1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng hợp tin quân sự

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi nguoiduongthoi, 23/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nguoiduongthoi

    nguoiduongthoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    2.883
    Tổng hợp tin quân sự

    Hệ thống hoả tiễn M3 của Thuỵ Sĩ

    M3 là hệ thống hoả tiễn được thiết kế, chế tạo trên cơ sở của hệ thống hoả tiễn truyền thống M2. Nhưng so với M2, nó có ưu điểm là trọng lượng nhẹ, kết cấu chặt chẽ hơn, thao tác sử dụng đơn giản và dùng được nhiều loại đạn khác nhau. Hệ thống hoả tiễn M3 trang bị cho tổ chiến đấu hai người, cấu tạo gồm hai bộ phận chủ yếu là thiết bị bắn và các loại đạn.Thiết bị bắn của M3 gọn nhẹ, có độ tin cậy, bao gồm ống phóng, hai giá đỡ, hai tay cầm phía trước, phía sau, cơ cấu bắn, thiết bị ngắm bắn và thiết bị bảo hiểm. Thiết bị ngắm bắn kiểu cơ khí sử dụng kính ngắm viễn vọng 12 độ, có thể ngắm mục tiêu trong khoảng cách từ 50 mét đến 900 mét. Điểm đáng chú ý là toàn bộ thiết bị bắn được bao bọc bởi "lớp áo ngoài mềm" bằng loại vật liệu đặc biệt có tác dụng chống bức xạ nhiệt, giảm được tác động của tia hồng ngoại, phù hợp cho các bàn tay mẫn cảm với thép, không ảnh hưởng phụ đến tay người bắn.Hệ thống hoả tiễn M3 có chiều dài 1,070 mét, trọng lượng thiết bị bắn là 8,5kg, trọng lượng giá đỡ là 0,5kg, trọng lượng trang thiết bị kèm theo là 21,5kg. Do sử dụng vật liệu nhẹ có cường độ chịu nhiệt cao nên trọng lượng của nó giảm rất nhiều so với hệ thống hoả tiễn M2 trước kia.Hệ thống hoả tiễn M3 sử dụng các loại đạn 84mm bao gồm: Đạn chống tăng kiểu 751, đạn tấn công các mục tiêu kiên cố HEDP kiểu 502, tầm bắn hiệu quả khi mục tiêu vận động là 300m, khi mục tiêu cố định là 500m; đạn pháo lựu kiểu 441B sử dụng ngòi nổ định giờ cơ khí; đạn chiếu sáng kiểu 545 có thể chiếu sáng trong vòng 30 giây tại khu vực rộng từ 400 đến 500 mét; đạn khói kiểu 469B để gây nhiễu tầm nhìn và tấn công trực tiếp mục tiêu của đối phương; đạn huấn luyện gồm đạn phát sáng cỡ 7,62 mm và đạn chống tăng giống như kiểu đạn 551./.
    Máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Châu Âu

    Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đang đưa tin loại máy bay chiến đấu chủ lực trên không thế hệ mới của châu Âu đã bắt đầu được sản xuất với số lượng lớn, đánh dấu cho việc thế hệ máy bay chiến đấu thứ tư sắp được trang bị với quy mô lớn. Loại máy bay kiểu mới này có tên gọi là máy bay chiến đấu chủ lực Typhoon. Máy bay Typhoon đã được các nước Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a, Tây Ban Nha cùng hợp tác nghiên cứu, chế tạo thử từ giữa những năm 80 của thế kỉ 20. Nhưng do các nước này không thống nhất với nhau về ý tưởng thiết kế, nên mãi đến nãm 2000 nó mới được chính thức sản xuất và đưa vào sử dụng. Typhoon còn có tên gọi khác là EF-2000 và Eurofighter. Typhoon có chiều dài là 14,96 m, cánh dài 10,95 m, chiều cao 5,28 m trang bị hai động cơ tuốc-bin sức gió. Trọng tải nặng nhất khi cất cánh là 2l tấn, tốc độ lớn nhất là 2125 km/h. Nhiệm vụ chủ yếu là không chiến và giành quyền kiểm soát trên không, cũng có thể trinh sát chiến thuật, tiến công các mục tiêu dưới mặl đất và dưới mặt biển. Máy bay Typhoon mang những đặc tính ưu việt do được lựa chọn từ những công nghệ tiên tiến nhất của ngành hàng không các nước để chế tạo lắp ráp. Typhoon sử dụng các loại vật liệu mới nhằm giảm bớt trọng lượng, diện tích bức xạ của ra-đa trang bị trên máy bay... Động cơ EJ 200 lắp trên máy bay Typhoon có lực đẩy rất lớn, có thể bay với tốc độ siêu âm và bảo đảm cơ động cao. Các trang thiết bị mang theo của Typhoon rất tiên tiến, có thể giảm bớt gánh nặng nhiệm vụ của các phi công, ví dụ hệ thống kiểm soát âm tần giúp phi công thao tác rất nhanh gọn trong việc chỉ thị mệnh lệnh chiến đấu. Trên máy bay Typhoon còn trang bị nhiều loại vũ khí hiện đại gồm vũ khí thông thường và vũ khí dẫn đường tiên tiến. Các loại vũ khí và trang bị này thể giúp Typhoon quan sát trên không ở tầm xa và tiến công tầm xa một cách hiệu quả. Đương nhiên Typhoon cũng không phải là hoàn toàn hoàn thiện. So với máy bay chiến đấu F -22 của Mỹ thì về phương diện tàng hình, Typhoon còn nhiều thua kém. Các nhà thiết kế đều cho rằng không thể chỉ vì bảo đảm tính năng tàng hình mà hy sinh tính năng cơ động của nó. Vì vậy, máy bay Typhoon đã sử dụng rất nhiều biện pháp tàng hình và giảm diện tích bức xạ của ra-đa. Trong tương lai, cùng với việc tăng nhanh về số lượng sản xuất thì các nhà nghiên cứu, chế tạo cũng đang cố gắng giảm bớt giá thành của nó và điều này giúp cho sức mua loại máy bay này là rất lớn. Trong 30 đến 40 năm đầu của thế kỉ 21, Typhoon sẽ cạnh tranh được với máy bay F -22 của Mỹ và sẽ giành vị trí độc quyền trên thị trường máy bay chiến đấu chủ chiến của châu Âu. Nga nghiên cứu ?otàng hình hoá? tên lửa hành trình


    Các cơ sở nghiên cứu và chế tạo bũ khí chiến lược của Nga đang xem xét việc áp dụng phương pháp i-ông hoá (plasma) để làm giảm diện tích phản xạ ra-đa cho tên lửa hành trình bày ở tầng cao. Các nhà khoa học quân sự Nga khẳng định, công nghệ tạo trường plasma ứng dụng để tàng hình hoá các loại vũ khí, phương tiện bay tầng cao là hoàn toàn thích hợp.Dựa trên những kết quả nghiên cứu cho thấy, luồng khí i-ông hoá có đặc tính hấp thụ nguồn năng lượng tần số vô tuyến. Những kết quả này sẽ được các chuyên gia khoa học Nga ứng dựngvào thiết kế, chế tạo vào một số hệ thống tên lửa hành trình bay ở tầng cao như tên lửa Granit, tên lửa 3M-25, 3M-26 và tên lửa hiện đại Yakhont? Kỹ thuật tàng hình bằng trường i-ông hoá cũng sẽ được xem xét nghiên cứu, ứng dụng trên các loại máy bay chiến đấu cường kích-bom hiện đại.Tuy vậy, việc tạo ra trường i-ông hoá ở tầng thấp là rất khó khăn, do đó, kỹ thuật này rất khó áp dụng cho các loại tên lửa, phương tiện bay tầm thấp. Hiện nay, Nga đang cố gắng nghiên cứu, phát triển công nghệ và kỹ thuật làm giảm dấu hiệu bộc lộ phản xạ, ?otàng hình hoá? cho các loại vũ khí đường không nhằm tránh sự tụt hậu so với Mỹ và các nước phương Tây.
    Tàu cánh ngầm-phương tiện tác chiến quan trọng của Hải quân thế kỷ 21

    Sự ra đời của tàu cánh ngầm đã tạo ra bước đột phá trong sự phát triển của vũ khí trang bị hải quân, phá vỡ tốc độ hành trình dường như đạt tới mức giới hạn của các loại tàu mặt nước. Do có những ưu điểm như sức cản nhỏ, tốc độ cao, tính cơ động tốt nên tàu cánh ngầm rất được quân đội các nước quan tâm phát triển. Thông thường, tàu cánh ngầm được chia thành kiểu tàu cắt mặt nước và kiểu chìm dưới nước. Tàu cánh ngầm cắt mặt nước khi chạy có một phần nhô lên khỏi mặt nước, phần còn lại chìm dưới nước, dựa vào sự thay đổi diện tích cánh ngầm chìm trong nước để điều chỉnh lực nâng, không cần đến các thiết bị phụ trợ khác. Ưu điểm nổi bật của tàu cánh ngầm cắt mặt nước là tính ổn định tốt, diện tích cánh ngầm lớn, tốc độ cất cánh thấp, thích hợp cho hoạt động trên sông hồ, đầm và vùng ven biển. Nhược điểm của tàu cánh ngầm cắt mặt nước là tính chịu sóng kém, không bảo đảm độ ổn định lực nâng khi có sóng to, do đó không thể chạy với tốc độ cao. Tàu cánh ngầm kiểu chìm dưới nước có thiết kế cánh dạng vịt và dạng cánh máy bay. Cánh dạng vịt lấy cánh sau làm chính, chịu tới 70% trọng lượng tàu, cánh trước là cánh lái. Ưu điểm của tàu cánh dạng vịt là khi hoạt động trong vùng có sóng, không tạo ra sự lắc dọc hoặc ngang hay chệch hướng. Tàu cánh ngầm dạng cánh máy bay có ưu điểm là có thể lợi dụng sức đẩy của chân vịt khi chạy ở tốc độ thấp, khả năng cơ động cao, song khả năng hoạt động trong điều kiện có sóng thì kém hơn so với dạng vịt. Tàu cánh ngầm kiểu chìm dưới nước phải dựa vào hệ thống điều khiển tự động góc xung cho phù hợp với tốc độ thay đổi của sóng phía trước tàu. Cũng giống như thiết bị lái tự động của máy bay, hệ thống điều khiển tự động góc xung sẽ tự động tăng hoặc hạ góc xung của cánh ngầm để tăng hay hạ lực nâng, giữ cho tàu ổn định khi chạy ở tốc độ cao tuỳ theo cấp độ sóng hay gió hoặc bất kỳ yếu tố môi trường nào. Do bệ đỡ cánh ngầm dạng này có kết cấu phức tạp, hệ thống điều khiển tự động, thiết bị vận hành chịu áp lực lớn và khá phức tạp nên giá thành chế tạo lớn, thường chiếm hơn 1/3 giá thành của tàu. Kể từ khi lần đầu tiên được đưa vào sử dụng trong chiến tranh thế giới II với 10 tàu cánh ngầm VS 8 và VS 10 của Đức, đến nay tàu cánh ngầm đã phát triển qua nhiều thế hệ và đã có đóng góp đáng kể trong hoạt động quân sự. Quân đội các nước Mỹ, Liên Xô (cũ), I-ta-li-a, I-xra-en và Nhật rất chú trọng nghiên cứu phát triển tàu cánh ngầm. Trong thập kỷ 70 của thế kỷ 20, thế giới hết sức ngạc nhiên khi Mỹ đưa vào trang bị 6 tàu cánh ngầm kiểu chìm dưới nước đạng vịt mang tên lửa Pegasus, lượng choán nước 235 tấn, tốc độ hành trình 40 hải lý/giờ trong điều kiện sóng biển cao trên 2m. Kiểu tàu cánh ngầm được coi là tiêu biểu hiện nay trên thế giới là tàu lớp ''Hốc'' (chim ưng) của I-ta-li-a. Tàu được chế tạo dựa trên thiết kế tàu lớp Tu-cum-ca-ri, lượng choán nước 62,5 tấn, sử dụng cánh ngầm chìm hoàn toàn và máy đẩy phụt nước, tốc độ hành trình đạt 40 hải lý/giờ trong điều kiện sóng cấp 4. Trước đây Liên Xô thiên về chế tạo tàu cánh ngầm kết hợp cả hai kiểu cắt mặt nước và chìm dưới nước. Nhờ đó, so với kiểu tàu cắt mặt nước, kiểu tàu này có khả năng chịu sóng tốt hơn, giảm bớt được khâu điều khiển, đồng thời có thể đẩy bằng chân vịt góc thẳng lên hiệu suất đẩy cao hơn... Trong chiến tranh hiện đại, nhất là trong điều kiện tác chiến có sử dụng vũ khí công nghệ cao, khả năng cơ động được coi là yếu tố quan trọng hàng đầu của các loại vũ khí trang bị kỹ thuật quân sự. Với nhiều ưu điểm như khả năng cơ động cao, có thể hoạt động trong điều kiện thời tiết xấu, tàu cánh ngầm rất thích hợp với hoạt động tác chiến của hải quân, nhất là hải quân các nước đang thực hiện chiến lược ?otác chiến từ biển vào bờ'' hoặc ''tác chiến duyên hải'' và sẽ trở thành phương tiện quan trọng của hải quân nhiều nước trong thế kỷ 21.
    Tác giả: Trung Kiên, Đình Hiếu,Vũ Hồng Khanh, tui post






    Minh
  2. nguoiradikhongve

    nguoiradikhongve Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/01/2003
    Bài viết:
    535
    Đã được thích:
    0
    Cái tin chán ngắt bên quandoinhandan.org.vn cũng đemm vào đây,chữ chi chít là chữ
    I will waiting 6 years later for you,Jenny
  3. nguoiduongthoi

    nguoiduongthoi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    578
    Đã được thích:
    2.883
    Ai trai ơ tét thui mờ!
    Thấy các bác tranh luận dữ về quân sự ngoài nước, nên đưa thử ít tin của "cây nhà lá vườn" tét thử thôi!
    "Ta về ta tắm ao ta, ao nhà mà đục ta ra... đào ao khác"
    Tôi có vài tin độc lắm, rảnh sẽ post! Tắc kè!

    Minh

Chia sẻ trang này