1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôn giáo có quan trọng không?

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi balance_vietnam, 10/06/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. balance_vietnam

    balance_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/04/2004
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Chào NewGod.
    Tôi cũng đồng tình với quan điểm của bạn về giáo dục nhân cách trong Phật Giáo. Quả thực là từ trước tới nay ta chưa thấy người Phật tử có mặt trong bất cứ một cuộc chiến tranh tôn giáo nào bao giờ. Bạn NewGod gọi Phật giáo là tôn giáo cũng đúng, nhưng tôi thì thường coi nó là triết học hơn.
    Bên cạnh Phật Giáo còn có Lão Giáo. Quan điểm của Lão Giáo là ta cần phải hướng nội và tìm thấy Đạo trong ta. Một khi đã hiểu được Đạo, ắt ta sẽ có được đạo đức.
    Có điều này chắc hẳn các bạn sẽ quan tâm là: gần đây, một số người theo đạo Thiên Chúa ở Mỹ muốn đồng nhất hoá chúa Giê-su và Đạo của Đạo Giáo. Họ cho rằng từ 500 năm trước công nguyên, Lão Tử đã được Chúa nhập vào và truyền lời dạy cho dân vùng phương Đông nhưng Lão Tử đã không hiểu hết được và chỉ mô tả được một phần của Chúa thôi. Lão Tử không còn nhiệm vụ nữa khi Giê Su giáng trần. Do vậy, họ kết luận rằng tất cả mọi người theo Đạo Giáo nên cải đạo sang Thiên Chúa Giáo. Ngay trong tay tôi lúc này là một luận án tiến sỹ của người bạn về sự tương đồng giữa Thiên Chúa Giáo và Đạo Giáo; và quyển "Christ the Eternal Tao" (tạm dịch là "Chúa Giê-su, Đạo vĩnh hằng).
    Tất nhiên, là một người có chút ít kiến thức về triết học phương Đông, tôi hiểu rõ rằng Đạo Giáo không có gì liên quan tới Thiên Chúa Giáo. Bằng chứng cụ thể nhất là Đạo Giáo không bắt bạn phải tin tưởng tuyệt đối vào bất cứ điều gì.
  2. NewGod

    NewGod Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    899
    Đã được thích:
    0
    Chính xác , chính xác !
    Tuy nhiên , về mặt khoa học , chúng ta cần phải xét lại xem liệu ông Dê Xu có phải là một người bị ảnh hưởng của Phật Giáo hoặc các tôn giáo khác hay không (thay vì người Kito , Tin Lành bên Mỹ đang cố gắng nói ngược lại )
    Một số điểm ta cần lưu ý cho giả thuyết này :
    - Theo truyền thuyết thì ông Dê Xu được đệ tử cứu sống khỏi Thập giá . Cách xử của Thập Giá là khi nạn nhân bị treo sau một hai ngày thì kiệt sức và đầu nạn nhân gục xuống chẹn cuống họng không thở được nữa mà chết . Và để cái chết đến nhanh hơn , kẻ bị đóng đinh thường bị lính canh lấy cán giáo đập vỡ xương ống quyển . Tuy nhiên ông Dê Xu thì không bị như thế . ====> có nhiều giả thuyết cho rằng ông Dê Xu đã trốn sang Tây Tạng và trở thành tín đồ Phật Giáo .
    - Những "bài học" (thực ra chỉ là những lời nói suông ) đạo đức của ông Dê Xu thực chất đã có mặt trong hàng nghìn năm trước khi ông Dê Xu xuống trần "cứu rỗi" nhân loại . Vậy cũng giống như vụ kiện nhạc sĩ Bảo Chấn , ai dám khẳng định ông Dê Xu không ... copy những lời dạy đó ?
    - Mà những bài học đạo đức của ông Dê Xu lại hết sức cơ bản không lẽ trước khi ông Dê Xu xuống "cứu rỗi" người Trung Đông lại không biết sao ? Đại khái như thương yêu nhau , tha thứ kẻ thù ... thì có xã hội nào không có !? Phương Đông có được ông Dê Xu "cứu rỗi" đâu mà sao lại có một hệ thống luân lý Tàu Hoa sâu sắc như vậy ?
    - Ông Dê Xu đã làm được những gì để "cứu rỗi" nhân loại ?Trước khi ông Dê Xu bị xử tử và sau khi ông bị xử tử thì dân Israel có gì thay đổi nói riêng , cũng như nhân loại có gì thay đổi nói chung ?
  3. langkhachvn

    langkhachvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/11/2003
    Bài viết:
    286
    Đã được thích:
    0
    Bạn Honghoavi, bạn đọc kỹ lại bài của tôi, tôi đã nhấn mạnh rất rõ: Pháp trị là điều kiện cần để ổn định xã hội hiện đại, Nhân trị là điều kiện đủ cho điều đó.
    Bạn Balance, bạn đọc kỹ lại khái niệm Đạo đức mà tôi đề cập, như tôi nhấn mạnh, nội hàm của khái niệm đạo đức là không thay đổi, nhưng Ngoại diên của nó lại thay đổi tùy theo từng thời đại. Quan điểm đạo đức của thời phong kiến khác với quan điểm đạo đức của thời hiện đại. Quan điểm đạo đức của người phương đông nói chung khác quan điểm đạo đức của người phương tây. Nội hàm của chúng giống nhau, nhưng ngoai diên (Tức pham vi bao quát) của chúng khác nhau. Cái này có lẽ cũng chỉ cần bàn đến thế.
    Nhân tiện vì bạn nhắc đến Lão tử, và nói rằng hiện có luận thuyết phương tây cho rằng có thể "Chúa" nhập vào Lão Tử nên Lão giáo và Thiên Chúa Giáo là một và người theo Lão giáo nên nhập vào Thiên Chúa Giáo. Xin lỗi bạn, ai mà đã từng đọc Đạo Đức Kinh thì đều biết đây là lời nói bậy. Triết lý cao nhất của Lão Tử là đạt tới cảnh giới "Vô vi" với lời dạy "Tri Túc", con người hoà hợp với tự nhiên và vạn vật. Mà tôi thì không thấy Thiên Chúa Giáo có bất cứ cái biểu hiện gì gọi là hướng người ta tới cảnh giới Vô vi và Tri túc cả, toát lên chính yếu của Thiên Chúa Giáo là lời truyền kính chúa, hướng tới chúa và nước chúa, trong 10 điều răn thì có đến 3 điều khẳng định về quyền lực của chúa và quyền năng của chúa (Vĩnh hằng, toàn năng...). Đem Lão Tử mà buộc vào quan điểm của Giê Su thì đúng là hết nói nổi. Mà hơn nữa, phải làm rõ một chút, Lão Tử là một triết gia chứ không phải là một người sáng lập tôn giáo. Tất nhiên, vì bạn đã khẳng định rằng quan điểm cá nhân của bạn cho rằng Lão giáo và Thiên Chúa giáo chẳng có liên quan gì nên chuyện này cũng không cần bàn thêm làm gì.
    Ở đây nên nhấn mạnh một chút nữa sự hơn hẳn của Phật Giáo với Thiên Chúa Giáo. Thiên Chúa Giáo khẳng định sự tồn tại của Thượng Đế, một đấng toàn năng và vĩnh hằng. Phật Giáo trái lại, đức Thích Ca khẳng định mình cũng chỉ là một chúng sinh như mọi chúng sinh khác, nhưng là một chúng sinh đã đạt tới cảnh giới "Toàn giác" tức là đã giác ngộ mọi điều. Riêng điểm này đã cho thấy sự hoà đồng của Phật Giáo với nhân loại hơn là Thiên Chúa Giáo.
    Bởi những điểm yếu lớn của Thiên Chúa Giáo như thế, nên có thể nói, cho đến nay, càng ngày Thiên Chúa Giáo càng bị sa lầy vào những mâu thuẫn của chính mình và đang trong một tiến trình đào thải tất yếu trong sự phát triển của nhân loại. Nói chung, Thiên Chúa Giáo có thể tự đổi mới, nhưng cái đó còn phải xem các nhà Thần học Thiên Chúa có thể làm gì để giải thích những mâu thuẫn trầm trọng nội tại trong giáo lý kinh viện, và phải xem liệu nhân loại có quên được những tội ác kinh khủng và sự kìm kẹp ghê gớm mà Thiên Chúa Giáo đã áp lên lịch sử nhân loại thời trung cổ.
  4. thichkeongot

    thichkeongot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Tôn giáo có quan trọng không à? Tôi nghĩ là có đấy.
    Nếu không tôn trọng thì lấy đâu những bản báo cáo về tình hình Nhân Quyền, Tôn Giáo trên thế giới do Mỹ trình bày trong đó chỉ ra nước này, nước nọ, nước kia vi phạm chuyện này chuyện kia.
    Nếu không quan trọng thì những anh em Việt Kiều chúng ta dù xa xôi cách trả muôn trùng đại đương, dù ăn cao lương mỹ vị, dù ngồi phòng ấm phòng lạnh cũng lo lắng đau đáu về quê nhà nơi Tây Nguyên, nơi Sài Gòn, nơi Tây Đô, nơi Huế xa xôi có những cái gọi là đàn áp tôn giáo. Để từ những phương trời xa xăm ấy họ kêu gào như cha chết, như chính họ bị đàn áp, như chính họ bị mất đi từng miếng thịt miếng da rằng là thế giới phải can thiệp vào Việt nam để giúp tôn giáo ở VN được tự do hơn.
    Nếu không quan trọng thì sao có những cá nhân kiệt xuất như anh A, anh B, chị C đem những chủ đề này ra bàn luận, để rồi thiên hạ thi nhau chui đầu vào rọ, kẻ bị cảnh cáo người bị treo nick.
    Quan trọng, cực kỳ quan trọng. Đó là tôn giáo.
  5. bigapple_k33

    bigapple_k33 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    1.035
    Đã được thích:
    1
    Đọc bài của ThichKẹoNgọt thí chủ bần đạo thấy bao hàm nhiều ẩn ý sâu sắc. Bần đạo xin kính tặng thí chủ 5* để tỏ lòng ngưỡng mộ.
  6. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Bắt chước bigapple! tặng cho thích kẹo ngọt một bịch kẹo năm cục vì lời nói thẳng nói thật, tuy có hơi móc lò nhưng... hay!
    honghoavi

Chia sẻ trang này