1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng hợp các bài báo liên quan đến nhạc Điện tử: Hà quẩy lên báo!

Chủ đề trong 'Electronic Dance Music - Nhạc điện tử (EDM)' bởi Giao_Hoang, 14/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. oishi_girl_83

    oishi_girl_83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2003
    Bài viết:
    741
    Đã được thích:
    0
    Ôi, hí hí
    Xin hỏi tác giả bài báo này là ai ạ, thế này thi fải khao EDM 1 bữa tiền nhuận bút chứ nhỉ
  2. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0
    Ôi, hí hí...
    cái đoạn bôi vàng ý, cảm ơn em Oi(xi) bôi nó choé lên nhá, không thì mình cũng không nhận ra là nó bị thiếu. Nguyên văn của nó là: "Tất cả đều là những thanh niên có học thức, họ có công việc nhưng vẫn dành thời gian và tâm huyết cho niềm yêu thích của mình."
    thía mà lên cái bài báo đó lại bị thiếu. Chả hiểu sao nữa.
    Còn tác giả á? Mình cũng đang điều tra xem là ai đây.
    hí hí
  3. cundc

    cundc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2004
    Bài viết:
    4.595
    Đã được thích:
    0

    Nhạc điện tử: Cơn sốt mới trong giới trẻ Việt?
    VietNamNet-13/12/2005
    Nhạc điện tử, nhạc số, computer music đang tràn vào đời sống giới trẻ Việt Nam. Người thưởng thức và dân trong nghề sẽ tiếp sức cho nó thế nào để khi đọc tên loại nhạc này, nhiều người không còn nghĩ đây là thứ ?onhạc máy móc?, ?onhạc vô hồn?, hay ?ođơn giản chỉ là những âm thanh va đập??...

    Từ ?onhạc số? đến ?oe-music?

    Chiếc máy tính đã giúp con người ?okhai sinh? nhạc số, nhạc điện tử. Computer cũng khiến thói quen, cách thức nghe và truyền tải âm nhạc có sự thay đổi đáng kể. Điều này không có gì lạ khi những thanh trúc, thanh tre giúp tạo nên sáo trúc, đàn T?Trưng; những tảng đá vốn lặng im, nhưng qua tác động tạo nên âm thanh đàn đá?

    [​IMG]
    Các DJ của EDM Club​

    Sang thời đại @, trang nghe nhạc mọc lên như nấm trên không gian mạng. Úp tai nghe, gật gù theo tiếng nhạc bên chiếc máy tính đã trở thành hình ảnh quen thuộc về giới trẻ, và một số người đã nghĩ ra cách lên mạng, tải nhạc về để ?olắc? online?. Các DJ, nhạc sĩ, ban nhạc cũng chọn máy tính là ?ovật ứng dụng? để hỗ trợ cho việc làm nhạc, ?ochế? nên nhưng âm thanh điện tử.

    Chiếc máy tính - điểm hội tụ của các khác niệm chưa được phân biệt rạch ròi: e-music, computer music, nhạc số? chính là phương tiện lưu giữa và thể hiện âm nhạc hữu hiệu và ngày càng được ứng dụng rộng rãi. Từ đầu năm 2005, Nhạc viện Hà Nội đã thiết lập thư viện âm nhạc điện tử tại Việt Nam. Tại đây, 20 máy tính, 2 máy chủ mạnh kết nối qua mạng LAN chứ kho dữ liệu âm nhạc đồ sộ bao gồm: khoảng 40.000 đầu sách, 4.000 đĩa CD, VCD, DVD, tài liệu chuyên sâu của nhiều nền âm nhạc trên thế giới mà người kết nối có thể đọc, nghe, xem.

    Khi nhạc điện tử lên ngôi với mức độ lan tỏa rộng lớn, người trong nghề đã nghĩ đến những hình thức ?ohôn phối? trong trình diễn nghệ thuật để khai thác những thế mạnh của nó.

    Trong chương trình ?oĐiểm hẹn? diễn ra tại TP. HCM tháng 11 vừa qua, nhà tổ chức đã pha trộn giữa triển lãm sắp đặt video với trình diễn nhạc điện tử. Bên cạnh những tác phẩm hội họa, điêu khắc, trong vòng một giờ đồng hồ liên tục, trên màn hình chiếu cực đại hiện lên một chuỗi các con chữ là hầu hết những tên các nhãn hàng nổi tiếng thế giới, cũng khi đó, một nhóm biểu diễn chỉnh nhạc điện tử cài đặt sẵn. Điều này tạo cảm giác, với cùng những thanh âm điện tử, người xem có cảm giác đang ngồi trong một toa tàu hay ôtô phóng vun vút trên đường và chạy lướt qua tất cả các biển hiệu quảng cáo!

    Trong một chương trình khác có tên Hội ngộ Sài Gòn 2005, những bản dân ca kinh điển, những sáng tác mới cho dàn nhạc dân tộc cũng đã được trình diễn qua bàn tay của ban nhạc điện tử!

    Trong chương trình ca nhạc Bài hát Việt 2005, ngay tháng đầu tiên, Lương Bằng Quang và nhóm Underground đã chiếm vị trí đầu. Tất cả các sáng tác của Lương Bằng Quang cũng như các sản phẩm của nhóm Underground đều là sản phẩm của máy vi tính. Quang thừa nhận: ?oCông nghệ kỹ thuật số đã giúp cả nhóm tồn tại?.

    Như thế, ở Việt Nam, nhạc điện tử bắt đầu có những cuộc ?ođổ bộ? vào đời sống. Nhưng nhắc đến nhạc điện tử thì không thể không nhắc tới ?ođất dụng võ? là những vũ trường, sàn nhảy, quán bar với vai trò quan trọng của các DJ - người chỉnh nhạc.

    ?oÂm thanh của tần số? - sôi động nhưng... lành mạnh!
    [​IMG]

    Khi các vũ trường, sản nhảy là nơi đi về của các DJ và những người mê âm thanh sôi động thì Box Nhạc điện tử trên Diễn đàn Trái Tim Việt Nam Online - mới có hơn một năm nay - cũng là ?ocõi đi về? của những cư dân mạng mê Electronic Dance Music. Từ buổi đầu có khoảng 50 thành viên, nay Box đã có vài trăm member thường xuyên online.

    CLB Nhạc điện tử EDM (Electronic Dance Music) được thành lập sau đó với các thành viên chủ chốt từ Diễn đàn. Họ muốn vượt ra không gian mạng, bắt tay làm việc như những người muốn đưa thể loại nhạc còn khá mới mẻ ở Việt Nam đến với đông đảo mọi người.

    ?oBeatz 3 - The United Beat? là tên một đêm nhạc, có nghĩa ?onhịp đập liên kết, hòa hợp?, nhưng với những người tổ chức chương trình - EDM Club - thì đó còn là sự thể hiện những gì họ đã làm được bấy lâu nay.

    Đêm sôi động với nhạc điện tử lần một (Beatz 1: Experimental) mang tính thử nghiệm - vì dù sao đây cũng là hoạt động chưa có tiền lệ ở Việt Nam. Đêm thứ hai (Beatz 2: The x_tra Bass) vào tháng 9/2005, đều tại Hà Nội. Như thế, họ đang ?onhân rộng quy mô và tính chuyên nghiệp? như thành viên Trần Khánh Hưng của EDM nói.

    Beatz 3 sẽ diễn ra tại House Klub vào 17/12/2005 với số lượng tham gia ít nhất là 500 người. 5 thành viên của EDM sẽ trở thành những DJ của chương trình.

    Việt nói: Chúng tôi không phải những DJ chuyên nghiệp mà là những mobile DJ (DJ cơ động, chơi nhạc theo yêu cầu). Nhưng ở Việt Nam, thật khó phân biệt mức độ chuyên nghiệp của DJ. Điều quan trọng là các DJ chơi nhạc thế nào để thảo mãn đám đông. Qua nỗ lực và sự đam mê của mình, chúng tôi muốn thể hiện để mọi người thấy: nhạc điện tử không phải là những âm thanh kích động, e-music không đồng nghĩa với lắc.

    ?oHãy mở rộng khái niệm nhạc điện tử ra, đây không chỉ là nhạc mà còn là văn hóa nghe nhìn, hội hè, thể hiện sức mạnh của tuổi trẻ?, Trần Khánh Hưng, một trong những sáng lập viên CLB EDM, khẳng định. Theo Hưng, ?oTrên thế giới, nhạc điện tử đã trở nên rất phổ biên, các đêm nhạc điện tử luôn được đón nhận nống nhiệt và nhìn nhận với thái độ tích cực. Nếu coi nhạc điện tử là kích động thì đó không phải là người yêu thích nhạc điện tử?.

    ?oNhưng đã có người chơi nhạc điện tử khẳng định, chính DJ là những người luôn cần trợ lực của ecstasy để đủ độ ?ophê? khi chơi nhạc?!?. Trước câu hỏi này, DJ Nguyễn Thế Việt bác bỏ: ?oĐó là thông tin hoàn toàn sai. Người yêu nhạc điện tử thực sự không bao giờ phát biểu như thế. Nhiều khi chúng tôi có thể chơi nhạc liên tuc, say mê mà không cần uống một ly nước, một ngụm rượu nào chứ đừng nói là sử dụng loại ma túy tổng hợp đó!?.

    Nguyễn Thế Việt nói: cả 5 DJ sẽ tham gia Beatz 3 đều ?onói không với thuốc lá?, đó là sự lựa chọn lành mạnh của họ. Khánh Hưng khẳng định thêm: ?oHoạt động phổ biến nhạc điện tử của EDM còn có sự tham gia của cộng đồng tình nguyện viên Big Heart và chúng tôi luôn đưa ra khuyến cáo ?ohút thuốc có hại cho sức khỏe? và ?onghiêm cấm sử dụng các chất ma túy và kích thích có liên quan?.

    Các DJ - có thể coi là ?otín đồ? của e-music đã ?ocam kết? với phương châm ?osống lành mạnh và chơi hết mình?. Như vậy, không lẽ những người đến với nhạc điện tử, hòa cùng âm thanh sôi động của electronic dance music lại không khai thác nó như một loại hình giải trí hữu ích, giúp phong phú hơn đời sống tinh thần trong nhịp sống sôi động hôm nay?...

    ? Bùi Dũng

    Đón đọc bài 2: Dân ?onhà nghề? chơi ?oe-music?
    Nguồn:
    >> http://vietnamnet.vn/cntt/2005/12/522054/
    Có thể tìm thấy bài này cả ở đây:
    >> http://www.v8x.net/webplus/viewer.asp?pgid=29&aid=5610
    [​IMG]
    Được cundc sửa chữa / chuyển vào 15:57 ngày 13/12/2005
  4. Terminator3

    Terminator3 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.174
    Đã được thích:
    0
    Dân nhà nghề chơi ?oe-music?

    00:05'' 15/12/2005 (GMT+7)


    (VietNamNet) - Dưới mắt không ít người, nhạc điện tử là ?onhững âm thanh chao chát, hỗn độn, có cường độ cao? vậy nên sinh ra câu hỏi: khi người sáng tác nhạc điện tử ngày càng nhiều hơn, mức độ chuyên nghiệp nâng cao, hàng ngày tiếp xúc với âm thanh ấy liệu có bị? ?ođiên cái đầu? và mắc ?obệnh nghề nghiệp??!
    >> Nhạc điện tử: ?ocơn sốt? mới trong giới trẻ Việt?Những người trong nghề xuất hiện trong bài viết của chúng tôi sau đây đã trả lời: Nhạc điện tử không kích động, chao chát, hỗn độn và đến với nhạc điện tử hoàn toàn có thể tìm được những giây phút ?othăng hoa?.?oMixer, remixer hay producer đều là DJ!?

    [​IMG]


    DJ Nguyễn Thế Việt

    Hãy nghe DJ Nguyễn Thế Việt nói về Trance - một nhánh trong nhạc điện tử: ?oTrong các dòng Electronic music thì Trance luôn được ưa chuộng, có chỗ đứng riêng tại các party nhỏ hay những discotheque nổi tiếng. Nhưng nếu coi Trance chỉ là để nhảy thì bạn mới chỉ biết được 30% những điều kì diệu mà nhạc Trance mang lại.
    Những âm thanh được tạo ra bằng nhạc cụ điện tử - trừ giọng hát - làm cho bạn cảm thấy như đang đi vào một thế giới khác, một thế giới không có trong từ điển. Thật khó tả, và chỉ biết nói rằng: đó là thế giới mà tôi ưa thích?.
    Nhạc điện tử có những quyến rũ riêng như bao loại nhạc khác nên cũng dễ hiểu khi người đến với e-music ngày càng nhiều.Ở Việt Nam bắt đầu có những người coi nhạc điện tử là ?olẽ sống?.

    - Nhạc số là âm nhạc được số hóa (digitalized, digital music) để lưu trữ hoặc truyền phát. Nhạc số được lưu trữ trên các phương tiện như CD, DVD hoặc phổ biến hiện nay là trong ổ cứng của máy tính hay các thiết bị chơi nhạc cá nhân (ipod chẳng hạn).
    - Computer music: có thể hiểu là "Music generenated by computer" hoặc ?ocomputer aid producing? music, tức âm nhạc do máy tính tạo ra (ví dụ lập trình để máy tính chơi nhạc hoặc tự tạo ra nhạc) hoặc nhạc được tạo ra với sự trợ giúp của máy vi tính.- Nhạc lưu trong máy tính là nhạc số lưu dưới dạng các file, sử dụng một bộ mã (codec) nhất định. Bộ mã phổ thông nhất hiện nay là mp3.
    Người chơi nhạc điện tử cũng có thể phân theo ?ocấp bậc? (hoặc mức độ chuyên sâu). Như Việt, anh đến với công việc của DJ bằng cách tự học, và coi mình là mixer (chuyên mix những bản single). Việt cũng cho biết, một DJ thường được gọi là mixer, remixer hoặc là producer, một DJ giỏi có cả ba kỹ năng này.
    Việt cũng bảo: Có thể gọi DJ như Huy Hà (CLB EDM) là remixer hoặc producer. Còn các DJ như Giang (chơi ở House Club), Mỹ Quyền (New Century)? là các producer với việc trực tiếp sáng tác, mix một bài hát của riêng mình từ chọn kiểu nhạc, chọn âm thanh, giọng hát.
    Các DJ cho rằng, khi tiếp xúc thường xuyên với âm thanh có cường độ cao, độ thính nhạy của đôi tai rất có thể bị kém đi. Nhưng họ đã có một thiết bị hỗ trợ là những tai nghe khá nhỏ để "lọc" bớt tiếng nhạc.
    Một trong những khó khăn đối với DJ, cụ thể là với mixer và remixer là nguồn âm nhạc. Với Việt, Tuấn, Hà? thì Internet chính là một ?okho? nhạc lớn. Việt bảo, ?o90% ngồn nhạc để mix, tôi tìm kiếm từ Internet, một phần từ đĩa, nhưng việc mua đĩa không đơn giản và khá đắt?.
    Riêng các DJ của EDM, trước hết họ muốn thể hiện phương châm ?osống và làm việc hết mình? cũng như ?ochơi hết mình? với nhạc điện tử. Ngoài những giờ loay hoay bên bàn phím máy tính, bàn xoay chỉnh nhạc, xách laptop ngược xuôi đến nơi biểu diễn, có thể gặp các DJ như Tuấn Kruise, Việt EKS hay DJ Quý?. Với công việc ?otay phải? ở văn phòng làm việc của một số công ty lớn hay trên giảng đường? đại học. 
    Họ nói, lâu nay ở Việt Nam vẫn còn cái nhìn chưa công bằng với nhạc điện tử - đó cũng là một khó khăn cho sự phát triển của dòng nhạc này. Tham gia CLB EDM và phổ biến nhạc điện tử là một cách để các DJ xóa nhòa sự phân biệt, đối xử giữa nhạc ?ocũ?, nhạc ?omới?. Khánh Hưng, một sáng lập viên của EDM bảo, ?ochỉ có nhạc kiểu gì và hay hoặc dở mà thôi!?.
    Hướng đến những sân chơi lớn và chuyên nghiệp hơn

    [​IMG]

    DJ Tuấn Cruise - Ảnh: Lê A. Tuấn
    Quang và hai thành viên khác của nhóm Underground là những bạn trẻ đang tích cực ?otấn công? lãnh địa của nhạc điện tử trong vài trò của người sáng tác và thể hiện. Quang cho rằng: ?oHầu hết các ngành nghề bây giờ cần sử dụng vi tính, nhưng riêng với chúng tôi, chiếc máy tính chính là công cụ hỗ trợ việc làm nhạc?.Underground dùng máy tính để chép nhạc, viết lời, nghe lại hàng chục ca khúc đang viết dở dang. Họ cũng dùng luôn computer để hòa âm, thu giọng, tạo ra những âm thanh lạ và hoàn toàn không dùng nhạc sống ở đây. Quang bảo: ?oNhiều người hỏi chúng tôi tại sao hay làm méo tiếng, tạo ra những âm thanh lạ trong bài hát, có phải để che đi yếu điểm về giọng hát? Sự thực là chúng tôi tạo nên những điều ấy trên máy tính để làm hiệu ứng, làm cho giọng hát phong phú hơn?.Về tên gọi, Quang nói, ?onhạc điện tử hay e-music, đó chỉ là cách gọi. Quan trọng là sản phẩm đưa đến người nghe là gì, qua sản phẩm ta sẽ định tên cho nó?. ?oCòn nhạc số, đó là âm thanh dưới dạng 0101 nên không bị yếu đi khi lưu chuyển, mình có thể đưa lên mạng. Chất lượng thế nào phụ thuộc vào source của nó. Nếu nén MP3 thì chất lượng giảm hơn?. Quang bảo: ?oAi cũng có thể làm được nhạc điện tử, miễn là có những kỹ năng về computer. Quan trọng là mình đưa sự sáng tạo riêng vào bản nhạc thế nào, đó mới là người sáng tác chuyên nghiệp?. 

    - Nhạc điện tử: là nhạc tạo ra bởi việc dùng các thiết bị điện tử như đàn organ, synthesizer, và hiện nay có sự trợ giúp của máy tính và các phần mềm chuyên biệt, các sample, VST (virtual studio technology). Nhạc điện tử dễ dàng được nhận diện với các tiếng Beat, âm Bass và các âm thanh được tạo ra bởi các thiết bị điện tử. Sử dụng các thiết bị điện tử để làm nhạc là sự phối hợp không chỉ các thiết bị điện tử như đàn điện tử, mixer, đầu đĩa turntable v.v... mà còn có sự trợ giúp hay thậm chí là sử dụng máy vi tính như một nhạc cụ để tạo ra nhạc điện tử.Nhạc điện tử có chung một số gốc rễ với một số dòng nhạc khác, như có gốc với nhạc rock, tuy nhiên nó đã phát triển thành một dòng nhạc riêng với nhiều dòng nhạc con trong đó. Ngoài ra, nhạc điện tử có một đặc điểm là có nguồn nhạc vô tận do có thể mix lại rất nhiều bài hát từ các dòng nhạc khác thành nhạc điện tử.Nhạc điện tử ra đời từ những năm 60-70 của thế kỷ 20, có lẽ hơi sớm hơn thời đại của máy tính. Nhưng nhạc điện tử chỉ thực sự phát triển kể từ những năm 80 - 90 trở về sau cùng với sự phổ dụng của máy tính.
    (Theo Trần Khánh Hưng, - EDM Club)
    Với nhạc sĩ Kim Ngọc, cuối tháng 11 vừa qua, chị đã có buổi biểu diễn nhạc điện tử trong chương trình Điểm hẹn tổ chức tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Kim Ngọc sử dụng computer để tạo nhạc và coi đó như một sự thử nghiệm của mình. Chị gọi đó là ?ocomputer music?.Kim Ngọc từng học nhạc điện tử tại Đức cũng với hai chuyên ngành khác là sáng tác và ngẫu hứng. Chị nói: ?oNhưng nhạc điện tử không phải là computer music? và giải thích: 
    ?oNhạc điện tử mà chị học ở Cologne là một loại âm nhạc trong những studio với những máy móc lớn, ở đó mỗi nhạc sĩ đều tự chế ra những cái máy để phân tích âm thanh, chế tạo ra âm thanh, hoặc sửa đổi những âm thanh đã được thu từ một nguồn âm nào đó (tựa như một loại nhạc cụ thế hệ mới). Nếu là một electronic composer thực thụ, họ không dùng những âm thanh được lập trình sẵn bởi người khác mà tự mình phải chế những mẫu âm thanh thông qua các quy trình thu thanh và máy móc tự chế. Âm nhạc điện tử giai đoạn đầu, những máy móc thuần túy là âm cơ học, nhưng những năm gần đây nó đã được áp dụng những thành tựu của kỹ thuật số và computer music ra đời?. Nhac sĩ Kim Ngọc cũng cho biết: ?oTại Mỹ chẳng hạn, tất cả những trường dạy nhạc, nhạc viện và các trường đại học tổng hợp đều có một khoa ?ocomputer music?. Nhạc điện tử có hồn không? Trả lời câu hỏi này, nhạc sĩ Kim Ngọc bảo: ?oNhạc điện tử tạo ra âm thanh không phải bằng lực tác động trực tiếp mà bằng cách phân tích tần số, dùng tần số để kích hoạt những file âm thanh... Nhạc điện tử so với "cỗ máy" piano, theo tôi, là một dạng máy cao hơn, hay nói cách khác đó là sự tiến triển theo văn minh vật chất của nhân loại?.



     Bùi Dũnghttp://vietnamnet.vn/cntt/2005/12/522603/
  5. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    Sau một buổi làm việc với PV báo Xã hội thông tin dưới sự giúp đỡ của Yasu82, EDM nhà mình đã có 3 bài lăng xê trên báo XHTT trong 2 số Tết liên tiếp.
    Bài đầu tiên:
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  7. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  8. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Được giao_hoang sửa chữa / chuyển vào 22:21 ngày 12/03/2006
  9. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  10. Giao_Hoang

    Giao_Hoang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    3.697
    Đã được thích:
    0
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG][​IMG]

Chia sẻ trang này