1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng hợp kiến thức hóa học thú vị

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi cai_bang_ao_ban, 04/06/2013.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cai_bang_ao_ban

    cai_bang_ao_ban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2012
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    10 loại cây cảnh giải độc khí trong nhà​


    Chúng cũng nhả ra các hóa chất lành mạnh, làm sạch lại không khí. Nếu bạn muốn cải thiện điều kiện sống trong nhà, nên trồng những "chiếc máy hút bụi" tự nhiên sau:
    1. Hoa cúc
    [​IMG]
    Trong khi hầu hết các loại cây cảnh có tác dụng lọc sạch không khí không phải là cây có hoa, thì hoa cúc là một ngoại lệ. Chúng có tác dụng tốt nhất trong việc loại bỏ benzen - hóa chất dùng trong nhiều loại bột giặt, hồ dán, nhựa, sơn. Loài hoa này cần ánh mặt trời, vì thế hãy đặt chúng gần cửa sổ. Cũng vì là cây có hoa, nên nó không thể sống quanh năm như các loại cây cảnh trong nhà khác.
    2. Hoa đồng tiền
    [​IMG]
    Là biểu tượng của mùa xuân. Chúng cũng rất hữu ích trong việc lọc khí benzen - thường có mặt trong nhiều loại sơn. Vì thế, nếu bạn vừa sơn lại phòng, nên đặt một chậu hoa đồng tiền để loại bỏ các hạt benzen lơ lửng trong không khí.
    3. Hoa đỗ quyên
    [​IMG]
    Trong khi hoa đồng tiền là lựa chọn cho mùa xuân, thì đỗ quyên có thể là lựa chọn tốt nhất cho mùa thu, vì chúng thích hợp với nhiệt độ mát mẻ. Chúng hấp thụ chủ yếu formaldehyde - tìm thấy trong nhiều loại vật liệu dán tường, lớp cách nhiệt. Vì thế, hoa đỗ quyên là lựa chọn tốt cho gian bếp.
    4. Nha đam
    [​IMG]
    Nha đam nổi tiếng nhất với khả năng làm lành vết thương. Gel trong lá cây này có thể làm dịu vết bỏng, vết cắt, vết côn trùng đốt và các dạng kích ứng da khác. Nhưng nó còn có tác dụng làm sạch không khí. Nha đam dễ dàng hấp thu benzen và formaldehyde. Cây mọc tốt khi có nắng, vì vậy hãy để nơi cửa sổ có nắng chiếu tới.
    Gia sư Ngoại Thương rất vui được chia sẻ kiến thức hóa học với các bạn.
    5. Cây nhện
    [​IMG]
    Lá cây có khả năng hấp thu mạnh mẽ benzen, formaldehyde, CO và xylene - một hóa chất sử dụng nhiều trong công nghiệp da và cao su. Cây chịu được khắc nghiệt, thích hợp với bạn nào không có nhiều thời gian chăm sóc.
    6. Cây lưỡi hổ
    [​IMG]
    Cây lưỡi hổ rất quen thuộc, và thực sự sẽ gây ngộ độc nếu bạn ăn vào. Ngược lại, nó cũng có tác dụng giải độc, vì lọc được các khí như formaldehyde. Cây dễ sống, do vậy phù hợp với người ít có thời gian chăm sóc. Vì formaldehyde bay hơi chủ yếu từ các sản phẩm vệ sinh cá nhân, nên cây lưỡi hổ sẽ có hiệu quả nhất khi đặt trong nhà tắm.
    7. Vạn niên thanh
    [​IMG]
    Cây không cần nhiều ánh sáng mặt trời, mà lá vẫn có thể xanh ngay cả khi bạn đặt trong bóng râm. Vì thế, cây phù hợp để đặt ở phòng không có nhiều ánh sáng. Nó hấp thụ formaldehyde rất tốt.
    8. Cây thường xuân
    [​IMG]
    Mặc dù loài cây này lọc được formaldehyde, nó cũng có thể làm sạch không khí có mùi xú uế. Cây cần ánh sáng, vì thế nên đặt ở cửa sổ của nhà tắm.
    9. Cây cọ cảnh
    [​IMG]
    Cây lọc được cả benzen và formaldehyde cũng như trichloroethylene - hóa chất dùng trong quá trình giặt khô. Vì thế, nó thích hợp để đặt trong phòng giặt khô, hoặc phòng có nhiều đồ có thể giải phóng formaldehyde, chẳng hạn phòng ngủ hoặc phòng khách.
    Bài viết được sưu tầm bởi gia sư Ngoại Thương
    10. Cây huệ bình (Lan Ý)
    [​IMG]
    Loài cây này đứng đầu bảng trong danh sách các loài cây lọc sạch không khí của cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA). Không chỉ hấp thụ formaldehyde, benzen và trichloroethylene, nó còn hấp thụ cả xylene và toluene - hóa chất tìm thấy trong dầu hỏa. Cây sống được trong bóng râm và chỉ cần tưới nước tuần một lần, vì thế là lựa chọn tốt cho những người không có thời gian. Vì hấp thụ được nhiều hóa chất, nên nó có thể đặt ở bất cứ đâu trong nhà.
    Vì các loài cây hấp thụ hóa chất từ đất, nên chúng sẽ làm việc tốt nhất khi các lá dưới cùng được xén bỏ, để lộ ra bầu đất.
  2. cai_bang_ao_ban

    cai_bang_ao_ban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2012
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Có người nói nước biển mặn vì hòa tan rất nhiều muối. Nhưng đó không phải câu trả lời, bởi muối ở đâu mà ra? Không lẽ nước sông, nước hồ không có muối hòa tan mà chỉ có nước biển?
    [​IMG]
    Gia sư Ngoại Thương rất vui được chia sẻ kiến thức hóa học với các bạn.
    Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Có hai giả thuyết:
    - Giả thuyết thứ nhất cho rằng ban đầu nước biển cũng ngọt y hệt nước sông, nước hồ. Sau đó, muối từ trong nham thạch và các lớp đất xói mòn, theo mưa chảy ra các dòng sông. Rồi các dòng sông đổ về biển cả. Nước biển bốc hơi, trút xuống thành những cơn mưa. Mưa lại đổ ra các dòng sông... Cứ như vậy, theo thời gian, muối đã lắng đọng dần xuống biển, khiến biển ngày càng mặn hơn. Theo đó, dựa vào hàm lượng muối trong nước biển, người ta có thể tính ra tuổi của nó.

    - Giả thuyết thứ hai cho rằng, ngay từ đầu nước biển đã mặn như vậy. Lý do là các nhà khoa học thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển không tăng lên đều đặn theo tuổi của trái đất. Khi nghiên cứu những lớp đất đá trong các hang động bị nước biển tràn vào, người ta thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển luôn thay đổi, khi lên khi xuống chứ không cố định. Đến nay, người ta vẫn chưa biết tại sao lại như vậy.

    Website: http://giasu99.com/
  3. cai_bang_ao_ban

    cai_bang_ao_ban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2012
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Sự thật rùng rợn về giá ăn

    Người làm giá luôn khẳng định thuốc mà họ dùng không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn giá. Nhưng chính những chủ cơ sở này cũng không dám ăn giá do họ làm
    Không hóa chất = không bán được
    Tôi đến cơ sở làm giá của chị Ph. (H.Hóc Môn, TP.HCM) để tìm hiểu về nghề làm giá. Chị Ph. lanh lẹ: “Làm giá mà không bỏ thuốc, rễ nhiều nhìn thấy gớm lắm”. Chị Ph. nói, để các mối chịu lấy hàng của mình thì hàng phải đẹp, nhất là không có rễ, vì rễ lùm xùm nhìn vào không muốn ăn. Gia đình chị Ph. có thâm niên 10 năm làm giá nên biết rất rõ từ nguyên liệu cho đến hóa chất dùng trong nghề. Thậm chí, những người làm 10 năm đều đã “kinh” qua nhiều loại hóa chất có thể làm cho giá không ra rễ, tăng trưởng nhanh, trắng, mập…
    http://giasu99.com/gia-su-hoa
    Chị Ph. cho biết nếu muốn làm nghề này thì không thể nào làm theo phương pháp truyền thống với nguyên liệu trong nước vì rất khó làm. Muốn bỏ mối cho các chợ phải làm bằng đậu nhập từ nước ngoài. Chị Ph. nói: “Đậu của mình làm ra giá xấu hoắc à, nhất là không để được lâu, rễ tua tủa, ốm nhom. Nếu tối nay ra giá đi giao, sáng mai người ta bán là đã thấy rễ xồm xoàm thêm, lại mọc lá xanh nữa. Ai dám mua?”. Theo những người làm giá, trước đây, đa phần họ chọn đậu của Trung Quốc và Myanmar. Những năm trở lại đây, người làm giá chỉ dùng loại đậu của Trung Quốc vì nó dễ làm. Song song đó, hóa chất dùng để ngâm giá và pha nước tưới giá cũng là của Trung Quốc. “Ở đây nhiều người làm vậy không à. Ủ đậu vài tiếng rồi ngâm nước vôi, sau đó cách 3 tiếng thì tưới nước một lần. Nước phải xử lý bằng cách pha một thứ bột. Các lu giá đến ngày thứ 2 có thể ngâm với thuốc chống rễ được rồi. Ngày thứ 2 và ngày thứ 3 ngâm với thuốc này khoảng 15 phút mỗi lần ngâm, qua hôm sau là ra giá. Không có thuốc đố ai làm được”, chị Ph. cười.
    [​IMG]
    Để tìm hiểu rõ việc dùng hóa chất sản xuất giá, chúng tôi đã đi nhiều cơ sở làm giá tại H.Hóc Môn (TP.HCM); cuối cùng, cũng được cơ sở làm giá của ông H. (xã Trung Chánh) nhận vào học nghề. Khuôn viên để dành làm giá ở nhà ông H. rộng hơn 30 m2. Trên các giá đỡ bằng khung sắt là các lu sành chứa đậu, giá được xếp thứ tự theo số ngày đã ủ. Ông H. hỏi tôi đã từng làm giá chưa. Khi nghe tôi nói đã làm rồi, làm bằng đậu xanh của ta, cũng tưới nước thường xuyên nhưng cọng giá vừa dài vừa nhiều rễ, nhiều lá nên bán không ai mua, ông H. cười, vừa kéo từng nắm giá trắng, mập trong lu ra ngoài vừa nói: “Trời ơi, đậu đó sao mà làm được. Làm giá không đơn giản đâu. Ở đây có dùng thuốc mới ngon như vậy. Thuốc nhập từ nước ngoài”.
    Nguyên liệu đều của Trung Quốc

    Qua nhiều ngày làm việc tại cơ sở ông H., chúng tôi nhận thấy quy trình để làm ra một lu giá (cho từ 15 kg giá trở lên) trải qua nhiều công đoạn. Quan trọng nhất là pha hóa chất và tưới vào giá để cọng giá phát triển đúng ý muốn. Đậu dùng để làm giá phải là loại đậu Trung Quốc hạt nhỏ, đều tăm tắp được đóng gói trong bao 50 kg. Vừa đổ 1,5 kg đậu vào mỗi lu, tôi thắc mắc sao không dùng đậu xanh trong nước, anh G., người làm công lâu năm ở đây khó chịu: “Vì nó cho giá đẹp, dễ làm chứ làm ra cọng dài nhằng như đậu xanh mình ai mà mua”. Sau khi cho đậu vào, chúng tôi lấy miếng đệm đậy lên trên, dùng vòng sắt cứng chèn lại. Đậu được ủ khoảng 12 giờ rồi ngâm tiếp 6 giờ với nước vôi. Sau đó, các lu giá được úp xuống. Từ thời điểm này trở đi, cứ mỗi 3 giờ các lu giá lại được lật lên để ngâm nước khoảng 10 phút rồi úp xuống. Theo kinh nghiệm của vợ chồng ông H., giá ngon hay không còn phụ thuộc vào nước ngâm. Nước ngâm giá chính là nước giếng được pha với một loại bột màu trắng (đựng trong bao bì loại 50 kg, xuất xứ từ Trung Quốc). Nước được pha với loại bột này sẽ dùng để ngâm giá từ khi bắt đầu cho đến ngày thu hoạch.
    http://giasu99.com/
    Không nhận làm giá “không hóa chất”
    Chị Ph. cho biết, có nhiều nhân viên siêu thị xuống trực tiếp đặt mua giá với số lượng nhiều, ổn định nhưng phải đảm bảo yêu cầu là không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào trong quá trình sản xuất. Thế nhưng khu này không có cơ sở nào nhận làm. Chị Ph. nhăn mặt: “Không có thuốc làm rất khó, giờ mình đã có mối ổn định rồi, làm như vầy dễ hơn, làm không thuốc cọng giá ốm, xấu, lỡ siêu thị không mua nữa biết làm sao?”.
    Đến ngày thứ 3, đúng 13 giờ, ông H. lấy một gói bên ngoài in toàn chữ Trung Quốc, bên trong chứa 20 ống nhựa nhỏ, đựng chất lỏng màu trắng, cắt ra pha thêm vào nước ngâm giá (loại nước đã có pha chất bột trắng). Vừa lật các lu giá lên, tôi vừa thắc mắc: “Bây giờ có nhiều thứ hóa chất độc hại quá rồi, mình xài thêm cái này có sao không ông?”. Ông H. vừa cho thứ nước pha 2 loại hóa chất vào lu vừa nói cho qua chuyện: “Nếu độc sao nhiều người xài từ hồi đó tới giờ? Phải có nó thì giá mới ngon, để được lâu, biết chưa!”. Giá được ngâm ở công đoạn này khoảng 15 phút thì chúng tôi trút hết nước và úp xuống.
    Sau công đoạn xử lý với hóa chất thứ 2, giá trong các lu tiếp tục được tưới ngâm với thứ nước pha hóa chất đầu tiên cho “bung” tối đa; đến khi nào có mối lái đến, giá được lấy ra, sàng sạch vỏ đậu rồi cho vào túi mang đi tiêu thụ, thường là ở chợ đầu mối Hóc Môn, các chợ nhỏ và quán ăn.
    Tay chân lở ngứa, mất móng… http://giasu99.com/gia-su-ngoai-thuong
    Ông H. khuyên tôi nên xin đi làm công nhân trong các KCN vì làm nghề này dù mấy tiếng đồng hồ mới tiếp xúc với nước một lần nhưng tay chân đều bị lở, ngứa, móng bị hư hết. Vừa nói ông H. vừa đưa bàn tay, bàn chân cho tôi xem. Tay ông H. bị lở, da bị ăn mòn, ngứa ngáy; móng chân bị hư, nhiều ngón mất móng.
    Người làm giá luôn khẳng định thuốc mà họ dùng không độc hại, không ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn giá. Nhưng chính những chủ cơ sở này cũng không dám ăn giá do họ làm. Khi tôi hỏi, thì bà N. – vợ ông H. nói qua loa: “Nhà này không ai ăn giá hết”. Chính chị Ph. cũng thừa nhận gia đình hạn chế ăn giá và ở xóm chị, nhiều người dân biết rõ quá trình làm giá có dùng hóa chất Trung Quốc nên cũng không dám ăn. Nếu nhà có đám tiệc, họ đến đặt một vài lu không bỏ thuốc.
    Loại đậu và hóa chất mà các cơ sở làm giá sử dụng là giống nhau. Họ sản xuất giá với quy trình giống nhau. Trên các bao bì chứa đậu vừa có chữ Việt vừa có chữ Trung Quốc. Phần chữ Việt ghi xuất xứ đậu là từ Trung Quốc. Riêng bao bì các loại hóa chất chỉ có chữ Trung Quốc. Hầu hết các chủ làm giá đều cho biết, họ mua đậu và hóa chất từ những người chuyên bán các loại nguyên liệu, dụng cụ làm giá. Họ chỉ nghe nói những người này nhập hàng về từ Trung Quốc. Mỗi ngày, chỗ của ông H. cung cấp ra thị trường từ 800 kg đến 1 tấn giá. Riêng chỗ chị Ph. mỗi ngày bán hơn 500 kg ra các chợ ở Q.5, Q.6. Chỉ riêng trong khu vực nhà ông H. đã có tới hơn 20 cơ sở làm giá quy mô như ông. Theo một người chuyên vận chuyển giá cho chợ đầu mối Hóc Môn, ước tính mỗi đêm, chợ này tiêu thụ khoảng 50-60 tấn giá.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    http://giasu99.com/gia-su-hoa
    [​IMG]
    Quy trình pha hóa chất, ngâm và ủ giá
    Gia sư ngoại thương rất vui được chia sẻ kiến thức hóa với các bạn
  4. cai_bang_ao_ban

    cai_bang_ao_ban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2012
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Cần phải làm gì để học tốt môn Hóa học​

    Đối với nhiều bạn, Hóa học là môn rất khó “nuốt”, đặc biệt là các phương trình hóa học (PTHH). Vậy làm sao để học tốt môn Hóa học, bài viết này sẽ giúp các bạn điều đó.
    * Khi học tập môn Hóa học, cần chú ý:
    - Thu thập tìm kiếm kiến thức: nắm vững lí thuyết. Ngoài ra bạn cần quan sát các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống… vì lí thuyết hóa học rất gần thực tế. Và cứ dần dần bạn sẽ tích lũy được kiến thức. Học thêm cũng là một cách để tiếp thu kiến thức.
    Gia sư chúng tôi rất hoan nghênh tinh thần học tập của các bạn.
    - Xử lí thông tin: tự rút ra kết luận hoặc rút ra các nhận xét quan trọng cho chính mình
    - Vận dụng kiến thức đã học: trả lời câu hỏi hay làm bài tập, vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học (đó là cách học lí tưởng).
    - Ghi nhớ: học thuộc những ý chính, quan trọng nhất của bài. Tránh học vẹt, máy móc.
    Gia sư Hóa rất vui được chia sẻ kiến thức với các bạn
    * Phương pháp học tập môn Hóa học:
    học tốt Hóa học là nắm vững và có khả năng vận dụng thành thạo kiến thức đã học.
    a) Vài phương pháp để học tốt môn Hóa học:
    - Biết quan sát, nhận xét, có hứng thú với thí nghiệm hóa học: đó là một phương pháp học rất tốt, hỗ trợ việc học rất hiệu quả (bạn cần kiếm thêm tư liệu, clip về phản ứng hóa học, vừa hay vừa “đã mắt”).
    - Biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, logic: môn hóa học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.
    - Biết kết hợp với các môn học khác: đặc biệt là hai môn Toán-Lí.
    - Bạn nên học hỏi từ những bạn học giỏi Hóa: cũng là một cách để giúp bạn học giỏi hóa học. Ngoài ra nếu có thắc mắc gì, bạn đừng ngần ngại, hãy hỏi thầy cô hoặc bạn bè, họ sẽ giúp bạn.
    - Có hứng thú, say mê với môn hóa học: bạn phải say mê với môn học thì bạn mới học được, cho dù bạn có đi học thêm nhiều đi chăng mà chẳng có hứng thú gì hết thì coi như vô dụng (các môn khác cũng vậy).
    http://giasu99.com/gia-su-ngoai-thuong
    b) Phương pháp học của mình: mình không tự nhận là mình học giỏi hóa mà chỉ là học được thôi. Mình thường áp dụng vài tuyệt chiêu sau trong việc học hóa học:
    - Sử dụng sơ đồ tư duy: bạn hãy tự tóm tắt lại toàn bộ những gì mình đã học bằng một sơ đồ. Sơ đồ này sẽ giúp bạn ghi nhớ một cách tổng quát hơn. Điều này giúp bạn dễ nhớ hơn so với việc xem sơ đồ người khác (hoặc là bạn có thể tham khảo sơ đồ của ai đó để tự làm một sơ đồ cho mình). Ngoài ra, mình ghi lại những ý quan trọng vào quyển sổ tay và khi cần, lật ra và … “À! Đây rồi…”.
    - Đoán đề thi: thông thường trước khi thi (tất cả các môn) mình thường đoán đề, đề sẽ cho dạng như thế nào (kết hợp vài thông tin có ở trên lớp) và cách thức để “chiến đấu” sao cho hiệu quả.
    - Học trên mạng: tìm một website học trực tuyến uy tín để học thêm sẽ cực tốt đấy các bạn ạ!
    Gia sư Ngoại Thương rất vui được chia sẻ kiến thức với các bạn.
  5. cai_bang_ao_ban

    cai_bang_ao_ban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2012
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Vì sao ở vùng núi có nhiều khoáng sản kim loại?

    Một điều thực tế là ở đồng bằng có rất ít khoáng sản kim loại. Vì thế, những nước đồng bằng tuy mạnh về nông nghiệp, nhưng lại thiếu các mỏ quặng đồng, sắt, kẽm... Bạn có biết vì sao kim loại lại hay xuất hiện ở vùng đồi núi không?
    [​IMG]
    Gia sư Hóa đại học Ngoại Thương rất vui được chai sẻ kiến thức Hóa học với các bạn và các em học sinh.
    Vùng đối núi là những khu vực bị nhô lên khi vỏ trái đất vận động. Tùy theo sự nhô lên của vỏ trái đất mà những dung nham nóng chảy (magma) - vốn nằm sâu dưới lòng đất - có cơ hội nhô lên và hoạt động. Magma chứa một lượng lớn các muối của axit silic. Ngoài ra, magma còn chứa nhiều kim loại nóng chảy như vàng, đồng, chì, thiếc, molybden...
    http://giasu99.com/gia-su-ngoai-thuong
    Khi magma trào lên đến gần mặt đất, do nhiệt độ giảm, nó nguội đi, rắn thành đá peridot, đá hoa cương... Những đá rắn này chủ yếu do các muối của axit silic hợp thành. Còn các nguyên tố kim loại, khi gặp điều kiện nhiệt độ, áp lực thích hợp, thường phân ly khỏi magma, hình thành quặng khoáng sản kim loại. Các quặng này xuất hiện tương đối tập trung, hình thành mỏ. Chính vì thế, nguời ta hay tìm thấy khoáng sản kim loại ở vùng đồi núi.
    Bài viết được sưu tầm bởi gia sư Ngoại Thương
  6. cai_bang_ao_ban

    cai_bang_ao_ban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2012
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Hiệu trưởng mời ba giảng viên gồm một giáo sư hóa học, một giáo sư vật lý và một giáo sư môn thống kê lên phòng giám hiệu.
    Ba người lên tới nơi thì hiệu trưởng có việc khẩn phải ra ngoài và họ phải ngồi chờ.
    http://giasu99.com/gia-su-ngoai-thuong
    Một lát sau, ba vị giáo sư hoảng hốt nhận thấy sọt giấy vụn đang bốc cháy. Họ bèn bàn cách dập lửa.
    http://giasu99.com/gia-su-hoa
    Giáo sư vật lý nói:
    - Tôi biết phương pháp xử lý. Chúng ta cần phải làm nguội các vật liệu xuống dưới nhiệt độ bắt lửa của nó và lửa sẽ không cháy nữa.
    Giáo sư hóa học ngắt lời:
    - Không, không. Tôi mới là người biết cách xử lý. Chúng ta cần phải cách ly ngọn lửa khỏi ôxy để phản ứng cháy ngừng hoạt động.
    Trong khi hai giáo sư đang tranh luận xem nên dùng phương pháp của ai thì họ thấy giáo sư thống kê chạy quanh phòng và đốt lên những đám cháy mới. Kinh hoàng, họ kêu lên:
    - Ông đang làm gì vậy?
    - Hãy dập tắt các đống lửa này theo cách của từng người và chúng ta sẽ so sánh, phân tích và tìm ra phương pháp thích hợp nhất! - Nhà thống kê học đáp.
    http://giasu99.com/
  7. cai_bang_ao_ban

    cai_bang_ao_ban Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/10/2012
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Vì sao trên trái đất vàng ít hơn bạc​

    Con người ai cũng biết sự tồn tại của các kim loại quý như vàng, bạc trên trái đất là đều do các vụ nổ siêu sao mới (siêu tân tinh), nhưng thực tế quá trình khởi nguồn chính xác của các nguyên tố kim loại này trước nay vẫn chưa lý giải đươc.
    http://giasuhoa88.wordpress.com/gia-su-hoa/
    Đa số các nguyên tố nhẹ như hydro và helium đều hình thành sau vụ nổ, còn các nguyên tố nặng hơn như carbon và oxy lại được hình thành thông qua cơ chế tổng hợp hạt nhân trên các hằng tinh. Tuy nhiên những nguyên tố hiếm như vàng, bạc lại cần một môi trường hằng tinh cực đoan nhất mới hình thành được, chúng chỉ được sinh ra khi có vụ nổ siêu sao mới, nghĩa là hàng loạt các hằng tinh bị hủy hoại cùng lúc.
    Nhà thiên văn học đại học Heidelberg Đức, Camilla Hansen nói, khi những hằng tinh vĩ đại này bị hủy diệt, chúng sẽ phân tán những vật chất mới trong không gian vũ trụ, đó chính là nguyên nhân đa số các vật chất kim loại tồn tại trên trái đất.
    hang_tinh
    http://giasuhoa88.wordpress.com/
    Để xác định một cách chính xác sự ra đời của kim loại bạc, nhóm nghiên cứu của Hansen đã sử dụng mô hình máy tính để quan sát hơn 70 nhóm hằng tính lớn. Họ tiến hành phân tích quang phổ các hằng tinh để xác định tổ hợp hóa học của chúng. Hansen cho hay: “Độ giàu phần tử của các nguyên tố hóa học có ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ đường quang phổ của chúng, điều này cũng liên quan đến nhiệt độ của các hằng tinh”.
    Nghiên cứu cho thấy, khối lượng hằng tinh sản sinh ra nguyên tố bạc nhỏ hơn hằng tinh sản sinh ra vàng, cơ chế tổng hợp hạt nhân của chúng cũng hoàn toàn khác nhau, bạc được sinh ra thông qua “quá trình r” tương đối nhỏ.
    http://giasuhoa88.wordpress.com/tim-gia-su-hoa/
    Những phát hiện này đã góp phần khẳng định khối lượng các hằng tinh khác nhau sẽ sản sinh các nguyên tố kim loại khác nhau. Hansen cho rằng: “Khi các hằng tinh có khối lượng lớn gấp 8, 9 lần mặt trời bị hủy hoại thì sẽ hình thành các vụ nổ siêu sao mới, và quá trình đó chỉ có thể sản sinh ra các nguyên tố có lượng nguyên tử nhỏ hơn Palađi và Bạc, chứ không thể hình thành các nguyên tố nặng hơn”. Bà còn nói thêm: “Quá trình r còn liên quan đến các vụ nổ siêu sao mới”.
    Như vậy, cho dù một hằng tinh bị nổ sẽ sản sinh ra lượng kim loại tương đối ít, chỉ là 1/100 triệu lần so với khối lượng nguyên thủy của hằng tinh đó, nhưng siêu sao mới có thể sinh ra bạc lại nhiều hơn so với siêu sao mới sinh ra vàng. Sự không cân đối về kích thước vũ trụ đã giúp chúng ta giải thích được nguyên nhân vì sao trữ lượng vàng trên trái đất lại ít hơn bạc

Chia sẻ trang này