1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng Giám Đốc của Doanh nghiệp

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi buisuoi, 25/07/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Rất rõ. Luật không cấm, có thể làm nếu điều lệ không cấm. Ngoài ra còn phải xem thêm hợp đồng lao động có quy định gì không nếu công ty thuê giám đốc/tổng giám đốc.
  2. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Tổng giám đốc/Giám đốc Cty cổ phần ko được làm TGĐ/GĐ công ty khác là do Luật Doanh nghiệp năm 2005 đẻ ra. Hiện Buff tôi vẫn đang cố tìm trong đống văn bản dự thảo Luật Doanh nghiệp xem quy định này đến từ đâu.
    Có điều dễ nhận thấy là trong các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005, rất nhiều quan điểm mà chủ chốt là dòng Châu Âu lục địa và Thông luật về tổ chức doanh nghiệp được đem ra cân đong để chọn lựa. Nhà ta còn áp dụng quy tắc tuỳ nghi hoặc ghép râu ông nọ vào cằm bà kia trong một số điều khoản để thoả mãn các bên liên quan tới quá trình ban hành luật.
    Tổng giám đốc/Giám đốc Cty cổ phần ko được làm TGĐ/GĐ công ty khác bắt nguồn từ cách tiếp cận của giám quản doanh nghiệp (corporate governance) mà lẽ ra nó được đưa vào Luật Chứng khoán để điều chỉnh các công ty niêm yết/đại chúng thì đúng hơn. Ở VN, các công ty cổ phần chưa niêm yết hoặc không phải đại chúng có tính chất pháp lý và được sử dụng trong thực tế chẳng khác mấy loại hình công ty TNHH. Dù sao luật đã quy định vậy, còn luật sư ko thiếu cách để vô hiệu hoá cái quy định nửa mùa ấy.
    Vấn đề là bạn muốn giữ vai trò gì chứ ko phải bạn giữ chức vụ gì trong công ty cổ phần. Còn đối với bên ngoài công ty cổ phần, người ta chỉ cần biết bạn có phải đại diện pháp luật để giao dịch hay ko mà thôi!
  3. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Chỉ cấm đồng thời đảm nhiêm giám đốc/tổng giám đốc 2 công ty cổ phần (e là bạn hiểu nhầm). Xuất phát điểm của quy định đó là gì là 1 chuyện, thực tế là chuyện khác. Cách vô hiệu như thế nào, nói chơi à?
  4. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    Nào cùng xem (1) TGĐ/GĐ của công ty CP có được làm TGĐ/GĐ các doanh nghiệp khác ko; (2) Nghị định 139/2006/NĐ-CP có đặt ra cách hiểu khác với LDN2005 về vấn đề này
    Trước tiên là quy định của Luật DN 2005:
    - Đoạn 4 Khoản 2 Điều 116 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: "Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác".
    - Khoản 1 Điều 4 Luật DN2005 định nghĩa "Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh".
    - Khoản 4 Điều 13 Nghị định 139 quy định: "Nếu Điều lệ công ty không quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc/Tổng giám đốc của công ty đó có thể kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc (trừ Giám đốc/Tổng giám đốc công ty cổ phần) của công ty khác".
    1> TGĐ/GĐ công ty cổ phần có được làm TGĐ/GĐ các doanh nghiệp khác ko: Câu trả lời là Không.
    Theo Khoản 2 Điều 116 LDN2005 đã trích dẫn, TGĐ/GĐ công ty (cổ phần) không được đồng thời làm TGĐ/GĐ của doanh nghiệp khác (tức của các doanh nghiệp trong LDN2005, HTX, các tổ chức tín dụng, ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước chưa chuyển đổi hoặc bất kỳ tổ chức kinh tế nào đáp ứng tiêu chí doanh nghiệp tại Khoản 1 Điều 4 LDN2005).
    Điều này có nghĩa là một người đã làm TGĐ/GĐ 1 công ty cổ phần thì ko được kiêm chức danh tương tự ở bất kỳ doanh nghiệp nào khác.
    2> Nghị định 139 có đặt ra cách hiểu khác LDN2005? Câu trả lời là Không.
    Khoản 4 Điều 13 NĐ139 đưa ra phần giả định "nếu điều lệ công ty không quy định khác" thì mới áp dụng phần quy định tại khoản này về việc "...TGĐ/GĐ... của Công ty có thể kiêm TGĐ/GĐ (trừ TGĐ/GĐ công ty cổ phần) của công ty khác. Điều này khiến nhiều bạn tự hỏi phải chăng NĐ139 mâu thuẫn với LDN2005 khi cho phép TGĐ/GĐ công ty cổ phần có thể kiêm TGĐ/GĐ công ty khác???
    Thực ra, câu trả lời nằm ngay ở trật tự và hiệu lực pháp lý của văn bản. Điều lệ công ty phải tuân thủ quy định của LDN2005 liên quan tới mục ?ocơ cấu tổ chức quản lý? và ?oĐiều lệ có thể quy định các nội dung khác nhưng không được trái quy định pháp luật?, tức Điều lệ công ty phải tuân thủ Khoản 2 Điều 116 LDN2005 về việc loại trừ kiêm nhiệm chức danh tương tự tại doanh nghiệp khác của TGĐ/GĐ công ty cổ phần. Trong khi đó, Khoản 4 Điều 13 NĐ139 xác định rất rõ hiệu lực ưu thế của quy định Điều lệ về vấn đề này so với quy định tương ứng trong Nghị định. Như vậy, quy định tại Khoản 4 Điều 13 NĐ139 tự động vô hiệu trong hai trường hợp: hoặc ?oĐiều lệ công ty không quy định? (nhưng vẫn phải tuân thủ LDN2005) hoặc ?oĐiều lệ Công ty quy định khác? (tức không cho phép kiêm chức).
    Cũng cần phải nói thêm là việc ôm đồm quy định nhiều loại chức danh ở một công ty (doanh nghiệp) có thể kiêm chức ở nhiều loại chức danh của công ty khác nếu đáp ứng phần giả định khiến Khoản 4 Điều 13 NĐ139 trở nên rối rắm và khó hiểu, khiến nhiều người nhầm tưởng rằng NĐ139 cho phép TGĐ/GĐ công ty cổ phần có thể kiêm chức TGĐ/GĐ ở công ty khác (trừ công ty cổ phần). Nhầm lẫn do câu chữ rối rắm như vậy âu cũng là điều dễ hiểu!
  5. thongtue

    thongtue Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/11/2004
    Bài viết:
    298
    Đã được thích:
    0
    Đúng, bạn nói chính xác. Tôi nhầm.
  6. 27102710

    27102710 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2008
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    2> Nghị định 139 có đặt ra cách hiểu khác LDN2005? Câu trả lời là Không.
    Thế bác nghĩ sao khi tôi đưa ra giả thiết thế này:
    "Nếu Điều lệ công ty không quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc/Tổng giám đốc của công ty đó (ở đây tôi xin chọn GĐ cty CP nhé) có thể kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc/Tổng giám đốc (trừ Giám đốc/Tổng giám đốc công ty cổ phần) của công ty khác.
    Theo cách hiểu như thế này không phải là GĐ cty CP được kiêm GĐ cty khác miễn ko phải cty CP là được còn gì.Đây chính là cái điểm yếu trong vấn đề lập pháp ở nước ta CÂU CÚ KO RÕ RÀNG, CHỒNG CHÉO, MÂU THUẪN
  7. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0
    1.Điều 116 Luật DN là điều khoản nằm trong chương IV Công ty Cổ phần nên nó chỉ áp dụng cho Công ty CP thôi, không áp dụng cho loại hình Công ty khác. Như vậy nếu đã là Giám đốc/TGĐ Cty Cp thì không được là Giám đốc/TGĐ Cty khác. Như vậy có nghĩa là một người có thể Giám đốc/TGĐ của nhiều Cty nhưng trong đó khong có Cty CP
    2. Về việc lách điều này thì cũng dễ: Không làm Giám đốc/TGĐ thì làm Chủ tịch HĐQT. Quan trọng là điều lệ và quy chế nội bộ Cty quy định ai là người đại diện theo PL, chứng năng quyền hạn của Giám đốc/TGĐ đến đâu chứ còn các chức danh đâu quan trọng. Nếu là Chủ tịch và là người đại diện theo pháp luật thì cũng chẳng khác Giám đốc/TGĐ
    3. Đồng ý là Nghị định 139 có nhiều điều khác Luật DN. Điều này gây khó khăn cho luật sư tư vấn và người áp dụng pháp luật nhưng chúng ta phải chấp nhận hiện thực thôi vì đấy là thực trạng pháp luật VN (nó cũng tương tự như là nhiều cơ quan nhà nước không theo luật đúng quy định của PL mà tự đẻ thêm gia các quy định thủ tục ấy mà). Còn khi tranh chấp thì luật sư tranh tụng cứ trích dẫn điều luật nào có lợi để bảo vệ quan điểm của mình thôi.
    4. Thực tế là 99% các DN ở VN không thực hiện đúng luật DN và 90% thẩm phán xét xử các vụ án KT,DS không hiểu luật DN nên khi tranh chấp giưũa các thành viên trong Công ty rất khó giải quyết.
    Hôm vừa qua, tôi có tham dự một (đồng thời là vợ chồng). Luật sư đã cố gắng giải thích nhưng HĐXX không thể phân biệt được mệnh giá cổ phần và giá thrị thật của cổ phần. Do đó, bản án tuyên hai vợ chồng anh A chị B sở hữu 1,6 tỷ đồng vốn cổ phần trong Cty X. Anh A được giữ lại số vốn này thì phải thanh toán cho chị B 800 triệu đồng (luật sư bó tay với thẩm phán luôn)
    Nhưng mà lỗi này cũng là tại bọn viết luật của VN nữa. Về bản chất kinh tế thì cổ phần không cần có mệnh giá (nhưng Luật VN thì bắt buộc phải có mệnh giá) vì mệnh giá không có ý nghĩa gì cả, giá cổ phần là do thị trường quyết định. Kể cả trong việc phát hành cổ phần lần đầu cũng không cần mệnh giá.
  8. OldBuff

    OldBuff Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    25/11/2007
    Bài viết:
    846
    Đã được thích:
    20
    1> Về chức danh Giám đốc/Tổng giám đốc của DN: LDN2005 và các văn bản hướng dẫn thực sự vẫn chưa có cách tiếp cận phù hợp mang tính khái quát pháp lý cao về vấn đề này. Trong khi doanh nghiệp có định nghĩa cụ thể về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người quản lý doanh nghiệp, nhưng lại thiếu người điều hành doanh nghiệp. Ở luật hiện hành, người điều hành doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa chức danh là Giám đốc/Tổng giám đốc. Vấn đề đặt ra:
    - Một doanh nghiệp có thể có nhiều giám đốc như giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, giám đốc nhân sự, v.v (tuy có thể thay các chức danh giám đốc = quản lý bộ phận/phòng/ban) mà không phạm luật.
    -Một doanh nghiệp có thể có đồng thời Tổng giám đốc và giám đốc mà không phạm luật.
    -Chức danh giám đốc/tổng giám đốc trong một doanh nghiệp có thể là hữu danh vô thực do điều lệ
    2> Về mệnh giá cổ phần:
    Cách hiểu mệnh giá cổ phần như trong LDN2005 và các văn bản hướng dẫn là chưa chính xác. Cổ phần được hiểu là một phần đẳng trị trong vốn điều lệ của doanh nghiệp. Như vậy, chỉ có giá trị điều lệ của cổ phần (book value) và giá trị thị trường (market value) của cổ phần có ý nghĩa. Khi cổ phần được thể hiện dưới dạng vật chất nhất định = cổ phiếu thì mới phát sinh mệnh giá (face value) cổ phiếu và giá thị trường (market value) của cổ phiếu. Nhà làm luật lấy cái của cổ phiếu để gán vào cổ phần là chưa chính xác về thuật ngữ.
  9. 27102710

    27102710 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2008
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Thực ra chỗ này bạn nói cũng chưa có chính xác lắm, mệnh giá cổ phần có tác dụng xác định vốn điều lệ của Cty CP đó chứ.
    Ví dụ cty CP A mới thành lập hoặc được chuyễn đổi từ loại hình khác thì sẽ xác định cty đó có tổng số bao nhiêu CP thông qua vốn điều lệ, giả sử công ty này xác định sẽ có vốn điều lệ là 10 tỷ với mệnh giá mỗi cổ phần là 10.000 thì cty xác định sẽ có được 10 tỷ/10.000 = 1.000.000 cổ phần (các cổ đông sáng lập sẽ phải mua tối thiểu 20% CP trên tổng số cồ phần phổ thông được quyền chào bán trong 1.000.000 CP này).Đây là 1 lý do cần có mệnh giá cổ phần.
    Và thêm 1 vai trò nữa của mệnh giá CP trong việc chuyển đổi DN 100% vốn NN thành cty CP thì xin bạn xem kĩ lại Khoản 2, 3 Điều 45 NĐ 109/2007 ngày 26/6/2007 về chuyển DN 100% vốn NN thành cty CP (dài quá nên minh lười viết ra)
    Được 27102710 sửa chữa / chuyển vào 11:06 ngày 07/08/2008
    Được 27102710 sửa chữa / chuyển vào 11:08 ngày 07/08/2008
  10. vietnguyen08

    vietnguyen08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này