1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôn giáo và dân tộc (không bàn chuyện thời sự - xem thông báo của Mod trang 47)

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi fddinh, 01/09/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. MrKhuKhoam

    MrKhuKhoam Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2011
    Bài viết:
    4.334
    Đã được thích:
    1.180
    [​IMG] Tầu lạ ở biển đông, cờ lạ ở Ngệ An.
    [​IMG]

    Trung Quốc đang dồn hết cơ bắp hiện thực hoá âm mưu xâm chiếm Biển Đông.


    Những ngày gần đây, báo chí Việt Nam đã không còn phải úp mở, dè dặt khi nhắc đến bọn “tàu lạ” đang lộng hành đó.


    Đã có những cuộc biểu tình tự phát nhỏ tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm phản đối hành động hung hăng của Trung Quốc trong ý đồ độc chiếm Biển Đông.


    Cùng lúc, tại Nghệ An hàng mấy chục ngàn tín đồ Ki-tô giáo xuống đường biểu tình, không phải để chống “tàu lạ” mà để “đòi đất” với rất nhiều “cờ lạ” trên tay.


    [​IMG]


    Chuyện “đòi đất” tôn giáo ở Vinh là một câu chuyện lịch sử dài, liên quan đến nguồn cội đất đai và đầy rẫy những “đúng sai” còn nằm trong đó.


    [​IMG]


    Cụ thể khi thực dân pháp xâm lược Việt Nam, quân Văn thân, Cần vương vùng lên khởi nghĩa chống Pháp và họ đã cho đốt một số nhà thờ tại Nghệ An.


    Nhưng sau khi giặc Pháp đàn áp các cuộc khởi nghĩa, chúng đã đốt phá nhiều làng mạc và giết hại những người bên lương, đồng thời bắt dân chúng phải bồi thường bằng cách xây lại nhà thờ mới và phải đập bỏ những chùa chiền, đình miếu chung quanh.


    Đất xâm chiếm để xây nhà thờ đó là đất của ai?


    Cứ như thế, theo thời gian, đất đai Phật giáo ở nhiều nơi lần lượt rơi vào tay “nhà thờ” và các thế lực xâm chiếm, phá phách khác.


    Người ta còn nhớ trong một cuộc hội thảo do Công giáo tổ chức, có một vị Giám mục uy tín đứng lên, đại ý nói một số vua chúa nhà Nguyễn ra lệnh giết người “có đạo”.


    [​IMG]


    Ngay lập tức có một học giả đứng lên chỉnh lời của vị Giám mục này rằng, phải nói chính xác rằng vua chúa Việt Nam không giết người “có đạo” mà là một số quân giáo gian bán nước.


    Thời ấy rất dễ để xác nhận “quân bán nước”.


    Còn hiện tại, thật khó để định nghĩa về cái “quân bán nước” này, đặc biệt trong lúc Trung Quốc đang dồn sức để xâm lược Biển Đông.


    Và chỉ khi có giặc đến nhà thì người Việt mới nhìn ra “quân bán nước” kia là ai.


    Giậu đổ bìm leo, muôn đời kinh nghiệm ấy vẫn đáng ngẫm!


    Trở lại với chuyện “đòi đất” hay “yêu sách đất đai” liên quan đến tôn giáo ở Nghệ An.


    [​IMG]


    Đạo Phật du nhập vào Việt Nam với trên dưới 2.000 lịch sử, nhưng Phật giáo ở Nghệ An thì gần như bị xoá trắng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.


    Năm 2011 chính quyền Nghệ An mới cho phép thành lập Ban Trị sự tỉnh hội Phật giáo để khôi phục sinh hoạt Phật giáo tại đây.


    Danh sách di tích cho biết có khoảng 500 ngôi thống kê được, nhưng hầu hết tan hoang, chỉ còn lại nền móng với một số tượng thờ đã mục nát.


    Trong 500 ngôi chùa ấy, mới có hơn 20 ngôi chùa được phục dựng sinh hoạt, và trong 20 ngôi chùa ấy mới có khoảng hơn 10 ngôi chùa là có Sư về trụ trì.


    [​IMG]


    Từ những nền móng chùa cũ, dân nghèo đã gom góp công sức để dựng lên ngôi nhà tạm thờ Phật.


    [​IMG]


    Nhiều nơi có hàng trăm tín đồ sinh hoạt, nhưng vẫn chưa được chấp thuận cho phục dựng vì điều kiện chưa chín muồi và đầy đủ.


    [​IMG]


    Nhiều ngôi chùa trước kia có diện tích rộng cả vài chục héc-ta, nhưng nay chỉ còn vài ngàn mét vuông, nhưng Phật tử vẫn kiên nhẫn chỉ mong chờ được phục dựng sinh hoạt là đáng quý rồi.


    [​IMG]


    Nhìn sang sinh hoạt của Giáo phận Vinh để thấy, từ khi thực dân Pháp xâm lược đến nay, dù có những giai đoạn khó khăn nhất định, nhưng Giáo phận này phát triển gần như không bị gián đoạn, hầu hết các nhà thờ còn nguyên vẹn và được xây dựng mới rất bề thế và kiên cố.


    [​IMG]


    Ai có dịp về thăm Nghệ An mới rõ, gần như khắp các làng quê vươn lên là những nóc nhà thờ, trong khi tìm mỏi mắt chẳng thấy chùa đâu.


    [​IMG]


    Ki-tô giáo trong nhiều năm một mình phát triển ở Nghệ An, trong khi Phật giáo thì gần như bị xoá trắng,
    nhưng chưa hề thấy một cuộc bạo động hay biểu tình, bắt giam cán bộ nào của người Phật tử để nhằm “đòi đất” hay yêu sách về đất đai chùa chiền cả.

    Thôi thì mỗi bên có “quan điểm” riêng của mình về tranh chấp đất đai tôn giáo.


    Chính sách đất đai về tôn giáo của nhà nước cũng còn những vấn đề cần phải gấp rút điều chỉnh.


    [​IMG]


    Nhưng quả tình, phương cách đòi đất bằng việc cầm cờ quốc gia Vatican của tín đồ Ki-tô giáo tại Nghệ An là khó có thể chấp nhận được.


    [​IMG]


    Điều này cho thấy nhận thức của những người lãnh đạo ở Giáo phận này là có vấn đề.


    [​IMG]


    Vì vấn đề mâu thuẫn, xung đột đất đai trong nội bộ đất nước, thì phải giải quyết bằng các phương pháp khác nhau, không thể giương cờ ngoại quốc đi biểu tình đòi đất trên quê hương của mình được.


    [​IMG]


    Hầu hết các giáo phận và nhà giáo dân ở Vinh đều có thói quen cắm cờ quốc gia Vatican
    .

    [​IMG]


    Ai cũng rõ, trong ngoại giao, cắm cờ một quốc gia trên quốc gia khác có những quy định pháp luật rõ ràng, không thể tuỳ tiện.


    [​IMG]


    Ngay cả cờ Phật giáo, dù không phải là cờ của một quốc gia, nhưng chỉ được phép treo ở trong phạm vi nhà chùa, và mỗi khi có lễ, muốn giăng ở nơi công cộng đều phải xin phép.


    [​IMG]


    Làm gì có chuyện tự tiện cầm cờ một quốc gia khác mà tràn xuống đường biểu tình như những “kiêu dân” kia
    .

    [​IMG]


    Như vậy,
    những gì trước đây người ta nói giáo dân “đòi đất” cho Vatican là có cơ sở, chí ít qua những gì mọi người đang nhìn thấy.

    [​IMG]


    Hết “tàu lạ”… đến “cờ lạ”!


    [​IMG]


    Kịch bản “nội loạn”, “ngoại xâm” đang diễn ra sờ sờ trước mắt mọi người. Đáng buồn thay, chúng lại được kích động lên chỉ vì một vài miếng đất.


    [​IMG]


    Khi nào ích lợi cá nhân đặt trên ích lợi tập thể, lợi ích quê hương, thì chúng ta còn chứng kiến những bất ổn lâu dài trên quê hương Việt Nam.


    Thích Thanh Thắng​


    PG Nghệ An: 'Rằng thương nhau thì nhớ câu gừng cay muối mặn'


    ...........


    Tôi nghe một vị lãnh đạo chính quyền nói rằng, người dân Nghệ An biết nhiều đến đạo Chúa, với các vị linh mục đông đảo, có trình độ thuộc Giáo phận Vinh, còn thì đa phần những người theo cách mạng nhiều năm nay vẫn coi đạo Phật là mê tín, bởi thực tế, đạo Phật gần như bị xoá trắng ở đây qua những năm thực hiện bài trừ mê tín dị đoan, mà Nghệ An là một tỉnh dẫn đầu.


    Trước đây, tôi có đọc bài viết của Phan Ngọc Thiện (thầy Pháp Trí) về ngôi chùa Diệc (Diệc Cổ Tùng Lâm, Cổ Phật Thị Hiện) trên tạp chí Văn hoá Phật giáo, tôi đã lo lắng rất nhiều về Phật giáo Nghệ An.


    Sau đó, lại đọc được bài viết của cư sĩ Minh Thạnh viết về tình hình Phật giáo ở Nghệ An, nên tôi thử vào các công cụ tìm kiếm để tìm hiểu xem tôn giáo ở Nghệ An ra sao.


    Tuy nhiên, không thấy có một thống kê tôn giáo nào ở Nghệ An, chỉ biết Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía tây giáp Lào, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía Nam.


    Danh xưng Nghệ An xuất hiện từ năm Thiện Thành thứ 3 đời Lý Thái Tông năm (1030) thay cho tên Hoan Châu đã có từ mấy trăm năm về trước. Cũng như nhiều vùng nông thôn Việt Nam, người xứ Nghệ có tính cộng đồng chặt chẽ, giàu lòng nhân ái, nặng nghĩa tình.


    Theo điều tra dân số ngày 01/04/2009, Nghệ An có 3.113.055 người, giảm so với thời kỳ điều tra đân số năm 2004 vì một bộ phận dân cư di cư vào các địa phương khác sinh sống mà chủ yếu là các tỉnh phía Nam.


    Vốn biết bên Công giáo thường hay có những thống kê khá đầy đủ về giáo phận của mình, tôi vào trang nhà
    Giáo phận Vinh (gồm 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình) và thấy một số thông tin như sau (theo thống kê năm 2006): diện tích: 30.594,9 km2, dân số: 5.790.000, số giáo dân: 474.143, linh mục: 171, nữ tu: 426, đại chủng sinh: 57, chủng sinh dự bị: 24, giáo lý viên: 7.635, rửa tội: 10.222, hôn phối: 4.707.

    Với thông kê tạm thời đến năm 2006 này, có thể biết rằng giáo dân của Giáo phận Vinh chiếm khoảng 8,5 đến 9% dân số. Nghệ An có thể là nơi tập trung đông giáo dân hơn, nên có thể dao động từ 12 đến 15% dân số.


    Sau bao nhiêu năm tồn tại, có số lượng tu sĩ và giáo lý viên đông đảo, nhưng giáo dân vẫn ở mức dưới dưới 9% dân số. Điều đó chứng tỏ, những người bên lương, người theo cách mạng vẫn chiếm đại đa số và không dễ dàng để cải đạo họ.

    Tuy nhiên, nhân sự Phật giáo nếu so với Công giáo thì quả là một sự chênh lệch rất lớn, cần được nhanh chóng bù đắp, không chỉ bằng cơ cấu, bằng giáo dục mà còn là sự tình nguyện dấn thân của các Tăng Ni có trình độ, phẩm chất đạo đức và lòng yêu đạo tha thiết từ những nơi khác tới.


    Truyền thống văn hoá, tôn giáo của người Việt vốn uyển chuyển, không chuộng sự cực đoan, nên người bên lương ở Nghệ An vẫn có tình cảm tốt với đạo Phật và những tín ngưỡng dân gian thờ Thánh Mẫu khác. Và trong suy nghĩ của họ Phật là cao nhất sau đó tới Thánh.


    Những người có truyền thống gia đình cách mạng tuy không theo tôn giáo, nhưng do thờ cúng ông bà, nên có nhiều điểm gặp gỡ đối với Phật giáo, họ hoàn toàn có thể cư Cộng mộ Thích, như ông cha ta đã từng cư Nho mộ Thích.


    Ở Nghệ An, quan niệm chùa làng cũng có sự tương đồng với các tỉnh phía Bắc, có nghĩa rằng, chỉ cần biết làng mình từng có chùa, nay được khôi phục thì dân làng và những người từng sinh ra và lớn lên ở làng sẽ tuỳ theo điều kiện đóng góp tiền của, công sức để phục dựng, trùng tu chùa làng, đình làng, đền miếu.


    [​IMG]


    Vì vậy, nếu một người có uy tín quy y, phát tâm cúng dàng thì sự chuyển hoá trong gia đình sẽ rất tích cực.


    Tôi nhận thấy, sau một ngày làm lễ kỳ siêu cho một Phật tử chưa đầy 5 năm tuổi đạo, nhưng có tới 60 năm tuổi đảng, gần như những người trong dòng họ ban đầu còn tỏ ra dè dặt, nhưng đã thân thiện, cởi mở và bắt đầu chia sẻ rất nhiều những suy nghĩ của họ về đạo Phật và sự hiếu kính ông bà, cha mẹ.


    Và tôi rất vui khi chỉ trong 3 ngày, gần như cả gia đình, họ hàng chung quanh đều đã có những chuyển hoá, mọi người đã biết chắp tay chào nhau và niệm A Di Đà Phật.


    Tôi có một niềm tin rất mạnh về sự phát triển của Phật giáo Nghệ An. Quả đúng như vậy, chỉ qua mấy ngày ở tại chùa Phúc Lạc, được cùng Phật tử trong xã Nghi Thạch tụng kinh tối, công phu khuya, và mỗi khi đi lại trong xã, thấy có những em nhỏ đạp xe đi học, khi nhìn thấy tôi bèn chào “Con chào thầy!”, hay “A Di Đà Phật, con chào thầy!”, thỉnh thoảng có học sinh nói: “Sư kìa!”.


    Điều bất ngờ hơn cả đối với tôi là được tiếp xúc với một bác là nguyên chủ tịch xã Nghi Thạch. Sau khi về hưu, bác đã bỏ hết công sức trong vòng mấy năm trời để cầm đơn đi khắp các nơi xin phục dựng lại ngôi chùa Phúc Lạc, vốn chỉ còn hai cái tháp tổ đã đổ nát và một quả chuông duy nhất có ghi rõ tên tuổi của vị trụ trì và người tiến cúng
    .

    Điều bất ngờ hơn cả của tôi là được đến thăm niệm Phật đường Vi Đề Hy tại xóm Xuân Lạc, xã Nghi Thạch. Đây cũng là ngôi nhà nhỏ của o Loan, người đã hàng chục năm nay vất vả cùng với o Tư và Phật tử duy trì đạo tràng hộ niệm.


    Niệm Phật đường có khá nhiều kinh sách, băng đĩa thuyết giảng, trước kia hàng ngày có hàng vài chục, có khi cả hàng trăm người đến niệm Phật, xem băng thuyết giảng, chủ yếu là băng đia phát hành của chùa Hoằng Pháp, của thầy Chân Quang.


    Có thể nói, do không có các sư thuyết giảng, nên xem băng là hình thức phổ biến, hoặc tập trung một nơi, hoặc chuyền tay nhau để xem. Kể từ ngày có quyết định thành lập chùa Phúc Lạc, dân trong vùng và những người con xa quê thành đạt đã đóng góp gần 400 triệu để xây tạm một ngôi chùa nhỏ, từ đó đạo tràng niệm Phật đã chuyển ra sinh hoạt tại chùa.


    Mùa nóng cũng như mùa lạnh, cứ 8 giờ tối hàng chục, hàng trăm Phật tử lại rủ nhau ra chùa tụng kinh, những ngày sám hối, ngày rằm có khi lên tới cả vài trăm.


    Điều đáng nói trong đó có rất nhiều nam nữ thanh niên, trong đó có nhiều em thuộc hết cả Đại bi, Bát nhã, theo các o đi hộ niệm và hát rất hay những ca khúc Phật giáo.


    Tôi không cầm được lòng minh khi nghe các em hát đón mừng tôi. Những cặp mắt trong veo ngấn lệ, rất mong Giáo hội cử các thầy về thuyết giảng.


    Thương cho Phật tử ở Nghệ An mình quá đỗi, không có thầy hướng dẫn, những ngày rét lạnh như vậy mà họ ngồi túm vào trên nền xi-măng để cùng nhau niệm Phật, trong khi bốn bề chung quanh trống trải.


    [​IMG]


    Đạo tình thắm thiết, cứ vắng chùa là nhớ, thấy bạn không đi chùa là hỏi thăm. Tôi hỏi có những ngày mùa đông rét buốt, Phật tử đến tụng kinh thì sẽ ra sao? Các o nói rằng, cứ ngồi sát vào nhau, niệm Phật một hồi người sẽ ấm lên.


    Khi chưa tách tỉnh, Nghệ An, Hà Tĩnh là một. Nay chia tách tỉnh rồi, Phật tử bên này nhìn về bên kia khát khao, ước mong rằng, Nghệ An mình cũng có Ban Trị sự, cũng được Trung ương Giáo hội Phật giáo quan tâm nghĩ đến để ổn định các Phật sự tại địa phương như Hà Tĩnh.


    Nghệ An có hàng ngàn di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 200 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng. Tuy nhiên mới có khoảng vài chục chùa được công nhận thuộc về Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hầu hết là chưa có sư trụ trì, còn lại rất nhiều nơi chưa được công nhận là chùa của Giáo hội do còn tồn tại nhiều vướng mắc, chủ yếu là do chưa có Ban Trị sự hoạt động để đại diện và phân bổ nhân sự một cách hợp lý.


    Thêm vào đó, do một thời gian dài vắng bóng các nhà sư, nên chùa được khôi phục mang tính tự phát, có nơi người tu hành cũng còn nhiều hạn chế về năng lực, trình độ nhận thức, cũng như về chính giáo lý và các mối quan hệ xã hội khác. Vì thế, Phật giáo ở Nghệ An đang có rất nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh.


    .....


    Thích Thanh Thắng​



    Bài viết của THÍCH THANH THẮNG

    Khoằm bổ xung ảnh.
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bài của Thích Thanh Thắng không có nội dung bố cục chặt chẽ.
    Nó nhằm so sánh Phật giáo và Công giáo ở Nghệ An, hay bàn
    về biểu tình mang cờ lạ hợp pháp hay không? Tốt nhất, bài
    này nên viết riêng ra 2 bài cho khỏi loãng vấn đề.
    *
    Trong bài, còn có chỗ sai, là chỗ một học giả - ai? - đứng
    lên nói mấy triều Vua Nguyễn bắt giết người Công Giáo theo
    giặc. Thật ra, chuyện bắt giết người theo giặc thì chẳng có
    gì sai cả. Có mấy Vua Nguyễn bắt giết người Công Giáo vì tội
    Tả Đạo, vì vua đặt ra luật: ai theo Tả Đạo thì phải trị.
    Chuyện này ai cũng biết, trừ người nhắm mắt bưng tai hay người
    thần kinh không bình thường.
    *

Chia sẻ trang này