1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng hợp các ý kiến trao đổi của thành viên về Thư Pháp

Chủ đề trong 'Nghệ Thuật Thư Pháp' bởi Quan_Di_Ngo, 03/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Trong vài năm gần đây, tôi có xem nhiều bức của Cửu Chân quận nhân Lê Quốc Việt. Bức này tuy là một bức photo từ bản gốc nhưng có lẽ Lê tiên sinh viết đã lâu, có lẽ cũng khoảng 5 năm trước. Chữ của Lê tiên sinh hiện nay khác nhiều. Có người nói, nó hóc hiểm, biến hoá và sắc như con người của tiên sinh vậy.
    Được rosered sửa chữa / chuyển vào 09:39 ngày 27/05/2004
  2. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Thưa bác Egoist,
    Copy-paste vài em của em ha_vy84 để trả lời post của bác:
    Còn bài của bác post từ trước tôi đã đọc kỹ rồi. Những cái đấy bác lấy ở đâu, reference đâu? Ngay cả cái việc bác nói Calligraphy không có nghĩa là Thư Pháp cũng reference đâu, sách nào nói vậy?
    Những khái niệm đại loại như "lên phông (???) kiểu phương Tây là kẻ chữ" thì dù bác có diễn đạt bằng một thứ ngôn ngữ hàn lâm đến mấy cũng vẫn là một khái niệm rất ngô nghê và cảm tính.
    Kính,
  3. AntiKitsch

    AntiKitsch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Tôi không có thói quen search google khi nói chuyện. Thứ mà tôi nói ra là do trải nghiệm của tôi. Việc x gì phải trích dẫn kẻ khác mới yên tâm. Tôi rất tự tin vào kiến giải mình cái đó mới là quan trọng.
    Nói thế nào em mới hiểu đây. Trái sầu riêng người Tây không có, Hạt tiêu người Tây không có, nhiều thứ khác người tây không có ..... Chữ "đẹp" của người Tây tất nhiên khác hẳn chữ "đẹp" của người phương Đông. Chữ đẹp của phương Tây thiên về chủ quan. Cái bản ngã tách rời với thế giới ngược lại phương đông quan niệm cái đẹp là cái phải tự nhiên- Cái tiểu ngã phải nằm trong đại ngã. Viết chữ đẹp và Thư pháp khác nhau như vậy em à.
  4. AntiKitsch

    AntiKitsch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2004
    Bài viết:
    70
    Đã được thích:
    0
    Tổng hợp các ý kiến trao đổi của thành viên về Thư Pháp

    Sao lại mất bài tôi viết tối hôm qua trong chữ Ta của ...? Hay bị xoá bài?
  5. Katjusha

    Katjusha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/11/2003
    Bài viết:
    407
    Đã được thích:
    0
    Vâng, hoan hô bác. Quả là không hổ cái nick Egoist. Tự tin vào trải nghiệm của bản thân kể ra cũng là điều tốt, chỉ phải cái là những thứ thuộc về định nghĩa, tiền đề thì không thể chỉ "tôi coi là vậy" mà được. Nếu bác tự nói chuyện với bác thì bác gọi quả cam là quả bưởi cũng không sao. Nhưng khi đã nói chuyện với người khác thì các phải niệm phải rõ ràng minh bạch, quả cam quả bưởi phải được gọi theo đúng định nghĩa của nó ở trong từ điển chưkhỗng chỉ vin vào "kiến giải" của bản thân là đủ.
    Khỏi phải trích dẫn trái sầu riêng với hạt tiêu, lấy ví dụ Con Rồng cho nó đỡ khập khiễng. Con rồng của ta không giống con rồng của Tây, nhưng Tây họ đều gọi là "dragon" chứ không khăng khăng giữ từ "dragon" cho riêng họ và gọi con rồng của ta là "a mythical animal originated from the crocodile". Con rồng của ta có thể có chân cá sấu, mình trăn, vẩy cá, con rồng của họ có thể có móng sư tử, đuôi rắn, cánh dơi nhưng tựu trung thì đều là con vật tưởng tưởng, không có thật và đều có sức mạnh, vì vậy đều được xép vào nhóm động vật "dragon". Còn muốn cụ thể hơn thì "Chinese Dragon", "Vietnamese Dragon of the Le dynasty", vân vân và vân vân...
    Việc nhóm những sự vật sự việc tương đương về tính chất vào với nhau là một bước tiến lớn trong khả năng tư duy của con người. Việc tỉ mủn đặt ra trăm ngàn những cách gọi khác nhau cho những sự vật sự việc này là một kiểu làm cho tư duy trở nên bửa bãi một cách không cần thiết.
    Cái rởm đời nó có muôn hình vạn trạng. Việc sử dụng ngôn ngữ thông thái hàn lâm để "kiến giải" cho những "trải nghiệm" ngô nghê, sai từ bản chất sai đi (ví dụ như "Calligraphy" là một khái niện bắt nguồn từ "Typography") thì cũng là một dạng rởm đời đấy.
    Chúc bác "chống cái rởm đời" triệt để đến cùng.
    Được katjusha sửa chữa / chuyển vào 16:48 ngày 03/06/2004
  6. maybeiou

    maybeiou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2004
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
    TextText
    Wow,Quả là .....................
    Càng đọc càng thấy mình ........................không biết gì!
    Thôi thì maybe này xin là Text trung thành của Box vậy.
    Chứ bình luận (hay bình loạn?) kiểu này thì tớ xin đầu hàng.
    Kính chào các bác!
  7. maybeiou

    maybeiou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2004
    Bài viết:
    123
    Đã được thích:
    0
  8. ha_vy_84

    ha_vy_84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    Vì bài viết của mình đã được trích, Vy cũng phải bảo vệ ý kiến của mình mới phải lẽ.
    Vy hoàn toàn đồng ý với Katjusha. Đã đành rằng phương Đông và phương Tây có những cái không giống nhau, không đồng nhất với nhau, nhưng không phải vì thế mà ta có thể coi cái thấy, biết của ta là trội, là siêu việt so với cái thấy biết của người khác. Cho dù "Chữ đẹp của phương Tây thiên về chủ quan. Cái bản ngã tách rời với thế giới ngược lại phương đông quan niệm cái đẹp là cái phải tự nhiên- Cái tiểu ngã phải nằm trong đại ngã" thì cũng không có cơ sở nào để so sánh rằng phương Đông hay phương Tây hơn. Có câu rằng "mỗi người mỗi vẻ".
    Chắc ở đây không ai không biết rằng nguyên văn chữ "thư pháp" có nghĩa là "cách viết chữ", vậy thì thật vô lý khi cho rằng "cách viết chữ" của phương Đông mới là "cách viết chữ" còn "cách viết chữ" của phương Tây thì không phải. Người phương Tây có thuật ngữ Calligraphy, họ rộng rãi dùng cho cả thư pháp Hán, Nhật, Hàn, Ả Rập, Roma, Anh v.v... Còn ta chỉ khư khư giữ lấy cái tên gọi cho mình, mặc dù bản thân cái tên gọi ấy rất chung chung, không thấy có gì là sở hữu của mình cả. Đấy là một sự thủ cựu quá đáng, đến cái tên nho nhỏ còn không chịu chia sẻ ra, còn nói gì đến "cái tiểu ngã nằm trong cái đại ngã". Xem ra "cái tiểu ngã" đã nằm một mình một động, không cần biết, không cần nối kết gì đến cái "đại ngã" xung quanh mất thôi.
    Tóm lại, Vy vẫn cho rằng "thư pháp", dù có mang tính chất gì đi chăng nữa, cũng chỉ là phương pháp viết chữ không hơn không kém, và các nhà thư pháp phương Đông nên rộng lòng một chút với tiếng Việt mà chia cùng cái thuật ngữ ấy cho các trường phái thư pháp khác, đó cũng là vì mối quan hệ khắng khít giữa thư pháp và ngôn ngữ nữa.
  9. changfeng

    changfeng Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2004
    Bài viết:
    306
    Đã được thích:
    0
    Mỗ thường có thói quen đại dể cái gì mình không biết thì không dám nói mạnh. Nghe đâu Trung Quốc có tổ chức nhiều lớp học thư pháp, có lý luận hản hoi, có trường phái hẳn hoi......... Họ còn có hẳn tạp chí nghiên cứu thư pháp nữa nhưng không rõ phương Tây có như thế không? Phương Tây có ai dụng công thậm chí cả đời mình trong việc tìm tòi về "cách viết chữ" của họ không, mà nếu có thì việc đó sẽ đi đến đâu? Để làm gì. Mỗ có nghe ở Tây có những người chuyên viết thư thuê cho người khác(họ dùng thứ bút gì mà có cái lông ngỗng chổng lên, màu trắng xinh xinh), không biết bây giờ có còn không nữa?
  10. doigiobuiTT

    doigiobuiTT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/02/2004
    Bài viết:
    169
    Đã được thích:
    0
    changfeng tiên sinh!
    Nghe tiên sinh nói như trên, kẻ hèn này cũng thấy nhiều lí lẽ lắm. Tuy nhiên, ví như ý tiên sinh nói thì hẳn những điều ấy cũng đã là một sự hiển nhiên rồi. Thiết nghĩ, không thể kháng lại xu thế của thời đại, mà con người chỉ có thể hoà nhập với thời đại để đón nhận những cái mới. Dầu thế, những gì thuộc về truyền thống là những nền tảng vững bền, cũng không thể phủ định cho được. Cảm ơn tiên sinh đã có vài lời chỉ giáo. Xin tâm lĩnh!

Chia sẻ trang này