1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôn giáo và dân tộc (không bàn chuyện thời sự - xem thông báo của Mod trang 47)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi fddinh, 01/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Tôn giáo và dân tộc (không bàn chuyện thời sự - xem thông báo của Mod trang 47)


    Đây là box LSVH, topic này dành để nói đến, đăng bài về lịch sử của dân tộc và sự đóng góp của tôn giáo cho lịch sử dân tộc, cả tích cực hay tiêu cực, vấn đề này tiêu đề của topic này đã nói rõ, đây không phải là topic để thảo luận, xin nhắc lại, topic này để phổ biến kiến thức lịch sử, đăng tải những nghiên cứu về lịch sử dân tộc và tôn giáo, không để thảo luận.
    Về tiêu chí của tôi, bạn nào quan tâm xin đọc tại đây: http://www10.ttvnol.com/forum/ThaoLuan/1082727/trang-6.ttvn#13461627
    Bạn nào muốn tham khảo thêm, thảo luận, tranh cãi, xin vào các topic này: 
    http://www10.ttvnol.com/forum/ThaoLuan/1082727.ttvn
    http://www10.ttvnol.com/forum/ThaoLuan/1084616.ttvn  
    http://www10.ttvnol.com/forum/f_533/1042747.ttvn
    http://www10.ttvnol.com/forum/f_533/1087347.ttvn
    http://www10.ttvnol.com/forum/f_533/1088136.ttvn
    http://www10.ttvnol.com/forum/f_187/1087584.ttvn
    http://www10.ttvnol.com/forum/tiengviet/1084815.ttvn
    http://www10.ttvnol.com/forum/gdqp/1087919.ttvn
    http://www10.ttvnol.com/forum/gdqp/1010153/trang-57.ttvn#13363410
    http://www10.ttvnol.com/forum/thica/336067/trang-51.ttvn#13549954
    Bạn nào có tài liệu, hay ý kiến xin cứ đăng tải, bản thân tôi sẽ không trả lời những chỉ trích cá nhân tại đây.
    Tôn giáo và dân tộc


    [​IMG]

    GS.TS Đỗ Quang Hưng
    ?oÝ định của tôi khi viết cuốn sách này là tìm hiểu lịch sử nhận thức về vấn đề tôn giáo của người mácxít và của Đảng ta. Cuốn sách cũng còn mục tiêu khác nữa là nêu bật quá trình đổi mới nhận thức về tôn giáo và chính sách tôn giáo, đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây?, Nhà sử học, GS.TS Đỗ Quang Hưng, Viện trưởng Viện nghiên cứu Tôn giáo, Viện Khoa học và xã hội Việt Nam, nói về cuốn sách ?oVấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam?.

    Theo tôi, đời sống tôn giáo hiện nay có một số đặc điểm, xu hướng sau đây:
    Thứ nhất là các tôn giáo nói chung đều có xu hướng đồng hành với dân tộc, với chế độ mới trong quá trình đổi mới đất nước vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Mặc dù số lượng người theo các tôn giáo là khoảng 20 triệu, đây là một lực lượng khá lớn, song dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta thì trong suốt 20 năm qua, họ đã cùng với toàn dân tích cực tham gia thực hiện công cuộc đổi mới đất nước vì lợi ích thiết thân của mình, của tôn giáo mình trong đời sống thế tục cũng như trong đời sống tâm linh tôn giáo.
    Về tư tưởng, nói chung 20 triệu đồng bào có đạo còn ý kiến khác biệt về thế giới quan, về nhân sinh quan so với hệ tư tưởng chính thống của xã hội. Song, với quan điểm chỉ đạo mang tính cách mạng - khoa học - thực tiễn, Đảng ta đã có các chủ trương đúng đắn, kịp thời như: "Xóa bỏ mặc cảm", "Chấp nhận ý kiến khác biệt", "Tìm ra sự tương đồng chung"... để thống nhất, đoàn kết toàn dân tộc, đã dẫn đến những hiệu ứng xã hội vô cùng to lớn.
    Xét về góc độ văn hóa, tín đồ các tôn giáo đã tích cực hưởng ứng, tham gia xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, xây dựng làng xã văn hóa, gia đình văn hóa. Đặc biệt, trên bình diện đạo đức, đồng bào có đạo đã có đóng góp nhất định vào quá trình kìm hãm tốc độ suy thoái đạo đức trước sự tác động của kinh tế thị trường và xã hội tiêu thụ.
    Trên bình diện văn hóa lễ hội, đồng bào cũng có những đóng góp tích cực trong quá trình hội nhập văn hóa dân tộc với văn hoá tôn giáo và ngược lại. Trên bình diện văn hóa nếp sống, đồng bào cũng có đóng góp thiết thực vào quá trình khắc phục các tệ nạn xã hội, xóa bỏ một số hủ tục lạc hậu, thực hiện nếp sống văn minh trong việc tổ chức tang ma, cưới hỏi?
    Xét về góc độ chính trị, xã hội, mối quan hệ giữa Nhà nước với các giáo hội ngày càng được cải thiện. Hàng loạt các tổ chức tôn giáo thuộc 6 tôn giáo chính ở nước ta (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo) đã được công nhận. Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo mới được ban hành năm 2004 tạo thêm cơ sở pháp lý cho các hoạt động tôn giáo.
    Xem xét từ các góc độ cơ bản nêu trên, thực tế gần 20 năm đổi mới vừa qua cho thấy, đồng bào có đạo không chỉ là một lực lượng quần chúng quan trọng tích cực tham gia thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo cương lĩnh của **********************; mà còn là lực lượng quan trọng "chế ngự" khuynh hướng tiêu cực trong các tôn giáo, đảm bảo cho đường hướng "đồng hành với dân tộc" của các tôn giáo thúc đẩy những đóng góp xây dựng đất nước của đồng bào các tôn giáo trong quá trình đổi mới đất nước vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích về phần xác và phần hồn của đồng bào các tôn giáo.
    Thứ hai, các tôn giáo đều hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật của Nhà nước.
    Một đặc điểm trong quan hệ Nhà nước với các giáo hội nước ta rất khác các xã hội phương Tây là các Nhà nước phong kiến thường "đứng trên" các giáo hội. Thực tế lịch sử ấy tạo ra cho các nhà nước ở Việt Nam vị thế "nhạc trưởng", xây đắp và phát huy truyền thống Tam giáo đồng nguyên, hài hòa quan hệ Đạo - Đời, tránh được các xung đột tôn giáo.
    Đối với Nhà nước ta, những bước tiến quan trọng trong việc đẩy mạnh việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng là đã tạo ra hành lang pháp lý ngày càng thích hợp hơn, đáp ứng dần dần những nhu cầu chính đáng về quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân. Đồng bào các tôn giáo rất phấn khởi vì các văn bản pháp luật cũng đã khắc phục rất nhiều "cơ chế xin - cho", bước đầu xây dựng một xã hội dân sự về cả mặt tín ngưỡng, tôn giáo.
    Thực tiễn gần 20 năm đổi mới vừa qua cho thấy, trên cơ sở đồng hành với dân tộc, với chế độ mới, các tôn giáo ở nước ta về cơ bản đã, đang và sẽ hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của hiến pháp, pháp luật Nhà nước và chịu sự hướng dẫn, tác động quản lý của chính quyền các cấp.
    Khi có mâu thuẫn giữa giáo luật với pháp luật của Nhà nước và ngược lại về vấn đề cụ thể nào đó, thì về cơ bản, các tôn giáo đều thực hiện theo pháp luật của Nhà nước để đảm bảo lợi ích chung của cả xã hội và cộng đồng dân tộc. Ngược lại, trong các trường hợp cụ thể, Nhà nước tạo điều kiện cho các tôn giáo được thực hiện theo quy định của giáo luật để đảm bảo lợi ích riêng tư của cộng đồng tôn giáo đó.
    Hiện nay, các tôn giáo đang có xu thế biến đổi để "thích nghi" hơn nữa với đời sống và xã hội trong điều kiện mới mở cửa, hội nhập và giữ vững căn tính xã hội chủ nghĩa.
    Cần nói thêm rằng, xu thế thích nghi hôm nay còn bắt nguồn trước hết bởi khung cảnh toàn cầu hóa, trong đó có toàn cầu hóa tôn giáo. Bản thân các tôn giáo Việt Nam cũng đang đứng trước thách đố "sự phá vỡ các biên giới cũ và sự tạo ra các biên giới mới" của các hệ thống tôn giáo. Vì thế, nếu muốn tồn tại, các tôn giáo cũng không thể không duy trì "căn tính văn hóa" của dân tộc mình, không thể không bám rễ sâu vào đời sống xã hội mình.--PageBreak--
    Xét trên bình diện tín đồ, việc từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra với tốc độ phát triển khá nhanh. Trên cơ sở chất lượng cuộc sống được nâng cao dần về mọi mặt theo tiêu chí chung của đất nước đang phát triển, "chất lượng tín đồ" ở nước ta cũng đang tự biến đổi theo mức sống vật chất ngày càng được nâng cao, trong bối cảnh xu thế thế tục hóa phát triển.
    Về mặt tâm thức tôn giáo nói chung có sự biến đổi vô cùng sâu sắc. Loài người đang chứng kiến quá trình: "ra khỏi các tôn giáo, những tâm thức tôn giáo thì quay trở lại". Nội dung cơ bản của hiện tượng này là các tôn giáo có thể chế tiếp tục suy nghĩ trong khi đời sống tâm linh lại tăng cường.
    Lối sống đạo cũ (đi nhà thờ, xưng tội, cầu nguyện?) cải tiến rất nhiều theo lối chiêm nghiệm cá nhân. Nếu như các tín đồ trước đây nặng suy tư về sự cứu rỗi và luôn cầu xin đấng cứu rỗi thì thế hệ tín đồ mới ngày càng tiếp cận nghiêng về bình diện văn hóa và tâm lý - do họ cần sự cân bằng trong tâm tưởng trước sự căng thẳng đến mức trần trụi của nền kinh tế thị trường và nền văn minh tiêu thụ... đang xâm nhập xã hội nước ta.
    Chức sắc là lực lượng quan trọng trong nhiều tổ chức tôn giáo. Tính thế tục do quá trình nhập thế đem lại khiến cho ngày càng có nhiều tín đồ, trước hết là trong số trẻ, chỉ còn tìm thấy ở các chức sắc như là những người làm chức năng tư vấn xã hội trên một số lĩnh vực nhất định. Sự biến đổi này trong mối quan hệ giữa chức sắc với tín đồ và ngược lại sẽ thúc đẩy công cuộc "cải tạo chức sắc" trên cơ sở tự biến đổi để có thể thích nghi được với "chất lượng tín đồ mới" ngày một được khẳng định.
    - Xét về bình diện giáo hội, việc "cải tạo giáo hội" theo chiều hướng ngày càng đồng hành với dân tộc, đồng hành với chế độ mới đang tiếp tục diễn ra ngày một sâu sắc hơn. Giáo hội Phật giáo Việt Nam càng ngày càng được chấn hưng đường hướng "đạo pháp - dân tộc - và chủ nghĩa xã hội". Giáo hội Công giáo Việt Nam chỉ có hội nhập văn hóa trên cơ sở "sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để mưu cầu hạnh phúc cho đồng bào". Các hội thánh Tin Lành ở Việt Nam không thể đi chệch đường "phụng sự Thiên Chúa, phụng sự Tổ quốc". Các hệ phái Cao Đài ở Việt Nam cũng như Phật giáo Hòa Hảo cũng không thể không đi cùng dân tộc theo tinh thần "Nước vinh, đạo sáng".
    Các tôn giáo chính ở nước ta đều ý thức rõ điều này. Trong khi thích nghi với xã hội, ứng cử mềm mỏng với Nhà nước, đạo Công giáo đang tập trung vào mục tiêu chiến lược như nâng cao vị thế người theo đạo "thần học giáo dân", "tái truyền giáo" (tái Phúc âm hóa) và "hội nhập văn hóa"? để phát triển lực lượng.
    Chúng ta vẫn có thể khẳng định rằng, gần 20 năm qua, đất nước biến đổi nhanh theo xu hướng hiện đại hóa đã tác động đến quá trình cải tạo tín đồ, chức sắc và giáo hội theo chiều hướng làm cho tôn giáo ngày càng đồng hành với dân tộc, với chế độ mới. Đồng thời, qua quá trình gắn bó, đồng hành đó, các tôn giáo cũng tự biến đổi mình để thích nghi, tồn tại, thậm chí phát triển theo yêu cầu mới của xã hội đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.    
    Có đặc điểm về địa tôn giáo ở Việt Nam hiện nay là tính quốc tế khá cao. Con số trên 2,5 triệu người Việt Nam sống ở nước ngoài rải rác hàng chục nước trên thế giới, trong đó số rất đông là Phật tử và giáo hữu Kitô giáo. Con số trên 550.000 tín hữu Công giáo Việt Nam cư ngụ ở 37 nước thuộc mọi châu lục, có 1.036 linh mục, hàng ngàn tu sĩ nam và nữ phục vụ, hơn 300 giáo đoàn trên khắp thế giới. Công giáo Việt Nam ở hải ngoại đã có những nhân vật trở thành sứ thần Tòa thánh như ************* Nguyễn Văn Tốt ở Trung Phi, Giám mục Mai Thanh Lương, Giám mục Phó một giáo phận quan trọng của Giáo hội Công giáo Mỹ?
    Vai trò của các quan chức gốc Việt trong các giáo triều Roma cũng có vị trí nhất định. Đặc biệt, các tu nữ Việt Nam hiện có vai trò rất sống động ở nhiều nước. Riêng dòng Đức Mẹ Teresa ở Ấn Độ đã có 20 chị em hoạt động? Công giáo Việt Nam đã có ý thức về việc tham gia "quá trình truyền giáo ngược" ấy với khả năng "ơn gọi" dồi dào trong khi các khu vực trung tâm Âu - Mỹ lại suy giảm số lượng linh mục, tu sĩ thì đó là cơ hội hiện thực để "xuất khẩu" giáo sĩ?
    Như vậy, có thể thấy những ảnh hưởng của toàn cầu hóa tôn giáo đối với Việt Nam cũng khá lớn. Tôn giáo Việt Nam đang từng bước hòa nhập với xu thế chung của thế giới



    Đinh Thị Loan (thực hiện)
  2. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Vai trò của chính quyền trong mối tương quan Công giáo - Dân tộc
    Trước khi đề cập vai trò của chính quyền trong mối tương quan thường xuyên xung đột giữa Công giáo và Dân tộc, chúng tôi xin nêu lên bằng chứng về những thảm họa gây ra cho xã hội do những đầu óc mê muội cuồng tín tôn giáo, truyền thống phản quốc của những người Công giáo đầy rẫy trong lịch sử thế giới cũng như trong lịch sử Việt Nam. Chúng tôi cũng xin nêu lên một số đề nghị để gởi đến Giáo hội Công giáo Việt Nam và sau này là những đề nghị của chúng tôi gởi đến chính quyền Việt Nam, nhất là quí vị có thẩm quyền trong nhành Lập pháp và Tư pháp, trong hiện tại cũng như trong tương lai.
    I. Khởi đầu từ một nhận thức:
    Thảm họa đáng sợ nhất là sự cuồng tín tôn giáo vì những kẻ cuồng tín phạm tội ác không bao giơ biết hối hận.
    Quê cha đất tổ của tôi là làng Ninh Cường, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Năm 1533, do một sự tình cờ nào đó đã đưa dẩy con thuyền chở giáo sĩ Tây Ban Nha Ignatio cập bến đò Ninh Cơ ở làng tôi. Sự tình cờ lịch sử này đã xui khiến các vị nội tổ của tôi trở thành những người Việt Nam đầu tiên theo đạo Công giáo và Ninh Cường quê tôi trở thành cái nôi của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Trải qua hơn ba thế kỷ cấm đạo của các triều đại Lê, Trịnh, Nguyễn và các Phong trào Văn Thân, Cần Vương, hàng trăm ngàn giáo dân đã bị giết vì đạo, tất nhiên trong số đó có nhiều vị tổ tiên của tôi. Ông bà cha mẹ tôi rất hãnh diện về sự theo đạo ?othâm căn cố đế? của dòng tộc và càng hãnh diện hơn nữa về các thánh tổ tiên tử đạo. Riêng tôi, tôi không cảm thấy hãnh diện về những điều đó mà chỉ thấy đau xót vì tổ tiên tôi đã phải chết uổng mạng cho một thứ tà đạo của ngoại bang.
    Từ hậu bán thế kỷ 19, đạo Công giáo tại Việt Nam thoát khỏi sự bách hại của triều đình và của các phong trào Văn Thân, Cần Vương.... Song song với sự đô hộ của thực dân mau chóng phát triển lớn mạnh như diều gặp gió. Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 oai hùng lẫm liệt đã vĩnh viễn chấm dứt ách đô hộ của thực dân Pháp. Trong khi chiến thắng Điện Biên là niềm vui lớn và là niềm tự hào vô hạn của mọi người Việt Nam yêu nước thì ?obiến cố Điện Biên? lại làm cho những người Công giáo lo sợ và đau khổ ghê gớm.
    Lý do là vì những người Công giáo đã xin quân đội viễn chinh Pháp võ trang để thành lập những khu tự trị. Khởi đầu là khu tự trị Công giáo Phát Diệm từ đầu năm 1947, Bùi Chu từ 1948 và Thái Bình từ 1949. Từ các căn cứ của khu tự trị, người Công giáo đã mang súng đạn đi cướp phá những làng bên lương sát hại nhiều lương dân chỉ vì những lương dân này tỏ ý bất mãn với truyền thống phản quốc thân Tây của đại đa số người Công giáo.
    Do được chứng kiến tận mắt những hành vi tra tấn thô bạo của các ?ovệ sĩ công giáo? đối với những tù nhân do họ lùng bắt từ các làng bên lương lân cận và nhất là được chứng kiến tận mắt những cái chết thê thảm của một số những người đó, những kỷ niệm này đã trở thành những ấn tượng hãi hùng, hoặc nói đúng hơn là những vết sẹo in hằn lên ký ức và tâm hồn tôi.
    Nhưng có một điều khiến cho tôi phải kinh ngạc khi thấy quí vị linh mục, thày giảng và các vệ sĩ Công giáo vẫn hoàn toàn thản nhiên sau khi phạm các tội sát nhân. Trong các buổi lễ Misa hoặc trong các giờ cầu nguyện, họ đều tỏ ra là những người thánh thiện đạo đức như chưa từng phạm tội ác bao giờ! Có lẽ đối với họ những kẻ chống đạo Công giáo dưới hình thức này hay hình thức khác đều là những ?okẻ thù của giáo hội? hoặc là những ?okẻ thù của Thiên Chúa?. Tất cả những kẻ này cần phải bị tiêu diệt để làm đẹp lòng Chúa, cho nên khi người Công giáo giết hại những người mà họ coi là ?okẻ thù của Thiên Chúa? họ đều không cảm thấy mình đã phạm tội sát nhân!
    Vào cuối thập niên 1940, cha tôi sáng tác một số bài thơ ca ngợi Thiên Chúa và Đức Mẹ. Hồi còn nhỏ tôi thuộc lòng các bài thơ này. Tời nay tôi đã quên hết và chỉ còn nhớ vài câu vì những câu này đã ám ảnh tôi:
    ?oVô thần: hạt giống Sa tăng
    Cứng lòng không chịu ăn năn trở về...?
    Đối với cha tôi, mọi người ngoại đạo đều là những kẻ vô thần. C ộng sản cũng như Phật giáo đều là vô thần. Tất cả con cái là của quỉ Sa tăng! Những kẻ không chịu ?otrở lại đạo? đều là những kẻ cố chấp (cứng lòng) nên đã không nhận ra cái tội ?ongoại đạo? của mình đẻ mà ăn năn hối cải và ?otrở lại đạo? ! Khi nói lên điều này tôi không có ý oán trách cha tôi, tôi chỉ cảm thấy thương cha tôi mà thôi. Nhưng càng thương cha bao nhiêu, tôi càng căm ghét cái đạo phi nhân bấy nhiêu, vì nó đã làm u tối linh hồn các tín đồ của nó đến nỗi những kẻ làm điều ác rành rành mà vẫn không biết mình là kẻ ác.
    Theo thường tình thì hầu hết mọi kẻ phạm tội ác đều biết hối hận sau khi tâm hồn lắng xuống. Nhưng điều nguy hiểm là những kẻ cuồng tín tôn giáo phạm tội ác đều không biết hối hận vì chính họ không nhận ra tội ác của họ. Họ bi che mờ tâm trí bời những định kiến tôn giáo sai lầm . Do đó, sự cuồng tín mới đích thực là một tội ác nguy hiểm và đáng sợ nhất vì kẻ cuồng tín không biết hối hận.
    ......................
    Lược bỏ một đoạn...
    ....................
    II. Người Công giáo không thể giữ mãi ?obản chất hai mặt?
    Người Công giáo không thể cùng một lúc vừa trung thành với Vatican, vừa trung thành với tổ quốc. Bất cứ ai tuyết đối trung thành với Vatican cũng đều đương nhiên trở thành kẻ phản quốc. Điều này đã trở thành một định luật.
    Trền đây không phải là những lời nói hàm hồ hoặc những điều nhận định vô căn cứ mà thật sự là những sự kiện hoàn toàn đúng với thực tế qua mọi thời điểm lịch sử và ở mọi nơi, Âu cũng như Á, ở những người đại trí thức cũng như ở nơi những người cao sang quyền quí.
    Để dẫn chứng, chúng ta hãy nhấn vào đây
    Charlie Nguyễn
    Được fddinh sửa chữa / chuyển vào 12:30 ngày 02/09/2008
  3. dhlv

    dhlv Guest

    Gần đây nước CHXHCNVN công nhân thêm một tổ chức tôn giáo Baha?Ti :
    http://www.vnanet.vn/TrangChu/VN/tabid/58/itemid/260317/Default.aspx
    Tôn giáo Baha''i có đôi nét tương đồng với Cao Đài ở Việt Nam, Đạo Baha''i là một loại Đạo thiểu số ở những nước có Hồi Giáo phát triển, nhiều khi bị kì thị ở Iran, Irắc...
    Nói chung mảnh đất VN xưa nay là nơi tụ điểm của nhiều nền văn hoá, tôn giáo, chủng tộc . Tôn giáo nào đã vào Việt Nam cũng phải nhập gia tuỳ tục với văn hoá, thói quen, truyền thống của VN, cho dù một số nét văn hoá, truyền thống không phù hợp với nguồn gốc của xứ sở sáng lập nên Tôn giáo đó.
    - Phật giáo vào VN đã lâu đời nên hầu như người không theo đạo Phật vẫn có cảm tình, nói nôm na "gần chùa gọi Bụt bằng anh"
    - Hoà Hảo một biến thể của Đạo Phật, lại do một người VN sáng lập nên về cơ bản vẫn có cảm tình.
    - Cao Đài một thể loại tổng hợp , lại do những người VN (hay 1 người sáng lập) nên ủng hộ.
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất thú vị với cái vàng vàng. Thực sự hiện nay hình như Việt Nam chỉ mới công nhận khoảng 6,7 tôn giáo. Và các tôn giáo này hoạt động dưới dạng đoàn thể xã hội. Ta sẽ thấy ngay điều phi lí rằng nếu cộng lại toàn bộ tín đồ của 6-7 tôn giáo trên thì sẽ không đến 50% dân số. Trong khi đó hầu như đa số dân Việt Nam không phải là vô thần. Những dạng đình, miếu, phủ của dân gian hoặc các tín ngưỡng bản địa của dân thiểu số đều có thể coi là tôn giáo. Thậm chí có chùa thời Phật, nhưng lại thờ theo dạng tín ngưỡng dân gian chứ không phải là theo tôn chỉ của Phật giáo. Những "tôn giáo" này lại gắn bó với bản sắc dân tộc và quan niệm tâm linh của dân ta thậm chí còn nhiều hơn các tôn giáo đoàn thể nói trên.
    Vì sự đa dạng của các tín ngưỡng dân gian, bản thân tôi nghĩ lẽ ra nên cho phép các cơ sở "tôn giáo" dân gian được đăng ký hoạt động theo dạng pháp nhân và được công nhận ở địa phương cấp tỉnh. Điều đó hợp lý theo thực tế đời sống tâm linh của nhân dân hơn là chỉ tập trung quản lý các đoàn thể tôn giáo ở trung ương.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 09:14 ngày 02/09/2008
  5. dhlv

    dhlv Guest

    Tuỳ theo quan điểm định nghĩa của chính quyền, huặc học giả thế nào là tôn giáo :
    Nếu lấy căn cứ những tôn giáo thành danh thì một tôn giáo cần phải có giáo chủ , giáo đường , giáo lý , giải thích về hình thành vũ trũ , loài người ....
    Còn nếu căn cứ vào niềm tin thì chính điều các gia đình hay làm là thờ tổ tiên cũng là một loại Đạo vì nếu chúng ta để ý thì những người phụ nữ trong gia đình (mẹ, vợ) lúc cúng hay khấn đại loại "Mong các cụ phụ hộ độ trì cho con cháu ..."
    Nhân tiện Cuonglhvt nói câu chuyện "...Thậm chí có chùa thời Phật, nhưng lại thờ theo dạng tín ngưỡng dân gian chứ không phải là theo tôn chỉ của Phật giáo" làm Tôi nhớ đến năm 2003, Tôi đi theo một gia đình Phật tử về khánh thành tu bổ một ngôi Chùa ở Nam ĐỊnh (do các nhà hảo tâm địa phương đóng góp). Cũng linh đình, rình rang nhưng lúc bày cỗ lên là ăn mặn . Xin nhấn mạnh là cỗ mặn chứ không phải cỗ chay !
    Một điều cũng khá thú vị là người trụ trì đầu tiên của ngôi chùa này là một liệt sỹ trong kháng chiến chống Pháp .
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Gần đây fdinh xuất hiện ở TTVNOL với bộ mặt và giọng điệu điên cuồng
    chống phá Công Giáo ViệtNam.
    Phám là người trên đời, phải biết sống nhường nhịn và hoà giải với
    mọi người xung quanh, chứ không phải gây thù chuốc oán để chém giết.
    Các tôn giáo, các đạo đều hướng về cái tốt, cái thiện, chứ không vô
    đạo vô lương tâm của những người báng bổ bài xích tôn giáo.
    Tôi đề nghị chúng ta từ Ban Quản Trị cho đến bà con nên hướng dẫn
    rèn cặp fdinh đi theo lệ tục của TTVNOL để dần dần tu tỉnh nên người.
  7. dream_kgb

    dream_kgb Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/09/2006
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    0
    ặ nhặng mà nguỏằi ta lỏĂi 'ang cỏằ' tơnh 'ỏƠy.Chỏng nhỏẵ cỏằâ 'ỏằf yên cho thưch làm gơ thơ làm ?
    Có nhỏằng nguỏằi 'ang có tơnh biỏằ?n hỏằ cho nhỏằng hành 'ỏằng nhặ vỏưy.
  8. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    VÀI NÉT TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM
    I. Tôn giáo ?" có nhiều định nghĩa khác nhau về tôn giáo. Về bản chất, chủ nghĩa Mac ?" Lenin cho rằng tôn giáo là sự phản ánh hư ảo của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của con người. Về mặt hình thức biểu hiện, một tôn giáo bao gồm : những quan điểm tín ngưỡng ?" giáo lý, các quy định về kiêng cấm ?" giáo luật, các hình thức về thờ cúng lễ bái ?" giáo lễ, những cơ sở vật chất để thực hiện các nghi lễ ?" cơ sở thờ tự. II. Việt Nam là nước đa tôn giáo, tín ngưỡng. Hiện nước ta có 6 tôn giáo được chính thức thừa nhận ?" đó là: Công giáo, Tin lành, Hồi giáo, Phật giáo, Phật giáo hoà hảo, Cao đài. Trong đó: Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Hồi giáo được du nhập từ bên ngoài vào qua các thời kỳ lịch sử với những phương thức khác nhau, còn Phật giáo hoà hảo và Cao đài mang tính bản địa, nội sinh. Có khoảng 20 triệu người Việt Nam là tín đồ các tôn giáo, chưa kể vài chục triệu người khác vẫn giữ những hình thức tín ngưỡng truyền thống dân gian hoặc những hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ. III. Các tôn giáo được du nhập vào Việt Nam đều mang dấu ấn Việt. Do sự khoan dung, độ lượng, tính nhân ái của dân tộc; do yêu cầu đoàn kết toàn dân bảo vệ độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ mà người dân Việt Nam chấp nhận sự chung sống, hoà nhập, đan quyện các tôn giáo khác nhau. Trong lịch sử Việt Nam không có chiến tranh tôn giáo như ở nhiều nước khác. Sự kích động dẫn đến xung đột nhỏ thực chất không phải vì lý do tôn giáo mà vì vi phạm đến những thiêng liêng, đến quyền lợi chung của cả dân tộc, hoặc vì lý do chính trị nào đó của các thế lực đen tối bên ngoài. Nói chung, gắn bó với văn hoá dân tộc và độc lập Tổ quốc là tiêu chuẩn số một để xác định thái độ của mỗi người Việt Nam đối với tôn giáo. IV. Đối với người Việt Nam, rất khó xác định tiêu chuẩn tôn giáo cụ thể. Không ít người chấp nhận tất cả: thần, thánh, tiên, phật, ma, quỷ, thổ công, hà bá...; thờ phụng, khấn vái ở đình, chùa, am, miếu, cả gốc cây, mô đất, bờ sông... và ?otứ phương?; có thể tham gia nhiều nghi lễ tôn giáo lớn nhưng vẫn chăm chỉ thờ cúng tổ tiên, tổ chức hội làng. Bên cạnh việc theo các tôn giáo, tín ngưỡng, nhiều người còn tin vào những hình thức ma thuật, tướng số, bói toán, đồng bóng... Và tính tâm linh, hành vi tôn giáo của người Việt Nam ít nhiều mang tính thực dụng. Từ xa xưa, người dân Việt Nam thường hướng niềm tin vào các thần tự nhiên và đặc biệt là các nhân thần. Sự cầu mong các vị thần che chở với một nội dung cụ thể. Khi thực tế cuộc sống diễn ra đúng như cầu nguyện thì mang ơn với lòng kính sợ, khi không đúng như mong ước thì oán trách thánh thần. Bởi vậy, có lúc người ta tin ?oma? hơn ?othánh?, có lúc tin ?ophật? hơn ?othần?... Và một nét đáng lưu ý trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam là tính trội của yếu tố nữ. Từ Bắc đến Nam ở đâu cũng có nơi thờ tự nữ thần: Phật bà, Thánh mẫu. Nhiều nơi như đình chùa, miếu điện, thánh thất nhà thờ là chốn hương hoa oản quả thờ phụng các bậc tâm linh thần thánh thuộc giới nữ. Dưới con mắt của tín đồ Phật giáo thì Phật bà Quan âm rất gần gũi, thân thiết, hơn cả Phật Thích ca Mâu ni. Có tôn giáo vốn coi thường phụ nữ nhưng khi du nhập vào Việt Nam đã phải thay đổi. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này có lẽ là: yếu tố âm - đất - mẹ từ lâu phù hợp với ý thức cộng đồng, với nền văn minh lúa nước của người Việt. Người mẹ là biểu tượng của ước vọng phong đăng, phồn thực, đâm chồi, nảy lộc, đơm hoa, kết trái, của sự trường tồn giống nòi, tấm lòng bao dung của đất. V. Tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta có từ rất sớm, trước khi có sự du nhập của các tôn giáo ngoại sinh. Hệ thống tín ngưỡng ở nước ta rất đa dạng, phong phú với nhiều hình thức, loại hình khác nhau, quyện chặt, đan xen với các lễ thức thực hiện suốt chu kỳ đời sống con người, từ sinh nở, cưới xin, ma chay đến ngày mùng một, ngày rằm hàng tháng, Tết Nguyên đán, trong các lễ thức nông nghiệp, các hội làng. Thờ cúng tổ tiên và những người có công với làng, nước là một nét đặc sắc của tín ngưỡng tôn giáo truyền thống nước ta. Mỗi người đều thờ cúng ông bà, mỗi họ đều thờ cúng tổ tiên; làng xã thì thờ cúng Thành hoàng: phần nhiều là các bậc anh hùng có công đánh giặc cứu nước, ngoài ra là các tổ phụ ngành nghề, các danh nhân văn hoá; trong phạm vi quốc gia thì thờ Vua Hùng. Đối với người Việt Nam, thờ cúng tổ tiên và những người có công với làng, với nước không đơn thuần chỉ thể hiện tình cảm, lòng nhớ ơn mà còn quan niệm về sự phù hộ của ông bà, tổ tiên, những bậc linh thánh cho sự mạnh khoẻ, hạnh phúc, tránh tai hoạ đối với thế giới hiện hữu. VI. Ở nước ta hiện nay, quyền tự do tín ngưỡng được khẳng định trong hiến pháp và trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, mọi sinh hoạt tôn giáo thường được tôn trọng, tạo điều kiện cho quần chúng thực hiện các tín ngưỡng tôn giáo của mình. Nhìn chung các tôn giáo đều hành đạo trong khuôn khổ pháp luật và tuân thủ sự quản lý của Nhà nước. Song cũng có tình trạng một số cá nhân tổ chức tôn giáo lợi dụng sự quản lý có những mặt còn yếu kém của chính quyền để luồn lách, lấn lướt, thực hiện các hoạt động tôn giáo vượt quá khuôn khổ; kích động một số chức sắc, tín đồ cực đoan trong các tôn giáo, phối hợp với các thế lực *********, thù địch trong nước và quốc tế gây mất ổn định chính trị xã hội, phục vụ cho âm mưu ?odiễn biến hoà bình?. Tuy nhiên có thể thấy rõ một điều là đại đa số tín đồ, chức sắc tôn giáo ở nước ta là những người lao động, có tinh thần yêu nước, có quá trình gắn bó với dân tộc, tán thành và ủng hộ công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược đã có hàng chục vạn tín đồ tham gia bộ đội, thanh niên xung phong; hàng ngàn liệt sĩ, thương binh, hàng trăm bà mẹ Việt Nam anh hùng là tín đồ các tôn giáo. Hiện tượng số giới chức tôn giáo có thái độ và hành động không thiện chí với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, công khai lôi kéo các tín đồ chống lại chính quyền chỉ là cá biệt, ít được quần chúng ủng hộ.
    KITO GIÁO
    Các tôn giáo cùng thờ chung Chúa Giesu Kito có tên gọi chung là Kito giáo (âm Hán Việt là Cơ đốc giáo) bao gồm: Công giáo (ở nước ta còn gọi là Thiên Chúa giáo), Tin lành, Chính thống giáo và Anh giáo. Kito giáo xuất hiện vào thế kỉ I ở La Mã cổ đại. Khi mới xuất hiện, tín đồ Kito giáo gồm những người nô lệ và dân nghèo tự do có tính chất phản kháng chế độ thống trị của giai cấp chủ nô. Dần dần những người thuộc giai cấp bóc lột và tầng lớp trên cũng theo Kito giáo. Những tư tưởng thoả hiệp, cam chịu, quy phục, an phận... phát triển. Tính chất chống La Mã cũng dần mất đi. Đầu thế kỷ thứ IV, Hoàng đế La Mã là Congxtangtin tuyên bố đạo Kito là quốc đạo của đế chế La Mã, biến nó thành công cụ trong tay giai cấp chủ nô. Sau khi đế chế La Mã tan rã, hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu, Kito giáo đã xác lập vị trí thần quyền tuyệt đối của mình, kết hợp với vương quyền phong kiến, chi phối mọi mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng của châu Âu thời trung cổ. Đến thế kỉ XI, sự phân rã của đế quốc Bigiangtin dẫn đến sự ly khai trong Kito giáo: Chính thống giáo ở phần Đông đế chế La Mã và Công giáo ở phần Tây. Đến thế kỷ XVI, giai cấp tư sản ở châu Âu xuất hiện, đặt ra yêu cầu cải cách công giáo. Với những hoạt động của Mactin Lutho (1483 ?" 1546) và Giang Canvanh (1509 ?" 1546) ?" đã xuất hiện giáo hội cải cách - gọi là Tin lành. Cũng trong thời kỳ này, vua nước Anh tách Công giáo ở Anh ra khỏi sự chỉ đạo của Giáo hoàng và lập ra Anh giáo.
    CÔNG GIÁO
    Công giáo là tôn giáo độc thần lớn nhất, gắn rất chặt với nhiều biến động của nhân loại và là rường cột của chế độ phong kiến châu Âu. Một mặt Công giáo đem lại nhiều giá trị văn hoá cho châu Âu, nhưng cũng là tôn giáo kiềm chế châu Âu trong ?ođêm trường trung cổ?. Công giáo cũng đã tổ chức nhiều cuộc ?oThập tự chinh? đẫm máu trong lịch sử. Khi chủ nghĩa tư bản phát triển thì Công giáo thoả hiệp và từng bước gắn bó với chủ nghĩa tư bản trong phong trào thực dân hoá, đồng thời cố gắng giữ vị trí thần quyền và tục quyền rất đặc biệt của mình. Là một tôn giáo nhưng tôn giáo hiện diện như một nhà nước. Về cấu trúc, Công giáo là tôn giáo duy nhất tổ chức và quản lý ?onước Chúa? theo các đơn vị hành chính song song với hành chính ở trên đời. Cao nhất là giáo hội. Giáo hội với tư cách là một nhà nước cũng tham gia vào hoạt động quốc tế như các nhà nước khác. Công giáo có ảnh hưởng rất lớn đến các chính sách của nhiều quốc gia. Giáo hội được điều hành bởi hàng giáo phẩm thực hiện theo giáo luật. Giáo hoàng cai quản giáo hội toàn cầu và là ?oquốc trưởng? của nhà nước Vatican. Các giám mục cai quản các giáo phận địa phương. Giám mục phải tuyệt đối phục tùng Giáo hoàng. Các linh mục cai quản các giáo xứ, là đơn vị cơ sở của giáo hội, phải tuyệt đối phục tùng giám mục. Công giáo là tôn giáo có hệ thống giáo lý, luật lệ, lễ nghi rất phức tạp và chặt chẽ. Nội dung giáo lý gồm nhiều quan điểm triết học và thần học siêu hình được xây dựng có hệ thống - từ đơn giản để dành cho tín đồ đến những học thuyết kinh viện. Giáo lý công giáo căn cứ vào Kinh thánh, nhưng phải dựa vào nhưng phải dựa vào những lời giải thích theo truyền thống. Bộ luật Giáo hội gồm 1752 điều, đề ra các quy phạm đối với mọi thành phần trong Giáo hội trong việc thực hành các chức năng thánh hoá, giáo huấn và cai quản giáo hội. Luật lệ, lễ nghi của Công giáo rất phức tạp với 12 tín điều ( trong Kinh tin kính) buộc các tín đồ tuân theo. Ngoài 10 điều răn của Chúa, 6 điều răn của Hội thánh còn có 7 phép bí tích và các ngày lễ trọng, lễ buộc theo mùa trong năm mà các tín đồ phải tham gia. Công giáo đề cao Thuyết thần quyền tuyệt đối ?" mọi việc đều do Chúa định và Thuyết giáo quyền tập trung ?" Giáo hoàng là đại diện của Thiên Chúa ở dưới trần gian.
    ĐẠO TIN LÀNH
    Nói chung, đạo tin lành có nội dung cơ bản vẫn như công giáo, nưng về lễ luật, lễ nghi, cách thức hành đạo và cơ cấu tổ chức giáo hội có nhiều thay đổi - chịu ảnh hưởng khá đậm nét của tư tưởng dân chủ tư sản, nhấn mạnh ý chí cá nhân. Về giáo lý - đạo Tin lành đề cao vị trí của Kinh thánh, coi đó là chuẩn mực căn bản duy nhất của đức tin và hành đạo. Lấy Kinh thánh (cả Cựu ước và Tân ước) làm nền tảng giáo lý. Khác với Công giáo, Đạo Tin lành không coi Kinh thánh là cuốn sách chỉ có một số người (giáo sĩ) mới được quyền kê cứu giảng giải, mà cả tín đồ cũng có quyền sử dụng, nói và làm theo Kinh thánh. Đạo Tin lành tin có thiên sứ, có các thánh tông đồ, các thánh tử đạo và các thánh khác, nhưng không sùng bái và thờ lạy họ như Công giáo; tin có Thiên đàng, địa ngục, nhưng không coi trọng nó tới mức dùng nó làm công cụ để khuyến khích và răn đe, trừng phạt con người. Về nghi lễ - nghi lễ Đạo Tin lành khá đơn giản. Đạo Tin lành không thờ tranh ảnh, hình tượng cũng như các di vật. Thánh ca trở thành phương tiện diễn đạt hàng đầu. Nhà thờ Tin lành thường có kiến trúc hiện đại, bài trí đơn giản. Tín đồ Tin lành chỉ thừa nhận hai bí tích rửa tội và thánh thể. Song quan niệm và tiến hành các nghi lễ đó có nhiều nội dung khác với Công giáo. Tín đồ Tin lành có thể liên thông trực tiếp với Chúa (Công giáo phải thông qua linh mục). Khi xưng tội, cầu nguyện, tín đồ có thể ở nhà thờ, trước đám đông, hay ở một mình, được nói lên ý nguyện một cách công khai. Về tổ chức - Đạo Tin lành không lập Giáo hội duy nhất mà theo hướng xây dựng các giáo hội riêng rẽ, độc lập theo từng hệ phái hay từng quốc gia. Giáo sĩ Tin lành có hai chức: Mục sư và Truyền đạo - được lấy vợ, lấy chồng. Tuy được gọi là ?ongười chăn bầy? nhưng họ chịu sự kiểm soát của tín đồ, không có thần quyền và vai trò tuyệt đối với tín đồ. Đạo Tin lành rất chú ý đến những vấn đề cụ thể của đời sống thường nhật, khuyên dạy con người sống văn minh, hiếu thuận, từ bỏ những hủ tục nên dễ lôi kéo quần chúng theo đạo. Tuy nhiên Đạo Tin lành không thừa nhận những gì trái với Kinh thánh, không cho phép tín đồ thực hiện việc thờ cúng tổ tiên, hương hoả, tham dự các lễ hội...Vì thế, nhiều người theo Đạo Tin lành buộc phải từ bỏ truyền thống và văn hoá dân tộc mình.
    KHÔNG ĐỀ CHO SUY TƯỞNG
    Tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhiều người, góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu lúc sa cơ, lỡ vận. Vì vậy, tôn giáo dù chỉ là hạnh phúc hư ảo, nhưng người ta vẫn tin, vẫn níu giữ. Mác nói: tôn giáo là trái tim của thế giới không có trái tim, tinh thần của xã hội không có tinh thần.
  9. linhdo75

    linhdo75 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/09/2007
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Không phải đến ngày nay một số tôn giáo ở VN mới bị lợi dụng vì những mục đích chính trị của các thế lực *********. Ở một số nơi các vị chân tu sẽ bị loại bỏ thay vào đó là những kẻ cơ hội chính trị, những kẻ bám đít ngoại bang tìm mọi cách gây rối loạn tình hình an ninh trật tự chính trị, xã hội. Thời Ngô Đình Diệm các kẻ cầm đầu là tổ tông, cha, chú của mấy thằng giả danh tôn giáo ngày nay đã từng đưa ra tuyên cáo chung thế này:
    "Cao dựng đại kỳ cứu quốc gia
    Thiên binh quét sạch lũ tà ma
    Hoà nhau toàn lực con cầm lái
    Bình trị muôn đời hưởng âu ca."​
    Không biết trong thời gian gần đây mấy thằng heo giả cầy này đẻ ra cái quái thai "L T" liệu có đưa ra tuyên cáo chung có nội dung tương tự với thế hệ tổ tông, cha, chú nhà nó như thế không nhỉ?
  10. fddinh

    fddinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/07/2006
    Bài viết:
    2.342
    Đã được thích:
    1
    Những đóng góp của đạo Công giáo với văn hoá Việt
    Ts Phạm Huy Thông
    Đạo Công giáo du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ XVI. Các sử gia Công giáo lấy mốc năm 1533 vì có ghi trong Khâm định sử thông giám cương mục. Nhưng tư liệu này không chắc chắn vì ghi theo "dã sử". Hơn nữa, giáo sĩ Inikhu nói ở sách này, cho đến nay vẫn không ai rõ tung tích. Đồng thời cả trong phần "cương" và "mục" của sách trên cũng nói rằng, "trước đã có lệnh cấm rồi". Chứng tỏ tôn giáo này có trước cả thời điểm 1533. Tuy nhiên, có thể khẳng định chắc chắn, đạo Công giáo đã có nhiều đóng góp với văn hoá Việt.
    1- Trước hết, đạo Công giáo là cầu nối giao lưu giữa văn hoá Việt Nam và thế giới.
    Đạo Công giáo ra đời từ Tiểu á nhưng lại phát triển mạnh ở châu Âu nên khi vào Việt Nam, nó cũng mang theo cả văn hoá, văn minh phương Tây vào theo. Thông qua Công giáo, người dân Việt Nam được thưởng thức những bản nhạc bất hủ của thế giới như Ave Maria, Holly Night, Jingle bell hay các hoạ phẩm Bữa tiệc ly, Đức Mẹ đồng trinh của các hoạ sĩ thiên tài L.Vinci, Raphael. Rồi những kiến trúc nhà thờ độc đáo kiểu gotic, roman, basilique của phương Tây cũng đã xuất hiện khắp nơi trên dải đất hình chữ S.
    Trong số những nhà truyền giáo buổi đầu, không ít người được đào tạo bài bản trong các dòng tu, học viện phương Tây nên họ cũng là những nhà khoa học tinh thông nhiều lĩnh vực. Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) năm 1627 đã mang biếu Chúa Trịnh chiếc đồng hồ chạy bằng bánh xe và cuốn Kỷ hà nguyên bản của nhà toán học Euclide, đồng thời giảng giải cho Trịnh Tráng nghe. Giáo sĩ Badinoti (người ý) năm 1626 cũng được vời về phủ chúa để giảng về thiên văn, địa lý và toán học. Các giáo sĩ Da Coxta, Langerloi đã mang vào Đàng Trong phương pháp chữa bệnh theo lối Tây y nên được nhà chúa cho mở nhà thương (bệnh viện). Có hai giáo sĩ là J.B Sanna (người ý) và S.Piere (người Bồ) được phong ngự y dưới thời Minh Vương. Các giáo sĩ cũng phổ biến kỹ thuật dệt vải mịn và khổ rộng bằng khung dệt mang từ nước ngoài vào để sản xuất tại dòng Mến Thánh giá Di Loan (Quảng Trị) và sản phẩm đã được trưng bày tại hội chợ Paris năm 1867. Kỹ thuật in ấn của ta trước đây là bản khắc gỗ rất lâu công. Các giáo sĩ đã đưa kiểu in bằng con chữ đúc đồng hay chì. Nhà in Vĩnh Trị thời Giám mục Jacques Longer (1752-1831) đã sử dụng kỹ nghệ mới về nghề in. Người ta cũng ghi nhận chính các giáo sĩ đã đưa giống cừu vào Phan Rang để nuôi và linh mục Henry cũng là người đầu tiên đưa cây phi lao về trồng ở xứ Hà úc (Huế).
    Mặc dù sinh trưởng ở phương Tây nhưng nhiều giáo sĩ lại rất coi trọng văn hoá Việt. Linh mục Bunzomi, người đặt chân lên đất Đàng Trong ngày 18-1-1615 nhận xét: "Nhờ Khổng giáo, xã hội và gia đình Việt Nam đã có một tổ chức rất cao, người dân Việt Nam có những đức tính và phong tục rất đáng khâm phục"(1). Đắc Lộ thì khen cả pháp luật nước ta lúc đó "không rườm rà, lôi thôi", các lương y của Việt Nam thì "chẳng thua gì các bác sĩ của ta và hơn nữa trong một vài môn, họ giỏi hơn nữa họ luôn dùng ba ngón tay để bắt mạch và thực ra họ rất thành thạo. Thuốc của họ không khó uống và thứ đắt nhất cũng chẳng giá hơn 5 xu" (2). Khi in ấn các tác phẩm của mình ra nước ngoài như Từ điển Việt- Bồ ?" La, Hành trình truyền giáo, Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài của Đắc Lộ hay Truyện xứ Đông Kinh của Bunzomi, Từ điển Việt ?" La, La- Việt của P.de Behaine và Tabert, Di tích lịch sử Quảng Bình, Lũy Thày Đồng Hới của L. Cadiere. Thế giới phương Tây đã biết đến Việt Nam và chắc không ít người cũng đã ngạc nhiên như Đắc Lộ: "Tôi không biết vì sao đất nước rất xinh đẹp này lại không được biết tới, vì sao các nhà địa lý châu Âu không biết tên gọi và gần như không ghi trong bản đồ nào cả. Tuy họ chép đầy đủ tên các nước trên thế giới" (3).
    Chính các giáo sĩ cũng đã giới thiệu cách làm kinh tế mới như rẻ mua, đắt bán, cho vay lấy lãi vừa phải và nhiều ghi chép của họ còn là bằng chứng về chủ quyền của nước ta ngày nay. Ví dụ, Giám mục J.Louis Tabert viết trên tạp chí Journal of the Royal Asian society of Bengal tháng 9-1837 như sau: "Quần đảo Panacels mà người Việt gọi là Cát Vàng hay Hoàng Sa gồm nhiều đảo chằng chịt với những đảo nhỏ và bãi cát mà các nhà hàng hải khiếp sợ một cách chính đáng do người Việt xứ Đàng Trong chiếm cứ. Năm 1816, vua Gia Long cắm cờ trên quần đảo này".
    2- Công giáo với việc xây dựng chữ Quốc ngữ
    Chữ Quốc ngữ là công trình tập thể của nhiều giáo sĩ nước ngoài với sự cộng tác của người Việt. Dĩ nhiên mục đích của các nhà truyền giáo lúc đầu là để truyền giáo được dễ dàng hơn nhưng nó lại phù hợp với tiến trình phát triển và tinh thần độc lập, tự cường dân tộc nên các chí sĩ của phong trào Đông kinh nghĩa thục coi đó là "một trong sáu phương kế để mở mang dân trí". Nhà nghiên cứu Dương Quảng Hàm nhận xét: "Các giáo sĩ người Âu đặt ra chữ quốc ngữ, chủ ý là có được một thứ chữ để viết tiếng ta cho tiện và dùng cho việc truyền giáo cho dễ. Không ngờ rằng, vì thế lịch sử xui khiến, chữ ấy nay đã thành văn tự phổ thông cho cả dân tộc ta. Đành rằng, cũng như các công trình do người ta sáng tạo ra, thứ chữ ấy cũng có vài khiếm khuyết điểm, nhưng ta nên nhận rằng, ở trên hoàn cầu này không có thứ chữ nào tiện lợi và dễ học bằng thứ chữ ấy"(4). Thành công của chiến dịch "diệt giặc dốt" sau cách mạng tháng 8-1945 và cả việc học sinh, sinh viên Việt Nam ngày nay dễ dàng học ngoại ngữ, tin học càng khẳng định vai trò của chữ Quốc ngữ.
    Cũng cần nói rõ thêm là việc Hội Trí Tri cho dựng bia ghi công của Đắc Lộ trước đền Bà Kiệu (Hà Nội) năm 1941 và dịp sinh nhật lần thứ 400 của ông, tên Đắc Lộ đã được trả lại cho một đường phố ở thành phố Saigon, rồi tấm bia trên sau một thời gian lưu lạc ở bờ đê sông Hông và bị một người dân lấy về làm cầu ao đã được Nhà nước đề nghị cho dựng lại ở Thư viện Quốc gia (tiếc rằng đến hôm nay nó vẫn còn nằm trong kho ở công viên Thống Nhất) không có nghĩa nói rằng chỉ Đắc Lộ là người duy nhất có công trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Vậy mà một số người như ông Bùi Kha cố tình vu cáo rằng Nhà nước Việt Nam đã "tôn vinh nhầm một tên gián điệp, đạo văn?". Lý do như ông Bùi Kha đưa ra là Đắc Lộ có qua Pháp gặp vua Pháp và Pina mới là có công đầu với chữ quốc ngữ (5). Thật lạ, chẳng lẽ cứ qua Mỹ như ông Bùi Kha là làm gián điệp cho Mỹ cả hay sao? Còn chuyện Pina thì Đắc Lộ đã nói rõ trong cuốn Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài khi in bằng tiếng ý năm 1650, tiếng Pháp năm 1651 và tiếng Latinh năm 1652 rồi.
    Liên quan đến vai trò chữ Quốc ngữ, cũng có người cho rằng do thứ chữ này mà đạo Công giáo đã làm đứt đoạn văn hoá dân tộc vì người dân phải từ bỏ chữ Hán, chữ Nôm. Điều này cũng không chính xác. Bởi vì chỉ sau khi chính quyền bảo hộ từ năm 1910, buộc dùng chữ Quốc ngữ trong thi cử và giấy tờ hành chính thì chữ Hán, chữ Nôm mới mất vị trí phổ thông. Nhưng trong nhiều chủng viện Công giáo, các chủng sinh vẫn buộc phải học chữ Hán, chữ Nôm và rất nhiều ấn phẩm Công giáo được ghi bằng thứ văn tự này như Majorica (1591-1656) đã để lại 45 tác phẩm chữ Nôm với khoảng 1,2 triệu chữ. Cuốn Thánh giáo kinh nguyện bằng chữ Nôm vẫn được in tại Hà Nội năm 1929.
    Chúng tôi không tán thành việc đề cao quá mức sự kiện xuất hiện chữ Quốc ngữ nhưng cũng không tán thành ý kiến cho rằng "sở dĩ mấy con rồng Đông Nam á trở thành rồng vì họ vẫn dùng chữ Hán đến ngày nay" (6). Bởi văn tự không phải là nhân tố quyết định sự phát triển của một đất nước. Thế nhưng chỉ một hiện tượng, nhiều giáo sĩ có chủ trương latinh hoá tiếng bản xứ như ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên nhưng chỉ có Việt Nam là thành công, đã chứng tỏ tài năng của những người sáng lập chữ Quốc ngữ và kể cả sự nhanh nhạy nhìn xa của dân tộc Việt Nam nữa.

Chia sẻ trang này