1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng kết những cuốn phim Mỹ xuất sắc nhất mọi thời đại (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi redrum, 31/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Tổng kết những cuốn phim Mỹ xuất sắc nhất mọi thời đại (*)

    1 thế kỉ đã trôi qua từ lúc những năm đầu của thế kỉ 20 khi mà điện ảnh nước Mỹ mới bắt đầu chập chững.Và trong suốt thể kỉ 20 đó, Hollywood ?oCái nôi của điện ảnh trên toàn thế giới? đã làm ra và xuất xưởng không biết bao nhiêu là cuốn phim hay kiệt tác.Đến cuối thể kỉ 20 này, rất nhiều sự tổng kết về những cuốn phim Mỹ đã diễn ra, trong đó 1 trong những sự tổng kết và xếp hang lớn nhất là bảng xếp hạng 100 cuốn phim hay nhất của nước Mỹ được tổ chức bầu chọn do American Films Institute(AFI).
    Top 100 phim hay nhất thể kỉ 20 của AFI được làm vào năm 1998 do hơn 1500 những nhân vật hàng đầu trong ngành điện ảnh Mỹ bầu chọn và vẫn được xem là căn cứ có giá trị nhất để đánh giá, nhận xét những cuốn phim Mỹ.Một cuốn phim vào được top 100 của AFI thì phải có nhiều tiêu chuẩn khác nhau để được gọi là 1 cuốn phim xuất sắc.Định nghĩa lại, 1 cuốn phim được xem là ?oa great film? thì không phải là 1 chuyện dễ dàng.Nó không chỉ đơn thuần là 1 cuốn phim hay, cuốn hút người xem, hay làm người ta có những thích thú nào đó.Nói như vậy thì những cuốn phim tầm tầm, dễ chịu sẽ đầy rẫy bảng xếp hạng này.Từ ?ogreat? nó khác với từ ?ohay?, từ ?ogreat? đó bao hàm mọi thứ trong đó chứ không phải là 1 khía cạnh riêng lẻ như ?ohay?.1 cuốn phim được gọi là ?ogreat film? thì phải có ít nhất trước hết là 2 tiêu chuẩn lớn: nội dung và nghệ thuật.Tất nhiên nội dung hay và có những ý tưởng lớn lao hay những cuốn phim làm người ta phải suy nghĩ sau khi xem nó vẫn là yếu tố chính để tạo ra 1 cuốn phim xuất sắc.Trong top 100 phim của AFI có rất nhiều tác phẩm kiệt xuất về nội dung. Casablanca, On the waterfront, Mr Smith goes to Washinngton là những cuốn phim tiêu biểu cho lý tưởng con người; có những cuốn phim mang đầy ý nghĩa và bài học về đạo đức con người như tiêu biểu là It?Ts a wonderful life, High noon; những cuốn phim phản ánh những hiện thực của đời sống xung quanh theo những cách khác nhau như thế giới ngầm tội ác trong The godfather, cuộc sống của những người chiến sĩ sau chiến tranh đầy cảm động trong The best years of our lives, cái nghèo và cực của những người nông dân nước Mỹ trong The grapes of wrath, hiện thực dã man trến chiến trường trong All quiet on the Western front? Hoặc không cần đi sâu vào xã hội, có những cuốn phim rất hay khi đi sâu vào những khía cạnh khác nhau của một con người như The treasure of Sierra Madre, The Maltese falcon, All about Eve.Và có thể định nghĩa ?ohay? dành cho những cuốn phim đơn giản là làm cho người ta cảm thấy hấp dẫn, thích thú bởi những câu chuyện của nó về điều này có thể thấy ở những cuốn phim mystery hay phim noir, phim detective, phim hành động như những cuốn phim thực sự cuốn hút như Double indemnity, Bonnie and Clyde, hay những cuốn phim hài xuất sắc như Some like it hot, The Philadelphia story, Dr Strangelove.Tôi không phải nói những cuốn phim đó không có ý nghĩa hay giá trị nội dung, tôi chỉ nói trước hết câu chuyện của nó làm cho người ta thích thú rồi sau đó sẽ dần dần nhận ra những giá trị nội dung của nó. Không thể thiếu đó là những cuốn phim lịch sử, sử thi phản ánh một thời kì trong lịch sử nào đó như những tác phẩm lớn và đồ sộ Gone with the wind, Lawrence of Arabia, Ben Hur?Và trong những cuốn phim hay đó, có những cuốn phim từ khi nó ra đời khoảng bốn năm chục năm đến nay, vẫn được người xem thích thú và đón nhận ngày càng nhiều, rất rõ ràng là Casablanca, Gone with the wind, Singin?T in the rain hay 2 cuốn phim gia đình quá phổ biến ở nước Mỹ: The wizard of Oz- hình như tất cả mọi trẻ em đều xem nó và It?Ts a wonderful life- luôn luôn được chiếu trên truyền hình nước Mỹ vào bất kì dịp Noel nào.Bởi vì những cuốn phim đó thực sự làm cho người xem cảm thấy yêu quý và dần dần theo thời gian, số người yêu quý nó càng nhiều và làm cho nó hình như không có tuổi theo thời gian.Mặt chính thứ 2 là kĩ thuật, nói chính xác hơn là cách làm phim.Có rất rất nhiều cuốn phim trong top 100 phim hay nhất này dễ dàng làm cho người ta ngủ ngon lành trong khoảng 15 phút đầu, dễ thấy nhất là 2001: a space odyssey và có thể là High noon, The birth of a nation.Cho nên nếu ai muốn xem những cuốn phim xuất sắc,muốn tìm kiếm một cuốn phim hay mà xem thì đừng dại dột mà mở danh sách những cuốn phim hàng đầu ra và chọn lấy cuốn phim xuất sắc nhất mọi thời đại Citizen Kane vác về nhà- sẽ rất là thất vọng.Nếu bình luận một cách cho khách quan thì tuy nội dung của Citizen Kane đến đoạn cuối khá tốt nhưng nó là 1 cuốn phim vô cùng buồn ngủ và khó mà chịu nổi ngồi trước màn hình mà xem hết 2 tiếng cuốn phim nếu như không phải là người xem phim đã lâu rồi.Citizen Kane được nhìn nhận theo một con mắt kiểu khác.Có những ?ogreat film? không phải là nội dung rẻ tiền, nhưng nó dễ làm cho người ta buồn chán, và nếu hời hợt sẽ dễ cho rằng nó là 1 cuốn phim tệ hại, điển hình là 2001: a space odyssey, tác phẩm xuất sắc trong cách làm phim của Stanley Kubrick, ở phim Mỹ thì cũng ít thấy nhưng phim nước ngoài như Italia và Pháp thì vô số về great film gây buồn ngủ.Nghệ thuật làm phim tôi nói ở đây là bao gồm tất cả mọi thứ, tất cả mọi khâu, mọi công đoạn của làm phim, như là diễn xuất, trang phục, ánh sáng, màu sắc, âm nhạc, xây dựng phim trường, film e***, một điều rất quan trọng là cinematography- thuật quay phim, v.v? và đến những khâu nhỏ hơn như tagline, poster của phim.Đó chỉ là 2 vấn đề chính.Những vấn đề không kém phần quan trọng để đánh giá một cuốn phim là sự ảnh hưởng của cuốn phim lên con người trước và sau này cả về chính trị lẫn văn hóa, sự phổ biến của nó trong cộng đồng (chẳng hạn như tôi có đọc ở đâu đó, phụ nữ người Mỹ không mang giày có mũi nhọn vì mụ phù thủy độc ác trong The wizard of Oz mang đôi giày nhọn, cho nên ai mang sẽ bị xem là ác như phù thủy!Vì The wizard of Oz quá sức phổ biến trong nước Mỹ).Đây là bảng xếp hạng phim Mỹ nên khía cạnh ảnh hưởng lên nước Mỹ của một cuốn phim được xem xét rất cao.Có lẽ vì thế mà những cuốn phim đầu bảng là những cuốn phim không mấy xa lạ như Casablanca,Gone with the wind,The godfather,The wizard of Oz.Còn 3 vấn đề khách quan khác nữa là để được chọn vào trong top 100 phim này, cuốn phim đó phải là phim nói tiếng Anh, là phim Mỹ và bắt buộc phải là feature film, tức là có độ dài hơn 60 phút.
    Top 100 phim Mỹ hay nhất mọi thời đại của AFI tuy nó được bầu bởi rất nhiều người có kiến thức rộng về điện ảnh nhưng đó là 1 trong những bảng xếp hạng gây tai tiếng và nghi ngờ rất nhiều về tính chính xác của nó.Theo tôi thì rõ ràng bảng xếp hạng AFI này có rất nhiều sai lầm ngớ ngẩn và không thể bỏ qua được.Nhưng nói cho cùng thì nó cũng có những sự lựa chọn khá là chính xác về những cuốn phim rất hay được chọn.Citizen Kane- đỉnh cao nhất của lịch sử phim ảnh thế giới và là cuốn phim có ảnh hưởng lớn nhất đến với nền điện ảnh cổ điển và đương đại đã được xếp thứ nhất- không nghi ngờ gì.Giải oscar là 1 phần quan trọng để đánh giá cuốn phim.Nhưng những nhà phê bình điện ảnh đã không ngần ngại đánh giá cao những cuốn phim thật sự xuất sắc mà không đạt 1 giải oscar nào hoặc chỉ đạt 1,2 giải phụ lung tung trong thời gian nó phát hành, cụ thể như Singin?T in the rain(#10- không 1 Oscar), Some like it hot(#14- 1 giải Oscar cho trang phục và không được đề cử cho mục phim hay nhất năm 1959),các phim của Alfred Hitch**** là các phim điển hình theo kiểu đó- rất hay nhưng không bao giờ được đề cử Oscar cho phim hay nhất.Đó là những đánh giá rất đúng của các nhà phê bình, tôi thấy thời này các nhà phê bình có vẻ ?ominh mẫn? hơn trong cách nhận định 1 cuốn phim.Có rất nhiều cuốn phim trong bảng xếp hạng này cần những con mắt nhìn khác nhau, tức là lúc xuất hiện không nhận được 1 tiếng khen nào cả từ các nhà phê bình đương thời, không phải các phim xuất sắc đều được người ta nhìn nhận ra ngay, nhưng khi ngành phê bình điện ảnh phát triển, những cuốn phim đó đã được những nhà phê bình đã có cái nhìn mới về nó,phát hiện ra những cái hay ẩn dấu,những ý tưởng sâu sắc, những bước đột phá, những sự ảnh hưởng của nó trong cách làm phim sau này và cho nó vị trí xứng đáng, có thể kể ra 1 số phim thực sự xuất sắc nhưng bị nhìn lầm là Citizen Kane(1941),Vertigo(1958), Chinatown(1974), Sunset boulevard(1950),Psycho(1960). Top 10 của top AFI nhìn chung là khá ổn, với sự có mặt của The godfather(#3), Gone with the wind(#4), Lawrence of Arabia(#5),? những nhà khổng lồ trong lịch sử điện ảnh Mỹ; rồi Casablanca(#2)- cuốn phim có thể là xuất sắc nhất trong phim lãng mạn, Singin?T in the rain(#10)- tối cao của thể loại phim musical.Tuy nhiên trong top 10 cũng có hai ?ovấn đề? rõ rệt là The wizard of Oz(#6), The graduate(#7)- 2 cuốn phim không có nhiều tiêu chuẩn lắm trong này và có rất nhiều tác phẩm khác xứng đáng đứng trên 2 cuốn phim này, nhất là The wizard of Oz.Top 50 cũng khá tốt, có mặt những tên tuổi đã từng nức danh trong thời kỳ của nó, có thể kể ra một loạt.Top 50 gần như thâu tóm hết những tác phẩm kiệt xuất nhất trong phim Mỹ.Tuy nhiên top 50 này đã bỏ sót một vài những cuốn phim thật sự đặc sắc cả về hình thức lẫn nội dung, thậm chí là những cuốn phim xứng đáng đứng trên vị thứ 20, tiêu biểu là kiệt tác điện ảnh- đỉnh cao nhất của nhà đạo diễn theo tôi là xuất sắc nhất thế giới Alfred Hitch**** Vertigo(#61), cuốn phim thriller tối tăm The third man(#57), cuốn phim viễn tây vô song The searchers(#96) và nhiều đại biểu ưu tú ở ngoài bảng xếp hạng 100 cũng dư thừa tiêu chuẩn đứng trong này.Đó là về top 50, còn top 100 nguyên vẹn thì khỏi phải nói nữa, từ 51 đến 100 ngoại trừ khoảng 30 phim tốt, thì còn tồn đọng những phim không xứng đáng để được gọi là ?1 trong 100 phim xuất sắc nhất thời đại?, tôi không khẳng định là nó tệ, những cuốn phim đó cũng rất khá, nhưng nếu để có mặt trong top 100 phim hàng đầu của nước Mỹ thì phải suy nghĩ lại.Con số 20 đó là quá lớn, có thể kể ra 1 loạt cuốn phim ?otừ trên trời rơi xuống bảng xếp hạng 100? như Tootsie(1962), The deer hunter(1978),Dances with wolves(1990), Unforgiven(1992), The French connection(1971), Goodfellas(1990), M*A*S*H(1970), Rocky(1976), American graffiti(1973), Giant(1956), Platoon(1986)? đó chỉ là những cuốn phim tôi đã xem, còn lại vài cuốn phim nữa tôi chưa xem trong bảng xếp hạng này nên không biết là nó ra làm sao.Đó là phần ?odư thừa?, còn phần ?othiếu sót? thì hơi bị khổng lồ, nhưng tôi cũng không xem được quá nhiều để có thể nói hết được những thiếu sót, tôi chỉ nói những cuốn phim trong tầm hiểu biết hạn hẹp của tôi mà tôi đã xem;
    Trước hết xin được nói đến phim câm, trong top 100 này chỉ có 4 phim câm là The birth of a nation của D.W.Griffth và 3 phim của Charlie Chaplin là The gold rush, City lights và Modern times.Chắc là hiện giờ những nhà phê bình đang sống ở thế kỉ 20 nên quên mất phim câm ra làm sao, nên chắc vì thế họ đã bỏ quên một đống phim câm xuất sắc không chỉ trong thời đó mà cả lịch sử phim Mỹ từ trước đến nay.3 kiệt tác phim câm không thể bỏ qua được là Sunrise(1927) của F.W.Murnau, The general(1927) của Buster Keaton và The crowd(1928) của King Vidor đều không có trong bảng xếp hạng, nhất là Sunrise có thể đứng hàng đầu; phim câm lâu quá nên bây giờ tìm nó cũng khó, nên cũng có vài phim câm nổi tiếng chưa được xem nên không biết nó ra sao, như Intolerance, Broken blossoms của Griffth, Greed của Eric Von Stronheim, nhưng nói chung lại là chỉ có 4 phim câm là điều không thể ngờ của AFI.Và các phim câm trong bảng xếp hạng này được đánh giá cũng khá thấp, nhất là City lights- chỉ đứng 76.Tuy bảng xếp hạng có nhiều cuốn phim của Alfred Hitch**** và John Ford nhưng nó cũng bỏ sót không ít tác phẩm hay của 2 đại gia này đó là Rebecca(1940), Notorious(1946) (Hitch****) và The quiet man(1952), The man who shot Liberty Valance(1962), My darling Clementine(1946) (Ford).AFI chỉ chọn đạo diễn huyền thoại Howard Hawks một cuốn phim duy nhất và đứng gần chót là Bringing up baby(#97), và không có mặt một loạt phim của ông như 2 cuốn phim viễn tây Red river(1948) và Rio bravo(1959), 2 cuốn phim với lời thoại rất độc đáo và sự diễn xuất hết sức sắc bén của bộ đôi Humphrey Bogart- Lauren Bacall là To have and have not(1944) và The big sleep(1946); 2 cuốn phim hay có mặt Cary Grant là His girl Friday(1940) và Only angels have wings(1939), trong đó His girl Friday là đỉnh cao của thế loại hài phổ biến những năm 1940- screwball comedy.Trong 1 cuốn phim ở trong bảng xếp hạng và 6 cuốn phim bị bỏ quên đó,tôi chưa xem Bringing up baby, nhưng với những danh tiếng to lớn mà cuốn phim này đạt được, hình như nó cũng hơi bị ?orẻ rúng? khi đứng ở vị trí khiêm tốn này, đó là chưa nói tới sự ?obị rẻ rúng? của Howard Hawks, His girl Friday và Rio bravo không thể tin được là không có trong bảng xếp hạng này, và ít nhất To have and have not hay The big sleep phải có một phim có mặt.Bảng xếp hạng cũng ?obỏ quên? những đạo diễn ưu tú khác như Ernst Lubitsch với The shop around the corner(1940) và nhất là tác phẩm hài xuất sắc Trouble in paradise(1932);Preston Sturges với những cuốn phim hài tinh tế của mình là Sullivan?Ts travels(1941) , nhất là The lady Eve(1941) với Henry Fonda và Barbara Stanwyck.Đúng là cả một loạt lãng mạn hài cổ điển đã bị bỏ quên, cụ thể là những phim nêu trên.Còn nếu phim lãng mạn tuyệt đối thì AFI đã quên hai cuốn phim lãng mạn sáng chói là Brief encounter(1945) của David Lean và Letter from an unknown woman(1948) của
    Max Opuls
    .Phim noir,thể loại làm trùm của những năm 40- 50 chỉ có mặt những cái tên quá phổ biến The Maltese falcon(1941), Double indemnity(1944), Sunset boulevard(1950) mà không có mặt một tá phim hay khác như 2 kiệt tác có mặt Robert Mitchum là Out of the past(1947) của Jacques Tourneur và The night of the hunter(1955) của Robert Laughton, The big sleep của Howard Hawks đã nêu ở trên hoặc thấp hơn là Laura(1944) của Otto Preminger,còn bảng xếp hạng AFI thiếu những phim cá biệt thì rất nhiều, xin kể một số như 2 tác phẩm hiện đại rất hay và rất có phong cách là Blue velvet(1986) của David Lynch và Blade runner(1982) của Ridley Scott, tác phẩm cổ điển horror- hài Bride of Frankenstein(1935) của James Whale,cuốn musical Meet me in St.Louis(1944) của Vicente Minelli, v.v? Và trong top 100 này, thiếu rất nhiều các đạo diễn từng nổi danh thời đó, như là Josef Von Sternberg, John Cassavetes, Frank Borzage, Douglas Sirk và các đạo diễn nước ngoài nhưng có những phim hay làm tại Mỹ như Max Opuls, F.W.Murnau, Fritz Lang.Đó là những phim được ?ođánh giá thấp quá cỡ? , còn những phim được ?ođánh giá cao quá cỡ? trong AFI này cũng nhiều lắm, đó cũng là những phim hay nhưng vị trí của nó theo tôi là hơi cao, như ở ¼ đầu có The wizard of Oz(#6), The bridge on the river Kwai(#13), Star wars(#15), The Arican queen(#17), E.T:extra terrestrial(#25) còn ở 3/4 đằng sau thì quá nhiều. Tuy nhiên, không có một thước đo chính xác nào cho định nghĩa?great films?, đó là tùy theo mỗi người, những ý kiến cá nhân khác nhau, sự xuất sắc của cuốn phim không thể đo đạc, thẩm định một cách khoa học mà nó mang ý nghĩa rất trừu tượng.Cho nên những ?ogreat films? này chỉ là tương đối, không có gì là hoàn toàn đúng tất cả mọi người.
  2. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Bài này là những nhận xét chung của cá nhân tôi về top 100 phim của AFI(ở trên) và giới thiệu riêng về 50 cuốn phim tôi cho là xuất sắc nhất mọi thời đại trong làng phim Mỹ từ trước đến nay.Phần lớn các cuốn phim đó đã có trong top 50- nửa đầu của bảng xếp hạng này.Trong top 50, tôi đã xem được 49 phim, còn lại 1 phim King kong đứng thứ 43 chưa được xem,nên không biết gì để giới thiệu về phim này.Ngoài King kong, tôi loại ra 8 cuốn phim nữa theo tôi là chưa xứng đáng là 1 trong 50 cuốn phim xuất sắc nhất điện ảnh Mỹ, cụ thể là các phim E.T: extra terrestrial(#25), Annie Hall(#31), Doctor Zhivago(#39), West side story(#41), The birth of a nation(#44), Jaws(#48), Snow White and seven dwarfs(#49), Butch Cassidy and the Sundance Kid(#50).Và thế vào 9 cuốn phim đó là 10 cuốn phim khác xứng đáng hơn nhiều hoặc đứng trong bảng xếp hạng 100 hoặc thậm chí đứng ngoài.Tính ra là 51 phim thì đúng hơn, nhưng mà The godfather 1 và 2 tôi gộp lại thành 1, hơi gian lận một ít, vì nói chung là nó đều thuộc The godfather trilogy cả.10 cuốn phim tôi thế vào trong bảng xếp hạng 100 thì có The Philadelphia story(1951), Vertigo(1958), The third man(1949), The searchers(1956), ngoài bảng xếp hạng là Sunrise(1927), The general(1927), The night of the hunter(1955), phim thứ 8 là lựa chọn giữa 2 phim City lights(1931) và The crowd(1928) đều là 2 phim câm, và 2 phim cuối cùng thì chưa tìm được phim xứng đáng nhất, tôi sẽ post phần cuối sau này nên chưa cần đề cập đến tất cả các phim, vì rất nhiều phim còn lại tôi thấy đều có những điểm hay, khó lựa chọn.Nhưng đây vẫn chưa là lựa chọn hoàn hảo nhất của tôi.Còn có khoảng 5,6 phim khá nổi tiếng nữa mà tôi chưa được xem vì kiếm không ra ở Việt Nam nên vẫn chưa có cái nhìn bao quát hết về những cuốn phim nhất nước Mỹ.Và đây chỉ là lựa chọn riêng của bản thân tôi,trước khi viết bài này, tôi cũng đã tham khảo 1 số bảng xếp hạng phim thế giới để cố gắng nhìn nhận khách quan nhất,nhưng tất cả mọi người đều có những cuốn phim mà cho là hay khác nhau, không phải ai cũng giống nhau.Tôi cũng không phải là một người có kiến thức sâu rộng về phim như những nhà phê bình nên tất nhiên sự đánh giá của tôi thì không bằng ai cả, nhưng nói chung chỉ cố gắng giới thiệu và tổng hợp được những cuốn phim xứng đáng nhất.Trong những cuốn phim lớn mà tôi được xem đó,có những cuốn phim tôi không bao giờ tìm ra ở Việt Nam, nên tôi đã phải mua ở nước ngoài như It?Ts a wonderful life, The best years of our lives và Mr Smith goes to Washington.Khá đắt, nhưng bù lại tôi cũng có được những cuốn phim hay mà tôi thích, và có cơ sở nhiều hơn để viết bài này.
    Và đây là tổng kết về các thể loại trong 50 phim xuất sắc nhất nước Mỹ mọi thời đại mà tôi chọn, trong mỗi thể loại là các phim theo tôi là xứng đáng đứng đầu của đơn cử từng thể loại đó(xếp theo niên đại):
    -Phim câm:Sunrise(1927), The general(1927), The crowd(1928) hoặc City lights(1931).
    -Chiến tranh, sử thi(war và epic) : Gone with the wind(1939),The bridge on the river Kwai(1957), Lawrence of Arabia(1962), Apocalypse now(1979), Schindler?Ts list(1993)
    -Viễn Tây: High noon(1952), The searchers(1956)
    -Nhạc kịch: The wizard of Oz(1939), Singin?T in the rain(1952)
    -Khoa học viễn tưởng:2001: A space odyssey(1968), Star wars(1977)
    -Drama: The grapes of wrath(1940), The best years of our lives(1946), It?Ts a wonderful life(1946), The treasure of Sierra Madre(1948), All about Eve(1950), A streetcar named desire(1951), On the waterfront(1954), To kill a mockingbird(1962), Midnight cowboy(1969),One flew over the cuckoo?Ts nest(1975), Taxi driver(1976), Raging bull(1980)
    -Comedy: Mr Smith goes to Washington(1939), Some like it hot(1959), Dr Strangelove: or how I learn to stop worrying and love the bomb(1964)
    -Romance: It happened one night(1934), The Philadelphia story(1940), Casablanca(1942), The African queen(1951), The graduate(1967)
    -Crime: Bonnie and Clyde(1967), A clockwork orange(1971), The godfather 1, 2(1972/1974)
    -Phim noir, thriller, phim mystery: Citizen Kane(1941), The Maltese falcon(1941), Double indemnity(1944), The third man(1949), Sunset boulevard(1950), Rear window(1954), The night of the hunter(1955), Vertigo(1958), North by northwest(1959), Psycho(1960), Chinatown(1974)
  3. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0

    NHỮNG PHIM ĐỨNG TRONG TOP 50 CỦA AFI( XẾP THEO ALPHABET)​
    1.(#46)A clockwork orange(1971- Stanley Kubrick): cuốn phim diễn ra ở trong tương lai nước Anh, Alex DeLarge(Malcolm Macdowell) là 1 thanh thiếu niên hư hỏng cùng với đám bạn của mình chuyên đi cướp bóc, đánh đập, hãm hiếp vào ban đêm.Cuối cùng, Alex cũng bị bắt và bị chính phủ cho cải tạo đạo đức một cách đặc biệt làm cho Alex trở nên kinh tởm trước những việc mình đã làm trước đây.Alex trở lại với xã hội sau khi được ?ocải tạo? và nhận ra những thứ mà chính phủ đó đã làm cho mình.
    [​IMG]
    Một lần nữa, Stanley Kubrick lại dùng âm nhạc cổ điền vào trong phim của mình giống như 2001: a space odyssey. Kubrick đã tạo được cả một thế giới tương lai sống động trong cuốn phim này.Cách dùng màu, âm thanh, ánh sáng, trang phục, mỹ thuật đã được Stanley Kubrick phát huy đến mức thượng thừa, cách tân hóa nó đến tương lai với những lối làm phim đầy sáng tạo.Kubrick đã dùng rất nhiều gam màu tương phản đi với nhau để tạo ra những mâu thuẫn khó chịu cho những người chứng kiến.Ánh sáng thật sự đáng sợ, nhất cảnh trong đường hầm đầu cuốn phim.A clockwork orange có 1 đoạn mở đầu đấy ấn tượng: close up khuôn mặt Alex Delarge rất lâu và camera từ đó lui chậm dần mở ra quang cảnh của cuốn phim cũng là thế giới của Alex. Sự kết hợp của màu sắc, ánh sáng và âm thanh làm cho cuốn phim như không phải được quay năm 1971 mà chỉ là mới gần đây.Cuốn phim là 1 tác phẩm rất ?oliều lĩnh? của chính Stanley Kubrick, nó gợi mở những thứ suy nghĩ hơi khác người như ?osự đồi bại là 1 vẻ đẹp?.Ông đã làm rất nhiều để cho thấy điều đó khi kết hợp giữa những đoạn nhạc vui, những hình tượng mỹ thuật đẹp đi với những cảnh đồi bại.Những tiếng thét được kịch hóa ra những tiếng opera, những sự ghê tởm được kịch hóa ra những màn diễn trên sân khấu. Sự sử dụng cố ý đó gây đối lập tương phản rất lớn cho cuốn phim.Nhưng sự tương phản đó lại làm cuốn phim càng hay hơn.Sự đồi bại(********, bạo lực) như phô diễn trước ống kính camera nhưng đó lại làm cho cuốn phim có dụng ý rõ ràng.Nhưng khuynh hướng của Stanley Kubrick trong cuốn phim này cũng dễ làm lệch lạc suy nghĩ của những người mới xem nó.Người xem bị bắt buộc chứng kiến những thứ Alex chứng kiến, vui những lúc Alex thấy vui, tức là những lúc anh ta giở thói côn đồ.Tuy cuốn phim gây scandal lớn trong nước Anh lúc đó do bị dán nhãn loại X nhưng nó là 1 tác phẩm lớn và nghiêm túc thật sự, là 1 sự châm biếm đả kích sâu sắc đối với chính phủ vô nhân đạo đã robot hóa con người như thế nào.Cuốn phim cũng tôn vinh sự tự do, bản tính thật sự của con người.Nếu một người không còn tự do, anh ta không còn là con người nữa, mà chỉ là 1 cỗ máy không hơn không kém.Một cuốn phim hay của Kubrick.
    Vị trí theo tôi: 25 đến 40
    2.(#45)A streetcar named desire(1951- Elia Kazan):Blanche Dubois (Vivien Leigh), từng một thời là gái hạng sang, một cô gái đầy ảo tưởng, tâm thần, dễ tổn thương, đến nhà của cô em Stella và tại đây cô gặp Stanley Kowalski(Marlon Brando), một tên cộc cằn, thô lỗ và có một cái giọng khô khốc, đánh vợ không thương tiếc.Câu chuyện của cuốn phim xoay quanh những mâu thuẫn của Blanche và Stanley.Và dần dần, Blanche khám phá ra những sự đáng sợ và thú tính của người em rể mình.

    [​IMG]
    A streetcar named desire khá là khó hiểu nhưng thực sự nó rất lôi cuốn người xem.Trong ngôi nhà chật chội đó, rất nhiều thứ đã xảy ra, và nhiều vấn đề nảy sinh.Có thể chủ đề chính của A streetcar named desire là dục vọng- thứ làm che lấp những nhân vật trong phim, thứ làm cho Stella vẫn sống được với ông chồng thú tính của mình.Cả hai nhân vật chính, Blanche Dubois và Stanley Kowalski đều có những thứ đê tiện và bẩn thỉu của riêng mình.Cô gái Blanche này rất đặc biệt,cô ta rất sợ ánh sáng, thứ làm lộ rõ khuôn mặt của cô ta và có những ảo tưởng lạ lùng về 1 cuộc sống trong quá khứ.Marlon Brando đã tạo ra được 1 nhân vật tượng trưng cho tất cả những nhân vật mà Brando đóng- đó là Stanley Kowalski, một nhân vật cộc cằn, thô lỗ, đáng sợ và thú tính, không bao giờ mặc những bộ đồ vest như những diễn viên nam cùng thời mà là những chiếc áo thun chật chội và đẫm mồ hôi.Nhưng cả hai nhân vật đều bị quyến rũ bởi nhau, đặc biệt là cái thú tính khô khốc của Kowalski .Cuốn phim có đoạn nổi tiếng: cảnh Kowalski hét bằng 1 cái giọng kéo dài ?ohey , Stell....l...a...?.Đó cũng là 1 trong những cảnh bậc nhất trong lịch sử phim.Lúc đó là lúc Stanley nhận ra sau khi tỉnh rượu là mình đã đánh vợ tàn nhẫn.Và anh ta đứng dưới nhà căn nhà nơi cô vợ chạy trốn và rống lên ?ohey, st..e..l..l..a? trong 1 bộ dạng thảm thương khủng khiếp và cái áo pull rách tơi chỉ còn 1 nửa.Không biết tôi nói như thế này có quá không, nhưng mà cái tựa đề của cuốn phim cũng đã thẳng thừng đề cập đến ?odesire?: tiếng gọi của Stanley giống như tiếng thú vật gọi ********(có thể thấy rõ ràng thú tính của Stanley trước và trong lúc này)?, và cảnh tiếp theo lại tợn hơn nữa: khi nghe tiếng gọi đó, Stella giống như bị thôi miên, ra lan can và bước chầm chậm xuống trong 1 điệu bộ lả lơi, 1 tiếng kèn ***y vang lên trong cảnh này, hình như đúng là Stella bị ?onghiện? dục vọng, những căm thù của cô ta tan biến, tất cả đã biến thành ?odesire? và cô ta sà xuống vuốt ve lấy Stanley.Sau một hồi ?oquấn quít?, Stanley ẵm Stella vào trong nhà và cảnh được cắt cho đến sáng hôm sau .Cảnh này trong có vẻ cường điệu hóa và mang đậm tính kịch trên sân khấu.Cũng dễ hiểu, A streetcar named desire là được chuyển thể từ vở kịch quá nổi tiếng cùng tên của Tenessee William.Cảnh đó là cảnh còn mang lại cái hồn của vở kịch nhất trong toàn cuốn phim. Điều nổi bật trong A streetcar named desire là sự diễn xuất quá tuyệt vời của Vivien Leigh và Marlon Brando.A streetcar named desire cũng đã được ghi nhận là cuốn phim đạt được nhiều giải Oscar cho vai diễn nhất trong lịch sử: giải diễn viên nữ xuất sắc nhất(Vivien Leigh), nữ diễn viên phụ(Kim Hunter) và nam diễn viên(Karl Marden) xuất sắc nhất.Tiếc là Marlon Brando đã bị mất Oscar vào tay Humphrey Bogart với 1 vai cũng xuất thần không kém trong The African queen.
    Vị trí theo tôi: 25 đến 45
    3.(#17)The African queen(1951- John Huston):câu chuyện phiêu lưu của hai nhân vật trên con tàu ở Châu Phi trong thế chiến thứ 2.Rose Sayer(Katharine Hepburn) sau khi chứng kiến cảnh người anh chết do đột quỵ khi mà thấy quân Đức phá hoại làng xóm châu Phi nơi mình đang ở, là 1 người phụ nữ cứng rắn và đầy nghị lực, Rose quyết tâm cùng với Charlie Allnut(Humphrey Bogart) lang thang trên con tàu The African queen tồi tàn để đánh đắm tàu chiến lớn của quân Đức ?oLouisa?.Charlie là 1 tay nghiện rượu, lè nhè và sống chật vật qua ngày trên con tàu The African queen, một người luộm thuộm và suốt ngày uống rượu, trái ngược hoàn toàn với Rose Sayer.Cho nên trên chuyến phiêu lưu đó có bao nhiêu là xung đột xảy ra. Nhưng họ cùng nhau chiến đấu dũng cảm, vượt qua những làn đạn của quân Đức, và cũng phải chiến đấu với đỉa, muỗi và bệnh tật,cuối cùng cũng chiến thắng.
    [​IMG]
    The African queen là 1 cuốn phim kết hợp của phiêu lưu, lãng mạn và hài hước.Charlie và Rose là điển hình cho cặp khắc tinh nhau từ lúc đầu nhưng dần dần nhận ra là yêu nhau.Katharine Hepburn và Humphrey Bogart, hai tượng đài vĩ đại của Hollywood đã thật sự tỏa sáng trong cuốn phim, đem về cho Hepburn một đề cử Oscar và Bogart tượng Oscar duy nhất trong sự nghiệp của ông sau rất nhiều lần bỏ lỡ Oscar trong vai Rick Blaine phim Casablanca hay vai Fred C.Dobbs phim The treasure of Sierra Madre.Đã có rất nhiều cuốn sách và cuốn phim nói về quá trình làm ra cuốn phim này, Hepburn cũng đã có 1 cuốn tự truyện trong quá trình làm phim khi đến châu Phi.The Philadelphia story và The African queen là 2 cuốn phim đã đi vào huyền thoại phim sự diễn xuất không thể diễn viên nữ nào sánh bằng của Katharine Hepburn.The African queen thật sự nổi trội với 2 diễn viên chính, và có 1 cốt truyện rất hấp dẫn với nhiều biến cố thú vị, nhưng về mặt toàn diện xét cho một cách khách quan, cuốn phim cũng không có gì xuất sắc đặc biệt, có thể dùng để giải trí tốt nhưng không phải là tác phẩm đồ sộ của Huston.The African queen có dùng đến máy tính để tạo 1 số cảnh có hiệu ứng đặc biệt, nhưng cũng không làm được sự cách tân mới nào trong cách làm phim, những máy tính chỉ tạo ra hiệu quả tạm thời và cũng không có gì kỹ thuật cho lắm.Có lẽ người xem chỉ có thể cuốn hút ở The Afican queen ngoài 2 diễn viên là câu chuyện của nó và những thiên nhiên sống động và tươi mát châu Phi hiện lên trên màn ảnh.
    Vị trí theo tôi: từ 40 đến 50
  4. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0

    4.(#16)All about Eve(1950- Joseph Mankiewicz):Cuốn phim là câu chuyện của Eve(Anne Baxter) một cô gái vô danh giả vờ ngây thơ đã bám theo làm trợ lý của một diễn viên nổi tiếng là Margo Channing (Bette Davies), bằng những thủ đoạn và mánh khóe của mình, từ một cô gái tưởng như ngây thơ Eve- một con người vô liêm sỉ đã dùng mọi phương cách để cướp vai diễn và suýt cướp được người yêu của Margo để bước lên trở thành ngôi sao.Cuốn phim được mở đầu bằng cảnh Eve nhận giải thưởng diễn viên và cuốn phim quay ngược thời gian về kể lại chuyện của Eve theo sự lời tường thuật của 1 tay nhà văn chứng kiến mọi câu chuyện trước đây.Câu nói nổi tiếng trong phim là câu của Margo:?fasten jour seat belts.It?Ts going to be a bumpy night?
    [​IMG]
    All about Eve được ghi nhận trong lịch sử là cuốn phim có nhiều đề cử Oscar nhất(14).Cuốn phim có phần hơi chán vì nó dài gần 2 tiếng rưỡi và quanh quẩn chỉ là những cuộc hội thoại của các nhân vật chính.Nhưng nói chung, All about Eve và Sunset boulevard là 2 cuốn phim có giá trị nhất về chính Hollywood;điều trùng hợp là cả hai phim đều được làm năm 1950 và năm đó All about Eve thắng giải phim hay nhất.All about Eve là cái nhìn xuyên suốt về Hollywood với con người chà đạp lên nhau bất chấp mọi thứ để giành lấy vinh quang. Cuốn phim đã vẽ ra đúng hình ảnh của Bette Davies là Margo Channing khó chịu và kiêu ngạo y như ngoài đời thật.Bette Davies đã có 1 vai diễn rất xuất sắc trong vai Margo Channing đó.Câu nổi tiếng của cuốn phim là vào lúc đêm sinh nhật của Bill- người yêu của Margo, khi cô gái Eve Harrington trông có vẻ vô tội vạ đó bắt đầu gây sự chú ý của mọi người bằng 1 điệu bộ nai tơ của mình.Margo trong lúc đó bắt đầu nhận ra Eve không phải đơn giản như vẻ bên ngoài và sự thương hại ban đầu của Margo đối với Eve bắt đầu biến thành ghen tị và đố kị, nghi ngờ trước những đe dọa đem lại từ Eve Harrington, Margo đã nói 1 câu với tất cả mọi người trong căn phòng đó: ?fasten your seat belts.it?Ts going to be a bumpy night?, hiểu nôm na nghĩa bóng tương lai sắp tới là 1 ?obumpy night? phức tạp và nhiều cạm bẫy- ám chỉ những mánh lới của Eve Harrington.Câu đó khép lại toàn bộ tinh thần của cuốn phimm All about Eve này.Và Margo Channing cũng đã không nhầm về một ?obumpy night? như vậy trong những gì diễn ra sắp tới với Margo khi Eve bắt đầu dùng vô số tiểu xảo. Theo tôi hai phần xuất sắc nhất của All about Eve là sự diễn xuất của các diễn viên hầu như hoàn hảo và kịch bản- một kịch bản nặng phong cách chuyên ngành, ngôn ngữ điện ảnh được dùng rất hay trong các đoạn hội thoại.Không có hành động đột biến gì nhiều trong All about Eve, chỉ có lời và lời đem lại cốt lõi cho cuốn phim này.Lại một cuốn phim ?ohoàn hảo? theo kiểu ?okhông có lỗi nào cả? , tất cả mọi khâu đều được chăm non kĩ càng trong All about Eve.
    Vị trí theo tôi: từ 25 đến 40
    5.(#28) Apocalypse now(1979- Francis Ford Coppola):Một trong những cuốn phim chiến tranh xuất sắc nhất, theo kiểu surreal.Một đại úy của quân đội Mỹ Willard(Martin Sheen) ở Việt Nam trong cuộc chiến tranh được giao nhiệm vụ tìm và ám sát đại tá Kurtz(Marlon Brando)khi bỗng nhiên đại tá này trở thành sùng đạo, lập ra chỗ ở, đồn điền riêng cho mình, ngày đêm thờ cúng thần linh và quân đội Mỹ cho thế là phản bội nên phải tiêu diệt.
    [​IMG]
    Apocalypse now, chủ đề chính của nó là sự điên khùng và thiếu nhân đạo của cuộc chiến tranh Việt Nam với những hình ảnh siêu thực và nhiều cảnh mang tính hình tượng hóa, là cuốn phim xuất sắc nhất về đề tài chiến tranh Việt Nam trong tất cả những cuốn phim Mỹ đã làm về chiến tranh Việt Nam.Những cảnh trong Apocalypse now có gì đó mang tính ảo ảnh, mờ mịt sương khói,không rõ ràng nhưng nói chung là cuốn phim chứa những cảnh rất đẹp, mang tính nghệ thuật rất cao, Francis Ford Coppola gây sẽ dấu ấn lớn với việc xây dựng và tạo ra những khoảnh khắc hiếm có trong phim đó.Apocalypse now còn mang 1 chút phim horror, và đặc biệt nơi của đại tá Kurtz rất đậm tính thần bí.Đại tá Kurtz chính là 1 kiểu người lính Mỹ trở nên bất lực và tiến thoái lưỡng nan trước cuộc chiến tranh vô nhân đạo này nên phải tìm một lối thoát là tâm linh, phản ánh thực trạng của những người lính ngây thơ về suy nghĩ nhưng đã phải trải nghiệm những điều vô cùng gian nguy trong chiến tranh ở thực tại.Apocalypse now có 1 câu chuyện quá sức tối tăm và mơ hồ, mang những yếu tố bi quan, nó như là 1 ác mộng chưa từng có của những người lính trong chiến tranh Việt Nam.Mọi thứ trở nên vô cùng đáng chán nản.Phim được quay rất đẹp, những cảnh thường được hay quay vào lúc hoàng hôn, nên ánh đỏ của mặt trời xuyên suốt cuốn phim, làm cho phần lớn các cảnh trong này đểu có 1 màu đỏ huyền ảo và bí ẩn.Marlon Brando chỉ xuất hiện trên màn ảnh vào khoảng 40 phút cuối nhưng sự xuất hiện rất mập mờ và lạ lẫm.Những cuộc gặp mặt của Willard và Kurtz luôn ở trong hang động, chỉ có vài tia nắng chiếu vào, nên không bao giờ nhìn rõ khuôn mặt của Kurtz- chỉ là sơ sơ thoáng qua.Từ muốn ám sát Kurtz, Willard đã trở thành kính phục và hoàn toàn tin tưởng vào Kurtz và nhận ra những sự điên rồ của chiến tranh.Phim khá phức tạp, nhất là những đoạn Kurtz nói về những sự ám ảnh và sợ hãi trong chính bản thân của mình.Những hình ảnh của Apocalypse now không bao giờ hiện ra đầy đủ mà chỉ là nửa sáng nửa tối, thường thường trong hang động của Kurtz, ngoài khuôn mặt người thì tất cả màn hình là tối om, hơi gây khó chịu nhưng đập vào ta một cảm giác thần bí và mơ hồ.Và trong hang động, nếu được soi sáng thì ánh sáng chủ yếu là ánh đuốc, nên màu đỏ và màu đen xâm lấn tất cả.Tất cả mọi thứ đều được làm chậm chạp trong phim này(giống The godfather- tác phẩm trước đây của Coppola),và trông có vẻ giống như lễ nghi, ngay cả cái chết cuối phim của Kurtz cũng giống như là lễ hành quyết bái tế.Phim khó hiểu nhưng sâu sắc và được làm rất đẹp.
    Vị trí theo tôi: từ 15 đến 30
    6.(#37)The best years of our lives(1946- William Wyler): câu chuyện cảm động của những người lính sau chiến tranh. Al(Friderich March), Fred (Dana Andrews) và Homer(Harold Russell), khi chiến tranh kết thúc từ mặt trận quay về nhà và phải đối mặt với những khó khăn trong 1 cuộc sống thường ngày.Homer mất cả hai cánh tay và phải đối diện với sự mặc cảm của chính bản thân với gia đình, nguời yêu; Fred- từng là đại tá không quân ở chiến tranh trở về lại phải vật lộn để kiếm một công việc làm thấp kém và một cô người yêu đã biến chất; Al thì có 1 gia đình yên ổn và hai đứa con đã lớn nhưng mắc vào nghiện rượu và chán đời.Cuốn phim xoay quanh cuộc đời của 3 nhân vật chính với những thứ họ phải trải qua trong 1 cuộc sống không mấy dễ dàng cho những người lính.

    [​IMG]
    The best years of our lives phải nói là 1 trong những cuốn phim quan trọng nhất nước Mỹ.Được làm vào năm 1946, năm vừa kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, The best years of our lives đi vào những hiện thực của một cuộc sống mới sau chiến tranh của nước Mỹ.Sự phản ánh trong The best years of our lives rất chân thực và rất đời thường nên tầm quan trọng của nó đối với nước Mỹ, nhất là sau chiến tranh, là rất lớn.Cuốn phim dài hơn 3 tiếng.Cái hay của The best years of our lives không giống những cuốn phim khác, nó không phản ánh những khía cạnh to lớn vĩ đại hay những biến động bất ngờ, mà cái hay đến từ sự tầm thường và bình dị của những cuộc đời đó, những trăn trở và tâm sự của một người bình thường trong đất Mỹ.Cuốn phim có nhiều cảnh cảm động, nhất là những cảnh trở về gia đình của 3 người lính, đặc biệt là Homer trên người mình không phải là hai cánh tay nữa mà là hai chiếc móc sắt, cảnh người mẹ đã bật khóc khi thấy đôi tay đó; rồi cảnh trở về bất ngờ của Al khi vợ đang làm 1 việc rất thường ngày là rửa chén.Những câu chuyện thường nhật đó đan xen vào làm ra những thước phim thực sự có giá trị và đầy suy nghĩ.3 người, 1 người là hải quân, một người là phi công, một người là bộ binh, đã từng lập nhiều chiến công trên chiến trường, thế mà khi trở về lại vấp phải những điều hiển nhiên và bình dị nhất trong 1 cuộc sống đổi mới và họ đã bị chững lại đằng sau nhịp độ phát triển đó.Những câu chuyện của The best years of our lives rất gần gũi và làm cho người xem như sống trong những cuộc sống đó.Fred bị mất việc sau khi tham gia chiến tranh và chỉ tìm ra một việc làm rẻ mạt, thấp hơn nhiều so với lương của Fred thời đi lính; Al thì trở lại với công ty bảo hiểm nhưng những kinh nghiệm chiến trường của Al chỉ đem lại thất bại trong công việc; Homer là nhân vật đặc biệt nhất, mất hai cánh tay trở thành gánh nặng quá lớn cho Homer và gia đình, mỗi ngày Homer không dám đối mặt mọi người với cánh tay đó, rất buồn khi thấy người khác nhìn mình một cách lạ lẫm và tủi nhục khi bố mẹ phải phục vụ cho mình như một người tàn tật.Nhưng Harold Russell- thực ra là 1 cựu binh mất hai tay thực thụ, không phải là 1 diễn viên,đã được trao một Oscar trong phim với vai này, ?oOscar đặc biệt nhờ đem lại hy vọng và dũng cảm cho những người bạn của mình? vì những việc mà Homer đã làm được sau này trong cuốn phim.Homer đã biết đứng lên làm những việc nhờ 2 cái móc của mình như đánh piano, bắn súng và thậm chí là tự đeo nhẫn cho vợ trong ngày cưới- những việc làm trên màn ảnh đó quả thật là đem lại những hy vọng và sự tự tin cho những người khuyết tật như Russell.Tựa đề ?othe best years of our lives? chỉ đến ?obest years? chính là những năm trên chiến trường, nơi người lính không lo âu đến những trở ngại trong cuộc sống thường nhật, đó là những năm đẹp nhất đối với họ. Sự cảm động, chân thật trong cách kể chuyện làm cho The best years of our lives trở thành 1 biểu tượng của điện ảnh Mỹ.Cuốn phim có sự tham gia của nhà quay phim nổi tiếng Gregg Toland( trong Citizen Kane), nên cũng có vài cảnh có deep focus, nhưng không đẹp lắm, kém hơn Citizen Kane về thuật quay phim.
    Vị trí theo tôi: 15 đến 25
  5. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Vị trí theo tôi:từ 40 đến 50
    9.(#2)Casablanca(1942- Michael Curtiz):Câu chuyện xảy ra ở Casablanca- Maroc, nơi bị quân Nazi chiếm giữ khi Thế chiến thứ hai xảy ra.Richard(Rick) Blaine(Humphrey Bogart), chủ quán rượu Rick?Ts đã gặp lại người yêu lưu lạc của mình trước đây là Ilsa Lund(Ingrid Bergman) cùng với chồng.Những kí ức đẹp của cuộc tình Rick và Ilsa ở Paris hiện về, khi hiểu ra hết mọi chuyện khi Ilsa bí ẩn biến mất,Rick đã cao thượng hi sinh nhìn người yêu mình lên máy bay ra khỏi Casablanca.
    [​IMG]
    Không cần nói nhiều về cuốn phim Casablanca này, nó có thể là cuốn phim trắng đen phổ biến nhất trên toàn thế giới.Casablanca là 1 trong những cuốn phim hay nhất từ trước đến nay, chữ ?hay? chứ chưa hẳn là ?ovĩ đại? nhất.Michael Curtiz làm cuốn phim này theo 1 phong cách rất trữ tình, không khí trong Casablanca có vẻ sương khói và đấy chất lãng mạn.Casablanca là 1 sự kết hợp tài tình trong nội dung của 1 cuốn romance xen với thriller và chiến tranh- phim là 1 cuộc tình thời chiến quá đẹp.Humphrey Bogart trong vai Rick là 1 vai không thể quên được, Rick có thể là 1 trong những nhân vật hay nhất trong phim Mỹ- 1 người bề ngoài lạnh lùng,ích kỉ và đa nghi nhưng thực ra rất cao thượng và tình cảm bên trong,Bogart nhập vai quá chuẩn, không thể ai có thể đóng vai Rick hay hơn Bogart cả.Phim có kịch bản rất hay, rất nhiều lời thoại đáng nhớ, nhất là những đoạn cuối.Có rất nhiều câu trở thành nổi tiếng như ?oHere?Ts looking at you, kid?, ?oWe?Tll always have Paris? hay ?oIlsa, I''''''''m no good at being noble, but it doesn''''''''t take much to see that the problems of three little people don''''''''t amount to a hill of beans in this crazy world. Someday you''''''''ll understand that?- câu của Rick chia tay Ilsa.Nhiều cảnh trong Casablanca trở thành kinh điển, không phải vì nổi bật trong cách xây dựng và chính là bản chất hay, đẹp và lãng mạn của nó, như cảnh Ilsa nghe bài hát ?oAs time goes by?, cảnh Rick trong quán rượu lúc khuya, hút một điếu thuốc, cầm ly rượu và nhớ lại thời với Ilsa ở Paris cho đến lúc đứng trên sân ga với lá thư nhòe nước mưa và nhất là đoạn kết đẹp vô song của phim.Đoạn kết được làm trong lúc hoàng hôn, sân bay phủ toàn sương mù, là lúc Ilsa chia tay với Rick lên máy bay.Cảnh chạm mặt cuối của Rick và Ilsa là cảnh đẹp nhất trong tất cả cuốn phim lãng mạn từ trước đến nay, với những câu nói cao thượng, lý tưởng và hy sinh bản thân mình của Rick, câu nói bất hủ ?oWe?Tll always have Paris? vẫn làm cho tất cả mọi người xúc động mỗi khi xem lại cuốn phim.Cái nhìn cuối của Ilsa và Rick khi máy bay sắp cất cánh lại càng không thể quên được.Tuy Rick phủ nhận sự cao thượng của mình nhưng ai cũng hiểu được những gì Rick làm, những hành động của Rick làm cho cuốn phim Casablanca vừa hay, lãng mạn lại thêm nhiều ý nghĩa.Casablanca còn 1 có bài hát chính rất hay là ?oAs time goes by? với tiếng đệm piano du dương, là bài hát làm cho cả Ilsa và Rick nhớ lại những cảm xúc của họ về cuộc tình quá khứ.Lúc Rick ngồi một mình nghe ?oAs time goes by? và nhớ lại Paris là lúc hiếm hoi trên màn ảnh người ta có thể thấy được người có khuôn mặt lạnh lùng Humphrey Bogart gần như là khóc.Kịch bản của Casablanca có thể là kịch bản hay nhất trong phim Mỹ.Thế mà một điều lạ là kịch bản của Casablanca được viết dần dần theo suốt quá trình làm phim, không biết trước kết cục ai là người ra khỏi Casablanca.Tờ báo Thế giới điện ảnh cách đây mấy tháng đã ghi như thế này về top 10 phim Mỹ AFI này, không nhớ rõ lắm, là ?onếu cuốn phim đứng nhất Citizen Kane là đỉnh Thái Sơn của cách làm phim thì cuốn phim thứ 2 Casablanca thì hoàn toàn ngược lại, cách làm phim rất NGHIỆP DƯ, thậm chí kịch bản cũng chưa được viết xong trong lúc làm phim?, thì cái ông nhà báo đó hơi bị thiếu kiến thức khi nói đạo diễn nổi tiếng Michael Curtiz với cuốn phim để đời này là nghiệp dư.Casablanca quá chuyên nghiệp, theo những gì tôi được chứng kiến trên màn ảnh.Không dễ gì mà tạo ra được 1 môi trường hỗn loạn và 1 địa điểm lý tưởng như vậy trong Casablanca, những sắc tộc, những hạng người và những quân đội khác nhau đều được đưa lên màn ảnh rất đầy đủ, phong phú cho 1 thế giới loạn lạc như Casablanca trong thế chiến thứ 2 này.Dàn diễn viên của Casablanca tuy đông nhưng tất cả đều tốt, có rất nhiều diễn viên đi kèm với Humphrey Bogart được dùng lại trong cuốn phim có mặt Bogart trước đó 1 năm là The Maltese falcon.Cảnh kết thúc cuốn phim là Rick và đại úy Louis Renault đi trong sương và câu nổi tiếng ?oLouis, I think this is the beginning of a beautiful friendship? khép lại 1 trong những cuốn phim tuyệt vời nhất trong làng phim Mỹ.
    Vị trí theo tôi: top 10
    Được redrum sửa chữa / chuyển vào 09:27 ngày 31/08/2005
    Được Sean sửa chữa / chuyển vào 17:47 ngày 12/10/2005
  6. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    10.(#19)Chinatown(1974- Roman Polanski):cuốn phim này làm ta nhớ lại thời kỳ thịnh vượng của phim noir.Thám tử Jake Gittes được thuê bởi một cô có chồng xinh đẹp Evelyn Mulwray(Faye Dunaway) để điều tra về vụ ngoại tình của chồng.Nhưng sau đó, chồng của Evelyn bị giết chết và dần dần những bí mật hé mở, về một đường dây điều khiển mua bán nước phi pháp, về những tên tham ô, về gia đình của Evelyn.
    [​IMG]
    Chinatown có nhiều nét rất giống him noir.Nếu có một lỗi lớn trong Chinatown thì đó chính là cuốn phim lại là 1 cuốn phim màu, nếu là phim màu thì nó sẽ mất đi những cái thuộc tính huyền bí có sẵn của phim noir trước đây- điều mà khiến phim noir lôi cuốn nguời xem nhất, nhất là về ánh sáng của màu đen trắng được biến hóa trong phim noir.Chinatown, những mấu chốt truyện cũng như cuốn phim noir kinh điển The Maltese falcon nhưng nó biết phát triển những cái hay của câu chuyện một cách triệt để, Chinatown xuất sắc không kém những cuốn phim noir đàn anh trước đây, có phần hơn về tình tiết.Cuốn phim này có 1 kết thúc buồn và kẻ ác không bị trừng trị, điều ít thấy ở những cuốn phim noir trước.Roman Polanski làm cuốn phim Chinatown này trong 1 phong cách ảm đạm, nhạc nền thường là 1 tiếng kèn buồn thảm ngân dài, những tình tiết được phát hiện trong phim gây bất ngờ và sững sốt nhiều.Cuốn phim khá phức tạp, rắc rối bởi những mối quan hệ của Evelyn và bố cô ta, của chồng Evelyn và người tình? Nhưng Polanski làm cho 1 tâm trạng ủ dột xuyên suốt Chinatown nên kết thúc buồn- đỉnh điểm của những sự ủ dột đó là ý định chính của Polanski và người xem có thể cảm nhận thấy trước được.Tựa để ?oChinatown?, là phố người Tàu ở thành phố Los Angeles trong phim, thực ra là nơi xảy ra mọi tình tiết trong đoạn cuối, nhưng ?oChinatown? cũng gần như là chủ đề chính của phim.Đó là nơi Jake Gittes làm việc trước đây theo lời kể của Jake, vì đem lại bất hạnh cho người phụ nữ Jake giúp trước đây ở Chinatown, Jake đã bỏ công việc làm cảnh sát.Và từ đó, Chinatown chính là sự ám ảnh của Jake, là nơi mà có những bi kịch không thể nghĩ tới được.Và điều này đã được lập lại với Evelyn Mulwray, người được Jake giúp lúc này và cũng đem lại bi kịch cho Evelyn ngay tại Chinatown.Đoạn cuối rất buồn với cái chết oan thảm khốc của Evelyn và cuốn phim có 1 câu kết rất hay: khi Jake chứng kiến những tội ác trước mắt mà không thể làm gì được để ngăn cản, bạn Jake đã an ủi ?oForget it, Jake, it?Ts Chinatown? câu đó càng khẳng định sự ám ảnh của một nơi bi kịch trong Jake và khép lại chủ đề cuốn phim là những tội ác không thể tưởng tượng được.Phim hay, rất đáng để xem.
    Vị trí theo tôi: 15 đến 30
    11.(#1)Citizen Kane(1941- Orson Welles):kiệt tác để đời của thiên tài 24 tuổi người Tây Ban Nha Orson Welles.Câu chuyện nói về trùm tư bản Charles Foster Kane, một tay giàu có và nắm rất nhiều quyền lực ở nước Mỹ.Nhưng trước khi ông ta chết, ông đã thốt ra một chữ ?orosebud?- tức là ?onụ hồng?, cái chết của ông đã làm chấn động cả nước Mỹ.Và một nhà báo được phái đi điều tra chữ rosebud đó có nghĩa là gì, có thể nó có liên quan đến tài sản hay cái gì quý giá liên quan tới Kane.Và câu chuyện về cuộc đời của Kane được kể qua những người xung quanh ông: những người bạn, người cộng tác của Kane và cô vợ thứ 2, một câu chuyện là 1 mảnh ráp lại cuộc đời của Kane, từ một thằng bé ở làng quê, khi được hưởng gia tài lên thành phố lập nghiệp, bằng tài năng lẫn thủ đoạn của mình- Kane đã trở thành ông trùm của nước Mỹ.Mỗi người có cách nhìn khác nhau về Kane, có người nhận xét xấu, có người nhận xét tốt.Nhưng không ai biết được rosebud có nghĩa là gì cho đến khi cuối phim.
    [​IMG]
    Có thể trước đây hay sau này không thể có 1 cuốn phim nào trên thế giới có thể xứng được với tầm vóc của Citizen Kane, không có vị trí số 1 nào xứng đáng hơn Citizen Kane.Cuốn phim là 1 cuốn phim hay, tuy hơi dài và có lúc hơi chán, nhưng nó có ý nghĩa lớn. Tất cả mọi tài sản, danh tiếng, tiền bạc đều là phù phiếm và không đem lại niềm vui cho con người, chữ rosebud then chốt của cuốn phim đã chứng tỏ được chủ đề lớn của cuốn phim.Tuy Citizen Kane không tập trung vào nói đến chủ đề đó trong toàn cuốn phim, phần lớn lịch trình Citizen Kane là câu chuyện đời của Charles Foster Kane, nhưng đến ngay cuối phim chủ đề đó mới xuất hiện và làm cho người xem thấm thía được những gì mình vừa mới xem trên màn ảnh.Nhưng điểm làm cho Citizen Kane thật sự vĩ đại đó chính là những gì Orson Welles đã sáng tạo ra và ảnh hưởng đến kỹ thuật làm phim từ trước đến nay, rất nhiều phát minh về làm phim được Orson Welles tạo ra. Chắc chắn phim noir phải cảm ơn Citizen Kane rất nhiều, vì không có Citizen Kane thì không có low-key lightning(một cách dùng ánh sáng làm cho mọi thứ đều đen tối, bóng được in đậm, tạo những thế giới tối tăm và huyền bí, thường dùng trong những cuốn phim mang tính chất bí ẩn- tất nhiên chỉ là phim đen trắng), thứ làm cho phim noir cuốn hút người xem.Sự sử dụng ánh sáng trong Citizen Kane này rất điêu luyện, phần lớn là màu tối chiếm cả màn hình.Và trong những lúc nghe những nhân vật khác kể lại các khía cạnh cuộc đời của Kane thì có một ánh sáng trắng lạ lùng xuất hiện như là 1 câu chuyện thần thoại sắp được kể lại.Qua trình tự thời gian trong cuộc đời Kane, lúc đầu ánh sáng khá mềm và sáng sủa, khi bi kịch cuộc đời của Kane trầm trọng dần, ánh sáng bắt đầu tương phản mạnh, màu đen bắt đầu phát triển, bóng bắt đầu đậm nét cho đến có lúc gần như tối om ở cuối phim. Citizen Kane rất tối tăm và u ám, trông có vẻ bi quan dần.Orson Welles đã xây dựng những cảnh của Citizen Kane phải nói là rất đẹp và tính nghệ thuật rất cao.Mỗi cảnh không đi vào ngay lập tức một cách đường đột mà đều bắt đầu ở một nơi đâu đó và lúc này camera mới di chuyển đến nơi cần tập trung,có những lúc rất đẹp như lúc bắt đầu của cuốn phim bằng toàn cảnh của lâu đài Xanadu nguy nga, hay cảnh gặp nguời vợ thứ 2 của Kane, lúc đó được mở màn bằng close- up cánh cổng, và camera bắt đầu lướt lên rất cao cho đến khi sà xuống mài nhà và đi vào trong căn phòng.Những cuộc nói chuyện của các nhân vật về Kane, camera phần lớn không đứng yên mà di chuyển về phía trước khá chậm,có nhiều lúc rất chậm đến nỗi không nhận ra sự di chuyển của nó, thường chuyển từ 1 long shot sang 1 medium shot để đem lại tính bí ẩn và quan trọng của những câu chuyện.Sự chuyển đổi long shot thành medium shot cũng đem lại 1 hiệu quả khác với những cuốn phim bình thường, đó là không như những cuộc hội thoại bình thường có cả hai nhân vật trên màn ảnh, Citizen Kane bắt đầu là đầy đủ hai người hội thoại khi camera đang ở góc xa, và khi camera di chuyển tới, nó không chịu dừng lại khi đã vừa đủ khép chặt 2 người trên màn ảnh như bình thường ta vẫn thấy mà nó tiếp tục di chuyển cho đến khi trên màn ảnh chỉ còn 1 người và nguời kia chỉ nói với qua ống kính, tất nhiên là tạo cảm giác khó chịu và thiếu thiếu cho người xem nhưng cũng như nói ở trên, nó cũng không có mục đích gì ngoài việc gây ra sự tò mò chú ý đến người đang được camera tập trung mạnh mẽ. Deep focus trong Citizen Kane ít có phim nào sánh bằng, cuốn phim chỉ có khoảng 3-4 lần dùng deep focus, không dùng nhiều hàng loạt như cuốn phim The rules of the games của Jean Renoir tôi xem trước đây, nhưng deep focus của Citizen Kane giỏi hơn, foreground thì ngay sát ống kính còn background thì xa cả mấy chục mét, phải nói là gần cực đại và xa cực đại, tôi chưa thấy cái deep focus nào mà background và foreground có 1 khoảng cánh lớn đến thế, tuy xa nhưng nó vẫn giữ được sự sắc nét của mỗi hành động trong cảnh quay đó. Dissolve( 1 kiểu cắt cảnh bằng cách thay thế dần hình ảnh của cảnh sau vào cảnh trước- rất phổ biến trong tất cả các phim) của Citizen Kane cũng khá lạ mắt- hình ảnh của cảnh trước bị thay thế rất chậm chạp bởi hình ảnh của cảnh sau, và có nhiều lúc chậm đến nỗi hai cảnh như song song nhau, một cảnh rõ nét(cảnh sau) và cảnh mờ nét dần(cảnh trước).Citizen Kane cũng có dùng nhiều lần quay không ngắt quãng( kiểu quay không ngắt quãng này rất nổi tiếng trong cuốn phim Rope của Alfred Hitch****).Và trong những cảnh quay không ngắt quãng đó, một điều đặc biệt nữa là không có tiếng nhạc nền nào chen vào lúc đó, kiểu này thì hay thấy trong phim tài liệu.Cuốn phim cũng rất quan tâm đến việc tạo ấn tượng mạnh cho người xem bẳng 1 số cảnh hoành tráng hoặc có những yếu tố đặc biệt.Chẳng hạn như cảnh gần cuối của phim, khi mà Charles Kane đã bị mọi người bỏ rơi trong biệt thự khổng lồ của mình cùng với vợ, để nhấn mạnh sự cô đơn trong căn nhà rộng đó, những đoạn hội thoại của Kane và vợ được phát qua màn ảnh với tiếng vang rất lớn, và hay quay những đoạn hành lang dài và trống trải.Rồi để nhấn mạnh sự độc quyền báo chí của Kane, có những cảnh màn hình tràn ngập toàn là báo.Rồi cảnh cuối, khi nhấn mạnh sự giàu có vô nghĩa của Kane khi ông chết, ống kính lướt qua chậm bộ sưu tập tượng của Kane với hàng ngàn pho tượng đắt tiền rải ra suốt chiều dài căn nhà.Citizen Kane quá nối tiếng và số phận của Citizen Kane cũng quá nổi tiếng.Rất tiếc là Citizen Kane có một số phận vô cùng rủi ro, nhân vật Kane trong phim đã khắc họa gần như nguyên si nhân vật William Randolph Hearst- một tay trùm tư bản trong ngành nhà báo nước Mỹ.Và ông ta đã ra nhiều hành động ngăn cấm cản trở Citizen Kane vì nó làm lộ rõ bộ mặt ông ta, làm cho Citizen Kane không dành được Oscar phim hay nhất năm 1941 và bị cấm chiếu ở nhiều nơi.Nhiều lúc, người ta đã phải nghĩ đến chuyện tẩy chay cuốn phim.Citizen Kane là thành công lớn nhất và cũng là bất hạnh lớn nhất của Orson Welles, do nó mà Welles bị đè bẹp và chèn ép bởi Hearst không thương tiếc.Thế nhưng, những thành tựu của nó cho đến nay vẫn được muôn đời đón nhận.
    Vị trí theo tôi: : 1
    12.(#26)Dr Strangelove:or How i learned to stop worrying and love the bomb(1964- Stanley Kubrick): 1 black comedy rất ấn tượng.Câu chuyện được mở đầu bằng việc đại tướng Ripper hạ lệnh cho thi hành kế hoạch tối mật R của đội bay thả bom B-52 Mỹ, lệnh cho phải thả bom nước Nga trong vài giờ tới khi viên đại tướng điên khùng này cho rằng nước Nga đang đầu độc nguồn nước để làm yếu người Mỹ.Khi nhận được tin tức đó, tại phòng họp War room của nước Mỹ, thủ tướng họp với các nghị sĩ để bàn cách ngăn cản kế hoạch R, tại vì khi thi hành kế hoạch R, tất cả mọi liên lạc với các máy bay đó sẽ bị cắt đề phòng thâm nhập thông tin- cho đến khi phải tìm ra mã số liên lạc.Viên đại tướng ?" với những suy nghĩ điên khùng, quyết thực hiện việc làm đó và chấp nhận bị nhà nước trừng phạt tội chết do hành sự không qua quyền thủ tướng.Mọi việc phải được cứu vãn trước khi quả B-52 rơi xuống và kích hoạt cỗ máy tiêu diệt toàn cầu của nước Nga.

    [​IMG]
    Đúng là không ai có thể táo bạo và sáng tạo hơn Stanley Kubrick trong việc tạo ra những tác phẩm chấn động dư luận.Ông chỉ làm có vỏn vẹn 16 phim thôi, mà những phim tôi xem từ trước đến nay của Kubrick đều gợi cho người xem có những suy nghĩ khác thường, những hướng suy nghĩ rất mới mẻ, Dr Strangelove cũng vậy. Không ngờ cả một chính phủ Mỹ và cả một cuộc chiến giao tranh 2 cực thế giới của Nga và Mỹ trong thời kỳ Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa, khi qua tay của Kubrick, tất cả biến thành một trò cười lớn!Nhất là cảnh hỗn độn trong căn phòng Chiến tranh bí mật của Mỹ, với cái câu đầy châm biếm ?oYou can?Tt fight here, this is The War room!? Và không ngờ, đứng trước sự diệt vong sắp đến mà người ta lại nghĩ đến một tương lai sắp tới, với một kiểu *** ?oten female for each male?, và cả cuốn phim thì chiến tranh lại đi cùng ***, ngay cả hình những trái bom, nòng súng?, đúng là không thể tưởng tượng nổi sự hài hước của Kubrick!Peter Sellers đóng cuốn phim hay nhất cả đời ông, khi nhập vai cả 3 nhân vật : đại úy Mandrake- phụ tá của viên đại tướng, tổng thống Mỹ Muffley, và đặc biệt là Giáo Sư Strangelove- cố vấn đặc biệt của thủ tướng, một con người uyên bác với những suy nghĩ đáng ngạc nhiên nhưng lại hơi điên khùng, ngồi trên xe lăn và có 1 cánh tay robot không thể điều khiển được- Dr Strangelove là người đưa ra những ý tưởng lạ lùng cho 1 tương lai của thế giói.Cuốn phim còn có những hình ảnh rất đặc sắc như hình ảnh của viên đại tá ngồi trên quả bom B-52 phóng xuống nước Nga gần là 1 biểu tượng rất quen thuộc thời nay.Và đoạn cuối, khi mà cỗ máy hủy diệt của nước Nga kích hoạt, cả thế giới chìm trong biển lửa, thế mà một bài hát hòa bình và trầm ấm lại vang lên- kiểu đối lập điển hình thường thấy của Kubrick.Dr Strangelove thường được phân loại là phim hài, không nói đến chuyện nó rõ ràng là phim chiến tranh.Nhưng thực ra cái hài trong Dr Strangelove nó khác hẳn với tất cả các cuốn phim khác, có thể gọi từ ?ochâm biếm? thay cho từ ?ohài?.Vì nói chung là cuốn phim cho cảm giác vui nhộn nhờ vào những hành động và những cuộc hội thoại kiểu quái đản của các nhân vật trong phim, nhất là những cuộc hội thoại của ông thủ tướng nước Mỹ và của giáo sư Strangelove.Nói chung là Kubrick muốn đả kích tất cả mọi thứ tất tần tật trong cuốn phim này trong nhiều cảnh và tình huống.Một cảnh đả kích điển hình như trong lúc súng bắn rầm rầm bao quanh căn nhà của viên đại tướng, mấy tên lính bắn nhau chí chóe dưới 1 cái bảng to đùng:?Peace is our profession?!.
    Cuốn phim được quay phần lớn ở ba địa điểm khác nhau và được Kubrick làm theo từng phong cách đặc thù và 3 mức độ xa gần của camera khác nhau :
    -Cảnh trong chiếc máy bay đang làm nhiệm vụ, thường được quay close- up vào khuôn mặt các phi công và trông có vẻ rất chật chội.
    -Cảnh trong căn phòng đóng kín cửa của viên chỉ huy ra lệnh kế hoạch R,thường được quay bằng medium shot, đủ để khép lại 2 nhân vật chính trên màn ảnh.
    -Cảnh trong War Room, rất nhiều người đứng đầu chính phủ Mỹ ngồi ở đó, thường được quay bằng long shot để thâu tóm toàn bộ những hoạt động diễn ra trong này, trái ngược hoàn toàn với cách quay của Kubrick những cảnh trên chiếc máy bay.
    Tuy nhiên để hiểu được nhiều tác phẩm lớn và sâu sắc này thì cần có thời gian và kiên nhẫn một chút vì lời thoại trong phim này dùng rất nhiều từ khó hiểu, câu kéo phức tạp và dài dòng, những đoạn hội thoại sắc bén, nên dễ dàng không hiểu được Dr Strangelove, tốt nhất là nên xem nó lại nhiều lần và cố dịch cho hết những gì các diễn viên nói trên phim, nhất là những lời của giáo sư Strangelove.
    Vị trí theo tôi: top 20
  7. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0

    13.(#3)The godfather 1 và (#32)The godfather 2(1972/1974- Francis Ford Coppola):Cuốn phim quá quen thuộc nói về 1 gia đình mafia dẫn đầu là bố già Don Vito Corleone(Marlon Brando) với những quyền lực tối cao và nghi lễ, luật pháp của riêng họ.Khi Don Vito bị bắn bởi một gia đình mafia đối thủ khác, thì các con của Don Vito tập trung làm nhiệm vụ và đặc biệt là Michael Corleone(Al Pacino) bắt đầu nắm quyền hành.
    The godfather 2 tiếp theo phần 1 là câu chuyện của gia đình mafia Corleone nhưng lần này là Don Vito đã chết, con trai Michael lên cầm đầu và còn tàn bạo hơn cả cha mình.The godfather 2 diễn biến với 2 câu chuyện song song là câu chuyện của Michael Corleone thống trị, thủ tiêu các đối thủ, trở thành 1 tên khát máu và câu chuyện của Don Vito lúc trẻ trở thành bố già khi cái xấu len lỏi vào trong Don Vito với tình thế của xã hội.

    [​IMG]
    Từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Mario Puzo, The godfather đã được chuyển thể thành 1 trilogy Bố già 1 cách xuất sắc.The godfather 1 có vẻ nhỉnh hơn với cách làm phim đáng kinh ngạc của Francis Ford Coppola.Vẫn là kiểu phim có nhiều cảnh bạo lực không thương tiếc bắt đầu thịnh hành ở thập niên 70 nhưng nhịp độ lạ lùng của The godfather 1 mới đáng nói.Những cảnh bạo lực, căng thẳng trong các đoạn chém giết, không như những cuốn phim khác hay làm những đoạn nhạc căng thẳng hoặc mấy cuộc rượt đuổi chớp nhoáng trong các đoạn này, The godfather lại làm những cảnh đó một cách chậm chạp và trông như có vẻ là những hành động một cách hiển nhiên, thậm chí còn có đoạn được đệm bởi tiếng piano nhè nhẹ nữa, trông bình thường hết sức.Chậm và nhẹ nhưng lại ẩn dấu sự mãnh liệt là cái hay của The godfather.The godfather 1 có cảnh ấn tượng nhất là cảnh Michael Corleone rửa tội cho cháu trai trong nhà thờ song song với cảnh tay sai thảm sát nạn nhân, và những hình ảnh trong nhà thờ tôn nghiêm đan xen với cảnh máu chảy, lúc đầu chậm chạp, sau đó nhanh dần, tiếng khóc của đứa trẻ vang dội kèm với những làn đạn không thương tiếc làm cho những hình ảnh song song đó ám ảnh nặng cuốn phim, tạo ra những sự phản cảm lớn.Phong cách làm phim của Coppola cũng lộ rõ trong cảnh này, đó là êm dịu đi kèm với dồn dập gây ra những cảm giác bất an và ghê tởm trước những hình tượng phim.Sự ủ dột bao phủ khắp 2 cuốn phim.Gam màu trong The godfather 1,2 sẫm và buồn, rõ ràng như trong căn nhà của gia đình Corleone, chỉ có 3 màu là trắng, đen và nâu; còn lại không có 1 sự xuất hiện của màu tươi nào.Đây có thể là cuốn phim màu tối nhất mà tôi từng xem, toàn bộ là bóng đen xuyên suốt phim, lại đi với những màu đó nữa,trong phim không bao giờ có 1 tiếng cười nên tất cả hợp lại thành những thước phim hết sức bi quan.Cách quay không có gì đặc biệt lắm, nhưng Coppola không cần nó để tạo ra sự vĩ đại cho 2 cuốn phim.The godfather 1,2 được chăm chút kĩ càng trong tất cả các khâu.Ngoài những thứ ở trên, dàn diễn viên của phim rất hoàn hảo- không có lỗi nào, và tập hợp những diễn viên ưu tú thời bấy giờ như Marlon Brando, Al Pacino, Robert Duvall, Diane Keaton, Robert De Niro.Coppola đã rất thành công trong việc tạo ra thế giới chuẩn mực mafia trong phim với những chiếc ô tô đen và những tay sai hung bạo, thô lỗ và mặt lạnh như tiền.Nội dung của hai phần cũng khá giống nhau, cũng là chủ đề về trả thù, giết chóc, tội ác, phản phé, quyền lực? với 2 bố già Don Vito Corleone và Michael Corleone.Marlon Brando rất hợp với vai Don Vito- trông có vẻ đầy quyền lực, nói ít, nói nhỏ nhưng mỗi lời nói như là một mệnh lệnh- và có 1 cái giọng khàn the thé rất đặc biệt.Don Vito có câu nói nổi tiếng có thể đem ra là chủ đề của toàn cuốn phim về thế giới mafia luật rừng?oI?Tm gonna give him an offer he can?Tt refuse?.Tuy sự xuất hiện của Don Vito ít hơn và chết ở nửa cuối phần 1 nhưng uy lực và đáng sợ hơn Michael Corleone- mặc dù Michael ác hơn cha rất nhiều.The godfather 1 có 1 đoạn mở đầu rất hay về sự giới thiệu nhân vật bố già Don Vito khi 1 người đến xin gia đình Corleone giúp trả thù, một Don Vito Corleone xuất hiện trên màn ảnh trông rất ?ohiền hậu?, tay vuốt 1 con mèo nhưng lại là 1 trùm khét tiếng.Về phần Michael Corleone, lúc đầu cuốn phim là một Michael trẻ và ngây thơ từ hải quân trở về, tuy thuộc gia đình Corleone nhưng không muốn tham gia vào thế giới tội ác của cha; nhưng theo bề dài của cuốn phim, Michael từ khi bắn trả thù trong nhà hàng thì bắt đầu trở thành 1 kẻ giết người không gớm tay.Từ khi lên làm bố già, Michael càng dã man, nhất là ở phần hai, giết cả những người thân cận bên mình kể cả anh trai Fredo, thủ tiêu tất cả các gia đình đối thủ và cũng có những nghi lễ của một bố già giống với Don Vito; trở thành 1 thứ xa lạ đối với vợ và con- trái ngược hoàn toàn với đầu phần 1(phần 1 có 1 kết thúc đẹp và đáng suy nghĩ là cảnh cánh cửa giữa 2 căn phòng khép lại chia đôi 2 nhân vật Michael và Kay ra như báo trước cho phần 2 về Michael Corleone hoàn toàn tách rời khỏi gia đình và lún sâu vào tội ác).Phần 2 tuy không xuất sắc về cách làm phim bằng phần 1 và cũng có ít cảnh ấn tượng hơn,nhưng phần 2 có 1 câu chuyện hấp dẫn hơn phần 1.Cuối phần 2 có 1 cảnh kết rất đáng nhớ, đó là lúc khi vợ và những người thân cận đã bỏ đi vì những tội ác của Michael, kết thúc phim là cảnh Michael ngồi trong căn phòng 1 mình và nhớ lại thời trẻ, lúc sinh nhật của bố Don Vito- khi mà tất cả gia đình đều sum họp,chưa ai bị chết cả- 3 anh của Michael, em gái Connie, chồng chưa cuới của Connie và Michael đang ngồi tại bàn ăn gia đình cười nói.Và lúc đó, cuốn phim quay lại với căn phòng Michael, và khuôn mặt close- up của Michael Corleone là hình ảnh cuối cùng của cuốn phim- 1 Michael đã qua tuổi trẻ, cô đơn và buồn, ngồi bất động im lặng một mình trong phòng trống với 1 mùa đông đang tới bên cửa sổ, đôi mắt vô hồn, tay đeo nhẫn cưới- nhưng thực ra không còn vợ bên cạnh nữa- 1 cảnh bất động kết thúc quá đẹp và đáng suy ngẫm cho 1 cuốn phim hay.
    Vị trí theo tôi: top 10(The godfather 1), 20 đến 40(The godfather 2)
    14.(#4)Gone with the wind(1939- Victor Fleming/George Cukor): Câu chuyện được dựa theo tiểu thuyết quá nổi tiếng của nhà văn Magaret Mitchell. Scarlett O?THara(Vivien Leigh) là 1 tiểu thư đẹp và giàu có của miền nam nhưng lại rất cá tính và có phần đanh đá.Cô yêu Ashley Wilkes nhưng không bao giờ được đáp trả vì Ashley đã có Melanie, không đẹp và sắc sảo như Scarlett nhưng lại có 1 trái tim nhân hậu.Khi chiến tranh Nam Bắc nội chiến nước Mỹ ập đến, Scarlett phải đi sơ tán và lưu lạc nhiều nơi trong thời chiến.Cô gặp Rhett Butler(Clark Gable), một anh chàng đẹp trai, hào hoa nhưng ?ođểu cáng? và phong lưu, họ cưới nhau và sống không mấy hạnh phúc bởi khắc tính nhau.Và những xung đột và khó khăn đến cho đến khi Scarlett nhận ra hai thứ mình yêu thương nhất chính là Rhett và mảnh đất Tara- quê hương của cô.Cảnh cuối phim có câu chia tay nổi tiếng của Rhett ?Frankly, my dear, I don?Tt give you a damn?.
    [​IMG]
    Thực ra khá là dư thừa khi tôi đề cập tới nội dung của cuốn phim này, ai xem phim mà chưa từng xem ?oCuốn theo chiều gió? được, trước hết phải công nhận cuốn phim rất hay, đó cũng là cuốn phim đầu tiên gây ấn tượng mạnh nhất làm cho tôi thích phim cổ điển.Câu chuyện của cuốn phim khá phức tạp và nhiều tình tiết cho nên kể ra cũng khó, nhưng nó thực sự rất lôi cuốn và hấp dẫn.Scarlett O?THara là 1 trong những nhân vật nữ vĩ đại nhất trong lịch sử điện ảnh Mỹ, một cô gái nhiệt huyết và không có khó khăn gì có thể cản được Scarlett, và Scarlett cũng được đóng bởi 1 trong những diễn viên nữ xuất sắc nhất ?"Vivien Leigh- cô gái có vẻ đẹp hớp hồn và một tài diễn xuất đặc biệt. Không thể tưởng tượng được nếu như hai nhân vật chính trong cuốn phim này không phải là Vivien Leigh và Clark Gable, sự đỏng đảnh và cứng rắn của Scarlett như là của chính Vivien Leigh; còn Clark Gable? King of Hollywood? đã đem lại những nụ cười đểu cáng nhất hạng qua vai Rhett Butler; sự đối lập của họ đã đem lại sự lãng mạn vô song cho cuốn phim.Cả Vivien Leigh và Clark Gable đều đem lại vai diễn để đời của họ.Lúc lần đầu xem Gone with the wind tôi cũng bị ấn tượng lớn bởi màu sắc của Gone with the wind- màu technicolor với độ đỏ lạ kỳ làm cho những đoạn phim trong Gone with the wind như là những bức tranh phong cảnh của nước Mỹ, như là cảnh của khu vườn ở Tara, cảnh biển lửa lúc Scarlett và Rhett đi qua, nhất là cảnh chia tay trong thời chiến của họ trên chiếc cầu gỗ, cảnh theo tôi là đáng nhớ nhất của Gone with the wind khi màu đỏ của hoàng hôn chiếm đầy màn hình và những câu nói tỏ tình chân thật và rất lãng mạn của Rhett với Scarlett ? There''s one thing I do know, and that is that I love you, Scarlett. In spite of you and me and the whole silly world going to pieces around us, I love you. Because we''re alike - bad lots both of us, selfish and shrewd, but able to look things in the eyes and call them by their right names...I''ve loved you more than I''ve ever loved any woman. I''ve waited longer for you than I''ve ever waited for any woman?.Tất cả tâm trạng của cuốn phim nhờ hầu hết vào những màu sắc như trong tranh vẽ đó.Từ trước đến nay tôi chỉ gặp được 1 cuốn phim khác có màu sắc lãng mạn được như thế là All that heaven allows của Doughlas Sirk, nó cũng là 1 cuốn phim rất tuyệt, chỉ tiếc là nó không được tính là phim Mỹ nên tôi không thể đề cập tới được mặc dù nó là phim nói tiếng Anh.
    Năm 1939 được gọi là ?oNăm vàng? của Hollywood khi mà năm đó là năm ra đời của quá nhiều cuốn phim nổi bật có thể kể ra là Gone with the wind, Mr Smith goes to Washington, Ninotchka, Stagecoach, The wizard of Oz, Wuthering heights, Only angels have wings, Goodbye Mr Chips.Trong 1 năm chật chội gương mặt như thế mà Gone with the wind lại thắng đậm ở Oscar, vác về đến 8 giải trong đó có các giải quan trọng như Best picture, best director, best actress.Vivien Leigh thực sự gây sửng sốt cho Oscar của mình khi Gone with the wind là cuốn phim đầu tiên ở nước Mỹ của cô, cô chỉ gặp tình cờ đoàn làm phim khi đi theo người yêu Lawrence Olivier sang Mỹ và đánh bại một tá ứng cử viên nữ cho vai Scarlett trong đó có những cái tên nghe mà ?ophát sốt? như Katharine Hepburn, Barbara Stanwyck, Joan Crawford, Jean Arthur, Paulette Godard, Norma Shearer.Và Vivien Leigh- cô gái trẻ đó đã đánh bại hết tất cả bọn họ, cuối cùng là chiếm được cả giải oscar quá xứng đáng.Gone with the wind cũng là cuốn phim đạt kỉ lục khổng lồ đầu tiên về doanh thu trên thế giới, sau này cũng chỉ có vài cuốn phim đạt được tầm cỡ doanh thu như Gone with the wind.
    Điểm mạnh của Gone with the wind là 1 câu chuyện rất hay, lôi cuốn trong việc xây dựng hình tượng đẹp và câu chuyện đời của Scarlett đi kèm song song với câu chuyện của nội chiến Nam Bắc.Điểm mạnh khác toàn bộ những cảnh trong phim, nói chung cảnh nào cũng được xây dựng rất đẹp giống y như là cuốn tiểu thuyết hiện ra thật sự.Gone with the wind có thể nói là 1 cuốn phim gần như hoàn hảo từ đầu đến cuối.Nhưng là kiểu hoàn hảo ?okhông có lỗi nào?, không phải kiểu hoàn hảo nhờ những thành tựu vượt bậc hơn những cuốn phim khác.Cuốn phim còn nổi tiếng với câu ?ofrankly, my dear, I don?Tt give you a damn? của Rhett Butler.Điều làm câu đó rất rất nổi tiếng như thế là do nó đã phá luật của phim thời đó là dùng tới từ hơi thô thiển ?odamn?- lúc đó là bị cấm trong 1 cuốn phim.Thế mà Gone with the wind lại dùng nó cho câu kết của mình, hết sức táo bạo.
    Vị trí theo tôi: 5 đến 20
    15.(#7)The graduate(1967- Mike Nichols):Benjamin Braddock(Dustin Hoffman), anh chàng sinh viên khờ khạo mới ra trường đã thật sự đứng trước thử thách của đời khi mà bị bà Robinson (Anne Bancroft)quyến rũ vào cuộc dan díu và anh cuối cùng cũng đã tìm được người yêu đích thực cho mình ở cuối phim.
    [​IMG]
    Hình như trong cuốn phim The graduate này, đạo diễn Mike Nichols đã cố tình cho chiều rộng của màn hình hẹp lại, khác với những cuốn phim mình thường xem( hoặc là chiếm hết cả màn hình như những cuốn phim hiện đại ngày nay, hoặc có thu hẹp lại nhưng không bằng cuốn phim này), những cảnh hầu hết trong cuốn phim được quay ở vị trí rất gần và để quay nhân vật chính Benjamin Braddock, nhất là ở đoạn đầu cuốn phim,camera thường hay rê theo sát nhân vật ở cự ly gần, có lúc một bàn tay hay một cái đầu xen vào cũng đủ choáng cả cái màn hình, đem lại một sự chật chội và khó chịu trong không gian ồn ào và lắm người đó,cuốn phim muốn cho người xem cảm thấy được sự khó chịu và bị cô lập giữa đám đông toàn là người của nhân vật chính Benjamin Braddock.Nội dung của The graduate thoạt đầu có vẻ đơn giản là 1 một câu chuyện lãng mạn dễ nuốt, nhưng theo tôi nó không được ?ođơn giản? chút nào, có phần phức tạp nữa.Chủ đề chính của cuốn phim là thế giới của những người trẻ tuổi trong cuộc sống thời đó, những suy nghĩ và tâm trạng của họ khi bước vào đời(the graduate), cụ thể là Benjamin Braddock ở đây.Rất nhiều lần trong cuốn phim, khoảng 4-5 lần, khuôn mặt bất động và con mắt vô hồn của Benjamin Braddock xuất hiện trên màn ảnh và sau đó camera mới lui dần ra xa, hình như trong anh chàng sinh viên mới ra trường này là cả 1 sự lo âu và không rõ ràng ở tương lai trước mặt mình, thêm vào đó, Ben còn phải đối mặt hàng ngày với cha mẹ và những người bạn của họ, những người suốt ngày đình đám và tâng bốc Ben, có thể cậu ta nhận thấy sự vô vị ở đời xung quanh những con người đó(camera làm việc rất tốt trong khoảng biểu hiện đó, như nói ở trên);1 trong những bài hát chính của cuốn phim là bài hát rất nổi tiếng?oSound of silence? mang lại chủ đề chính cho cuốn phim;có 1 cảnh lúc Ben bị bắt buộc phải mang bộ đồ lặn ra biểu diễn cho mọi người, Mike Nichols cố tình cho mọi thứ được nhìn qua mắt của Ben lúc đó đang bước ra ngoài bằng bộ đồ lặn, và tất cả lời mọi người đang huyên thuyên nói đều không được nghe như chính họ đang diễn phim câm ?oSound of silence? chính là sự ồn ào của của tất cả người xung quanh nhưng qua tai Ben là ?osilence?;cảnh đó là vô tình của Benjamin Braddock(vì lúc đó Ben không nghe được gì cả) mà lại là cố tình của cuốn phim, cho thấy những lời nói sáo rỗng của thế giới Ben đang sống hết sức vô vị; lúc đó, Ben cố lặn xuống thật sâu dưới hồ để thoát khỏi sự phiền hà và ngớ ngẩn của những con người đó, gồm cả bố mẹ Ben.Cuốn phim The graduate đi sâu vào phân tích sự cô lập với thế giới xung quanh của nhân vật chính, xen vào đó là sự lẫn lộn trong tương lai và suy nghĩ của nhân vật, cụ thể là bà Robinson, một phụ nữ có thể gọi là tởm lợm, đi cám dỗ một người bằng nửa tuổi của mình.Lao vào cuộc tình khác lạ đó có thể được giải thích là sự nông nổi trước những cám dỗ mới của Benjamin- người chưa từng trải nghiệm cuộc sống.Cảnh theo tôi đẹp nhất trong cuốn phim được quay hai lần với góc quay hết sức sáng tạo và có thể thu gọn lại nội dung cuốn phim: đó là cảnh bà Robinson duỗi cái giò ?odài như đà điểu? ra để cám dỗ Benjamin Braddock, camera được đặt ngay sau cái chân đó và quay khuôn mặt ?ongây thơ? của Benjamin qua cái chân, có thể xem cụ thể ở poster của cuốn phim và 1 trong cảnh 2 cảnh đó, Benjamin đã nói 1 câu cũng có thể tóm gọn nội dung cuốn phim ?Mrs Robinson, you?Tre trying to seduce me, aren?Tt you??. Dustin lần đầu tiên đóng phim trong này nhưng đã tạo được 1 trong những vai diễn hay nhất trong sự nghiệp.
    Vị trí theo tôi:từ 15 đến 35
  8. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    bài này chia làm 3 phần, 2 phần sau sẽ post lên sau, 35 phim còn lại.
    Đáng ra là trong 15 phim đầu này phải có Double indemnity, nhưng mà xếp alphabet nhầm mất
  9. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0

    16.(#38)Double indemnity(1944- Billy Wilder):thước phim thuần túy noir xuất sắc nhất. Walter Neff(Fred MacMurray), một nhân viên bán bảo hiểm trẻ tuổi, vô tình làm quen được một cô gái ?ofemme fatale? đúng nghĩa, một người đàn bà đẹp và cám dỗ không thể cưỡng lại được, là Phyllis Dichtreson(Barbara Stanwyck). Sau khi bị hoàn toàn mê hoặc bởi Phyllis, Walter đã cùng cô ta nghĩ ra một kế hoạch giết chồng của Phyllis để lấy được số tiền bảo hiểm gấp đôi(double indemnity) vì tai nạn đặc biệt. Kế hoạch diễn ra suông sẻ và cả hai suýt chiếm được số tiền double indemnity đó, cho đến khi 1 nhân viên bảo hiểm thông minh và tinh đời xuất hiện(Edward G.Robinson), bắt đầu tìm hiểu và lật trần âm mưu của họ để toàn bộ những chuyển biến sau hóa thành một vòng luân chuyển phức tạp của tội ác, tình yêu và phản phé.
    [​IMG]
    Double indemnity vẫn được xem là bộ phim chuẩn mực và chính xác nhất cho thuật ngữ ?ofilm noir? đó là loại phim thriller có các yếu tố điển hình xác định; như là bối cảnh thành phố, thường được quay vào ban đêm, những con người xấu xa, thâm độc với những mối quan hệ không mạch lạc và có thể phản nhau bất kỳ lúc nào, nội dung chủ đề là những vấn đề hết sức nghiêm trọng về sự suy thoái đạo đức của con người bằng những tội ác muôn hình dáng.Những thước phim đó bắt đầu bằng The Maltese falcon của John Huston năm 1941 và bắt đầu phát triển một cách rầm rộ ở những năm 40, 50 đến khi lập thành 1 thể loại và cho đến thời hiện đại thì film noir vẫn còn tàn dư của nó dưới dạng 1 nửa(neo- noir như Chinatown và rất nhiều phim trong những năm 90).Những đặc điểm tôi nêu trên chỉ là đặc điểm bề ngoài, còn cách làm các phim noir về ánh sáng, diễn biến thời gian và các yếu tố chủ chốt thì rất đặc thù.Double indemnity là đại diện tiêu biểu nhất của thể loại phim này.Phim rất tối tăm, trong cả hình thức lẫn nội dung. Mọi cảnh của nó chủ chốt là ban đêm và nó sử dụng phương pháp ánh sáng muôn đời của phim noir: low-key lightning- ánh sáng tối và in đậm bóng để xây dựng một thế giới có một bề mặt u ám và ảm đạm, đầy rẫy những bất trắc và cạm bẫy trong những bóng tối đó.Các cảnh của Double indemnity nhiều cảnh ở trong nhà nên kiểu ánh sáng biến thể lạ lùng của phim mà tôi rất hiếm thấy là ánh sáng kiểu màn che; tại vì trong những căn phòng u tối của phim, những nguồn ánh sáng duy nhất là từ những đèn đường thành phố hắt vào qua những ô cửa sổ chớp nên khi vào trong phòng, tất cả đều có màu trắng đen theo kiểu xen kẽ nhau lúc trắng lúc đen, trông đẹp và bí hiểm vô cùng.Ánh sáng phải nói là dùng quá ư là hoàn hảo trong Double indemnity, những màu trắng và màu đen của ánh sáng và bóng tối( theo đúng nghĩa của nội dung phim) loang lổ nhau tưởng như vô tình nhưng thực ra là sự cố tình của đạo diễn, thường là nhân vật nữ chính Phyllis, nhân vật hiểm độc, thường ở trong bóng tối, đến nỗi khuôn mặt của cô ta có lúc 2/3 đen và 1/3 sáng đối lập với nhau hoàn toàn, không có màu trung gian- chắc chắn là Wilder đã ?onhúng tay vào? những đoạn này.Ánh sáng giống như thể hiện rõ rệt tâm tư và bản chất của chính nhân vật một cách lặng lẽ nhưng người ta cũng cảm thấy được điều đó.Về nội dung, Double indemnity đã nhìn vào sự suy tàn của những con người một cách cực độ, những nhân vật trong Double indemnity đã xây dựng ra một thế giới thành phố hết sức bi quan về đạo đức của con người.Walter Neff, tuy lúc ban đầu là một người khá lương thiện, và rõ ràng không có thù oán gì với ông Dichtreson, và chỉ vì số tiền bảo hiểm và cô gái đẹp đó, anh ta đã thực hiện 1 vụ giết người dã man.Phyllis thì nghĩ ngay đến việc giết chồng của mình khi biết chồng mình mua bảo hiểm và thực hiện kế hoạch cám dỗ ông ta, thậm chí ông ta bị bóp cổ ngay bên cạnh cô ta mà Phyllis vẫn trơ ra, không có một chút sợ hãi nào.Và đây là hai nhân vật chính được khắc họa ngay trong phim chứ không phải là một nhân vật phụ nào.Cả Walter và Phyllis đều có những mưu toan riêng cho bản thân và cuộc tình của họ có thể ngay lập tức bị đảo lộn.Double indemnity khi ra đời nó rất khác những phim của những năm 40 đó, vì cả hai nhân vật chính của phim đều xấu xa, câu chuyện vụ giết người trong phim cố ý và rất máu lạnh.
    Xem Double indemnity thì hãy quên một Barbara Stanwyck thông minh, quyến rũ nhưng tốt nết trong các phim khác(như Meet John Doe, The lady Eve), lần này Stanwyck trong vai Phyllis Dichtreson- một femme fatale đúng nghĩa nhất trong tất cả các phim noir từ trước đến nay mà tôi xem- yếu tố rất chi là quan trọng trong phim noir.Phyllis có một đôi mắt mở to ngây thơ vô cùng, một giọng nói bí ẩn và có những cái nhìn chết người, nói chung là hết sức quyến rũ- đặc biệt là có một cặp giò ?orất dài?- một nhân vật thực sự đúng để Walter Neff không biết trời trăng gì nữa.Một trong những vai diễn nữ mà tôi thấy hay nhất, Barbara Stanwyck thực sự hoàn hảo trong vai một cô gái đẹp, giả nai nhưng hiểm độc tuyệt đối.Phim có một cái giới thiệu rất ấn tượng đầu tiên về Phyllis.Đó là khi Walter lần đầu bước vào căn nhà đó, Phyllis xuất hiện ở tầng trên và nhìn xuống, chỉ quàng qua một cái khăn tắm quanh người, camera lúc này quay Phyllis ở góc thấp và nhìn lên cô ta, giống như là một sự hiểm họa khôn lường báo trước.Và cô ta đứng đó, được quay bốn lần, mỗi lần vị trí của camera đến với cô ta càng gần cho đến rất gần như chính camera bị hút về phía cô ta, kiểu này biểu hiện tâm trạng bị lôi cuốn dần dần của nhân vật Walter Neff với femme fatale Phyllis.
    Double indemnity là một trong những phim có lời thoại hay nhất mà tôi từng được xem, đúng là phim của Billy Wilder tôi thấy điều nổi bật nhất là lời thoại.Những cuộc nói chuyện của các nhân vật trong phim, nhất là hai nhân vật chính, có những lời nói cay độc và chát chúa, và có một cuộc mâu thuẫn lớn trong những lời nói đó.Phim được kể theo lời tường thuật của Walter khi mọi chuyện đã kết thúc, và những lời kể tạo thêm tâm trạng và chủ đề rất nhiều cho phim.May là tôi được xem phim này trong một hoàn cảnh khá đặc biệt là nhờ một người bạn thu ở kênh Turner Classic Movie ở bên Mỹ nên tất nhiên là ko có phụ đề, nên tôi phải kiếm phụ đề ở trên mạng, in ra và xem cùng với phim, nhờ đó có thể đọc và hiểu được rất rõ những điều mà lời thoại và lời tường thuật muốn nói, và mới thấy được thêm cái hay của Double indemnity trong kịch bản.Và từ kịch bản hoàn hảo, Billy Wilder đã làm quá tốt để người xem cảm thấy như lạc vào thế giới và có cùng những suy nghĩ như những con người đó, có những tâm lý hồi hộp và thấp thỏm như vậy.Phim được xây dựng bố cục, sắp đặt mọi thứ trong từng cảnh rất hay và những góc camera hoàn hảo, kết hợp với ánh sáng, nhạc nền, di chuyển camera để tạo ra một tâm trạng rất đúng với một cuốn thriller kiệt tác.
    Vị trí theo tôi: top 20

    17.(#21)The grapes of wrath(1940- John Ford): phim hiện thực của John Ford về thời kì đại khủng hoảng của nước Mỹ,một phim không phải viễn tây- thể loại muôn đời của John Ford.The grapes of wrath thời 1940 đã từng được nhiều người xem là the greatest film ever made, lúc đó người ta vẫn chưa có khái niệm nào về Citizen Kane cả .Tom Joad(Henry Fonda) sau khi trở về từ tù giam, thấy ra sự tiêu điều và nghèo khổ của quê hương anh- những người nông dân nghèo.Họ buộc phải rời nhà đi đến miền đất hứa California trong khi một tương lai tối tăm đang đón chờ những con người khốn khổ đó.
    [​IMG]
    Qua The grapes of wrath, một nước Mỹ thời đại khủng hoảng hiện ra đầy chân thực qua chuyến phiêu lưu đến miền đất hứa của gia đình Joad.Gia đình Joad cũng như hàng ngàn gia đình nông dân khác sống trong cảnh bị áp bức đủ bề trong một nước Mỹ độc ác.Nhưng trong đó, những ước mơ và lý tưởng cao đẹp của con người được hiện ra.Những người nông dân trong phim thực đến sống động, với những bộ đồ cũ kĩ, đôi mắt thâm quần và những nếp nhăn, vẫn giữ được nét chất phát và hiền hậu vốn có.Sự chân thực nổi bật lên trong The grapes of wrath về việc xây dựng 1 thế giới nông dân kham khổ một cách hoàn hảo, những niềm vui rất đời thường ít ỏi trong những khó khăn trăm bề.Đáng chú ý nhất là cách đạo diễn của John Ford.Ông đã tạo ra một môi trường phim hoàn hảo và cách để những môi trường đó ghi dấu ấn đậm vào lòng người xem lại càng hay hơn.Toàn bộ phim, chỉ trừ đoạn cre*** và vài giây cuối, không có tiếng nhạc nào ***g vào phim cả.Toàn bộ phim im re, chỉ vài lúc phá vỡ nó bằng những tiếng còi xe, tiếng rền của bọn bóc lột- tất nhiên là không nói đến những đoạn hội thoại.Sự yên tĩnh đó dễ làm cho người ta chết lặng trong cái buồn xuyên suốt phim.Đạo diễn đã cố gắng làm cho những hình ảnh được quay trong phim cho nguời ta tin như chính là đời thật- và Ford đã làm rất tốt.Theo những gì tôi nhìn trên màn ảnh, khác với những phim khác có sự can thiệp để điều chỉnh ánh sáng sao cho phù hợp với phim, The grapes of wrath lại không có gì chen vào cái ánh sáng tự nhiên đó.Phim thường hay quay những đoạn buổi tối, với sự tự nhiên vốn có của ánh sáng trong này, trong đêm thì tất cả mọi người đều là bóng đen, và nếu có ánh sáng chỉ là những ngọn đèn cầy mập mờ- vì những người nông dân này nghèo quá.Điều đó làm cho phim tối om theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.Việc sử dụng ánh sáng 1 cách cố tình như thế này vừa làm cho người xem cảm nhận được sự tối tăm của những ngày khủng hoảng, vừa cảm nhận được sự tối tăm của những cuộc đời đó.Nhưng ánh sáng như thế, đúng là đem lại những suy nghĩ về nội dung phim, nhưng trước hết nó tạo ra hiệu quả khó lắm mới đạt được :đó là tính chân thật khi không dùng biện pháp nhân tạo vào phim.Camera cũng quay rất đặc biệt, cố tình tỏ vẻ ra ?rất nghiệp dư? khi toàn bộ phim, camera không bao giờ di chuyển một cách ?otrình độ? bất kỳ lúc nào để phô diễn kỹ thuật, thậm chí rất hiếm khi di chuyển.Mọi việc camera làm trong này là cắt và cắt, không hơn gì nữa.Mọi cảnh khi cần di chuyển từ chỗ này đến chỗ kia, dù cho có vài nơi rất gần và di chuyển camera trong trường hợp đó tiện hơn rất nhiều, nó vẫn cắt cảnh.Những lúc cần thay đổi độ xa gần, camera hiếm khi chọn cách zoom vào hoặc zoom ra mà chỉ cắt rồi di chuyển camera tới vị trí đó, giống như là cái camera đó không hề có một cái thấu kính chuyên nghiệp về quay phim nào cả.Chung quy lại, không sử dụng nền nhạc, không can thiệp ánh sáng, camera quay 1 cách đơn giản, mục đích chính của The grapes of wrath chính là cho nguời xem cảm thấy như những thước phim được quay trên màn ảnh là những thước phim ĐỜI THẬT, giống như nó chỉ là 1 cuốn tài liệu chỉ do 1 người nghiệp dư hiếu kỳ quay nó nên không hề có 1 phương tiện kỹ thuật nào chen vào đây cả.Càng thực thì nó càng dễ động vào lòng người ta.John Ford hình như hiểu được điều đó và làm rất tốt. Vai diễn vĩ đại nhất của Henry Fonda, đó là vai Tom Joad một người nông dân tuy nghèo khổ nhưng không bao giờ để nghèo đói và những tên độc ác đặt ách số phận lên cho mình, một con người đầy ý chí và nghị lực.Đoạn cuối phim mang nhiều tính chất văn học và lý tưởng, đó là khi Tom Joad buộc phải ra đi trốn chạy bọn địa chủ, Tom đã tự hứa với mình với những câu rất hay ?A fella ain''t got a soul of his own, just a little piece of a big soul - the one big soul that belongs to everybody? là sẽ liên kết được những nông dân trên toàn nước Mỹ để đòi lại quyền bình đẳng Tom hứa ?oở những nơi có đấu tranh đế những người đói khát có thức ăn, ở những nơi có cảnh sát đánh người, nơi có những người than khóc, nơi mà người ta có thể ăn những thứ do chính tay mình trồng, có thể ở được những nhà do chính tay mình xây dựng?, lúc đó là lần đầu tiên nhạc trỗi dậy sau khi biến mất từ đầu phim và hình ảnh cuối cùng của Tom Joad được quay rất đẹp(lần cuối này camera không ?onghiệp dư? nữa), là lúc Tom chỉ là 1 vệt nhỏ trong con đường anh đang đi, lúc đó toàn cảnh hửng sáng dưới bình minh, cảnh được quay ở góc xa cực độ, nhấn mạnh sự nhỏ bé của Tom Joad trong thế giới bao la- nhưng chẳng bao lâu, sự nhỏ bé đó sẽ trở thành khổng lồ như lời Tom đã hứa, phim có 1 kết thúc tuy vẫn không biết được điều gì xảy ra sắp tới nhưng là một kết thúc đẹp,và câu kết của cuốn phim là câu của mẹ Tom càng khẳng định những lý tưởng của người nông dân ?oWe?Tll go on forever.?TCause we?Tre the people?.
    Vị trí theo tôi:top 20
    18.(#33)High noon(1952-Fred Zinneman):Will Kane(Gary Cooper) cảnh sát trưởng thị trấn vừa mới cưới vợ thì nghe tin Frank Miller tay trùm sát thủ bị anh bắt năm xưa đã ra tù và cùng với vài tên đồng bọn đến trả thù anh vào đúng ngọ(High noon).Anh đi kiếm mọi người giúp đỡ khắp thị trấn cho đến khi cuối cùng nhận ra mình chỉ đương đầu với bọn chúng một mình, những người trước đây ngưỡng mộ anh nay chỉ nói được qua cái mồm, không ai dám đứng dậy giúp anh.Lòng anh hùng và tự hào trên ngôi sao cảnh sát trưởng đã khiến anh quyết định ở lại đấu với bọn chúng khi mà cả thị trấn đã hèn nhát rời bỏ anh.
    [​IMG]
    High noon đã thể hiện cái xã hội lợi dụng con người, chỉ mưu cầu lợi ích cho mình mà không nghĩ đến người khác.Will Kane là biểu tượng cho người anh hùng độc thân trước mọi gian nan mà vẫn dũng cảm đương đầu, một người anh hùng đúng nghĩa.Cuốn phim còn nổi tiếng với bản ballad High noon viết cho phim.Tuy nhiên cuốn phim này các bạn xem sẽ thấy hơi buồn ngủ cho dù là nó có ý nghĩa thật, bởi vì để cho người xem có cảm giác căng thẳng dần lên y như nhân vật Kane trong phim thì Zinneman đã cho cuốn phim này lúc gần đúng 12 giờ là thời gian thực với hiện tại, và cho sự chuyển động của mạch phim rất chậm chạp =>buồn ngủ.Hình chiếc đồng hồ đang chạy chậm đến 12 giờ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, xây dựng sự căng thẳng cho người xem.Một trong những cảnh đáng nhớ nhất là cảnh khi đến 12 giờ, camera quay lúc đầu là close up vào mặt của Kane rồi sau đó camera giật lùi lại cho đến kéo lên quay từ trên xuống toàn cảnh thị trấn trống không, chỉ có Will Kane đứng 1 mình nhìn quanh và nhận ra sự cô độc của mình, và camera kéo dần lên ngày càng cao để Will Kane càng ngày càng trở nên nhỏ bé trong thị trấn càng nhấn mạnh sự đơn độc của Kane- cả thị trấn đã hèn nhát rời bỏ để mặc Kane đối đầu với số phận.Theo tôi thì The greatest Western film of all time phải là The searchers của John Ford hoặc Once upon a time in the West của Sergio Leone.Nhưng High noon còn có 1 ý nghĩa rất quan trọng khác liên quan đến chính trị.Tôi nghĩ khi quyết định làm phim này, đạo diễn Fred Zinneman có 1 ý định trong đầu về chủ nghĩa cộng sản.Và ông muốn thể hiện ý tưởng của mình qua cuốn phim nào đó.Nhưng tất nhiên đây là nước Mỹ tư bản, không thể làm 1 cuốn phim ca ngợi chủ nghĩa tư bản được.Nên thế vào đó, Zinneman đã làm ra High noon với ý đồ chính của cuốn phim là 1 xã hội cộng sản trong mơ- người giúp người, đối lập hoàn toàn với xã hội tư bản vẽ ra trong High noon này.High noon nói về những giá trị của xã hội thời đó qua 1 vùng đất viễn Tây tượng trưng cho đất nước Mỹ.Cuốn phim không có những điểm gì cầu kỳ cho lắm, khá đơn giản nên có vài cảnh được xây dựng hơi dễ dãi, trừ một số cảnh có camera work khá tốt.
    Vị trí theo tôi:35 đến 50
    Được redrum sửa chữa / chuyển vào 18:36 ngày 01/10/2005
  10. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0

    19.(#35)It happened one night(1934- Frank Capra):cuốn screwball comedy huyền thoại của Frank Capra, phim đầu tiên giành được 5 tượng Oscar quan trọng nhất- phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất(Frank Capra), diễn viên nam chính xuất sắc nhất(Clark Gable), diễn viên nữ chính xuất sắc nhất(Claudette Colbert) và kịch bản xuất sắc nhất, chỉ có hai phim sau này giành được thành tựu như vậy là One flew over the cuckoo?Ts nest và Silence of the lambs.Ellen Andrews(Claudette Colbert) là 1 tiểu thư con nhà giàu bị sự chống đối của cha vì chuẩn bị lấy một tay đểu cáng.Và cô đã trốn khỏi gia đình giàu có của mình, tay không, hướng lên Bắc trên chuyến xe buýt đêm.Và tại đây cô gặp Peter Warne(Clark Gable), một anh chàng nhà báo thất nghiệp.Qua quá trình gặp nhau ,qua những cuộc phiêu lưu, cùng bị đói phải ăn carrot, họ dạy nhau về đời, và cuối cùng nhận ra là sinh ra để thuộc về nhau.
    [​IMG]
    Clark Gable và Claudette Colbert đều phải bất đắc dĩ đóng phim này, nhưng họ đã tạo ra được 1 cặp đôi hoàn hảo trên màn ảnh. Đây là cuốn screwball comedy có thành tựu lớn đầu tiên.Sự gặp nhau của hai nhân vật chính cũng là điển hình cho screwball comedy, một chàng trai lang thang và 1 cô gái tiểu thư, từ những mâu thuẫn của giai cấp mà chuyển hóa thành tình yêu.It happened one night có 1 hình ảnh rất thú vị, đó là chiếc chăn ngăn ở giữa khi hai nhân vật ngủ trong cùng 1 phòng, cái chăn đó được Peter gọi là ?owall of Jericho?, vật đó vừa mang nghĩa tạm thời là vật ngăn giữa hai nhân vật, vừa mang nghĩa bóng là sự phân biệt giai cấp của Peter và Ellen.Cho đến cuối phim, khi cặp đó đã cưới nhau thì cảnh cuối cùng của cuốn phim là chiếc chăn ?owall of Jericho? rơi xuống, có thể hiểu ngầm là lúc đó không còn rào cản giai cấp nào ngăn cách họ yêu nhau nữa.Cảnh vui nhất của cuốn phim là cảnh Peter và Ellen tìm cách để đón 1 chiếc xe cho họ đi quá giang.Chứng tỏ mình là nguời thông thuộc, Peter lên mặt dạy đủ chiêu dùng ngón tay cái để vẫy xe.Và trong lúc anh ta biểu diễn thì đã có cả mấy chục cái xe đi qua lia lịa mà không thèm dừng lại 1 mảy(từ lúc đầu 1, 2 chiếc xe, đạo diễn đã cho nó ngày càng cường điệu hơn bằng 1 loạt xe đi qua).Và đến lúc Ellen biểu diễn, không cần dùng ngón tay cái nào cả, cô ta vén cái váy lên 1 xíu để lộ cái chân ra trông có vẻ gợi cảm và chiếc ô tô đi qua phanh ngay lập tức!( lúc này quay close- up vào cái vệt bánh xe).Và sau đó anh chàng Peter nói 1 câu tức tối ?oWhy didn''t you take off all your clothes? You could have stopped forty cars?.It happened one night còn tạo được 1 hiện tượng rất nổi tiếng nhờ vào danh tiếng của Clark Gable.Đó là cảnh trong phim,khi Clark Gable cởi áo sơ mi ra mà bên trong không có áo lót, điều đó làm cho áo lót nam trong năm 1935 giảm 75% sức tiêu thụ!Nội dung của cuốn phim khá hấp dẫn, nhẹ nhàng và có những tình huống lãng mạn. It happened one night là 1 trong những cuốn phim hài lãng mạn đúng nghĩa và là 1 trong hay nhất từ trước đến nay trong thể loại này.
    Vị trí theo tôi: từ 30 đến 50
    20.(#11)It?Ts a wonderful life(1946- Frank Capra):Một trong những phim phổ biến nhất và được ưa chuộng nhất trên toàn thế giới, không ai là người Mỹ mà không biết đến It?Ts a wonderful life.Đây cũng chính là favorite film của bản thân James Stewart và Frank Capra.George Bailey(James Stewart)là một con người tốt bụng sống ở thị trấn nhỏ Bedford Falls.Suốt cuộc đời George chỉ biết cống hiến cuộc đời cho người khác, cho cộng đồng mà quên đi chính mình.Vì thế mà anh phải bỏ lỡ ước mơ sang nước ngoài học làm việc và bị mắc kẹt ở thị trấn tỉnh lẻ này cùng người vợ Mary(Donna Reed).George đã giúp cho tất cả mọi người trong Bedford Falls chống lại sự cai trị bằng tiền bạc của lão già độc ác Potter.Nhưng đến khi 1 ngày Noel, bị Potter hại, George đã mất trắng số tiền 8000$ và có nguy cơ vào tù.Lúc tột cùng tuyệt vọng, đến đỉnh điểm của sự buồn nản từ trước đến nay và nghĩ cuộc đời của mình là 1 thất bại, George đã định nhảy xuống cấu tự tử trong đêm Noel.Nhưng trước khi George có thể làm điều dại dột đó, một thiên thần tốt bụng tên Clarence đã xuất hiện và làm George nhận ra cuộc đời của mình là 1 cuộc đời tuyệt đẹp và giá trị của cuộc sống của chính bản thân.
    [​IMG]
    Nếu như người ta định nghĩa một ?ogreat film? là một phim có nội dung rất rất hay thì It?Ts a wonderful life chắc chắn sẽ đứng trong top 5 bởi vì những gì nó đem lại và những gì người ta nghiệm ra sau khi xem phim.Chắc chắn đây là một trong những phim có nội dung hay nhất trong phim Mỹ.It?Ts a wonderful life cũng là một phim được ưa chuộng nhất trên toàn thế giới bởi thông điệp toàn cầu của nó.?không ai sinh ra trên đời là thất bại cả?, và giá trị thực sự của cuộc sống không bao giờ đến từ tiền bạc mà chính là đến từ những gì nhỏ nhặt hơn trong đời thường, đặc biệt là bạn bè.Những thông điệp đó không bao giờ cũ, không bao giờ là lỗi thời cả.Có lẽ vì thể mà nguời ta luôn yêu quý It?Ts a wonderful life, kể cả tôi, mặc dù tôi đã gặp rất nhiều phim trên thế giới xuất sắc hơn rất nhiều trong cách làm phim, phim này giống như là một huyền thoại đối với tôi.Không phải ai có thể dễ dàng thích rất nhiều một cuốn phim, nhưng It?Ts a wonderful life có khả năng đó, nó làm cho ai đã xem nó phải nhớ mãi những cảm xúc của họ khi được xem phim It?Ts a wonderful life lần đầu, và có thể là nhiều lần sau nữa.Với những suy nghĩ đơn giản nhưng ý nghĩa của mình, It?Ts a wonderful life hình như không có tuổi và được muôn đời đón nhận, nhất là người Mỹ.Vì ai cũng có thể là một George Bailey, bất lực và cùng cực với đời nhưng không nhận ra những giá trị thực sự xung quanh mình.Capra đã tài tình xen trộn lãng mạn, hài hước và bi kịch trong một kiệt tác này.James Stewart đóng một trong những vai đáng nhớ nhất của điện ảnh.It?Ts a wonderful life còn nổi tiếng với phim trường là thị trấn Bedford Falls, một phim trường giả dài nhất thế giới thời đó. Đây cũng là một trong những phim có tác động nhiều nhất đến nền văn hóa của nước Mỹ,luôn được chiếu hàng năm trên Tv ở Mỹ mỗi dịp Christmas, nhiều nhà xem nó như một truyền thống gia đình trong Christmas, nhiều nhân vật đã trở thành biểu tượng cho một tính cách nào đó, như là George hay Clarence, đã có một tổ chức cứu trợ rất lớn trên thế giới có tên là Clarence- bắt nguồn từ nhân vật thiên thần này trong phim.It?Ts a wonderful life cũng là tiêu biểu cho những suy nghĩ và chủ nghĩa của đạo diễn Frank Capra.Chủ nghĩa của Frank Capra là chủ nghĩa rộng mở nhân đạo, luôn được thể hiện trong những tác phẩm của ông, như You can?Tt take it with you, Mr Smith goes to Washington, Meet John Doe.Capra tin là nhân vật tốt một tay đấu tranh cho mọi người, đấu tranh cho lẽ sống của xã hội luôn là nhân vật chiến thắng.George Bailey là một nhân vật điển hình như vậy.Một mình George đã chống lại bàn tay của Potter, và vực dậy cả một thị trấn Bedford Falls, và người ta hiểu được những gì xảy ra khi không có George ở trên đời trong phần sau của phim.Và kết thúc thực sự xúc động của phim cũng là một trong những điều lý tưởng của Capra: người hùng luôn chiến thắng, một kiểu suy nghĩ có vẻ hơi lạc quan nhưng đẹp đẽ.
    It?Ts a wonderful life có thể bị đánh giá thấp hơn những tác phẩm tràn trề phong cách làm phim như các phim của Hitch****, Welles, Kubrick nhưng theo tôi, It?Ts a wonderful life thực sự là một cuốn phim lớn, tuy Frank Capra không có những cách sáng tạo độc đáo thật đặc biệt, nhưng It?Ts a wonderful life, tác phẩm vĩ đại nhất của Capra, đã làm được việc mà rất khó một cuốn phim có thể đạt được, đó là truyền những cảm xúc thực chứ không phải là những cảm xúc giả mạo chỉ có trên màn ảnh cho người xem, cho người xem như lạc vào hoàn toàn thế giới xúc cảm của nhân vật chính George Bailey, cũng có những suy nghĩ buồn khổ, tuyệt vọng khi thất bại và vui sướng không thể tả được ở cuối.Có một nội dung tuyệt vời, Capra đã làm cho tinh thần của một kịch bản đó sống động trên màn ảnh và truyền đạt những suy nghĩ của chính ông cho người xem, để có được điều đó là sự tổng hợp tất cả mọi thứ lại trong cách tạo dựng phim.It?Ts a wonderful life là phim có camera movement tài nghệ nhất trong tất cả các phim lớn của Capra mà tôi được xem, thực ra tôi thích xem camera chuyển động hơn là ngồi chờ nó uể oải cắt cảnh rồi xuất hiện ở một địa điểm khác.Phim thường hay có một cảnh nhưng được lặp lại nhiều lần trong 1 trường đoạn, lúc gần lúc xa, để thay đổi những cảm xúc khác nhau về tâm trạng người xem đối với các cảnh trên màn hình mà chắc chắn tâm trạng đó sẽ thay đổi nếu như người đạo diễn chỉ cần thay đổi về khoảng cách và không gian trong từng cảnh.Capra cũng hay tiến tới close- up vào khuôn mặt để biểu hiện 1 cách rõ ràng nhất những cảm xúc của nhân vật, đoạn hay nhất là đoạn khi George ngồi cầu nguyện chúa và khóc trong quán bar và Capra hình như hiểu rằng những giọt nước mắt thực sự của James Stewart trong George Bailey sẽ chạm đến trái tim của người xem một cách chân thực nhất mà không một kỹ thuật nào có thể làm được.Đúng là kỹ thuật cũng không thể nào lột tả được những gì mà sự chân thực làm được.Và sự di chuyển camera trong này làm cho ta có cảm giác như chính mình đang đứng bên cạnh George để chứng kiển cuộc đời của anh ta, những ấn tượng đập vào mắt qua camera cũng giống như mình đang nhìn thấy nó và là những ấn tượng của riêng mình.Nói chung qua ống kính camera đó, mình thực sự gần với George cả về khoảng cách lẫn tâm trạng, và hiểu được những gì anh ta đang trải qua.Không cần khó hiểu và rối rắm, không cần ẩn dụ biểu hiện nhiều, nhưng những gì It?Ts a wonderful life làm được thật đáng ngạc nhiên, và không ai có thể phủ nhận những khả năng làm được của phim, đó là một trong những phim xuất nhất của nước Mỹ.
    Vị trí theo tôi: 5 đến 15
    21.(#5)Lawrence of Arabia(1962- David Lean): từ trước đến nay, người ta vẫn luôn công nhận phim này là cuốn phim war xuất sắc nhất mọi thời đại.Lawrence of Arabia là 1 gã khổng lồ trong điện ảnh Mỹ và của cả thế giới.Câu chuyện dựa trên nhân vật có thật anh hùng T.E.Lawrence trong thế chiến thứ nhất.T.E.Lawrence (Peter O?TToole) là 1 sĩ quan Anh được cử tới Ả Rập- đồng minh của Anh để giúp nước này đánh lại quân Thổ Nhĩ Kỳ- đồng minh của Đức trong thế chiến thứ 2.Và với tài năng và sự hiểu biết của mình, Lawrence đã giúp Ả Rập có những cuộc kháng chiến, đột kích chống lại quân Thổ và giành được những thắng lợi lớn và trở thành anh hùng của miền đất sa mạc rộng lớn này.Là 1 người tài năng, dũng cảm, nhưng khác thường, Lawrence đã tự mâu thuẫn với tâm lý bản thân mình, tự thu mình bé lại cho đến khi tự động rút khỏi Ả Rập.
    [​IMG]
    Điều xuất sắc nhất của Lawrence of Arabia là sự truyền đạt những cảm giác về miền đất Ả Rập mênh mông trong phim sang cho người xem, sự choáng ngợp trước vẻ đẹp hoang dã nhưng mênh mông của nó.Có được điều đó phần lớn là do cinematography quá đẹp, việc xây dựng từng cảnh của sa mạc Ả Rập đều có sự chen vào của kỹ thuật quay phim, đẹp nhất là những đoạn với góc rất rộng và rất xa, thâu tóm toàn bộ sự mênh mông của sa mạc và sự hùng vĩ của những núi đồi, có nhiều lúc màn hình chỉ chia làm 2 cực mặt đất- bầu trời và khoảng cách như không bao giờ tới được, con người chỉ là những vệt nhỏ trong đó, và làm cho những cảnh quay đó quá đẹp là sự di chuyển của camera trong những cảnh đó: điểm đặt camera đã tuyệt vời, sự di chuyển của nó càng hay hơn nữa- những pan shot(rê camera- nhưng rất chậm và với góc rất rộng- phương pháp chủ yếu của các đoạn quay sa mạc), crane shot(trong Arabia, crane shot phần lớn dùng để mở đầu các cảnh nên đẹp vô cùng- thực ra để nêu bật vẻ đẹp của một khung cảnh rộng lớn nào đó, cách tối ưu vẫn là dùng crane shot đầu cảnh), pulled back shot( giật lùi này chỉ vài lần, thường là từ tập trung vào một nhân vật và giật lùi lại để lộ ra thế giới vĩ đại xung quanh).Sự truyền đạt những cảm giác về sa mạc Ả Rập luôn đi suốt toàn bộ phim, làm cho sự thán phục của ta về thế giới mới mẻ đó ngày càng tăng cao, nên không ai có thể xem Lawrence of Arabia mà có thể nói chán được- mặc dù nó là một war film. Bằng những cinematograhy tuyệt đẹp đó, phim liên tục có những đoạn không lời chỉ có tiếng nhạc hùng tráng đi kèm với những hình ảnh ấn tượng liên tiếp chồng lên nhau, đó là những khoảnh khắc đẹp nhất trong Lawrence of Arabia và thế giới phim cũng như đánh dấu Lawrence of Arabia là 1 trong những phim có kỹ thuật quay bậc thầy nhất trong cả 2 khâu tạo dựng cảnh và truyền đạt nội dung.Nhất là đoạn đầu của phim, khi Lawrence nhận được sự phân công đến với Arab, anh ta cầm một que diêm trên tay thổi tắt nó- cảnh mờ đi một cách đột ngột, bắt đầu hình ảnh sa mạc đỏ và rực sáng chiếm lĩnh cả màn hình với tiếp theo là một loạt cái nhìn đầu tiên về sự rộng lớn sa mạc qua rất nhiều góc quay khác nhau (hầu hết là góc xa)- và người xem như lạc hoàn toàn vào thế giới đó- đây cũng là cảnh nổi tiếng nhất của Lawrence of Arabia.Một cảnh cũng ấn tượng không kém là cảnh xuất hiện của nhân vật Ali(Omar Shariff)- bạn của Lawrence tại Arab.Cảnh xuất hiện của anh ta rất lâu, bắt đầu được quay ở một góc rất xa, từ một chấm nhỏ và mờ mờ như ảo ảnh trong sa mạc rồi chậm chạp tiến lại gần cho đến khi nhìn rõ mặt trên một quãng đường đi dài.Có được cảnh phi thường về độ xa và sâu của nền là do thấu kính rất dài của camera.Mỗi cảnh trong Lawrence of Arabia theo tôi thấy đều được xây dựng rất công phu.Và điều đặc biệt là phim này là phim tuy có đến hàng vạn diễn viên nhưng không có ai là nữ cả.
    Lawrence of Arabia không chỉ đơn thuần là 1 phim war với toàn bộ là những cảnh đánh chém, xuyên suốt phim là sự phân tích tâm trạng và những suy nghĩ của nhân vật anh hùng Lawrence.Nhiều cảnh trong phim với những hành động của Lawrence, không cần có một lời tả nào, nhưng đó là những ấn tượng khác nhau về phân tích tâm trạng trong khía cạnh con người của Lawrence- có thể là một người lập dị, lạ lùng, khá trẻ con, có những tiêu chuẩn đạo đức riêng, đơn độc, tự mâu thuẫn và chia cắt mình.Mỗi chiến thắng quân Thổ lại là mỗi bước thụt lùi của Lawrence.Nhiều hành động của anh ta không để lại không ít suy nghĩ về con người này.Tất cả những bố cục và xây dựng đều muốn vĩ đại hóa Lawrence.Phim có nhiều các cảnh biến nhân vật Lawrence như một huyền thoại, tôi thấy được điều đó qua góc quay, bố cục, ánh sáng, âm nhạc.Nhất là rất nhiều lần gắn hình ảnh mặt trời trên đầu Lawrence khi anh ta đứng,như chính so sánh anh ta; mặt trời ở đây được qua phim làm thay đổi nên có một ánh sáng chói khác thường- một trong những cảnh đáng nhớ nhất của loạt hình ảnh này là lúc Lawrence cầm đầu đoàn quân chiếm được tàu của quân Thổ Nhĩ Kỳ, anh ta tuy bị bắn nhưng vẫn đứng trên nóc tàu(và chiếu xuống một cái bóng khổng lồ- 1 kiểu ẩn dụ), và phía dưới là biển người tung hô anh ta( lúc này góc đặt camera rất độc đáo- chỉ vỏn vẹn đôi chân của Lawrence ở foreground và cả trăm người phía dưới ở background- lại ẩn dụ nữa, Lawrence mặc một chiếc áo trắng( trông giống như 1 thiên thần) và tay giơ cao, phía trên anh ta là mặt trời sáng chói.Là một trong những phim lộng lẫy và hùng tráng nhất của Hollywood từ trước đến nay, Lawrence of Arabia xứng đáng với từ ?ovĩ đại?.
    Vị trí theo tôi: top 10

Chia sẻ trang này