1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôn giáo - Phật giáo dưới góc nhìn của Tâm lý học về các rối loạn tinh thần

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi TicTacClock, 27/05/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Kinh điển Pàli không có dấu hiệu nào cho thấy đức Phật đã từng đích thân hội kiến bất kỳ ai trong số lục sư ngoại đạo danh tiếng ở thời ngài cả. Theo nguyên tắc ngài tránh các cuộc gặp mặt như vậy (Snip 828, 912) mặc dù rất có thể là ngài sẽ thắng trong bất kỳ cuộc tranh luận nào với chư vị ấy. Ngài được xem là một đối thủ đáng kính nể, khó thắng được.
    "Sa-môn Gotama đầy mưu lược, vị ấy biết nhiều xảo thuật mê hoặc lôi cuốn (tức là cảm hóa) các đệ tử ngoại đạo". Vị đệ tử Kỳ-na giáo Dìhatapassin (Trường Khổ Hạnh Giả) tường trình với đạo sư Mahàvìra của mình như vậy, sau khi đã tranh luận với đức Phật (MN 56). Tổ Mahàvìra có lễ cúng để dễ dàng tạo được một số ý kiến cá nhân đánh giá "Sa-môn Gotama", vì cả hai vị đều ở gần nhau tại Nàlandà (MN 56). Về phương diện khác, đức Phật cũng không quan tâm đến việc kết giao với tổ Mahàvìra.
    Trong hai thập niên hoằng pháp đầu tiên, việc hóa đạo của đức Phật thành công tương đối dễ dàng. Nhiệt tình của ngài còn tinh nguyên và truyền cảm, trong khi các giáo lý đối lập lại yếu hơn. Ðám người cạnh tranh gay gắt để chiếm ưu thế giữa quần chúng và các đạo sư đối lập điêu luyện chỉ xuất hiện dần theo thời gian, trước tiên từ phái jìvikas, về sau từ phái Kỳ-na. Trong thập niên cuối cùng của đời ngài, hầu như chỉ còn phái Kỳ-na là nhóm triết gia đối lập với ngài.
    Mặc dù đức Phật chưa bao giờ đích thân gặp mặt bất cứ vị lãnh đạo nào của các giáo phái khác, thông thường đệ tử của các đạo sư ấy, nhất là của tổ Mahàvìna, vẫn đến yết kiến ngài. Kinh điển Pàli tường thuật nhiều cuộc viếng thăm kia, ví dụ như sau:
    "Một thời, Thế Tôn trú tại Nàlandà, ở tinh xá trong Vườn Xoài Pàvàrika. Rồi thôn trưởng Asibandhakaputta, đệ tử của đạo sư Lõa thể Mahàvìra đến yết kiến Thế Tôn. Khi vị ấy ngồi xuống bên tả Thế Tôn, Thế Tôn hỏi:
    -Này thôn trưởng, giáo pháp của Nigantha Nàtaputta dạy đệ tử thế nào?
    -Bạch Thế Tôn, Nigantha Nàtaputta dạy như vầy:

    " Bất cứ ai sát hại sinh mạng, tất cả chúng đều phải vào đọa xứ, địa ngục. Bất cứ ai lấy của không cho, sống theo tà hạnh trong các dục, nói láo, tất cả chúng đều phải vào đọa xứ, địa ngục. Theo cách một người có thói thường sống như thế nào, kẻ ấy đi về hướng sanh thú ấy". Bạch Thế Tôn, như vậy là giáo pháp mà Nigantha Nàtaputta dạy đệ tử".
    -Này thôn trưởng, ông nói: "Theo cách một người có thói thường sống thế nào thì kẻ ấy đi về hướng sanh thú ấy". Song nếu sự tình là như vậy, thì không ai vào đọa xứ, địa ngục cả. Vì ông nghĩ thế nào, này thôn trưởng? Nếu một người thỉnh thoảng có sát sanh, thì thời nào là thông thường hơn (= nhiều hơn) đối với kẻ ấy: thời gian kẻ ấy sát sanh hay thời gian kẻ ấy không sát sanh?
    -Bạch Thế Tôn, dĩ nhiên thời gian kẻ ấy không sát sanh là thường hơn.
    -Nhưng ông nói: "Theo cách một người có thói thường sống như thế nào, thì kẻ ấy đi về hướng sanh thú ấy". Do vậy, theo giáo pháp của Nàtaputta, không ai được đọa xứ, địa ngục cả.
    (Ðiều này cũng phù hợp với các ác nghiệp được tổ Mahàvìra bác bỏ).
    Này thôn trưởng, một đạo sư khác thuyết giảng (điều trái ngược hẳn với những gì Mahàvìra tuyên bố) và đệ tử đặt lòng tin vào thầy mình. Kẻ ấy nghĩ: "Thầy tuyên bố rằng bất cứ ai sát sanh - tất cả chúng đều vào đọa xứ, địa ngục. Nay ta cũng đã sát sanh, vậy ta sẽ phải vào đạo xứ, địa ngục". Và bởi vì kẻ ấy chấp chặt tà kiến kia, không buông bỏ tà kiến kia, chắc chắn kẻ ấy phải vào địa ngục, đọa xứ.
    * Nhưng ở đây, này thôn trưởng, Như Lai xuất hiện ở đời, bậc A-la-hán Cánh Ðẳng Giác. Như Lai kịch liệt chỉ trích sát sanh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, và nói láo. Vị đệ tử đặt lòng tin vào đạo sư, bèn suy nghĩ: "Nay ta đã sát sanh. Việc ấy là không đúng, như vậy là không tốt. Phải luôn ghi nhớ rằng hành động ác kia ta đã lỡ làm, nay ta hãy ăn năn hối cải". Và do suy nghĩ như vậy, vị ấy từ bỏ sát sanh và bằng cách này vị ấy vuợt qua ác nghiệp (kamma)... và đồng thời tu tập chánh kiến, hộ trì các căn, phát triển thiền định, quán từ âm...
    Cũng giống như chiếc tù và bằng vỏ ốc vang dội bốn phương, vị ấy biến mãn khắp bốn phương với tâm từ, bi, hỷ, xả, vô lượng, vô biênẨ, này thôn trưởng, nhờ từ tâm giải thoát và xả tâm giải thoát được tu tập như vậy, phàm việc gì có hạn lượng sẽ không có dư tàn, sẽ không còn tồn tại".
    Khi nghe những lời này, thôn trưởng Asibandhakaputta thưa với Thế Tôn:
    " Thật vi diệu thay, Bạch Thế Tôn, thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn, ước mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ tại gia quy ngưỡng Thế Tôn từ nay cho đến trọn đời". (SN 42.2,8 giản lược)
    Bài kinh này thật thú vị, không chỉ vì miêu tả một cuộc thảo luận giữa các giáo phái, mà còn vì kỹ thuật biện luận được đức Phật dùng ở đây, kỹ thuật này có thể được gọi là "phương pháp hạn chế". Sau khi nêu rõ lý thuyết về nghiệp (kamma) của Mahàvìra là cực đoan A (các hành động ác thỉnh thoảng xảy ra không đưa đến nghiệp quả), và của một đạo sư khác là cực đoan Z (tất cả các hành động ác đều đưa đến nghiệp quả), ngài trình bày lý thuyết về nghiệp của ngài là Trung Ðạo M hợp lẽ phải: " Nghiệp quả của một hành động ác có thể được khắc phục nhờ ăn năn hối cải và tu tập phát triển công đức giới hạnh". Cả trong thực chất của vấn đề cũng như phương pháp lý luận, ở đây đức Phật đều chứng minh Trung Ðạo của ngài.
    Ðức Phật không đánh giá cao khả năng thuyết giảng cùng giáo lý của tổ Mahàvìra. Ngài bảo chư Tỳ-kheo, các giáo lý Kỳ-na không thỏa đáng từ bất cứ quan điểm nào. Bởi vì nếu khổ lạc của chúng sanh đều do nghiệp quá khứ quyết định thì mọi đệ tử phái Kỳ-na, những kẻ sống theo Giới Luật khắc nghiệt, phải chịu đựng quá nhiều khổ đau như vậy, chắc hẳn phải là những kẻ tạo nhiều ác nghiệp trong kiếp quá khứ. Hoặc nếu ta giả thiết khổ lạc đều do một đấng sáng tạo nào đó, hoặc do ngẫu nhiên, thì hẳn mọi đệ tử Kỳ-na phải do một đấng Sáng Tạo ác độc tác thành, hoặc là kết quả của tai họa ngẫu nhiên đầy bất hạnh. (MN 107)
  2. OhhMyGodd

    OhhMyGodd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2009
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Theo kinh nghiệm của mình, một tay có chút lăn lộn trong "chiến đấu", thì mình thấy bạn chưa thực sự "chiến đấu" đâu, mới chỉ "ăn đòn, ăn đòn, lĩnh đòn" thôi. Nhưng đến giờ này vẫn còn sống, hẳn có chút dẻo dai hơn người.
    Bạn Sợ gì, mà muốn trốn vào cái Chết thế? Hẳn nỗi Sợ ấy phải rất lớn?!
    Phản đòn đi chứ bạn, nếu thấy chịu đựng là đủ rồi!
    Cung lễ và cẩn trọng!
  3. OhhMyGodd

    OhhMyGodd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2009
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    A - Nan và Ca - Diếp có gặp bạn Kinh - hoàng chắc cũng phải gập mình xuống mà lạy mất thôi. Kinh cỏ còn phải " như thị ngã văn...", bạn KH này chắc là "KH đã nói thế" quá. Chắc bạn KH năm nay 2609 tuổi nhỉ, kể nhiều trò xưa tích cũ ghê.
    Chuyện kể rằng xưa có con Bò ăn rất nhiều kinh Cỏ, nhiều đến mức nó nghĩ nó có thể đứng hai chân như Người, có chú Vẹt đậu oai nghiêm trên trán Bò, Vẹt tin rằng cái tiếng lảnh lót của nó sẽ giúp Bò đứng thẳng được lên. Cả hai đang trong cơn hưng phấn, bỗng có Lão Ăn Mày rách rưới lượn qua, chẳng biết vô tình hay cố ý mà cái gậy chống vừa cũ vừa cong của lão đập vào trán con Bò, trúng luôn cả chú Vẹt. Vẹt rụng sạch lông, kêu chiêm chiếp theo giọng Gà con. Bò chết giấc, hồi lâu tỉnh lại, trong cơn choáng váng cứ Ồng Ộc mà Nôn Kinh Cỏ, Ồng Ộc, Ồng Ộc.
    Kinh!
    Cung lễ và cẩn trọng!
  4. OhhMyGodd

    OhhMyGodd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2009
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Cung lễ và cẩn trọng!
  5. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    hi
    đối thủ ko nhất thiết phải là ai đó .
    chiến đấu cũng ko nhất thiết là vì thắng, hay có đc đạt đc phần thuởng nào đó
    hay thấy 1 ai đó bị mình hạ gục
    hoặc thấy mình đứng trên bục số một vinh quang
    còn chiến đấu với ng khác, tranh giành với họ.
    mình ko muốn chiến đấu như thế , nên mình hay né , né ko song thì chạy, chạy ko đc thì lại ăn đòn ^)^
    nếu chẳng may mình có thắng ai đó, hay cướp đc của ai cái j đó, có thể mình sẽ vui lúc đầu , nhưng trong thâm tâm mình cũng ko thích kiểu cướp giật ấy
    cuộc đời này toàn những kẻ cướp thôi, nhưng đa phần chúng lại ko nhận ra điều đó. bởi chúng có đủ_thừa lý do chính đáng.
    hạnh phúc là một miếng mồi, và chúng ta
    một lũ giòi nhung nhúc, đạp lên đầu nhau mà tranh giành.
    ý muốn tranh giành với họ của rá thấp quá,
    ý ko có nên ko có lực, đủ lực mà chiến đấu
    nên toàn ăn đòn.
    nhưng ko sao
    rá hình như quen ăn đòn rồi,
    nhìn rá yếu thế nhưng chịu đòn thì cũng khỏe phết đấy
    đứng vội nghĩ rá muốn né mình trong cái chết .
    cs ko phải lúc nào cũng vui vẻ, hấp dẫn với rá. rồi nhiều khi thấy nhàm chán nó, kinh tởm nó, nên rá ko muốn nhảy vào dòng hỗn độn đấy
    muốn mình mãi là ng đứng ngoài thôi, đứng xem thôi,
    rá có nhiều nỗi sợ, mà có lẽ cái sợ lớn nhất là rá sợ rá sẽ như những ng khác, phải chiến đấu với ng khác,
    rá sẽ nhận tổn thương, và rá sẽ làm tổn thương ng khác, ăn cắp của ng khác nữa.
    nhảy vào nó, rá sẽ bị thêm bao nhiêu sợi dây trói buộc , trói chân, trói tay, sẽ bị những sợi dây vương ấy kéo cho đến già,
    rá sẽ như bị nhốt tù, như quả bóng bay hidro bị nhốt trong phòng ấy,
    nó sẽ ko thể nhìn thấy bầu trời.
    chết thì ai ko phải chết, nhưng nếu chết già theo lối ấy thì ............
    cái chết rồi thì ai cũng phải nghĩ đến thôi,
    lúc nào nhàm nhàm, ý nghĩ dạo chơi cung quăng, thử nghĩ xem ngày mình bị lòng đất này nuốt vào cũng ko phải là một ý nghĩ vô vị.
    còn rá thì dẻo dai lắm
    nên nói là cực kỳ dẻo dai và linh động.
    rá có thể đờ đẫn như thằng fê thuốc, nhưng vụt chốc có thể nhanh nhẹn như 1 kon mèo.
    tùy cảm hứng, tâm trạng, ngẫu hứng .
    nếu cái chết đến với rá, khi rá bị nghiền nát trong cs này.
    ko còn tí sức lực, khí lực nào trong cuộc sống này.
    lúc đó rá sẽ die. thay vào đó là một rá mới.
    rá sẽ rửa , tẩy mình, f5 mình thành một con ng hoàn toàn mới, hoàn toàn khác. có lẽ lúc đó rá sẽ có đc tự do rất cao.
    nhưng rá cũng hy vọng cuộc đời này ko tàn nhẫn như thế với rá.
    đôi lúc rá bỏ tiền ra mua 1 cái j đó,
    mua 1 mớ rau chẳng hạn, rồi nhìn thấy ng già ấy khắc khổ, để trồng ra chỗ rau đó.
    sau đó mình đưa cho họ tiền, đổi lại mớ rau đó.
    mà rá cũng có cảm giác như mình đang ăn cắp ấy, đang bóc lột họ ấy. ( có lẽ đồng tiền của rá , ko phải do sức mình làm ra, nên nghĩ vậy )
    nhưng bản chất đồng tiền, sự phân phối đồng tiền nó đã là ko công bằng rồi.
    nên cứ dây dưa đến nó cũng đồng nghĩa với sự bất công, ăn cắp thôi. cuộc đời cũng thế, cứ dây dưa đến nó thì ta cũng lại vậy thôi !
  6. nonstophit

    nonstophit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    tui chỉ muốn hỏi ông 1 câu 1 thôi
    ông có đang tổn thươg hoạc làm ng khác tổn thương ko?
    ....
    ông quả thật có nhieu cái khác Non này thiệt
  7. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    cứ sống trong cs này,
    thì ai mà ko như thế,
    chỉ là họ ko đủ nhận thức để nhìn ra điều đó .
    tôi từng , đã làm tổn thương nhiều ng,
    và sẽ còn tiếp tục làm
    tôi cũng từng hạ gục một vài ng , và cho đến giờ vẫn thấy kinh tởm cái kỉ niệm ấy .
    100 chiếc bánh mà phân phát cho 150 ng.
    ta đc thì 1 ng nào đó ở nơi khác bị cướp đi
  8. nonstophit

    nonstophit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    đã thế thì kiên cử chi cho lắm
  9. nonstophit

    nonstophit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/05/2006
    Bài viết:
    553
    Đã được thích:
    0
    tuyệt haỏ đây
    nhưng vẹt ko chịu rụng sạch lông đâu
    và cứ ca bài ca chuông gió thôi...boong booang
  10. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    nếu nghĩ đó là "vẹt" thì nên nghĩ đó là "vẹt " thanh cao ná
    còn hơn những kẻ chưa đc thành vẹt . mới chỉ hót ra đc vài hơi
    chiếp chiếp
    tình,
    tiền
    tài
    danh
    quyền
    ............
    chiếp chiếp ^)^
    ko tin???
    tóm đại 1 bọn ng nào đó mà xem.
    xem chúng hót những j khác ngoài mấy hơi hụt ấy !
    Non ơi, từ từ non sẽ đc dạy , chỉ cần 1 từ hoặc 5, 6 từ ấy thui, cố hót cho thiệt chuẩn,
    ng ta sẽ tung hô non ^)^.
    từ từ
    non sẽ vào lớp 1. với bài hát đầu tiên
    "tiền là tiên là phật" sau đó còn nhìu lớp khác thú vị hơn đấy !
    cố lên, non sẽ hót rất hay .
    rồi còn rất nhìu bài khác để non tụng.
    đây gọi là mô hình cuộc đời ,
    đã đc các nhà tư tưởng, các nhà tâm lý, đạo diễn kịch bản kiêm dàn dựng và phát hành.
    đã đc thử nghiệm qua nhiều đời , áp dụng một cách linh hoạt vào thực tế của hoàn cảnh, tình hình, địa hình địa phương.
    chỉ cần chăm chỉ học thuộc, tụng niệm.
    nếu hợp duyên, có tố chất thì chẳng mấy chốc sẽ đc bốc lên mây,
    vì rằng hót quá hay, bài thuộc quá chuẩn
    na na na
    ____________
    ta cứ chê ai đó vẹt
    ai đó lại cười ta gà !

Chia sẻ trang này