1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôn giáo - Phật giáo dưới góc nhìn của Tâm lý học về các rối loạn tinh thần

Chủ đề trong 'Tâm Lý Học' bởi TicTacClock, 27/05/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. OhhMyGodd

    OhhMyGodd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2009
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0

    Mỗi ngày tôi Trọn một niềm vui
    Chọn những bông hoa và những nụ cười
    Tôi nhặt gió trời mời em giữ lấy
    Để mắt em cười tựa lá bay
    ...
    Mỗi ngày tôi Trọn đường mình đi
    Đường đến anh em đường đến bạn bè
    Tôi đợi em về bàn chân quen quá
    Thảm lá me vàng lại bước qua
    Mỗi ngày tôi Trọn một niềm vui
    Cùng với anh em tìm đến mọi người
    Tôi chọn nơi này cùng nhau ca hát
    Để thấy tiếng cười rộn rã bay
    Mỗi ngày tôi Trọn một lần thôi
    Chọn tiếng ru con nhẹ bước vào đời
    Tôi chọn nắng đây chọn cơn mưa tới
    Để lúa reo mừng tựa vẫy tay
    ...
    Trịnh Công Sơn.
    Xin mượn ngươ?i chưf " CHƠ?"
    Cung lêf va? câ?n trọng!

    Được OhhMyGodd sửa chữa / chuyển vào 21:41 ngày 09/07/2009
  2. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Ðại Tạng Kinh Việt Nam
    KINH TRUNG BỘ
    Majjhima Nikàya
    Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


    18. Kinh Mật hoàn
    (Madhupindika sutta)
    --------------------------------------------------------------------------------
    Tôi nghe như vầy:
    Một thời, Thế Tôn sống giữa các vị dòng họ Sakka (Thích-ca), tại Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), ở vườn Nigrodharama.
    Rồi Thế Tôn vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. Sau khi khất thực ở Kapilavatthu, khi ăn xong, trên đường khất thực trở về, Thế Tôn đi đến Ðại Lâm để nghỉ trưa. Sau khi vào rừng Ðại Lâm, Ngài ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây beluvalatthika.
    Có vị Gậy cầm tay (Dandapani) Sakka (Thích-ca), kéo bộ khắp nơi, ngao du thiên hạ, đến tại rừng Ðại Lâm, đi sâu vào ngôi rừng, đến tại Beluvalatthika chỗ Thế Tôn ở, khi đến xong nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, dựa trên cây gậy, đứng một bên. Gậy cầm tay Sakka nói với Thế Tôn: "Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?"
    --"Này Hiền giả, theo lời dạy của Ta, trong thế giới với chư Thiên, Mara và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời; các tưởng sẽ không ám ảnh vị Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Này Hiền giả, như vậy là quan điểm của Ta, như vậy là lời Ta giảng dạy".
    Khi nghe nói vậy, Gậy cầm tay Sakka lắc đầu, liếm lưỡi, với trán nổi lên ba đường nhăn, chống gậy rồi đi.
    Rồi Thế Tôn vào buổi chiều từ Thiền tịnh độc cư đứng dậy, đi đến vườn Nigrodha, khi đến xong, ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
    -- Chư Tỷ-kheo, ở đây, Ta vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát vào thành Kapilavatthu để khất thực. Sau khi khất thực ở Kapilavatthu, ăn xong, trên đường khất thực trở về, Ta đi đến Ðại Lâm để nghỉ trưa. Sau khi vào rừng Ðại Lâm, Ta ngồi nghỉ trưa dưới gốc cây beluvalatthika. Có vị Gậy cầm tay Sakka kéo bộ khắp nơi, ngao du thiên hạ, đến tại rừng Ðại Lâm, đi sâu vào ngôi rừng, đến tại Beluvalatthika chỗ Ta ở, khi đến xong, nói lên những lời hỏi thăm xã giao thân hữu, rồi đứng một bên, dựa trên cây gậy. Ðứng một bên, Gậy cầm tay Sakka nói với Ta như sau: "Sa-môn có quan điểm thế nào, giảng thuyết những gì?" Chư Tỷ-kheo, được nói vậy, Ta trả lời Gậy cầm tay Sakka: "Này Hiền giả, theo lời Ta dạy trong thế giới với chư Thiên, Mara, và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời. Các tưởng sẽ không ám ảnh vị Bà-la-môn sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu. Này Hiền giả, như vậy là quan điểm của Ta, như vậy là lời Ta giảng dạy". Khi nghe nói vậy, Gậy cầm tay Sakka lắc đầu, liếm lưỡi, với trán nổi lên ba đường nhăn, chống gậy rồi đi.
    Khi nghe nói vậy, một Tỷ-kheo bạch Thế Tôn:
    -- Nhưng bạch Thế Tôn, lời dạy ấy là gì mà Thế Tôn, trong thế giới với chư Thiên, Mara và Phạm thiên, với các chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, không có tranh luận một ai ở đời? Các tưởng sẽ không ám ảnh Thế Tôn, vị đã sống không bị dục triền phược, không có nghi ngờ do dự, với mọi hối quá đoạn diệt, không có tham ái đối với hữu và phi hữu?
    -- Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người. Nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn.
    Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Sau khi nói vậy, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy bước vào tịnh xá.
    Sau khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy tóm tắt này cho chúng ta, không giải thích rộng rãi ý nghĩa, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn". Nay ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa". Rồi những Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Nay có Tôn giả Mahakaccana (Ðại Ca-chiên-diên) là vị được Thế Tôn tán dương và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến, sẽ hỏi Tôn giả Mahakaccana ý nghĩa này".
    Rồi những Tỷ-kheo ấy đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến, nói lên những lời chúc tụng, hỏi thăm xã giao với Tôn giả Mahakaccana rồi ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, những Tỷ-kheo ấy thưa với Tôn giả Mahakaccana:
    -- "Này Hiền giả, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy tóm tắt này và không giải thích rõ ràng ý nghĩa, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn".
    Này Hiền giả Mahakaccana, khi Thế Tôn đi chưa bao lâu, chúng tôi suy nghĩ: "Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói lên lời dạy vắn tắt này cho chúng ta... đã đi vào tịnh xá:" Do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn". Ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy mà Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt... không giải thích rõ ràng ý nghĩa?" Này Hiền giả Mahakaccana, rồi chúng tôi suy nghĩ: "Nay Tôn giả Mahakaccana được Thế Tôn tán thán và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng, Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến, chúng ta hỏi Tôn giả Mahakaccana ý nghĩa này. Tôn giả Mahakaccana sẽ giải thích cho".
    -- Chư Hiền, cũng như một người ưa thích lõi cây, tìm tòi lõi cây, đi khắp mọi nơi tìm lõi cây, đến một cây to lớn, đứng thẳng và có lõi cây. Người này bỏ qua rễ, bỏ qua thân cây, nghĩ rằng phải tìm lõi cây ở nơi cành lá. Cũng vậy là hành động của chư Tôn giả, đứng trước mặt Thế Tôn, quý vị bỏ qua Thế Tôn, nghĩ rằng phải hỏi tôi về ý nghĩa này. Chư Hiền, Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy, Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Brahma, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp Chủ, Như Lai. Quý vị phải tùy thời hỏi Thế Tôn ý nghĩa này. Những gì Thế Tôn giải thích cho quý vị, quý vị hãy như vậy thọ trì.
    -- Hiền giả Mahakaccana, chắc chắn Thế Tôn biết những gì cần phải biết, thấy những gì cần phải thấy, Ngài đã trở thành vị có mắt, trở thành vị có trí, trở thành Chánh pháp, trở thành Brahma, vị thuyết giả, vị diễn giả, vị đem lại mục tiêu, vị trao cho bất tử, vị Pháp Chủ, Như Lai. Chúng tôi phải tùy thời hỏi Thế Tôn ý nghĩa này. Những gì Thế Tôn giải thích cho chúng tôi, chúng tôi sẽ như vậy thọ trì. Nhưng Tôn giả Mahakaccana được Thế Tôn tán thán, được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Mong Tôn giả Mahakaccana hãy giải thích không có sự gì bất kính.
    -- Vậy chư Hiền hãy nghe và khéo tác ý, tôi sẽ giảng.
    -- Thưa vâng, Hiền giả.
    Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahakaccana. Tôn giả Mahakaccana giảng như sau:
    -- Chư Hiền, Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt lời dạy này... và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo bất cứ vì nhân duyên gì... không còn dư tàn". Chư Hiền, với lời dạy được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt, và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Tôi hiểu ý nghĩa một cách đầy đủ như sau:
    Chư Hiền, do nhơn con mắt và các sắc pháp, nhãn thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng, những gì có tưởng thời có suy tầm, những gì có suy tầm thì có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các sắc pháp do con mắt nhận thức, quá khứ, tương lai và hiện tại.
    Chư Hiền, do nhơn lỗ tai và các tiếng, nhĩ thức khởi lên, do nhơn lỗ mũi và các hương, tỷ thức khởi lên, do nhơn lưỡi và các vị, thiệt thức khởi lên, do nhơn thân và xúc, thân thức khởi lên; do nhơn ý và các pháp, ý thức khởi lên. Sự gặp gỡ của ba pháp này là xúc. Do duyên xúc nên có các cảm thọ. Những gì có cảm thọ thời có tưởng. Những gì có tưởng thời có suy tầm. Những gì có suy tầm thời có hý luận. Do hý luận ấy làm nhơn, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, đối với các pháp do ý thức nhận thức, quá khứ, tương lai, hiện tại.
    Chư Hiền, sự kiện này xảy ra: khi nào có mắt, khi nào có sắc pháp, khi nào có nhãn thức, thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của xúc thời sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có thi thiết của thọ thời sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của tưởng, thời sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này xảy ra: khi nào có sự thi thiết của suy tầm thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ.
    Sự kiện này xảy ra: khi nào có tai, khi nào có các tiếng, khi nào có nhĩ thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có lỗ mũi, khi nào có các hương, khi nào có tỷ thức... Sự kiện này xảy ra, khi nào có lưỡi, khi nào có các vị, khi nào có thiệt thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có thân, khi nào có các xúc, khi nào có thân thức... Sự kiện này xảy ra: khi nào có ý, khi nào có các pháp, khi nào có ý thức thời sự thi thiết của xúc được hiển lộ.
    Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có mắt, khi nào không có các sắc, khi nào không có nhãn thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của xúc, sự thi thiết của thọ được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của thọ, sự thi thiết của tưởng được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của tưởng, sự thi thiết của suy tầm được hiển lộ. Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có sự thi thiết của suy tầm, thời sự thi thiết của sự ám ảnh một số hý luận vọng tưởng được hiển lộ.
    Chư Hiền, sự kiện này không xảy ra: khi nào không có tai, khi nào không có các tiếng... khi nào không có mũi, khi nào không có các hương... khi nào không có lưỡi, khi nào không có các vị... khi nào không có thân, khi nào không có các xúc ... Sự kiện này không xảy ra: khi nào không có ý, khi nào không có các pháp, khi nào không có ý thức, sự thi thiết của xúc được hiển lộ...
    Chư Hiền, Thế Tôn, sau khi nói lên lời dạy một cách vắn tắt... đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không dư tàn". Chư Hiền, đối với lời dạy Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt này, và nghĩa lý không được giải thích một cách rộng rãi, tôi đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Nếu quý vị muốn, hãy đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, hãy hỏi ý nghĩa này. Thế Tôn giải đáp như thế nào, hãy như vậy thọ trì.
    Rồi những Tỷ-kheo ấy, hoan hỷ, tùy hỷ lời Tôn giả Mahakaccana nói, từ chỗ ngồi đứng dậy, đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:
    -- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn nói lên lời dạy này một cách vắn tắt cho chúng con... đã vào tịnh xá. "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì... không còn dư tàn". Khi Thế Tôn đi chẳng bao lâu, chúng con suy nghĩ như sau: "Chư Hiền, Thế Tôn sau khi nói cho chúng ta lời dạy tóm tắt này, không giải thích ý nghĩa một cách rộng rãi, từ chỗ ngồi đứng dậy và đã đi vào tịnh xá: "Này Tỷ-kheo, do bất cứ nhân duyên gì, một số hý luận vọng tưởng ám ảnh một người, nếu ở đây không có gì đáng tùy hỷ, đáng đón mừng, đáng chấp thủ, thời như vậy là sự đoạn tận tham tùy miên, sự đoạn tận sân tùy miên, sự đoạn tận kiến tùy miên, sự đoạn tận nghi tùy miên, sự đoạn tận mạn tùy miên, sự đoạn tận hữu tham tùy miên, sự đoạn tận vô minh tùy miên, sự đoạn tận chấp trượng, chấp kiếm, đấu tranh, tránh tranh, luận tranh, kháng tranh, ly gián ngữ, vọng ngữ. Chính ở đây, những ác, bất thiện pháp này đều được tiêu diệt, không còn dư tàn". Nay ai có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa?" Bạch Thế Tôn, và chúng con suy nghĩ: "Nay có Tôn giả Mahakaccana là vị được Thế Tôn tán dương và được các vị đồng phạm hạnh có trí kính trọng. Tôn giả Mahakaccana có thể giải thích rộng rãi ý nghĩa lời giảng dạy này được Thế Tôn nói lên một cách vắn tắt và không giải thích rõ ràng ý nghĩa. Vậy chúng ta hãy đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến sẽ hỏi Tôn giả Mahakaccana ý nghĩa này". Bạch Thế Tôn, rồi chúng con đi đến chỗ Tôn giả Mahakaccana ở, sau khi đến, chúng con hỏi Tôn giả Mahakaccana ý nghĩa này. Bạch Thế Tôn, Tôn giả Mahakaccana đã giải thích ý nghĩa ấy cho chúng con với những phương pháp này, với những văn cú này, với những văn tự này.
    -- Chư Tỷ-kheo, Tôn giả Mahakaccana là bậc Hiền trí. Chư Tỷ-kheo, Tôn giả Mahakaccana là bậc Ðại tuệ. Chư Tỷ-kheo, nếu các Người hỏi Ta ý nghĩa này, Ta cũng trả lời như Mahakaccana đã trả lời. Như vậy là chính nghĩa lời dạy ấy, hãy như vậy thọ trì.
    Khi nghe nói vậy, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
    -- Bạch Thế Tôn, như một người bị đói lả và mệt mỏi, tìm được một bánh mật, cứ mỗi miếng vị ấy được nếm, cứ mỗi miếng vị ấy được thưởng thức vị ngọt thuần nhất. Bạch Thế Tôn, cũng vậy, Tỷ-kheo có tri thức biệt tài, cứ mỗi phần suy tư đến ý nghĩa pháp môn này với trí tuệ, cứ mỗi phần vị ấy được thưởng thức sự hoan hỷ, được thưởng thức sự thỏa mái tâm trí. Bạch Thế Tôn, pháp môn này tên gọi là gì?
    -- Do vậy, này Ananda, pháp môn này được gọi là pháp môn bánh mật (Mật hoàn). Hãy như vậy thọ trì!
    Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ, tín thọ lời dạy Thế Tôn
  3. OhhMyGodd

    OhhMyGodd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2009
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Vất và quá, vất vả quá,
    Cứ từ từ mà Nôn,
    Ra cả mật xanh mật vàng thế này mệt lắm đấy nhớ,
    Cứ Nôn hết là sẽ tỉnh thôi, đỡ choáng váng hơn,
    Cứ từ từ
    Từ từ
    Nôn!
    Cung lễ và cẩn trọng!
    p/s: Chợ giời có tiếng rao: Cỏ Trung bộ bán hai trăm nghìn một bó đây, cỏ ngon giá tốt đây, mua nhanh kẻo hết nào, Bò ăn cỏ Trung bộ sẽ được chyển từ Bò sữa thành Bò thịt, Vẹt hót điệu Trung bộ sẽ được mặc bộ lông chim Anh vũ, mua nhanh, mua nhanh.

  4. voiconlontalonton

    voiconlontalonton Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/09/2003
    Bài viết:
    1.362
    Đã được thích:
    0
    Em thấy các bác tranh luận dùng nhiều tiểu xảo quá, như thế là không công bằng. Dựa vào kinh nghiệm chiến trường bắt nạt người khác hả?
    Bác nào thích luyện công phu bàn phím thì vào diễn đàn này này tnxm.net
    Vào đó dùng đủ mọi công phu luôn, chửi thẳng, chửi xéo, bóng gió đánh dưới thắt lưng đủ cả..
  5. mrking_hoang

    mrking_hoang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2006
    Bài viết:
    2.266
    Đã được thích:
    2
    Bác voi con ơi,em muốn hỏi bác cái này."Phi hữu ái" và "vô sắc ái"; hai cái này là khác ngôn ngữ cùng ý nghĩa hay là khác ngôn ngữ và khác ý nghĩa.Căm ơn bác nếu hồi âm.
  6. OhhMyGodd

    OhhMyGodd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2009
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    Thật hay la? có bạn Voicon va?o đây qua?ng cáo cho diêfn đa?n đi?nh cao, cao cao đi?nh đi?nh cao tnxm.net. Vâng, xin ca?m ơn bạn rất nhiê?u.
    Cung lêf va? câ?n trọng!
  7. aovai

    aovai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/06/2006
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Trong chuyện Tây Du Ký có đoạn : "Ta chỉ e người phương đó ngu si lỗ mãng, phỉ báng chân ngôn, không thấy được ý chỉ sâu xa trong Đạo của ta"
    Anh em nên cẩn thận, Trang Tử cũng có ý : "sách vở chỉ là cặn bã của cổ nhân" ! hi hi
    Rồi lại có câu : ý tại ngôn ngoại .
    Nhiều lắm, nhiều lắm ....
    Đại ý tôi muốn nói là gì ? Trong tất cả mọi thời đại, thật giả, tốt xấu, đen trắng đều lẫn lộn, khó phân, chứ không chỉ 1 thời nay đâu. Phải cẩn thận.
    Thứ hai là , có những điều tưởng chừng như rất đơn giản, mình cứ nghĩ mình đã hiểu, coi chừng lầm, lầm to ! Tại sao, vì đó là đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, rút ra từ sự trải nghiệm của bản thân tác giả. Muốn hiểu được nó, phải đích thân mình trải nghiệm, cứ trải nghiệm qua đi, rồi sau đó hãy phát biểu ý kiến, chưa muộn đâu. Tinh thần khoa học nghiêm túc là lý thuyết phải đi đôi với thực tế, kiểm nghệm trong thực tế, ko ngồi trong phòng máy lạnh đọc sách mà lý luận suông !
    Ai muốn phản đối đạo Phật, hãy google : "Govinda", "Chúng ta thoát thai từ đâu" trước, coi tinh thần khoa học nghiêm túc của người ta trước đi , rồi hãy phát biểu !
    Mà bạn TicToc chủ topic này :
    +Chủ đề bạn đưa ra rất hay và thú vị, độc đáo, tui rất thích đó. Có lẽ sau này tui sẽ đóng góp vài ý (nhưng ko phải là bài này).
    +Dù bạn là ai, có ý gì, thì cũng nên đánh tiếng Việt cho đúng. Cái đó thể hiện sự nghiêm túc, tinh thần xây dựng của bạn. Bạn không nên đóng vai Tôn Tẩn giả điên làm gì. Muốn nói gì cứ đàng hoàng mà nói, anh em ủng hộ và cùng tranh luận mà. Bạn làm vậy, người khác lại hiểu lầm là bạn yếu đuối, thiếu tự tin đó !
    Hẹn gặp lại.
  8. OhhMyGodd

    OhhMyGodd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/01/2009
    Bài viết:
    76
    Đã được thích:
    0
    ...."Govinda", "Chúng ta thoát thai từ đâu" ....
    Hị hị
    Hết quảng cáo tnxm.net
    Rồi quảng chồn "..thoát thai từ đâu.."
    Bạn ơi, có thật bạn không biết bạn chui ra từ đâu?!?
    Đĩa CD, VCD, HD, hình ảnh đẹp, âm thanh chất lượng cao minh hoạ cho việc ta chui ra từ đâu có vô số bạn à, hấp dẫn hơn mấy quyển bạn mót được của anh Google nhiều, hị hị.
    Vâ â âng!
    Yếu đu u ối!
    Vâ â âng!
    Thiếu tự tin in in!
    Vâ â âng!
    Nghi ê m tu u úc, cục ta cục tác!
    Vâ â âng!
    Xây dựng kho o oa ho o ọc, cục tác cục ta!
    Hị hị
    hị hị
    Hị!
    ,
    Chỉ e người phương đó ngu si lỗ mãng, phỉ báng chân ngôn, không thấy được ý chỉ sâu xa trong đạo của Lão Ăn Mày...(OhhMyGodd- Box Tâm Lý Học, Chủ đề Tôn Giáo - Phật giáo dưới góc nhìn của Tâm Lý Học về các rối loạn tinh thần)
    Cung lễ và cẩn trọng!
  9. hollowheart

    hollowheart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2009
    Bài viết:
    304
    Đã được thích:
    0
    Ý chỉ sâu xa, có người tôn thờ, duy ngã độc tôn. Có người thấy cục cục.Ranh giới đúng sai là gì? trên đúng sai là gì? có ai soi giùm tôi. Có thể tin người nghèo bàn về kế hoạch làm giàu không?
  10. rarach24

    rarach24 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    1.104
    Đã được thích:
    1
    1.ô mai ngọt ơi
    iu bị ru ngủ, tự sướng = những đòn mèo cào mất rồi
    cứ thế này thì bao giờ mới học đc 1 đòn nốc ao thật sự
    bao giờ mới biết cảm giác trả đòn
    bao giờ mới cảm đc ko khí của một trận quyết đấu thật sự
    kiếm của you có thể mạnh, nhưng dù có thắng bao nhiu thì nó vẫn chếch xuống, hướng xuống thui
    kiếm từ trên bổ xuống, thường là của kẻ tự tin. nhưng đa phần cái tự tin đó là ảo tưởng.
    tưởng tượng tay iu là 1 thanh kiếm
    thử dơ ra xem, nó sẽ là chếch xuống
    bởi nó bị bóng đè ^))^
    nhưng iu nên âm thầm đưa nó lên, dơ nó thẳng ra
    2. cổ tay của iu hơi cứng, nó mạnh về cầm (bình) đâm, chọc,thục, sục
    nó kém về ngoáy và lật.
    yếu về liên hoàn ,
    nên sẽ mạnh về lực . và nó thường dễ gãy
    nhưng quan trọng nhất là nó dễ đi vào lối mòn _bóng đè
    ngược hẳn với kiếm của rá, kiếm rá gần như hem có lực, nhưng lại dẻo và nhìu hư chiu, kĩ năng
    nó càng dẻo, thuẩn thục về đấu pháp khi gặp đối thủ mạnh
    nó luồn cúi như tiểu nhân, nhưng có thể vụt chốc vào thế thượng phong
    kiếm khí của nó vẫn nằm ngang , và cũng từng đc thử nghiệm qua sức mạnh hơn nó gấp bội
    3. hãy nhìn mỗi loại cây, có cây thẳng như tùng, có cây thân to mà thấp, có cây cao mà gày, có cây to mà mềm, cứng mà gầy......
    muôn vạn trạng,
    nó như một trận đồ
    mỗi loài cây như một trận đồ, mê cung có cửa ra cửa vào, mỗi a xin có một gót chân, mỗi hoàng hôn có một màu vàng, mỗi cơn mưa một độ dày _nặng nhẹ hạt....
    và mỗi cấu tạo , tạo nên 1 con ng cũng thế
    mỗi con ng là một thế trận,
    và iu biết đối thủ nguy hiểm nhất với thế trận đó là j hem??
    đó chính là kẻ làm iu thay đổi thế trận, kẻ đi vào tâm iu, nhận thức của iu mà làm iu tự mình thay đổi thế trận theo ý muốn của kẻ đó
    kẻ đó mới thực thụ là kẻ nguy hiểm. và iu sẽ là công cụ, là kon rối cho kẻ đó đấy_đội trên đầu_tôn thờ kẻ đó.
    đó mới thực là kẻ nguy hiểm, chứ ko phải những đợt công kick từ bên ngoài đâu
    .
    ở đây tic tac là 1 kẻ như thế đeý.
    và xem ra you bị lão thịt mất oy`( xác của iu sẽ chết thối um ( như mồm của iu á) trên bàn cờ mà gã vừa ngủ vừa tiện tay hạ )
    nhưng thôi, you tình nguyện làm con rối như thế thì tùy iu,
    you cảm thấy hạnh phúc, vui sướng nhãy ko*n~ lên là niềm vui của iu
    còn rá, rá sông phi đạp thẳng vào mặt gã _ lừa gạt trẻ con.
    nhưng khổ nỗi, cs này lại quá nhiều thằng trẻ kon tâm thần, mò mẫn như những kẻ mộng du.
    gã lừa cho chúng nó khôn hơn như thế cũng là từ tâm của gã
    ô mai ngọt ơi !!
    hãy suy nghĩ đi ná
    suy nghĩ về 1 đòn nốc ao thật sự đi
    cứ cào cào, bấu bấu thế thì bùn lém.
    chắc hem ai nói thẳng với iu những lời tâm huyết thế nài đâu ná.
    rá sợ trách nhiệm phải làm cha 1 đứa trẻ. sẽ cực kỳ vất vả để nhìn thấy nó bước đi , trong khi mình vẫn còng lưng thế nài.

Chia sẻ trang này