1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng hợp các ý kiến trao đổi của thành viên về Thư Pháp

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Quan_Di_Ngo, 03/05/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. katyusha

    katyusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/11/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Là một người cũng ham thích nghệ thuật thư pháp, em cũng muốn tham gia ý kiến của mình vào đây.
    Thứ nhất, em đồng ý với bác Egoist vì (chủ quan thôi) em cũng thấy nghệ thuật thư pháp chữ Latin nó không xuất phát từ những kinh nghiệm đời sống có tư lâu đời, nó không thể hiện được bản chất của một quan niệm sống, một cái nhìn về con người, về cuộc sống.... Nó không thể nói về sự vật, về con người, về cuộc sống hay như chữ tượng hình được! Vì bản chất của nó là để ký hiệu cho ngôn ngữ nói, và đơn thuần chỉ là ký hiệu mà thôi! Ví dụ như trong tiếng Việt, chữ NHÂN chỉ có một cách viết là ghép mấy chữ N,H,Â,N lại với nhau, còn nó nghĩa là gì thì còn phải xem xem đã...Nhưng chữ NHÂN trong tiếng Hán thì không phải chỉ có một cách viết như vậy. Ít ra là có hai cách viết ứng với hai nghĩa khác nhau:
    1) chữ Nhân với ý nghĩa là con người.
    2) chữ Nhân với ý nghĩa là một lối sống, một quan niệm sống tốt đẹp vì con người.
    hai chữ viết khác nhau và thể hiện ý nghĩa khác nhau.
    Hay như chữ Võ, gồm có chữ QUA=can qua(binh khí) và chữ CHỈ=dừng, làm cho dừng lại, ý nói việc học võ, việc binh lược không phải để phục vụ những mục đích thấp kém, mang tính vụ lợi, cá nhân mà là chính là để ngăn chặn việc binh đao, gìn giữ nền hoà bình.
    Thứ hai, em ủng hộ bác Quản, bác TDCT vì (cũng là chủ quan) .... em cũng khoái mấy vụ viết chữ bay bổng! Em liên tục bị cô giáo dạy Văn, dạy Sử..... phê bình vì cái chứ chiếm hơi bị nhiều diện tích (các môn khác như môn Toán thì không vì lúc đó đầu óc không ở trên mây). Lại nói đến vụ chứ nhân trên kia, nếu có một tâm hồn trong sáng, cao đẹp, nét chữ khi viết thể hiện được cái thần của người viết thì biết đâu, quãng độ 1 vài nghìn năm sau, bác Quản nhà ta lại được nhớ đến như Vương Hi Chi ngày trước với những bức thư pháp chữ Việt? Mấy lại em thấy bức tranh khỉ nhân dịp Giáp Thân và bức tranh Xuân Hương kia cũng thể hiện một cái nhìn về Bà chúa thơ nôm đấy chứ! Hay bức tranh Di Lặc với phong cách thư pháp chữ Việt cũng thể hiện được thần thái ông ta đấy chứ!(khi nào có thời gian em post lên sau) và rồi những bức tranh khác nữa mà em cũng không nhớ rõ.....
    Thứ ba, em ủng hộ cả hai trường phái, tuy có đôi chút nghiêng hơn về thư pháp chữ Hán. Em ủng hộ việc thành lập box thư pháp này, cả hai tay luôn, và sẽ cố gắng xây dựng box tốt đẹp hơn, một box mà đối với em là điều thiếu sót duy nhất trên TTVNOL này.
    Cuối cùng, đây là những suy nghĩ chủ quan và cũng là from the bottom of my heart. Có thể có ngươi cho em là kẻ ba phải nhưng không sao. Tình yêu dành cho thư pháp mà!
  2. Pianist

    Pianist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/05/2003
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Về đọc lại sách!
  3. Hoabaoxuan

    Hoabaoxuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    1.232
    Đã được thích:
    0
    Thông tin mới: Sách do VN XB có in câu này ở nhiều nơi, đa số in của tác giả Heghen, nhưng có một cuốn in là của Kant. Củ chuối!!!!!
    Bác Pianist nhắc tên cái cuốn bác bảo em về đọc với, em quên tên cuốn ấy rồi. Còn chuyện này, không cãi nữa, mệt. Nếu bác muốn đọc sách in câu ấy của Heghen thì đầy, tiêu biểu là cuốn Lịch sử triết học.
    Cãi thêm nữa chắc là sai chủ đề, sorry mấy bác TP
  4. ukbox

    ukbox Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/12/2003
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    nhiều người phản đối cái gọi là thư pháp tiếng việt, tôi cũng không thích cái đó. ngoài lí do là tôi viết cực xấu thì còn các lí do sau không biết các bác thấy thế nào:
    1. cái mà chúng ta gọi là thư pháp tiếng việt ( hình như gọi thế để nó nâng cao tính dân tộc cực đoan lên thì phải) phải gọi chính xác là các kiểu chữ Latinh, cho nên thực ra nó cũng là đồ đi mượn không hơn, nó đâu phải sáng tạo gì kinh khủng lắm.
    2. nó chưa được đưa vào hàng thư pháp vì nền tảng của nó quá mỏng. Thời gian xuất hiện chữ Latinh (ở bên tây ấy) cũng lâu rồi nhưng không ai(hoặc có nhưng cũng coi như là không) nghiên cứu phát triển như chữ hán(các bạn chắc cũng biết rồi đấy hoặc không thì đọc ở box này này). Chữ LA tinh chỉ được kết hợp với thư pháp kiểu chữ hán trong thời gian gần đây khi có sự giao lưu mạnh giữa các nền văn hoá.
    3. Xét đến góc độ kĩ thuật chữ Latinh đã được chọn lọc cô đọng và có tính khoa học cao, chặt chẽ phù hợp với mục đích chuyển tải ý nghĩa tối ưu nhất nên về hình thức thì cũng được giản lược đi. các bạn có thể so sánh chữ phồn thể và giản thể để thấy việc giản lược làm giảm vẻ đẹp của chữ đi thế nào.Yếu ttố công cụ cũng ảnh hưởng vì Ptây dùng bút lông vũ còn Pđông dùng bút lông mao. Còn điều nữa là hiện nay chữ La tinh vẫn được coi là chữ của không gian 2 chiều ( không biết sau này mọi người phát triển nó lên thế nào?) và chữ hán là 3 chiều nên viết chữ La tinh bằng bút lông không phù hợp còn chữ hán thì ta đã rõ.
    Tôi không phản đối việc kết hợp Chữ latinh và chữ hán, biết đâu nó sẽ ra đời 1 nghệ thuật tuyệt vời? nhưng với những tác phẩm ngô nghê, sống sượng-hiện có rất nhều thì tôi sẽ là người phản đối kịch liệt
  5. Ruou_tc

    Ruou_tc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    147
    Đã được thích:
    0
    Chẳng có gì là cực đoan cả. Thư pháp viết bằng chữ quốc ngữ chẳng lẽ lại gọi là thư pháp chữ Hán à?
    Các kiểu chữ có phải là các cách viết chữ hay không? chắc chắn là đúng rồi, chẳng qua trong thời đại vi tính thì gọi cao sang là font chữ.
    Còn sáng tạo thì tất nhiên là phải có, chẳng lẽ các cách viết chữ đó từ trên trời rơi xuống được sao?
    Tựu trung lại, mọi người phản đối chỉ vì thư pháp thể hiện bằng chữ quốc ngữ. Như vậy mọi người chỉ xét trên khía cạnh kí tự thể hiện.
    Thư pháp đâu chỉ có chữ thể hiện. Theo những gì tôi được biết, một bức thư pháp là tổng hợp của nhiều yếu tố:
    1. Cách sử dụng bút: Bút lông dùng trong thư pháp là loại bút không dễ dàng sử dụng được. Muốn sử dụng thành thạo cây bút phải trải qua quá trình tập luyện. Đầu bút lông lúc cứng lúc mềm tùy theo ý của người viết lúc đó mới có thể gọi là thành công. Quá trình tập luyện đó cũng góp phần không nhỏ vào việc làm cho tâm của người viết chữ bình tĩnh hơn người bình thường.
    2. Cách thể hiện nét chữ trong bức thư pháp: Nét chữ trong bức thư pháp có âm có dương, có đậm có nhạt... nét bút thể hiện được tính cách của con người. Nếu không phải thế thì ở phương Tây đâu có những người ngồi nghiên cứu chữ viết để đoán tính cách của con người. Đã từng có nhiều công ty ở phương Tây tuyển dụng nhân viên, họ ra điều kiện là đơn xin việc phải viết bằng tay, ngoài ra còn phải trải qua một kì phỏng vấn bằng cách viết một đoạn văn nào đó...
    3. Cách thể hiện nội dung của bức thư pháp: Thể hiện nội dung không chỉ là thể hiện được hồn của bức thư pháp. Phải để cho người xem thấy được những gì ẩn chứa trong bức thư pháp.
    Người viết thư pháp tập trung tinh thần và tất cả tri thức để có thể tạo ra một bức thư pháp đẹp.
    Vì sao lại thể hiện thư pháp bằng chữ quốc ngữ?
    Chúng ta là người Việt Nam, chữ quốc ngữ gắn bó với chúng ta trong suốt cuộc đời (chỉ trừ những người yểu mạng, chết trước 6 tuổi). Chữ quốc ngữ thể hiện được hồn của tiếng Việt. Dùng chữ quốc ngữ chúng ta có thể hiểu được những gì truyền tải trong một bức thư pháp.
    Còn thư pháp thể hiện bằng chữ Hán có từ lâu đời và được du nhập vào nước ta. Hình thức của thư pháp dạng này trong quen thuộc hơn. Thế nhưng, những ý nghĩa ẩn trong nó thì có ít người biết được, bởi vì trong chúng ta có rất ít người biết chữ Hán và rất ít người hiểu được rõ ràng ý nghĩa chữ Hán.
    Do đó nếu ngày mai tôi có tặng bác Quan_Di_Ngo một bức thư pháp thể hiện bằng chữ Hán - chữ NHẪN, ngoài ra không có đề tựa- thì liệu tôi muốn nói gì với bác Quan@? Nếu bác Quan@ có biết được thì cũng đừng có đánh tôi nhé, tôi chỉ lấy bác làm ví dụ thôi. (Mà tôi cũng chẳng biết nhiều, có chữ này là biết chút ít mà thôi)
    Nói tóm lại, thể hiện chữ quốc ngữ để cho mọi người đều hiểu. Người Nhật cũng thể hiện thư pháp bằng chữ của họ, thế tại sao không thể hiện thư pháp bằng chữ quốc ngữ được.
  6. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Bác Rượu thịt chó nên nhớ rằng, chữ Nhật tuy cũng chỉ âm như chữ la tinh, nhưng nó thoát thai từ chữ Thảo của Trung Quốc ra đấy.
  7. benben

    benben Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2004
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Nó cứ sượng sượng thế nào ấy. Tôi thề đấy. Ôi "thư pháp", buồn hết cả người.
  8. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Nói thật em không rỗi lắm để phản bác cái mà em cho như "phưn" này. Chỉ là tình cờ em nhìn nên em viết vài dòng thôi. Nhưng xem cái cách của Trinh tiên sinh với cả các nhà chú ủng hộ này em thấy rất vui sương vì chưa bao giờ em buồn cười hả hê như bây giờ . Thế nhé chào các bác
    nếu các bác nảy ra ý định xoá bài em thì xin đọc thêm phần dưới đây
    1) Bác nào ở đây từng nghiên cứu qua các loại font chữ latinh chưa. Nghiên cứu các quy luật tạo hình như tỷ lệ : tỷ lệ chiều cao với chiều rộng chữ cái, tỷ lệ giữa phần dày với phần mỏng thân chữ, tỷ lệ giữa chân chữ và thân chữ ; đường nét: đường nét thẳng với cong, đường nét gãy với trơn... mảng khối mảng đậm nhạt, mảng trắng với mảng đen, mảng trống với mảng trang trí.... các bác sẽ biết tất cả các kiểu chữ latinh hiện có tuy khác nhau về hình dáng nhưng đều tuân theo những quy luật cơ bản khi tạo tác, đó là
    - Tuân thủ một quy luật tiền đề. :
    ví dụ có chân thì tất cả đều có chân, có móc thì tất cả đều có móc, tỷ lệ bụng chữ với thân chữ là 2/1 thì tất cả các chữ đều là 2/1....Cái điểm cơ bản này khác hẳn với quan niệm về thư pháp cổ của phương đông. Ngoài lục thư ( sáu quy định thứ tự) khi viết chữ thì chữ tượng hình của phương đông không có quy định nào về tỷ lệ giữa các nét viết, độ cong của nét, độ dày nét độ đậm đặc của nét mà chỉ tuỳ tâm tuỳ hứng.
    -đảm bảo chữ cái phải đúng hình đúng dạng ( có khả năng đọc được) Ví dụ đối với chữ Gothic (là một kiểu chữ tương đối khó đọc của người Tây ) ta vẫn thấy dù một chữ cái rối rắm với nhiều nét dọc song song nhau, chân chữ luôn nhọn và dính liền thì ở đây người ta vẫn phân biệt được chữ nhờ tương tác phần chính phụ của chữ các nét dọc luôn dày và các nét ngang hay chéo luôn mỏng và nhọn . Trái lại ở phương đông cách viết chữ lại không phụ thuộc vào điều này, người ta chỉ dựa và đường đi, phương hướng của nét chữ mà phân biệt được chữ. Chữ Hán với các nét cơ bản như nét móc, nét mác, nét sổ, nét ngang, nét phẩy, nét chấm... không phải người ta cố ý tạo ra khi viết mà chính vì phương hướng phát triển của chữ tự nhiên tạo ra nó.
    ví dụ tự nhiên khi ta viết một nét mác thì vì nét mác với hướng viết căn bản của nó là từ trên xuống từ trái sang khiến cho tay vận bút gây thành hình dạng nét rất đặc trưng của nét mác trên nhỏ dưới dày, bắt đầu trên tròn trịa dưới đuôi sắc nhọn.
    - Chữ latinh với đặc trưng phát triển theo tuyến dài và nối liên tục các chữ cái sẽ là một hạn chế không thể khắc phục để hướng theo cách viết thư pháp của phương đông vốn phát triển chữ theo mảng ( chính xác là nội tiếp nghiêm mật trong hình vuông hay hình chữ nhật vàng ( tỷ lệ 2/3)). Mọi sự cưỡng cố khắc phục chỉ là gây cảm giác khó chịu khi nhìn vào cách giả thư pháp. Cảm giác người xem sẽ thấy những chữ kết nối nhau gượng gạo, thiếu thẩm mỹ về hình mảng, khấp khiểng trong việc cố gắng liên tục hoá nét bút theo một hướng nhất định.
    ...
    Vài dòng viết chơi thôi. bác nào bất phục thì cứ vào đây tôi chấp cả. Cũng mong Trịnh Tiên sinh đừng phát ngôn theo cái lối nửa hờn nửa giận mà phản bác tôi như bài trước. Như vậy là không đúng theo tôn chỉ của bác (phải có lập luận). Với lại tôi cũng x thích nghe cái giọng nửa ngô nửa khoai nửa Hán nửa Việt của bác chút nào. Nó làm tôi chán ngấy đến tận cổ.
    Nhắn thêm bác gì trên đây. Bác đã lầm khi nói về Pop Art và cái gọi là " nghệ thuật cho đại chúng". Nhưng vì không thuộc nội dung box này nên tôi không muốn viết nữa bác về mà tự nghiên cứu sách vở.
    Được Egoist sửa chữa / chuyển vào 13:47 ngày 16/05/2004
    Được Egoist sửa chữa / chuyển vào 13:51 ngày 16/05/2004
  9. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    -Không biết bác tự khám phá ra cái này hay là bác nói vẹt ở đâu ra. Riêng tôi thấy cái này nó nhản nhản ở ngoài đường. mà phàm những thứ nhản nhản ở ngoài đường thì không đáng tin.
    Bác nói cái hồn Em xin hỏi bác cái quái gì là cái hồn . Cái hồn nằm ở đâu? làm thế nào nhận biết nó?
    Ý thứ nhất của bác chứng tỏ rằng bác không hiểu cây bút lông của bác chút nào ( nếu bác từng qua sử dụng).
    -Sao bác lại cho rằng ít người hiểu thư pháp chữ Hán được? phải chăng là bác không hiểu? Mà nếu bác không hiểu thì bác nói làm gì? Nếu bác muốn hiểu thì đọc bài trên của tôi để biết cái gì làm nên thư pháp và nó khác hẳn như thế nào với cái giả thư pháp.
    Ai nói với bác là chữ quốc ngữ thể hiện được cái hồn tiếng Việt?Bác dựa vào cái gì mà nói như vậy? không lẽ trước khi có chữ Quốc Ngữ thì tiếng Việt ( chữ Hán - Nôm ) là loại chữ viết vô hồn à? Chữ Quốc Ngữ có mặt tốt của nó ( không phải nói ở đây) nhưng nó với sự ra đời của nó đã giết chết Một nền văn hoá chữ Viết của người Việt ít nhất là giết chết tiếng Nôm.
  10. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Không ai nói người Việt có 1 nền văn hoá chữ Viết, có nói cũng là nguỵ biện nhằm đề cao tinh thần dân tộc. Lẽ nào lại cho rằng chữ Hán cha ông ta dùng trước đây là Nền-Văn-Hoá-Chữ-Viết của người Việt Nam? Có chăng là đề cao chữ Nôm lên mà thôi. Mà chữ Nôm thì sớm muộn cũng bị lịch sử đào thải, ai có học tập nghiên cứu chữ Nôm đều biết, đó là thứ chữ khó nhất trong các loại chữ được tạo ra trên cơ sở chữ Hán. Hãy nhìn kiểu chữ Hàn, Nhật được dùng hiện nay, tại sao nó vẫn còn tồn tại được, chẳng qua là nó hấp thu được tinh hoa chữ Hán, đơn giản hoá chữ Hán, nên dễ nhớ dễ dùng. (Ngay cả chữ Hán hiện nay cũng phải Giản thể hoá để phù hợp với xu thế hiện tại). Trước khi ta dùng chữ Quốc ngữ, thử hỏi có bao nhiều % dân Việt biết đọc biết viết? hay nó chỉ là thứ chữ của giới quan lại học sĩ? Vì thế không thể cho rằng đó là thứ chữ của người Việt-Kinh.
    Tôi cũng không cho rằng chữ Quốc Ngữ hiện nay truyền tải được cái HỒN của người Việt, vì nó cũng là 1 thứ chữ ngoại lai. Có chăng là sự sáng tạo của cha ông, Việt hoá, Hồn hoá chữ La tinh, nhằm biểu đạt một xúc cảm tình cảm nào đó. Vì thế chẳng nên đưa ra những kết luận to tát làm gì ở đây, chẳng nói lên được điều gì.

Chia sẻ trang này