1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng hợp và giải thích các lỗi giao thông bắt láo khiến bà con mất tiền oan

Chủ đề trong 'Ô tô - Xe máy' bởi xversion1, 05/05/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xversion1

    xversion1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2014
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    2
    Mục lục:

    Ngỏ lời

    1. Lỗi sai làn
    2. Lỗi xi nhan
    3. Lỗi không có giấy tờ
    4. Lỗi bắn tốc độ
    5. Lỗi liên quan đến vạch mắt võng (kẻ chéo đan xen nhau) trong nội thành
    ...

    Trước hay có các thánh nói “đi đúng luật thì sợ gì bố con thằng nào”, hoặc “đã bị vẫy vào là kiểu gì cũng có tội.” Giờ là thời đại của phim siêu anh hùng, phim viễn tưởng nên đi đúng luật vẫn mất tiền như thường, trong sạch nhưng vẫn bị vẫy vào. Bắt nhầm đang là vấn đề khá phổ biến hiện nay. Mình tổng hợp những lỗi mà các chiến sỹ CSGT hay vô tình bắt nhầm, phạt nhầm nhưng bà con mất tiền thật để cẩn thận mà tránh. Nhất thời không nhớ ra được hết các lỗi nhầm này nên khi nhớ ra hoặc được bà con báo giúp thì mình sẽ update liên tục.

    Chú ý là để nói được với các anh chiến sỹ CSGT từ bị bắt lỗi nhầm trở thành lỗi đúng hoặc không có lỗi thì trong tâm lý bà con phải luôn sẵn sàng chịu tránh nhiệm 100% về lỗi của mình (nếu có), còn nếu bà con cứ sợ mình mà cãi là các anh ấy tức lên các anh ấy không tốt bụng lấy tiền túi ra mà chịu cho mình một nửa tiền phạt nữa (ăn chia 50/50) thì muôn đời bà con mất tiền oan.

    Bà con nhớ nguyên tắc là nếu lỗi không có trong NĐ 171 thì không phạt được. Trường hợp mình không nhớ được NĐ thì phải đòi quyết định xử phạt hoặc biên bản có ghi rõ lỗi để về tra cứu lại sau rồi khiếu nại (nếu lỗi không đúng). Đừng ngại việc giữ giấy tờ, có biên bản cũng như giấy tờ vẫn đi bình thường (trừ khi hết hạn).

    Mỗi vấn đề liên quan đến luật mình đều ghi rõ điều khoản nào tại văn bản nào để bà con tiện tra cứu kiểm tra. Nhưng do hiểu biết về luật của mình cũng có hạn nên nếu còn thiếu sót mong bà con góp ý bổ sung. Note trong bài:

    NĐ 171 = Nghị định 171/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
    QC 41 = Quy Chuẩn Việt Nam 41: 2012/BGTVT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ.
    Luật XLVPHC = Luật Xử Lý Vi Phạm Hành Chính 15/2012/QH13
    NĐ 165 = Nghị Định 165/2013/NĐ-CP Quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
    TT 24 = Thông Tư 24/2013/TT-BKHCN QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG KIỂM ĐỊNH, HIỆU CHUẨN, THỬ NGHIỆM PHƯƠNG TIỆN ĐO, CHUẨN ĐO LƯỜNG

    xxx = các anh chiến sỹ CSGT (viết vậy cho ngắn).
    Bắt bậy, vợt láo, vẫy láo... = vô tình dừng nhầm xe do phân tán vì chuyện gia đình.

    1. Sai làn
    a. Bắt lỗi sai làn khi không có biển phân làn.
    Bà con xem ở đây: http://ttvnol.com/threads/can-than-...mat-tien-oan-cho-canh-sat-giao-thong.2458523/

    b. Bắt lỗi sai làn liên quan đến mũi tên chỉ hướng ở các ngã 3, ngã 4... (vạch 1.18 trong QC 41), có thể có thêm biển 411
    Vạch 1.18 vẽ trên mặt đường để hướng dẫn hướng đi trên làn đó (hình)

    [​IMG] [​IMG]
    Vạch 1.18 trên đường
    Giả sử bà con đỗ ở làn có vẽ mũi tên hướng sang phải nhưng lại đi thẳng thì sẽ bị xxx bắt và nói là lỗi sai làn, nhưng đây không phải là lỗi sai làn mà là lỗi không tuân thủ biển báo, vạch kẻ đường vì vạch này được định nghĩa là “Chỉ dẫn hướng đi cho phép của từng làn xe ở nơi giao nhau.” (Phụ lục H, phần H.2, điểm s QC 41), nghĩa là nó chỉ mang tính chất chỉ dẫn hướng đi ở nơi giao nhau cho làn đó chứ không phân làn, nếu bà con không đi đúng hướng là không tuân theo vạch. Mức phạt lỗi này nhẹ hơn nhiều. Lỗi này với ô tô là 100-200k (Điều 5, khoản 1, điểm a NĐ 171), xe máy là 60-80k (Điều 6, khoản 1, điểm a NĐ 171) trong khi lỗi sai làn lần lượt là 800-1200k treo bằng 30 ngày (Điều 5, khoản 4, điểm c; khoản 11, điểm b 75 NĐ 171) và 200-400 (Điều 6, khoản 4, điểm g NĐ 171).

    c. Bắt lỗi sai làn dựa vào biển phân làn chế (xe chế thì bị gô cổ, biển chế thì không sao lại dùng để phạt người được!!! Mother of law)

    Biển phân làn phải là biển 412 (QC 41) treo trên giá long môn
    [​IMG]
    Mọi biển khác nhìn “như là” dùng để phân làn thì chỉ coi như là hướng dẫn thêm cho người tham gia giao thông chứ không đủ cơ sở pháp lý để xử phạt nên xxx không thể dựa vào nhưng biển này để phạt tiền bà con được. Một số ví dụ biển đểu (định search cả biển xịn minh họa mà ko tìm được cái ảnh nào :v)
    [​IMG]
    Hàng tự chế
    [​IMG]
    Hàng tự chế
    [​IMG]
    Biển này mình gặp ở đường Nguyễn Văn Linh bên Gia Lâm
    [​IMG]
    Biển này gặp trên đường Kim Mã, trong nội thành Hà Nội nhiều đường dùng
    2. Lỗi xi nhan: xi nhan sớm, đi thẳng xi nhan...

    Mình đã đọc hai trường hợp bị hai lỗi như trên. Trong NĐ 171 chỉ quy định lỗi không có tín hiệu (xi nhan) khi chuyển hướng, chuyển làn chứ không có lỗi nào là xi nhan nào khác. Lỗi không xi nhan khi chuyển làn ô tô phạt 300-400k (Điều 5, khoản 2, điểm a NĐ 171), xe máy 80-100k (Điều 6, khoản 2, điểm a NĐ 171) và không xi nhan khi chuyển hướng ô tô phạt 600-800k (Điều 5, khoản 3, điểm c NĐ 171), trên đường cao tốc là 800-1200k giữ bằng 30 ngày (Điều 5, khoản 4, điểm i; khoản 11, điểm b NĐ 171), xe máy 200-400k (Điều 6, khoản 4, điểm a NĐ 171)

    3. Lỗi không có giấy tờ

    Có hai loại lỗi nếu khi bạn yêu cầu được kiểm tra mà không xuất trình được giấy tờ đó là không mang theo giấy tờ và không có giấy tờ. Khi bạn không mang theo nhưng xxx phạt bạn lỗi không có thì nặng hơn rất nhiều (riêng bảo hiểm thì không mang phạt như không có)

    Lỗi quên không mang: Xe máy 80-120k/loại (Điều 21, khoản 2 NĐ 171). Ô tô 200-400k/loại (Điều 21, khoản 3 NĐ 171) và với bảo hiểm là 400-600k (Điều 21, khoản 4, điểm b NĐ 171).

    Lỗi không có

    - Xe máy:
    + Bằng lái xe: 800-1200k, giữ xe đến 7 ngày (Điều 21, khoản 5; Điều 75, khoản 1, điểm h NĐ 171)
    + Đăng ký xe: 300-400k, giữ xe đến 7 ngày (Điều 17, khoản 3, điểm a; Điều 75, khoản 1, điểm e NĐ 171)
    - Ô tô:
    + Bằng lái xe: 4000-6000k, giữ xe đến 7 ngày (Điều 21, khoản 7, điểm b; Điều 75, khoản 1, điểm h NĐ 171)
    + Đăng ký xe: 2000-3000k (Điều 16, khoản 4, điểm a), giữ bằng 1 tháng (Điều 16, khoản 6, điểm a NĐ 171), giữ xe 7 ngày (Điều 75, khoản 1, điểm đ NĐ 171)

    4. Lỗi tốc độ

    Lỗi này là lỗi phạt khá nặng, đặc biệt là với ô tô nên khi bà con bị bắt lỗi này cần yêu cầu được chứng minh lỗi theo theo Điều 3, khoản 1, điểm đ Luật XLVPHC để bảo đảm quyền lợi nếu không sẽ mất tiền oan khá nhiều:

    đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;

    Lỗi này chứng minh bằng hình ảnh có đủ cơ sở pháp lý để xử phạt, nếu xxx không cho xem đc hình ảnh thì không nhận lỗi. Đem mỗi cái máy không ra dọa thì không được vì theo Điều 5, khoản 1, điểm a và Mục I phần Phục lục của NĐ 165 thì máy bán tốc độ phải là “ Máy đo tốc độ có ghi hình ảnh.”

    Nếu xxx cho xem hình ảnh xe bà con chạy quá tốc độ quy định thì cần kiểm tra xem hình ảnh này có đủ cơ sở pháp lý để xử phạt không:

    - NĐ 171 chỉ có quy đinh xử phạt khi xe quá tốc độ quy định từ 5km/h trở lên, nếu hình ảnh ghi dưới 5km/h thì chưa bị phạt.
    - Ảnh xe bị chụp có đúng là quá tốc độ cho phép từ 5km/h trở lên ở đoạn đường tương ứng không? Vì nhiều khi xxx có thể bắn tốc độ ở đoạn đường cho chạy tốc độ cao rồi dùng hình ảnh đỏ để bắt phạt ở một đoạn đường khác giới hạn tốc độ thấp hơn.
    - Ảnh đúng là xe của bà con không? Có thấy rõ biển số không. Nhiều khi trời tối xxx bắn tốc độ ảnh đen xì mà cũng lôi ra làm bằng chứng.

    Nếu hình ảnh OK rồi thì bà con cần kiểm tra xem máy bắn tốc độ có đúng chuẩn đã được kiểm định và còn hạn không. Vì nếu máy hỏng, máy bắn sai thì không có lý do gì để dựa vào kết quả từ máy để xử phạt được cả. Điều 9, khoản 1 NĐ 165 quy định rõ máy bắn tốc độ phải được kiểm định.

    Máy được kiểm định sẽ có tem kiểm định dán trên thân máy và giấy chứng nhận kiểm định (Điều 39, TT 24), nội dung và hình thức của tem theo Mẫu số 16 TT 24. Trong đó phần bà con cần chú ý là thời hạn giá trị của kiểm định, nếu không có hoặc hết thời hạn thì tem không có giá trị.
    [​IMG]
    Tem và giấy chứng nhận kiểm định
    Tóm lại, nếu không có đủ những yếu tố là có hình ảnh chứng minh vi phạm hợp lệ từ máy bắn tốc độ có ghi hình ảnh đã được kiểm định và còn đát (dựa và tem và giấy hợp lệ) thì không đủ căn cứ để nói bà con vi phạm tốc độ ở mức bị phạt.
    Lưu ý bà con nếu xxx lấy lý do là máy ở xa, quên giấy...thì bà con cần kiên quyết yêu cầu cho xem nếu ko ko nhận lỗi, đừng nhận rồi bảo cho xem sau là chết (khi ký biên bản cần ghi rõ tình trạng hiện tại là chưa có bằng chứng gì). Nếu có xung đột cần khiếu nại thì cần chụp lại máy, tem, giấy cẩn thận, chú ý đến đặc điểm riêng của máy, vết xước chẳng hạn. Vì khi bắn các chú dùng máy không chuẩn nhưng khi khiếu nại lại đưa bằng chứng ra máy khác chuẩn như Lê Duẩn thì bỏ mịa.

    Mức phạt lần lượt với các khung quá tốc độ (km/h) theo NĐ 171: từ 5 đến dưới 10/10 đến 20/20 đến 35 với ô tô và trên 20 với xe máy/ trên 35 với ô tô
    - Ô tô (Điều 5) : 600-800k (điểm a, khoản 3)/2000-3000k (điểm a, khoản 5)/4000-6000k (điểm a, khoản 6) và giữ bằng 1 tháng (điểm b, khoản 11)/ 7000-8000k (điểm a, khoản 7) và giữ bằng 2 tháng (điểm c, khoản 11)
    - Xe máy (Điều 6): 100-200k (điểm c, khoản 3)/500-1000k (điểm a, khoản 5)/2000-3000k (điểm đ, khoản 6) và giữ bằng 1 tháng (điểm b, khoản 10).

    5. Lỗi liên quan đến vạch mắt võng (kẻ chéo đan xen nhau) trong nội thành

    Vạch này lấy ý nghĩa từ vạch mắt võng số 52 Phụ lục G QC 41, mang ý nghĩ cấm dừng tại nơi vẽ vạch này (đi vào đây là phải đi tiếp). Ở Hà Nội vạch này thường được kẻ sát mép bên phải của ngã tư, thấy bà con bị bắt lỗi vì vạch này trên đường Láng khá nhiều. Kẻ vạch này trong nội thành có nhiều cái sai khiến cho vạch này không có đủ cơ sở pháp lý để dựa vào mà phạt:

    - Vạch này dành cho đường có tốc độ > 60km/h. Trong nội thành chỉ có tốc độ <= 60km/h nên không áp dụng đc.
    - Nhiều chỗ vạch này được kẻ màu trắng trong khi vạch chuẩn trong QC 41 là màu vàng.
    - Vạch này thường được vẽ thêm một vạch 1.18 ***g vào trong trở thành một loại vạch hỗn hợp tự chế không có trong luật.

    Do đó, mọi lỗi phạt dựa trên vạch này đều không đúng. Tuy nhiên khuyến khích bà con nên đi theo vạch này để đảm bảo giao thông thông suốt.
    [​IMG]
    Vạch mắt võng kẻ sai
    còn nữa...

Chia sẻ trang này