1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tôn vinh truyền thống các dòng họ

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi ATC, 15/04/2001.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ATC

    ATC Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/03/2001
    Bài viết:
    6.452
    Đã được thích:
    0
    Tôn vinh truyền thống các dòng họ

    Tôn vinh truy'n thăng các dYng hÔ

    Mât tin vui là vào tháng 5 sắp tưi, Bảo tàng Dân tâc hÔc Vi-t Nam (BTDTHVN) sÏ tƯ chác trưng bày chuyên đ' Gia phả Vi-t Nam, tà truy'n thăng đ.n hi-n đại nhằm giưi thi-u các giá trz lzch sả, văn hoá, luân lẵ đạo đác gia đ-nh, dYng hÔ thông qua các gia phả.

    Nhân dzp này, Bảo tàng còng phăi hđp vưi Vi-n Nghiên cáu Hán Nôm, Hâi Văn ngh- dân gian, Câu lạc bâ UNESCO thông tin các dYng hÔ ô Hà Nâi và Ban chñ nhi-m giao lưu các dYng hÔ ô TPHCM tƯ chác mât hâi thảo v' lzch sả, ẵ nghoa, giá trz cña gia phả còng như vi-c đƯi mưi nâi dung và kinh nghi-m bảo v-, giã g-n gia phả qua chi.n tranh, và chăng lại sạ khắc nghi-t cña thêi ti.t. PGS.TS Nguy"n Văn Huy - Giám đăc BTDTHVN - cho bi.t: Tà trưưc đ.n nay, Câu lạc bâ UNESCO thông tin các dYng hÔ ô Hà Nâi đã cÊ nhãng cuâc trưng bày và hâi thảo v' gia phả cña các dYng hÔ. Nhưng đây sÏ là cuâc trưng bày và hâi thảo cÊ tƯ chác chÝnh thác, đa chi'u, cÊ quy mô đ?u tiên. Cái quan trÔng mà cuâc trưng bày hưưng tưi là nh<n thác mưi v' gia phả. Hưưng cña chóng tôi là không ch~ giưi thi-u gia phả mât l?n mà sÏ tƯ chác nhi'u l?n sắp tưi, sâu hơn, chi ti.t hơn, th<m chÝ là v' tàng gia tâc. Ti.n tưi, Bảo tàng sÏ sưu t?m nhãng bâ phả v' thành hoàng, ngh' hay gánh hát... đ" giưi thi-u vưi công chóng.

    Đi'u lo lắng nhSt khi BTDTHVN xây dạng đ' cương trưng bày là thi.u hi-n v

    ĐặỏằÊc sỏằưa chỏằa bỏằYi - Admin on 08/05/2001 06:13:58
  2. despi

    despi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    1.990
    Đã được thích:
    1
    Một tin vui là vào tháng 5 sắp tới, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (BTDTHVN) sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề Gia phả Việt Nam, từ truyền thống đến hiện đại nhằm giới thiệu các giá trị lịch sử, văn hoá, luân lý đạo đức gia đình, dòng họ thông qua các gia phả.
    Nhân dịp này, Bảo tàng cũng phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Hội Văn nghệ dân gian, Câu lạc bộ UNESCO thông tin các dòng họ ở Hà Nội và Ban chủ nhiệm giao lưu các dòng họ ở TPHCM tổ chức một hội thảo về lịch sử, ý nghĩa, giá trị của gia phả cũng như việc đổi mới nội dung và kinh nghiệm bảo vệ, giữ gìn gia phả qua chiến tranh, và chống lại sự khắc nghiệt của thời tiết. PGS.TS Nguyễn Văn Huy - Giám đốc BTDTHVN - cho biết: Từ trước đến nay, Câu lạc bộ UNESCO thông tin các dòng họ ở Hà Nội đã có những cuộc trưng bày và hội thảo về gia phả của các dòng họ. Nhưng đây sẽ là cuộc trưng bày và hội thảo có tổ chức chính thức, đa chiều, có quy mô đầu tiên. Cái quan trọng mà cuộc trưng bày hướng tới là nhận thức mới về gia phả. Hướng của chúng tôi là không chỉ giới thiệu gia phả một lần mà sẽ tổ chức nhiều lần sắp tới, sâu hơn, chi tiết hơn, thậm chí là về từng gia tộc. Tiến tới, Bảo tàng sẽ sưu tầm những bộ phả về thành hoàng, nghề hay gánh hát... để giới thiệu với công chúng.
    Điều lo lắng nhất khi BTDTHVN xây dựng đề cương trưng bày là thiếu hiện vật gốc. Ông Nguyễn Trung Dũng - Trưởng phòng Giáo dục của BTDTHVN - cho biết: Gia phả, lâu nay, theo quan niệm của các gia đình, giống như một thứ gia bảo, được cất giữ kỹ lưỡng, và lưu truyền trong dòng tộc thôi chứ không ai nghĩ đến chuyện xã hội hoá gia phả, hoặc là giao lưu và khai thác các giá trị khác của gia phả. Việc giới thiệu gia phả dưới hình thức triển lãm, hội thảo, đối với nhiều gia đình là chưa quen. Họ có tâm lý chung là rất ngại mang gia phả ra trước công chúng. Cách đây hai tuần, BTDTHVN đã có một cuộc họp mặt với đại diện của khoảng 30 dòng họ có nguồn gốc từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và hiện đang có người sinh sống tại HN. Qua trao đổi, vận động, thì các gia đình nhận thức được rằng gia phả không chỉ là gia bảo của dòng tộc mà nó còn là tài sản quốc gia. Nhiều gia đình đã đồng ý cho chúng tôi mượn bản chính của gia phả để trưng bày. Trong số này, có những gia phả từ thế kỷ 17, 18, một số từ thế kỷ thứ 19 và các gia phả được viết lại trong thế kỷ 20. Ông Nguyễn Trung Dũng cũng cho biết: Tất cả các gia phả lâu đời đều viết bằng chữ Hán cả. Nó gắn liền với truyền thống Hán học VN. Nhưng trong khoảng một thế kỷ nay, Hán học đã bị đứt quãng, nên trong nhiều gia tộc hiện nay không có ai đọc được gia phả và không có ai viết tiếp gia phả. Chúng tôi đã gặp một dòng họ Trịnh và họ nói rằng từ đời ông, đời bố, đời con và hiện nay đã đến đời cháu, không ai viết tiếp gia phả cả. Họ chỉ giữ những phần gia phả đã viết trong thời kỳ phong kiến bằng chữ Hán.
    Trong cuộc trưng bày, Bảo tàng cũng còn dựa vào nguồn cung cấp của Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện có. Tất nhiên, ở trong cuộc trưng bày này, bảo tàng cũng sẽ chỉ chọn trưng bày những cuốn gia phả ở những thời điểm nhất định, của những dòng họ, dân tộc, vùng miền tiêu biểu, có nội dung và cách thức thực hiện tiêu biểu, trên những chất liệu như giấy dó, giấy dứa, giấy bản, thẻ tre, gỗ, đồng và đá...
    Công chúng đến xem có thể nhìn thấy những bản chính của các bộ gia phả được đặt trong tủ kính. BTDTHVN phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm tổ chức trích và dịch ra tiếng Việt, Anh và Pháp những đoạn có giá trị nhất trong các bộ gia phả theo những chủ đề lịch sử, nhân học, đạo đức, khuyến học, phong thuỷ, y đức... in trên những bức pano lớn để người xem có thể đọc và hiểu về gia phả và có một hình dung và cảm nhận chung về chúng. Bảo tàng cũng đặc biệt quan tâm đến gia phả của người dân tộc thiểu số, như người Tày, Mường, Thái để có thể tìm kiếm nhiều tư liệu rất quý, cho thấy sự giao lưu, phát triển giữa các dân tộc VN.
    Một trong những vấn đề mà hội thảo tổ chức song song với cuộc trưng bày đặt ra sẽ là tìm những giải pháp để phát triển gia phả bằng những phương tiện thông tin hiện đại như lưu giữ trong máy tính, trên đĩa CD và lưu truyền qua mạng Internet. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu và chính những người trong cùng một dòng họ có thể tiếp cận dễ dàng hơn với gia phả và giao lưu, trao đổi với nhau, để gia phả không chỉ là một thứ cấm sờ mó. Có như vậy thì gia phả mới thực sự trở thành một di sản, thực sự tham gia vào đời sống xã hội.
    Yến Khanh
    Despair is not Hopeless!​
  3. vuzzan

    vuzzan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    http://www.vietnamgiapha.com
    Nơi lưu trữ Gia Phả của nguời Việt Nam
  4. anh_cymbidium

    anh_cymbidium Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/09/2003
    Bài viết:
    130
    Đã được thích:
    0
    Mình đang sở hữu toàn tập ngọc phả Vũ -Võ VN , và một số phả về dòng họ Vũ Hàng Kênh HP , bản viết bằng chữ Hán , rồi sau này có một số thành viên trong giòng tộc chuyển qua quốc ngữ , muốn gửi lên trang đó phải hội đủ những yêu cầu gì ?
    Mặt khác trong một số quyển còn lưu lại bút tích lệ làng , phương phát giáo dục từ giòng họ , gia đình , liệu khi đăng lên trang đó rồi mình có giữ được bản quyền hay không ? Vì vấn đề này nó tế nhị quá , không xin phép các vị tiên chỉ trong họ thì không thể được . Mong được sớm nghe lời giải đáp .
    VTA .
  5. vuzzan

    vuzzan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2002
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Đây là một nơi hoàn toàn miễn phí cho mọi nguời, miễn là nguời Việt Nam.
    Bạn đăng ký một username trên vietnamgiapha.com, rồi download hướng dẫn sử dụng về xem trước. ( Có thể tôi viết hơi dở, nên nếu không hiểu, bạn email cho tôi).
    Hoan nghênh bạn đưa Gia Phả lên vietnamgiapha.com
    Thân mến,

Chia sẻ trang này