1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng hợp các bài báo liên quan đến nhạc Điện tử: Hà quẩy lên báo!

Chủ đề trong 'Electronic Dance Music - Nhạc điện tử (EDM)' bởi Giao_Hoang, 14/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Terminator3

    Terminator3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.174
    Đã được thích:
    0
    Em cundc đặt vấn đề rất hay. Lắc không có gì là sai, chỉ có việc dùng ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện mới là không tốt, là sai (vì thế người ta mới cấm).
    Từ trước tới giờ, mặc nhiên người ta định hình một số công thức, mệnh đề như thế này:
    1) Vũ trường = nơi bọn dân chơi đến tiêu tiền.
    2) Nhạc điện tử = nhạc kích động
    3) Nhạc điện tử + Lắc = Nhạc kích động + Lắc = Ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện
    4) Vũ trường + DJ + Nhạc điện tử = Không tốt, xấu
    Những mệnh đề, công thức này thậm chí còn gắn chặt và đi liền với nhau. Đụng đến một cái là dắt dây ra nhiều cái khác. Tôi phản đối!!!
    Cái gì cũng có hai mặt của nó. 1) không hoàn toàn đúng, rất nhiều thanh niên có học đàng hoàng, có công ăn việc làm đến vũ trường để giải trí lành mạnh. 2) cũng không đúng. Rock cũng rất kích động đấy thôi. Kích động hay không còn ở âm lượng, ở thể loại cụ thể, ở từng bài nữa, không thể vơ đũa cả nắm được. Loại trừ ma túy và một số tệ nạn nhỏ ở vũ trường và mấy cái nhạc điện tử ra thì chả có gì là sai trái cả. Hãy tỉnh táo nhìn nhận ra bản chất vấn đề đi, các vị cổ hủ lạc hậu và thiếu hiểu biết ạ.
    Nhân thể, tôi cực lực phản đối kiểu một số báo chí đăng bài viết mang tính quy chụp và/hoặc có những kết luận chủ quan để người đọc dễ có sự suy luận không hay về Internet và Nhạc điện tử. Internet và thế giới mạng chỉ là một phần nhỏ của thế giới thực của con người, nó được sinh ra để làm nhiều mục đích tốt đẹp và nó cũng không thể thối nát tồi tệ hơn thế giới thực được. Cái gì cũng có hai mặt. Một con dao có thể để cắt, thái đồ ăn nhưng cũng có thể đuợc dùng để gây án. Còn nếu nói đến sự nguy hiểm thì ngay cả một vũng nước sâu 20cm hay một hòn gạch nhỏ cũng có thể gây chết người.
    Hãy trả lại sự công bằng cho Nhạc điện tử!!! Cả thế giới người ta đang nghe nó đấy và văn hóa nhạc điện tử cũng như nhiều văn hoá khác mà thôi, đừng nhìn nhận nó bằng con mắt hẹp hòi thiển cận.
  2. Terminator3

    Terminator3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.174
    Đã được thích:
    0
    Chỉ với một khoảng trống vài chục mét trên tầng 1 được trang bị dàn âm thanh hiện đại với hai cặp loa JBL cỡ lớn có cả ?oDJ? chỉnh nhạc; bia rượu ngập ngụa cùng thuốc lắc. ?oLuật? mới được quán Ben Ben đưa ra là chỉ dung nạp những khách chơi ?oruột? mà nhóm bảo vệ đã nhẵn mặt.
    http://www1.dantri.com.vn/Sukien/skphapluat/2005/11/87875.vip
    Với những kiểu viết đầy dụng ý thế này thì những ai không biết, khó mà không có suy nghĩ không tốt về DJ.
    (Xin lỗi vì đã dùng quá nhiều thể phủ định như vậy. Tại vì, người ta đang dùng thể phủ định trong khẳng định)
  3. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    Trong thế giới "Đì zay" (DJ)

    09:22'' 22/07/2004 (GMT+7)



    [​IMG]

    Đồ nghề của dân DJ.
    Với một thằng như tôi, một nốt nhạc bẻ làm đôi không biết, tay chân thuộc hàng ?odanh mộc? thế mà cũng bị lôi cuốn, kích động để bước ra sàn nhảy. Cái tài của nghề ?ođì zay? (DJ) là vậy. 
    ° Nhập môn DJ
    DJ là viết tắt của chữ Disc Jockey, có nghĩa là người chỉnh nhạc. Ra đời từ những năm 50 của thế kỷ trước bởi những người Jamaica nhưng DJ chỉ thực sự phát triển sau khi du nhập vào Mỹ từ cuối những năm 60. Có thể hiểu nôm na DJ là linh hồn của một vũ trường hay một quán bar. Với cảm thụ âm nhạc tuyệt vời và đôi bàn tay thao tác khéo léo, các DJ đã làm cho bản nhạc kế tiếp được ráp nhịp một cách tài tình với bản nhạc đang chơi. Nhờ đó các giai điệu không bị ngắt quãng, tạo thành mạch hưng phấn, kích động cho người nghe.
    Một tay DJ chuyên nghiệp trước hết là người biết lắng nghe cảm xúc của khán giả qua đôi chân của họ để giữ cho không khí luôn sôi động và làm cho họ chỉ biết nhảy. Cái tài của DJ là biết biến hóa những âm thanh ?ohổ lốn? như: tiếng đĩa bị trầy xước, tiếng kẹt cửa, còi xe hơi, tiếng máy móc bị hỏng hóc? thành một thứ âm nhạc hấp dẫn. Đó chính là nghệ thuật của sự sáng tạo.
    Tất nhiên để thực hiện được điều đó không hề đơn giản. Trước hết cần phải có một niềm đam mê và một tai nhạc hơn người, một DJ có thể không cần biết nhạc lý nhưng nhất thiết phải có khả năng cảm thụ âm nhạc đặc biệt. Các kỹ thuật cơ bản của DJ là bắt nhịp, thả nhịp, đuổi nhịp, đặt nhịp tương phản, làm chậm nhịp. Ngoài ra còn có các ?ođộc chiêu? như: ngắt, xóa, tạo vang, kéo dài, tín hiệu, rung, làm méo âm thanh? và nhiều kỹ thuật mới được sáng tạo.
    Ngoài những tố chất, kỹ năng trên, một DJ nhất thiết phải có phương tiện hành nghề chuyên dụng. Bộ đồ nghề cơ bản gồm có 2 đầu đĩa CD xoay được hai chiều (nếu chuyên nghiệp hơn sẽ có 4 đầu), một bàn mixer, cây phá tiếng với 49 chức năng. Nếu đầu tư bài bản thì một bộ dụng cụ của dân DJ phải tốn từ 3.000 - 5.000 USD. Bên cạnh đó còn có phụ tùng kèm theo gồm đàn organ, máy vi tính với những phần mềm cần thiết và ít nhất phải có trên 500 đĩa nhạc tuyển chọn được yêu thích.

    [​IMG]

    Hồng Anh - DJ số 1 Việt Nam năm 2004 trong đêm biểu diễn tại Vũ trường Lodge.

    ° DJ Việt Nam

    DJ du nhập vào Việt Nam vào khoảng cuối những năm 90, chủ yếu là tại TP. Hồ Chí Minh, thông qua những Việt kiều về từ Mỹ. Những người khởi xướng phong trào là DJ Phát P, Chương DJ, Long tóc dài? Riêng tên tuổi Phát P gắn liền với CLB Mưa Rừng, TP. Hồ Chí Minh; một số học trò của anh đến nay đã thành danh được rải đi khắp nước, trong đó phải kể đến đệ tử xuất sắc và cũng là vợ anh là Nguyễn Đình Mỹ Quyên, biệt danh là Bo Bo DJ, người đạt giải nhất trong cuộc thi Tìm kiếm tài năng trẻ DJ Việt Nam lần thứ 1 (2003).
    Có công quảng bá, giới thiệu DJ với công chúng Việt Nam một cách có bài bản và nghiêm túc đó chính là Heineken Việt Nam. Đây chính là đơn vị đứng ra tổ chức cả 2 kỳ thi tuyển chọn Tìm kiếm tài năng trẻ DJ Việt Nam 2003 - 2004. Trước đó, đơn vị tài trợ đã tổ chức các tour biểu diễn của những DJ hàng đầu thế giới. Trong kỳ thi vừa qua, ban tổ chức đã mời 3 DJ hàng đầu thế giới đến chấm thi, trong đó có Tiesto - được xem là DJ số một thế giới. Các thí sinh lọt vào vòng bán kết được tham gia một khóa đào tạo nâng cao do những DJ nổi tiếng giảng dạy. Riêng 3 thí sinh đầu bảng sẽ tham gia tour biểu diễn xuyên Việt tại các vũ trường lớn (Nha Trang, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội).
    Đây chính là sân chơi để cho những DJ Việt Nam thể hiện tài năng của mình. Từ cuộc thi này đã tạo nên sức lôi cuốn giới trẻ hăm hở bước vào con đường DJ chuyên nghiệp. Cũng chính từ đây, các DJ Việt Nam càng nỗ lực học hỏi, nâng cao tay nghề thông qua việc xuất ngoại sang Singapore, Philippines để giao lưu, học tập. Phần lớn các địa phương đều đã có người làm nghề DJ; Các sàn nhảy trên cả nước đã ?onóng? lên và được ?onâng cấp? về trình độ thưởng thức nghệ thuật từ khi có đông đảo đội ngũ DJ bước vào nghề.

    [​IMG]

    Tập làm DJ.
    ° DJ Nha Trang
    Trước đây các vũ trường ở Nha Trang khi đầu tư mới chỉ chú ý vào việc sang trọng, bề thế, còn âm nhạc phục vụ được đưa xuống hàng thứ yếu. Bắt đầu từ năm 2000, vũ trường Hải Yến (trước đây) đã đi tiên phong trong việc sử dụng DJ, lúc đó lứa đầu tiên được gửi vào TP. Hồ Chí Minh tầm sư học đạo có anh Hiển, Bo. Tuy nhiên, tiếng tăm của DJ cũng chỉ giới hạn với những người trong nghề.
     DJ Nha Trang thực sự tiếp cận đến với DJ chuyên nghiệp kể từ khi vũ trường Lodge bắt tay vào quảng bá cho nghề này. Vũ trường Lodge đã mời nhóm DJ nổi tiếng của CLB Mưa Rừng về chơi, trong đó phải kể đến 2 gương mặt trẻ đang lên là Long tóc vàng và Tuấn Thành. Đặc biệt Tuấn Thành là sinh viên năm cuối Đại học Xây dựng, có biệt danh DJ ?ohiếu chiến?, hiện anh quản lý diễn đàn DJ của Website: www.yeuamnhac.com. Tại Lodge. hàng đêm các DJ sẽ phục vụ cho khách đến vũ trường nhiều phong cách, nhiều dòng nhạc khác nhau nhưng trong đó được ưa chuộng nhất là thể loại Hip Hop và cũng là thể loại được xem là khó mix nhất. Hai năm qua, trong tour biểu diễn xuyên Việt của các DJ hàng đầu do Heineken tài trợ, đã chọn Lodge làm điểm dừng chân biểu diễn. Đây chính là cơ hội để khán giả thành phố biển thưởng thức âm nhạc vũ trường ở trình độ cao hơn.
    Hiện nay tại Nha Trang những vũ trường, quán bar có  DJ là rất ít. Ngoài vũ trường Lodge với các DJ chuyên nghiệp đến từ TP. Hồ Chí Minh, tại Club N01 có DJ Nghĩa, Hiếu, vũ trường New Century có Dũng, Bo, tại quán bar Ba Kim có Hiển. Đối với các DJ ?obản địa? thì tiền công dao động từ 2 - 3 triệu đồng/tháng, thời gian làm việc từ 8 giờ tối đến 12 giờ khuya. Để không ngừng trau dồi nghề nghiệp, các DJ phải liên tục đầu tư kiến thức, cập nhật thông tin âm nhạc, sưu tầm đĩa nhạc và phần mềm tính năng mix nhạc chuyên dụng. Với chừng ấy chi phí thì coi như thu nhập chẳng còn được bao nhiêu, trong khi đó áp lực công việc lại rất căng thẳng.
    Thế nhưng đa số họ không ai muốn bỏ cuộc. Nói như DJ Tuấn Thành: Tuổi trẻ không ai có thể từ bỏ niềm đam mê của mình, nhất là niềm đam mê đó mang lại niềm vui, sự sảng khoái cho mọi người. Điều quan trọng là phải nghiêm túc và phấn đấu nhiều hơn nữa.
    Và đó cũng là suy nghĩ của tôi khi nghĩ về nghề DJ - Dù chỉ là kẻ ngoại đạo.
    NGUYỄN KHÔIhttp://www.baokhanhhoa.com.vn/Phongsu/2004/07/23223/
  4. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác KẺ huỷ diệt 3 đã tán thành ý kiến của em và phân tích sâu hơn!
    @lô @ lô bác Giao_hoang ơi! Bỏ cái chữ "lắc mạng" khỏi thread được chưa? Làm người ta tưởng topic chuyên về "lắc mạng" đó. Bỏ đi, rồi em gom thêm báo về đây.
  5. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Mobile DJ: Thú chơi của 8x
    04/07/2005
    Không đầu quân cho bất cứ vũ trường hay quán bar nào, Disc Jockey (DJ) cũng chỉ là nghề tay trái song các tay chơi trẻ này lại tạo được ấn tượng riêng nhờ phong cách chỉnh nhạc độc đáo. Họ, những người Hà Nội thuộc thế hệ 8x, tự gọi mình là "Mobile DJ".
    [​IMG]
    Tuấn "Kruise" còn là sinh viên Đại học Xây dựng

    Nhận được phone của một cậu bạn người Mỹ đề nghị chơi cho một "party" nho nhỏ tại khu biệt thự Tây Hồ, Tuấn "OK" cái rụp và bắt đầu thu xếp đồ nghề tác chiến. 2 dàn turntable (bàn xoay), mixer (bàn trộn) và chiếc laptop được xếp gọn vào chiếc hộp chuyên dụng. Cùng một chiến hữu trong hội, tất cả đồ nghề của một DJ được chất gọn lên chiếc Bianco lùn tịt rồi phóng thẳng tới điểm diễn. Nhẹ nhàng và cực kỳ cơ động.
    Tự nhận mình là những người đam mê âm nhạc và bị tính sáng tạo của nghề DJ quyến rũ nhưng các Mobile DJ lại khẳng định đó chỉ là nghề tay trái. Khác với các "Club DJ", tức những người sống bằng nghề chỉnh nhạc và ký hợp đồng làm việc cho một vũ trường hoặc quán bar cố định, các Mobile DJ thường là sinh viên hoặc đang làm một công việc không hề liên quan đến âm nhạc. DJ chỉ là thú chơi "ngoài giờ" của họ và tính "mobile" (di động) thể hiện ở chỗ với đồ nghề sẵn có, những tay chơi amateur này sẵn sàng trình diễn tại bất cứ cuộc vui nào.
    Tuấn "Kruise", sinh viên Đại học xây dựng và là thành viên ban Small fire là một tay Mobile DJ điển hình. Sắm đủ đồ nghề xịn, có kỹ thuật tốt và thường xuyên up date các công nghệ mới nhất nhưng anh luôn xác định nghề nghiệp chính của mình là một kỹ sư xây dựng. Đơn giản là bởi theo Tuấn, dù nói gì đi nữa, môi trường tại các quán bar, vũ trường luôn đầy những cám dỗ nguy hiểm với DJ trẻ. Bên cạnh đó, nếu trở thành một DJ chuyên nghiệp cũng đồng nghĩa với việc phải đảo lộn nhịp sinh hoạt theo kiểu "đêm cày ngày ngủ". Tuy nhiên, anh lại khẳng định khó có thể so sánh về trình độ giữa các Club DJ và Mobile DJ bởi mỗi người có một phong cách khác nhau. Nếu như các Club DJ thường hay chơi nhạc dance với mục đích chính là khuấy động không khí trên sàn thì Mobile DJ lại chú trọng đến kỹ thuật và thích thử nghiệm nhiều dòng nhạc khác nhau, từ trữ tình đến cả nhạc dân tộc. Cũng vì đối tượng người nghe thường khá xô bồ nên một số nhỏ DJ vũ trường dễ đi vào lối mòn và không tạo nên một phong cách độc đáo để đua tranh với các đồng nghiệp quốc tế. Ngược lại, ít bị ràng buộc và có thính giả "chất" hơn, các Mobile DJ khá tự do trong việc biểu diễn các kỹ thuật scratching (cọ quẹt) cũng như phối nhiều dòng nhạc đa dạng.
    Nghề chơi tốn kém
    Chính các tay chơi Mobile DJ cũng thừa nhận nếu chỉ có lòng đam mê âm nhạc mà không có khả năng kinh tế thì cũng khó bước chân vào môn chơi này. Tiền đầu tư cho một bộ đồ nghề DJ là không nhỏ. Dân chơi DJ chia "đồ" làm 2 loại: Chạy đĩa than (vinyl) và đĩa CD. Trên thế giới, dân chuyên nghiệp vẫn đánh giá cao đĩa than bởi hiệu quả âm thanh tốt nhất, tiếng analog trung thực. Tuy nhiên, tỷ lệ nghịch với những ưu điểm trên là giá thành quá cao, khó tìm nhạc mới, nhất là tại thị trường Việt Nam. Vì vậy, đa phần dân chơi amateur ở ta thường chỉ đầu tư được loại dùng đĩa CD. Dũng, một mobile DJ xuất thân là dân báo chí, cho biết một bộ DJ tối thiểu phải gồm 2 đầu CD hoặc 2 turntable (bàn xoay, nếu dùng đĩa than) và 1 mixer. Nếu "xông xênh" hơn thì có thể sắm thêm một lap top. Một bộ DJ của các hãng Pioneer, Technics, Denon "xài tàm tạm" cũng phải tầm 1.500 USD. Trên thị trường Việt Nam chưa bán những máy móc này nên 100% đồ nghề của dân chơi là hàng xách tay từ Mỹ, Nhật hoặc Singapore. Bên cạnh "phần cứng là máy móc thì tiền đầu tư cho "phần mềm" là các đĩa nhạc cũng là một gánh nặng. Mỹ Quyên, một trong số những DJ hàng đầu Việt Nam tiết lộ cô phải bỏ ra tới một nửa thu nhập hàng tháng (khoảng 1.000 USD) chỉ để mua đĩa nhạc. Dân Mobile DJ tất nhiên không thể đủ "tiềm lực" chơi bạo thế nên phần lớn đều tải nhạc trên mạng và ghi ra các đĩa CD để chơi. Theo xu hướng của DJ trẻ trên thế giới, các Mobile DJ cũng rất chuộng việc mix nhạc MP3 bằng phần mềm trên máy tính. Như vậy, có khi chỉ cần xách theo một lap top cũng đã đủ để một DJ trổ tài.
    [​IMG]
    Một bộ DJ "chơi được" cũng phải tầm 1500 USD.

    Sắm đồ đã khó, việc học nghề DJ lại càng khó hơn. Hiện chẳng có một trường lớp nào tại Việt Nam đào tạo các "phù thuỷ âm thanh" nên phần lớn Mobile DJ đều mò mẫm tự học. Việc thọ giáo các DJ đã thành danh là điều ít phổ biến bởi mức học phí kiểu 1 kèm 1 là khá "chát" chưa kể đàn anh thường không dạy hết "võ" bởi sợ sau này bị cạnh tranh.
    Con đường duy nhất cho dân 8x nuôi mộng thành DJ là sưu tầm tài liệu, tìm đọc các e-book trên mạng và thực hành với nhau. Dân mê nhạc điện tử cũng sinh hoạt khá rầm rộ trên forum "Electronic dance music" tại mạng TTVN. Riêng đối với nhóm Mobile DJ của Tuấn thì lại may mắn được sự giúp đỡ của nhạc sĩ Trí Minh, em trai ca sĩ Thanh Lam, cũng là một tín đồ của âm nhạc điện tử. Chính nhạc sĩ Trí Minh đã gợi ý cho các Mobile DJ áp dụng công nghệ độc nhất vô nhị tại Việt Nam là kết hợp đĩa than với máy vi tính để tạo nhiều hiệu ứng âm thanh đặc biệt mà lại tiết kiệm được được tiền mua đĩa.
    Một DJ quốc tế khác cũng giúp dân chơi DJ Hà Nội vỡ vạc nhiều bài học mới là nhạc công, nhạc sĩ và đạo diễn âm thanh người Pháp Léonard với những buổi biểu diễn ấn tượng ở trung tâm L?Tespace.
    Sân chơi nào cho Mobile DJ?
    Do không hề ràng buộc với bất cứ CLB nào nên phần lớn các show của mobile DJ phần lớn là do bạn bè giới thiệu và 90% thính giả là "Tây". Theo Tuấn "Kruise", Mobile DJ thường chơi ở các "party" của những người nước ngoài sống tại Việt Nam tổ chức, một phòng khách VIP trên phố Ngô Văn Sở, trung tâm L?Tespace và đôi khi là tại các event của một số công ty.
    Điều làm nên tài năng của một DJ ngoài trình độ kỹ thuật còn là khả năng "đọc" tâm lý khán giả. Những Mobile DJ kinh nghiệm chỉ cần biết quốc tịch, lứa tuổi của người nghe là có thể lựa chọn loại nhạc cũng như thời điểm "đánh" cao trào hay sâu lắng. Theo anh Hà, dân thiết kế và cũng là một Mobile DJ "chắc tay" thì giới trẻ Việt Nam hiện thích nhạc Hip Hop và House còn dân Anh, Mỹ sành nhạc lại khoái các Top Hits ở Billboard cũng như nhạc Lut, Rock ?~n Roll. Riêng biểu diễn cho người Pháp, đặc biệt ở lứa tuổi trung niên thì điều tối kỵ là chơi nhạc? tiếng Anh.
    Mang tiếng là toàn chơi với "Tây" nhưng theo các Mobile DJ, đã say mê món này là chỉ có lỗ bởi tiền thù lao không bao giờ có thể giúp "thu hồi vốn". Thông thường tiền bồi dưỡng cho khoảng 2h chơi nhạc của các Mobile DJ là khoảng trên dưới 1 triệu đồng. Tuy nhiên, trừ khi "đánh" tại các event lớn, nhiều Mobile DJ coi việc chơi giúp bạn bè ở party chỉ để thoả mãn niềm đam mê sáng tạo còn tiền bạc thì "không thành vấn đề".
    Ước mơ của Dũng là mở một quán café DJ để "anh em có chỗ sinh hoạt cố định và đều đặn" nhưng hiện kế hoạch vẫn chưa thành do thiếu vốn. Còn Tuấn "Kruiser" thì tâm sự rằng chỉ mong một ngày nào đó, tại Việt Nam, DJ sẽ phổ biến và được mọi người nhìn nhận nhẹ nhàng "như một thú vui, một môn thể thao để trong những dịp bạn bè gặp gỡ nhau, tìm được người sẵn sàng lên chỉnh nhạc cũng dễ như tìm người biết? hát karaoke".
    Copy ở đây
    Được cundc sửa chữa / chuyển vào 02:38 ngày 20/11/2005
  6. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Nghề DJ ở Việt Nam
    11/11/2005
    Đến nay, mặc dù DJ (chữ viết tắt từ "Disc Jokey" - người chỉnh, mix nhạc) vẫn còn là một "nghề" khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng những gì mà các DJ mang lại cho đời sống âm nhạc trong nước - đã đang thu hút không ít sự chú ý của công chúng, nhất là giới trẻ.
    "Chân dung" của DJ
    Bước vào các vũ trường, thoạt nhìn cứ nghĩ DJ là một công việc hết sức đơn giản với hình ảnh một người đứng sau dàn mix, tai đeo headphone, luôn tay trên các bàn xoay đĩa, thân thể đu đưa, thỉnh thoảng miệng hét to những tiếng?. khó hiểu, xốc đám đông phía dưới hò reo và nhảy múa theo điệu nhạc. Tuy thế, không chỉ là các thao tác lựa chọn, ráp nối các bản nhạc có sẵn, một DJ chuyên nghiệp trước hết là người biết tạo ra một dòng nhạc kéo dài nhiều giờ, phải biết "giao lưu" tốt với khán giả cũng như nắm bắt tâm lý của họ để đổi bài, giữ không khí luôn sôi nổi và gia giảm âm lượng hợp lý.
    [​IMG]
    DJ Mỹ Quyên
    Với các nước Âu Mỹ, nơi ngành công nghệ giải trí phát triển sớm, nghề DJ đã bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ trước và cho tới nay, DJ đã mang đầy đủ vóc dáng và yếu tố cần thiết của một nền công nghiệp âm nhạc: Từ việc ký kết hợp đồng sản xuất album với những hãng băng đĩa lớn đến việc sản sinh ra các chuyên ngành khác chế tạo thiết bị hỗ trợ cho nghề DJ, rồi còn làm liveshow và Festival âm nhạc hoành tráng tại các sân vận động. Bản thân DJ cũng được công nhận là những nghệ sĩ thực thụ, như giải Grammy hằng năm vẫn giành phần thưởng cho các DJ kiệt xuất hoặc những bản mix hay nhất.
    Còn ở Việt Nam, các đây khoảng 7 - 8 năm, khi các vũ trường mọc lên như nấm sau mưa và nhạc máy bắt đầu thay thế nhạc sống thì khái niệm về công việc của một DJ mới hình thành. Lúc đó, DJ - nói một cách chính xác - chỉ đơn thuần là: người chọn nhạc. Vào thời điểm này, có một thanh niên du học ngành maketing tại Mỹ trở về Việt Nam nhưng lại tìm đến các vũ trường để hành nghề DJ.
    Thoạt tiên, anh chàng DJ này phải đi tất cả các sàn nhảy trong thành phố để thể hiện khả năng của mình. Dần dần anh được chấp nhận và trở thành một trong những nhân vật "khởi thủy" của làng DJ Việt Nam. Đó chính là DJ Phát P. Cùng thời với Phát P là Chương, Long tóc dài? Đến nay, đang có một thế hệ DJ trẻ tài năng khác tiếp bước các "đàn anh" mà tiêu biểu là Nguyễn Đình Mỹ Quyên (được coi là DJ số một Việt Nam hiện nay) và Võ Hoàng Anh (giải nhất cuộc thi Tìm kiếm tài năng trẻ DJ Việt Nam lần thứ 2 năm 2004).
    Khi nói về nghề, tất cả các DJ đều thừa nhận: dân phía Nam có phần "trội" hơn. Lý do đơn giản là họ đã được tiếp xúc với "trò chơi" này từ khá sớm. Hơn nữa, rất nhiều Việt Kiều về nước truyền nghề cho các đệ tử ở đây. Hiện các sàn nhảy đang rất ưa chuộng mix nhạc techno. Chính vì vậy mà hầu hết các DJ hiện nay đang đi theo hướng mix thể loại nhạc này. Nhưng theo một số DJ trẻ thì: nếu chơi như vậy, chưa thể hiện đẳng cấp của DJ. Nếu muốn giỏi thật sự, phải biết chơi cả hip-hop, dance hoặc một số loại nhạc khác.
    Về đâu những "thầy phù thuỷ âm thanh"?
    Mặc dù "nghề mix nhạc" này có thể mang lại cho mỗi DJ mức thu nhập cao (lên tới hàng chục triệu đồng mỗi tháng), nhưng nếu đem so với chi phí mà DJ phải đầu tư cho công việc của mình thì cũng? chẳng thấm vào đâu. Bởi trung bình mỗi DJ phải có trong tay từ 3.000 - 4.000 đĩa CD để làm công cụ hành nghề, hơn thế, ngày ngày lại phải không ngừng tìm kiếm, cập nhật, bổ sung đĩa mới. Nếu dùng đĩa than thì giá tiền còn đắt hơn, dao động khoảng 15 - 20 USD/đĩa, với loại hàng "độc" thì có khi DJ phải trả 50 USD cho một bài nhạc mới là chuyện thường. Nhưng mặc lòng vậy, "khi đã trót đam mê thì sẽ theo nghiệp tới cùng", một DJ tâm sự.

    Không có niềm đam mê bạn khó mà trở thành một DJ giỏi.
    Có một thực tế là hiện nay, DJ vẫn chưa có trong danh mục hành nghề quy định, và người hành nghề chưa được công nhận như một nghệ sĩ. Đây là một thiệt thòi cho họ, trong khi môi trường làm việc tại sàn nhảy khiến các DJ thường bị tăng khả năng suy giảm thính giác theo tuổi nghề. Trong một chuyến sang Việt Nam mới đây, Pual Oakenfold - DJ hàng đầu thế giới - đã nói về những DJ trẻ của nước ta: "Tôi thấy trình độ và kỹ năng của họ chẳng khác gì DJ ở các nước khác, nhất là trong khu vực. Đáng khâm phục hơn là những bạn trẻ này phải mix nhạc với nguồn nhạc vô cùng hạn chế, khiến họ cật lực hơn so với các đồng nghiệp Anh hoặc Bắc Mỹ".
    Như vậy, cánh cửa cho nghề DJ đã mở, dù chưa rộng nhưng cũng đủ để cho DJ - những "thầy phù thủy âm thanh" thât sự tài năng và đam mê có thể tin tưởng, hy vọng vào tương lai. Bởi như dự đoán chỉ trong vòng vài năm nữa thôi, DJ sẽ là một "nghề" phổ biến và được biết đến rộng rãi ở nuớc ta.

    Copy ở đây
    Mai đi tìm ở báo khác
    -----------------------
    @Giao_hoang: Bác ơi, có cần chú thích cái thread này chỉ góp báo tiếng Việt ko?
  7. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Lên sàn xả stress
    (Nguồn: SGGP, NLĐ, V8X)
    Lâu nay, sàn nhảy, vũ trường thường được coi là chốn ăn chơi thác loạn. Nạn ?olắc? bùng phát trong thời gian qua càng khiến cho sàn nhảy trở thành điểm đen đầy cám dỗ trong mắt mọi người. Tuy nhiên, có khá nhiều bạn trẻ cũng lên sàn, cũng nhún nhảy, cũng hoa tay múa chân nhưng chỉ với mục đích xả stress.
    Nơi của những ngẫu hứng
    [​IMG]
    "Lên sàn" và "lắc" theo âm nhạc hiện đại để
    xả stress đang được nhiều bạn trẻ ưa thích.
    Phần lớn thanh niên bây giờ ít khi tìm đến những sàn nhảy cổ điển - nơi dập dìu những bản nhạc cổ điển chachacha, rumba, valse... mà hứng thú với các loại sàn nhảy disco, techno hiện đại. Ở đó, họ tha hồ đắm mình trong những giai điệu sôi nổi, náo nhiệt được mở hết công suất từ dàn âm thanh cực kỳ hiện đại.
    Nhờ khả năng cảm thụ âm nhạc tuyệt vời và đôi tay thao tác điêu luyện cùng các độc chiêu đầy sáng tạo như ngắt, xóa, rung, tạo vang, kéo dài, làm méo tiếng..., DJ thực hiện việc ráp các bản nhạc với nhau liền mạch một cách tài tình đồng thời cũng làm cho âm nhạc tăng thêm sức quyến rũ. Tất cả các màn kỹ thuật âm thanh ấy cùng với màu sắc biến hóa kỳ diệu của đèn quét, đèn flash, martin và laser đem lại niềm hưng phấn, kích động khiến cho ai đã đến sàn đều muốn hòa nhịp nhảy múa.
    Những giây phút ngẫu hứng đầy mê say ấy đối với nhiều bạn trẻ đang chịu áp lực của nhịp sống hiện đại chính là liều thuốc giải tỏa tinh thần hiệu quả. Do đó mà hiện nay, vũ trường trở thành một trong những điểm hẹn lý tưởng của giới trẻ để nhảy vào mỗi cuối tuần. Bỏ lại biết bao căng thẳng của một tuần làm việc, cánh cửa sàn nhảy mở rộng đưa bạn trẻ vào một thế giới đầy đam mê và háo hức.
    Cảm giác đầu tiên của bất kỳ ai khi đến sàn nhảy là niềm phấn chấn được hòa mình trong bầu không khí hội hè rộn rịp. Bao âu lo thường nhật đang đè nặng vai bỗng như biến mất khi ngắm nhìn những nụ cười tươi tắn những ánh mắt sáng ngời, những động tác nhún nhảy khỏe khoắn của những người xung quanh.
    Sàn nhảy không bẩn
    Hiện nay, cả TPHCM có khoảng 30 vũ trường và hàng trăm quán bar lớn nhỏ với mức độ sang trọng khác nhau. Tuy nhiên, sàn nhảy phù hợp với túi tiền sinh viên hay giới nhân viên công ty không nhiều, có thể kể như P.Đ, M.R. (Q.1) và một số vũ trường bình dân khác. Tại đây, giá một chai bia Heineken từ 70.000 đồng - 100.000 đồng, một chai rượu nhỏ khoảng 500.000 đồng - 1.000.000 đồng, có thể ''''''''''''''''ráng" được.
    Bạn Thanh Nga - sinh viên năm thứ ba Khoa Xã hội học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cho biết: ?oNhóm chúng tôi gồm có 5 người, sáng đi học, chiều tối làm thêm tại khách sạn Sheraton. Do khối lượng công việc quá lớn, chúng tôi không có nhiều thời gian để thư giãn bằng cách xem phim hay di dạo... vì vậy thỉnh thoảng chúng tôi góp mỗi người vài trăm ngàn rồi cùng nhau vào vũ trường để được sống hết mình trong âm nhạc.
    Bạn Cao Thái bức xúc: ''''''''''''''''Thời gian học tập ở nước ngoài, tôi vẫn cùng bạn bè đến vũ trường như một hình thức giải trí lành mạnh. Còn ở mình, hễ ai đi nhảy đều bị coi là ăn chơi hư hỏng. Hiện tại, tôi đang công tác tại một công ty liên doanh với mức thu nhập tương đối cao và áp lực công việc khá nặng nề, do đó việc chúng tôi chọn sàn nhảy là nơi thư giãn. Sàn nhảy không bẩn, chỉ có con người làm bẩn nó thôi?''''''''''''''''.
    Dĩ nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng sàn nhảy là nơi tập trung nhiều thành phần phức tạp và nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh từ thế giới đèn màu ấy nhưng không vì thế mà đánh đồng sàn nhảy với mọi thứ tệ nạn. Sàn nhảy vẫn có thể là điểm giải trí lành mạnh của giới trẻ thời văn minh nếu được quản lý một cách hợp lý.
    Và một số ý kiến của các bạn trẻ...
    Mới đây, trên box Nhạc Điện Tử (EDM) của diễn đàn TTVNOL (một diễn đàn online lớn của thanh niên VN), đã có nhiều ý kiến của các bạn trẻ bàn về việc nhạc vũ trường và động từ "lắc" bị "tiêu cực hoá" . Phần lớn các bạn đều bày tỏ sự bức xúc khi việc đến thư giãn ở sàn nhảy một cách lành mạnh cũng bị đánh đồng với những hành vi ăn chơi thác loạn.
    Một thành viên lên tiếng: "Không thể vơ đũa cả nắm như thế được!". Có ngay những ý kiến đồng tình với thành viên này. "Em rất bực vì tự dưng coi "lắc" đương nhiên là hành vi ăn chơi tiêu cực. Lắc có gì sai chứ? Chỉ có bọn dùng thuốc kích thích để lắc mới đáng bắn bỏ thôi. Hic... Thanh niên trẻ khoẻ hoạt động lành mạnh có nhạc có nhảy thì sao đâu?"... "Lắc không có gì là sai, chỉ có việc dùng ma túy, chất kích thích, chất gây nghiện mới là không tốt và sai trái"...
    Đó là một vài ý kiến của giới trẻ năng động đang muốn tìm tới những hình thức giải trí, xả stress một cách lành mạnh và hiệu quả, rất đáng lưu tâm.

    [​IMG]
    Hai DJ của EDM TTVNOL trong đêm
    nhạc nhảy nhân dịp Lễ Halloween (31/10)

    Được biết Box Nhạc Điện tử là nơi tụ họp của các DJ nghiệp dư ở Hà Nội. Họ thường họp mặt và đôi khi thể hiện niềm đam mê nhạc điện tử cùng với sở thích làm DJ của mình ở một số CLB và vũ trường. Bạn bè đến cổ vũ và hoà mình vào âm nhạc của họ bằng cách nhảy múa theo nhạc. Tất cả đều là những thanh niên có học thức, có công việc.Các thành viên của box đang ôm ấp ý tưởng mở ra một sân chơi lành mạnh cho thanh niên thành phố (rồi mở rộng phạm vi hơn). Họ muốn tạo được một nơi thưởng thức âm nhạc điện tử và "lắc lành mạnh" trong bầu không khí hội hè vui vẻ, nhằm qua đó ít nhiều tạo được những ảnh hưởng tốt tới đời sống văn hoá của giới trẻ . Đây là một điều rất đáng được quan tâm.

    (Lên sàn xả stress
    http://www.v8x.net/webplus/viewer.asp?pgid=22&aid=5341)
    Được cundc sửa chữa / chuyển vào 15:23 ngày 05/12/2005
  8. DJNRG

    DJNRG Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/06/2005
    Bài viết:
    532
    Đã được thích:
    0
    Bai viet nay noi len dc het nhung buc xuc cua cac member EDM cung nhằ nhung nguoi yeu nhac EDM . Thanks cun
  9. blues_men2002

    blues_men2002 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Bài báo hay quá!
  10. deejayz-x

    deejayz-x Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/04/2001
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    0
    Nên có thêm những bài như thế này, nhưng ko hiểu lấy tư liệu từ đâu nhỉ, chả biết phỏng vấn ai trong box ta mà lại có một thành viên nói

Chia sẻ trang này