1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng kết các giai đoạn Lịch sử Việt nam trong thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Dilac, 28/10/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. masktuxedo

    masktuxedo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    1.625
    Đã được thích:
    1
    Điều gần như chắc chắn là giai đoạn 45-54 thì vai trò của Bác gần như là nổi bật nhất và quan trọng nhất. Nếu ko có sự lãnh đạo của Bác cũng như là tư tưởng đoàn kết dân tộc của Bác thì Cách Mạng tháng 8 không thể thành công.
  2. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Giai đoạn 1951-1955
    Đầu năm 1951, một sự kiện lịch sử làm nên sự thay đổi cơ bản, Đại hội toàn quốc lần thứ II Đảng Cộng sản. Đảng Cộng sản Đông dương ra công khai với tên mới: Đảng Lao động Việt nam.
    Sự ?otự giản tán? của Đảng CS đã mất tác dụng, thậm chí còn đem lại nhiều khó khăn vì Mỹ và thế giới phương Tây bảo thủ coi ********* là công sản, còn khối cộng sản lại coi ********* là dân tộc tiểu tư sản cải lương. Để được chấp nhận, không còn con đường nào khác, Đảng phải ra công khai, đồng thời ngay lập tức, giành lấy quyền lãnh đạo tối cao. Mặt trận ********* lùi lại phía sau, giữ vai trò đơn thuần là một tổ chức chính trị quần chúng để duy trì khối Đại đoàn kết dân tộc và hiệp thương nhân dân.
    Trong nghị quyết của mình, lần đầu tiên kể từ giành được chính quyền, Chính quyền mới tuyên bố ngay sau khi hoàn thành CM GP DT sẽ lập tức tiến lên xây dựng CNXH. Và thế là, Việt nam chính thức trở thành một bộ phận cách mạng VS Thế giới. Không những thế, nó đã trở thành tuyến đầu.
    Những người trí thức có nguồn gốc TTS hoặc chấp nhận lí tưởng CS hoặc sẽ bị loại khỏi đội ngũ chỉ huy.
    Tuy nhiên, trừ một số ít các CB CS được đào tạo sâu sắc về CN Marx-Lenin, còn phần đông các Đảng viên CS đều đến với ĐCS thông qua con đường CN yêu nước. Các CB CS cao cấp chủ yếu được đào tạo ngay trong nhà tù của TD Pháp, bằng truyền miệng, lẽ đương nhiên nó sẽ bị chủ quan hoá theo cách hiểu của người dạy. Ví dụ, có thời người ta phê phán Trostky mà chẳng hiểu ông là ai, ông đã nói gì. Còn lại, họ hoặc được đào tạo rất ít (ngay bây giờ, các đảng viên mới chỉ học lớp Cảm tình Đảng có 3 ngày, mà nội dung chính là tư tưởng HCM), hoặc chưa được đào tạo, chỉ hiểu một cách đơn thuần là CNCS là con đường cứu nước, đem lại cơm no áo ấm cho nhân dân, kết thúc cuộc cách mạng, tài sản sẽ là của toàn dân. Chủ nghĩa thực dân đế quốc là xấu, là tàn ác, đang là một sự thật hết sức hiển nhiên, do chính các việc làm của Pháp, Nhật và tay sai minh chứng, nên việc đi theo CNCS, đối lập lại để đánh đổ chúng phải được coi là tốt, và thực tế đã có một sức hấp dẫn cuốn hút mạnh mẽ.
    Một thực tế khác là thời năm 1951 phần đông quần chúng có trình độ văn hoá mới qua xoá mù chữ, còn rất hạn chế.
    Trong khi đó, rõ ràng là CN Marx Lenin là một tư tưởng, một luận điểm hết sức phức tạp, cho đến nay nhiều học giả uyên thâm còn tranh cãi quyết liệt. CM VS là một cuộc CM hết sức đặc biệt. Các cuộc CM trước phương thức SX tương ứng đã xuất hiện, lấn át trong lòng XH cũ, việc CM nổ ra đơn giản chỉ là đạp vỡ vỏ trứng cho chú gà con chui ra. Nhưng Phương thức CSCN, thậm chí XHCN là cái gì thì còn hoàn toàn trên lí thuyết, chưa ai tưởng tượng ra. Các cuộc CM trước chỉ nổ ra khi Xã hội cũ đã đến giai đoạn lụi tàn, nhưng CM VS xảy ra trong khi CNTB chưa hề đạt đến đỉnh cao, vẫn còn đang rất mạnh, nên chắc chắn sẽ dẫn đến những hệ quả khác biệt.
    Vì vậy, Đảng CS VN trở lại nắm quyền trong khi sự am hiểu về con đường đấu tranh giai cấp, CMVS còn nnhiều ảo ảnh, chỉ có giải phóng dân tộc là một mục tiêu rõ ràng cụ thể. Thì việc tương đồng hoá giữa mục tiêu dân tộc và CMVS chắc chắn sẽ chứa đựng nhiều vấn đề tiềm ẩn thực tế cho thấy người ta nhiều thập kỷ sau vẫn chưa thể nhận thức đúng đắn.
    Nhưng Đảng CS đã bắt đầu từ từ giành lại quyền chỉ đạo CM từ tay giới thí thức yêu nước, đi theo ********* chủ yếu nhờ uy tín của Hồ Chí Minh, trao lại cho những người xuất thân từ giai cấp công nhân và nông dân, những người hoàn toàn trưởng thành từ thực tế cách mạng, đựơc đào tạo từ chính kinh nghiệm của mình. Thật may mắn là quá trình nảy đã không xảy ra ngay lập tức.
    Đại hội toàn quốc lần thứ II ĐCS đã đả thông mọi mối nghi ngờ của phe XHCN, được sự công nhận và giúp đỡ của họ, nhưng đổi lại, chúng ta cũng phải chấp nhận nhiều vấn đề vượt tầm thực tế Việt nam. Ví dụ, trước sự đòi hỏi phải làm trong sạch đội ngũ lãnh đạo quân đội của Chuyên gia Trung quốc, Hồ Chí Minh đã phải thốt lên ?o?thế này thì lấy ai chỉ huy nữa đây??
    Năm 1951, Sau khi được Mỹ hà hơi, Pháp đưa sang viên Đại tướng Du kích De Latre. Với những vũ khí mới được cấp như máy bay Speedfire, B26, Bom napan và hệ thống lô cốt liên hoàn bao quanh đồng bằng bắc bộ, phần nào tinh thần quân Pháp được lên lại dây cót. Trận Vĩnh Yên, Trận Đông triều?********* đã gặp nhiều khó khăn, bị chặn lại.
    Tuy nhiên, gần như tức thời, Phía kháng chiến đã tìm được giải pháp thích ứng. (Mặc dù Pháp vẫn gọi họ và *********, nhưng giờ đây để đúng thực tế, ta không nên gọi họ như vậy nữa). Chiến dịch Ninh bình với những đòn chống càn tại Gia viễn, Me, Hoàng Long gây cho Pháp thương vong nặng nề. Các đồn luỹ dọc sông Đáy tại Non nước, Chùa Cao bị tấn công, tuy chưa dứt điểm được nhưng cũng khiến cho quân Pháp mất hết tinh thần. Con trai viên Đại tướng tư lệnh mất mạng. Bên cạnh đó là các tiểu đoàn, đại đội phân tán lẫn với dân tạo nên một cuộc chiến du kích rộng khắp, khiến cho hàng rào lô cốt hoàn toàn vô dụng.
    Bi đát, đau khổ, khiến cho viên tướng Pháp sớm từ giã trần ai.
    Năm 1953, chiến tranh Triều tiên lâm vào thế giằng co, cả hai bên đều kiệt sức và không muốn kéo dài xung đột. Hai khối dắt nhau đến Geneva ngồi ngã giá. Cả xương máu của người Việt cũng bị lôi ra mặc cả trên bàn hội nghị.
    Năm 1953, Phía ********* thực hiện làn sóng chỉnh phong toàn quân và giai đoạn đầu của cuộc Cải cách ruộng đất trên vùng Thanh Nghệ. Rất may, những chỉ đạo có tính quá khích, triệt hạ giai cấp của chuyên gia Trung quốc đã không có tác dụng. Nông dân vùng tự do được chia ruộng rất hăng hái tham gia tăng gia sản xuất. Đại đa số người lính Kháng chiến xuất thân từ nông dân vô cùng phấn khởi, hăng hái ra trận giết giặc lập công.
    Năm 1953, Viên tướng Navare sang Đông dương lập nên sách lược mới, tập trung quân cơ động lại để tận dụng thế mạnh về không quân, phương tiên kỹ thuật nhằm nhanh chóng tạo ra những quả đấm thép đánh vào các vùng Chiến khu kháng chiến, mưu toan giành lại thế chủ động trên chiến trường, tạo áp lực thương lượng, chấm dứt chiến tranh.
    Bằng những đòn nghi binh chiến lược, khi thuận lợi lập tức biến ảo thành thật, tướng Giáp đã khiến cho quân Pháp bị căng ra khắp nơi, đánh mất sự co cụm. Tiến lên Tây Bắc, giải phóng Lai Châu, rồi thất bại việc tiêu diệt Nà Sản?phe Kháng Chiến đã làm cho ý tưởng Verdoon của Navare sống lại tại Điện Biên. Tháng 1.1954, không hẹn mà gặp cả hai bên đã chọn lòng chảo Mường Thanh làm nơi quyết chiến chiến lược.
    Những người lính kháng chiến bằng tay không kéo pháp 105 và cao xạ 37 vào trận địa. Những người dân công bằng xe đạp thồ hiệu peugeus vận chuyển lương thực đạn dược cho chiến trường, bất chấp sự ngăn chặn bởi không quân Pháp.
    Trong khi đó, Pháp đã chủ quan đến mức các công sự chỉ đỡ nổi pháp 85.
    Tướng Giáp, đổi phương thức đánh nhanh thắng nhanh do Trung quốc xúi dục sang đánh chắc tiến chắc, dùng chiến hào như cái thòng lọng thắt cổ lính Pháp, đã hoàn toàn kết luận về số phận lính Pháp tại Điện Biên.
    13.3.1954 cứ điểm Beatrige, rồi Gabrien thất thủ, Bán tiểu đoàn lê dương 13 lừng danh bị tiêu diệt, báo trước một thảm hoạ với lính Pháp.
    Sau 55 ngày đêm, 17.5.1954, cái túi đã thắt lại với 16.000 lính Pháp là một cái kết không thể đảo ngược được. Cho dù những kẻ chống cộng điên cuồng âm mưu ném bom nguyên tử để giải toả Điện Biên.
    Toàn Đông dương, lính Pháp rệu rã gần như buông súng. GM100, binh đoàn cơ động từ Triều tiên về bị diệt sạch trên đèo Bông Lau.
    Thế nhưng sự nghiệp của người Việt đã bị người ta ngã giá và phản bội. Mao và Stalin ép Chính phủ Hồ Chí Minh phải kí hiệp định phân đôi đất nước tại vĩ tuyến 17 và ngay lập tức đình chiến, như là một giải pháp cả gói cùng Triều Tiên, nếu không sẽ bỏ mặc cho Mỹ, kẻ đã không hề cam kết gì về Đông Dương nhảy trực tiếp vào cuộc chiến.
    Người Việt kí vào hiệp định với sự phân vân, lòng tràn trề hy vọng vào cuộc tổng tuyển cử hoà hợp dân tộc dự kiến sau đó 3 năm, nhưng vẫn không thể không lo ngại trước một kẻ thủ mới đang rắp tâm chia cắt đất nước: Đế quốc Mỹ.
    Nước Pháp chán nản và tỉnh ngộ, bắt đầu từ bỏ quyền lợi tại mảnh đất họ xâm lược từ 1858. Họ thậm chí đã chân thành khuyên Mỹ không nên dính líu vào Đông Dương thêm nữa.
    10.10.1954 Chính phủ Việt nam Dân chủ Cộng hoà tiếp quản Thủ đô Hà nội. Người Pháp cuối cùng rời khỏi Đồ Sơn đánh dấu những ngày tận cùng của năm 1955.
  3. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Vừa rồi, Gmail có nêu vấn đề Hồ Chí Minh và vấn đề đại đoàn kết dân tộc giai đoạn 1945-1946, hoàn toàn nguỵ biện và phản bác hết sức phi lí, nặng về ?ocay cú? và ?obiện minh? cho bè lũ chó săn sau này trong một topic riêng, ăn theo topic của dilac mỗ.
    Chúng ta ai cũng biết, trên lãnh thổ Việt nam giai đoạn 1941-1945, ngoài ********* ra, không còn bất cứ một tổ chức nào đang hoạt động vì mục tiêu độc lập dân tộc và chống phát xít. Chính phủ Phong kiến Bảo đại vẫn tồn tại nhưng ai cũng phải công nhận là vô dụng, không có ý nghĩa gì và thậm chí cũng phải đạp đổ luôn, vì sự cam tâm nhận sự bảo hộ, làm tay sai cho Pháp. Còn lại như Việt Quốc, Việt Cách chẳng hoạt động gì ráo, mà đang "tranh thủ kiếm ăn" cho qua ngày đoạn tháng bên Tàu.
    Dĩ nhiên, cũng có rất nhiều các tổ chức đang hoạt động như Phụ nữ Cứu quốc, Thanh niên Tiền phong, Nhi đồng Cứu quốc, Nông hội cứu quốc?nhưng đều đoàn kết chung dưới ngọn cờ *********. Họ đã làm rất tốt việc xoá bỏ những khác biệt để Đạị đoàn kết vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
    Các Đảng phái khác chỉ ra có mặt sau khi tướng Trương Phát Khuê kéo quân nhập Việt, được Khựa Tưởng dung túng đòi giành vị trí lãnh đạo xã hội. ********* và Hồ Chủ tịch cũng vì Đại đoàn kết mà cho họ khá nhiều ghế trong Quốc hội năm 1946.
    Nhưng họ đã làm gì, hay ra sức phá hoại khối Đại đoàn kết. Âm mưu bắt cóc, tống tiền, triệt hạ đối thủ bằng những thủ đoạn hèn hạ. Âm mưu ném lựu đạn vào lễ diễu hành của người Pháp ngày 14.7.1946 nhằm tạo cớ cho Pháp đánh ********* khi chính phủ non trẻ chưa chuẩn bị kịp cho công cuộc kháng chiến trường kỳ?
    Đến khi quân Tưởng rút, sao họ không dũng cảm ở lại mà đấu tranh? sao lại cuống quýt chạy theo? đã thế Nguyễn Tường Tam còn ẵm hết tiền của chính phủ bỏ trốn? Thế có nên gọi là bọn chó má hay không?
    Còn lại trong hàng ngũ *********, không thiếu gì những người rất nặng về chính kiến, nhưng vẫn một lòng đi theo *********.
    Có thể kể ra đây ông gì đó(mỗ quên mất tên, ai nhắc hộ với) là bố vợ ông Tôn Thất Tùng, nguyên là tổng đốc Hưng yên, từng tra tấn tù cộng sản không ghê tay, nhưng lại mang tất tật con cháu đi theo ***** chống Pháp.
    Rồi cả Bảo Đại được mời làm cố vấn chính phủ. Cụ Huỳnh THúc Kháng, một nhà nho phong kiến nặng tư tưởng cần Vương, không phải là thành viên ********* làm phó *************, góp nhiều công lao cho chính phủ,
    Vô số các trí thức, văn nghệ sĩ có những chính kiến chống cộng nhưng đều đi theo ***** kháng chiến, không ít người đã thay đổi quan điểm (như cụ thân sinh Giáo sư Trần Quốc Vượng), kể cả những người sau này hoặc không chịu nổi khó khăn nơi chiến khu, hoặc thời thế thay đổi (1951) mà dinh tê mất, lại trở nên chống phá CM kịch liệt như Phạm Duy chẳng hạn.
    Trong thời kỳ 1945-1946 thậm chí những kẻ ăn cướp, lục lâm thảo khấu, giáo phái (đối lập chan chát về chính kiến) như các lực lượng Cao Đài, Hoà Hảo, Bình Xuyên cũng theo ********* đánh Tây.
    Cho nên Hồ Chí Minh đã thực hiện sự Đại đoàn kết dân tộc tuyệt vời trong giai đoạn 1945-1946, để làm nên CM Tháng 8 và bảo vệ nền độc lập. Bài học này dilac mỗ đánh giá là tuyệt vời nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vẫn mãi mãi sáng giá trong lịch sử. Bất cứ ai làm trái, rồi không sớm thì muộn sẽ bị lịch sử trừng phạt.
  4. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
  5. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Giai đoạn 1956-1960
    Giải phóng một nửa đất nước, hoàn toàn tin tưởng vào lời hứa của hai ông anh cả về việc sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo tinh thần hiệp định Geneva, chính quyền mới dưới sự tư vấn của Trung quốc nhanh chóng tiến hành cải tạo XHCN tại miền Bắc.
    Một loạt các đơn vị quân đội được xuất ngũ tập thể, hình thành nên những nông trường quy mô lớn tại Mộc Châu, Điện Biên?
    Rất nhiều các CB Quân đội được chuyển ngành, đào tạo cấp tốc để có thể chuyển sang thực hiện công nghiệp hoá trên cơ sở tiếp thu các nhà máy, công xưởng của thực dân Pháp và xây mới một loạt các cơ sở công nghiệp mới dưới sự viện trợ của Trung quốc như Điện Uông Bí, Dệt Việt trì?
    Tiến hành cải tạo công thương nghiệp toàn miền bắc. Công hữu hoá mọi tư liệu sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp. Mọi cơ sở TCN phải tham gia hợp tác. Xoá bỏ đội ngũ buôn bán phân phối tư thưong, đặt toàn bộ quyền phân phối sản phẩm xã hội cơ bản vào trong tay nhà nước. Từng bước thiết lập chế độ tem phiếu, phân phối bao cấp. Vai trò Đồng tiền bị đặt xuống vị trí thấp nhất so với mọi giai đoạn của lịch sử.
    Không thể nói các biện pháp cải tạo này là khoa học. Tuy nhiên, do chính sách bóp nghẹt công nghiệp trong nước của Pháp, lại trải qua nhiều năm chiến tranh liên tiếp nên các sơ sở công nghiệp buôn bán nằm trong tay người Việt chiếm tỷ lệ rất ít ỏi. Tỷ trọng nông nghiệp vẫn chiếm 93%. Rất nhiều kẻ giàu thành thị đã bỏ chạy vào Nam Nên việc cải tạo này không gây ra những xáo trộn nghiêm trọng, mặt khác lại giúp cho chính phủ tập trung mọi nguồn lực vào một mối để thực hiện công nghiệp hoá. Tất nhiên nếu kéo dài thì gây tổn hại lớn, nhưng thời gian hoà bình lại ngắn chẳng tày gang, mà phương thức quản lý xã hội này lại rất phù hợp với tình hình thời chiến nên hoá ra, nó lại phát huy tác dụng tốt.
    Nhưng với địa bàn nông thôn thì cuộc cải cách ruộng đất 1956-1957 đã thực sự là thảm hoạ. Rất nhiều địa chủ, phú nông, thậm chí Trung nông yêu nước, đóng góp nhiều cho CM, kháng chiến đã bị nhà tan cửa nát, chết trong oan ức, điển hình là Bà Nguyễn Thị Năm.
    Nếu đó chỉ một cuộc vận động xã hội hoá ruộng đất đối với những thành phần có ruộng đất nhờ mồ hôi nước mắt, nay để lại, thậm chí hiến đất cho chính phủ để cấp cho dân nghèo nhằm phát huy tối đa nguồn lực lao động?
    Nếu đó là một sự xoá bỏ bất công, lấy lại đất của bọn phong kiến tay sai, bóc lột, dựa vào thế lực của đế quốc mà ăn cướp để chia lại cho những người bị chúng tước đoạt?
    Thế nhưng tất cả ruộng đất đều bị quy một cách thiển cận là có được vì đi bóc lột, tước đoạt mà có. Kết cục là đấu tố, vu oan, quy chụp vì mục đích tư thù cá nhân, vì lợi ích hẹp hòi của ông nông dân thất học sau một đêm trở thành quan Đội cải cách, vì chạy theo thành tích và kế hoạch tỷ lệ cấp trên phân bổ. Ngu dốt và bất chấp thực tế. Nhiều người bị giết oan. Nhiều của cải bị rơi vào tay lớp người mà Marx từng gọi là vô sản lưu manh. Nhiều tư liệu sản xuất bị phá tán do không biết quản lý. Khiến cho nông thôn Việt nam tiêu điều xơ xác.
    Kết cục Hồ Chí Minh đã phải vừa khóc, vừa xin lỗi Quốc dân Đồng bào.
    Bài học nào ở đây?
    Bài học về việc hiểu không đúng về đấu tranh giai cấp, chủ quan nóng vội, đặt đấu tranh giai cấp lên trên Vai trò Đại đoàn kết dân tộc. Bài học vì đấu tranh và sử dụng bạo lực CM một cách cực đoan. Bài học vì cách hiểu cứng nhắc, máy móc về chủ nghĩa Marx Lenin, phi thực tế, ngu dốt và thiển cận. Cuối cùng vừa hại mình, vừa để cho kẻ thù lợi dụng.
    Bài học của sự để cho Nước ngoài can dự quá sâu vào các vấn đề trong nước. Trung quốc từ lâu vẫn chưa xoá tan được mối nghi ngờ chủ nghĩa dân tộc cải lương của Hồ Chí Minh. Bằng chỉnh huấn, chỉnh phong, bằng cải cách ruộng đất và cải tạo Tư bản tư doanh, Trung quốc muốn chúng ta trốc tận gốc vai trò của các tầng lớp khác trong sự nghiệp cách mạng, chuyển giao toàn diện quyền lãnh đạo CM cho công nông và tạo ra cái hào ngăn cách giưa công nông và lớp người còn lại. Điều này đã khiến cho chúng ta một mặt đã trao cho những vị lãnh đạo mới xuất thân từ công nông, chưa được đào tạo đến nơi đến chốn nên ?onhiệt tình cộng với ngu dốt thành phá hoại?, một mặt làm suy giảm đáng kể khối Đại đoàn kết dân tộc , thậm chí còn tự chuốc thêm kẻ thù.
    Bài học về tính tự lực tự cường, độc lập suy nghĩ, chủ động sáng tạo trong phương thức tìm con đường riêng đúng đắn phù hợp với tính cách dân tộc mình.
    Và vẫn còn nhiều bài học khác nữa, cho đến hôm nay, vẫn còn nguyên giá trị.
    (Còn tiếp)
  6. Dilac

    Dilac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Tại Miền Nam, Pháp bỏ rơi chính phủ Bảo Đại. Mỹ đã đem Ngô Đình Diệm về để giữ chức thủ tướng của chính quyền này nhằm loại bỏ vai trò của Pháp, loại bỏ dần khối tay sai thân Pháp, và phá hoại tiến trình hiệp định Geneva.
    Nhanh chóng, bằng sự hỗ trợ bởi vũ khí và dollars Mỹ, Ngô Đình Diệm đã tống khứ Bảo Đại đi lưu vong, lên ngồi ghế Tổng thống. Diệm đã xây dựng cho mình một Đảng phái Cần lao nhân vị và một chính quyền và với những đặc thù nổi bật:
    - Chỗ dựa ngoài nước là Mỹ với một khối lượng viện trợ khổng lồ, không cần có kinh tế nội địa vẫn dư sống.
    - Chỗ dựa trong nước chủ yếu dựa trên 1 triệu người, chủ yếu là công giáo di cư từ Bắc vào, không ít trong số đó có nợ máu với nhân dân, có di truyền cam tâm làm chó săn cho Đế quốc từ thâm căn cố đế.
    - Lực lượng quân đội với bộ khung là các sĩ quan thuộc lực lượng Nguỵ do Pháp dựng lên, vốn là tay sai của thực dân Pháp, coi Pháp mới là tổ quốc: như Phạm Văn Phú từng vừa bắn vào VM vừa hát Quốc ca Pháp tại Điện Biên Phủ, Trần Văn Đôn mang quốc tịch Pháp, nói tiếng Pháp thạo hơn tiếng Việt, Tôn Thất Đính, Nguyễn Cao Kỳ đều là sĩ quan cấp uý trong nguỵ quân?nhưng giờ đây đã bị chủ đá đít, quay ra bấu víu lấy Mỹ để ăn lương, duy trì kiếp đánh thuê.
    - Các vị trí chủ chốt đều là thành viên gia đình, anh em trong nhà hoặc quan hệ họ hàng.
    Để củng cố, Diệm nhanh chóng ra tay dẹp bỏ các đảng phái khác, các lực lượng chống đối như Cao đài, Hoà hảo, Bình Xuyên, hoặc dùng vũ lực tiêu diệt hoặc dùng tiền mua chuộc, rồi sau đó tặng cho viên đạn bắn lén vô lưng.
    Diệm cũng thực hiện cải cách ruộng đất, nhưng trên thực tế là dùng đất đai để mua chuộc lòng trung thành và sự ủng hộ của giới địa chủ địa phương, đại đa số dân chúng vẫn hoàn tay trắng.
    Các cơ sở kỹ thương dưới thời Diệm phần đa lọt vô tay thương nhân Hoa Kiều. Chính quyền
    Diệm chỉ chăm chăm làm giàu bằng cách đầu tư các cơ sở ăn chơi giải trí và tham nhũng.
    Không những kiên quyết phá hoại hiệp định Geneva, Diệm khủng bố tàn khốc những người yêu nước, tham gia kháng chiến bất kể họ là ai, thuộc tầng lớp nào, đều vu luôn là cộng sản.
    Dưới thời Diệm, Sĩ quan Cố vấn Mỹ bắt đầu có mặt đến tận cấp xã, cấp đại đội, trên thực tế hoàn toàn nắm quyền tổ chức chỉ huy. Máy chém lê khắp nơi, nhiều người bị bỏ bao tải buộc trôi sông. Tại Huế đã từng có địa ngục Chín Hầm, Trung tâm Giáo dục Chiêu hồi với những trò giết chóc làm tiêu khiển nổi tiếng.
    Mỹ, Diệm hùng hổ tiến hành một cuộc chiến tranh đơn phương, nhắm vào người dân miền Nam tay không vũ khí. Đã thế còn hò hét lấp sông Bến Hải bắc tiến, những mong
    Bao giờ ta trở lại cố đô
    Lưỡi lê no máu rửa Tây Hồ
    Tuy nhiên, miền Bắc vẫn còn hy vọng vào hiệp định Geneva, lại đang mắc vào những vấn đề nội bộ không đáng có như cải tạo tư doanh, cải cách ruộng đất nên đã không có những phản ứng thích hợp.
    Trước sự tàn bạo này, những người kháng chiến cũ, nhân dân nghèo Nam bộ đã tức nước vỡ bờ vùng lên. Đồng Khởi Bến tre 1960 với gậy tầm vông, khăn rằn mà làm cho lũ nguỵ quân chạy như vịt. Thế là, chẳng cần có sự hỗ trợ của miền Bắc, người miền Nam cũng dư sức lật đổ Diệm, nếu như Mỹ không cuống quýt nhảy vào tăng cường số cố vấn, đổ tiền đổ vũ khí để chuyển sang một cuộc chiến mới chống lại du kích Miền Nam: Cuộc chiến tranh đặc biệt.
    Nhìn lại Miền Nam, rõ ràng là Diệm và những kẻ theo Diệm đã phản bội lại thành quả của cuộc Kháng chiến Chống Pháp, thực hiện trả thù lại những người có công đánh đuổi giặc Pháp. Diệm và bè lũ âm mưu chia cắt lâu dài Tổ Quốc, ăn bám vào kẻ đã từng hà hơi tiếp sức cho Pháp, nay lại trực tiếp nuôi dạy lũ chó săn này chống phá cách mạng.
    Như vậy, bằng chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ đã gián tiếp thay chân Pháp xâm lược nước ta. Có thể Diệm là một người cũng có một chút tinh thần độc lập dân tộc, nhưng vì bản chất chống cộng điên cuồng nên đã mượn tay Mỹ để chia cắt đất nước, bắn giết những người yêu nước đã hy sinh xương máu cho sự nghiệp chống thực dân Pháp, sử dụng bộ máy tay sai, chó săn do Pháp để lại nên con đường lựa chọn của Diệm là sai lầm, là tiếp tay cho ngoại xâm và đi ngược lại với tình cảm dân tộc. Và ngay khi Diệm chỉ tỏ ra không nghe lời chủ, đã bị chủ xúi giục lật đổ rồi giết chết.
    Ngươì dân miền Nam cần cù lao động, yêu nước nồng nàn. Từ nhân thân những con người trong chính quyền Diệm, từ cách hành xử của chúng, đã khiến họ dù đa phần không hiểu CN Marx-Lenin là gì, vẫn tự giác đứng về phía những người Cộng sản. Như thế, có thể nói chính tội ác của Mỹ Diệm đã đốt lên ngọn lửa chiến đấu của nhân dân Miền Nam.
    Năm 1958 trôi qua và hy vọng thống nhất Tổ quốc bằng tổng tuyển cử đã tắt ngấm. Những người chủ trương giải phóng Miền Nam bằng vũ lực bắt đầu sẵn sàng nắm những vị trí quyết định vận mệnh xã hội.
    5.1959, toán khảo sát do những cán bộ kháng chiến Miền Nam tập kết ra Bắc bắt đầu tổ chức đi xuyên Trường Sơn để tìm ra con đường vận chuyển giúp đỡ cuộc đấu tranh của nhân dân Miền Nam. Người ta bắt đầu thành lập lại những đơn vị quân đội đầu tiên để sẵn sàng gửi vào Nam từ những cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc năm 1956. Thế là những người miền Nam xa quê đang chuẩn bị trở về đấu tranh giải phóng quê hương từ tay chính quyền của những kẻ từ Miền Bắc di cư theo Pháp đang đô hộ Miền Nam.
    Năm 1959, các Chi bộ Đảng bắt đầu sôi nổi chuẩn bị cho Đại hội toàn Quốc Đảng Lao động Việt nam lần thứ III 1960, trong đó kể cả các chi bộ Miền Nam bị Diệm khủng bố trắng. Đại diện những người Cộng sản phía Nam đã phải xuất phát đi dự đại hội bằng một con đường vòng vèo qua Campodge trong nhiều tháng, vì vậy, có vẻ là cuộc Đồng Khởi 1960 nổ ra là nằm ngoài dự tính, không hề có sự chỉ đạo từ các cấp lãnh đạo Đảng cao nhất, đặt Đảng vào một thực tế đã rồi.
    Lúc này, tại miền Nam, những người du kích bắt đầu đào bới lại vũ khí được chôn lại thời chống Pháp, nhưng phần đông họ vẫn chỉ được trang bị giáo mác, gậy tầm vông. Chống lại họ là một đội quân hưởng lương Mỹ, mang quân phục Mỹ may, súng đạn Mỹ, cưỡi chiến xa Mỹ, được vận chuyển bằng trực thăng do phi công Mỹ lái, do sĩ quan cố vấn Mỹ chỉ huy trực tiếp và được hỗ trợ bằng phi cơ của quân đội Mỹ. Các trận đánh hoàn toàn không có mặt một người lính được trang bị AK, B40 xuất phát từ miền Bắc.
    3.1960 Đại hội toàn Quốc Đảng Lao động Việt nam lần thứ III được tổ chức. Trong hội nghị này, nhiều quyết định có ý nghĩa bước ngoặt được thông qua.
    Ban Lãnh đạo cũ, kể cả Hồ Chí Minh với cương vị chủ tịch Đảng đã đứng ra xin lỗi trước quốc dân đồng bào về những sai lầm trong cải cách ruộng đất, một việc làm chưa bao giờ thấy được lặp lại trong lịch sử Đảng CSVN. Tuy nhiên, việc sửa sai có vẻ không được các cấp cơ sở thực hiện đến nơi đến chốn vì còn rất nhiều con em những người bị oan sai đã tiếp tục bị phân biệt đối xử trong suốt một thời gian khá dài. Nhiều người vẫn tiếp tục bị phân biệt vì thành phần gia đình của họ.
    Tổng bí thư Trường Chinh đã tự phê bình nghiêm khắc và xin rút khỏi vị trí cao cấp nhất của Đảng. Lê Duẩn, người lãnh đạo của khối Đảng Miền Nam, người có tư tưởng tiếp tục đấu tranh giải phóng Miền Nam bằng bạo lực được bầu vào vị trí Tổng Bí Thư. Ngay lập tức sự chỉ đạo của Đảng có những chuyển biến.
    Đảng quyết định tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng XHCN tại miền Bắc ?oưu tiên phát triển CN nặng một cách hợp lí, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ? và khẳng định sẽ xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn, hỗ trợ sức người sức của cho cách mạng miền Nam.
    Đảng đã khẳng định tiếp tục con đường CM dân tộc dân chủ tại miền Nam là con đường sử dụng bạo lực cách mạng, tiến tới thống nhất đất nước. Lần đầu tiên tại miền Nam, Đảng chủ trương ?o?kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang?
    Đại hội toàn Quốc Đảng Lao động Việt nam lần thứ III khẳng định mình là Đảng đi theo con đường của CN Marx-Lenin và tư tưởng Mao Trach Đông, nhằm nêu bật vị trí của mình trong phe XHCN để tiếp tục nhận được sự viện trợ của họ vì các mục đích đất nước. Tuy nhiên, vô hình chung, Đảng đã đặt Việt nam lên tuyến đầu, thành tiền đồn của phe XHCN, một bước đi khiến phe diều hâu Mỳ có cớ gây áp lực để mở rộng sự can thiệp, thổi bùng ngọn lửa chiến tranh lên cấp độ khốc liệt hơn nhiều.
    Cũng nên ghé mắt nhìn ra bên ngoài. Stalin chết và Khrussov lên thay, đã lật lại rất nhiều vấn đề trong thời chuyên chế Stalin, nhưng quan trọng hơn với Việt nam là, ông chủ trương chung sống hoà bình với phe Tư bản. Lập tức, Mao lên tiếng gọi Khrussov là xét lại, quan hệ Trung - Xô đổ vỡ và khối XHCN bị chia rẽ nghiêm trọng. Việt nam bị lâm vào thế ?ođi trên dây? giữa hai ông anh. Một bên muốn Việt nam từ bỏ chiến đấu giữ nguyên hiện trạng, như thế sẽ có một tương lai chắc chắn là đất nước bị chia cắt rất lâu dài, có thể là vĩnh viễn, và như thế số mệnh nhân dân một nửa nước sẽ bị chà đạp, phản bội, còn một bên lại muốn ?ođánh Mỹ đến người Việt cuối cùng?, bên này từng có truyền thống lâu đời luôn âm mưu nô dịch dân tộc ta (Cũng không nên quên là gần như tất cả sự tư vấn của họ trong thời gian qua đều là xui dại và đã gây ra những vấn đề nghiêm trọng) - Trong tình huống ấy cả hai quan điểm này đều không thể được chấp nhận. Vì vậy, để đạt mục đích đấu tranh thống nhất đất nước, Việt nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn cản trở.
    Năm 1960, Mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam Việt nam chính thức được thành lập, dương cao lá cờ độc lập và dân chủ. Đây là một Mặt trận ra đời từ tinh thần yêu nước, từ ý chí căm thù quân cướp nước và bè lũ bán nước của nhân dân Miền Nam. Là một biểu hiện của khối đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân Miền Nam, chỉ có một sự khác biệt duy nhất với mặt trận ********* khi xưa là Đảng CS đang tồn tại hiển hiện, giữ vai trò hạt nhân. Một sự khẳng định chắc chắn, Những người đứng đầu Mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam Việt nam lúc ra đời không có sự tham gia của các cán bộ từ miền Bắc vào, lực lượng vũ trang được thành lập suốt mấy năm đầu chưa hề nhận được vũ khí từ miền Bắc và đều là những người con của người dân Miền Nam bị khủng bố nên phải lên rừng kháng chiến.
  7. LananhHP

    LananhHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Bạn thân mến!
    Rất tiếc bài viết của bạn có thể có nội dung chưa phù hợp hoặc vượt ra ngoài nội qui của TTVNOnline. Nếu không có sự vi phạm, bài viết của bạn sẽ được hiển thị trở lại trong một thời gian ngắn.
    Mong bạn thông cảm và tiếp tục đóng góp xây dựng và phát triển TTVNOnline.
    Ban Quản trị TTVNOnline!​
    Mấy chú CCCB đâu rùi? Chắc là cứng họng không còn gì bào chữa được nữa chứ rì?
    Thôi, nếu đã nhận ra tội lỗi của ông cha mình rùi thì cứ ngửng mặt lên, thành tâm hối lỗi, không ai nỡ coi các chú là đồ bỏ đâu!
  8. PeterI

    PeterI Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Về ông Vi Văn Định nói là ông ấy mang con cháu theo CM thì không chính xác lắm. Thực ra là con cháu ông mang ông theo CM. Con cháu của ông nhiều người đi theo hoặc ủng hộ CM như bác sĩ Tôn Thất Tùng, bác sĩ Hồ Đắc Di.Bạn của chị em là cháu ngoại của ông ấy (Nhưng bà ngoại là vợ thứ mấy ấy).
    Hôm em đến nhà chị ấy, được xem mấy cái ảnh chụp ông Vi Văn Định ở Việt Bắc với Bác Hồ, Bác Tôn, ông Hoàng Quốc Việt,...
    Còn bác Kiên nói là "bắt đi"an trí" cũng không chính xác. Thực ra là thuyết phục ông ấy, với sự tác động của con cháu, là đừng đi theo Pháp. Ông ấy ở Lạng sơn, là sào huyệt của ông ấy rồi.
  9. bongbang01

    bongbang01 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Một vài ý kiến nhỏ : Phần trong ngoặc kép là của Dilac, phần ở ngoài là của tôi.
    ?oCòn lại, phần đông Đại phong kiến Việt nam đều ôm chân đế quốc để hút máu nhân dân, nên tội ác của chúng không khác gì đế quốc.?
    - Hút máu như thế nào. Liệu bạn có thể chi tiết nó ra được chăng ?
    ?oGiai cấp nông dân là giai cấp đông đảo nhất nhưng bị vùi đầu vào nỗi lo tồn tại, vô học, nên trở thành đối tượng chính bị áp bức bóc lột, kiếp sống chẳng khác gì con vật?
    - Đây là tình trạng chung của chế độ PK, cho dù có Pháp vào hay không thì người nông dân từ ngàn năm vẫn là những người như thế.
    ?oGiai cấp Tư sản Việt nam cũng có sự phân rã tương tự. Một số Đại tư bản góp công góp của với Pháp để vơ vét, điển hình là ở các đồn điền cao su Đông Nam Bộ. Một số khác thì tìm cách chấn hưng bằng cách làm kinh tế để đối ứng với TD Pháp như Bạch Thái Bưởi, Sơn Hà, với mong ước từ sức mạnh kinh tế sẽ dần dần có tiếng nói, hướng tới độc lập. Tuy nhiên, họ đã bị TD Pháp dùng nhiều thủ đoạn bẩn thỉu chèn ép, nên rồi cũng thất bại. ?o
    - Tôi cho rằng VN lúc đó không có giai cấp tư sản. Chỉ có lèo tèo vài ông có ít gia sản. Chưa đủ hình thành nên cái mà chúng ta hay gọi là ?o Giai cấp?. Ngay cả lực lượng công nhân lúc đó cũng rất nhỏ bé.
    ?oNăm 1911, Nguyễn Ái Quôc đi Pháp, năm 1921 tìm đến luận cương của Lenin, tìm đến CNCS, Người đã hét to lên rằng đây là con đường cứu nước. Qua suốt những luận điểm trước đó, khi các nhà yêu nước coi công nhân, nông dân vì vô học nên không có tinh thần yêu nước, không thể thổi vào họ ngọn lửa giành độc lập, thì nay, đã được Lãnh tụ Nguyễn ngộ ra. ?o
    - Tôi cho rằng như thế là không đúng : nói đến người dân Việt Nam lúc đó là thì phải hiểu rằng nói đến người nông dân ( vì nông dân chiếm tuyệt đại đa số ) Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của VN từ khi Pháp đánh chiếm VN thì thành phần tham gia đa số vẫn là người nông dân, không phải các nhà yêu nước trước đó coi người nông dân và công nhân không có tinh thần yêu nước mà do bởi 1 lý do nào đó ???? ( Chưa tìm ra ) họ đã không thể vận động nông dân và công nhân đi theo phong trào của họ.
    - Sự thật là cả dân tộc đều đứng lên đi theo ********* chứ không phải đi theo Đảng Công Sản.Những bài viết sau này quy công CMT8 về tay Đảng là hoàn toàn mang tính nhận vơ về mình.
    ?o(Cho đên nay, vẫn không thiếu kẻ vu vơ cho rằng ********* bằng những thủ đoạn khôn khéo giành được chính quyền trong giai đoạn quyền lực bị bỏ trống. Cướp thành quả của những Đảng phái khác. Đúng là có khoảng trống quyền lực khi Nhật đầu hàng, chưa một lực lượng Đồng Minh nào kịp có mặt tại Đông dương nhưng không ai có thể phủ nhận là ********* đã ém sẵn mọi nơi. Sự sẵn sàng ấy đã làm nên dòng điện ?oGiai đoạn 1945-1950
    ?o Để hiểu rõ, chúng ta phải nhìn vào hoàn cảnh thế giới.
    Việc Quốc tế II sụp đổ và Quốc tế III ra đời, làm cho lí thuyết "không thể chung sống" của những người Cộng sản cấp tiến lên ngôi. Nếu như Đại chiến thế giới thứ I kết thúc với việc nước Nga soviet ra đời, thì Đại chiến thế giới II còn làm sản sinh ra hẳn một hệ thống các nước tuyên bố đi theo con đường XHCN. Xu thế sử dụng bạo lực để xoá sạch thế giới tư bản được giương cao, tư tưởng đấu tranh giai cấp kiểu phủ định sạch trơn của Stalin, Mao và những thế lực quá khích khác đã thực sự khiến khối tư bản lo sợ, ám ảnh nặng nề, và thế là tiếp tục nảy nòi những tư tưởng chống cộng cực đoan và mù quáng như Mac Cathy, Hoover, Marshall, sản sinh ra học thuyết Domino tệ hại. Cả thế giới vừa ra khỏi lò lửa chiến tranh lại chuẩn bị lao đầu vào nhau với mức độ có thể tàn khốc hơn nhiều. ?o
    - Hoàn toàn đồng ý với bạn về điểm này.
    ?oVì vậy, Mỹ đã bỏ rơi lời mời chào thân thiện của Hồ Chí Minh.?
    - Cái này không thể trách nước Mỹ được vì những gì HCM đã hoạt động trong Quốc Tế Cộng Sản thì ngay cả Stalin cũng còn đặt dấu chấm hỏi thì làm sao có thể trách nước Mỹ không hiểu HCM. Thực tế việc quân đội các nước vào VN thì đều do quyết định của các 4 nước trong Đồng Minh : Anh , Mỹ, Liên Xô, Trung Hoa Quốc Dân. Nếu mà nói đây là 1 mưu đồ thì chính Liên Xô cũng là người đồng ý cho giải pháp đó.
    ?oTrong tình cảnh cả nước xác xơ sau nạn đói, 99% dân số hoàn toàn mù chữ, giặc ngoài thù trong nổi như ong, thì Hồ Chí Minh đã tiếp tục thể hiện tài năng chính trị và thu phục lỗi lạc của mình. ?o
    Như đã nói ở trên : lúc này cả dân tộc đều tập hợp xung quanh *********
    ?oNước Pháp, đã bẻ gãy được sự ủng hộ duy nhất của ********* thời bấy giờ là nước Mỹ. Việt nam bơ vơ không ai công nhận. Stalin và cả khối CS cũng quay lưng (và hình như cũng không được Hồ Chí Minh chào đón). ? ?o
    Cái này phải xem xét lại vì lúc đó khối cộng sản không thể giúp được ai vì còn đang trong quá trình phục hổi sau chiến tranh. Nói cho đúng là lúc đó cả thế giới chỉ có Liên Xô là có Đảng Cộng Sản nắm quyền, các nước khác hoặc là chưa được nắm quyền ( Trung Quốc ) hoặc đang hình thành (Đông âu) mà LX thì sau chiến tranh TG II, với những thiệt hại khủng khiếp như thế thì làm sao giúp được ( mà ở xa nữa ). Nước có thể giúp đỡ toàn thế giới lúc này chỉ có anh chàng Mỹ, nhưng không may cho VN là Mỹ lại không khoái Cộng Sản HCM.
    ?oLiệu có đầu óc thiên tài nào dự đoán được Pháp sẽ thua? ?o
    - Lúc đấy chẳng ai dự đoán Pháp thua cả. Vì chẳng ai buồn dự đoán kết quả. Giặc đến thì phải đánh và chỉ biết đánh.
    ?oNăm 1950, Năm chính thức Mỹ đã đẩy ********* vào sự lựa chọn không thể nào khác là tìm đến khối CS của Stalin và Mao để có sự trợ giúp chiến đấu bảo vệ nền độc lập. ********* từng trông chờ vào Mỹ, nhưng Mỹ lại hà hơi tiếp sức cho kẻ cướp nước họ. Trong khi đó khối CS đang giang rộng bàn tay giúp đỡ. ********* liệu còn con đường lựa chọn nào khác ? ?o
    1950- Tôi không cho rằng là do Mỹ bỏ rơi mà ********* đi theo khối Cộng Sản. Đó chỉ là chưa tới lúc ( vì còn yếu không được phép lộ rõ bản chất ). Khi Trung Hoa Cộng Sản lên nắm chính quyền thì ngay lập tức với mối quan hệ thân hữu với CS Trung Hoa, Bộ phận CS ở VN lập tức nhận ra cơ hội và được tiếp thêm sức mạnh để bắt đầu lái ********* đi sâu vào hệ thống CS. Tới đây, ********* chỉ còn là cái vỏ, ruột là CS nắm quyền lực quân sự trong tay. Đây cũng là năm bắt đầu nhận viện trợ quân sự của TQ. Năm bắt đầu xảy ra sự đối đầu giữa CNTB và CNCS vì 2 bên đã qua thời kỳ phục hồi lài sức lực sau Chiến Tranh Thế Giới. Vì vậy việc Pháp nhận viện trợ của Mỹ hoặc VN nhận viện trợ của Trung Hoa CS thì đều là chuyện bình thường cả. Việc Mỹ có mưu đồ gì đấy trên đất nước VN giai đoạn này Liệu có thể làm rõ hơn không.Có tài liệu nào chứng minh : Mỹ đã có sẳn kế hoạch để thay chân Pháp sau này vào năm 1950. ?????? Trong khi đó cuối năm 1949-đầu năm 1950 : HCM và Trần Đăng Ninh đã có mặt ở Bắc Kinh và trực tiếp đặt vấn đề xin viện trợ quân sự ( tức chỉ 2 tháng sau ngày 1/10 và hơn 1 tháng sau khi Trung Hoa CS chiếm được Hoa Nam)
    ?oNăm 1950, Cái năm mà lần đầu tiên những nguyên do ý thức hệ đã len lỏi vào chiến tranh Việt nam, trở thành những lời biện hộ sỗ sàng cho những kẻ cầu vinh bán nước. ?o
    - Tôi không cho rằng năm 1950 là năm bắt đầu sự tách rời về ý thức hệ của những người theo ********* mà tôi cho rắng đó là năm 1951 khi Đảng Lao Động VN ra đời và giương cao ngọn cờ CS. Tôi cũng không cho rằng đó là những lời biện hộ bởi vì theo tôi họ ( những người đã rời bỏ VM lúc đó ) không có tội lỗi gì khi làm như vậy ( Nếu bạn có quyền lựa chọn thì người khác cũng đựơc quỳên lựa chọn ) Nếu bạn được quyền lựa chọn gia nhập ĐCS thì tôi cũng được quyền lựa chọn không gia nhập ĐCS. Bởi vì như bạn nói : ********* đã bị thay thế bởi Đảng VN, vậy với vị trí những người không CS và đi theo VM, bạn chỉ 2 con đường : 1. Đi theo CS 2. Rời bỏ CS và rất nhiều người đã chọn con đường thứ 2.
    ?oTuy nhiên, CN Marx-Lenin là một luận điểm rất phức tạp, đem lại nhiều cách hiểu và vận dụng, phát triển. Đến như Tito, Stalin, Trostky, Mao..chẳng ai chịu ai là đúng, cho nên "chỉ vì một cái lúm đồng tiền, người ta đã phải cưới nguyên cả một người đàn bà". Nguyễn Ái Quốc lúc bấy giờ lại càng không có cơ hội để "biên soạn". Vì vậy, mà vẫn còn những khúc quanh.?
    ?Trong khi đó, rõ ràng là CN Marx Lenin là một tư tưởng, một luận điểm hết sức phức tạp, cho đến nay nhiều học giả uyên thâm còn tranh cãi quyết liệt. ?o
    - Tôi không cho rằng đó là 1 luận điểm hết sức phức tạp : Trái lại nó l à đơn giản và đang bị làm phức tạp.Do những gì gọi là : ?o nguyên thủy ?o thì đến bây giờ đã không còn phù hợp nữa và những gì đang gọi là ?o phù hợp ?o thì không biết có phải là CN Marx-Lenin hay không ?
    ? Vì vậy, Đảng CS VN trở lại nắm quyền trong khi sự am hiểu về con đường đấu tranh giai cấp, CMVS còn nnhiều ảo ảnh, chỉ có giải phóng dân tộc là một mục tiêu rõ ràng cụ thể. Thì việc tương đồng hoá giữa mục tiêu dân tộc và CMVS chắc chắn sẽ chứa đựng nhiều vấn đề tiềm ẩn thực tế cho thấy người ta nhiều thập kỷ sau vẫn chưa thể nhận thức đúng đắn?
    Nếu ngay cả những người CS còn không thể nhận thức đúng đắn như bạn nói thì những ngừơi không CS mà không nhận thức ?ođúng đắn? như bạn nói là điều hoàn toàn bình thường. Và tôi thấy điều này đối lập với điều bạn viết ở đoạn ?o những lời biện hộ sỗ sàng?
    ?Tuy nhiên, gần như tức thời, Phía kháng chiến đã tìm được giải pháp thích ứng. (Mặc dù Pháp vẫn gọi họ và *********, nhưng giờ đây để đúng thực tế, ta không nên gọi họ như vậy nữa).?
    - Chỗ này, bạn hoàn toàn đúng vì bản chất ********* lúc bây giờ đã là Cộng Sản.
    ?oVô số các trí thức, văn nghệ sĩ có những chính kiến chống cộng nhưng đều đi theo ***** kháng chiến, không ít người đã thay đổi quan điểm (như cụ thân sinh Giáo sư Trần Quốc Vượng), kể cả những người sau này hoặc không chịu nổi khó khăn nơi chiến khu, hoặc thời thế thay đổi (1951) mà dinh tê mất, lại trở nên chống phá CM kịch liệt như Phạm Duy chẳng hạn.?
    Tôi không cho rằng : Những người này chống Cách Mạng như bạn nghĩ. Những người này chỉ chống phá Cộng Sản thôi. Hình như bạn bắt đầu có ý đồ đồng hoá giữa 2 phạm trù ?o Cách Mạng? và ?oCộng Sản?.Tuy lúc này tôi chưa đọc hết đoạn dưới nhưng tôi cũng rút ra kết luận là : Bạn sẽ làm cho ngừoi đọc nghĩ rằng 2 điều đó như 2 cặp phạm trù anh em không thể nào thiếu nhau.
    ?oCho nên Hồ Chí Minh đã thực hiện sự Đại đoàn kết dân tộc tuyệt vời trong giai đoạn 1945-1946, để làm nên CM Tháng 8 và bảo vệ nền độc lập. Bài học này dilac mỗ đánh giá là tuyệt vời nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, vẫn mãi mãi sáng giá trong lịch sử. Bất cứ ai làm trái, rồi không sớm thì muộn sẽ bị lịch sử trừng phạt.?
    Nếu đây là bài học tuyệt vời nhất theo Dilac thì rõ ràng : Tư tưởng HCM hoàn toàn không phải là 1 tư tưởng CS. Sao ngày nay người ta lại hướng đến việc lấy Tư tưởng HCM làm nền tảng cho lý luận CS tại VN. ????
    1.Phải chăng muốn đánh tráo lý luận.
    2.Nếu như thế là thật tuyệt vời thì tại sao lại tái sinh ra sự kiện 1951 để làm gì trong khi theo ý bạn : ********* là tổ chức thể hiện sự Đại Đoàn Kết dân tộc tuyệt vời. Tới đây bạn lộ rõ quan điểm của bạn : Được sự giúp đỡ quân sự của Trung Hoa CS, bộ phận CSVN trong ********* dần dần nắm được quyền lực thực sự trong VM và đẩy các thành phần khác ra khỏi cơ cấu lãnh đạo VM và tiến hành tiếm chiếm thành tổ chức của riêng mình
    ?oTiến hành cải tạo công thương nghiệp toàn miền bắc. Công hữu hoá mọi tư liệu sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp. Mọi cơ sở TCN phải tham gia hợp tác. Xoá bỏ đội ngũ buôn bán phân phối tư thưong, đặt toàn bộ quyền phân phối sản phẩm xã hội cơ bản vào trong tay nhà nước. Từng bước thiết lập chế độ tem phiếu, phân phối bao cấp. Vai trò Đồng tiền bị đặt xuống vị trí thấp nhất so với mọi giai đoạn của lịch sử. ?o
    ?oKhông thể nói các biện pháp cải tạo này là khoa học?
    Tôi cứ tưởng CNXH là khoa học chứ. Té ra là như vậy. Tôi không cho rằng những người di cư là bỏ chạy vào miền Nam vì HĐ Geneve có điều khoảng cho phép mọi công dân 2 miền đều được phép chọn nơi ở mới : Bắc hoặc Nam. VNDCCH đã ký hiệp định như thế Tại sao khi người dân di cư từ Nam ra Bắc thì gọi là : ?otập kết? còn người dân di cư từ Bắc vô Nam thì gọi là ?obỏ chạy?????
    ?oTất nhiên nếu kéo dài thì gây tổn hại lớn, nhưng thời gian hoà bình lại ngắn chẳng tày gang, mà phương thức quản lý xã hội này lại rất phù hợp với tình hình thời chiến nên hoá ra, nó lại phát huy tác dụng tốt. ?o
    Hình như các bác miền Bắc hồi đấy biết chắc chắn rằng sẽ có chiến tranh ????.Hay là theo ý bạn : các bác ấy có ý đồ như vậy.
    ?oKết cục Hồ Chí Minh đã phải vừa khóc, vừa xin lỗi Quốc dân Đồng bào.
    Bài học nào ở đây? ?o
    Bài học này là của bạn rút ra hay của Đảng CS rút ra. HCM là gì ? chỉ là 1 cá nhân.Tôi thách đố bạn tìm ra được 1 nghị quyết nào của Đảng công nhận những bài học như bạn đã nói ở đây.
  10. LananhHP

    LananhHP Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Năm 1960, đứng trước phong trào đồng khởi rộng khắp ở miền Nam từ nông thôn ra thành thị, từ đồng bằng đến miền núi... một kế hoạch ?ochống nổi loạn? đã được Berk Baureur, đại sứ Mỹ ở Sài Gòn và Mac Garvern, trưởng phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự Mỹ ở Nam Việt Nam vạch ra. Kế hoạch chống nổi loạn có những mục tiêu chủ yếu sau: Tăng cường quân chính quy Sài Gòn từ 15 vạn lên 17 vạn người; chấn chỉnh tổ chức lực lượng bảo an, dân vệ... Nhưng do thời điểm này, nước Mỹ đang chuẩn bị bầu cử tổng thống, nên phải tới tháng 1 năm 1961, Kennerdy lên làm tổng thống thì kế hoạch ?ochống nổi loạn? mới được chính thức phê duyệt. Kế hoạch này chi phí 41 triệu dollars, ngoài ngân sách dự trù, nhưng ngay sau đó đã không thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của tình hình...
    Trên đây là sự thuật lại của quan chức Mỹ và Sài Gòn ở thời điểm trước khi kế hoạch Staley - Taylor ra đời. Tiếp đó, ngày 11-5-1961, Kenerdy, tổng thống Mỹ đã quyết định chuyển hướng chiến lược ở Nam Việt Nam sang một kiểu chiến tranh mới, không tuyên bố, Mỹ gọi là chiến tranh đặc biệt. Mục tiêu của chiến lược này là: ngăn chặn không cho cộng sản thống trị ở Nam Việt Nam. Để đạt được điều đó, Mỹ tăng cường cố vấn và viện trợ quân sự, mở rộng quyền hạn của các phái đoàn cố vấn, tăng quân lực Việt Nam cộng hòa chính quy lên 20 vạn người, trong đó thành lập thêm 2 sư đoàn bộ binh, phát triển thêm lực lượng không quân và hải quân nhằm đủ sức bình định nội địa, kiểm soát biên giới, giới tuyến, vùng biển, đẩy mạnh chiến tranh bí mật chống miền Bắc.
    Nhằm thực hiện thành công chiến tranh đặc biệt, Kennerdy cử một phái đoàn quân sự do Johnson, phó tổng thống Mỹ sang Nam Việt Nam, làm việc với Ngô Đình Diệm từ ngày 11 đến 13 tháng 5 năm 1961 để trao đổi một hiệp định tay đôi giữa Mỹ và Diệm, thăm dò việc đưa quân chiến đấu Mỹ vào Nam Việt Nam. Ngày 19-6-1961, Kennerdy tiếp tục cử phái đoàn do Staley, tiến sĩ thuộc viện nghiên cứu Standford cầm đầu 6 chuyên gia sang Sài Gòn để vạch kế hoạch: Dập tắt phong trào cách mạng ở miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng. Ba tháng sau, ngày 21-9-1961, tướng 4 sao Taylor, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, được Washington cử sang Sài Gòn để nghiên cứu tình hình tại chỗ, bổ sung các vấn đề quân sự cho kế hoạch của Staley. Ngày 18-10-1961 tại Sài Gòn, Mỹ và Ngô Đình Diệm đã ký hiệp ước phòng thủ chung. Ngô Đình Diệm tuyên bố ?otình trạng khẩn cấp? và tự nhận ?oquyền đặc biệt? ở Nam Việt Nam. Tại Washington, tổng thống Mỹ Kennerdy thông báo: Quân lực Hoa Kỳ đã được chuẩn bị tham gia vào nỗ lực liên quân gia tăng với Việt Nam cộng hòa, tức là chúng ta sẽ tham gia các cuộc hành quân của quân đội Nam Việt. Ngày 14-11-1961, tổng thống Mỹ Kennerdy và Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ thông qua chiến lược chiến tranh đặc biệt và chuẩn y kế hoạch bình định Việt Nam trong 18 tháng của Staley.
    Kế hoạch của Staley chủ trương bình định miền Nam trong 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 được coi là cơ bản nhất của kế hoạch, bằng nhiều biện pháp dưới sự chỉ huy của Mỹ với dollars và vũ khí Mỹ. Liên quân Mỹ-Diệm tiến hành tăng quân lực, phương tiện chiến tranh, hệ thống đồn bốt, tiến hành hàng vạn cuộc hành quân càn quét trên toàn lãnh thổ, nhằm tiêu diệt lực lượng cộng sản, dập tắt phong trào đấu tranh của dân chúng, tìm các thủ đoạn để cách ly dân với Đảng CS, ?otát nước, bắt cá?. Trước hết bình định miền Nam bằng cách gom dân vào các ấp chiến lược, khu dinh điền, khu trù mật để tạo điều kiện đánh phá cơ sở cách mạng. Đồng thời Mỹ hỗ trợ cho chính quyền Diệm ra sức tăng cường số lượng, chất lượng trang bị cho quân đội cộng hòa, kể cả chủ lực và địa phương. Đầu tư xây dựng hệ thống đồn bốt cứ điểm quân sự dọc các cửa khẩu ra biên giới, trục lộ giao thông huyết mạch, tăng cường hệ thống cảnh sát, công an chìm nổi, biệt kích thám báo tung ra đánh phá cách mạng.
    Giai đoạn 2 của kế hoạch Staley là bằng viện trợ phục hồi kinh tế, tăng cường quân đội Sài Gòn, tiếp tục đánh phá miền Bắc.
    Giai đoạn 3 là phát triển kinh tế nhằm tạo ra ở Nam Việt sự phồn hoa giả tạo, phục vụ cho chính quyền Sài Gòn đủ khả năng và an tâm phục vụ Mỹ đánh phá cách mạng.
    Để bảo đảm sự ăn chắc của kế hoạch Staley, Mỹ đã cho mời Thomson, một chuyên gia hàng đầu của quân đội Anh về chống chiến tranh du kích sang làm cố vấn. Về mặt quân sự, theo yêu cầu của Diệm, Kennerdy xem xét đề nghị của Taylor là Mỹ có thể can thiệp trực tiếp vào Nam Việt bằng 3 khả năng. Một là can thiệp đánh bại cộng quân bằng 3 sư đoàn quân Mỹ. Hai là đưa tượng trưng một số quân chiến đấu Mỹ có mặt trực tiếp ở Nam Việt để xác lập việc có mặt của Mỹ, ổn định quân đội Việt nam cộng hoà và chính quyền Sài Gòn. Ba là tăng cường mạnh mẽ trang bị vũ khí kỹ thuật huấn luyện cho quân đội Sài Gòn.
    Kennerdy đã chuẩn y một số đề nghị của Taylor để hoàn thiện một kế hoạch chung gọi là Staley -Taylor. Cụ thể, về mặt quân sự đưa một số đơn vị lục quân Mỹ đến Nam Việt Nam, trực tiếp có mặt bên cạnh quân đội Sài Gòn và khi cần sẽ có những hành động can thiệp mạnh hơn nữa kể cả lục quân và không quân. Tháng 12-1961, hai đại đội trực thăng và 400 biệt kích ?omũ nồi xanh? của quân đội Mỹ đã có mặt ở Nam Việt, xác định một bước can thiệp sâu hơn của Mỹ vào Nam Việt Nam. Với kế hoạch Staley - Taylor, các cố vấn cao cấp của Mỹ và chính quyền Diệm vô cùng hoan hỷ, tràn trề hy vọng sẽ thắng lợi: ?ođẩy lui và quét sạch cộng sản, chiếm miền Nam Việt Nam trong năm 1965...?.

Chia sẻ trang này