượng thẩm này vẫn chưa thỏa mãn, họ còn tìm cách để ông ta bị tước quyền hành nghề luật sư nữa. Phần ông Moore, sau khi nghe phán quyết, ông vẫn không lấy làm lạ và cho rằng ông bị bãi nhiệm vì ông ?ođã nhận biết Thiên Chúa?.

    Dẫn chứng trong này, do tránh "đả kích tôn giáo", nên em lấy từ những trang truềy bá tôn giáo nghiêm túc. Đồng thời, tránh hiểu sai, em không trích, mà lấy cả đoạn và chỉ lấy ý kién của tác giả, không lấy những cái tác giả dẫn chứng.
    Được l9 sửa chữa / chuyển vào 16:09 ngày 17/06/2004
  5. l9

    l9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Đó là Mỹ, còn đây là một nước văn minh, có thiên chúa lâu đời khác. Tránh các em học sinh xa rời khoa học, luôn là nhiệm vụ của chính quyền. Đâu là ý kiến của Tổng Thống Pháp về vấn đề đạo Thiên Chúa (ông chơi một lúc cả 3 chi đạo lớn: Do Thái, Hồi, Kitô).
    Phản Ứng của Hàng Giáo Phẩm Pháp trước quyết định bài tôn giáo của Tổng Thống Pháp
    Hôm Thứ Năm 18/12/2003, Tổng Thống Pháp Jacques Chirac đã tuyên bố ông thiên về một thứ luật cấm sử dụng những dấu hiệu tôn giáo ?ohiện lộ? ở các trường học. Ông đã chấp nhận đa số những lời khuyến nghị trong tuần vừa rồi của Ủy Ban Stasi được ông bổ nhiệm. Ông yêu cầu cấm các dấu hiệu ?orõ ràng cho thấy phần tử tính của tôn giáo?, chẳng hạn như khăn che mặt của Hồi giáo, yarmulke của Do Thái giáo, hay thập giá ?oquá? to.
    Vị tổng thống này cũng loại bỏ lời đề nghị của ủy ban này về việc thiết lập hai ngày lễ, một của Do Thái Giáo và một của Hồi Giáo trong lịch hằng năm của học đường. Ông chỉ chấp nhận việc dễ dàng ban phép nghỉ học chính đáng cho những học sinh muốn cử hành ngày Lễ Yom Kippur (Do Thái) và Aid el Kebir (Hồi Giáo) mà thôi.
    Vị tổng thống này cũng thiên về một thứ luật không cho các bệnh nhân ở các bệnh việc công được quyền từ chối chăm sóc bởi nhân viên chăm sóc sức khỏe khác phái. Phụ nữ Hồi giáo càng ngày càng từ khước bị các bác sĩ nam chăm sóc.
    Vị chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Pháp là ĐTGM Jean-Pierre Ricard cai quản TGP Bordeaux cũng vào ngày Thứ Năm 18/12/2003, đã khẳng định như sau:
    ?oKhoản luật về vấn đề trần thế, được vị tổng thống cộng hòa này nghĩ trong đầu và được ủy thác cho chính quyền đây, có thể góp phần vào việc nhắc nhở một cách hữu hiệu những nguyên tắc và qui luật chi phối chúng ta về vấn đề này. Thế nhưng cũng cần phải nhấm nạh là vấn đề trần thế đây trước hết là nghệ thuật cùng nhau chung sống là cuộc sống được thăng hóa bởi kinh nghiệm sống và việc thực hành.
    "Quốc gia có trách nhiệm bảo đảm cho tất cả những đại gia đình đạo giáo được tôn trọng như nhau, được chú trọng như nhau. Vấn đề trang phục và các dấu hiệu tôn giáo nơi các trường công cũng như nơi cơ sở hành chánh đã từng là đề tài tranh luận. Vị tổng thống cộng hòa này muốn có được một giải quyết về lập pháp. Ông nêu lên vấn đề. Tuy nhiên, chúng tôi không tin rằng việc bỏ phiếu cho một thứ luật như thế sẽ là một câu giải đáp tuyệt vời cho tất cả mọi thứ khó khăn. ?
    "Nếu học đường cần phải bảo vệ cho khỏi hết mọi hình thức bạo động, áp buộc và gây rối nơi môi trường giáo dục, thì nó không được trở thành, đúng như tổng thống đã nhấn mạnh, ?~một nơi đồng loạt, một chốn vô danh, ở đó các thứ dấu hiệu có tính cách phần tử tôn giáo đều bị cấm đoán. Bởi thế, phải thận trọng là, việc hình thành thứ luật về các dấu hiệu tôn giáo không được cho nó như là một dấu hiệu ngờ vực của đại đa sống dân chúng là thành phần mang những dấu hiệu phần tử tôn giáo của mình không phải là những gì gây rắc rối cho lãnh vực công cộng?.

  6. balance_vietnam

    balance_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    "Separation of Church and State" chỉ có hiệu quả rất hạn chế. Ở trường, thầy cô giáo vẫn thường dạy các em giáo lý công giáo với tư cách là người lớn. "Separation of Church and State" không phải nhằm mục đích đối xử công bằng với tất cả mọi tôn giáo mà là đối xử công bằng với tất cả mọi nhánh giáo phái nhỏ trong Thiên Chúa Giáo. Dù thế nào đi nữa, nước Mỹ vẫn là "one nation under God."
    Ở Mỹ người ta không bàn tới "freedom of religion" mà bàn tới "freedom from religion."
    Thiên Chúa giáo ở Mỹ vẫn đang phát triển rất mạnh mẽ. Số người truyền giáo được gửi ra nước ngoài hàng nằm nhiều không kể hết. Các chuyên gia nhận định rằng Thiên Chúa Giáo đang chuyển dần từ châu Âu sang châu Á và châu Phi. Có thể trong thời gian tới, Việt Nam sẽ là tầm ngắm của họ.
  7. Quake3Arena

    Quake3Arena Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/01/2004
    Bài viết:
    926
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài này mới thấy được là tại sao con chiên dễ bị lừa vào năm 1954 . Liệu đây có phải là trò bịp bợm để quyên tiền ko nhỉ , khi thấy ở đó có ngay hòm đựng tiền.
    Sự thật chuyện "Chúa giáng thế" ở Hà Tây
    Tối 30/4, bọn trẻ đang nô đùa ở sân nhà thờ Thạch Bích (xã Bích Hoà, Thanh Oai, Hà Tây) thì thấy một quầng sáng trên tường, chúng sợ hãi đi gọi người lớn. Người ta bảo rằng lẩn khuất trong tia sáng đó mang hình hài của Chúa...

    Nhà thờ Thạch Bích (Thanh Oai, Hà Tây) được xây từ thời Pháp.
    Tiếng đồn nhanh tựa gió, hàng nghìn giáo dân, dân trong xã, trong tỉnh, ngoài tỉnh ùn ùn kéo về nhà thờ để "thỉnh" Chúa. Thậm chí có những giáo dân ở rất xa cũng đến cầu Chúa ban ơn, chữa bệnh... Nghe những tin đồn "thêm mắm dặm muối" thực hư, hư thực về hiện tượng này, PV VietNamNet đã về Hà Tây tìm hiểu sự việc.
    Ông Nguyễn Văn Bàn - Phó trưởng Công An xã Bích Hoà cho biết: "Buổi tối đông lắm, tầm từ 21-22h thì nhiều người tứ phương kéo đến. Thực ra chuyện Chúa giáng thế chỉ là đồn nhảm". Ông nói tiếp: "Dân cứ kháo lên, đưa đẩy tin Chúa giáng thế này thế khác, mấy người dân ở đây kê bàn ra rồi để hương hoa, thắp hương, có người nào đó lại đặt thêm cái hòm công đức... Cha xứ cũng đã giải thích với giáo dân rằng sự thật là bức tường lâu ngày rêu mốc, nhiều người không hiểu cứ tô vẽ nên có chuyện như vậy".

    Những người đến cầu may...
    Trao đổi với PV VietNamNet tại trụ sở UBND xã Bích Hoà sáng 15/6, ông Nguyễn Đức Hoà - Trưởng Công an xã, cũng là giáo dân cho biết: "Sau hôm mấy cháu nhỏ hô hoán chuyện thấy vầng sáng, tin đồn Chúa ngự trên tường cứ lan ra, dư luận đồn thổi là nếu người ốm đến "viếng Chúa" thì bệnh tật sẽ khỏi, thế là cứ tối đến dân các nơi lũ lượt kéo tới thắp hương, vái lạy...".
    Ông Hoà nói thêm: "Ban Tôn giáo tỉnh và huyện đã cử người về xác minh và đề nghị cha xứ giải thích rõ với giáo dân. Bức tường nơi Chúa giáng nằm trong khuôn viên của nhà thờ, không nên để sự việc ảnh hưởng đến hình ảnh đẹp của Chúa và Đức tin". Ông Hoà còn nói: "Chẳng lẽ Chúa lại giáng vào bức tường giáp nhà dân bẩn thỉu, hôi hám. Nếu Chúa giáng, phải có xứ điểm ở trong Nhà thờ thì toà thánh mới công nhận...". Linh mục Nguyễn Đăng Xuyên - Cha xứ nhà Thờ Thạch Bích cũng đã khuyên các con chiên không nên thổi phồng vấn đề. Theo ông, Chúa không bao giờ xuất hiện như vậy.

    Nơi "Chúa giáng thế" có đặt bàn thờ và "hòm công đức".

    Nhà thờ Thạch Bích (xây từ thời Pháp) khá lớn. Đi vào khuôn viên của nhà thờ, từ xa đã thấy dăm bảy giáo dân và người "cầu may" đang ngồi lễ (dù lúc đó đã gần 12h trưa). Quan sát, PV thấy bức tường mà hình "Chúa'''''''' an toạ cao khoảng 2m và đã được căng bạt che kín. Một bàn thờ nhỏ trên đặt hương, hoa, đèn, nến. Xung quanh có kê ghế cho khách, bên dưới có chiếu rải. Nhìn kỹ, PV VietNamNet thấy hình ảnh Chúa trên bức tường vôi kia chỉ là những vết rêu lâu ngày trở thành mốc...
    Một cụ già dáng vẻ là "con chiên" ngoan đạo kể: "Hôm trước có một phụ nữ cầm khăn bông chà vào cổ, ngực Chúa. Thiêng lắm, chỉ vài phút sau thì ngực Chúa tím bầm, chị ấy sợ quá thế là vứt bỏ luôn cái khăn. Buổi chiều, có 2 thanh niên lấy khăn mùi xoa lau lên bức tường in hình hài Chúa liền thấy một bóng đen lúc ẩn lúc hiện, mình Chúa chợt đen lại, tôi phải vái lấy vái để vì sợ rằng họ làm thế là có tội, nhưng hôm sau thì Chúa lại trở lại trắng trẻo như thường...".
    Những đồn thổi về Chúa giáng thế ở nhà thờ Thạch Bích vẫn ngày càng bay xa. Dòng người vẫn kéo đến vái lạy, góp tiền công đức. Các cơ quan chức năng nên làm rõ sự việc.
    Tùng Duy - Vân Thu Hương
  8. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Chào!
    Tôi cũng rất thích quan điểm "Nhân chi sơ tính bản ác" và đồng ý với bạn rằng xã hội cần phải có luật pháp vì luật pháp sẽ góp phần rấn lớn bình ổn xã hội. Tuy nhiên nếu chỉ chú ý tới luật pháp không thì đó lại là một cái dở. Thực tế chứng minh rằng luật pháp khắt khe vẫn không làm giảm đi tỷ lệ tội phạm. Ở đây có bạn đề cao rằng Mỹ là một nước có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh tuy nhiên ai cũng biết tỷ lệ tội phạm của Mỹ cũng rất cao.
    Cho nên theo tôi đỉnh cao của pháp trị là nhân trị. Bắt buộc người ta theo không bằng bảo người ta theo, bảo người ta theo không bằng tự người ta theo (hi.. hi.. cái này tôi mới chế, mấy bác đừng cười). Nhân trị có thể hơi thiếu tính chiến đấu nhưng về lâu về dài lại là biện pháp tối ưu để bình ổn xã hội. Và trong lịch sử qua nhiều triều đại phong kiến ta cũng thấy được điều này rất rõ nét.
    Về khái niêm đạo đức của bạn theo tôi còn khiếm khuyết, bởi vì trong cuộc sống ta thấy có rất nhiều trường hợp tuy không đụng chạm đến quyền lợi của ai hoặc không xâm phạm đến ai, tức không gây ra lỗi theo quan điểm của pháp luật, nhưng nó vẫn phi đạo đức.
    Đạo đức hay phi đạo đức thể hiện qua điểm xuất phát của hành động và suy nghĩ. Mà cái này thì không nhìn thấy được rõ ràng. Cho nên ta không thể nào đưa ra một định nghĩa chính xác về đạo đức, ta chỉ có thể nhìn thấy được những biểu hiện của đạo đức mà thôi.
    Trở lại vấn đề tôn giáo có quan trọng không. Theo tôi tôn giáo có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Bởi vì khoa học ngày càng phát triển nhưng khoa học chỉ giải quyết được nhu cầu vật chất, không giải quyết được vấn đề tâm linh, tôn giáo có thể lắp vào khiếm khuyết này. Hiển nhiên ở đây ta nói đến những tôn giáo có tiêu chí và quan điểm đem lại lợi ích và hòa bình cho con người chứ không phải là tụi Hồi giáo cực đoan (chứ không phải là Hồi giáo). Tôn giáo đề thông thường đề cao nhân trị. Mà như tôi đã nói nhân trị cũng có một tầm quan trọng nhật định trong việc bình ổn xã hội hiện đại.
    honghoavi
  9. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Có gì là không rõ ràng đâu bác honghoavi ?
    Có những tôn giáo được ra đời nhằm mục đích gì thì nó sẽ giáo dục con người theo hướng mục đích đó , dẫn đến những xuất phát của hành động và suy nghĩ . Biểu hiện có thể khác nhau tùy hoàn cảnh , thời đại , điều kiện sinh sống ... nhưng bản chất không thay đổi :
    - Các độc thần giáo : mục đích giáo dục con người thờ phượng đấng tối cao , truyền bá đức tin ra toàn thế giới bằng mọi cách . Mục đích không phải là dạy con người sống tốt mà là phải tuyệt đối nghe theo thần linh . Khổ nỗi có ai biết thần linh thật sự muốn cái gì và dạy cái gì !? Chỉ có nghe người ta kể lại với nhau thôi ===> loại tôn giáo này rất dễ bị lợi dụng (thật ra không phải là "tôn giáo bị lợi dụng" mà là "tôn giáo lợi dụng con người" )
    Tín lý của các tôn giáo này thể hiện rõ qua sự khẳng định lời của thần , ý muốn của thần , sự đe dọa hay hứa hẹn của thần ===> khiến con người trở nên ích kỷ cho bản thân .
    Loại tôn giáo này đặt tiêu chuẩn niềm tin lên trên hết . Cứ tin là được !
    Tôn giáo này không hướng đến mục đích phục vụ con người bởi vì con người không phải là chủ thể của tôn giáo . Chủ thể của tôn giáo này là đấng tối cao .
    - Phật giáo : giáo dục con người biết suy tư thể nghiệm chân lý , phải biết tự giác ngộ lẽ hay lẽ phải và những nguyên nhân khổ đau trong cuộc sống ===> mục đích là để tìm ra phương cách tự giải thoát mình khỏi bất hạnh và giúp đời , giúp người khác .
    ======> Mục đích của Phật giáo là phục vụ nhân loại . Cho nên Phật giáo là một tôn giáo rất biện chứng , khó kẻ nào lợi dụng được .
    Và cách thể hiện của hai loại tôn giáo khác nhau này cũng đã được lịch sử và hiện tại cho thấy .
    Theo các bác , nếu tri thức con người ngày một phát triển thì người ta sẽ chọn tôn giáo nào ?
  10. balance_vietnam

    balance_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Bài của bạn Honghoavi viết rất hay.
    Pháp trị phải đi đôi với nhân trị. Nhân trị được thực hiện bởi tôn giáo.
    Mới trong chủ đề Tư tưởng Hồ Chi Minh có bạn khẳng định rằng người Việt Nam rất đoàn kết. Tôi thì cho rằng người Việt Nam rất cá nhân vì bản tính con người dù bất cứ ở đâu là luôn lo cho lợi ích của bản thân mình trước. Đoàn kết chỉ đạt đựơc khi bất đồng lợi ích bị dẹp bỏ, mọi người cùng hướng tới một mục tiêu chung, chia sẻ quan điểm chung. Bơi vậy, tôn giáo còn góp phần đẩy mạnh tinh thần đoàn kết trong nhân dân.
    Được balance_vietnam sửa chữa / chuyển vào 11:48 ngày 18/06/2004

Chia sẻ trang này