1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng kết các giai đoạn Lịch sử Việt nam trong thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Dilac, 28/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Tổng kết các giai đoạn Lịch sử Việt nam trong thế kỷ 20

    Giai đoạn đến trước 1930

    Sau khi Thực dân Pháp xâm chiếm Việt nam, bắt đầu giai đoạn khai thác thuộc địa tại đây, thì nước Việt chìm đắm trong đêm đông nô lệ.

    Thương thay cái kiếp đi phu
    Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng.

    Lúc này, các phong trào yêu nước đều bị thất bại và vùi trong bể máu. Các cuộc khởi nghĩa Cần vương do những người đi theo tư tưởng phong kiến, trung quân ái quốc từ Tôn Thất Thuyết, Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng... vì không tạo được phong trào lan rộng nên đều bị bao vây, rồi tiêu diệt. Còn lại, phần đông Đại phong kiến Việt nam đều ôm chân đế quốc để hút máu nhân dân, nên tội ác của chúng không khác gì đế quốc. Ngược lại giới địa chủ nhỏ và phú nông, phần đa số do ảnh hưởng của Khổng giáo và giới Đồ Nho nên rất yêu nước, song trước sự thất bại của cần vương thì hoặc an phận thủ thường, hoặc lắng xuống đợi thời. Và đây cũng là một nguồn cơ bản sản sinh ra những lãnh tụ yêu nước: Nguyễn Ái Quốc, Phạm Văn Đồng, Trần Phú, Hồ Tùng Mậu, Trường Chinh (có thể coi Ngô Đình Diệm cũng trong số này)...nhưng một phần không nhỏ có chút quyền hành cơm thừa canh cặn của thực dân, đã tự biến mình thành một lũ chó săn cho Pháp, điển hình là giới Hương Xã, Lý trưởng tại Miền Bắc.

    Giai cấp nông dân là giai cấp đông đảo nhất nhưng bị vùi đầu vào nỗi lo tồn tại, vô học, nên trở thành đối tượng chính bị áp bức bóc lột, kiếp sống chẳng khác gì con vật. Họ hoàn toàn chẳng có chút ý thức gì về kiếp tôi đòi của mình. Tuy nhiên vì họ rất đông, quá nghèo khổ nên họ cũng dễ dàng lao vào cái chết để mong đổi mới, không phải vận mệnh quốc gia dân tộc gì cả - vì đây là những khái niệm xa lạ với những con người mù chữ, mà là miếng cơm manh áo trước mắt. Nhưng Nông dân vẫn là nông dân, họ thích tư hữu ruộng đất, nhỏ mọn, ích kỷ và rất bàng quan ngay với cả hàng xóm của mình.

    Giai cấp Tư sản Việt nam cũng có sự phân rã tương tự. Một số Đại tư bản góp công góp của với Pháp để vơ vét, điển hình là ở các đồn điền cao su Đông Nam Bộ. Một số khác thì tìm cách chấn hưng bằng cách làm kinh tế để đối ứng với TD Pháp như Bạch Thái Bưởi, Sơn Hà, với mong ước từ sức mạnh kinh tế sẽ dần dần có tiếng nói, hướng tới độc lập. Tuy nhiên, họ đã bị TD Pháp dùng nhiều thủ đoạn bẩn thỉu chèn ép, nên rồi cũng thất bại.

    Bước sang đầu thế kỷ 20, Giai cấp Tiểu Tư sản là gia cấp mới, có học và tiến bộ nhất. Họ đại diện cho một tâng lớp mới, được TD Pháp tạo điều kiện ăn học, tiếp xúc với các nền văn minh và xã hội bên ngoài nên họ hiểu được nỗi đau mất nước, sự ngu dân và lòng tự tôn dân tộc. Họ khao khát được độc lập, được văn minh như Âu châu. Họ đã cung cấp một bộ phận quan trọng cho đội ngũ đi đầu người yêu nước như Nguyễn Đức Cảnh, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Trần Đại Nghĩa, Trần Văn Giàu, Phạm Ngọc Thạch...

    Giai cấp công nhân có tuổi đời mới mẻ như TTS, họ đều là nông dân bị bần cùng hoá không còn đất sống nên bỏ đi làm phu làm phen. Họ cũng không khác gì con vật, nhưng họ có khác hơn là vô sản theo đúng nghĩa đen, và sống tập trung cùng nhau nên rất đoàn kết đùm bọc nhau. Nếu biết thổi đúng vào tâm tư, người ta sẽ dễ dàng tập hợp họ thành một lực lượng rất mạnh mẽ và quyết tử. Mặt khác, do có mối quan hệ huyết thống mật thiết, họ là cầu nối hiệu qủa duy nhất để lôi kéo tầng lớp đông nhất xã hội - Nông dân tham gia cách mạng.

    Tuy nhiên trước nhiều trào lưu cách mạng xã hội, đã đẩy những người đi tìm đường cứu nước vào sự phân rã mạnh mẽ về tư tưởng cứu nước.

    Tư tưởng Tam Dân của Tôn Trung Sơn, được đánh giá là khá phù hợp được một loạt các nhà yêu nước lựa chọn: Nguyễn Thái Học, Lương Ngọc Quyến, Kí con...

    Tư tưởng Châu Á là của người Á, Quân chủ Lập hiến, tự lực tự cường của Nhật bản lôi kéo Phan Bội Châu

    Tư tưởng Pháp Việt đề huề của các nhà Đại tư bản được Phan Chu Trinh ủng hộ.

    Nhưng họ đã thất bại, do nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản nhất vẫn là vì không tập hợp được số đông nhân dân dưới lá cờ của mình. Trong Á tế Á ca Phan Bội Châu kêu gọi đoàn kết đến cả anh nghiện, mà rồi lại quên mất người nông dân. Phần đa họ đã xem thường nông dân, công nhân vì sự dốt nát của những tầng lớp ấy. Không ngờ, đấy chính là cái chìa khoá để đem lại thắng lợi.

    Năm 1911, Nguyễn Ái Quôc đi Pháp, năm 1921 tìm đến luận cương của Lenin, tìm đến CNCS, Người đã hét to lên rằng đây là con đường cứu nước. Qua suốt những luận điểm trước đó, khi các nhà yêu nước coi công nhân, nông dân vì vô học nên không có tinh thần yêu nước, không thể thổi vào họ ngọn lửa giành độc lập, thì nay, đã được Lãnh tụ Nguyễn ngộ ra.

    Là một người tôn sùng chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn, nhưng sự gập ghềnh của cách mạng Tân Hợi đã khiến không ít người nản lòng, trong đó có Lãnh tụ Nguyễn. Tại sao lớp người đông đảo nhất xã hội này lại cứ thờ ơ đứng ngoài? Thì CNCS chính là cái chìa khoá tinh thần. Phải Kết hợp Giải phóng dân tộc với việc giải phóng áp bức bóc lột, đem lại máy móc cho công nhân, ruộng đất cho nông dân. Công nông dân sẽ đi theo, đi đến cùng khi nhận thức được Cách mạng sẽ đổi đời họ, cho họ áo cơm "Mất thì chỉ mất gông xiềng, mà được thì được tất cả". Và lịch sử sau này đã chứng minh hùng hồn phát kiến vĩ đại này. Nguyễn Ái Quốc chọn CMVS vì nó giúp người tập hợp được công nhân và nông dân, CNCS đã là phương tiện hữu hiệu nhất, đúng đắn nhất đối với thực tế Việt nam để giải phóng dân tộc. Thế là xuất hiện thêm một luồng tư tưởng mới, tư tưởng của CN Marx-Lenin

    Tuy nhiên, CN Marx-Lenin là một luận điểm rất phức tạp, đem lại nhiều cách hiểu và vận dụng, phát triển. Đến như Tito, Stalin, Trostky, Mao..chẳng ai chịu ai là đúng, cho nên "chỉ vì một cái lúm đồng tiền, người ta đã phải cưới nguyên cả một người đàn bà". Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ lại càng không có cơ hội để "biên soạn". Vì vậy, mà vẫn còn những khúc quanh.

    (còn tiếp)
  2. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Nói chuyện đi phu các đồn điên cao su thời trước 1945 chút. Theo mình biết thì người đi làm các đồn điền cao su thời đó là phải tình nguyện ghi tên. Chủ đồn điền đến kiểm tra sức khoẻ từ những người đăng ký đó. Ai đủ tiêu chuẩn thì họ đưa lên tàu vào nam. Tiền đi tàu mình không rõ ai trả.
    Trong phim Đông Dương (đã trình chiếu tại VN), có cảnh nói về chi tiết này.
    Giờ tôi nghiệm lại thì thấy na ná giống cách tuyển lao động ta đi làm việc ở nước ngoài. Người lao động cũng phải đăng ký ghi tên và kiểm tra sức khoẻ.
    Có khác là ngày trước để được đi làm ở các đồn điền phía nam thì họ không phải đóng tiền. Còn nay để được đi xuất khẩu lao động thì người lao động phải một số tiền không nhỏ.
    Một chi tiết nhỏ để các bạn suy ngẫm .
  3. LananhHP

    LananhHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Giai đoạn 1930 đến 1945
    Việc soạn ra "Đường Cách Mệnh" để đào tạo ra lớp CB CS đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đã thấy rõ tư tưởng Hoà trộn giữa CN Marx-Lenin và Tam dân của Tôn Tiên sinh. Nặng với tư tưởng đặt vận mệnh quốc gia lên trên, 3.2.1930 ********************** đã ra đời bằng sự thống nhất giữa ba TC CS Đông dương CS Đảng, An nam CS Đảng và Đông dương CS Liên đoàn với khẩu hiện "Đánh đổ Đế quốc giành độc lập, Đánh đổ Phong kiến đem lại ruộng đất cho nông dân", thể hiện rõ ý chí của một cuộc CM Dân chủ TS.
    Tuy nhiên, 10.1930 Trần Phú với sự uỷ nhiệm của Stalin đã về "làm lại" tất cả. Khẩu hiệu nặng về đấu tranh giai cấp bị đặt lên trên giải phóng dân tộc. Lần này, việc tập hợp của Giai cấp CN, ND lại không lôi kéo được những con người ưu tú, có học của giai cấp khác vì "trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ". Những người công nông đã không tạo ra được khối đại đoàn kết dân tộc, không được những cái đầu khôn ngoan dẫn dắt, đã mang gậy gộc cuốc xẻng đâm đầu thẳng vào họng súng, máy bay, đại bác. Phong trào 1930 bị dìm vào bể máu, nhiều CB CS bị bắt, bị chém, bị tù đày. Bản thân lãnh tụ Nguyễn thì bị quy là dân tộc cải lương và đi học lí luận dài ngày. May mắn đầu tiên là sự thành công của Đảng XH Pháp đem đến phong trào dân chủ Đông dương 1936-1939 đã làm giảm bớt phần nào sự khủng bố của TD Pháp đối với Đảng CS Đông dương (Lúc này đã vội đổi tên thành Đảng Dân chủ Đông dương). Nhiều nhà lãnh đạo xuất thân từ hàng ngũ tri thức đã phải đi "vô sản hoá" để hiểu hơn về GC CN nói lên sự lệch lạc, thiếu sâu sát của những người CS trên lí thuyết với thực tế giai cấp. Nhưng những cái đầu nóng vẫn chưa hết, kết quả là Khởi nghĩa Nam Kỳ 1940 đã gây ra một cuộc đổ máu lớn. Đây là một thời kì đen tối, nhưng cũng đầy huy hoàng. Cho đến nay tuy vẫn còn rất nhiều các cuộc tranh cãi xoay quanh nhiều nghi vấn để lại nhưng nó đã đem lại rất nhiều ý nghĩa:
    Cách mạng VN hiểu hơn nữa về mối quan hệ giữa CM GP DT và Phong trào VS, hiểu rõ thủ đoạn tàn bạo của CN Đế quốc. Giai cấp CN và ND trưởng thành hơn, khôn ngoan trong chiến đấu.
    Nhiều "cái đầu nóng" đã hoặc không còn hoặc nguội bớt để tạo ra điều kiện cho việc hình thành khối đại đoàn kết dân tộc, tạo ra một mặt trận rộng lớn trong công cuộc giành độc lập.
    Bài học lớn nhất tiếp thu được là: Các tầng lớp khác đã thất bại vì không lôi kéo được Công nhân và Nông dân, nhưng đến lượt Công Nông cũng không thể giành được thắng lợi nếu không đoàn kết với các tầng lớp khác, thậm chí trao quyền dẫn dắt cho họ. Cha ông đã day "một người lo bằng một kho người làm", nếu ví như khi trước cái đầu thông minh (Tri tức TTS dẫn dắt) nhưng chân tay èo uột (ít người) nên thua, thì nay sức đã mạnh (hơn 90% dân tộc), nhưng thiếu đầu óc khôn ngoan thì có khác nào gã khổng lồ mù quáng.
    Thế rồi Thế giới đã xuất hiện những thiên cơ cho dân tộc Việt.
    Năm 1939 Chiến tranh Thế giới bùng nổ. Nhật nhảy vào Đông dương 1940. Ngay từ đó Lãnh tụ Nguyễn đã nhận ra sự thất bại tất yếu của phe trục và lên kế hoạch hành động.
    Năm 1941 Nguyễn Ái Quốc trở lại vị trí thống soái cách mạng Việt nam với công cuộc cải cách đường lối kinh người. Đảng CS Đông dương tự tuyên bố giải tán (Sau này người ta bảo là đi vào bí mật- nhưng sự thật thế nào thì Stalin đã phán "Các đồng chí tưởng đánh lừa được địch, hoá ra lại đánh lừa chính chúng tôi" - Đã nói hộ bản chất thực của sự kiện). 19.5.1941 Mặt trận ********* ra đời đã tập hợp dưới ngọn cờ cứu nước trọn vẹn tất cả những người Việt yêu nước.
    Nhật nhảy vào Đông dương, Pháp bị Đức chiếm đóng. Người Pháp ở Đông dương tiếng là theo Petain, đồng minh phe trục nhưng phần hồn không ít người thuộc về Tướng De Gaule.
    Mặt trận ********* của Nguyễn Ái Quốc nhanh chóng phân hoá kẻ thù bằng sách lược phối hợp với lực lượng Đồng Minh chống Nhật. Sĩ quan OSCE Mỹ đã cấp vũ khí, huấn luyện cho *********. Mặt trận ********* tạo điều kiện cho lính Pháp tìm đường về Trùng Khánh.
    Tất cả những việc làm ấy là một kế hoạch thật khôn ngoan, sâu sắc, hợp lẽ và mỹ mãn. Sự kết hợp tài tình của tư tưởng CS để lôi kéo quần chúng, Chủ nghĩa Yêu nước, tư tưởng CM Dân chủ TS để tập hợp những người yêu nước ở mọi tầng lớp, sự rào đón khéo léo để tạo môi trường Quốc tế thuận lợi. Tất cả những bước chuẩn bị tuyệt vời ấy đã đặt cả dân tộc ta trong tư thế sẵn sàng giành độc lập khi có thời cơ. 19.12.1944 Đội Việt nam TT GPQ ra đời, giành lấy quyền kiểm soát Thái Nguyên.
    Đầu năm 1945, Miền Bắc Việt nam đang rên xiết vì nạm đói do Nhật Pháp gây ra. 2 triệu người chết. ********* là lực lượng duy nhất đang dẫn đầu bà con nông dân đi phá kho thóc của Nhật để cứu đói. Tiêng gọi của ********* đã trở thành tiếng gọi của niềm hy vọng, của sự sống.
    Và thời cơ đến: Quân Phiệt Nhật đầu hàng
    15 tháng 8.1945 Tổng bộ ********* hạ lệnh tổng khởi nghĩa. Lúc này đã có ba tỉnh chẳng chờ lệnh đã giành luôn chính quyền. Tại Hà nội, tuy chẳng nhận được lệnh gì (vì thông tin liên lạc thời đó qua kém) thì 19.8 phái bộ ********* ở đây cũng tự động cướp chính quyền. Các địa phương nghe tin đều lần lượt nổi dây. Chỉ trong vòng một tháng chính quyền từ cấp xã đều vào tay *********. Nào khác gì đồng diễn! Nếu không được chuẩn bị, liệu có ai làm nổi. Vua Bảo Đại, đã tự tay trao gươm cho ********* với câu nói hay nhất trong đời ông ta "Tôi thà làm một công dân nước Việt nam độc lập, còn hơn làm vua bù nhìn"- Câu nói như là cái đinh, sự khẳng định sự đúng đắn chính nghĩa của *********, dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Ái Quốc.
    2.9 .1945 Nguyễn Ái Quốc dưới cái tên mới Hồ Chí Minh chính thức đọc bản Tuyên Ngôn Việt nam độc lập, có sự diện kiến của sỹ quan Mỹ và máy bay Mỹ lướt qua bầu trời như một sự công nhận "Dân tộc Việt nam có quyền hưởng tự do, độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do, độc lập". Việc trích dẫn Tuyên ngôn của CM Pháp và Nhân quyền của Mỹ như một lời gián tiếp khẳng định Việt nam sẽ là một nược thực sự dân chủ, cộng hoà theo đường lối tam dân. Cũng trong bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã nhìn trước việc Pháp sẽ quay lại, sự nghiệp bảo vệ nền độc lập đã bắt đầu. Tuyên ngôn Độc lập Việt nam không một từ nhắc đến "Đảng", đến "Cộng sản" hay "CNXH". Nó thực sự sống mãi với mọi hoàn cảnh của dân tộc.
    (Cho đên nay, vẫn không thiếu kẻ vu vơ cho rằng ********* bằng những thủ đoạn khôn khéo giành được chính quyền trong giai đoạn quyền lực bị bỏ trống. Cướp thành quả của những Đảng phái khác. Đúng là có khoảng trống quyền lực khi Nhật đầu hàng, chưa một lực lượng Đồng Minh nào kịp có mặt tại Đông dương nhưng không ai có thể phủ nhận là ********* đã ém sẵn mọi nơi. Sự sẵn sàng ấy đã làm nên dòng điện Tháng 8.1945. Nếu đã có sự ủng hộ của Quần chúng, đã chuẩn bị sẵn sàng, tại sao họ không làm như *********. Đúng ra là họ chẳng làm và chẳng thể làm được. Có chăng như VN CMĐ và QDĐ đã ôm chân Tàu về đòi ăn phần. Đã thế họ còn gây ra những vết nhơ Ôn Như Hầu, thì ai mà dung cho được! Thực tế ********* đã hội đủ cả ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà. ********* đã có sự chung tay chung sức của cả dân tộc, có sức sống và niềm tin trong từng người dân để làm nên Mùa Thu Lịch sử năm Ất Dậu)
  4. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ ngưòi ta đi nước ngoài để kiếm tiền làm giàu, còn thời đó, người ta không có cơm ăn nên phải" tình nguyện đi làm phu cao su"
    Bác bảo người ta suy ngẫm nhưng bác chả chịu suy ngẫm cái gì cả. Bác chỉ thấy cái mà bác muốn thấy. CÒn lại thì mặc kệ. Bác là thầy lang, đừng có đưa cái nhìn của mìn ra một cách lộ liễu như vậy bác à.VÌ như vậy ai cũng bảo bác là cái đò lang băm thối thôi. XIn bác tự trọng!
  5. bulubuloa

    bulubuloa Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    3.484
    Đã được thích:
    4.274
    Càng đọc càng thấy cậu Gmail cũng chả khác gì cái đám bên dat viet, mới vào thì đầy thông thái, lắm tin tức. Giọng nói thì lúc nào cũng ra vẻ khách quan, chỉ đưa ra tin tức! Thế mà bây giờ còn tự phong là Lang Băm chữa bệnh đấy!! Khổ, càng nói càng lòi đuôi !!! Chắc cũng giống "thầy" vừa mất mấy chục tỉ đô!
    Được bulubuloa sửa chữa / chuyển vào 00:47 ngày 29/10/2005
  6. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Lại nói cố rồi bạn. Ta xuất khẩu lao động qua bên Malaysia là để xoá đói giảm nghèo đó. Chị em ta sang bên Đài Loan làm lao công cũng vậy.
    Có khác là quan niệm nghèo đói (của thế giới) giờ khác 70 năm về trước. Còn căn bản của sự việc tha hương để kiếm sống hoàn toàn không thay đổi.
    Bạn còn thắc mắc gì không?
  7. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.747
    Đã được thích:
    10.146
    Vậy nhà nước ta đang cố phát triển kinh tế để làm gì vậy ? Cái khác nhau giữa 1 chính phủ dân tộc và chính phủ thực dân là mục tiêu và tấm lòng kìa. Ta cho đi lao động nước ngoài đi để hy vọng người lao động có 1 ngày mai khá hơn, còn bọn thực dân nó hy vọng vào 1 khoảng lợi nhuận lớn hơn cậu hiểu chứ ?
  8. Gmail1234

    Gmail1234 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2005
    Bài viết:
    250
    Đã được thích:
    0
    Cái mình muốn đặt trọng tâm vào là sự đô hộ của thực dân trên người dân VN. Tụi tư bản thực dân Đài Loan, Malaysia hy vọng vào gì ở người lao động VN thì chắc bạn cũng biết. Vậy câu hỏi liệu người dân VN ngày nay đã thoát khỏi ách đô hộ của thực dân đế quốc chưa thì cũng đã có câu trả lời mà mình không cần nhắc lại.
    Đồng ý? Nếu đồng ý thì mình đi tiếp vào vấn đề "giải phóng dân tộc" .
  9. Mr_Hoang

    Mr_Hoang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2004
    Bài viết:
    8.747
    Đã được thích:
    10.146
    Sự đô hộ nghĩa là gì? Cũng có người Mỹ đi làm công cho các công ty Trung Quốc đấy, bọn tư bản TQ bóc lột người Mỹ đi làm thuê cho chúng, vậy ra TQ đô hộ Mỹ à. Gmail à, đừng có biến mình thành thằng hề nữa, hợp tác quốc tế thì thằng nào cũng có 1 phần của míếng bánh cả, không như cái kiểu cướp cạn của thực dân đâu.
  10. great_sephiroth

    great_sephiroth Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    19/09/2005
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Vậy trước hết bạn nên định nghĩa từ "đô hộ" đã

Chia sẻ trang này