1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng kết những cuốn phim Mỹ xuất sắc nhất mọi thời đại (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi redrum, 31/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    22.(#23)The Maltese falcon(1941- John Huston): phim noir đầu tiên và cũng là 1 trong những cuốn phim noir hàng đấu, chính xác hơn The Maltese falcon là phim về thể loại detective đầu tiên trên nước Mỹ. Maltese falcon là tượng 1 con đại bàng quý bị thất lạc từ xưa theo một truyền thuyết và nhiều người đổ xô đi kiếm báu vật này.Sam Spade (Humphrey Bogart) là 1 thám tử tư được một cô gái xinh đẹp(Mary Astor) thuê trong 1 vụ điều tra và dần dần Sam Spade phải đối mặt với những tên xấu xa, lừa lọc cùng đi kiếm báu vật quý Maltese falcon.Mối quan hệ bí ẩn và âm mưu của cô gái với những tên xấu dần dần được lộ rõ.Đây là cuốn phim đầu tiên trong sự nghiệp của John Huston.
    [​IMG]
    Thực ra, The Maltese falcon trong cuốn phim này chỉ là 1 một thứ làm cho tiến trình của phim tiến triển mà không hề có ý nghĩa gì.Thực ra, không có con đại bàng Malta nào thật cả, nó chỉ là thứ để những con người tham lam, xấu xa lộ rõ bản chất và phản bội lẫn nhau.Cuốn phim có nhiều tình tiết đi kèm một lúc nên có lúc nó trở nên rối rắm và khó hiểu(5 năm sau, Humphrey Bogart còn đóng trong The big sleep- 1 cuốn phim rối rắm gấp chục lần hơn cuốn phim này).Cuốn phim có nội dung bí ẩn, phức tạp, khá lôi cuốn.The Maltese falcon mang đặc điểm hay thấy của film noir là những mối quan hệ không mạch lạc, bất kì ai có thể phản ai và đưa họ đến chỗ chết.Ngay cả nhân vật chính Sam Spade cũng không phải là nhân vật tốt hoàn toàn và cũng bị những tính vị kỉ cá nhân chi phối, Sam gọi cảnh sát bắt cô gái xinh đẹp Brigid chỉ đơn giản là cho anh ta được an toàn chứ không phải là để trả thù cho bạn của Sam hay vì công lý gì cả.Phim có vài cảnh quay đẹp, nhân vật đóng rất tốt.Đây cũng là cuốn phim đầu tiên Humphrey Bogart- từ một diễn viên hạng 2 đóng 1 vai lớn trong 1 cuốn phim.Nhân vật Sam Spade cũng là nhân vật điển hình cho các nhân vật mà Humphrey Bogart đã đóng rất thành công sau này- lạnh lùng, đa nghi và ích kỉ.Một cuốn phim điều tra- thám tử rất phổ biến, điểm thành công nhất của John Huston là tạo ra những nhân vật rất đặc trưng và mang tính cách rất rõ rệt, và mỗi người đều có sự độc ác riêng.Nói cho xác đáng thì The Maltese falcon kém hơn những phim điều tra thám tử trở về sau nó, nhưng tôi được xem gần đây Out of the past và lâu trước đó là Chinatown, những phim điều tra thám tử có nội dung hay hơn và hấp dẫn hơn The Maltese falcon thì tôi mới thấy được The Maltese falcon có ý nghĩa trọng đại như thế nào trong sự ra đời của nó.Out of the past, Chinatown và chắc chắn còn nhiều phim khác nữa, đều mang một chút The Maltese falcon trong đó về những chuyển biến của nó, nói chung đều là con cháu của phim này.Sự ra đời của The Maltese falcon trong lịch sử phim Mỹ có ý nghĩa trọng đại- là cuốn phim điều tra thám tử đầu tiên, mở đầu cho sự phát triển và lấn át của thế loại phim này từ những năm 40.Nếu không thừa nhận The Maltese falcon hoàn toàn xuất sắc thì cũng phải thừa nhận công đầu rất lớn The Maltese falcon.
    Vị trí theo tôi:từ 25 đến 45
    23.(#36)Midnight cowboy(1969- John Schlesinger):Joe Buck(Jon Voight), 1 chàng rửa chén quyết lên thành phố với bộ mã bảnh bao của mình kiếm tiền bằng cách làm ?ođĩ đực? phục vụ những bà giàu có với nhiều ước mơ lớn từ thành phố.?Cao bồi lúc nửa đêm? chính là Joe Buck vì anh ta mặc một bộ đồ cao bồi để đi ?olàm việc?.Sau khi bị lừa lọc nhiều lần, Joe trở nên trắng tay.Trong lúc đi ?olàm việc?, Joe đã gặp đủ mọi loại người xấu xa trog xã hội Mỹ.Bần cùng, Joe phải đi ?ophục vụ? cho những tên đồng tính để kiếm ra cái ăn.Tại đây,Joe gặp Rico ?Ratso? Rizzo (Dustin Hoffman).Rico tuy cũng là 1 tên ma cô lang thang nhưng bị thọt 1 chân và rất tội nghiệp.Cả hai cùng sống trong nhà ổ chuột rách nát của Rico và cùng nuôi dưỡng 1 ước mơ được làm giàu 1 ngày nào đó cho đến khi họ thực sự nhận ra không bao giờ đạt được những ước mơ đó.

    [​IMG]
    Midnight cowboy đã khắc họa một đất nước Mỹ nhơ nhớp và bẩn thỉu khi mà người lang thang đi đầy đường, những thành phần bất hảo tràn lan, đồng tính thì rành rànhv.v?Nhưng cuốn phim lại có những lúc làm theo kiểu phim hài nhẹ.Thế nên có vài cảnh người ta phải ?ocười ra nước mắt? truớc cảnh ngộ của Rico và Joe.Cuốn phim hay có những đoạn không lời, chỉ có tiếng nhạc, quay những cảnh lúc Joe và Rico lang thang trong thành phố.Toàn cảnh thành phố hiện ra trước mắt họ.Trong phim có những hình ảnh xa lệch với nội dung cuốn phim, nhưng tất cả đều có 1 mục đích duy nhất: khắc họa xã hội Mỹ qua thành phố New York này. Đạo diễn cố tình không nói nhiều mà muốn cho người xem tự thấy và tự hiểu những hình ảnh đó.Sự đối lập của tầng lớp thượng lưu và hạ lưu được thấy rất rõ, nguời thì dùng tiền như nước, người thì lăn lộn để kiếm sống, thế mà thành phố trong phim lại giăng đầy những băng rôn như ?othức ăn và nhà ở cho tất cả mọi người?.Cuốn phim là 1 câu chuyện cảm động qua những hiện thực cuộc sống, những khoảnh khắc tội nghiệp của đời người được nó khắc họa trên màn ảnh.Đan xen với những cảnh thực trong phim, nó còn có những đoạn miêu tả những ảo tưởng và hồi ức về tuổi thơ của Joe Buck- thường được làm theo màu trắng đen và đoạn miêu tả những ước mơ về thành phố Florida của Rico, những phần đó, nhất là những ước mơ của Rico, cho người xem cảm nhận được nhiều hơn cảnh ngộ cảm động của hai nhân vật chính trong phim.Midnight cowboy còn được ghi nhận trong lịch sử phim là phim đầu tiên được xếp loại X đạt Oscar phim hay nhất.Nhưng đó là thời người ta thiếu tân tiến quá, loại X thời đó của Midnight cowboy rất nhẹ, do thập niên 70 mới là chập chững của những cảnh hở hang.
    Vị trí theo tôi:từ 25 đến 45
    24.(#29)Mr Smith goes to Washington(1939- Frank Capra):được đề cử đến 11 Oscar năm 1939, Mr Smith goes to Washington là 1 trong những đỉnh cao nhất của Frank Capra.Jefferson Smith(James Stewart), là 1 thượng nghị sĩ trẻ được bổ nhiệm đến Washington vào thay thế cho một thượng nghị sĩ vừa mới về hưu.Là một người rất ngây thơ và thẳng thắn, Jefferson Smith- 1 anh chàng trẻ tuổi theo những chủ nghĩa đạo đức, từ ban đầu choáng ngợp và nhìn ngắm chằm chằm vào sự hoa lệ của thủ đô nước Mỹ, dần dần nhận ra những cái xấu xa và suy tàn trong chính bộ máy thượng nghị sĩ của chính phủ.Smith đã quyết định đứng dậy và một mình chống lại thượng nghị sĩ Paine- tiêu điểm cho sự thống trị đó, và giúp sức anh còn có cô thư ký dễ thương Saunders(Jean Arthur).Và người ta phải chờ xem đến phút cuối để xem cuộc chiến không cân sức này có kết quả ra sao.

    [​IMG]
    Nếu nhìn theo một cách khách quan thì Mr Smith goes to Washington cũng là 1 kiểu phim tôi đề cập trước đây ở Gone with the wind hay All about Eve, nó cũng là 1 kiểu phim hoàn hảo trong mọi công đoạn làm phim của nó, trong tất cả mọi thứ, nhưng sự hoàn hảo đó chỉ có ý nghĩa tạm thời, không phải là sự hoàn hảo do những kĩ thuật làm người ta lác mắt nhưng là 1 kiểu không có lỗi nào trong cách làm phim.Nói chung phim nào của Frank Capra cũng làm 1 cách đúng mực, luôn luôn hợp lý và nói chung là không thể bác bỏ được, nhưng cũng không có thể tìm được gì nhiều trong sự sáng tạo của một người đạo diễn thật sự xuất chúng.Phim của Capra lúc nào cũng thế, luôn đi theo con số chuẩn.Camera luôn được đặt đúng mức, hợp lý, không bao giờ sai vị trí cần diễn đạt của nó. Trong cách sử dụng camera cũng có những ý tưởng diễn đạt của nó, nhưng không thật sự sâu sắc và không có ấn tượng mạnh.Một điều đáng chú ý nhất trong Mr Smith goes to Washington là tuy phim này có thể gọi là 1 phim hài, nhưng tất nhiên nội dung cũng phản ánh rồi, nội dung của Mr Smith goes to Washington cũng khá là nghiêm trọng, và Frank Capra đã xây dựng sự nghiêm trọng và đấu tranh tư tưởng dai dẳng này rất tốt trong nửa cuối phim.Đó là những cảnh phần lớn trong căn phòng họp quốc hội.Điều đặt biệt là phòng họp này rất rộng và lớn, nhưng camera chỉ đặt ở khoảng 5,6 nơi nhất định và tuy rộng nhưng camera không bao giờ di chuyển. Với cảnh quay của Smith là chính còn lại là cắt cảnh và quay đến vài nhân vật quan trọng còn lại và chỉ có 2 nơi đặt camera bất động để vài lúc quay lại với toàn căn phòng theo 2 góc khác nhau.Ở trong phòng này, camera chỉ đứng yên, luôn cắt đến 5,6 nơi nhất định với điểm đặt camera không bao giờ thay đổi.Khi cần tăng sự xung đột căng thẳng, những đoạn cắt này trở nên nhanh hơn và thay thế nhau lia lịa, kiểu này Capra dùng trong toàn bộ các cảnh trong căn phòng quốc hội để thể hiện tính xung đột tăng dần của phim.Rất nhiều lần trong phim, nhiều hình ảnh chồng chéo lên nhau trên màn hình lia lịa để gây những suy nghĩ mạnh, lúc thì ấn tượng đẹp về một đất nước Mỹ với thủ đô Washington hoa lệ, còn đoạn cuối là những mối xung đột.Tuy nhiên trong những cao trào ở đoạn cuối, phim vẫn chen vào đó những khoảnh khắc làm mình cũng phải mở miệng cười.
    Chắc chắn là Mr Smith goes to Washington vào năm 1939 phải được làm rất đắt tiền vì nó rất hoành tráng và phim có đề cập đến nhiều về chính trị nên nhiều cảnh đồ sộ phải vung tiền ra mà làm nó.Cũng giống như Mr Smith goes to Washington được chọn là 1 trong 25 phim đầu tiên được chọn vào kho tàng phim quốc gia Hoa Kỳ(National library Congress- được bắt đầu bằng năm 1989- mỗi năm chọn 25 phim để đưa vào Thư viện) vì cũng giống như The best years of our lives, Mr Smith goes to Washington là 1 trong những phim quan trọng số một đối với xã hội và văn hóa Mỹ- phim quá gần với 1 cuộc sống nước Mỹ và những vấn đề của nước Mỹ.Và đặc biệt là nhân vật Jefferson Smith- anh chàng trẻ tuổi đầy lý tưởng đó chắc chắn sẽ nhận được nhiều sự đồng cảm từ chính những người Mỹ khác được ngồi trước màn hình mà xem phim này.Phim cũng thực sự gần với nước Mỹ trong những cảnh của nó, Capra cũng dùng rất rất nhiều nhạc nền của phim là các bài hát phổ biến như Quốc ca Mỹ, Auld lang Syne, Yankee doodle dandy- những bài hát mà người Mỹ nào cũng biết, để thực sự đem Mr Smith goes to Washington đến trái tim những người Mỹ nhất.Cho nên không lạ gì vì tính rất quan trọng của Mr Smith goes to Washington đối với nước Mỹ, nhưng nếu đem phim này mà xét một cách quá sức khách quan trong một tổng thể phim toàn thế giới thì nó cũng sẽ chẳng được tôn vinh nhiều.Nhưng năm 1939, khi nó ra đời và vét sạch vé ở rạp phim, đến khi nước Mỹ tham chiến thì Mr Smith goes to Washington bị cấm với lý do ?oquá mang tính nổi loạn? và đến khi hết chiến tranh thế giới thứ 2 thì nó lại được thả, tại vì nếu như người ta xem phim này và thấy sự thối nát của chính quyền Mỹ trong phim thì ai mà tự nguyện đi chiến đấu cho Mỹ nữa! Mr Smith goes to Washington có một nội dung rất hay, nhiều ý nghĩa và lý tưởng, mang đậm những suy nghĩ và chủ nghĩa của đạo diễn Frank Capra, nhưng tôi đã tìm được It?Ts a wonderful life của Capra có một nội dung và lý tưởng thật sự xuất chúng nên không cần đề cập tới lý tưởng của Mr Smith ở đây, nó cũng hao hao như It?Ts a wonderful life, tôi đã nói về lý tưởng của Capra trong phần It?Ts a wonderful life truớc.Điều thực sự đặc biệt trong phim này đó là sự diễn xuất phải nói là xuất thần của James Stewart- vai Mr Smith là một trong những vai diễn nam xuất sắc nhất mọi thời đại trong phim Mỹ, một kiểu anh chàng ngây thơ, thật thà và lý tưởng nhưng lại hết sức vụng về, ăn nói không trôi chảy và vài lúc thiếu tự tin vào bản thân.James Stewart đã đổi giọng rất tài trong phim, một lần là giọng run run tôi bao giờ thấy trong phim, một lần là cuối phim với cái giọng khàn đặc(do Smith đã nói trong 23 tiếng liền để bảo vệ công lý).Kiểu thay đổi tính chất vật lý của cơ thể đề hợp với vai diễn theo tôi thì đó là điều khó nhất, cũng như Robert De Niro đã thay đổi mình thành 1 thằng ú ở Raging bull.Và tất nhiên, James Stewart hội tụ đầy đủ tất cả những khả năng để nhập vào một Jefferson Smith không thể làm người ta quên được, có thể là vai diễn hay nhất của cả Stewart- mặc dù anh cũng diễn xuất hay trong rất nhiều phim, nổi bật như trong It?Ts a wonderful life hay Vertigo.
    Vị trí theo tôi: 20 đến 40
  2. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    25.(#8)On the waterfront(1954- Elia Kazan):là 1 trong những phim có nhiều Oscar nhất trong lịch sử Oscar, On the waterfront đã chiếm đến 8 Oscar năm 1954 và hầu hết các giải quan trọng.Terry Malloy(Marlon Brando), từng là 1 võ sĩ quyền anh trước đây, làm tay sai cho Johnny Friendly- một tay nắm mọi quyền hành và luật rừng trên bến cảng ở New York.Sau khi chứng kiến cái chết của một người bị băng đảng của Johnny Friendly thủ tiêu, gặp- yêu cô gái trẻ nhân hậu Edie (Eva Marie Saint) và một đức cha kêu gọi chính nghĩa, đặc biệt sau cái chết của chính anh trai của mình, Terry quyết định đứng dậy 1 mình chống lại băng đảng của bến cảng này.
    [​IMG]
    Đây là 1 trong những cuốn drama hay nhất của nước Mỹ, On the waterfront đi vào đề cập những hiện thực khô khốc trong những nơi lao động với những người chen chúc để kiếm việc làm như bến cảng này và sự đồi bại của các băng nhóm lãnh đạo.Cách kể chuyện và biến cố của phim khá lạ mắt, mọi chuyện đều diễn ra 1 cách rất tự nhiên như những thường ngày, không pha thêm một chút kịch phim nào vào trong đó cả- những xử thế của những con người được miêu tả rất chân thực.Ở bến cảng này, người ta luôn thực hiện quy tắc vàng D and D( deaf and dumb)- điếc và mù, xem như tất cả mọi chuyện bạo ngược mình không thấy gì cả và hoàn toàn không để ý tới.Và để làm việc được trong ngày, họ phải xếp hàng cả giờ và đánh lộn nhau để giành lấy 1 suất đi vào trong làm việc và bị đối xử không ra gì. Phim chọn vị trí và quay rất đẹp, nhất là những đoạn tối tối mờ mờ và những đoạn vơi góc quay rộng thu; có những góc quay rất đẹp- nói chung không diễn tả trên giấy được- chỉ đơn giản là mình xem mình thấy nó rất là đẹp thôi.On the waterfront rất hay và hấp dẫn, đi sâu vào phân tích những biến cố mạnh làm thay đổi tâm trạng của nhân vật chính Terry Malloy đi từ phục tùng Johnny Friendly đến thề sống chết và không ngần ngại đối mặt với ông ta.Marlon Brando diễn một trong những phim xuất sắc nhất trong tất cả các phim kinh điểm Mỹ, một nhân vật Terry Malloy buồn cô độc và luôn mâu thuẫn với bản thân cho đến khi gặp đuợc Edie.Terry có một chuồng bồ câu và anh ta suốt ngày ở trong đó, những lúc anh ta ở trong chuồg bồ câu đó, anh ta luôn được quay trong cái ***g như chính mình đang bị nhốt trong sự kiềm hãm của chính bản thân mình.Terry chỉ đơn giản là một tay ăn bám vào quyền lực tối cao của Johnny Friendly và anh ta luôn day dứt với những gì mình làm được từ trước đến nay- chỉ là con số không.Phim có một cảnh luôn được xếp vào những cảnh kinh điển nhất trong lịch sử phim là cảnh Terry và anh trai Charlie ở trong ôtô.Đó là lúc nhận ra Charlie được lệnh của Friendly đem mình đi thủ tiêu, Terry nhắc lại quá khứ chẳng mấy tốt đẹp của mình, và suy nghĩ về lý do của cuộc đời thất bại đó.?It?Ts wasn?Tt him, Charlie.It was you!? Terry nghĩ lại những sự thất bại và đổ lỗi cho Charlie và việc đẩy mình tới những điều đó. Sự đặc biệt trong cảnh này là Terry Malloy, một tay ăn bám và không biết chữ nghĩa nào lại có những câu rất dài, rất hay và rất thật lòng đến như vậy.Tuy bề ngoài Terry rất lạnh lùng nhưng không ngờ anh ta cũng rất sâu sắc. ?oI could?Tve have class.I could?Tve been a contender?- theo như Terry tự bạch.Và anh ta cũng nói những câu này rất ngập ngừng, vì bản chất của anh ta là một người lủng củng và không có tài ăn nói.Phim tuy tối tăm, nhưng sự có mặt của nhân vật cô gái Edie tóc vàng như là một biểu tượng chứ không phải là một nhân vật rõ rệt, Edie luôn tỏa sáng trong những cảnh có cô, nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.Tuy phim có một cách kể chuyện thật đến khác thường, nhưng lại có một kết thúc đúng y theo kiểu phim truyện.Kết thúc phim là một kết thuc có hậu và theo kiểu ?ocó ý nghĩa cho phim?, là cảnh Terry sau khi bị băng đảng Friendly đánh tàn nhẫn vì tội tố cáo bọn chúng, Terry đã cố gắng đứng dậy và đi mặc dù chảy máu khắp người để cổ vũ tinh thần mọi người ở bến cảng lật đổ chính quyền Friendly, cảnh mang đậm ý nghĩa tượng trưng chứ không phải đơn thuần, biểu thị sức sống không bao giờ cạn của chính nghĩa.Có thể nói On the waterfront là một phim hoàn hảo trong tất cả mọi mặt.
    Vị trí theo tôi: top 10
    26.(#20)One flew over the cuckoo?Ts nest(1975- Milos Forman): Randle Mcmurphy(Jack Nicholson)giả điên để trốn khỏi nhà tù và được đưa đến 1 nhà thương điên.Và ở đây anh đã chứng kiến sự cai trị tàn bạo của y tá Ratched(Louis Fletcher) đối với các bệnh nhân tâm thần khi mà họ chỉ như một cái máy vô hồn trong tay của y tá này, họ hoàn toàn không có tự do.Và Mcmurphy đã giúp mọi người nổi dậy, chống lại sự cai trị tàn bạo đó, đem lại cho những con người đó một chút ?oquyền con người?
    [​IMG]

    One flew over the cuckoo?Ts nest tuy quay trong cảnh nhà thương-nhà tù này nhưng đã ca ngợi quyền và sự tự do của con người một cách sâu sắc.McMurphy theo tôi là 1 trong những nhân vật rất đáng nhớ xuất hiện trên màn ảnh phim từ trước đến nay.Sự đấu tranh để khẳng định bản thân và quyền con người, tìm kiếm tự do của McMurphy là trong những lí tưởng cao đẹp nhất.Tựa đề của cuốn phim khá là thú vị, theo như tôi đọc được ở tờ báo đâu đó, tựa đề này là từ 1 bài hát mẹ ru con quen thuộc:
    ?oThree geese in a flock.
    One flew east,
    And one flew west,
    And one flew over the cuckoo''s nest?
    Những con ngỗng ?ogeese? này chính là con người trong phim, ?owest? và ?oeast? là hai hướng đối lập nhau, trong phim chính là hai xu hướng đối lập ?ogiam tù?- ?otự do? của y tá Ratched và McMurphy, còn người ?obay qua tổ chim cuckoo? đó là nhân vật người da đỏ Chief ?obay qua? nhà tù toàn những bệnh nhân ?ocuckoo? và trong bài hát đó cũng khẳng định 3 ?ocon ngỗng? đó không cùng dòng họ trong tổ chim cuckoo , phim cũng vậy, ba nhân vật Ratched, McMurphy, Chief không phải là những người thuộc thế giới của nhà thương điên, nhưng họ mới đúng là những nhân vật chính của cuốn phim.Tức là cái tựa đề ?oOne flew over the cuckoo?Ts nest? đề cập đến những nhân vật chính trong phim.Chỉ là toàn cảnh quay trong nhà thương điên với những hoạt động của các bệnh nhân tâm thần và dài đến gần 3 tiếng nhưng One flew over the cuckoo?Ts nest có 1 câu chuyện rất hay.Sự tạo dựng được nhà thương điên rất thành công và rất thực là sự thành công lớn của đạo diễn và của các diễn viên phụ.Trong cuốn phim, tất cả những diễn viên, từ 2 diễn viên chính đến hơn chục diễn viên phụ đều thể hiện tốt vai diễn của mình.Cuốn phim đã phá kỉ lục của It happened one night 40 năm trước về Oscar, đạt 5 giải trong 5 hạng mục quan trọng nhất.Cảnh cuối cuốn phim là cảnh ai xem rồi cũng nhớ mãi: sau khi nỗ lực nổi loạn cuối cùng của McMurphy không thành, y tá Ratched và những tên cầm đầu đã đem McMurphy đi ?otẩy não? và khi trở về, anh ta chỉ là 1 cái xác không hồn, hoàn toàn bất động,và Chief hiểu ra là anh ta đã bị ?othuần phục? cho nên đã giết McMurphy.Cảnh đó rất có ý nghĩa, người không còn tự do thì không còn sống làm gì, cho nên thực sự McMurphy không còn ?osống? nữa.Cảnh sau cũng rất đẹp, Chief đã dùng hết sức nhấc cái bồn nước lên và đập vỡ cửa sổ thoát ra ngoài trong tiếng hò reo của những người bệnh nhân; Chief đã thực sự tự do, thoát khỏi ?otổ cuckoo?, trên màn ảnh lúc này là Chief chạy vào trong rừng với một ?ochân trời tự do? khoáng đãng lúc bình minh đang chờ Chief ở phía trước, tiếng nhạc sung sướng cất lên, và hình ảnh đó được giữ lại cho đến hết phim.Ấn tượng đẹp nhất về tự do chính là ở cuối cuốn phim này.
    Vị trí theo tôi: 20 đến 40
    27.(#18)Psycho(1960- Alfred Hitch****):được xem là cha đẻ của thể loại phim toát mồ hôi lạnh, những ảnh hưởng của Psycho từ khi nó ra đời cho đến nay không thể nào phai được, một trong những phim có tầm ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử phim Mỹ.Đây cũng có thể là thước phim phổ biến nhất và nổi tiếng nhất của đạo diễn thiên tài Alfred Hitch****- vì nhiều lý do khác nhau.Nhắc đến Alfred Hitch**** là người ta nghĩ ngay đến Psycho, mặc dù phim này chưa chắc là phim điển hình của ông. Marion Crane(Janet Leigh), lo sợ về sự thiếu thốn trong một tương lai với chồng sắp cưới của mình, đã biển thủ số tiền 40000 USD được giao cho mình và chạy trốn khỏi thành phố.Và trên đường chạy trốn, cô đã dừng lại trong 1 quán trọ bên đường Bates Motel nhỏ chỉ có 12 phòng( và 12 bồn tắm); tại đây cô gặp người chủ của quán trọ vắng vẻ này là Norman Bates(Anthony Perkins) và được nói chuyện với con người kỳ quặc này về người mẹ càng kỳ quặc hơn của Norman.Cái chết của Marion Crane do bị đâm trong bồn tắm ngay trong đêm đó bởi ?obà mẹ? bệnh hoạn của Norman là 1 trong những cảnh vĩ đại nhất của phim Mỹ.Sau cái chết của Marion, chị gái và người yêu cùng cảnh sát của Marion đi tìm cô cùng số tiền 40000$.Nhưng khi 2 người này đến lại quán trọ của Norman Bates và nhà của con người này, họ nhận ra những thứ không thể nghĩ đến được trong 1 kết cục có thể gọi là không thể bất ngờ hơn.

    [​IMG]
    Phim có một nền nhạc thật sự khó quên của Bernard Hermann, toàn bộ phim trong phần lớn cảnh đều được phủ bởi một tiếng của nhiều nhạc cụ dây rất khó chịu, và những lúc cao trào thì cũng không thể nào quên được cái tiếng rít thô bạo và chát chúa của những nhạc dây đó.Tiếng nhạc luôn làm người ta cảm thấy bất an và khó chịu trong toàn bộ phim, tuy nhỏ nhưng luôn mang âm hưởng căng thẳng, còn đến lúc cao trào thì cái tiếng rít đó cũng phải làm cho người ta sởn tóc gáy.Có nhiều người sau khi xem Psycho từ năm 1960 đã không dám đi vào bồn tắm nữa, chắc chắn vì cái chết đáng sợ của Marion Crane, trong 1 cảnh đánh dấu sự lão luyện và sáng tạo trong cách làm phim của Alfred Hitch****.Cái chết của Marion Crane như được báo trước bởi cuộc gặp mặt của Marion và Norman Bates trong phòng khách.Cảnh trong phòng khách đó là một cảnh rất kỹ thuật trong việc sắp xếp bố cục để tạo tâm trạng.Camera không hề di chuyển.Chỉ là cắt hai cảnh tĩnh của 2 nhân vật Marion và Norman thay thế nhau(Marion được quay duy nhất chỉ bằng 1 góc, còn Norman thì 2).Norman ngồi trong bóng tối, bên cạnh anh ta là những bức tranh với hình thù quái dị và khó chịu.Camera đứng yên và quay ta anh ta một góc nhìn nghiêng, tạo một cảm giác bất bình thường và mất thăng bằng ở nhân vật Norman Bates.Ở một góc khác, độ nghiêng càng tăng hơn nữa và camera nhìn lên Norman, càng mất thăng bằng hơn.Trong cách nhìn lên đó, camera cũng thu vào màn hình đằng sau Norman là 2 con chim nhồi treo trên tường, so sánh anh ta với những vật đó.Nói chung đạo diễn cố tạo những điều không bình thường khi quay Norman Bates.Còn đối với Marion Crane, camera quay một góc thẳng và chiều cao bình thường, Marion ngồi trong ánh sáng mềm và độ sáng cao. Cảnh này là một cảnh dài, là lúc 2 nhân vật nói chuyện, và Norman để lộ một phần tính cách điên loạn của mình khi nói về mẹ.Cảnh được đắp thêm một tiếng nhạc khó nghe và rờn rợn từ những cây violon, tuy nhỏ nhưng như sắp báo trước 1 hiểm họa.Tiếp theo là một trong những cảnh nổi tiếng nhất của lịch sử phim: cảnh cái chết của Marion trong phòng tắm.Cái bóng đen xuất hiện đằng sau tấm màn khi Marion đang tắm, và khi chiếc màn được mở ra, tiếng nhạc chát chúa đó cao lên, Marion bị đâm rất nhiều nhát vào bụng.Điều rất hay trong này là cảnh đâm đó được Hitch**** dùng một loạt đoạn cắt lia lịa trong nhiều góc quay khác nhau, khi thì trên thân thể Marion, khi thì con dao, khi thì bàn tay, khi nhìn từ trên xuống,Hitch**** không hề cho thấy con dao đâm vào Marion người ta như cảm thấy và tưởng tượng được chính con dao đó đang đâm vào mình.Trong vòi sen, đạo diễn đã cho tất cả những hình ảnh và dáng dấp người trở nên lờ mờ.Và máu của Marion được close-up chảy theo dòng nước vào lỗ thoát nước xoáy và được thay thế sau đó trên màn hình là hình ảnh close- up cực đại của con mắt vô hồn còn mở của Marion Crane(so sánh với hốc nước xoáy đó)- camera bắt đầu lui và xoay 360 độ xung quanh con mắt đó.Một cảnh không thể quên được, nếu không phải vì tính đáng sợ của nó, thì cũng phải vì khả năng tạo dựng cảnh hoàn hảo của Alfred Hitch****.
    Sự đặc sắc của Hitch**** là tạo ra một thế giới rất bí ẩn và bất ngờ xung quanh nhân vật Norman Bates, đặc biệt là ngôi nhà u ám và ?obà mẹ? của anh ta, đó là điểm hay nhất để tạo ra sự nghi ngờ và ám ảnh cho cuốn phim.Nhân vật Norman Bates được đóng rất hay bởi Anthony Perkins, anh ta đóng vai này thành công đến nỗi không bao giờ thoát ra khỏi tai tiếng của nó, vì vai này mà sự nghiệp của Anthony Perkins chỉ được đóng những vai kẻ ác và loạn tâm thần như Norman.Phim càng đi về cuối càng hồi hộp, và người xem như bị ám ảnh bởi ?obà mẹ? với con dao bầu đó, phim còn có một trong những cảnh giết người thô bạo nhất trong phim Mỹ, là lúc ?obà mẹ? ra tay đâm ông cảnh sát điều tra khi ông này bước lên cầu thang nhà của Bates.Và đoạn cuối, Alfred Hitch**** đã cho người ta nhìn lần giật mình bởi bà mẹ có thể xuất hiện trong căn đằng sau Lila bất kỳ lúc nào khi cô này lẻn vào ngôi nhà.Đó cũng là một đoạn ảnh hưởng mạnh đến các yếu tố làm phim kinh dị sau này.Đi vào phim Psycho, người ta luôn có cảm giác khó chịu, ngay từ đầu phim khi camera mở đầu bằng quang cảnh rộng rãi của thành phố trong một lúc lâu và bắt đầu đi vào trong căn nhà chật hẹp và khó chịu của Marion, mọi cảm giác đều bắt đầu hướng đến một sự căng thẳng lớn xuyên suốt phim.Việc tạo những yếu tố nghịch lý, khó chịu để tạo ra những cảm giác bất an khi xem phim là điều bậc thầy của Alfred Hitch**** trong việc xây dựng 1 kiệt tác suspense.Cả camera cũng thế, trong rất nhiều trường hợp, nếu phần lớn các đạo diễn chọn cách quay ở xa để thâu tóm và cho một cái nhìn toàn diện về cảnh, thì Alfred Hitch**** lại hay chọn cách quay gần, đi từ vật này sang vật khác, và hay quay những cử chỉ hành động của các nhân vật, nên người xem không được giải tỏa tâm lý và bực dọc, và kiểu quay đó lại đi với tiếng violon nghịch tai đó nữa.Phim còn gây sốc lớn vì nhân vật chính Marion Crane chết ngay từ 1/3 đầu của phim, một điều chưa từng thấy trong các phim cổ điển.
    Vị trí theo tôi: 10 đến 15
  3. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    28.(#24)Raging bull(1980- Martin Scorsese): Jake La Motta(Robert De Niro) là 1 võ sĩ quyền anh được người ta gọi là ?oraging bull? vì rất dữ dằn và điên cuồng trên sàn đấu lẫn gia đình.Phim là câu chuyện tự thuật của La Motta về cuộc đời lên xuống của mình khi mà anh từ một võ sĩ vô danh trở thành vô địch quyền anh hạng cân trung bình và lại rớt khỏi danh vọng.Chính anh đã tự đưa mình lên và cũng tự đưa mình xuống.Khi nhận ra dần dần sự thiếu nhân đạo, tàn bạo của chính công việc của mình- làm tiền trên máu của người khác.
    [​IMG]
    Raging bull là 1 cuốn phim quyền anh nhưng không hề ca ngợi nó.Đã là năm 1980 rồi mà Scorsese vẫn dùng màu trắng đen với dụng ý rõ ràng của mình là thể hiện cái mặt tối của xã hội.Những cảnh đánh nhau trong Raging bull trên võ đài là những cảnh máu me và thô bạo hơn hết.Nhưng điều đặc biệt trong đó là những cảnh đó được xây dựng trên màn ảnh cực kỳ đẹp với nhiều góc quay khác nhau, luôn luôn quay cận cảnh.Không ai xem phim mà không cảm thấy được sự tàn bạo của những cú đấm đó, những lúc được quay theo point-of-view, cú đấm như là thẳng vào mặt mình, cũng giống như vào mặt của những võ sĩ đó 1 cách vô cùng thiếu nhân tính.Những gì hiện lên trên màn ảnh rất khô khốc.Những lúc trong trận đánh, camera di chuyển rất nhanh, và tất cả thế giới xung quanh đang xoay trước mặt mình và đang đổ nhào ra, và những lúc kết thúc, camera lại quay rất chậm chạp trên từng đối thủ, kẻ thắng người thua, những cảm xúc và những sự đau đớn của họ.Mặc dù tiếng hô vang dội của đám đông, nhưng lúc LaMotta chiến thắng thì luôn luôn là 1 đoạn nhạc buồn.Có thể là nhạc buồn vì lúc đó LaMotta cũng chẳng thấy vui vẻ gì bởi chiến thắng của mình là máu của người khác.Có 1 cảnh không thể quên được trong Raging bull là cảnh sau khi La Motta bị đánh bại, ống kính lướt qua trên toàn sàn đấu và từ từ tiến gần chậm lại và extreme close- up những vệt máu đang nhỏ trên vòng võ đài trong khi background của nó là cảnh người ta đang vui mừng hô vang dội kẻ chiến thắng.Raging bull với những gì thể hiện trên màn ảnh thật sự khốc liệt và khiến người ta phải ngẫm nghĩ.Nhưng công rất lớn là thuộc về cinematography- những góc quay và sự chuyển động camera quá sức hoàn hảo, quá sức đẹp .Vẽ nên chân dung của Raging bull La Motta, Scorsese đã vẽ nên xã hội độc ác, xô bồ thời bấy giờ. Cuốn phim có phần làm theo phong cách phim tài liệu, cho nên sự chân thực của nó rất cao.Và những thứ chân thực trong cuộc sống xã hội thường ngày được Scorsese làm tốt hơn ai hết.Raging bull in đậm dấu ấn làm phim rất phong cách của Scorsese, những mẩu chuyện được đang xen qua từng năm khác nhau của cuộc đời La Motta, giống như là được ghép lại những mẩu chuyện vụn vặt của nhân vật và được ghép lại thành 1 cuốn phim.Cuốn phim ?otài liệu? Raging bull về cuộc đời của LaMotta này có 2 câu chuyện chính: những trận đấu ở trên võ đài và những mối xung đột trong cuộc sống bởi những con người trong cộng đồng hạ đẳng của La Motta.Có 1 thứ rất đặc sắc trong Raging bull là văn hóa của những con người trong đó được thể hiện qua ống kính, 1 kiểu văn hóa với những lời nói tục tĩu, báng bổ, chửi thề và những khu nhà với xung đột, xô xát, thường xuyên trong gia đình và hay được giải quyết bằng đánh nhau. Tôi thì không thích cả De Niro lẫn Scorsese nhưng tôi cũng nghĩ đây là cuốn phim có giá trị nhất trong thập niên 80.Robert De Niro đóng vai diễn này thật sự xứng đáng với giải Oscar nam diễn viên xuất sắc nhất.Trước hết là diễn xuất hay.Thứ hai, một điều gần như không thể làm được là De Niro đã tự biến đổi vật lý cơ thể của mình để đóng cuốn phim này.Từ một võ sĩ quyền anh cơ bắp, để đúng với nhân vật La Motta, DeNiro đã làm cho mình tăng hơn 50 pound- biến thành 1 gã béo ị.Vai diễn Jake LaMotta của De Niro thật sự có tầm cỡ lớn trong lịch sử phim Mỹ.
    Vị trí theo tôi: top 20
    29.Rear window(1954- Alfred Hitch****):L.B.Jefferies(Jeff)(James Stewart) một tay săn ảnh chuyên nghiệp bị gãy chân trong 1 vụ tai nạn nghề nghiệp và phải bó bột ngồi trên xe lăn nhiều tuần.Nơi Jefferies ở là 1 căn chung cư.Để giết thời gian trong ngày, Jefferies quan sát và theo dõi những cuộc sống của những người hàng xóm trong căn chung cư đối diện qua cửa sổ và nghi ngờ phát hiện ra 1 vụ giết người trong 1 trong những căn hộ đó.Đến thăm Jeff hàng ngày là y tá của công ty bảo hiểm(Thelma Ritter) và cô người yêu xinh đẹp Lisa Fremont(Grace Kelly).Và họ cùng nhau điều tra và phá vụ án nửa trắng nửa đen đó.
    [​IMG]
    1 trong 3 tác phẩm xuất sắc nhất của Alfred Hitch****, Rear window vừa là 1 cuốn phim bí ẩn với những tình tiết lôi cuốn, vừa xen lẫn với lãng mạn và chút hài.Nên trong các phim của Alfred Hitch****, đây có thể là phim làm người ta thích thú nhất, vì nó không nặng nề tối tăm như những tác phẩm khác và có 1 tình tiết hấp dẫn từ đầu đến cuối.Có thể vì thế mà đó là phim của Hitch**** được người xem phim vote trong IMDb cao nhất- 8,7.Rear window có 1 cách di chuyển camera cực tốt, thật tài tình khi kéo camera quét nhanh qua từng căn hộ của chung cư đó, rồi lúc sau tỉ mỉ hơn, dừng lại một lúc ở mỗi căn hộ trong cự li gần rồi lại giật lùi trở về với căn hộ của Jeff xoay quanh căn phòng của anh ta trong 1 cảnh liên tục, điểm đặt camera không thay đổi- ngay trong những phút đầu của phim.Cách di chuyển đó cũng được áp dụng nhiều ở toàn bộ phim.Nhưng một điểm sáng tạo nữa của Alfred Hitch**** là, trừ những cảnh trong căn phòng của Jeff, tất cả ngoại cảnh của các căn chung cư đều là dùng point- of-view shot, tức là mình sẽ thấy những thứ đó qua tầm nhìn của Jeff như chính mình nhìn thay mọi thứ cho Jeff.Khi anh ta dùng đến thấu kính nhà nghề của mình để nhìn trộm, mọi thứ cũng được nhìn gần hơn- nói chung là anh ta thấy cái gì mình cũng thấy cái đó.Cách dùng point-of-view shot tất nhiên là phổ biến trong tất cả mọi phim, nhưng không ai dùng liên tục xuyên suốt phim như Alfred Hitch**** đã dùng trong Rear window này. Phát triển hoàn toàn sự sáng tạo đó, camera không bao giờ rời khỏi phòng của Jeff, không bao giờ nhìn thấy những gì Jeff không thấy.Cho nên dù phim dài 2 tiếng nhưng chỉ xảy ra 2 địa điểm sát nhau là trong phòng của Jeff và những gì xảy ra trong căn chung cư đối diện căn phòng đó- được nhìn qua point- of- view shot.Phim có 1 cốt truyện rất độc đáo.Người hùng nhân vật chính của chúng ta không như những phim khác có thể chạy nhảy lung tung tìm chứng cứ, Jeff hoàn toàn bất động trong chiếc xe lăn và cái chân bó bột đó, nên phim không phải là đem lại sự hấp dẫn nhờ những hành động mà là sự xây dựng sự hồi hộp của Master of suspense- Alfred Hitch****.Grace Kelly- bà hoàng Monaco đẹp lộng lẫy trên màn ảnh với vai Lisa- người yêu của Jeff.Thường những phim suspense- thriller chỉ có các nhân vật nam là quan trọng, các nhân vật nữ đóng vai trò rất thấp bé- thấy sát nhân thì thét lên là xong chuyện, nhưng các một số nhân vật nữ trong phim của Alfred Hitch**** lại khác, chính là người hành động, tiêu biểu là Notorious và phim này- Rear window.Vì Jeff hoàn toàn bất động nên Lisa đã leo vào nhà tên sát nhân( trong 1 bộ váy xòe!) để tìm chứng cứ cho vụ giết người. Một điểm rất giỏi nữa của Alfred Hitch**** là khi gắn cái nhìn của người xem với cái nhìn của Jeff, đạo diễn cũng đã làm cho cảm giác của người xem gắn liền với cảm giác của Jeff- đó là nhận thấy sự khó chịu, buồn chán và bất lực của mình khi ngồi trên chiềc xe lăn đó và không thể tham gia được gì ngoài cách nhìn.Đạo diễn gắn liền cảm giác bằng cách nào? Bằng cách hạn chế tầm nhìn của Jeff qua ống kính camera- tức là cũng hạn chế luôn tầm nhìn của người xem qua khung cửa sổ, quanh đi quẩn lại cũng chỉ là vài cảnh quen thuộc, và căn phòng của Jeff được xây dựng rất chật,4 bức tường bao quanh, dẫn tới cảm giác như là ngồi tù vậy.Nên khi tên sát nhân bắt được và bắt đầu tấn công Lisa, mặc dù cảnh chỉ diễn ra trước mắt và cách có vài chục mét, Jeff vẫn chịu thua không làm gì được, và người xem cũng có được những cảm giác hồi hộp và bất lực như chính Jeff- cảnh đó là cảnh làm người xem phải cắn móng tay nhiều nhất.Nhưng điểm hay nhất của phim theo tôi, là Alfred Hitch**** tuy làm Rear window với thể loại thriller nhưng trong phim, 1/3 thời gian đã là những cảnh qua khung cửa sổ, đó là những cuộc sống của các nhân vật hàng xóm của Jeff, những cảnh qua khung cửa sổ đó lại là phong cách kịch, không phải suspense nữa.Tuy nó không liên quan đến nội dung của cuộc giết người, nhưng nó dẫn ta đến thế giới rất thú vị và Jeff trải qua khi ngắm những cuộc sống của những người đó.Là những nhân vật được Jeff đặt tên qua tính cách của họ: miss Torso- 1 vũ công ballet suốt ngày nhảy nhót trong những bộ đồ thiểu vải trầm trọng, miss Lonelyheart- 1 phụ nữ tứ tuần không bao giờ có bạn trai, một cặp vợ chồng mới trẻ cưới và luôn đóng màn lại( không biết làm gì trong đó), 1 cặp vợ chồng già không có con và nuôi một con chó xù nhỏ(sau này con chó bị giết chết- là 1 trong những điểm suspense của phim), một cô sồn sồn nghệ sĩ bị điếc và một ông nhạc sĩ piano suốt ngày sáng tác nhạc- những nhân vật đó góp phần vẽ ra một thế giới của những năm 50, với những vấn đề về xã hội khác nhau, nhưng tôi có nhiều giấy để nói về vấn đề này.Tôi thấy những đoạn này rất hay vì tính kịch của nó: mỗi lần Jeff nhìn ra cửa sổ là tiếng nhạc piano từ phòng của ông nhạc sĩ cất ra, và những nhân vật qua cửa sổ chỉ được nhìn thấy mà không nghe thấy những gì họ nói và làm cả( có thể giải thích là ở xa quá)- GIỐNG NHƯ NHỮNG THƯỚC PHIM CÂM ĐƯỢC ĐỆM NHẠC ĐỂ JEFF XEM VẬY.Chắc chắn đạo diễn không phải vô tình làm thế, các căn hộ đó, mỗi căn hộ đều được nhìn qua cửa sổ hình chữ nhật, và cách nhau bởi lớp nền gạch màu đỏ, đó là phim trường do chính tay đạo diễn Alfred Hitch**** dựng nên, mỗi cửa sổ chữ nhật được cách nhau như vậy giống như những màn hình TV đặt cùng 1 chỗ và người ta có thể xem bất kì chỗ nào- và những gì hiện nay TV đang chiếu là kịch câm- có vài lúc đạo diễn thâu tóm hết vào màn hình, nên các hành động câm này diễn ra đồng thời, không bị ngắt quãng bởi nhau.Chỉ có những lúc đó là có nhạc chen vào phim ,và khi nhìn vào cửa sổ căn phòng tên sát nhân hay trở về với căn phòng của Jeff, tiếng nhạc im bặt- để tập trung lại vào sự căng thẳng và nghi ngờ đang dâng cao dần.Và không có tiếng động như thế làm cho vụ án đó chỉ được đoán bằng thị giác chứ không phải hoàn toàn cả thính giác, nên đem lại cho Jeff lẫn người xem một cảm giác nửa trắng nửa đen, không biết có phải đó là vụ án mạng thật hay không hay chỉ là mình phỏng đoán- đấy chính là sự tài tình trong cách xây dựng suspense của nhà master Alfred Hitch****- đến 5 phút cuối phim người ta vẫn mập mờ về tính thực của vụ án mạng đó.Từ trước đến nay chưa bao giờ ai có thể sánh được Alfred Hitch**** về sự xây dựng tài tình như vậy.
    Vị trí theo tôi: 15 đến 30
    30.(#14)Some like it hot(1959- Billy Wilder): cuốn phim được AFI bầu chọn là cuốn phim hài xuất sắc nhất mọi thời đại, đây cũng là cuốn phim rất quen thuộc cho những ai ghiền phim.Cuốn phim được làm trong thời kỳ những năm 30 của thế kỉ 19, hai anh chàng nhạc công thất nghiệp chơi saxophone Joe (Tony Curtis) và contrabass Jerry (Jack Lemmon) vô tình chứng kiến một vụ thanh toán của xã hội đen.Để thoát khỏi sự truy đuổi và cũng để kiếm việc làm, họ đã giả trang thành 2 cô gái Josephine và Daphne để tham gia vào dàn nhạc toàn nữ và tại đó họ gặp Sugar Kowalczyck(Marilyn Monroe), người mơ ước kiếm được một ông chồng giàu có đẹp trai ở Florida.Và tại Florida, Joe đã giả trang thành 1 anh chàng tỉ phú trẻ tuổi như trong mơ của Sugar để tranh thủ trái tim nàng còn Jerry trong lốt Daphne lại bị một ông tỉ phú giàu tán tỉnh. Rất nhiều tình huống hài hước xảy ra, từ đầu cho đến đoạn rượt đuổi trong khách sạn và 1 trong những câu kết thúc vĩ đại nhất của một cuốn phim ?oNobody?Ts perfect?.
    [​IMG]
    Không ngờ Billy Wilder, người làm hai cuốn phim noir có lẽ là hay nhất và tối tăm nhất là Sunset boulevard và Double indemnity nay lại làm 1 cuốn phim hài cực kỳ tinh tế. Những tình huống hài trong Some like it hot không những từ cử chỉ của nhân vật mà còn 1 phần dựa vào lời thoại ấn tượng- lời thoại vẫn là điểm nổi bật nhất trong phim của Wilder từ trước đến nay. Và Jack Lemmon phải nói là xuất thần trong vai Jerry/Daphne- anh là 1 người đem lại không khí cho Some like it hot nhất,đây cũng là vai diễn xuất tốt nhất trong Marilyn Monroe trong sự nghiệp.Những tình huống hài hước được Billy Wilder tạo ra rất đắt giá và liên tục suốt phim.Cuốn phim này được bầu chọn là cuốn phim hài hay nhất mọi thời đại rất có lý, ngoài kịch bản không thể chê vào đâu được với tình huống hài hước, nó còn phản ánh thực trạng, nhất là đồng tính, ngoài ra còn có bạo lực, rượu lậu, mafia và thất nghiệp trên nước Mỹ.Some like it hot rất nhiều lúc đùa hơi ?oác?, rất nhiều cái xấu được Billy Wilder đem ra làm trò lố bịch trong phim này.Không biết mấy bác xem phim có để ý nhân vật cầm đầu mafia Spats bị đồng tính, để nhận diện tên Spats này, ống kính luôn cố tình quay vào đôi giày ?onữ tính? của ông ta, trong khi hắn ta là 1 tên giết người không gớm tay thì Billy Wilder lúc nào cũng chọc đến cái đôi giày nhọn của hắn nên trông tên đó buồn cười hết sức.Đồng tính được Wilder khai thác rất nhiều.Nhân vật Daphne(Jack Lemmon) phải bất đắc dĩ giả làm con gái, khi Sugar đến ngủ bên cạnh cậu ta thì cậu ta phải cố gắng hêt sức trấn an mình trước sự cám dỗ và luôn mồm ?I?Tm a girl, I?Tm a girl?, lúc đó cậu ta rất tiếc mình hiện nay là nữ.Nhưng khi đến gặp tỉ phú già Osgood đó, hình như cậu ta ?oquên? mất mình là con trai luôn, thậm chí còn đính hôn với Osgood, và đến lúc sau định thần lại, cậu ta lại tự trách mình và tự dỗ ?oI?Tm a boy, I?Tm a boy.I wish I were dead?, tiếc tại sao mình lại là nam.Sự diễn biến đó xảy ra rất tự nhiên ở trong phim, tuy rõ ràng là muốn tạo ra sự đùa cợt hài hước cho Some like it hot nhưng cũng không tự nhiên mà Wilder làm như thế. Wilder muốn phản ánh cái tâm lý đồng tính len lỏi vào con người qua nhân vật Jerry/Daphne này.Đùa ác của Wilder còn qua những hành động và lời thoại có vẻ ?suồng sã? cùa các nhân vật( như đoạn Osgood sàm sỡ Jerry/Daphne trong thang máy hay đoạn Sugar ?odụ? Joe trên du thuyền). Nhưng mà đùa ?oác? như Some like it hot cũng phải thôi, cái bác Billy Wilder này là chuyên mấy cái chủ đề châm biếm cay độc bạo gan trong mấy phim của ổng.Some like it hot pha trộn tuyệt hảo giữa hài và hành động, hấp dẫn từ đầu đến cuối, không thể xem phim này mà không cười được.Tựa đề của Some like it hot lấy từ câu thoại của nhân vật Joe trong phim, tạm dịch là ?oHình như trời nóng?.Câu cuối Some like it hot có thể là câu kết hay nhất trong tất cả các phim Mỹ: là lúc Joe, Sugar, Jerry,Osgood trốn chạy trên canoe, Jerry(lúc này vẫn trong lốt Daphne) tìm đủ mọi lý do để hủy bỏ đám cưới, như mình không phải tóc vàng ?oI''''m not a natural blonde?, hút thuốc ? I smoke all the time?,từng ở với đàn ông?oI''''ve been living with a saxophone player?, không thể có con ?oI can never have children?, nhưng đều không ăn nhằm gì với Osgood.Chiêu cuối, Jerry gỡ bộ tóc giả ra và cáu tiết ?oUh, I''''m a man?, và không ngờ Osgood vẫn bình thản với câu kết?oWell, nobody''''s perfect?
    Vị trí theo tôi: top 20
    Được redrum sửa chữa / chuyển vào 17:27 ngày 02/10/2005
  4. beeminh

    beeminh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    1.684
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của bạn hay lém. Bạn viết tiếp đi. Mình có tầm 50 phim trong top 100 này. Nhưng quả thực xem để mà xem, nói vậy vì nhiều phim mình xem xong chẳng hiểu gì cả.
  5. phamhoangkien

    phamhoangkien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2003
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0
    Kiến thức rất rộng và sâu, bạn thật sự vĩ đại = "Lawrence ở xứ Ả rập" như bạn đã nói (bộ phim duy nhất mà tôi đã xem chẳng có lấy một diễn viên nữ nào). Nhưng trong các phim của bạn tôi thấy không có một bộ phim nào sau năm 80 cả, tôi không nghĩ những bộ phim mới không xuất sắc bằng, vậy tại sao??
  6. Vanluong_hn

    Vanluong_hn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/08/2004
    Bài viết:
    429
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng nghĩ giống phamhoangkien đố!
    Vì thực ra trong những phim mà redrum nêu, đa phần là ra đời từ những năm mình chưa được thấy mặt trời. Mình cũng sưu tầm được khá nhiều phim nhưng phần nhiều là những phim khá mới (ngoại trừ Gone with the wind, Casablanca, ..., là những phim mình rất thích)
    Nhưng theo cảm nhận của mình khi xem những bộ phim mang nhiều tính nghệ thuật thì nhiều khi mình ko hiểu lắm đâu, mặc dù cũng kiên nhẫn ngồi xem dăm ba lượt đó, ko biết đó cảm nhận nghệ thuật của mình kém hay lý do nào?!
  7. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    to bác phamhoangkien: trong này tôi cũng có nói đến 2 phim từ thập niên 80 trở đi là Raging bull(1980), Schindler''s list(1993). Đúng là tôi vẫn không thể thấy được nhiều phim hiện nay thật sự xuât sắc nhiều trong cách làm phim, Raging bull và Schindler''s list là 2 trường hợp rất đặc biệt, và 2 phim này đứng cao trong bảng xếp hạng cũng rất đúng. Ngoài ra, tôi có thể thấy được những phim như Blue velvet(1986), Blade runner(1982) là những phim có phong cách đặc biệt, còn lại thì phần lớn các phim từ 80 trở đi, xem và chấp nhận nội dung của nó thì rất dễ, nhưng thật là không có gì nhìn nhận nhiều về nó. Và theo tôi nghĩ, để trở thành 1 phim được đánh giá rất cao, thì phim đó hoặc có những kĩ thuật thật đặc biệt, hoặc có những bước ngoặt, những tầm ảnh hưởng lớn đối với lịch sử phim mà tầm ảnh hưởng lớn thì chắc những phim hiện nay chỉ bị ảnh hưởng của những phim trước đó chứ không hề tạo ảnh hưởng, có thể vì thời này đạo diễn người ta chỉ chuộng doanh thu, không dám làm táo bạo cái gì đó để phí tiền. Và cũng chưa chắc biết được, vì biết đâu, vài chục năm nữa, sẽ có vài phim trong thập niên 80, 90 được đánh giá cao vì sự ảnh hưởng lớn trong cách làm phim của nó, điều đó phải mấy chục năm sau, khi có một số phim đi theo cách của những phim đó, ngươi ta mới hiểu được tầm ảnh hưởng của nó, cũng giống như Citizen Kane, ra đời năm 41, mà người ta lập tức bỏ xó nó, đến năm 62, nó mới đứng vào bảng xếp hạng danh tiếng của Sight and Sound( đứng 1)( tạp chí này bầu vào năm 52 là lần đầu tiên, lần thứ 2 là 62), tại vì lúc đó mới có một đống khối phim ra đời chịu ảnh hưởng của Citizen Kane thì người ta mới nhận ra sự vĩ đại của nó..Và trong những năm gần đây, người ta cũng bắt đầu đánh giá rất cao những phim khá mới như The wild bunch(1969) và Blade runner(1982) tại vì lúc này mới nhận ra những bước ngoặt vĩ đại của The wild bunch trong việc hình thành graphic violence và sự bị bắt chước nhiều vô số trong cách tạo dựng phim của Blade runner.
  8. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Đã nhờ mod Sean xoá 2 bài Bonnie and Clyde(7) và The bridge on the river Kwai(8), do lúc đầu ham hình thức quá nên cố chọn cho tròn 50 phim, nhưng bây giờ không cần nữa, chất lượng vẫn hơn.
    Loại thêm vài phim không xứng đáng nữa là Star wars(#15), The wizard of Oz(#6), North by northwest(#40), còn 47 phim.
  9. BLOODHUNTER

    BLOODHUNTER Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2002
    Bài viết:
    402
    Đã được thích:
    0
    bạn redrum quả là quá giỏi ! Viết được một bài tôi cho là rất đáng kể ? Đến những người học ĐA như tôi cũng fải kính nể !
    Bạn đang làm nghề gì và có liên quan đến ĐA ko ?
    Khi viết bạn có tham khảo tài liệu LS ĐA TG của G.Sadul hay Teplix không ?
    tất cả những bộ phim bạn nói bạn đều đã được xem hết rồi à ?
    Nếu bạn có thể có thể bán lại cho tôi một vài film được ko ?Vì tôi học ĐA nên việc kiếm những film kinh điển về là rất quan trọng.
    Như bạn redrum nói là chuẩn xác đấy ! Người ta thường lấy những bộ phim này làm khuôn mẫu,thước đo cho những bộ phim sau.
    Với những bộ phim này chất lượng nghệ thuật rất cao.Những film gần đây dù sao cũng có hơi hướng của thương mại rồi.
  10. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Những phim bác đánh giá hay nhất khá hợp gu với em. Em cũng đã xem hầu hết những bộ phim này. Tuy nhiên, đúng như mọi người nói, nhưng phim làm trong thập kỷ 80 trở đi em chẳng thấy bác đề cập đến một bộ phim nào cả. Có phải bác thiên vị quá ko nhỉ?
    Theo ý kiến chủ quan của em, em mà bầu thì chắc chắn Forrest Gump lọt vào top 10. Em cũng ghét Casablanca lắm, phim này ko hiểu xem kiểu gì toàn ngủ gật thui. Nên thay Romance Holiday vào

Chia sẻ trang này