1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôn giáo và dân tộc (không bàn chuyện thời sự - xem thông báo của Mod trang 47)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi fddinh, 01/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Số: 01/2005/CT-TTg Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    ----- o0o -----​
    Ngày 04 Tháng 02 năm 2005 ​


    CHỈ THỊ CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    Về một số công tác đối với đạo Tin lành

    Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đối với đạo Tin lành, thời gian qua các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực và đã đạt được những kết quả quan trọng. Các sinh hoạt tôn giáo thuần tuý của chức sắc, tín đồ Tin lành được bảo đảm, tạo sự phấn khởi trong đồng bào theo đạo, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đồng bào theo đạo Tin lành đã hăng hái tham gia các phong trào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng đất nước.

    Để tiếp tục thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và về Tin lành nói riêng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả những nhiệm vụ sau đây:

    1. Tổ chức quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện đầy đủ các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và chính sách đối với đạo Tin lành; đồng thời tổ chức thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân và tạo điều kiện để đồng bào theo đạo Tin lành gắn bó với cộng đồng, tham gia ngày càng tốt hơn các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

    2. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động và tạo điều kiện thuận lợi để các chức sắc, tín đồ Tin lành thực hiện tốt chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo, đưa sinh hoạt tôn giáo của đạo Tin lành đi vào nền nếp bình thường, phù hợp với pháp luật; động viên mọi chức sắc, tín đồ sống "tốt đời, đẹp đạo", "phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc". Bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng, tự do theo đạo và không theo đạo của mọi công dân; nghiêm cấm việc ép buộc đồng bào theo đạo hoặc bỏ đạo. Kiên quyết đấu tranh với những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo, đội lốt đạo Tin lành để kích động, lôi kéo đồng bào ta gây chia rẽ dân tộc, chống phá đất nước.

    3. Hướng dẫn, giúp đỡ Tổng hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) thực hiện các hoạt động tôn giáo đúng theo Hiến chương, Điều lệ của giáo hội và tuân thủ các quy định của pháp luật.

    4. Đối với đồng bào theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên, Nam Trường Sơn và các tỉnh miền Trung:

    Tiếp tục xem xét công nhận các Chi hội thuộc Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) và tạo điều kiện thuận lợi để các Chi hội này xây dựng nơi thờ tự, đào tạo và bố trí chức sắc hướng dẫn việc đạo cho các Chi hội đã được công nhận theo quy định của pháp luật.

    Đối với những nơi chưa đủ điều kiện để được công nhận lập Chi hội, nếu đồng bào theo đạo ở đó có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo thuần túy, cam kết chấp hành các quy định của pháp luật, không hoạt động cho bọn ********* Fulrô, không dính líu đến "Tin lành Đê Ga" (thực chất là tổ chức của bọn ********* Fulrô) thì chính quyền xã, phường tạo điều kiện cho đồng bào thực hiện các sinh hoạt tôn giáo bình thường tại gia đình hoặc chấp thuận cho đồng bào đăng ký sinh hoạt đạo tại địa điểm thích hợp trong buôn, làng.

    5. Đối với số đồng bào ở miền núi phía Bắc mới theo đạo Tin lành cần căn cứ vào nhu cầu tín ngưỡng để có chủ trương thích hợp theo hướng:

    Đối với bộ phận đồng bào đã có thời gian theo đạo Tin lành và có nhu cầu tín ngưỡng thực sự, trước mắt hướng dẫn cho đồng bào sinh hoạt tôn giáo tại gia đình, hoặc nơi nào có nhu cầu thì hướng dẫn cho đồng bào đăng ký sinh hoạt đạo ở địa điểm thích hợp tại bản, làng. Khi hội đủ các điều kiện thì tạo thuận lợi cho đồng bào sinh hoạt tôn giáo bình thường theo quy định của pháp luật.

    Đối với bộ phận đồng bào đã theo đạo, nay có nhu cầu trở lại với tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình, cần tạo điều kiện, giúp đỡ để đồng bào thực hiện ý nguyện đó.

    6. Thông báo công khai cho đồng bào biết rõ những người đội lốt chức sắc Tin lành để hoạt động chống phá đất nước, gây chia rẽ dân tộc và những hành vi vi phạm pháp luật của họ, cũng như biện pháp xử lý và chính sách khoan hồng của Nhà nước ta. Xử lý nghiêm theo pháp luật những người hoạt động truyền đạo trái pháp luật.

    7. Đối với các tổ chức hệ phái Tin lành chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để công nhận tư cách pháp nhân, nếu xét thấy thực sự có nhu cầu tín ngưỡng thì hướng dẫn cho họ thực hiện việc đăng ký sinh hoạt đạo với chính quyền xã, phường. Từng bước xem xét công nhận tư cách pháp nhân đối với số hệ phái Tin lành có trước năm 1975 đang hoạt động tôn giáo thuần túy, nếu đủ các điều kiện quy định của pháp luật thì chấp thuận cho tổ chức Đại hội đồng để công nhận tư cách pháp nhân.

    8. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Uỷ ban nhân dân các địa phương cần quan tâm giúp đỡ giải quyết nhu cầu về xây dựng cơ sở thờ tự, phong chức sắc, bồi dưỡng giáo lý của các hệ phái Tin lành đã được công nhận.

    9. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức quán triệt rộng rãi trong nhân dân và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.

    Ban Tôn giáo Chính phủ có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện và thường xuyên có báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

    THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

    (Đã ký)


    Phan Văn Khải ​

    Nguồn (bản trên internet): http://laws.dongnai.gov.vn/2001_to_2010/2005/200502/200502040005
  2. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Bạn có biết về 2 người này: Phêrô CAO HỮU TẠO (1863–1961) và Phêrô CAO HỮU HÂN (1865–1965)?

  3. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Báo cáo của Ban Dân vận Trung ương về công tác tôn giáo ở Tây Nguyên - 2010

    Một số vấn đề đặt ra đối với công tác tôn giáo ở Tây Nguyên

    Lê Quang Toàn

    Phó Vụ trưởng Vụ Công tác tôn giáo, Ban Dân vận Trung ương

    (Cập nhật: 18/3/2010)





    Trung tướng Nguyễn Trung Thu, Tư lệnh Quân khu 5 tặng quà cho các già làng, trưởng thôn
    Ảnh: TTXVN

    TCCS - Hiện nay, các tôn giáo đang hoạt động hợp pháp trên địa bàn Tây Nguyên có khoảng 1,7 triệu tín đồ, chiếm 34% dân số toàn vùng; trong đó, Phật giáo - 487.500 tín đồ, Công giáo - 750.000 tín đồ, Tin lành - 380.000 tín đồ và đạo Cao đài - 18.845 tín đồ. Riêng đồng bào các dân tộc thiểu số theo các tôn giáo, có hơn 460.000 tín đồ.


    Trong những năm gần đây, các địa phương ở Tây Nguyên có bước phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, hơn mức bình quân chung của cả nước; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh; kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng khá quy mô và đồng bộ; các chương trình, dự án quốc gia và của địa phương bước đầu có hiệu quả, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo xuống đáng kể. Sinh hoạt của nhân dân nói chung, của bà con giáo dân nói riêng, theo đó từng bước ổn định và nâng lên; nhiều nơi phong trào sống “tốt đời, đẹp đạo” đi vào cuộc sống, xuất hiện nhiều mô hình, điển hình về lương - giáo đoàn kết; hoạt động đối ngoại của các tổ chức tôn giáo và cá nhân tôn giáo được tăng cường.

    Về mặt tổ chức, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam ở Tây Nguyên có ban đại diện ở cấp huyện, ban trị sự ở cấp tỉnh; Công giáo có 3 giáo phận (Kon Tum, Buôn Ma Thuột và Đà Lạt), dưới giáo phận có các giáo hạt, giáo xứ và họ giáo; Đạo Tin lành thuộc hệ phái Tin lành Việt Nam (miền Nam) đến nay có 5 ban đại diện ở cấp tỉnh, 141 chi hội và trên 1.000 điểm nhóm sinh hoạt... Cơ sở thờ tự của các tôn giáo ngày càng được xây dựng, nâng cấp khang trang; đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của tín đồ, chức sắc được nâng lên, nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh được tôn trọng, hầu hết quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo, các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, các lễ hội tôn giáo truyền thống... được đẩy mạnh.

    Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, công tác tôn giáo ở Tây Nguyên cũng có những chuyển biến khá tích cực. Xác định nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là vận động quần chúng thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những năm qua, các cấp, các ngành tại Tây Nguyên đã tập trung đẩy mạnh công tác vận động quần chúng ở vùng có đông đồng bào theo đạo, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Nhiều địa phương chủ động biên soạn tài liệu tuyên truyền bằng hai thứ tiếng, nội dung ngắn gọn, phù hợp với trình độ nhận thức của đồng bào; tăng thời lượng và nâng cao chất lượng chương trình phát thanh bằng tiếng dân tộc; phát huy vai trò già làng, trưởng thôn, buôn, người có uy tín trong công tác vận động quần chúng. Các thành viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở và lực lượng vũ trang trên địa bàn có sự phối hợp thống nhất trong lĩnh vực tôn giáo, tham gia xử lý, giải quyết tốt các vụ việc nảy sinh liên quan đến tôn giáo trên địa bàn... Đến nay, tất cả các tỉnh ở Tây Nguyên đều đã tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7, khóa IX, về Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, về Công tác tôn giáo và Thông báo số 160 của Ban Bí thư về Một số chủ trương đối với đạo Tin lành. Các địa phương chủ động giải quyết kịp thời các nhu cầu chính đáng của các tôn giáo như giúp đỡ, hướng dẫn các giáo hội hoạt động đúng đường hướng hành đạo; thăm viếng các chức sắc nhân các ngày lễ trọng; giúp đỡ các giáo hội về an ninh trật tự trong các dịp lễ hội, hành hương, đại hội...

    Nhìn chung, công tác tôn giáo ở Tây Nguyên từng bước đi vào chiều sâu, sát cơ sở, sát dân, chuyển tải thông tin kịp thời đến với đồng bào nói chung, đồng bào có đạo nói riêng; xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với các chức sắc, chức việc trong các tôn giáo trên tinh thần đoàn kết dân tộc. Hiện nay, tình hình tôn giáo ở Tây Nguyên có chiều hướng phát triển tích cực, hầu hết các chức sắc và giáo dân đều có nguyện vọng phát triển mạnh về tôn giáo và nhất quán với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo.

    Tuy nhiên, bên cạnh sự chuyển biến tích cực trên, vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo trên địa bàn Tây Nguyên vẫn còn diễn biến khó lường. Các thế lực thù địch đã và đang tìm cách lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá Đảng và Nhà nước ta với mục tiêu từng bước tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý nhà nước, cụ thể như:

    - Sử dụng những phần tử *********, quá khích, cực đoan trong đồng bào các dân tộc, trong tôn giáo vào các hoạt động chống phá cách mạng. Kích động, chia rẽ các tôn giáo, giữa tôn giáo với Đảng và chính quyền.

    - Tài trợ, sử dụng các đài phát thanh, gửi tài liệu ********* và kinh sách vào trong đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo nhằm kích động số cực đoan, phản cách mạng, quá khích trong đồng bào dân tộc, trong các tôn giáo để tập hợp lực lượng; phối hợp móc nối trong - ngoài để tiến hành hoạt động gây rối, biểu tình, bạo loạn chính trị; tuyên truyền vu cáo chính quyền “đàn áp” tôn giáo, đòi tôn giáo “độc lập” với Nhà nước, đòi xóa bỏ các tổ chức tôn giáo được Nhà nước ta chấp thuận như: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam”; “Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam”, các hệ phái Tin lành hợp pháp... Hiện nay, chúng tìm cách phát triển nhiều hệ phái Tin lành hoạt động trái phép; trong Công giáo thì lập nhiều loại hội đoàn để tranh chấp quần chúng bằng các thủ đoạn, các hình thức tài trợ, âm mưu từng bước vô hiệu hóa hệ thống chính trị của ta ở cơ sở.

    Đối với vấn đề dân tộc, các thế lực thù địch thông qua số đối tượng người dân tộc lưu vong tăng cường tổ chức hội thảo về văn hóa - lịch sử các dân tộc thiểu số, viện trợ nhân đạo,... nhằm lôi kéo những người có uy tín, trí thức là người dân tộc thiểu số; kích động tư tưởng dân tộc hẹp hòi, đòi ly khai, lập khu tự trị... Hiện tại, có một số Fulrô lưu vong và các đoàn khách nước ngoài đến Tây Nguyên với danh nghĩa tham quan, du lịch và tìm hiểu tình hình, nhưng thực chất tìm cách móc nối, lôi kéo những người đã từng tham gia Fulrô, nhất là số lừng khừng, cực đoan nhằm xây dựng lực lượng tại chỗ.

    Để tiếp tục làm tốt công tác tôn giáo và dân tộc ở Tây Nguyên, cần tiến hành đồng bộ các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng, thực hiện tốt chính sách tôn giáo và dân tộc của Đảng, Nhà nước, coi trọng công tác dân vận của cả hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở. Quan điểm chung nhất là:

    1 - Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, nhất là những người có đạo, đồng bào các dân tộc thiểu số trên cơ sở tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; nâng cao kiến thức và ý thức tôn trọng pháp luật của mọi người dân. Công tác tuyên truyền, giáo dục tập trung vào từng loại đối tượng cụ thể. Nội dung chú trọng vào tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về dân tộc, về tôn giáo và làm rõ những thành quả cách mạng từ khi thống nhất đất nước cho đến nay, nhất là những chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

    2 - Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Nghị quyết số 10/NQ-TW, ngày 18-2-2001, của Bộ Chính trị và các quyết định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng ở các tỉnh Tây Nguyên. Trước hết, xác định rõ và xây dựng mô hình nông - lâm kết hợp có hiệu quả. Gắn sản xuất với mở rộng mạng lưới thương nghiệp, chế biến nông sản hàng hóa. Tập trung chỉ đạo thực hiện giao khoán quản lý, bảo vệ rừng, giao đất trồng rừng cho hộ gia đình hoặc tạo điều kiện cho đồng bào đủ sống và vươn lên từ nghề rừng; tổ chức đào tạo nghề gắn với giải quyết công ăn việc làm đối với đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ. Triển khai thực hiện tốt các chính sách xã hội như: hỗ trợ về nhà ở, giáo dục - đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa... để đồng bào thực sự được hưởng lợi về những thành quả do Nhà nước đầu tư.

    3 - Tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) Về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Về công tác dân tộc và công tác tôn giáo. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân ngay ở thôn làng, buôn bản, phum sóc; tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân; đẩy mạnh phong trào “Xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư”, xây dựng “Gia đình văn hóa”, “Thôn buôn văn hóa”, phong trào “Quần chúng tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ an ninh Tổ quốc”; khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; xử lý, phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các nhân tố gây mất ổn định ở Tây Nguyên.

    4 - Đầu tư xây dựng hệ thống chính trị, trước hết kiện toàn đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác dân tộc, công tác tôn giáo ở các cấp, các ngành, thực hiện phương châm “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Tăng cường công tác dân vận chính quyền làm sao thực hiện theo tinh thần: Gần dân, trọng dân, hiểu dân và có trách nhiệm với dân; nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin. Có kế hoạch cụ thể bồi dưỡng về kiến thức hiểu biết về tôn giáo, về các quan điểm, chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước đối với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, dân tộc, tôn giáo, an sinh xã hội... trên địa bàn.

    5 - Coi trọng công tác quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động tôn giáo trên địa bàn. Chủ động phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc đấu tranh, xử lý với các phần tử đội lốt tôn giáo, chức sắc, tín đồ vi phạm pháp luật, gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo. Đấu tranh làm rõ đâu là sinh hoạt tôn giáo thuần túy, đâu là lợi dụng tôn giáo, các tổ chức tôn giáo trái phép ở các địa phương.

    6 - Nghiên cứu và tổ chức thực hiện tốt Nghị quyết số 23/2003/NQ-UBTVQH, ngày 26-11-2003, của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XI về đất do Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01-7-1991, các Nghị định số 127/2005/NĐ-CP; Nghị định số 84/2007/NĐ/CP của Chính phủ và Chỉ thị 1940/CT-TTg, ngày 31-12-2008 của Thủ tướng Chính phủ “Về nhà, đất liên quan đến tôn giáo”.

    Toàn bộ hệ thống chính trị, mỗi cán bộ, đảng viên, có trách nhiệm làm tốt công tác tôn giáo; ***g ghép việc thực hiện công tác tôn giáo với các phong trào hành động từ cơ sở... đó là hướng đi thiết thực và hiệu quả ở Tây Nguyên/

    ---

    Nguồn: Tạp chí Cộng sản số 5 (197) năm 2010 http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=12358527
  4. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    Bạn có ý kiến gì về đoạn này không?
  5. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    + Về vấn đề tôn giáo:

    Chúng công khai hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối trong các tôn giáo cả về tinh thần lẫn vật chất để thúc đẩy chủ trương ly khai trong nội bộ một số tổ chức tôn giáo. Thời gian qua, chúng liên tục kích động, kêu gọi đòi lại đất đai, cơ sở vật chất có nguồn gốc tôn giáo như vụ 42 Nhà Chung, giáo sứ Thái Hà (Hà Nội), La Vang (Quảng Trị )… Các phần tử phảnđộng, cực đoan trong các tôn giáo cũng chuyển đổi phương pháp nắm giáo dân bằng cách lấy các tổ chức hội đồng, hội đoàn làm nòng cốt nhằm tranh giành quần chúng, âm mưu tạo dựng lực lượng đối trọng với chính quyền; âm mưu thành lập
    “Uỷ ban liên tôn giáo chốngcộng”

    Cùng với việc phát triển không bình thường đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc, chúng đã hình thành các “tôn giáo lạ” ở vùng miền núi phía Bắc như đạo
    “San sư khổ tảo” ở Hà Giang, Cao Bằng, “Sề chù ha ly lù gia" ở Lai Châu … để gây chia rẽ mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, tạo ra các nhân tố tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị, xã hội trong đồng bào dân tộc thiểu số.

    + Về vấn đề dân tộc:


    Các thế lực thù địch đẩy mạnh tuyên truyền xuyên tạc lịch sử, như vấn đề lịch sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam, lịch sử vương quốc Chăm-pa để kích động tư tưởng hận thù dân tộc, ly khai, tự trị. Tiếp tục hậu thuẫn cho số phảnđộng ở các khu vực trọng điểm gia tăng hoạt động chống phá, thực hiện ý đồ thành lập
    “Nhà nước Đề ga độc lập ở Tây Nguyên”, “Nhà nước Khmer Krom” ở Tây Nam bộ, “Nhà nước Chăm độc lập” ở Nam Trung Bộ và “Vương Quốc Mông” ở Tây Bắc nhằm phá vỡ sự thống nhất quốc gia ở Việt Nam, tạo tiền đề cho sự can thiệp của các thế lực thù địch ở bên ngoài.


    Trích CHỈ THỊ SỐ 34-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG ÂM MƯU, HOẠT ĐỘNG “DIỄN BIẾN HOÀ BÌNH” TRÊN LĨNH VỰC TƯ TƯỞNG VĂN HOÁ
  6. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    [​IMG]
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Giả Cầy Mắm Tôm vẫn còn đang trong giai đoạn Hồng Vệ Binh đấu tố,
    chứ chưa được Đ khai hoá sang giai đoạn đưa ra toà xét xử kẻ bị tình nghi.
    *
    Chỉ khi nào kẻ bị tình nghi đã được tuyên án các tội phạm thì lúc ấy mới
    được nói họ đã làm những chuyện gì phạm pháp.
    *
    Các từ ngữ đấu tố như: kẻ xấu, bọn *********, vân vân, nay đã lỗi thời
    rồi. Đó là lời lẽ của bọn dã man không có luật pháp thôi. Những người
    dã man không có luật pháp này gây rối trong xã hội, cần phài có luật
    pháp trấn trị chúng. Xưa chúng đã hại biết bao quần chúng trung kiên
    của Đ. Nay chúng lợi dụng tên Đ để bức hại đồng bào lương thiện vì chúng
    không có pháp luật của xã hội đứng về phía chúng. Đứng trước pháp
    luật, chính chúng mới là kẻ gây rối, phá hoại trật tự xã hội, còn bà con
    bị chúng vu oan, đấu tố vẫn là công dân tốt.
    *
    Kể ra giảng luật pháp ở đây có lẽ không phù hợp, vì người văn minh đã
    tự hiểu, còn người dã man thì có búa bổ vào đầu họ cũng chẳng hiểu.
    *
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Những từ "ph ản đ ộng, kẻ xấu" được lạm dụng để đấu tố,
    chứ không phải từ ngữ hợp pháp trong hệ thống pháp luật
    Việt Nam ngày nay. Chính những kẻ xài từ ngữ này mới là
    bọn phạm pháp, gây phá hoại đoàn kết trong xã hội, cần
    phải dẹp ngay.
    *
  9. giacaymamtep

    giacaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2008
    Bài viết:
    1.390
    Đã được thích:
    5
    24.12/2011 - Vài chuyện ít người biết về lễ Giáng sinh và vài cái tên liên quan


    bởi WTF.VN vào ngày 23 tháng 12 2011 lúc 8:54 chiều

    [Nội dung bài viết có tính chất nghiên cứu, hơi dài dòng, nhưng đề nghị mọi người đọc xong rồi hẵng bình luận]

    1. Ngày lễ Giáng sinh
    Về ngày sinh của Giêsu, theo Kinh thánh, sách Phúc âm Luca (hay Luke, theo bản tiếng Anh), đoạn 2:8 viết về đêm Giêsu giáng sinh, trên cánh đồng gần làng Bethlehem 'những người chăn chiên canh chừng đàn cừu của mình trong đêm' khi thiên sứ đến báo tin cho mọi người rằng Đấng cứu thế sắp chào đời.
    Trong thực tế, người chăn cừu chỉ phải canh chừng cừu vào ban đêm trong mùa chăn thả cừu, tức là mùa xuân :-J Như vậy, chúa Giêsu hẳn là ra đời vào mùa xuân.

    Đọc đến đây, mọi người hẳn sẽ nảy ra câu hỏi: Thế tại sao lễ Giáng sinh lại được tổ chức vào 25/12, gần như giữa mùa đông?
    Chuyện này có nguyên nhân lịch sử của nó.

    Dân Cơ đốc giáo ban đầu không ăn mừng lễ Giêsu giáng sinh vì họ cho rằng ăn mừng sinh nhật các bậc thần thánh là làm theo thói quen của dân ngoại đạo theo đa thần giáo. Đến thế kỷ IV, dân Cơ đốc giáo bắt đầu muốn ăn mừng lễ giáng sinh của đức Giêsu mỗi năm một lần, nhưng lại sợ bị chính quyền La Mã phát hiện và bắt vạ vì lúc đó Cơ đốc giáo vẫn chưa được công nhận là một tôn giáo hợp pháp.
    Thời đó tính lịch cũng có lệch so với bây giờ: ngày Đông chí (nay là 22/12) lúc đó được tính là ngày 25/12. Ngày này được tín ngưỡng đa thần giáo cổ La Mã coi là ngày sinh của thần Ánh sáng Mithras, còn gọi là thần Mặt trời Bất bại (Sol Invictus), và dân La Mã tổ chức ăn mừng lớn vào ngày này. Dân Cơ đốc giáo quyết định ăn mừng Giêsu giáng sinh vào ngày này để khỏi bị phát hiện, đồng thời cũng là sự thể hiện lòng tôn kính với ý nghĩa rằng Jêsu giáng sinh mang sự sống và ánh sáng đến cho nhân loại, như Mithras đối với dân đa thần giáo.
    Năm 312, hoàng đế Constantine từ bỏ đa thần giáo, cải đạo sang Cơ đốc giáo. Sau đó ông này ban bố lệnh hủy lễ ăn mừng ngày sinh của Mithras, mà thay vào đó là mừng Giêsu giáng sinh. Lễ Giáng sinh được Giáo hội La Mã tổ chức lần đầu ngày 25/12/336 ở Rôma. Đến năm 354, Giáo hoàng công bố ngày 25/12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Đức Jêsu.
    Về sau, ngày đông chí được thiên văn học xác định lại vào ngày 22/12, nhưng do truyền thống đã cắm rễ hơn một thiên niên kỷ rồi nên người ta vẫn mừng lễ Giáng sinh vào 25/12.

    Tóm lại: 24, 25/12 đều không phải là ngày sinh của đức Giêsu, mà chỉ là ngày tổ chức lễ mừng thôi.

    2. Về cái tên Giêsu Kitô (Jesus Christ)
    Sách phúc âm Luca và Mathiêu (Matthew) kể rằng cái tên Gieêsu được đặt theo ý Chúa trời, do thiên sứ Gabriel bảo cho Đức mẹ Đồng trinh Maria (không có chữ nào bắt đầu bằng chữ 'O' ở sau :-J =)) ) trước khi bà có thai Chúa hài đồng.

    "Giêsu" (Jesus theo tiếng Anh và các từ tương tự trong các ngôn ngữ khác) được phiên âm từ "Iesus" (đọc: Iêsus) trong tiếng Latinh. Từ "Iesus" này có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp " Ἰησοῦς " (Iêsôús), là kết quả của sự Hylạp hóa (tra thêm Google: hellenization) đối với từ tiếng Do thái (Hêbrơ) " יְהוֹשֻׁעַ " (Yĕhōšuă‘: cái này là ghi phiên âm theo bảng phiên âm quốc tế - IPA, tôi cũng chưa thạo nên cũng chưa phiên âm được tương tự ra tiếng Việt, các bạn thông cảm) và từ tiếng Hêbrơ-Aram " יֵשׁוּעַ " (Yēšûă‘), đều có nghĩa là "Giêhôva cứu thể" (Giêhôva, tiếng Anh là Yahweh, là Chúa trời của Do thái giáo)
    Như vậy, cái "Giêsu" mang nghĩa sâu xa là "Đấng cứu thế".
    [​IMG]

    "Kitô" (có bản phiên âm khác là "Crít", Christ theo tiếng Anh và các từ tương tự trong các ngôn ngữ khác) có nguồn gốc từ từ tiếng Hylạp "Χριστός" (Khristós), với nghĩa sát là "người được xông hương". Cái này có nguồn gốc từ các nghi lễ tôn giáo cổ đại ở khu vực quanh Địa Trung Hải và Trung đông thời đó: người được xông hương hay xức dầu thơm là được coi như hiện thân của thánh thần. Nghi lễ này được dành cho các thầy tế, thủ lĩnh tôn giáo, các bậc vua chúa thời đó cũng là vì lý do này.

    Từ "Χριστός" này được dịch từ một từ tiếng Do thái (Hêbrơ) là מָשִׁיחַ (Māšîaḥ) nghĩa là "người được xông hương" hay "Đấng cứu thế". Phiên âm trực tiếp của từ tiểng Do thái này sang tiếng Anh là "Messiah", tất nhiên cũng nghĩa là "Đấng cứu thế".
    Vậy: "Crít" cũng có nghĩa là "Đấng cứu thế".
    [​IMG]

    3. Tên gọi của lễ Giáng sinh trong tiếng Anh (tên tiếng Việt thì rõ ràng quá rồi, không cần bàn :P )
    Tên lễ Giáng sinh tiếng Anh là "Christmas", có nguồn gốc từ các từ mang nghĩa là "Christ's mass" (Lễ Thánh mừng Christ) trong tiếng Anh trung đại: "Cristemasse", và xa hơn là từ tiếng Anh cổ: "Crīstesmæsse".

    Tên khác của lễ Giáng sinh là "Noel" có nguốc từ tiếng Pháp cổ "Noël" (còn được viết ở một dạng phổ thông hơn là "Naël"). Nguồn gốc sâu xa của từ này là từ "natalis" trong tiếng Latinh, nghĩa là "sự ra đời', "sự sinh ra". "Noel" cũng có nghĩa như từ "merry": vui vẻ, hạnh phúc, và có thể dùng tương tự, ví dụ: "We wish you a noel Christmas".

    Từ "Xmas", viết tắt của "Christmas", cũng như các dạng viết "X" hay "Xp", "Xt" để thể hiện cho âm "christ" có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp "Χριστός" (đọc: Khristós) (xem thêm phần trên về cái tên Giêsu Crít để biết thêm chi tiết). Cách viết tắt này đã được sử dụng trong tiếng Anh từ khoảng thế kỷ X - XI.

    Chúc mọi người một lễ Giáng sinh vui vẻ.

    [K]

    [​IMG]Power of God.
  10. kotus

    kotus Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    09/10/2004
    Bài viết:
    1.841
    Đã được thích:
    3.199
    Trưa qua, về nhà ăn cơm trưa, ngồi trà lá với bà nội, nghe được một ít lịch sử tôn giáo tại Bình Lục, Hà Nam, ghi vào đây vì sợ rằng quên mất.
    Ông nội, bà nội mình đều là người làng Thanh Nghĩa, Bình Lục, Hà Nam. Trước năm 1954, gia đình mình lúc đó cũng có một ít đất đai, nhưng vẫn thuộc dạng bần nông cấp thấp.
    Cuối thập niên 40 của thế kỷ trước công giáo bắt đầu lan về đến Bình Lục - Hà Nam. Đến năm 1949 thì gần làng Thanh Nghĩa có 2 làng là Thiên Lý và Chuyền trở thành làng công giáo toàn tòng. Và từ 1949 đến 1953 tại làng Thanh Nghĩa người ta gọi là "loạn ga tô". Trông thời gian này kèo dài từ bến Đục vào đến đầu làng Thanh Nghĩa có rất nhiều hội tề (kiểu như thanh niên công giáo vũ trang ...). Làng Thanh Nghĩa có 10 nóc nhà nhiễm gia tô và cũng lập thành một hội tề. Từ 1949 đến 1953 rất nhiều vụ giết chóc dân chúng các làng xung quanh do các hội tề thực hiện. Đặc biệt có nhiều vụ mất tích trong đêm. Họ nhà mình có 2 người bị mất tích mà mãi đến năm 1992 đào ao mới thấy hai sọ người mà gia đình mới nhận được xác để lập mộ.
    Năm 1952, bà cô của ông nội mình lúc đó do biết chữ nên được một địa chủ trong làng gọi qua nhờ tính toán chia công. Buổi trưa hôm đó có hội tề vào bắn chết 7 người, bốn phụ nữ trong đó có bà cô của ông nội mình bị bắn chết trong bếp, ông chủ nhà bị bắn chết ở bờ ao, hai con trai của ông chủ nhà thì bị bắn chết trong vườn. Nghe có tiếng súng du kích đến thì hội tề đã rút và kiếm được một ít tiền gì đấy. Một người tham gia hội tề trong vụ này bị bắt trong năm 1960 và đi tù mãi đến năm 1980.

    Ngày 28-5-1953 (lịch âm), hội tề dẫn theo lính Pháp về quây làng Thanh Nghĩa, bắn chết 4 người trong đó có ông anh của ông nội mình, và một người khác trong họ 15 tuổi, bố mẹ mới mất tại Hà Giang, hành nghề ăn xin tại Hà Nội không được, mới lê bộ về đến đầu làng. Trong số này chỉ có ông anh của ông nội mình là cán bộ *********, còn lại chết oan cả. Trong đợt đấy toàn bộ gỗ của đình làng Thanh Nghĩa được dỡ về sửa nhà thờ và nhà lý trưởng làng Thiên Lý. Việc này mãi sau này ông bố mình học cấp hai sang bên Thiên Lý chơi mới biết.

    Ông nội mình cũng bị bắt một lần cùng với một ông anh khác, nhưng do bà nội và mẹ của bà nội mình bán đất đút lót nên thoát chết.

    Cuối năm 1953, cán bộ ********* tại làng đã lên tận căn cứ xin bộ đội về làng để diệt tề. Các thanh niên công giáo vũ trang đã cố thủ tới cùng và mùa đông năm 1953 là giỗ của gần 200 hộ gia đình trong 2 làng Thiên Lý và Chuyền. Các gia đình này năm 1954 di cư gần hết vào nam. Mười nóc nhà tề trong làng Thanh Nghĩa chỉ còn sót lại một trưởng nam, nhưng biệt tích và hình như ông già mình gặp một lần trên đất Sapa, nhưng ông già mình không chắc chăn được. Hơn 20 thanh niên công giáo ra hàng đợt này đều nhận án tù 15 năm và đều được thả trước 1980, không ai chết trong tù.

Chia sẻ trang này