1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng hợp về các bậc thầy văn chương thế giới

Chủ đề trong 'Văn học' bởi ly_tieu_long_19121985, 31/10/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Tổng hợp về các bậc thầy văn chương thế giới

    William Golding

    William Golding được trao giải Nobel vì những tiểu thuyết viết về bản chất tự nhiên của con người. Tất cả được kết hợp trong một tư tưởng đấu tranh cho sự tồn tại.

    William Golding (19/9/1911 - 19/6/1993)

    Giải Nobel Văn học 1983
    * Nhà văn, nhà viết kịch Anh
    * Nơi sinh: Cornwall (Anh)
    * Nơi mất: Perranaworthal, Cornwall (Anh)

    William Golding được trao giải Nobel vì những tiểu thuyết viết về bản chất tự nhiên của con người. Tất cả được kết hợp trong một tư tưởng đấu tranh cho sự tồn tại. Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của ông - Chúa Ruồi - không chỉ là một huyền thoại về cái ác và những thế lực phản bội có sức hủy hoại mà còn là những câu chuyện mạo hiểm đầy thú vị.

    Sir William (Gerald) Golding sinh tại một làng quê, cha là giáo viên nổi tiếng học rộng biết nhiều. Theo nguyện vọng của cha, sau khi tốt nghiệp trường Trung học Marlborough, W. Golding đã theo học Cao đẳng Brasenose, ngành khoa học tự nhiên. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, W. Golding chuyển sang khoa văn của Đại học Oxford để thực hiện ước mơ trở thành nhà văn từ năm lên bảy tuổi. Năm 1934, đang là sinh viên, ông đã xuất bản được tập thơ đầu tiên. Nhưng sau khi ra trường ông vẫn phải làm giáo viên trong một thời gian dài. Thời kì này ông đã viết kịch và tự dàn dựng chúng trong một nhà hát nhỏ ở London.

    Thế chiến II bùng nổ, ông gia nhập Hải quân Hoàng gia Anh, làm thuyền trưởng một tàu hỏa tiễn, tham gia nhiều trận đánh quan trọng, đồng thời tranh thủ thời gian rỗi nghiên cứu ngôn ngữ và văn học Hy Lạp. Sau chiến tranh, ông trở lại với nghề dạy học và tiếp tục viết văn. Tiểu thuyết đầu tiên của ông có tựa đề Chúa Ruồi xuất bản năm 1954 (dựng thành phim năm 1963) kể về những cậu bé Anh thời chiến tranh tìm đến một hòn đảo không người ở và trong môi trường không có người lớn, chúng đã tỏ ra cứng rắn không ngờ. Ban đầu, cuốn tiểu thuyết bị 21 nhà xuất bản từ chối, nhưng sau khi in, nó lại trở nên nổi tiếng ngay lập tức, bán được hơn hai mươi triệu bản ở Anh, Mỹ và được coi là kiệt tác của thế kỉ XX. Thành công của cuốn tiểu thuyết giúp W. Golding bỏ nghề dạy học, dồn sức cho nghề viết văn từ năm 1961.

    Hàng loạt tiểu thuyết nổi tiếng ra đời sau đó như Những người thừa kế (1955), Pincher Martin (1956), Rơi tự do (1959) và Ngọn tháp (1964) được một số nhà phê bình coi là đỉnh điểm trong sáng tác của ông. Năm 1980, bộ ba cuốn tiểu thuyết Những nghi lễ của chuyến đi (in cùng năm) thể hiện lòng say mê của ông với đề tài về biển đã đoạt giải Booker khối Thịnh Vượng Chung. Năm 1983, ông nhận giải Nobel Văn học của Viện Hàn lâm Thụy Điển. Đây là một bất ngờ đối với công chúng, bởi thời điểm đó nhà văn nổi tiếng thế giới Graham Greene (1904-1991) được coi là ứng cử viên sáng giá nhất trong số các nhà văn Anh. Một năm sau đó, W. Golding xuất bản đồng thời tại Anh và Mỹ tiểu thuyết Những người đàn ông bằng giấy và đã gây ra những đánh giá hết sức khác nhau từ phía dư luận.

    Năm 1988, ông được Hoàng gia Anh phong danh hiệu Hiệp sĩ.

    W. Golding mất năm 1993, cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông Lưỡi kép được xuất bản sau đó 2 năm (1995).

    * Tác phẩm:

    - Thơ (Poems, 1953), thơ.
    - Chúa Ruồi (Lord of the Flies, 1954), tiểu thuyết.
    - Những người thừa kế (The inheritors, 1955), tiểu thuyết.
    - Pincher Martin (Pincher Martin, 1956), tiểu thuyết.
    - **** đồng thau (The brass butterfly, 1958), kịch.
    - Rơi tự do (Free fall, 1959), tiểu thuyết.
    - Ngọn tháp (The spire, 1964), tiểu thuyết.
    - Những cánh cổng nóng bỏng (The hot gates, 1965), tập bút kí, tiểu luận.
    - Kim Tự Tháp (The Pyramid, 1967), tiểu thuyết.
    - Chúa tể bọ cạp (Scorpion god, 1971), tập truyện ngắn.
    - Bóng tối nhìn thấy được (Darkness visible, 1979), tiểu thuyết.
    - Những nghi lễ của chuyến đi (Rites of passage, 1980, được tặng Giải thưởng về sách hay ở nước Anh), tiểu thuyết.
    - Mục tiêu di động (A moving target, 1982), tiểu luận.
    - Những người đàn ông bằng giấy (The paper men, 1984), tiểu thuyết.
    - Những khu phố gần (Close quarters, 1987), tiểu thuyết.
    - Lửa dưới hầm tàu (Fire down below, 1989), tiểu thuyết.
    - Lưỡi kép (The double tongue, 1995), tiểu thuyết.

  2. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Diễn từ Nobel
    William Golding
    Những ai trong quý vị từng biết chút ít về người đang nói chuyện với các quý vị đây, như đã được tiết lộ bởi cái ban gồm những người rất ư cao quý của Báo chí Anh, sắp sửa phải chịu đựng nửa tiếng đồng hồ u ám. Thật vậy, hình ảnh đầu tiên khi quý vị nhìn thấy tôi, râu tóc bạc phơ, già lụ khụ thế này, hình ảnh đó có thể đã biến cái u ám kia thành tối om om; tối mò, tối như hũ nút, tối ngay giữa nắng trưa, tối không thể chữa, nhật thực toàn phần. Nhưng tình hình không đến nỗi thê thảm như vậy. Tôi thuộc số những người được giải thưởng Nobel khi tuổi đã già và do đó phải được thứ lỗi vì tí ti - hãy để tôi nói thì thầm cái từ này - sự phù phiếm. Cầu cho quý vị nguyện không hiểu lầm tôi. Than ôi, tôi chẳng có cô vũ nữ nào! Tôi sẽ không hát cho quý vị nghe, cũng không tung hứng hay làm trò hề - hay tôi sẽ tung hứng? Tôi đang băn khoăn! Làm sao thế nào mà một con người vốn gọi là bi quan lại có thể ham mê một thứ phù phiếm như là trò tung hứng được?
    Quý vị thấy đó, dù ở độ tuổi nào thì cũng khó phát biểu trước một đám đông cử tọa có học thức thế này. Chỉ nghĩ đến việc ấy thôi cũng đã thấy nghiêm trọng rồi. Lại nữa, đâu là chân giá trị của tuổi tác? Người ta nói, chẳng có thằng hề nào tồi hơn một gã hề già.
    Ừ thì cũng không có thằng ngốc nào tồi hơn một thằng ngốc trung niên. Hai mươi lăm năm trước tôi đã vô tư chấp nhận cái danh hiệu "người bi quan" mà không nhận ra rằng nó sẽ buộc chặt vào đuôi tôi, có thể nói vậy, kiểu như, lấy ví dụ ở một loại hình thức nghệ thuật khác, chẳng hạn khúc Prelude cung đô thăng thứ nổi tiếng của Rachmaninoff đã buộc chặt vào ông. Không một thính giả nào cho phép ông rời sân khấu chừng nào ông chưa chơi cho họ nghe bản nhạc này. Tương tự, các nhà phê bình cứ đào bới mãi những cuốn sách của tôi chừng nào họ chưa moi ra được một cái gì đó mang cái vẻ gọi là vô vọng. Tôi chẳng biết tại sao. Bản thân tôi, tôi không hề vô vọng. Thực ra, tôi đã cố gắng đảo ngược điều đó bằng cách tự mình giải thích. Trước những chất vấn đầy phê phán kia, tôi tự gọi mình là người bi quan về thế giới (universal pessimist) nhưng là người lạc quan về vũ trụ (cosmic optimist). Lẽ ra tôi ra đã phải nghĩ rằng bất cứ ai nhạy cảm về ngôn ngữ đều sẽ hiểu rằng tôi đang nói theo nghĩa bóng hơn là nghĩa đen của từ "vũ trụ" (cosmic), mặc dù về bản chất từ "universal" và "cosmic" là đồng nghĩa. Tất nhiên, tôi có ý nói rằng, khi tôi xét cái vũ trụ mà nhà khoa học dựng nên bằng một loạt những nguyên tắc vốn quy định rằng cái kiến tạo này phải liên tục và đồng nhất, thì khi do đó tôi là người bi quan và cúi đầu thần phục Thượng đế Entropy vĩ đại. Trong khi đó, tôi là kẻ lạc quan khi tôi xét cái chiều kích tâm linh mà tính kỷ luật của nhà khoa học buộc ông ta phải bỏ qua. Vậy, danh tiếng của giải thưởng Nobel rộng tới mức người ta bắt đầu trích dẫn từ tác phẩm của tôi và tôi không thấy có lý do gì mình lại không nên tham gia vào trò tiêu khiển hợp thời này. Hai mươi năm trước tôi đã cố gắng tạo ra sự khác nhau của hai loại trải nghiệm trong đầu một nhân vật của tôi và làm xáo trộn cả lên. Anh ta bị vào tù.
    All day long the trains run on rails. Eclipses are predictable. Penicillin cures pneumonia and the atom splits to order. All day long year in year out the daylight explanation drives back the mystery and reveals a reality usable, understandable and detached. The scalpel and the microscope fail. The oscilloscope moves closer to behaviour.
    But then, all day long action is weighed in the balance and found not opportune nor fortunate nor ill-advised but good or evil. For this mode which we call the spirit breathes through the universe and does not touch it: touches only the dark things held prisoner, incommunicado, touches, judges, sentences and passes on. Both worlds are real. There is no bridge.
    tạm dịch:
    Suốt ngày dài xe lửa chạy trên đường ray. Nhật thực có thể đoán trước. Penicillin chữa bệnh viêm phổi và nguyên tử phân chia theo trật tự. Suốt ngày dài năm này qua năm khác lời giải thích của ánh ngày đẩy lùi cái huyền bí và phơi mở một thực tại có thể dùng, có thể hiểu và vô thiên vị. Dao mổ và kính hiển vi thất bại. Máy hiện sóng dao động tiến gần hơn đến hành vi.
    Nhưng rồi, hành động suốt ngày được đem cân và người ta nhận thấy nó chẳng phải đúng lúc chẳng phải may mắn chẳng phải khờ dại mà chỉ là thiện hay ác. Bởi, cái cung cách mà ta gọi là linh hồn này thở qua vũ trụ mà không chạm vào vũ trụ: nó chỉ chạm vào những thứ tối tăm người tù bị giam cầm, bị tù cấm cố, đụng chạm, phán xử, tuyên án rồi chuyển đi. Cả hai thế giới đều có thật. Không một cây cầu nào nối giữa?.
    Điều khiến tôi buồn cười là cái ý nghĩ rằng tất nhiên là có một cây cầu mà chẳng may bị đẩy bật khỏi mép cầu ở nơi bất ngờ hơn cả, bị đẩy ra kể từ khi những lời này được viết nên. Bởi ngày nay chúng ta biết rằng vũ trụ từng có điểm khởi đầu. (Trên thực tế, với tư cách người ngoài, tôi có thể nói, chúng ta vẫn luôn biết điều đó. Tôi cho quý vị một bằng chứng và cấm quý vị kiểm tra. Nếu như không có điểm khởi đầu thì thời gian vô tận đã trôi qua từ lâu và chúng ta sẽ chẳng bao giờ sống tới khoảnh khắc bây giờ). Chúng ta cũng biết rằng hay ít nhất cũng thừa nhận xét về mặt khoa học rằng tại trung tâm của lỗ đen (black hole) những quy luật của tự nhiên không còn áp dụng được nữa. Bởi, hầu hết các nhà khoa học chỉ hơi hơi mộ đạo còn hầu hết những người mộ theo đạo lại hiếm khi hoàn toàn phản khoa học, chúng ta thấy loài người lâm vào một vị thế hài hước. Tư duy khoa học của anh ta tin rằng có phép màu bên trong hố đen trong khi tư duy tôn giáo của anh ta tin vào những phép màu ở bên ngoài nó. Thực tế là cả hai đều tin ở phép màu, uredimus quia absurdum est . Vinh quang thay Thượng đế tối cao. Quý vị sẽ chẳng bao giờ thấy tôi bớt bi quan.
    Một mối nguy lớn hơn đối với quý vị, ấy là ông hiệu trưởng già nua có thể quá hăng mà sa đà, quên khuấy rằng không phải ông đang diễn thuyết trước một lũ học trò. Một người ở tuổi bảy mươi có thể thích cho rằng ông ta đã chứng kiến tất, đã biết tất. Ông ta có thể cho rằng chỉ những năm dài mình đã sống là đủ đảm bảo cho sự hiền minh, đủ để cho phép ông ta đưa ra những lời khuyên, những lời cảnh báo. Shakespeare và Beethoven tội nghiệp thay, chết khi đương sung sức, ở tuổi mới năm mươi hai hay năm mươi ba, ông ta nghĩ! Làm sao những anh chàng trẻ như thế có thể biết mọi điều?
    Nhưng hẳn lúc nửa đêm, khi đồng hồ điểm chuông và một năm nữa đã trôi qua, đôi khi ông ta có thể nghiền ngẫm về những bất lợi hơn là những ưu thế của tuổi tác. Ông ta có thể nghiền ngẫm thấu đáo hơn một câu nói đã được coi là "thơ ca về thực tại" (poetry of the fact), câu nói mà một trong những đồng nghiệp trẻ tuổi của ông đã tình cờ bập phải, đúng như vậy đó, bởi ông này chưa bao giờ đủ già để có thể nghiệm ra điều ấy nhờ đã sống nhiều. ?oCon người phải hứng chịu việc họ ra đi từ đây, cũng như việc họ đã đến đây?[ii], ông ta viết. Một suy niệm như thế có thể làm thay đổi tính vui nhộn vốn dĩ là bản chất của một ông già. Liệu một ông già có quyền hạnh phúc? Chẳng lẽ có gì không ổn trong cái nhìn lạc quan của ông vào lúc cuối đời? Những lời lẽ của một nhà thơ người Anh khác dường như khiển trách ông:
    King David and King Solomon
    Led merry, merry lives,
    With many, many lady friends
    And many, many wives;
    But when old age crept over them,
    With many, many qualms,
    King Solomon wrote the Proverbs
    And King David wrote the Psalms.
    tạm chuyển ngữ:
    Vua David và vua Solomon,
    Sống đời hạnh phúc, vô vàn hạnh phúc
    Với bao nhiêu quý bà làm bầu bạn
    Và bao nhiêu thê thiếp;
    Nhưng khi tuổi già đến với họ,
    Với bao nhiêu những nỗi lo,
    Vua Solomon viết nên Tục ngữ
    Còn vua David viết nên Thánh ca.
    Những vần thơ thật mạnh mẽ, không nghi ngờ gì nữa. Nhưng có hai quan điểm về vấn đề này; và bởi tôi đã trích dẫn vài tác phẩm văn xuôi của tôi mà người ta thường xem là có chất thơ, tôi sẽ không trích dẫn những bài Tên ngốc (Goon) hay Mc Gonagall của tôi mà người ta có thể cho là không được thơ cho lắm.
    Sophocles the eminent Athenian
    Gave as his final opinion
    That death of love in the breast
    Was like escape from a wild beast.
    What better word could you get?
    He was eighty when he said that.
    But Ninon de L?TEnclos
    When asked the same question said, no
    She was uncommonly matey
    At eighty.
    tạm chuyển ngữ:
    Sophocles người Athenes xuất chúng
    Đưa ra ý kiến cuối cùng
    Rằng cái chết của tình yêu nằm trong ***g ngực
    Giống như sự giải thoát khỏi con thú dữ.
    Liệu còn lời nào nói tốt đẹp nào hơn mà mi có thể nhận được?
    Ông ta đã tám mươi tuổi trước khi ông ta nói lên điều đó.
    Nhưng Ninon de L?T Enclos
    Khi được hỏi cùng câu hỏi đã trả lời: Không!
    Bà ta vẫn còn đắm đuối phi thường
    dù tuổi đã tám mươi.
    Hiển nhiên là tuổi tác không nhất thiết làm chúng ta héo hắt hoặc làm tàn tạ sự muôn màu muôn vẻ vô hạn của chúng ta. Dù chỉ trong chốc lát, chúng ta hãy cẩn trọng, nhưng chớ có nghiêm trọng. Bản thân tôi phải đối mặt với một mối nguy khác. Tôi không nói bằng thứ tiếng của một bộ lạc bé nhỏ như là một trong sáu trăm thứ tiếng của Nigeria. Tất nhiên, giá trị của bất kì kỳ ngôn ngữ nào cũng không thể cân đo đong đếm. Người đoạt giải Nobel năm 1979, nhà thơ Hy Lạp Elytis, đã nói rõ rằng giá trị tương đối của các tác phẩm văn chương không thể được quyết định bởi những cái đầu tính đếm. Tôi cho rằng niềm tôn kính lớn nhất của chúng ta đối với các uỷ viên Hội đồng trao giải Nobel là ở chỗ họ không ngừng tìm kiếm giá trị trong một tác phẩm mà không quan tâm đến việc đếm xem bao nhiêu người có thể đọc hay không thể đọc tác phẩm đó. John Keats trẻ tuổi đã nói về những nhà thơ Hy Lạp ?ora đi thanh thản trên thảm cỏ êm, để lại những vần thơ vĩ đại cho một bộ tộc nhỏ bé?. Đúng vậy, và đúng như vậy, nhỏ có thể là đẹp. Để trích dẫn một nhà thơ khác - dẫu tôi là tác giả văn xuôi, nhưng quý vị đã bắt đầu nhận ra trái tim tôi đặt ở đâu -, Ben Johnson[iii] đã viết:
    "It is not growing like a tree
    In bulk, doth make man better be,
    Or standing long an oak, three hundred year,
    To fall a log at last, dry, bald and sere:
    A lily of a day,
    Is fairer far in May,
    Although it fall and die that night;
    It was the plant and flower of light.
    In small proportions we just beauties see,
    And in short measures, life may perfect be."
    tạm chuyển ngữ:
    ?oNó chẳng mọc như cây
    Um tùm, khiến con người thấy dễ chịu hơn,
    Cũng chẳng vươn dài tựa cây sồi ba trăm năm tuổi,
    Để cuối cùng ngã như súc gỗ, trụi trơ, khô khốc, héo tàn:
    Bông hoa huệ của một ngày,
    Đẹp hơn gấp bội vào tháng Năm,
    Mặc dù hoa rụng và chết ngay đêm đó;
    Đó là loài cây và hoa của ánh sáng.
    Ta chỉ nhìn thấy cái đẹp ở từng phần nhỏ.
    Từng đoạn ngắn, dẫu cuộc đời có là hoàn hảo?.
    Ngôn ngữ của tôi, tiếng Anh, tôi tin là nó được sử dụng bởi rất nhiều nhà thơ, nhà văn, họ không sợ phải so sánh với các nhà thơ, nhà văn của bất kỳ thứ tiếng nào khác, dù cổ đại hay hiện đại. Nhưng ngày nay ngôn ngữ này [tiếng Anh, ND] lại có thể bị tổn thất vì được sử dụng quá nhiều chứ không phải bởi được dùng quá ít - nó là cây sồi hơn là bông hoa huệ. Ngôn ngữ này lan rộng khắp thế giới như là phương tiện của quảng cáo, hàng không, khoa học, đàm phán, hội thảo. Hàng trăm đảng phái chính trị hàng ngày vẫn khoa môi múa mép bằng tiếng Anh. Có lẽ một ngôn ngữ chịu nhiều sức ép như thế có thể trở nên mỏng mảnh hơn, chỗ này hay chỗ khác. Trong tiếng Anh, ai đó có thể cho rằng mình đang nói với một lượng thính giả nhỏ và khu biệt, bạn bè hay gia đình anh ta, có thể; anh ta đang nghiền ngẫm hay nói lảm nhảm trong giấc ngủ. Thế rồi anh ta nhận ra rằng dù không chủ ý nhưng anh ta đang nói với phần đông thế giới. Nghĩ vậy mà nản lòng.
    Đúng là năm nay, lọt thỏm giữa đông đảo những người đoạt giải đến từ Hoa Kỳ, tôi thấy vui lòng và thanh thản khi nghĩ rằng, mặc dù mặc có dầu nhiều biến thể, tiếng mẹ đẻ của tôi đang được sử dụng bởi một lượng người đông hơn dân số sống trên một hòn đảo bên bờ Tây châu Âu, nhưng dẫu sao họ vẫn đang sử dụng những phương ngữ mà chung quy là tiếng Anh. Cá nhân tôi không biết liệu những phương ngữ này có đang cách xa nhau tới mức không còn hiểu được nhau vì khoảng cách địa lý hơn là do chúng đang được hợp nhất bởi ti vi và vệ tinh; nhưng hiện nay nhà văn viết bằng tiếng Anh có thể được hàng tỷ người hiểu ngay lập tức hay chí ít là hiểu một phần những gì họ viết. Số lượng nhà phê bình của nhà văn chỉ bị giới hạn bởi số lượng người có thể đọc tác phẩm của anh ta. Anh ta cũng không thoát khỏi việc biết tới điều tồi tệ nhất. Dù cái ấn phẩm đã mổ ruột moi gan anh ta có vô danh đến mấy, một gã nhà báo tốt bụng nào đó - ta hãy gọi anh ta là "X" - sẽ gửi một bài báo cùng một sự tự tin đầy phẫn nộ rằng anh ta, "X", không đồng ý với một từ trong đó. Tôi bứt rứt nghĩ về cái dấu hiệu tôi đang bày ra, từng có lúc là mục tiêu di động nhưng hiện giờ đây chắc chắn là một mục tiêu cố định, trước hàng hàng lớp lớp những kẻ sẵn sàng có thể nã súng vào tôi nếu muốn. Thậm chí người đồng nghiệp đoạt giải Nobel đáng kính và nổi tiếng nhất của đất nước tôi, Winston Churchill, cũng không tránh khỏi. Một nhà phê bình đã nhận xét cay độc khi Churchill nhận giải: ?oLiệu giải thưởng đó dành cho thơ hay văn xuôi của ông ta??. Trên thực tế, tôi cho rằng chính những quan tâm như vậy khiến tôi cảm thấy khó khăn hơn khi thai nghén - chứ đừng nói khi viết ra - bài diễn từ này, khó hơn viết bất cứ bài văn nào có độ dài tương đương kể từ cái thuở xa xưa khi tôi viết tiểu luận về những đề tài cụ thể ở trường. Sự khác nhau duy nhất mà tôi thấy, đó là ngày nay tôi ngồi viết tại một chiếc bàn lớn hơn và điểm số tôi nhận được cho bài viết của mình sẽ được bố cáo rộng rãi hơn.
    Giờ thì quý vị hẳn sẽ bảo: đến bao giờ lão này mới chịu nói về cái chủ đề đáng lẽ là chủ đề của lão đây? Lão phải hãy nói về tiểu thuyết mới đúng chứ! Ồ, tôi sẽ nói về tiểu thuyết trong chốc lát, nhưng chỉ trong chốc lát thôi, và chỉ lướt qua thôi, có thể nói vậy. Thực tế là mặc dầu mỗi một chủ đề được trao giải thưởng Nobel đều có tầm quan trọng của riêng mình, tầm quan trọng vô song, nhưng không một đề tài nào có thể tồn tại hoàn toàn bởi riêng nó. Ngay cả tiểu thuyết, nếu leo vào trong tháp ngà, nó sẽ không tìm thấy độc giả trừ những người có tháp ngà của riêng mình. Tôi thường nghĩ rằng triển vọng của tiểu thuyết thật đáng thương. Cho tôi tự trích dẫn mình một lần nữa. Tôi nói về những cậu bé đang lớn - không phải một cậu bé phi thường, mà một cậu bé bình thường thôi.

  3. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    ?oCác cậu bé không đánh giá sách. Chúng chia sách thành từng loại. Có sách khiêu dâm, sách chiến tranh, sách phiêu lưu mạo hiểm Viễn Tây, sách du lịch, truyện khoa học giả tưởng. Một cậu bé sẽ chấp nhận bất cứ thứ gì thuộc lĩnh vực mà cậu biết chứ không thử đọc một loại khác. Cậu sẽ phải dán nhãn lên chai để biết đấy đúng là hỗn hợp mà cậu chọn lúc đầu. Bạn sẽ phải đặt thứ truyện trinh thám mà cậu thích trong gáy sách màu xanh, kẻo rồi cậu sẽ phải chịu cực hình đọc một cuốn sách mà trong đó chẳng ai bị giết, - tôi đang nghĩ về những người cần cù, những người đáng mến trong đa số chúng ta, những người chẳng đặc biệt thông minh hay đặc biệt có tài; đầy thiện ý, nhưng mắc cạn trong đống sự kiện không tiêu hóa nổi với mớ công nghệ có thể mua bán được của họ.
    Văn chương có cơ hội nào để cạnh tranh với các hình thức giải trí khác bày ra ê hề cho họ từng giờ từng phút? Tôi không thấy có cách nào để văn chương đối với họ trở thành một cái gì [đáng kể] hơn chứ không chỉ là một thứ giản đơn, nhai đi nhai lại, để lấp chỗ trống khi không có những pha hành động trên truyền hình. Họ sẽ có cuộc đời kém mạo hiểm hơn nhiều so với tổ tiên của họ vào thế kỷ kỉ 19, không nghi ngờ gì nữa. Họ sẽ thiếu đức tin hơn và ít sợ hơn. Nhưng, cũng như đồng tiền bất chính hất cẳng điều thiện, văn hóa thứ phẩm hất cẳng văn hóa cao cấp. Với khả năng biến những lời phán xét về giá trị thành vô hiệu hoặc nửa vời, liệu có cái tương lai đại chúng nào dành cho thơ ca, cho văn chương thứ thiệt, cho tinh thần dũng cảm đích thực trong nhà hát, cho cuốn tiểu thuyết cố gắng nhìn cuộc sống theo một cách mới mẻ, tóm lại là cho sự không khoan nhượng??
    Tôi đã viết vậy đâu như từ hai mươi năm trước, và cái quá trình liên quan đến tiểu thuyết đã tiến triển nhưng không hề được cải thiện. Các tiêu chí ngày càng được định nghĩa rõ ràng. Sự cạnh tranh từ các phương tiện thông tin đại chúng khác ngày càng khốc liệt. Song, rốt cuộc thì tiểu thuyết không có cấu trúc cố định[iv] - nó đòi sự bất tử.
    ?oTruyện? tất nhiên là vấn đề khác. Chúng ta thích nghe những chuỗi liên tục các sự kiện và, nếu điều tra qua báo chí thì sẽ thấy, chúng ta chỉ quan tâm chút ít đến việc liệu chuỗi sự kiện này có đúng y sự thật đến từng chi tiết không. Cũng như ông Sam Goldwyn vừa quá cố, người từng muốn một kiểu chuyện bắt đầu bằng một vụ động đất và diễn tiến lên cao trào, chúng ta muốn một đoạn khởi đầu hay nhưng lại khoái nhất là diễn tiến của các sự kiện với một kết cục thỏa đáng. Đơn giản và dễ hiểu nhất là, khi trẻ con la hét bởi buồn chán hay vì một bi kịch nào đó kiểu trẻ con, thì ngay khi chúng ta nhấc chúng đặt lên đầu gối mình và khởi sự la lên nếu cần rằng "ngày xửa ngày xưa", lập tức chúng sẽ im lặng và chú ý lắng nghe.
    Chuyện kể sẽ luôn luôn cùng với chúng ta. Nhưng còn câu chuyện trong một cuốn sách dưới dạng vật thể, sờ mó được, trong một câu mà phương Tây gọi là "tiểu thuyết" - còn câu chuyện đó thì sao? Hiển nhiên, nếu hình thức [tiểu thuyết] chết, cứ để nó chết. Dù không bảo tồn những hình thức chết đã biến thành hóa thạch kia, không nhồi vào óc chúng ta những thứ cằn cỗi vô sinh từ thời đế quốc La Mã phương Đông kia, chúng ta cũng đã có quá đủ những phức tạp trong cuộc sống, trong nghệ thuật, trong văn chương rồi. Vâng, trong trường hợp đó, cứ để tiểu thuyết chết. Nhưng cái gì sẽ chết cùng nó? Chắc chắn là một cái gì có tầm quan trọng sâu xa đối với tâm linh con người! Tiểu thuyết đảm bảo rằng chúng ta có thể ngó trước ngó sau, hành động với bất kỳ kì nhịp độ nào chúng ta lựa chọn, đọc đi đọc lại, nhảy cóc rồi quay trở lại. Câu chuyện trong cuốn sách là đơn giản và có ích, quen thuộc, gần gũi, nó không phải để chúng ta bật lên và tắt đi mà là để cầm lên và đặt xuống, suốt cả cuộc đời ta.
    Nói đơn giản, tiểu thuyết đứng giữa chúng ta và cái ý niệm khô cứng về con người thống kê, con người [với tư cách thuần tuý là] số liệu. Không có một phương thức nào khác để chúng ta có thể sống lâu đến vậy và thân thiết đến vậy với một nhân vật. Đó là cách phục vụ mà tiểu thuyết cung hiến [cho chúng ta]. Nó không thực hiện hành vi nào khác hơn là cứu vãn và bảo toàn cá tính và chân giá trị của cái sinh thể đơn nhất kia, dù đó là đàn ông, phụ nữ hay đứa trẻ. Không một hình thức nghệ thuật nào khác, tôi khẳng định, có thể đi ra đi vào một khối óc và cơ thể đơn nhất được như vậy, có thể sống một cuộc đời khác đến như vậy. Nó đảm bảo rằng, chí ít, một con người đáng được coi là nhiều hơn chứ không chỉ là một phần tỷ của một tỷ.
    Tôi đã nói về tháp ngà và tầm quan trọng vô song của mỗi công trình nghiên cứu của chúng ta. Giờ tôi phải nói thêm, sau khi đã trình bày chút ít về tiểu thuyết, rằng những công trình nghiên cứu này đồng quy văn chương với mọi thứ khác. Nói thẳng ra, chúng ta đối mặt với hai vấn đề: hoặc chúng ta bị cuốn bay khỏi bề mặt trái đất, hoặc chúng ta dần dần làm giảm độ phì nhiêu của đất cho tới khi phá hủy nó hoàn toàn. Phải chăng việc của một nhà văn hư cấu là mang lại cho bạn sự an ủi nhạt nhẽo bằng cách chỉ ra rằng các vấn đề này loại trừ lẫn nhau? Vấn đề thứ nhất, thảm họa tức thời, không thể đề cập ở đây. Tôi sẽ là người thiếu trách nhiệm nếu biến diễn đàn này thành sân khấu để bày trò diễn thuyết chống bom nguyên tử, và cũng sẽ thiếu trách nhiệm như vậy tại thời điểm chuyển giao lịch sử này nếu phớt lờ những hiểm họa của chúng ta. Quý vị cũng biết rõ điều đó như tôi. Và như thường lệ, khi điều không thể nói ra được phát biểu thành lời, điều không thể nghĩ tới được chúng ta nghĩ tới, chính Shakespeare là người chúng ta phải chuyển hướng sang, và tôi chỉ có thể trích dẫn lời Hamlet nói cùng cái sọ:
    "Not one now, , to mock your own grinning? Quite chop-fallen? Now get you to my lady?Ts chamber and tell her, let her paint an inch thick, to this favour she must come; make her laugh at that."
    ?oGiờ đây không ai chế giễu nụ cười của anh ư? Ngán ngẩm ê chề quá phải không? Nào, hãy vào khuê phòng tiểu thư tôi mà nói với nàng: hãy để nàng đánh phấn bôi son dày một inch, nàng phải nhận cái ân huệ này; hãy khiến nàng cười vì chuyện đó".
    Có lẽ tôi hơi thiếu công bằng với vị phu nhân, bởi sẽ có những chiếc sọ đủ kích cỡ, đủ hình dáng và thuộc cả hai giới tính. Tôi đang tán ngoài lề. Không một trích dẫn nào khác nói lên được hết sự bẩn thỉu, một loại thi ca khác về thực tại[v]. Tôi phải nói một điều gì về mối nguy này và tôi đã nói bởi tôi không thể làm khác. Giờ thì những gì liên quan tới vấn đề này tôi đã nói cả rồi.
    Nguy cơ còn lại thì khó đương đầu hơn. Để dẫn lời một người đoạt giải Nobel khác, loài người của chúng ta có thể sẽ diệt vong không phải bằng một vụ nổ mà bằng những lời than vãn. Có đến gần bảy mươi năm trước chứ chả phải sáu mươi năm, lần đầu tiên tôi khám phá và dấn mình vào một nơi kỳ ảo. Đó là một địa danh nằm trên bờ biển phía Tây nước tôi. Đó là nơi trên bãi biển giữa những dãy núi đá. Tôi sớm làm quen với sự giao hòa tuyệt vời giữa trái đất, mặt trăng và mặt trời, thưởng thức chúng cùng một lúc bởi tôi chắc rằng về mặt khoa học ta không thể chịu sự tương tác nào ở một khoảng cách xa như vậy. Có một chu kỳ đặc biệt của mặt trăng, vào lúc đó thủy triều rút sâu hơn thường lệ và phơi bày trước mắt tôi một nơi sâu kín mà tôi nhớ là một cái hang. Có rất nhiều sinh vật loại này hay loại khác ẩn quanh các tảng đá và trong những vũng nước giữa các tảng đá. Nhưng cái vũng này nằm xa nhất, dường như chỉ lộ ra do tác động của bầu trời chỉ một hoặc hai lần trong suốt khoảng thời gian tôi được may mắn nghỉ hè gần đó - chốn tận cùng hẻo lánh này, ngay trước mặt biển sâu còn huyền bí hơn, có những cư dân kỳ lạ mà tôi chưa từng thấy ở bất cứ nơi nào khác. Giờ đây tôi vẫn nhớ, thậm chí còn cảm thấy được, nhưng than ôi, không thể miêu tả được chuyến du ngoạn khác thường, kỳ thú và, không, không phải niềm thông cảm hay đồng cảm, mà là một sự khám phá đầy mê say một sinh thể trong tất cả sự bí ẩn và lạ thường của nó. Nó - đúng hơn là chúng - cũng thật như tôi vậy. Dường như trung tâm của vũ trụ nằm ngay đó để mắt tôi có thể đón lấy như thể đón bằng tay, để tóm lấy ngay khi nhìn thấy nó.
    Trong một diện tích rộng chỉ bằng bàn tay, dưới những xăngtimét sâu nhất của làn nước tĩnh lặng, những sinh vật màu xám, xanh lục và đỏ tía này nở hoa, sống sít, một sự khám phá, một cuộc hội ngộ, chứ không chỉ là niềm thích thú hay khoái trí. Chúng là sự sống, chúng ta cùng với chúng chính là bản thân sự hân thưởng; cho tới khi những gợn sóng lăn tăn đầu tiên của nước triều trở lại xóa mờ và che khuất chúng đi. Khi những ngày hè trôi qua, tôi quay trở về từ biển khơi, mang theo như một kho báu của riêng mình ký ức về cái hang đó - không, bằng một cách kỳ lạ nào đấy, tôi đã mang theo mình cái hang đó cùng những tạo vật của nó, những tạo vật sinh sôi nảy nở một cách lạ lùng đến vậy. Trong những đêm mất ngủ, sợ hãi cái siêu nhiên, tôi nhẩm tính chu kỳ của mặt trăng, rồi quay trở về cái hang đó trong tâm tưởng, trèo trên những tảng đá trơn trượt mọc đầy những rong rêu. Có khi, mặc dầu đang ở rất xa, tôi thấy mình đang ở trước cái hang đó, ngắm ánh trăng loang loáng trên mặt nước khi triều xuống và cảm thấy nhẹ lòng trước vẻ đẹp huyền diệu của thiên nhiên.
    Từ đó tới nay, tôi đã có lần trở lại. Chỗ khe đá cũ - giờ đây xem ra nó chỉ khe đá, không gì hơn -nhưng khi nước rút, nếu khom xuống đủ sâu, ta vẫn có thể nhìn vào trong. Không còn sinh vật nào sống ở đó nữa. Bây giờ nước rất trong, cát sạch, nước sạch, cả những tảng đá cũng sạch trơn. Nơi những sinh vật đã từng bám vào giờ chỉ còn lại hai cái hố giống như hai hốc mắt, khiến bạn có thể đâm ra đa cảm đến mức tưởng như mình đang ngắm một bộ xương. Hoàn toàn không có sự sống.
    Đó liệu có phải là một quá trình tự nhiên? Liệu có phải vì dầu diesel? Hay vì nước thải hoặc hóa chất chết người đã giết chết cái góc nhỏ nhoi bí ẩn và huyền diệu của tuổi thơ tôi? Tôi không biết và điều ấy cũng chẳng hệ trọng. Điều đáng nói là, đó chỉ là một ví dụ cỏn con trong hàng triệu ví dụ cho thấy chúng ta đang làm kiệt quệ hành tinh duy nhất nơi chúng ta đang sống.
    Ồ, văn chương có thể nói gì về chuyện đó đây? Chúng ta có máy tính và vệ tinh, chúng ta có đủ tài trí để đặt một cỗ máy phức tạp lên một hành tinh xa xôi rồi truyền tin về trái đất, vân vân. Quý vị biết rõ điều đó, thậm chí còn biết rõ hơn tôi. Văn chương chỉ có ngôn từ, chắc chắn là một công cụ nguyên thủy như chiếc rìu bằng đá lửa, thậm chí như cái đục bằng đồng mà con người đã dùng để khắc hình ảnh chính mình lên đá lần đầu tiên. Người ta sẽ cho rằng công cụ đó trông thật nghèo nàn làm sao so với những sản phẩm từ con chíp bằng silicon. Nhưng hãy nhớ tới Churchill. Dẫu là nhà phê bình cay độc, ông đã giành được giải thưởng Nobel không phải cho thơ hay văn xuôi. Ông giành được giải thưởng này nhờ một trang duy nhất gồm toàn những câu đơn không phải là thơ cũng chẳng phải văn xuôi mà là những gì, tôi xin nhắc lại, đã được gọi là thơ ca về thực tại (poetry of the fact). Ông giành được giải thưởng này bởi những lời phát biểu đầy nhiệt huyết vốn chính là chất liệu cho lòng can đảm và ngạo nghễ của con người. Những ai trong chúng ta từng sống qua thời đó đều biết rằng thơ ca về thực tại của Churchill đã làm thay đổi lịch sử.

  4. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Xét cho cùng, chiếc đục bằng đồng có lẽ không đến nỗi là một công cụ nghèo nàn đến vậy. Ngôn từ có thể, thông qua sự tận hiến, kỹ năng, niềm đam mê, và vận may của nhà văn, tự chứng tỏ mình là cái mạnh mẽ nhất trên đời này. Chúng có thể khiến con người nói chuyện với nhau bởi vì một số từ ngữ, trong một chừng mực nào đó, không chỉ diễn đạt những gì nhà văn nghĩ mà cả những gì một phần lớn thế giới này đang nghĩ. Chúng có thể làm con người nói chuyện với con người, người đi trên phố nói chuyện với bằng hữu của mình cho tới khi một gợn sóng con trở thành ngọn thủy triều chạy xuyên qua mọi quốc gia - cái ngọn thủy triều của lẽ phải, sự cẩn trọng lành mạnh giản đơn, ngọn thủy triều mà cả nhà lãnh đạo lẫn nhà đàm phán đều không thể phớt lờ để quốc gia này có thể thực sự cất lời với quốc gia nọ. Rồi lại có niềm hy vọng rằng chúng ta có thể học cách điều độ, lo xa, không lấy nhiều hơn phần mình từ kho báu của thiên nhiên. Có thể nhờ những cuốn sách, truyện, thơ, bài diễn thuyết, chúng ta sẽ được nhân loại lắng nghe, chúng ta có thể đưa con người tiến gần hơn đến cái an toàn hiểm nghèo của một thế giới không có chiến tranh và không kiệt quệ tài nguyên. Không thể làm điều đó bằng cách máy móc dựng ra những khẩu hiệu thô thiển. Tôi không thể tự mình làm điều đó, không thể viết nên những câu chuyện khả dĩ giúp con người nhận thức được anh ta đang làm gì; nhưng có những người khác, nhiều người khác có thể làm được điều đó. Đã và sẽ luôn luôn có. Chúng ta cần nhiều nhân tính hơn, nhiều chăm chút cẩn trọng hơn, nhiều tình yêu thương hơn. Có những người cho rằng một hệ thống chính trị sẽ tạo ra điều đó; người khác thì mong rằng tình yêu sẽ tạo ra hệ thống đó. Tôi thì tôi tin rằng chân lý của tương lai nằm giữa hai cái đó và chúng ta sẽ phải cư xử đúng với tính người cộng thêm một chút nhân đạo[vi], chập chững từng bước, hào phóng và dũng cảm văng mạng[vii], thông thái một cách ngu ngốc và hèn hạ[viii] chừng nào người ta còn chưa coi sự cưỡng đoạt hành tinh của chúng ta là hành động điên rồ ngu xuẩn đúng như bản chất của nó.
    Bởi chúng ta là một kỳ quan của tạo hóa. Tôi đặc biệt nghĩ tới một trong những phụ nữ phi thường nhất đã qua đời cách đây 500 năm, Juliana người xứ Norwich[ix]. Bà chìm đắm trong tinh thần đó, và được khải thị một vật có thể nằm gọn trong lòng bàn tay bà và trong cái lớn lao của một hạt dẻ. Bà được biết đó chính là thế giới. Bà được kể về những sự lạ cùng những điều huyền diệu, cùng những điều đáng sợ sẽ xảy ra ở đó. Cuối cùng, một giọng nói vang lên cho bà biết rằng mọi việc sẽ tốt đẹp, rằng mọi chuyện đều sẽ tốt đẹp, sẽ vô cùng tốt đẹp.
    Chúng ta, dẫu không phải trong cái tinh thần ấy, đã nhiễm thói quen nhìn trái đất, Mẹ của chúng ta, Gaia Mater, như một viên ngọc trong vũ trụ. Chúng ta không có cớ gì để cho rằng sự giàu có của bà là vô tận hoặc nơi chúng ta đang sống là vô biên. Chúng ta là những đứa con của viên ngọc lớn màu trắng pha xanh lơ ấy. Thông qua Mẹ Đất, chúng ta là một phần của hệ mặt trời và qua đó là một phần của toàn vũ trụ. Trong cái thơ ca rực sáng của thực tại[x] này, chúng ta là con của các vì sao.
    Có lẽ tôi nên hạ cánh thì hơn. Churchill, Juliana xứ Norwich, đó là chưa kể tới Ben Johnson và Shakespeare - Lạy Chúa, chúng ta có những người cùng hội cùng thuyền vĩ đại quá chừng! Danh vọng đến rồi đi, những vòng nguyệt quế rực rỡ nhất rồi cũng tàn phai. Chính con người thực dụng ấy, ****** Caesar, người mà tôi luôn nghĩ tới như là Thống chế Lord Caesar vì một lý do mà quý vị có thể đoán ra - người ta nói ****** Caesar mang vòng nguyệt quế là để che cái đầu hói của ông ta. Dẫu rằng khen ngợi ý tưởng của kẻ mang vòng nguyệt quế thì đâu có gì sai, nhưng bản thân kẻ đó phải nhớ rằng vòng nguyệt quế của mình che giấu cái gì chứ không chỉ cái đầu hói.
    Nói gọn, ông ta phải nhớ rằng không nên tự thấy mình quan trọng một cách không phải lối. May thay, một tâm linh nào đó hay một cái gì đó - tôi không dám gọi tên nó - đã giúp tôi luôn nhớ sự nhỏ nhoi của mình trong cái cơ đồ của vạn vật. Ngay sau hôm tôi biết rằng mình giành được giải thưởng Nobel văn chương năm 1983, tôi lái xe quay về thành phố quê hương và đỗ xe ở một nơi đáng lẽ không được đỗ. Tôi chỉ rời ô tô có vài phút nhưng khi quay lại thì đã thấy một mẩu giấy phạt cài trên cửa sổ xe. Một nữ cảnh sát giao thông với dáng vẻ đe dọa đứng cạnh xe. Cô ta chỉ vào bảng thông báo trên tường. ?oÔng không biết đọc à??. Ngượng ngùng, tôi bước vào xe lái chầm chậm vòng quanh góc phố. Tại đó trên vỉa hè tôi thấy hai tay cảnh sát quận.
    Tôi dừng lại trước mặt họ, rút giấy phép đỗ xe ra. Họ băng qua đường đến chỗ tôi. Tôi hỏi liệu tôi có thể đến thẳng toà thị chính và trả tiền phạt ngay không bởi tôi đang có việc gấp. ?oKhông, thưa ngài?, viên cảnh sát luống tuổi đáp, ?otôi e là không?. Ông ta cười, nụ cười thân ái mà cảnh sát thường dành cho những người rõ ràng là vô hại thậm chí còn hơi ngốc nghếch. Ông ta chỉ vào một hình chữ nhật trên giấy phép đỗ xe có in dòng chữ ?otên và địa chỉ người gửi?. ?oÔng cần viết tên và địa chỉ của ông vào chỗ này?, ông ta nói. ?oÔng phải ghi séc mười bảng rồi nộp phạt cho Thư ký toà án tại địa chỉ ghi ở đây. Sau đó ông viết địa chỉ đó ra mặt ngoài phong bì, dán một cái tem mười sáu xu lên góc trên bên phải rồi gửi đi. Và chúng tôi xin chúc mừng ông đã giành được giải thưởng Nobel văn chương?.
    Trần Tiễn Cao Đăng và Tân Đôn dịch
    © Culture Globe
    --------------------------------------------------------------------------------
    Chú thích của người dịch:
    Tiếng Latinh trong nguyên bản.
    [ii] nguyên văn: Men must endure their going hence, even as their coming hither.
    [iii] Ben Johnson (1572-1637): Nhà viết kịch, nhà thơ Anh.
    [iv] nguyên văn: The novel has no build.
    [v] nguyên văn: No other quotation gives the dirt of it all, another kind of poetry of the fact.
    [vi] nguyên văn: behave humanly and a bit humanely. Ở đây tác giả chơi chữ giữa ?ohuman? và ?ohumane?. Tuy hai từ này khác nhau chỉ một chữ cái ?oe?, nhưng hàm nghĩa khác nhau: một đằng, ?ohuman? là ?omang tính người, đặc trưng cho con người? (có thể tốt hoặc xấu), còn ?ohumane? là ?omang tính nhân đạo, nhân văn, nhân bản?, nghĩa là ?otốt?, mang ?obản tính thiện?.
    [vii] nguyên văn: haphazardly generous and gallant.
    [viii] nguyên văn: foolishly and meanly wise.
    [ix] Julian người xứ Norwich (Juliana of Norwich, 1342-kh. 1416): nhà huyền học thời trung cổ người Anh. Bà đã viết về những khải thị của mình trong cuốn sách có tựa đề Sixteen Revelations of Divine Love (tạm dịch: Mười sáu mặc khải về tình yêu thần thánh).
    [x] nguyên văn: blazing poetry of the fact.

    HẾT
  5. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Elias Canetti
    Elias Canetti
    Ở Canetti , nỗi đam mê tri thức được kết hợp với trách nhiệm đạo đức mà, theo chính lời ông, ?ođược nuôi dưỡng bằng lòng khoan dung?.
    (25/07/1905 - 14/8/1994)
    Giải Nobel Văn học 1981
    * Nhà văn Anh gốc Do Thái, viết bằng tiếng Đức
    * Nơi sinh: Ruse (Bulgaria)
    * Nơi mất: Zürich (Thụy Sĩ)


    Elias Canetti được trao giải Nobel vì sáng tác của ông giàu tính tư tưởng, có sức mạnh nghệ thuật và thể hiện một thế giới quan rộng lớn. Tiểu thuyết Mù lòa được đánh giá là một trong không nhiều các cuốn sách vĩ đại của thế kỉ XX, viết về sự điên rồ của con người, vạch trần bộ mặt của chủ nghĩa phát xít, từng bị cấm lưu hành ở Đức dưới thời Hitler.
    Elias Canetti sinh tại thành phố cảng Rustschuk thuộc hạ lưu sông Danube, Bulgaria, trong một gia đình Do Thái lưu vong đến từ Tây Ban Nha. Từ nhỏ E. Canetti sống trong môi trường đa ngữ; ông nội biết 17 thứ tiếng.
    Năm 1911, gia đình ông chuyển sang nước Anh; sau cái chết bất ngờ của người cha năm 1913, một thảm họa có tầm quan trọng quyết định tới tương lai của E. Canetti, gia đình ông lại rời sang Vienna (Áo). Trong thời gian 1916-1924, E. Canetti học phổ thông tại Zürich và Frankfurt, sau đó vào khoa Hóa của Đại học Tổng hợp Vienna theo nguyện vọng của người mẹ, tốt nghiệp năm 1929. Tuy nhiên E. Canetti vẫn luôn mong ước trở thành nhà văn, đồng thời vì hoàn toàn không có hứng thú với ngành hóa học, ông đã quyết định theo nghiệp văn chương.
    E. Canetti bắt đầu viết văn từ khi còn học phổ thông, năm 16 tuổi có tác phẩm kịch thơ đầu tiên Junius Brutus. Cuối những năm 1920, E. Canetti gặp gỡ với một số nhà văn nổi tiếng thời đó và dự định viết bộ sách 8 tập về sự mất trí của con người, và năm 1935 ra đời cuốn tiểu thuyết đầu tiên cũng là cuốn cuối cùng mang tên Mù lòa, trong đó ông lên án gay gắt sự mù lòa và bất lực đến sửng sốt trong hành động của giới trí thức Châu Âu trước hiểm họa tiếm quyền của chủ nghĩa phát xít. Tác phẩm được T. Mann đánh giá rất cao, nhưng mấy năm sau bị chính quyền Đức chính thức cấm lưu hành. Đầu những năm 1930 ông xuất bản hai vở kịch báo hiệu sự xuất hiện trào lưu kịch phi lí.
    Năm 1938, nước Áo bị sáp nhập vào Đức, người Do Thái bị truy bức, E. Canetti lưu vong đến Paris, sau một năm sang định cư tại London. Những biến cố do sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít tại Châu Âu khiến E. Canetti tự buộc mình ngừng hoạt động trên văn đàn, tập trung nghiên cứu một cách khoa học vấn đề quần chúng và hiện tượng quyền lực. Năm 1960 ra đời kết quả những nghiên cứu lí luận suốt hơn hai mươi năm của E. Canetti - công trình Quần chúng và quyền lực mà trong đó mọi ranh giới thể loại bị phá bỏ. Tác phẩm mô tả những bản năng cổ xưa xác lập hành vi của con người. E. Canetti chối bỏ một cách có ý thức hệ thống thuật ngữ khoa học được thừa nhận chung mà thử tìm kiếm những thuật ngữ mới, đơn giản và dễ hiểu hơn. Điều này phù hợp với thái độ phủ định mọi hệ thống tư duy trừu tượng mà theo ý kiến của ông là cản trở tự do đạt tới chân lí.
    Ngoài công trình trên, E. Canetti còn viết nhiều bút kí và hồi kí, những tác phẩm này không chỉ thành công với đông đảo độc giả mà cả với các nhà phê bình. Sáu năm sau khi nhận giải Nobel ông cho ra đời bộ hồi kí Trái tim bí ẩn của đồng hồ viết về đời sống chính trị và văn hóa ở Trung Âu đầu thế kỉ XX.
    Năm 1952, ông nhập quốc tịch Anh. E. Canetti có hai đời vợ; những năm cuối đời sống ở London và Zürich. Ông mất ở tuổi 89. Là một nhà văn gốc Do Thái sống trong thời loạn lạc, cuộc đời E. Canetti nhiều gian nan, đầy đọa, nương ông vượt lên và để lại những tác phẩm bất hủ. Ông nói: "Vì tôi là người Do Thái, nên ngôn ngữ trí tuệ của tôi là tiếng Đức, nhơng tôi mang trong mình di sản của tất cả các dân tộc."
    * Tác phẩm:
    - Junius Brutus (1925), kịch thơ.
    - Đám cưới (Die Hochzeit, 1932), kịch [Wedding].
    - Hài kịch phù hoa (Die Komödie der Eitelkeit, 1934), kịch.
    - Mù lòa (Die Blendung, 1935), tiểu thuyết.
    - Những kẻ hữu hạn (Die Befristeten, 1952), kịch, dàn dựng ở Anh năm 1956 [Life-Terms].
    - Quần chúng và quyền lực (Masse und Macht, 1960), công trình khảo cứu [Crowds and power].
    - Bút kí (Aufzeichnungen,1942-1948, 1965).
    - Người tỉnh lẻ (Die Provinz des Menschen: Aufzeichnungen, 1973), bút kí.
    - Tiếng nói Marrakesh (Die Stimmen von Marrakesche, 1967), sách du lịch [The voices of Marrakesh].
    - Vụ án khác của Kafka: những bức thư gửi Felice (Der andere Prozess Kafkas: Briefe an Felice, 1969), tiểu luận [Kafka?Ts other trial: The letters to Felice].
    - Ngôn ngữ được giải thoát (Die gerettete Zunge, 1977), hồi kí [The tongue set free].
    - Ngọn đuốc trong tai (Die Fackel im Ohr, 1980), hồi kí [The torch in the ear].
    - Trái tim bí ẩn của đồng hồ (Das Geheimherz der Uhr, 1981).
    - Nháy mắt (Das augenspiel, 1985), hồi kí [The play of the eyes].

  6. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy Điển
    Tiến sĩ Johannes Edfelt, Viện Hàn lâm Thụy Điển

    Muôn tâu Hoàng thượng, kính thưa chư vị hoàng gia, thưa quý ông quý bà,
    Tác giả Canetti, kẻ lưu đày và công dân thế giới, có một quê hương bản quán, ấy là ngôn ngữ Đức. Ông chưa bao giờ từ bỏ nó, và ông thường xuyên thú nhận tình yêu của mình đối với những biểu hiện cao nhất của văn hóa cổ điển Đức.
    Trong một bài phát biểu ở Vienna vào năm 1936 Canetti đã ca ngợi Hermann Broch như một trong số ít các nhà văn tiêu biểu đương thời. Theo Canetti, người ta có thể có những đòi hỏi bức thiết nào đối với con người tiêu biểu đích thực? Anh ta phải bị thời đại mình biến thành ?otên nô lệ thấp hèn nhất? của nó song vẫn đối lập với nó; trong ý muốn [đạt tới] tính phổ quát, anh ta phải tổng kết thời đại mình, và anh ta phải có ý niệm rất rõ ràng ?ovề những ấn tượng đối với bầu không khí? (the most distinct ?oconception of atmospheric impressions?). Những tiêu chí đó cũng đặc trưng cho sáng tác của chính Canetti. Được theo đuổi theo nhiều hướng khác nhau và bao hàm nhiều thể loại, các tác phẩm đó được nối kết với nhau bằng một nhân cách độc sáng và mạnh mẽ.
    Thành tựu văn chương thuần túy nổi bật nhất của ông là cuốn tiểu thuyết vĩ đại Die Blendung (?oAuto da Fé?) xuất bản năm 1935 nhưng chỉ trong những thập niên gần đây mới đạt được tác động đầy đủ: trong bối cảnh nền chính trị tàn bạo dựa trên sức mạnh của nước [Đức] quốc xã, cuốn tiểu thuyết có một bối cảnh sâu sắc hơn.
    Die Blendung là một phần của một loạt tiểu thuyết theo dự định ban đầu của nhà văn, loạt tiểu thuyết này sẽ có dạng một ?otấn trò đời về những kẻ điên? (comédie humaine of madmen). Cuốn sách có những yếu tố hoang đường ma quỷ rõ ràng có liên hệ với các nhà văn Nga thế kỷ 19 như Gogol và Dostoyevsky. Một khía cạnh có tầm quan trọng then chốt, ấy là khi Die Blendung được một số nhà phê bình xem như một ẩn dụ cơ bản duy nhất (single fundamental metaphor) cho mối đe dọa của ?ocon người đám đông? bên trong chính chúng ta. Cũng gần gũi như vậy là quan điểm mà từ đó cuốn tiểu thuyết nổi bật như một công trình nghiên cứu về một loại người tự cô lập mình trong sự chuyên biệt hóa tự lấy mình làm đủ, chỉ để rồi thất bại vô vọng trong một thế giới những thực tại phũ phàng.
    Die Blendung dẫn đến cuộc khảo sát lớn về nguồn gốc, bố cục và các mẫu hình phản ứng của những phong trào quần chúng mà Canetti, sau nhiều thập kỷ nghiên cứu, đã cho xuất bản cùng với Masse und Macht (?oQuần chúng và quyền lực?) năm 1960. Đó là một tác phẩm có thẩm quyền của một nhà uyên bác, người có thể phơi bày một lượng nhiều đến choáng người những quan điểm về hành vi của con người với tư cách những sinh thể đám đông. Trong sự phân tích mà căn bản là mang tính lịch sử, điều ông muồn phơi bày và công kích bằng cách khảo sát kỹ lưỡng nguồn gốc và bản tính của quần chúng, xét đến cùng, là tôn giáo của quyền lực. Sự sống còn trở thành hạt nhân của quyền lực. Rốt cuộc kẻ tử thù là bản thân cái chết: đây là một chủ đề trung tâm, được bám lấy với một sức mạnh thống thiết lạ lùng, trong sáng tác văn chương của Canetti.
    Ngoài tác phẩm chuyên sâu về Quần chúng và quyền lực Canetti còn viết nhiều bài ký mang tính cách ngôn được xuất bản thành nhiều tập. Sự hài hước phong nhiêu và châm biếm trào lộng trong sự quan sát hành vi của con người, lòng ghê tởm đối với chiến tranh và tàn phá, nỗi cay đắng khi nghĩ đến sự ngắn ngủi của cuộc đời, đó là những đặc trưng tiêu biểu ở đây.
    Ba vở kịch của Canetti đều ít nhiều thuộc loại phi lý. Trong sự khắc họa những hoàn cảnh cực đoan, thường là mô tả sự tầm thường của con người, những chiếc ?omặt nạ âm học? đó ?" như chính Canetti gọi ?" cho ta một cái nhìn thú vị vào thế giới ý tưởng độc đáo của ông.
    Trong số nhiều công trình nghiên cứu mang tính chân dung với cái nhìn sắc sảo của ông, đặc biệt đáng cho ta nhắc tới là Der andere Prozess (?oVụ án khác của Kafka?), trong đó ông chuyên tâm nghiên cứu mối quan hệ phức tạp giữa Kafka với Felice Bauer. Công trình nghiên cứu này phân tích bức tranh về một con người mà cuộc đời và tác phẩm là đồng nghĩa với sự từ bỏ quyền lực.
    Cuối cùng, nổi bật lên như một đỉnh cao trong sáng tác của Canetti là các hồi ký của ông, đến nay đã được in thành hai tập lớn. Trong những hồi ức này về thời thơ ấu và thời thanh niên, Canetti bộc lộ đầy đủ sức miêu tả mãnh liệt mang tính sử thi của mình. Một phần lớn đời sống chính trị và văn hóa Trung Âu vào đầu những năm 1900 ?" đặc biệt là hình thái ở Vienna - được phản ánh trong các hồi ký này. Những môi trường khác thường, nhiều số phận con người đặc sắc mà Canetti đã gặp, và con đường học vấn có một không hai của ông ?" luôn luôn nhằm đến tri thức phổ quát ?" hiển hiện ở đây với một phong cách và sự trong sáng mà rất ít hồi ký viết bằng tiếng Đức trong thế kỷ này sánh được.
    Thưa ngài Canetti! Với sáng tác đa dạng của ngài, những sáng tác tấn công vào các khuynh hướng bệnh hoạn trong thời đại chúng ta, ngài mong muốn phụng sự cho nhân loại. Ở ngài nỗi đam mê tri thức được kết hợp với trách nhiệm đạo đức mà ?" theo chính lời ngài ?" ?ođược nuôi dưỡng bằng lòng khoan dung?. Tôi muốn chuyển đến ngài lời chúc mừng nồng nhiệt của Viện Hàn lâm Thụy Điển, và xin mời ngài nhận giải thưởng Nobel văn chương năm nay từ tay Hoàng Thượng.

  7. ly_tieu_long_19121985

    ly_tieu_long_19121985 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2006
    Bài viết:
    773
    Đã được thích:
    0
    Diễn từ
    Kính thưa Đức Vua, thưa toàn thể Hoàng gia, thưa các quý bà, quý ông!
    Với một thành phố, dù chỉ quen biết thôi, ta đã cảm thấy nặng ân tình với nó rồi, song với một thành phố mà ta mong muốn được làm quen và từ lâu đã ao ước một cách vô vọng về nó thì mối ân tình này có lẽ còn sâu nặng hơn nhiều. Tôi tin rằng trong cuộc đời một con người cũng tồn tại những thành phố kỳ vĩ trải qua sự đe dọa, sự vô biên khôn lường hay sự biến động mà trở thành những hình tượng tuyệt tác. Với tôi đó là Vienna, London và Zurich.
    Có lẽ chỉ là sự tình cờ mà đó là ba thành phố này, nhưng sự tình cờ ấy còn có tên là châu Âu, và chẳng lẽ lại lên án châu Âu nhiều thế, - vì còn có gì lại không xuất phát từ nó nữa ! ?" ngày nay, bởi dưới bóng tối của cái hơi thở mà ta đang sống đè trĩu lên châu Âu, nên ta cũng run sợ trước hết cho châu Âu. Vì rằng lục địa này, nơi nhiều người mang ơn nó, cũng mang một lỗi lầm lớn và nó cần có thời gian để sửa chữa những lỗi lầm. Chúng ta vô cùng ao ước cho châu Âu đạt đến thời kỳ đó, thời kỳ mà những điều tốt lành nối tiếp nhau trải rộng khắp trái đất, một thời kỳ thánh thiện đến nỗi không ai trên thế giới này còn có lý do gì để nguyền rủa cái tên châu Âu nữa.
    Trong đời tôi có bốn người thuộc về một châu Âu thật sự và muộn màng đó, và tôi không hề muốn tách rời với họ. Họ là những người tôi mang ơn về việc hôm nay tôi được đứng đây trước quý vị và tôi xin được nêu tên của họ ra đây cùng quý vị. Người thứ nhất là Karl Kraus, nhà trào phúng vĩ đại nhất của ngôn ngữ Đức. Ông đã dạy tôi biết nghe, biết đắm say không rời những âm thanh của thành Vienna. Và quan trọng hơn là ông đã làm cho tôi miễn dịch với chiến tranh, một sự miễn dịch mà ngày đó rất cần thiết với Nhiều Người.
    Kể từ sau Hiroshima đến nay, mọi người đều biết thế nào là chiến tranh, và hy vọng duy nhất của chúng ta là cái điều mọi người đều biết đó. Người thứ hai là Franz Kafka, người đã biết cách tự thu nhỏ mình lại và do vậy mà trốn được khỏi quyền lực. Tôi đến với ông do cái bài học để đời đó, cái cần thiết nhất trong tất cả mọi thứ. Người thứ ba là Robert Musil và người thứ tư ?" Hermann Broch thì tôi được biết khi ở thành Vienna. Robert Musil làm say hồn tôi đến tận hôm nay, và có lẽ mãi những năm gần đây tôi mới nắm bắt tác phẩm của ông một cách đầy đủ. Ngày đó ở Vienna tôi mới chỉ lĩnh hội được một phần các tác phẩm ấy và điều tôi học được ở ông là cái khó nhất: rằng người ta mất cả chục năm trời để sáng tạo ra một tác phẩm mà chẳng biết liệu có hoàn thiện được không, một sự táo bạo liều lĩnh chủ yếu xuất phát từ lòng kiên nhẫn, mà với điều kiện là có sự bền bỉ gần như quá sức con người.
    Với Hermann Broch thì tôi là bạn. Tôi không nghĩ là tác phẩm của ông ảnh hưởng đến tôi, nhưng trong quan hệ với ông, tôi biết tài năng nào đã đưa ông đến tác phẩm đó: cái tài năng đó chính là nhịp thở - trí nhớ. Từ dạo đó tôi đã ngẫm ngợi nhiều về chuyện nhịp thở và sự quan tâm đến nó đã giúp ích cho tôi.
    Trong ngày hôm nay tôi không thể không nhớ đến bốn người này. Giá như còn sống, chắc một trong số họ sẽ đứng vào chỗ của tôi. Xin quý vị đừng cho đó là một sự ngạo mạn nếu tôi nói vật vì tôi không có quyền quyết định ở đây. Nhưng từ đáy lòng mình tôi xin chân thành cảm ơn quý vị và tôi nghĩ rằng tôi chỉ được phép làm thế sau khi đã bày tỏ lòng công khai trước quý vị sự hàm ơn của tôi với bốn người đã nêu trên.

    nobelprize.org
    HẾT

Chia sẻ trang này