1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng Hợp Chiến Tranh Biên Giới Việt Trung 1979

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi canlong_hoangde, 17/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. canlong_hoangde

    canlong_hoangde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Tổng Hợp Chiến Tranh Biên Giới Việt Trung 1979

    Sau một thời gian công tác xa tôi mới có dịp quay trở lại TTVNOL . Thấy rằng chủ đề Chiến tranh Việt trung là một hot topic vacùng có nhiều bạn thắc mắc và tranh luận cũng khá sôi nổi. Được cung cấp nguồn tài liệu từ anh hongvequoc từ Bộ Chính Trị cho nên tôi xin mạn phép post bài này.. Hy vọng rằng các bạn nênhạn chế post có liên quan đến chủ đề chính trị để mod ko can thiệp..
    Chiến tranh biên giới Việt - Trung, 1979 (còn gọi là Chiến tranh biên giới phía Bắc, 1979 hay Công cuộc phòng thủ biên giới phía Bắc, 1979) là một cuộc chiến xảy ra tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979.

    Nguyên nhân
    Nhận thấy Việt Nam đưa quân vào Campuchia lật đổ chính quyền Khmer Đỏ trong cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia, Trung Quốc quyết định tấn công xâm lược Việt Nam với lý do "dạy cho Việt Nam một bài học" (lời Đặng Tiểu Bình) nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam để giúp chính quyền diệt chủng Khmer Đỏ. Đồng thời, Trung Quốc muốn thử nghiệm chiến thuật quân sự phòng thủ chủ động (active defense doctrine), đưa cuộc phòng thủ biên giới vào sâu lãnh thổ đối phương.
    Ngoài ra, theo một số nhà nghiên cứu quân sự Tây phương, về mặt chiến lược, Trung Quốc thử nghiệm một cuộc chiến tranh biên giới có giới hạn để biểu lộ rõ khả năng tương trợ của Liên xô, sau khi Việt Nam gia nhập Comecon, và ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô (1978), trong đó có điều khoản về tương trợ quân sự . Nếu thảo ước này được tuân thủ nghiêm ngặt, theo nhận định của Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nó sẽ là hiểm họa quốc phòng lớn vì đặt Trung Quốc vào tình thế lưỡng đầu thọ địch (two-front war) khi xảy ra chiến tranh với Việt Nam hoặc Liên Xô.
  2. canlong_hoangde

    canlong_hoangde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Tương quan lực lượng tham chiến
    Để tiến công Việt Nam, Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và một số sư đoàn bộ binh độc lập (tổng cộng trên 30 sư đoàn), 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn và nhiều trung đoàn pháo binh, phòng không. Lực lượng được huy động trên 400.000 binh sĩ, 550 xe tăng, 3.000 khẩu pháo, cối và dàn hỏa tiễn, chưa kể hơn 200 tàu chiến của hạm đội Nam Hải và 1.700 máy bay sẵn sàng phía sau. Tướng Hứa Thế Hữu, tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu chỉ huy hướng tiến công vào đông bắc Việt Nam với trọng điểm là Lạng Sơn và Cao Bằng. Tướng Dương Đắc Chí, tư lệnh Đại Quân khu Côn Minh đảm nhiệm hướng tây bắc với trọng điểm là Hoàng Liên Sơn (nay là Lào Cai).
    Về phía Việt Nam, do phần lớn các quân đoàn chủ lực đang chiến đấu ở Campuchia nên phòng thủ ở biên giới với Trung Quốc chỉ có một số sư đoàn chính quy (chủ yếu là tân binh) của Quân khu 1 và 2 cùng các lực lượng vũ trang địa phương.
  3. canlong_hoangde

    canlong_hoangde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Diễn biến
    Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc tiến công trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam. Hướng Lạng Sơn có quân đoàn 43, 54, 55.
    Hướng Cao Bằng có quân đoàn 41, 42, 50.
    Hướng Hoàng Liên Sơn có quân đoàn 13, 14.
    Hướng Lai Châu có quân đoàn 11.
    Hướng Quảng Ninh, Hà Tuyên (nay là Hà Giang) mỗi nơi cũng có từ 1-2 sư đoàn.
    Tất cả các hướng tấn công đều có xe tăng, pháo binh hỗ trợ. Không quân và hải quân không được sử dụng trong toàn bộ cuộc chiến.
    Trong giai đoạn đầu đến ngày 28 tháng 2 năm 1979, quân Trung Quốc chiếm được các thị xã Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang và một số thị trấn. Các cơ sở vật chất, kinh tế ở những nơi này bị phá hủy triệt để. Tuy nhiên, do vấp phải sự phòng ngự kiên cường và có hiệu quả của Việt Nam nên quân Trung Quốc tiến rất chậm và bị thiệt hại nặng.
    Ngày 19 tháng 2 năm 1979, nhóm cố vấn quân sự cao cấp của Liên Xô tới Hà Nội để gặp các tướng lĩnh chỉ huy của Việt Nam. Moscow yêu cầu Trung Quốc rút quân. Liên Xô cũng viện trợ gấp vũ khí cho Việt Nam qua cảng Hải Phòng, đồng thời dùng máy bay vận tải để chuyển một số sư đoàn chủ lực Việt Nam từ Campuchia về.
    Trong giai đoạn sau, cả hai bên đều tăng cường thêm lực lượng và cuộc chiến tiếp tục, trong đó gay go nhất là hướng Lạng Sơn. Tại đây sư đoàn bộ binh 3 Sao Vàng, một đơn vị thiện chiến của Việt Nam từng qua đánh Mỹ cùng một số sư đoàn khác đã tổ chức phòng thủ chu đáo. Sau nhiều trận đánh ác liệt, quân Trung Quốc vào được thị xã Lạng Sơn chiều ngày 4 tháng 3 năm 1979. Ngày 5 tháng 3 năm 1979, Việt Nam ra lệnh tổng động viên toàn quốc. Đồng thời phía Việt Nam cũng điều các quân đoàn chủ lực có xe tăng, pháo binh hỗ trợ áp sát mặt trận, chuẩn bị phản công giải phóng các khu vực bị chiếm đóng.
    Cũng trong ngày 5 tháng 3 năm 1979,do áp lực của Liên Xô, sự phản đối của quốc tế, đồng thời cũng đã chiếm được các thị xã lớn của Việt Nam ở biên giới, Bắc Kinh tuyên bố hoàn thành mục tiêu chiến tranh và bắt đầu rút quân. Mặc dù chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi nhưng đến ngày 18 tháng 3 năm 1979 quân Trung Quốc đã hoàn tất rút khỏi Việt Nam.
  4. canlong_hoangde

    canlong_hoangde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Kết quả cuộc chiến
    Theo tuyên bố của phía Trung Quốc: quân Trung Quốc có 6.900 người chết, 14.800 người bị thương và 240 người bị bắt. Quân Việt Nam có 60.000 người chết và bị thương, 1.600 người bị bắt.
    Theo tuyên bố của phía Việt Nam: quân Trung Quốc có 62.500 người chết và bị thương, tổn thất 280 xe tăng, 115 khẩu pháo cối và 270 xe quân sự. Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, không có số liệu về tổn thất của các lực lượng vũ trang.
    Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam : 4/4 thị xã bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp. Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống.
    Về mặt lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.
    Các nhà quan sát phương Tây nhận định như sau:
    Về mặt chiến thuật, Trung Quốc thất bại vì tuy Việt Nam chưa kịp đưa các đơn vị ở Campuchia về tham chiến mà quân Trung Quốc vẫn chịu tổn thất nặng.
    Về mặt chiến lược, Trung Quốc thành công vì đã chứng minh rõ bản chất không thật của hiệp ước tương trợ quân sự giữa Liên Xô và Việt Nam, và đã chứng minh khả năng lưỡng đầu thọ địch sẽ không xảy ra. Cũng có một số nhà quan sát cho rằng Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lúc bấy giờ có hai khuynh hướng, một thiên về Đặng Tiểu Bình, người muốn cải tổ quân sự trong toàn bộ chiến lược cải cách Trung Quốc, và một chống đối lại cải tổ. Tài liệu phương Tây cho rằng tai hại chiến lược to lớn nhất cho Việt Nam là cuộc chiến này đưa đến việc phe cải tổ thắng thế: Trung Quốc dồn sức hiện đại hóa các đơn vị chủ lực và đã thành công. Điều này sẽ thấy rõ sau này trong Chiến tranh biên giới Việt Trung 1984-1988, khi Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
    Sau khi Liên Xô tan rã, đến năm 1992 quan hệ giữa hai nước mới được bình thường hóa
  5. canlong_hoangde

    canlong_hoangde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  6. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Bác copy từ vi.wikipedia.org thì cũng nên đề rõ nguồn vào ạ.
  7. canlong_hoangde

    canlong_hoangde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Tôi chỉ đang trích xuất tài liệu tham khảo vẫn đang còn khá nhiều chi tiết vẫn chưa được đề cập... Nhưng vẫn cám ơn bác vì đã nhắc nhở
  8. canlong_hoangde

    canlong_hoangde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Các hướng tấn công của Trung Quốc:
    1:Tấn công bằng cách vượt qua ải Hữu nghị Quan theo lộ trình truyền thống dọc theo đường Quốc lộ 1để tiến đánh Lạng Sơn. Đồng thời các ga tiếp tế quấn sự lại ở rất gần khu vực biên giới thuận tiện cho việc tiếp tế.
    2: Đi dọc theo vùng duyên hải Đông bắc đánh Móng Cái nhằm chiếm các vỉa than , phá huỷ hệ thống nhiệt điện quan trọng ở miền bắc (Phả Lại, Uông Bí..) lên đến cực điểm là phong toả cảng Hải Phòng.
    3:Đi dọc theo vùng thung lũng sông Hồng . Tuyến đường quốc lộ số 2 đi qua thung lũng này và thị xã lào cai cũng án ngữ trên con đườngtrên.
    4:Theo vùng sông Đà để về hà Nội. Thủ phủ của tỉnh Lai Châunằm ở đây. Đây là một phương án khó có thể mang lại thành công vì đường rất xa và hiểm trở phải băng qua nhiều cao điểm và núi như đèo Pha Đin và lònh chảo Điện Biên Phủ rất dễ bị phục kích. Ngoài ra quân uỷ trung ương còn dự định mượn đường Lào để tiến công VN
    5: Hướng tấn công cuối cùng là đánh Cao bằng và hà giang với mục đính chia cắt đường số 4 dẫn đến biên giới với đường số 2 và số 1.
    Trên đây là những quả đấm thép mà quân đội TQ sử dụng để đè bẹp sự phản kháng của VN. Tuy nhiên hướng tấn công của hốc vẻ không rõ ràng đã dẫn đến việc hành quân ở bên đường 4 dọc biên giới.Họ hy vọng với phương án của mình sẽ phá huỷ toàn bộ cá sư đôàn chính quy của Vn. Và cũng đã tính đến phương án quân Vn đang tham chiến ở Cao Miên sẽ quay về phản công
  9. canlong_hoangde

    canlong_hoangde Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2005
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    Sự Phòng thủ của Vn
    Việt nam đã quyết định giữ lại một số nhiều lính biên phòng ( khoảng 150.000 quân) trong khi đó có khoảng 5-6 sư đonà chính quy di chuyển đến và lập tuyến phòng thủ Hà Nội. Tại Hà Nội có khoàng 100.000 quân địa phương trong trường hợp cuối cùng sẽ di chuyển bằng đường biển .Chỉ huy việc phòng vệ là tướng Văn Tiến Dũng người đã chỉ huy đánh chiếm SaiGòn 1975.Về phía liên xô cũng đã viện trợ vũ khí gấp cho Việt Nam bằng đường biển: đó là cachiusa 40 nòng trong khi đó TQ chỉ có khoảng 16 nòng . Tàu chiến của Lx cũng thamgia do thám vùng biển Đong để xem xét sự có mặt của hải quân TQ. Còn phía Vn đã tổng động viên quân đội khắp toàn quốc ... Trong đó về các lực lượng chính quy phải kể đến Sư Đoàn Sao Vàng khá nổi tiếng trong chiến tranh chống Mỹ
    Nên nhớ rằng về phía TQ đã không thể sử dụng được binh chủng không quân vì đã bị đặc công cơ giới Vn phá huỷ các sân bay
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Thông tin này ở đâu vậy ?

Chia sẻ trang này