1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôn giáo cuồng tín

Chủ đề trong 'Học thuật' bởi NewGod, 21/11/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Một mệnh đề được coi là đúng, nếu nó được chứng minh và do đó được thừa nhận bởi tất cả. Quy luật nhân quả chỉ được một số bộ môn hay ngành học, hoặc một số tôn giáo coi là đúng. KHoa học bỏ ngỏ, một số triết học, như của Kant cũng bỏ ngỏ.
    Do vậy, câu này coi như chưa biết đúng sai. Một lập luận dựa vào cái chưa biết đúng sai thì không đúng.
    Vầy lập luận của bạn không đúng.
    Toán học còn phải dựa vào các tiên đề nữa là. Không ai coi quy luật nhân - quả là tiên đề.
    Đây là sai cơ bản, thuộc dạng sơ đẳng, nên tôi mới nói vậy
    - Dù sao, Phần sau, cứ coi như một câu nói lố của tôi.
  2. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Cụ thể hơn, vấn đề của tôi là ngầm ẩn và nói tắt:
    1- Bạn có thể bẻ lại lập luận của tôi nói: Bạn lập luận sai về thuyết nhân quả không?
    2- Bạn trả lời thế nào nếu tôi coi thời gian không phải là đại lượng có sẵn, nghĩa là không có thời gian như chúng ta vẫn quan niệm. Nếu bạn đọc triết học Kant, sẽ thấy đó là vấn đề bỏ ngỏ. Do vậy, lập luận của bạn dựa trên thời gian như một đại lượng phổ quát là không đúng.
    Vậy đó.
  3. Half_life

    Half_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Hì hì , cảm kích bác dám nói dám làm đứng ra nhận sai . Chẳng qua là em bắt nhỏ bác thôi chứ đôi khi viết bài ai chẳng có lúc diễn đạt không trọn vẹn ý mình muốn nói .
    Riêng về luật Nhân - Quả thì nó còn bị hạn hẹp ở một quy luật khác mà người ta gọi là "Ngẫu Nhiên" . Lấy ví dụ như nếu Nhân - Quả là đúng thì mọi diễn biến thời điểm X sẽ phải thành diễn biến của thời điểm Y sau đó . Cụ thể hơn , vũ trụ vật chất là một tập hợp những phần tử cơ bản (đến một level nào đó) nhất định . Tại thời điểm X , chúng có vị trí là f(X) thì thời điểm Y , chúng buộc phải có vị trí f(Y) không thể khác .
    Nói vậy thì chẳng hóa ra ngay cả những gì đang xảy ra quanh ta đây cũng chỉ là kết qủa của cái gì đó hàng nghìn năm trước , cũng như chỉ một phần tỷ giây trước đó hay sao !?
    Vậy thì xét về vĩ mô , Nhân - Quả trong khía cạnh này không hợp lý . Tuy nhiên , xét về vi mô , hay nếu ta phát hiện ra sự tồn tại của những lực vật chất khác nằm ngòai 5 giác quan con người và các tương tác xa - gần của vũ trụ ( lực hấp dẫn , điện từ , hạt nhân ) thì chắc chắn là không có gì là ngẫu nhiên cả .
    Tuy vậy , vũ trụ thì vô cùng tận , vật chất cũng đa dạng vô cùng tận . Ngay một điểm trong vũ trụ cũng vô vàn dạng vật chất song song tồn tại và có liên hệ nào đó mà có thể nhân lọai vĩnh viễn không tìm ra được .
    Và Phật giáo buộc phải kết hợp và những ý tưởng Siêu hình vào luật Nhân - Quả của duy vật biện chứng để tạm giải đáp câu hỏi muôn thuở của lòai người trong hành trình tự giải thóat mình khỏi đau khổ và kiếp sống vô thường .
    Nói vậy thôi , em thích Phật giáo nhưng không phải là Phật tử đâu , chẳng biết gì nhiều . Bác bất tất phải hỏi vặn
  4. Half_life

    Half_life Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    389
    Đã được thích:
    0
    Lấy ví dụ về "Ngẫu nhiên" . Đó là chiếc lá rụng và rơi .
    Dù cho khoa học phát triển đến vài trăm năm nữa để có thêm thật nhiều phát hiện về quy luật thiên nhiên , những máy tính mô phỏng silmulation có siêu cấp đến đâu , con người khó vẽ được chính xác quỹ đạo rơi của chiếc lá . Và chiếc lá cứ rơi một cách "ngẫu nhiên'' chẳng có quy luật nào cả .
    Có vẻ như thiên nhiên là một tập hợp vô cùng tận các lực , các quy luật chi phối vận động vật chất . Dù khoa học có đến đâu đi nữa , cũng chỉ có thể mô phỏng dự đóan và giải thích vận động bằng tập hợp của một số hữu hạn quy luật và lực chi phối , không bao giờ đầy đủ cả . Do đó mà vẫn chẳng giải thích được tính "ngãu nhiên" theo thuyết Nhân - Quả .
    Sở dĩ vậy vì trong tri giác nhân lọai , không thể đạt đến giới hạn của cái Nhân , nên Quả là "ngẫu nhiên" hay "vô thường" không tuân theo cái Nhân diện kiến .
    Không hay bác dumb có hiểu thuyết Nhân - Quả theo cách hiểu đó không ? Nhân - Quả của vũ trụ là dĩ nhiên , cái "ngẫu nhiên" cũng chỉ là Quả của một cái Nhân không biết . Nhưng Nhân - Quả trong tri giác con người thì rất hạn hẹp .
  5. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Tôi hiểu ý của bạn. Nhưng cái bạn nói chỉ là phỏng đoán. Bạn nghĩ sao nếu hiện tượng "Quả" A không có bất cứ "NHÂN" tương ứng nào, chứ không phải là do chúng ta không thể đạt đến giới hạn của cái NHÂN. Do đó, tôi cho rằng không thể khẳng định thế được.
    Nhưng đúng là nhân loại, trong hầu hết các lĩnh v ực, đã áp dụng luật NHÂn QUẢ. Nhưng chính những cái mà bạn cho là ngẫu nhiên đó làm cho chúng ta chưa thể khẳng định được .
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 15:50 ngày 21/04/2004
  6. SeriousSam

    SeriousSam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2004
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Em chửi mấy thằng nói nhảm kêu gọi đả phá này nọ bên Thảo Luận nên bị khóa nick . Nay em có nick mới đây .
    Theo em , chẳng có cái gì tự nhiên là có cả . Ngay cả khi vũ trụ theo Big Bang được coi là điểm thời gian số 0 , trước đó không có gì khác , tức là Nhân - Quả không còn theo cách hiểu của loài người và nằm ngoài khái niệm loài người , thì nó cũng lại xảy ra theo một diễn biến trình tự khác . Nói cái này trừu tượng quá , thế nào em cũng nói loạn , bác miễn chấp
    Vào thời điểm 0 , thời gian co lại là vô tận với mật độ vật chất đậm đặc cỡ ... lỗ đen (?????) . Mọi khái niệm "trước" - "sau" coi như vô nghĩa .
    Đó là một ví dụ của sự phi "nhân quả" .
    Còn trong cuộc sống bình thường và ngay trong vũ trụ hiện nay sau Big Bang , em nghĩ Nhân Quả chi phối , không thể có ngoại lệ . Để chứng minh điều này chắc phải dùng .... phản chứng (kiểu "phản chứng" dỏm , miễn chấp )
    Giả sử như có ngoại lệ , tức là có một sự kiện xảy ra không có nguyên nhân , tức là không có sự khởi đầu trước đó . Vậy sự kiện đó là gì ? Một vật chất bỗng đột ngột xuất hiện ? Một năng lượng đột ngột sinh ra ? ===> mâu thuẫn thuyết bảo toàn .
  7. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Dumd bảo tôi là quá kiêu ngạo. Ừ thì tôi đùa đấy mà nên nếu như bạn quá quan trọng vấn đề kiêu ngạo hay không kiêu ngạo thì tôi xin thành thật xin lỗi vậy!
    Theo như lời của bạn thì chúng ta cần xét lại quy luật nhân quả vì chưa chắc nó đúng!
    Như vậy theo ý bạn tôi sẽ phân tích 3 trường hợp sau
    1/ Quy luật nhân quả hoàn toàn đúng.
    Trong trường hợp này chúng ta không cần bàn cãi gì cả vì lập luận của bạn đã sai.
    2/ Quy luật nhân quả hoàn toàn sai. (không có nhân quả)
    Điều này cho thấy dân tới rất nhiều bất hợp lý trong cuộc sống.
    a/ Vậy tức là vạn vật hiện hữu chẳng cần một nguyên nhân nào cả. Nếu thích cứ tự nhiên xuất hiện, nếu không thích cứ tự nhiên biến mất (mà thích hay không thích cũng là một nguyên nhân đấy nhé). Và bạn cũng chẳng cần tranh luận với tôi nữa vì nền tảng của mọi tranh luận là quy luật nhân quả.
    b/ Lấy ví dụ ta gieo hạt và trồng một cây lúa. Nếu bạn nói rằng không có nhân quả vậy tự nhiên cây lúa xuất hiện điều này quá vô lý. Nếu như bạn nói rằng do ta gieo hạt rồi tưới nước bón phân chăm sóc.... thì rõ ràng bạn đang vận dụng quy luật nhân quả để giải thích một hiện tượng tự nhiên bình thường. Bạn đang tự phủ nhận chính bạn
    Như vậy rõ ràng trong trường hợp này bạn đã lập luận sai.
    3/ Quy luật nhân quả có khi đúng có khi sai.
    Đây là điểm chúng ta tranh cãi nhiều nhất. Bạn phải thừa nhận rằng quy luật nhân quả đúng ở một chừng mực nào đó trong sự hiểu biết của chính bạn. Các nhà khoa học đã chứng minh rất nhiều sự vật hiện tượng dựa trên quy luật nhân quả bằng các công thức toán học chính xác và logic nên chúng ta không có gì bàn cãi. Tuy vậy tôi cũng đồng ý rằng có những hiện tượng bí ẩn mà khoa học không xác minh được. Song theo tôi chúng vẫn có thể chứng minh được dựa trên phương pháp quy nạp. Nếu thường hợp 1 đúng, trường hợp 2 đúng, trường hợp 3 đúng, trường hợp 4 đúng .... thì trường hợp thứ n cũng đúng. Dù ta không thể hình dung trường hợp thứ n.
    Chăc chắn bạn sẽ bẻ lại tôi là tất cả lập luận của tôi là do phỏng đoán dựa trên kinh nghiệm không có bằng chứng xác thực và nếu tận mắt bạn không thấy thì có đánh chết bạn cũng không tin.
    Nhưng bạn tin rằng có một vị thần linh nào đó tạo ra vũ trụ ( ví dụ như Thượng Đế )hoặc một nguyên nhân cuối cùng nào đó (chẳng hạn như vụ nổ Big Bang) tạo ra vũ trụ. Vậy tôi hỏi bạn, bạn có tận mắt chứng kiến Thượng Đế hay vụ nổ Big Bang không? Chắc chắn là không, nhưng bạn vẫn tin đấy thôi)
    Nếu bạn đổi ý nói rằng bạn không tin nữa thì không có gì để nói.
    Nếu bạn nói rằng bạn tin chỉ vì bạn... tin thì rõ ràng tại ngay điểm này bạn vẫn không thể nào bảo vệ lập trường của mình một cách vững vàng và thuyết phục được người khác.
    Như vậy qua phân tích 3 trường hợp trên. Ta thấy trong cả 3 trường hợp không có trường hợp nào bạn bác bỏ được quy luật nhân quả nên cho tới thời điểm này quy luật nhân quả vẫn không sai. Tức là mọi lập luận của tôi dựa trên nền tảng quy luật nhân quả vẫn còn giá trị.
    Vài lời hí luận mong các bạn góp ý.
    honghoavi
    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 09:54 ngày 22/04/2004
  8. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    Thật ra tôi tranh luận với các bạn là tranh luận cho vui thôi! Chứ thật tâm tôi không muốn tranh luận bởi các lý do sau:
    1/ người xưa nói thư bất tận ngôn ngôn bất tận ý" ngôn ngữ không phải là phương tiện lý tưởng để trình bày ý kiến, cho dù bạn có trình bày khéo đến đâu vẫn có những điểm bất hợp lý. Mà nếu cứ dựa vào sự tinh vi của cau chữ, sự tài tình của biện luận thì có lẽ chúng ta cãi hoài không thôi.
    2/ Những điều chúng ta trình bày trên đây chưa chấc đã hoàn toàn đúng mà nếu có đúng cũng một phần do ta học được ở đâu đó trình bày lại theo ý kiến của riêng ta.
    3/ Một số vấn đề còn phụ thuộc vào đức tin, tôi không thể bắt bạn tin những gì tôi tin tưởng ngược lại bạn không thể bắt tôi tin những gì bạn tin tưởng. Chúng ta được sinh ra lớn lên học hỏi hấp thụ những tư tưởng, phương pháp giáo dục khác nhau nên lý tưởng khác nhau là chuyện "thường ngày ở huyện". Giống nhau như tạc mới là chuyện "lọa"
    4/ Tôi nghĩ rằng chúng ta nên viết bài post lên với tư tưởng tranh cãi để làm sáng tỏ vấn đề, để hiểu thêm về một vấn đề hoặc để biết thêm nhưng luồng tư tuởng khác nhau về một vấn đề. Không nên xem diễn đàn là nơi phô trương kiến thức, chọc phá nhau. Vì làm như vậy theo tôi là phí công nó không mang lại lợi ích gì cho bản thân cũng như những người tham gia diễn đàn.
    5/ Quan điểm của tôi là ta không nên tranh luận những đề tài quá xa rời thực tế cuộc sống vì nó không mang lại lợi ích một cách thiết thực. Có những vấn đề hiện nay chúng ta đang tranh cãi đã được các nhà sử học, triết học, khoa học tranh luận mấy ngàn năm mà vẫn còn chưa ngã ngủ huống chi là chúng ta.
    (Cái này là cơm thêm)
    Quan niệm của Phật giáo là không giải thích nguồn gốc con người và vũ trụ. Cũng như quan điểm bất biến tuỳ duyên của Phật pháp. Căn cớ chúng sanh là muông trùng sai biệt nên có nhiều pháp môn tu. Nên có thể ở pháp môn này điều này là đúng. Ở pháp môn kia điều này lại là sai. Nếu muốn xét phải xét trên quan điểm nhìn nhận sự việc ở góc độ nào. Nếu nhìn ở góc độ giải thoát của Phật giáo thì quy luật Nhân quả đúng cũng được mà sai cũng được. Nên chúng ta không cần phải bàn cãi nhiều.
    Bài sau: Phật giáo Phá Nhân Quả, Phá Thời Gian!!!
    honghoavi

    Được honghoavi sửa chữa / chuyển vào 10:38 ngày 22/04/2004
  9. buddha__vn

    buddha__vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/09/2003
    Bài viết:
    236
    Đã được thích:
    0
    Nếu bạn honghoavi mà có kiêu ngạo, thì sao bạn lại xin lỗi bạn Dumd nhỉ? khó hiểu quá!
    Về luật nhận quả, các bạn cứ bàn thảo đi nhé! tôi làm người quan sát được rồi!
  10. dumb

    dumb Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    2
    Bạn honghoavi thân mến,
    Có thể diễn tả lại phần đầu tong bài viết của bạn:
    1/ Bạn nói là không có nguồn gốc của mọi thứ. Tức là những tư tưởng nào theo điều này sẽ là tư tưởng không đúng. Đạo Phật không giải thích như thế, vậy Đạo Phật là đáng theo.
    Ở đây có các vấn đề:
    - Trong lúc chứng minh phản chứng, bạn dựa vào một cái chưa được công nhận hoàn toàn. Do đó, lập luận của bạn không thuyết phục, tức là không đúng.
    2/Về bài thứ hai: Bạn lập luận rằng tôi sai, có nghĩa là điều không giống với quan điểm của tôi là đúng-------> Đây là một dạng sai lầm trong lô gic.

    Bởi vì khi tôi sai, bạn không xác định được chính xác phủ định của tôi sai: Nó là một tập hợp chứ không phải chỉ có duy nhất 1. Ví dụ nếu toàn thể là A, B, C thì khi A sai, vẫn còn B và C chứ không thể chỉ còn duy nhất B. Huống hộ vạn vật lại đa dạng hơn nhiều.
    Thực tế là bạn đang làm các phép chứng minh dựa trên các giả thuyét không lô gic: đúng, không đúng, khi đúng khi sai
    Trong lô gic thì không có khi đúng khi sai, mà lúc đó là sai.
    Và chỉ trong một miền.
    Các khái niệm này chỉ được dùng trong một miền nào đó mà thôi.
    Khi bạn dùng quá phạm vi sẽ có sự đánh tráo khái niệm.
    Do vậy, có thể nói, thực chất bạn vẫn nguỵ biện đấy thôi.
    Được dumb sửa chữa / chuyển vào 16:14 ngày 22/04/2004
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này