1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng kết các giai đoạn Lịch sử Việt nam trong thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Dilac, 28/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Sự ra đi (giai đoạn đầu) của người Việt vì một số nguyên nhân như sau:
    1. Nó được khởi xướng trước hết vì sự ra đi của người Hoa, bị rất nhiều phía trong đó có cả chính quyền sở tại ngấm ngầm thúc đẩy. Số phận của những người Hoa dùng thuyền chạy được sang phương Tây lúc đầu khá hấp dẫn, tạo nên một ?ogiấc mơ hồng? cho số người đang kẹt ở lại.
    2. Do chính sách khắc nghiệt về cải tạo các sĩ quan binh lính và công viên chức chế độ cũ cùng thái độ kỳ thị đối xử với họ lúc hoà nhập xã hội, do quá trình cải tạo công thương nghiệp nên gần như đẩy họ vào con đường phải ra đi.
    3. Do nền kinh tế quá đói kém, khiến cho một bộ phận lớn dân cư đô thị miền Nam vốn chưa thể gánh được sự kham khổ và đã quen với lối sống Tây phương nên liều chết ra đi mong tìm lại ?ongày xưa?
    4. Do lớp người ra đi lúc đầu có tỷ trọng là trí thức, những người khá giả, thương gia, nghệ sĩ? khá cao thể nói là tinh hoa tiềm lực xã hội nên để góp phần ?olàm chảy máu Việt Nam?, Mỹ và phương Tây, Trung Quốc đã có các tác động ngấm ngầm khuyến khích, giúp đỡ. Một điều nữa là trong khi nhu cầu đoàn tụ gia đình ở phía Nam rất lớn, nhưng chưa hề có sự tổ chức của Chương trình ra đi có trật tự.
    5. Do sự không quyết tâm ngăn chặn của chính quyền sở tại, hoặc vì các biện pháp thiếu hữu hiệu, hoặc chính sự hư hỏng tha hoá về đạo đức của CB. Do họ có thể kiếm lời nhờ các đồng tiền lót tay của các đường dây tổ chức ra đi phi pháp. Chưa nói đến họ tìm cách đuổi bớt để ?dễ quản lí và thậm chí lấy không tài sản để lại của những người bỏ nước ra đi.
    Đến khi sự ra đi đã trở thành trào lưu và do đồn thổi, kết hợp với hiệu ứng số đông thì sự ra đi bắt đầu vượt ngưỡng và không thể kiểm soát.
    Boat People Việt nam khác xa các nước khác:
    Cuba họ cũng ra đi và rất được khuyến khích ra đi nhưng do xã hội Cuba mức sống không hề thấp, lại có Hỗ trợ Ích lợi Xã hội thuộc loại cao, mặt khác chính phủ rất quyết liệt trong việc ngăn chặn làn sóng rời bỏ đất nước nên có ra đi, nhưng ra đi ồ ạt thị?chào thua.
    Bắc Hàn mấy năm nay mới nghèo đói, chứ trước đây không đến nỗi nào. Chính quyền Bắc Hàn có kiểu giám sát dân cư theo kiểu Ấp Chiến lược của Mỹ trước đây và sẵn sàng bắn bỏ những người ra đi nên dân Hàn trốn rất ít, và muốn trốn cũng sợ mất vía.
    Dân Trung quốc thì biết trốn đi đâu? Số người Hoa ở các nước khác đã đủ làm cho dân cư sở tại sởn gai ốc, nên nếu là người Hoa, họ sẽ ngăn chặn tới cùng, kể cả kéo bỏ ra biển cho chết luôn! Đấy là chưa kể chính quyền nước họ chẳng muốn dây chuyện với chính phủ Trung Quốc vốn nổi tiếng bần tiện, một nước lớn có tên trong hội đồng bảo an LHQ.
  2. flyingmagician

    flyingmagician Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2002
    Bài viết:
    1.720
    Đã được thích:
    1
    Cuba có một thời gian cho tất cả phạm nhân lên thuyền và tống sang Mỹ.
    Trung Quốc ko có boat people nhưng có những đường dây đưa người lậu sang châu Âu châu Mỹ. Có những chuyến container chở ngưòi lậu nhưng thiếu dưỡng khí nên người chở bị chết ngạt. Cách đây ít lâu có vụ một nhóm TQ lừa một nhóm người TQ đi lậu sang Mỹ nhưng ko đưa sang Mỹ mà đưa sang Tp. Hồ Chí Minh rồi bắt cóc đòi tiền chuộc.
  3. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Thực hiện nghị quyết Đại hội IV, Nhà nước tìm cách huy động tổng lực để khắc phục nhanh hậu quả chiến tranh, 1/3 tổng số chi ngân sách được tập trung cho đầu tư xây dựng cơ bản, chủ yếu là xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông, thủy điện, khai hoang, cải tạo đồng ruộng. Theo thống kê người ta phục hóa được 500 nghìn héc-ta, khai hoang 700 nghìn héc-ta, xây dựng mới hàng trăm công trình thủy lợi lớn nhỏ. Diện tích được tưới tiêu bằng các công trình thủy lợi năm 1980 tăng thêm 860 nghìn ha. Nông nghiệp được trang bị thêm 18 nghìn máy kéo, đưa diện tích được cày bừa bằng cơ giới lên 25%. Diện tích rừng trồng mới tăng 580 nghìn héc-ta. Tuy nhiên việc đưa ngày những cán bộ quân đội vào làm công tác lãnh đạo và quản lí kinh tế mà không hề qua khâu đào tạo nào, kết hợp với việc chủ quan, duy ý chí, máy móc quan liêu nặng tính bao cấp, mang nặng sự áp đặt từ thời chiến nên dù có đạt được một số thành tựu, nhưng nhìn chung sự thất thoát, lãng phí làm cho cái giá phải trả trở nên đắt ngoài sức tưởng tượng.
    Việc hợp tác hóa nông nghiệp đã được đẩy mạnh, mở rộng trên phạm vi cả nước với mô hình phổ biến là hợp tác xã sản xuất nông nghiệp bậc cao, theo quy mô toàn xã. Chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa theo mô hình tập thể hóa triệt để, điều chỉnh ruộng đất ở Nam Bộ theo lối cào bằng, thu mua lương thực theo giá thấp, ngăn sông cấm chợ... đã tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp. Hậu quả là sản xuất nông nghiệp sa sút, nhất là ở Nam Bộ. Tính chung cả nước, tất cả các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đều không đạt, trong đó sản lượng lương thực bằng 69%, đàn lợn bằng 61%, cá biển bằng 38%, trồng rừng bằng 48% kế hoạch (con số này thực tế còn xa sự thật).
    Việc không chu cấp nổi hàng nhu yếu phẩm, kết hợp với chế độ tem phiếu đã đẩy cuộc sống người dân vào chân tường. Cả xã hội đang quỳ mọp dưới chân ba ông vua độc quyền Bách Hoá, Lương thực, Thực Phẩm. Việc duy trì lực lượng quân sự ở Campuchia và hậu quả của vai trò vận động do Trung Quốc và Mỹ khởi xướng, cùng với chính sách phong tỏa của Mỹ làm cho người Việt thêm khốn khó do bị cô lập và không thể nhận được sự viện trợ, giúp đỡ từ bên ngoài.
    Người nông dân do không thể tiêu thụ được sản phẩm của mình vì nhà nước độc quyền mua lại với giá gần như cho không. Cơ chế hợp tác bị các nhà quản lí HTX dùng công điểm như một thứ quyền lực, ơn huệ, hoặc chấm theo kiểu chết đói cho người lao động, hoặc ban phát vung vít cho mình hoặc gia đình, phe cánh. Kết quả là đồng ruộng bị bỏ hoang hoá, ngập tràn cỏ năn, cỏ lác.
    Người công nhân ở nhiều nhà máy xí nghiệp đã không có lương mà được trả thẳng bằng sản phẩm mình làm ra. Công nhân nhà máy Sứ Hải dương thì ôm một đống bát sứ méo mó. Công nhân nhà máy điện cơ được phát vài cái quạt con cóc?một số nơi lãnh đạo xí nghiệp ở địa phương liên hệ cho họ một vài mảnh ruộng đầu thừa đuôi thẹo, để họ có thể tự cày cấy nuôi sống bản thân và gia đình?
    Rồi những trí thức, những nhà giáo, những công chức chẳng còn thiết tha với nghề nghiệp. Họ xoay qua việc đi buôn thúng bán mẹt, đầu ngõ cuối chợ và làm tất cả những gì, cho dù mạt hạng nhất để tồn tại. Ở thành thị người ta đã có lúc tưởng quên hẳn mùi vị của hạt cơm, thay vào đó người dân được bán bột mì. Họ bèn đem đi cán thành sợi để ăn dần. Nhưng rồi cả bột mì cũng chẳng có mà ăn, họ phải nhận về những hạt mạch (người ta quen gọi là bo bo). Để ăn được, người ta đã phải dùng đủ mọi thứ như than, củi, rơm, rạ hầm nhiều giờ đồng hồ. Có một số gia đình tư thương vẫn cố xoay sở, nhưng rồi họ lập tức bị chính quyền khám và tịch thu của cải, phương tiện sản xuất vì sản xuất tư nhân là hoàn toàn bị cấm như Nhà kinh doanh điện Hai Con Sáu tại Tây Sơn, Hà Nội, hiệu đàn Sơn Ca Cầu đất Hài phòng ?
    Sự khan hiếm tiền mặt một phần rất lớn do người ta cố tình găm chặt do không muốn và cũng không thể đem chúng vào lưu thông. Để khắc phục và góp phần triệt hạ tận gốc khối tư thương, người ta tiến hành đổi tìên lần thứ I năm 1978 với lượng đổi hạn chế. Thế là sự cóp nhặt của không ít gia đình làm ăn chân chính bỗng nhiên bị mất sạch, gây ra không ít thảm cảnh.
    Trong khi đó, cuộc xung đột biên giới tại phía Bắc lúc âm ỉ, khi bùng phát khiến cho Việt nam vẫn phải duy trì một đội quân thường trực phòng ngự tại đây. Tại Campuchia chính quyền Heng Xomrin không thể tự duy trì mà không có Việt nam. Lực lượng Polpot, Xihanuc và cả tàn quân Lonnon liên kết lại tại biên giới nhằm thực hiện cuộc chiến tranh du kích chống Việt nam, trên thực tế là các cuộc ăn cướp có vũ khí và quấy phá dưới sự bảo trợ của Mỹ và Trung Quốc.
    Việt nam đang xuống đáy vực vì sự góp phần ?olàm chảy máu Việt nam? từ bên ngoài, cũng như chính sách kinh tế ?otự vẫn? bên trong. Nguồn sống duy nhất của hệ thống chính quyền là viện trợ từ Liên Xô, tất nhiên là có hạn, ngày càng giảm và đi kèm với nó là các điều kiện khác.
    Bước sang 1981-1985, chính sách nông nghiệp có những hiệu chỉnh nhất định, nổi bật nhất là việc người ta bắt đầu khoán hạn chế đến nhóm và người lao động. Nhờ đó mà sản lượng lương thực tăng từ 14,4 triệu tấn năm 1980 lên 16,8 triệu tấn năm 1982 và 18,2 triệu tấn năm 1985. Lương thực bình quân năm 1985 đạt 304kg, tăng 13,8% so với năm 1980. Tuy giá trị sản lượng nông nghiệp tăng 5,1%/năm, nhưng vẫn chỉ đạt 95,8% kế hoạch, tình trạng thiếu lương thực nhu yếu phẩm vẫn vô cùng nặng nề. Trong khi đó, vì ưu tiên phát triển công nghiệp nặng, Nhà nước đã dành 35% vốn đầu tư cho công nghiệp, người ta xây thêm 714 xí nghiệp quốc doanh, trong đó 415 xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp nặng. Sản lượng của nhiều ngành công nghiệp tăng lên: trong đó thép tăng 40%, than tăng 12,6%, động cơ điện tăng gấp 3,87 lần, Apatit tăng 56,6%, xi-măng tăng 18,5%, đường tăng 5,3 lần tính đến 1985, nhưng đây là xét về số lượng, còn do chạy theo thành tích nên chất lượng của những sản phẩm này thì do không phải cạnh tranh nên có thể dùng hai từ - thảm hại. Vừa đầu tư dàn trải, vừa thiếu đồng bộ nên nhiều công trình tuy xây dựng xong nhưng đành phải đắp chiếu, hoặc sử dụng với công suất rất thấp, tối đa chỉ bằng 50% thiết kế. Đến năm 1980, nhiều sản phẩm công nghiệp bình quân đầu người thấp hơn mức năm 1976, như: vải chỉ bằng 66,6%, giấy 60,0%, xi-măng 78,1%. May thay, người bắt đầu có cách đánh giá thực tế hơn, không quá viển vông duy ý chí như Đại hội Đảng IV nên vốn xây dựng cơ bản đã được tập trung vào một số công trình trọng điểm, như: các nhà máy xi-măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, giấy Bãi Bằng, thủy điện Hòa Bình, Trị An...Do đó cá biệt một số ngành và sản phẩm công nghiệp cả nước đạt mức khá cao. Năm 1985 sản lượng điện cả nước đạt 456,5 nghìn kW, xây mới 2.188km đường dây tải điện, sản xuất 2.545 nghìn tấn than, 275 nghìn tấn phân bón hóa học, hơn 2 triệu tấn xi-măng, 58,4 nghìn tấn giấy... và thực sự chúng đã thành những đầu tư quý giá cho tương lai.
    Tuy nhiên, từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp, hiệu quả đầu tư công nghiệp vẫn rất thấp, tốc độ tăng trưởng không tương xứng với vốn đầu tư và thiếu ổn định. Năm 1985 nhiều chỉ tiêu bình quân đầu người thậm chí còn thấp hơn năm 1976 lúc chưa cải tạo Công Thương Nghiệp: than chỉ bằng 81%; gạch 65,3%; giấy bìa 86,7%; cá biển 85,4%.
    Tình trạng làm không đủ ăn, thu chi ngân sách phải dựa vào vay và viện trợ nước ngoài đặt Việt nam vào một hoàn cảnh hết sức bi đát. Tính đến năm 1985, nợ nước ngoài lên tới 8,5 tỉ rúp và 1,9 tỉ USD. Bội chi ngân sách năm 1980 là 18,1% và năm 1985 là 36,6%, phải bù đắp bằng phát hành giấy bạc, một kiểu thuế ngầm tàn bạo góp phần làm khánh kiệt tất cả mọi người dân. Chưa hết, một cuộc đổi tiền mới vừa khống chế khối lượng, vừa với tỷ lệ 1:10 được thực hiện nhằm cố tình vớt vát giá trị đồng tiền. Song tai hại nhất là sự rò rỉ thông tin và nạn đầu cơ tiền do chính các quan chức ?obiến chất? một lần nữa góp phần đánh quỵ nền kinh tế, và làm cho việc làm này một mặt nói lên sự nông cạn, dốt nát về kinh tế của các nhà quản lý, một mặt đã trở nên phản tác dụng.
    Đời sống công chức vốn hoàn toàn phụ thuộc vào đồng lương ít ỏi và mớ tem phiếu, nay vì không có nhu yếu phẩm đáp ứng đã trở nên vô giá trị, đã khiến họ không thể tổ chức được cuộc sống. Cả bộ máy bắt đầu lung lay chực quỵ xuống. Nạn chợ đen hoành hành. Người ta vùng vẫy trong cơn cùng quẫn thể hiện bằng các chính sách như bù giá vào lương của Tố Hữu, Trần Phương, và hậu quả tất yếu là tình trạng siêu lạm phát vào năm 1986 với tốc độ tăng giá 774,7%.
    Khủng hoảng kinh tế đã đẩy Việt Nam vào cuối đường hầm.
    Năm 1986, Ông Lê Duẩn từ trần, báo hiệu sự chấm dứt của cách cai trị cứng rắn, bảo thủ, duy ý chí, khiến người ta hy vọng vào những thay đổi tốt hơn trong tương lai.

Chia sẻ trang này