1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng kết những cuốn phim Mỹ xuất sắc nhất mọi thời đại (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi redrum, 31/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phuongcobain81

    phuongcobain81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Tôi tôn trọng ý thích của từng người. Nhưng đánh giá này cũng chỉ là theo ý kiên riêng của Redrum thôi. Có nhiều phim cậu chưa xem mà đã đưa ra nhận xét, chê bai AFI không đúng thì cậu nên xem lại. Chỉ góp ý thế này:
    - Những phim nói tiếng Anh chưa chắc đã phải là phim Mỹ. Sở dĩ The Third Man, Brief Encounter... không lọt vào bảng xếp hạng vì nó là phim UK.
    - Như trên Redrum đã nói để đánh giá một phim có xứng đáng lọt vào danh sách hay không. Ngoài yếu tố hay, sáng tạo trong cách làm phim, mới mẻ trong kỹ thuật thì nó còn phải có sức ảnh hưởng lớn về Văn hoá mỹ nữa. Nhưng theo nhận xét của tôi, Redrum đã quá thiên vị các bộ phim Classic mà quên đi những bộ phim làm trong thập kỷ 70 trở về sau. Các bộ phim mà Redrum chê như: The French connection(1971), Goodfellas(1990), M*A*S*H(1970), American graffiti(1973), Star Wars... bạn đã xem nó chưa, đã tìm hiểu kỹ nó chưa.
    M*A*S*H là một phim hài về đề tài chiến tranh cực kỳ xuất sắc của Robert Atlman. American Graffiti có sức ảnh hưởng lớn lao thế nào đến khán giả Mỹ trong những năm 70, thời kỳ nước Mỹ đang hỗn loạn vì chiến tranh ở Việt Nam. Chính vì phim này mà George mới có bàn đạp để thực hiện Star Wars. Nói về Star Wars, có thể khẳng định lại một lần nữa, bạn có vẻ coi thường và không thích xem những phim ở thể loại khác, ngoài Drama. Trước khi CTGC Vì sao, chưa có phim khoa học giả tưởng nào làm được như thế. Chưa có phim nào lại có thế giới rộng lớn như thế, chưa có phim nào có được kỹ xảo như thế. Sức ảnh hưởng của bộ phim lên người Mỹ là cực lớn. Nên nhớ thời điểm đó mới chính là thời điểm để các nhà làm phim trẻ như SS, Coppola... thực hiện những giấc mơ.
    Còn Goodfellas. Bạn đã tìm hiểu phim này là một trong những bộ phim có đề tài về Mafia Ý trên đất Mỹ. Goodfellas là tác phẩm hay nhất trong bộ ba phim về Mafia của Scorsese. Bạn thấy thế nào khi đạo diễn kết hợp một bản tình ca Layla của Eric Clapton với những hình ảnh giết người chưa.
    Ngoài việc ảnh hưởng của nó về văn hoá, còn phải xét đến việc nó ra đời trong hoàn cảnh nào, thời kỳ nao thì bạn sẽ rõ hơn.
  2. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    Chịu thua bác Sean.Đúng là có thiên vị chứ ai nói không có thiên vị đâu.Do tiêu chuẩn đánh giá khi xem phim của tôi là phim hay, kĩ thuật "lác mắt" trước rồi tính chuyện nó có tầm ảnh hưởng lớn hay không, nên tôi loại toàn những phim có tầm ảnh hưởng lớn kiêm không có kĩ thuật làm phim tốt, như là Star wars, The wizard of Oz. Như Star wars rất đáng tranh cãi trong rất nhiều các trường hợp, tại vì có người có thể thấy được sự ảnh hưởng vô cùng rộng của nó về sự sử dụng kĩ xảo vi tính trong cách làm phim từ lúc ra đời về sau, còn có người thì không xem trọng kĩ xảo vi tính, chỉ xem trọng kĩ xảo do ống kính và ông đạo diễn làm ra thôi, nói chung là đánh giá cao những khả năng do bàn tay. Tôi thuộc loại thứ 2. Cho nên phản đối sự chọn lựa của tôi thì hoàn toàn hợp lí.Nhưng mà please bác Sean đọc lại cái dòng ở trang đầu: những sự xuất sắc của phim không thể được đo bằng bất kì thước đo chuẩn mực được, tất cả sự đánh giá đều do chính sự cảm nhận chủ quan của người xem thôi. Nên tất nhiên là 100 người thì có 101 ý là chuyện bình thường như cơm bữa Nhưng mà tôi cũng cố gắng nhìn khách quan lắmNhư Citizen Kane, Casablanca, The godfather tôi ghét lắm đấy chứ, nhưng mà thực ra nhìn cũng thấy nó đáng đứng cao.
    Còn như Forrest Gump thì nói chung không có gì đặc biệt lắm trong cách làm phim và cũng không có ảnh hưởng gì nhiều, nhưng có một nội dung hay. Tôi luôn coi trọng kĩ thuật làm phim trên nhất và là thước đo quan trọng nhất để đánh giá phim. Roman holiday cũng vậy. Nhưng mà Roman holiday nội dung cũng thường thường cũng chẳng có gì nổi bật.
    to bác bloodhunter: tôi không học một trường điện ảnh nào, cũng giống như nhiều thành viên MFC khác. Vả lại tôi cũng đâu có buôn bán phim đâu mà bán phim cho bác. Nhưng mà nếu bác ở Hà Nội thì kiếm ra cũng dễ lắm, trong khoảng bốn mươi mấy phim tôi nói tới thì có khoảng 30 phim có ở Hà Nội rồi, hoặc đã từng có ở Hà Nội, bác bloodhunter chỉ cần hỏi 1 tiếng là rất nhiều địa chỉ bán phim sẽ gửi cho bác. Nếu tôi nhớ không nhầm cái lần tôi ra Hà Nội cách đây 2 tháng thì mấy chỗ nhiều phim mà thành viên MFC hay mua là 3b Bảo Khánh, 5 Đinh Liệt chẳng hạn. Còn có 1 số phim kiếm không ra ở Hà Nội thì tôi phải mua ở nước ngoài, nếu bác cần có thể hỏi tôi, nhưng hơi bất tiện là tôi ở Đà Nẵng nên gửi qua gửi lại là khó và hơi bị tốn xiền
  3. phicau

    phicau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.669
    Đã được thích:
    0
    Bác đánh giá phim theo tiêu chí nào vậy? Theo em thì em thấy bác rất chú trọng vào phần hiệu ứng phim, các kỹ thuật quay, ý tưởng của đạo diễn( xin lỗi vì em ko phải nhà bình luận phim chuyên nghiệp). Quan điểm của bác khác em, em cho rằng đã là phim hay thì phải cuốn hút người xem, vì vậy em rất coi trọng nội dung và diễn xuất của diễn viên. Ngoài ra còn một yếu tố nữa, đó là sức sống của bộ phim. Hãy xem Singin'' in the rain đi, em thấy nó cốt truyện chẳng có gì đặc biệt, diễn viên cũng diễn ko thật xuất sắc, nhưng thật sự ai mà xem phim này một lần đều phải muốn xem lại lần thứ 2. Forrest Gump cũng vậy(tuy nhiên phim này được thêm cả cốt truyện lẫn diễn viên).
    Em thật sự muốn thưởng thức phim bằng cảm nhận chủ quan chứ ko phải bằng cách soi xét kỹ đến từng thước phim để đưa ra đánh giá.
    P/S: Hiểu biết của bác quả thực rất sâu sắc, bác rất có phong thái của một nhà lý luận phê bình phim. Còn em thì chỉ muốn làm khán giả thôi.
  4. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    to phicau: Singin'' in the rain, nó không đơn giản ngoài 1 nội dung hay( 1 trong những phim tôi thích nhất), nó đứng 10 hoàn toàn xứng đáng, nó là 1 kiệt tác trong tính nghệ thuật của phim và phải làm cho thế giới phải thán phục về cách làm phim của nó đó chứ.
    Nhưng mà thực không thể xét đoán sự xuất sắc của 1 phim bằng con mắt thiểm cận của tôi được. Tôi cũng đã từng đọc qua 1 số tài liệu phân tích phim. Những ông học giả phim đó phân tích phim từng cảnh một, từng vật thể một, từng sự nhu động nhỏ của camera, và xét đến tính hiệu quả của nó. Trong mỗi phim kinh điển xuất sắc như thế, mỗi chi tiết trong từng cảnh một đều là dụng ý của đạo diễn. Chắc chắn là tôi không thể hiểu được như họ, nên cũng không xét đoán được gì nhiều. AFI là bảng xếp hạng rất không đáng tin, vì nó được bầu bởi nhiều người Mỹ, có cả diễn viên điện ảnh, nhà sản xuất và thành phần không hiểu biết thật sâu sắc là rất nhiều; những thành phần mà đáng để nghe theo nhất là những nhà học giả phim và các đạo diễn. Bảng xếp hạng có uy tín lớn nhất thế giới là Sight and sound, được bầu từng thập kỉ bởi các nhân vật có kiến thức sâu rộng nhất về điện ảnh.
    to bác Sean: redrum cũng đâu có đánh giá cao những drama, ví dụ như Double indemnity, 2001, Dr Strangelove, Sunset boulevard, Apocalypse now, là những phim tôi thấy rất xuất sắc, toàn là thriller và war cả.
    Cuối cùng, tôi xin có "thỉnh cầu" nho nhỏ là để chờ tôi post hết 19 phim phần 3, kết thúc bài này rồi tranh luận tiếp, chứ tôi phải reply hoài giống câu bài lắm
  5. fernol

    fernol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Suýt ngất khi vào topic này, khiến tôi phải regist nick để trao đổi. Xin bày tỏ sự ngưỡng mộ. Như bạn nào đó nói, bạn quả thật vĩ đại! Câu này nghe buồn cười nhưng có lý! Bạn hẳn đã say mê, xem, đọc, và nghiên cứu rất nhiều về phim.
    Tôi chỉ góp vài ý nhỏ trong 1 phim bạn đã viết - Apocalypse now
    Những cuộc gặp mặt của Willard và Kurtz luôn ở trong hang động, chỉ có vài tia nắng chiếu vào, nên không bao giờ nhìn rõ khuôn mặt của Kurtz- chỉ là sơ sơ thoáng qua... Những hình ảnh của Apocalypse now không bao giờ hiện ra đầy đủ mà chỉ là nửa sáng nửa tối, thường thường trong hang động của Kurtz, ngoài khuôn mặt người thì tất cả màn hình là tối om, hơi gây khó chịu nhưng đập vào ta một cảm giác thần bí và mơ hồ.Và trong hang động, nếu được soi sáng thì ánh sáng chủ yếu là ánh đuốc, nên màu đỏ và màu đen xâm lấn tất cả
    Vẻ như bạn thích hình ảnh hang động ở đây. Nhưng đó không phải là hang động. Bề ngoài có vẻ giống núi, bởi chúng phỏng theo hình ảnh 1 quả núi trong Ấn giáo, với rất nhiều bậc thang dẫn lên, và 1 dòng nước bao quanh. Đó là những ngôi đền của Cambodia, nơi thờ phụng các thần trong Ấn giáo, hoặc thờ Phật, hoặc thờ vua (các vua Campodia hay xưng là thần). Đó cũng có thể là nơi ở của chính các vì vua, còn gọi là cung điện (chẳng hạn Angkor Vat, Angkor Thom được xem là kinh thành. Trong phim hiện ra vài lần hình ảnh 1 mặt tượng rất lớn - là từ Angkor Thom). Các ngôi đền này được xây bằng đá - sa thạch trắng, hoặc đỏ. Nên bên trong thường nhỏ hẹp, chật chội, tối tăm, và mang màu của lửa, hoặc ánh nắng chiếu vào, thường là màu đỏ và đen. Cambodia sở hữu một nền kiến trúc lớn, không chỉ ở Châu Á, mà còn làm người phương Tây phải thán phục. Phải nói Francis Ford Coppola đã rất khôn khéo khi học hỏi và vận dụng vào phim mình, không phải tự ngẫm ra.
    Có điều nữa, các họa sĩ tạo hình và đạo cụ trong phim khá tệ. Nón lá VN nhọn hoắc , áo quần nông dân mới tinh , và các ngôi đền nói trên, cả tượng điêu khắc,... phải nói là quá xấu! (dân Tây không biết nhưng dân Việt mình thì thấy rõ! )
    Tại sao bạn chỉ xoáy vào 40 phút cuối, trong 2h21'' phim? Vì Marlon Brando là ngôi sao? Apocalypse Now có rất nhiều hình ảnh ấn dụ thâm thuý, mà hay nhất là chuyến đi của con tàu trên con sông nhiệt đới. Tàu chạy, mà như trôi dạt, hết bến này đến bến khác. Thật nực cười, (nhưng cười không đặng), ở bến dừng này, khi trên trời là đoàn trực thăng oanh tạc trong tiếng nhạc giao hưởng, bên dưới là 2 anh lính trần trùng trục lướt ván giữa đạn bom, trên mặt đất là tay chỉ huy trông chẳng khác dân cao bồi đang đi nghỉ mát. Tại bến dừng khác là sân khấu tròn quay cuồng với các cô em tai thỏ uốn éo. Hoặc phút dừng chân giết nhầm 1 chiếc ghe hàng người Việt. Bến nữa là bùn đất nhếch nhác tiêu điều, vô phương hướng. Bến tiếp nữa là một trận đánh mờ mịt, không rõ hai bên, không rõ ai đánh với ai. Rồi lại một bến dừng chân xót xa và lãng mạn ở một đồn điền người Pháp... Từng người lính hộ tống bỏ mạng, nhiều khi không rõ nguyên nhân... Mỗi câu chuyện đó đều thấm thía, đều tố cáo bản chất cuộc chiến này. Không huy chương, không anh hùng, không lý tưởng, không cống hiến, không vinh quang. Tất cả chỉ là nỗi kinh hoàng (horror... horror... horror...) của con người trước chiến tranh, cho dù đó là chính nghĩa hay phi nghĩa. Tâm trạng "bất lực và tiến thoái lưỡng nan" của đại tá Kurtz chỉ là một trong số rất nhiều người lính Mỹ xa nhà, chỉ là 1 điểm nhấn nhá cho bản cáo trạng tội ác - cái chết của ông đích thị là 1 lễ tế thần, trong tôn giáo chiến tranh - thứ tôn giáo vốn không lối thoát.
    Nói hơi nhiều, redrum đừng cười!
  6. jouki

    jouki Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/07/2005
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Ai ngờ hắn vô 8!
    Đọc đâu đó 1 câu của chính FFC: " Bộ phim không phải nói về Việt Nam, mà đó là Việt Nam." Bỏ qua những quan điểm mang tính chính trị, mình người Việt coi hơi ngứa chỗ này chỗ nọ lắm. Dẫu sao, phim là 1 bộ phim chiến tranh hay. Bỏ qua những màn khói sặc sỡ của bom đạn thì phim thật xứng đáng với giải quay phim đẹp.
    Xem The Godfather và Appocalypse Now thấy cách làm phim của FFC đáng sợ thật. Có những đoạn tưởng lãng đãng mà không hề, 1 chút nào. Ám ảnh!
    redrum có bề dày xem phim khiếp nhỉ. Trong số 100 này, tớ đếm được chừng số ngón ở tứ chi của tớ thôi, 1 số phim ở thứ hạng cao coi khá buồn ngủ.
  7. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    (bù cho số Bonnie and Clyde, The bridge on the river Kwai đã xoá)
    7.(#9)Schindler?Ts list(1994- Steven Spielberg):Những thước phim nghệ thuật nhất của đạo diễn phổ biến Spielberg.Oscar Schindler (Liam Neeson), 1 người đầu cơ tích trữ trong chiến tranh thế giới đã cứu mạng hơn 1000 người Do Thái khỏi Phát xít Đức bằng cách đem họ vào danh sách làm việc cho nhà máy của mình, những người Do Thái có trong danh sách sẽ được sống sót. ?oList is life?- tagline của cuốn phim .Schindler?Ts list đã vẽ lại thời kỳ khủng khiếp nhất trong thế kỉ 20 đó là thời gian của phát xít Đức và nạn nhân là những người Do Thái.
    [​IMG]
    Steven Spielberg trong năm 1994 này đã làm một cuốn phim trắng đen mà lại dài đến 3 tiếng quả là bạo gan và thậm chí nếu không khéo có thể trắng tay vì năm 1994 thì phim trắng đen được gọi là ?ohiếm có?.Tuy tôi chỉ thích phim trắng đen nhưng tôi cũng nhận thấy màu trắng đen vẫn hay được vu tội ?ogây buồn ngủ? cho các phim theo cách xem phim kiểu hiện đại.Nhưng Steven Spielberg đã sử dụng điều đó ấn tượng mạnh cho cuốn phim Schindler?Ts list này.Schindler?Ts list được làm theo màu trắng đen và mang đậm phong cách của phim tài liệu- điển hình là những cảnh được quay theo camera cầm tay và ít cẳt cảnh, không ***g nhạc vào các cảnh đó nên mức độ cảm giác đem lại cho người xem là sự chân thực rất cao, giống như là chính mình đang xem những cuốn phim thực được quay ngay tại thời gian đó.Thuật quay phim ở Schindler?Ts list phải nói là tuyệt vời.Mỗi lần quay các cảnh của người Do Thái, những lúc không có nhạc đó, camera di chuyển chầm chậm qua từng người 1 giống như mình đang đi bên cạnh những cảnh đó mà chứng kiến trực tiếp.Là camera cầm tay theo phong cách mà từ chuyên ngành gọi là ?ocinema verite?, kiểu quay của thời ?oLàn Sóng Mới? của Jean- Luc Godard và Francois Truffaut những năm 60( Spielberg chỉ giống với cách quay chứ không giống hết những đặc điểm của phong cách của Godard, không phải là kiểu e*** giật cục và di chuyển cảnh nhanh chóng mặt của những phim đó, trong Schindler?Ts list- sự di chuyển camera rất chậm chạp và e*** thường là mờ cảnh đi để kết thúc), làm cho những cảnh không được ổn định, mất thăng bằng và tạo ra một cảm giác mất bình thường, bất an trong toàn bộ phim.Steven Spielberg đã tạo được tâm trạng tàn khốc và khắc nghiệt cho cuốn phim rất bậc thầy, phim rất tối, màu đen trong này trong có vẻ nặng nề và ảm đạm, bóng tối như phủ cả thành phố trong cuốn phim này.Và màu trắng đen trong Schindler?Ts list là màu trắng đen của những loại phim cũ mèm, màu trắng đen của lẫn vào những hạt sóng nổi trên màn hình, làm cho mức độ thật của phim ngày càng hơn nữa.Nên khi tôi xem phim này, tôi không tin là nó được làm năm 93, giống như tôi đang xem một cuốn phim chiến tranh thế giới khốc liệt của điện ảnh Nga những năm 40. Sự nặng nề và ảm đạm luôn đi suốt phim, trừ những cảnh đặc biệt, tất cả các cảnh đều không có tiếng nhạc gì chen vào, người xem chỉ nghe thấy những tiếng chó sủa, tiếng động cơ chạy, tiếng quân lính và tiếng những người Do Thái than khóc- không khác gì một cuốn phim tài liệu! Chỉ có phim trắng đen như Steven Spielberg đã làm với Schindler?Ts list mới tạo ra một tâm trạng thật sự cái tàn khốc của thời đó. Và người xem cũng không thể quên được tiếng violon ảo não của Schindler?Ts list?Ts theme mỗi khi có nhạc trong phim, bản nhạc đó hay và buồn khủng khiếp. Trong phim có nhiều cảnh thực đến trần trụi dã man, những hành động không thể tưởng tượng nổi đối với 1 con người được phô bày trên màn ảnh- là những sự tra tấn và giết chóc vô nhân đạo của quân Đức.Schindler?Ts list có rất nhiều cảnh xúc động trước số phận của những con người khi bị hành hạ dã man, và phim cũng có một cao trào ở cuối khó quên, lúc Schindler chia tay với những người Do Thái, khi mà mọi người chạy tới ôm Oscar Schindler lúc đó đang hối hận tại sao mình không cứu được nhiều người hơn nữa ?oThis car. Goeth would''ve bought this car. Why did I keep the car? Ten people, right there. Ten people, ten more people.This pin, two people. This is gold. Two more people. He would''ve given me two for it. At least one. He would''ve given me one. One more. One more person. A person Stern. For this. I could''ve gotten one more person and I didn''t.? Đây chắc chắn là thành tựu lớn nhất của Spielberg từ trước đến nay- chưa có phim nào của ông có thể sánh với Schindler?Ts list mặc dù cuộc đời đạo diễn của Spielberg chưa chấm dứt và chắc chắn là phim xuất sắc nhất của những năm 90 khi đã khan hiếm những tác phẩm thực sự nghệ thuật.
    Vị trí theo tôi: top 20
    8.(#10)Singin?T in the rain(1952- Stanley Donen/ Gene Kelly): bị thất bại và bỏ quên từ lúc nó bắt đầu ra đời, nhưng đến những năm sau này, người ta mới nhận ra và Singin?T in the rain được công nhận một cách rộng rãi và không thể chối cãi được là phim musical xuất sắc nhất mọi thời đại.Phim lấy bối cảnh trong thời kỳ phim câm của Hollywood, Don Lockwork(Gene Kelly) và Lina Lamont(Jean Hagen) là 2 ngôi sao phim câm rất nổi tiếng và được công chúng vô cùng mến mộ, tuy nhiên cô Lina này là một con người rất đanh đá và có một cái giọng với độ khủng khiếp thì không ai sánh bằng.Khi Don Lockwork gặp và yêu Kathy Selden(Debbie Reynolds) cũng là lúc hãng phim của Lockwork đang phải đối mặt với sụp đổ khi thước phim nói đầu tiên ra đời The jazz singer và bắt đầu lôi kéo quần chúng.Lockwork cùng bạn thân Cosmo Brown(Donald O?TConnor) và Kathy cố gắng biến bộ phim sắp tới thành 1 phim musical, đem trở lại danh tiếng cho Lockwork cũng như là lật rõ bộ mặt Lina và tuyên bố tình yêu với Kathy.
    [​IMG]
    Có thể rất lạ khi mà một phim musical đứng rất cao trong bảng xếp hạng của AFI, số 10, mặc dù Singin?T in the rain là 1 trong số rất ít phim trong top 50 không có một Oscar nào, nhưng thực ra Singin?T in the rain hoàn toàn xứng đáng với vị trí này.Ấn tượng đầu tiên không thể quên được của Singin?T in the rain là phim có một nội dung rất hay, nếu như người ta phân biệt rõ phim cổ điển không thể giải trí được thì Singin?T in the rain là sự kết hợp hoàn hảo của cách làm phim và sự giải trí cho người xem, phải nói đây là 1 trong những phim có tác động tình cảm mạnh nhất trong tất cả các phim từ trước đến nay, không ai xem Singin?T in the rain mà không có một nụ cười được. Cho nên, hoàn toàn dễ hiểu là Singn?T in the rain là 1 trong những phim được ưa chuộng nhất từ trước đến nay trên toàn thế giới, và hình như nó không bao giờ bị nhạt đi theo thời gian mà cho đến nay, những giá trị của Singin?T in the rain vẫn còn được giữ nguyên.
    Những điều về nội dung thần kì của Singin?T in the rain, mọi người có thể dễ dàng kiểm chứng nó khi xem, nhưng sự xuất sắc của Singin?T in the rain thì ít ai có thể biết được.Có thể nói Singin?T in the rain là 1 trong những phim với cinematic language- ngôn ngữ điện ảnh bậc nhất trong làng phim Mỹ, tức là nó bao gồm mise-èn-scene(phối cảnh ở các long shot), ánh sáng, camera movement v.v?Nếu chú ý một xíu thì camera movement đã làm việc âm thầm mà rất chi là có hiệu quả trong Singin?T in the rain.Nếu như các phim musical thông thường hay giấu mất phần chân bằng các điểm đặt camera gần trong các đoạn vũ đạo của phim musical để che những khuyết điểm của sự sắp xếp và kỹ thuật thì Singin?T in the rain lại ngược lại: luôn thâu tóm toàn bộ đầy đủ diễn viên trên màn hình trong các đoạn đó bằng các long shot để những gì kĩ thuật và tinh túy nhất của các ?ovũ công? thể hiện đầy đủ và phô trương nhất, nếu diễn viên đi tới thì camera cũng sẽ lùi lại một khoảng tương tự để giữ khoảng cách của một long shot để người diễn viên luôn được quay đầy đủ. Từ sự làm việc có hiệu quả đó của camera thì Singin?T in the rain sẽ được người xem lĩnh hội đầy đủ những giá trị thực sự của một cuốn musical xuất sắc, tại vì điểm mấu chốt làm nên một great musical phải là kĩ thuật các đoạn vũ đạo, và Singin?T in the rain đã làm điều đó một cách tối ưu nhất.Ngoài ra, các đoạn vũ đạo thường là các long take, rất ít cắt cảnh, trong một trường đoạn nếu khoảng cách của camera và diễn viên không thay đổi thì chỉ có một điểm đặt camera duy nhất và nó theo chân diễn viên suốt một đoạn dài trong các long shot, ít bị ngắt quãng. Điều đó chứng tỏ khả năng xây dựng cảnh và bố trí vũ đạo của Singin?T in the rain rất điêu luyện và không cắt còn làm cho cảm xúc của người xem không bị ngắt quãng, hụt hẫng bởi các sự ngưng lại vô duyên. Và Singin?T in the rain được làm ở dạng widescreen, màu technicolor đẹp trên cả tuyệt vời, và với những cách dùng camera như thế, Singin?T in the rain có một khả năng truyền cảm đến lạ kì. Nhất là đoạn ?oSingin?T in the rain? của Gene Kelly, một trong những cảnh luôn đứng trong top 10 những cảnh hàng đầu của lịch sử phim, có thể người xem không thể không lác mắt thán phục trước sự tuyệt vời của cảnh đó.Cảnh ?oSingin?T in the rain? với Gene Kelly cầm cây dù ,sau đó thả ra và đi trần hát dưới mưa trong đêm như một đứa con nít thể hiện sự rồ hóa khi yêu của anh chàng này, sự mụ mẫm không nhận ra mọi thứ xung quanh nữa, cảnh không có một đoạn hôn hít nào nhưng là một trong những cảnh chứng minh tình yêu một cách hùng hồn nhất trong tất cả mọi phim. Thực ra khi lần đầu xem phim này, tôi cũng chẳng hiểu tại sao anh ta lại làm như thế, nhưng tôi chỉ cảm nhận được cái vui sướng tột độ của Don Lockwork khi đứng dưới cơn mưa xối xả, đu trên cây cột điện mà nghêu ngao hát.Hình ảnh đó có thể trở thành bất tử trong lịch sử phim.Nếu như các phim musical hay bị chê về phần nội dung khá hời hợt để nhường chỗ cho các đoạn music thì Singin?T in the rain lại làm tốt điều đó, phim nói về lịch sử ra đời của phim câm, những xáo trộn của thời kì đó khi phim tiếng đầu tiên The jazz singer(1927) ra đời, những khó khăn của các hãng phim khi đối mặt trước sự đi lên của phim tiếng.Singin?T in the rain đã tái hiện lại nhiều hiện thực lịch sử thời đó, nhưng không qua loa mà tái hiện rất đúng, nhất là về xây dựng các cảnh trong phim câm, các phim trường, diễn viên, người đóng thế v.v?
    Nội dung, camera movement,kĩ thuật vũ đạo, cảnh ?oSingin?T in the rain? có thể làm cho phim vượt qua rất nhiều đổi thủ để trở thành một trong những phim hàng đầu trên toàn thế giới.Nhưng một mấu chốt quan trọng làm nên sự vĩ đại nữa của Singin?T in the rain là mise- èn- scéne.Nói ở trên, Singin?T in the rain là widescreen và rất hay dùng long shot, nên mỗi cảnh được quay xa như thế đòi hỏi một sự sắp đặt bố trí các phổi cảnh trong background cũng như foreground rất tinh tế.Và Singin?T in the rain đã có một sự trang trí mĩ thuật phải gọi là xuất sắc nhất, sự phối hợp của các màu, background bằng tranh vẽ, ánh sáng(tuy là phim màu nhưng ánh sáng trong nhiều đoạn của Singin?T in the rain có sự chú ý tốt), trang phục, và những thứ lung tung khác ở background làm cho Singin?T in the rain có một hiệu quả thẩm mỹ rất lớn, phim phải nói là đẹp mê hồn. Trong Singin?T in the rain có một đoạn dài 15 phút, là đoạn ballet ?oBroadway melody?, có thể cho đoạn đó là xa rời nội dung của phim và chắc chắn là rất phí tổn để làm ra nó vì số nguời rất lớn, mỗi người đều có một trang phục nổi bật để tất cả tạo thành 1 sự phối hợp màu hoàn hảo, các background phần lớn là các bức tranh vẽ khổng lồ, rất nhiều loại đèn màu?, nhưng đó là đoạn mạnh nhất đem lại sự nghệ thuật cho phim, và có thể nói chưa bao giờ có một phim nào có một khả năng trang trí mỹ thuật bằng đoạn này.
    Vị trí theo tôi: top 10
  8. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    31.(#12)Sunset boulevard(1950- Billy Wilder): với ý định chỉ làm 1 phim hài ban đầu, Billy Wilder đã tạo ra một Sunset boulevard khét tiếng tối tăm và đây cũng có thể là thước phim dạng noir- thriller hoàn hảo nhất trong làng phim kinh điển.Phim bắt đầu bằng cảnh một xác chết trong hồ bơi một căn biệt thự và toàn bộ câu chuyện được kể lại trong quá khứ do chính xác chết đó.Joe Gillis(William Holden), nhân vật chính của Sunset boulevard, là 1 tay viết kịch bản hạng B đang túng tiền và vô tình lạc vào một căn biệt thự tưởng như bỏ hoang trên Đại Lộ Hoàng Hôn này.Trong căn biệt thự tối tăm và lạnh lùng đó, Joe gặp Norma Desmond(Gloria Swanson), một nữ diễn viên phim câm cực kỳ nổi tiếng đã hết thời, một con người lập dị tuy đã gần 50 nhưng vẫn luôn tự phụ và hoang tưởng về quá khứ vàng son 30 năm trước trong thời đại phim câm của mình.Sống với Norma chỉ còn thêm một người quản gia bí ẩn và hắc ám nhưng trung thành là Max(Erich von Stronheim).Như người chết đuối vớt được phao, Joe ở lại với Norma, trở thành tình nhân và người viết kịch bản cho bà ta, là 1 tên nô lệ của đồng tiền.Nhưng sự tạm bợ của cuộc sống của Joe đã không thể tiếp diễn lâu, Joe gặp một người anh ta thực sự yêu và đối mặt với chính sự nhục nhã của bản thân khi gặp và với tay xin tiền Norma.Và những gì anh ta làm đã phải trả một cái giá thật là đắt.
    [​IMG]
    Có thể dùng 1 từ ?ohoàn hảo? để chỉ đến Sunset boulevard, một phim mà mức độ hoàn thiện và phong cách có thể đứng hàng 20, 30 trên toàn thể phim thế giới. Đây là một phim noir, cũng được làm bởi Billy Wilder, người đã làm ra kiệt tác noir Double indemnity trước đó 6 năm. Không hoàn toàn chuẩn mực về thể loại như Double indemnity nhưng Sunset boulevard có thể nói là thước phim xuất sắc nhất của phim noir.Một lần nữa, Billy Wilder lại áp dụng những sở trường vốn có của mình trong cách làm phim: đó chính là 1 kịch bản với tình tiết và lời thoại không có đạo diễn nào sánh bằng. Billy Wilder cũng đã đi trước, tân tiến hơn những đạo diễn thời đó rất nhiều về tính cay độc và động chạm của những sự phản ánh trong phim, rất táo bạo và sáng tạo.Để cho câu chuyện của Hollywood này hoàn toàn làm cuốn hút người xem, Billy Wilder đã dùng đến những nhân vật có thật vào trong phim, đặc biệt là ngôi sao phim câm cũ Buster Keaton, đạo diễn nổi tiếng Cecil DeMile và 2 trong 3 vai diễn chính là ngôi sao phim câm: Norma Desmond được đóng bởi Gloria Swanson là diễn viên nổi tiếng của thời kì phim câm Mỹ, Max- người quản gia trung thành của Norma được đóng bởi Erich Von Stronheim, đạo diễn tài ba của phim câm, khét tiếng bởi phim Greed năm 1924. Có thể nói ít ai có thể đóng một vai sánh bằng Gloria Swanson trong vai Norma Desmond, một người luôn sống trong ảo tưởng của quá khứ đã qua 25 năm.Sự diễn xuất của Gloria Swanson rất kịch và cường điệu hóa, biểu hiện hóa và những tình cảm có thể xuất hiện trên khuôn mặt của bà ta không thể tưởng tượng được.Chỉ cần nhìn vào khuôn mặt của Norma là có thể thấy được đầy đủ nhân cách si mê của bà ta.Phim có sự đối lập lớn của sự diễn xuất nhân vật chính: sự cường điệu hóa của Norma và sự lạnh lùng, tỉnh táo của Joe Gillis, vai này cũng là vai được William Holden ăn nhập rất tốt. Ngay từ đầu phim, Sunset boulevard đã dẫn ngay được ta đến không khí và tâm trạng tối tăm của phim: hình ảnh đầu tiên của phim là cái xác chết của Joe Gillis trôi ở hồ bơi của căn biệt thự của Norma Desmond, và toàn bộ phim được kể lại qua giọng tường thuật của chính cái xác chết đó, kể lại mọi việc trong quá khứ, với những câu thuật hết sức lạnh lùng và chua chát, nên người xem hoàn toàn bị lạc vào tâm trạng của cái giọng đó.Nếu như trong Double indemnity, phim được kể lại bằng quá khứ của nhân vật chính sau khi bị thương nặng, còn Sunset boulevard lại bằng giọng tường thuật của ngay một xác chết, làm cho sự nghiêm trọng trong tình tiết phim ngày càng tăng gấp bội và tâm lí hồi hộp xuyên suốt phim.Việc tạo cảm giác cho phim ngày càng trở nên quan trọng trong Sunset boulevard. Khi Joe Gillis lạc vào trong khuôn viên căn biệt thự của Norma, đi với lời tường thuật, đã xuất hiện ngay một cảm giác khó chịu và kì bí trong tâm lí đối với căn biệt thự khổng lồ bỏ hoang này.Rồi khi Joe chấp nhận ở lại hoàn thành kịch bản cho Norma, sự nặng nề của tâm lí ngày càng tăng lên, với những hình ảnh của cái hồ bơi bỏ hoang, những sự ẩm mốc và lạnh lùng của căn nhà, và đặc biệt trong căn biệt thự đó, người xem cảm thấy Joe Gillis đang ở trong một nhà tù, một cảm giác kìm hãm đến từ 4 bức tường, Wilder đã có những mise-en-scène rất công phu trong này trong việc sắp đặt bố cục cho các cảnh, làm sao cho tất cả mọi thứ đều chằng chịt và chật chội, có vẻ cổ xưa và trong biệt thự nhìn 4 mặt đâu cũng là hàng trăm ngàn cái ảnh của chính Norma Desmond, như chính bà ta tuyệt đối vây hãm mọi phía Joe Gillis.Và cái đó đúng chính xác với nội dung của phim, Joe Gillis hoàn toàn bị vướng vào lưới nhện của Norma bằng những đồng tiền và sự giàu sang làm mờ mắt anh ta.Sự tài tình của Wilder là nội dung, tâm trạng phim luôn được biểu hiện một cách bậc thầy qua diện mạo, bề mặt của phim. Phim nói đến những số phận của thời kì tàn của phim câm qua nhân vật Norma Desmond, và chủ đề song song của phim là nói đến sự lừa lọc, tham lam, tiến thoái lưỡng nan, ảo tưởng của những tính cách con người và cái giá rất đắt phải trả của đồng tiền.Tựa đề ?oSunset boulevard? nói đến Đại Lộ Hoàng Hôn nổi tiếng của Hollywood, tức đề cập tới những câu chuyện của thế giới phim này, nhưng chữ ?osunset? còn ám chỉ đến cái tàn héo của Norma hay cũng chính là một thời kì phim câm đã qua. Phim còn có những câu kinh điển của lịch sử phim, như khi cuộc gặp mặt đầu tiên của Joe Gillis và Norma Desmond, Joe nhận ra diễn viên phim câm nổi tiếng thời trước này và nói:?You?Tre Norma Desmond? You?Tre used to be in silent pictures.You?Tre used to be big? và Norma ngất mặt lên và trả lời đầy kiêu hãnh ?oI AM BIG.IT?TS THE PICTURES THAT GOT SMALL?, bà ta sửa lại chữ ?oused to? thành chữ ?oam?, khẳng định bà ta luôn luôn vĩ đại, và chính những cuốn phim tiếng đó mới là nhỏ bé so với bà ta.Sự khẳng định của Norma cũng có thể là tư tưởng của phim Sunset boulevard- khẳng định sự vĩ đại nhưng đã là thời tàn của phim câm.Wilder với Sunset boulevard đã đụng chạm đến sự mâu thuẫn của sự ra đời phim tiếng và dành chiến thắng trước phim câm, để lại sau đó là sự hết thời, lụi bại bất hạnh của những người trong công nghiệp phim câm. Và Sunset boulevard có một kết thúc không thể quên được, và nó cũng chứa đựng 1 trong những câu kinh điển không thể quên được.Đó là khi mọi câu chuyện trong quá khứ đã ngã ngũ và quay lại thực tại.Cảnh sát đến bắt Norma vì tội giết người.Nhưng người ta đã dụ Norma xuất bằng cách đánh vào sự điên khùng ảo tưởng của bà ta, cho Norma tưởng tượng bà đang trở lại đóng phim đúng như mơ ước hàng ngày của Norma, dẫn Norma đi xuống phía duới là một ống kính lớn như đang thực hiện 1 cảnh quay. Cảnh cuối xảy ra vừa thực vừa ảo.Camera bật lên, ánh sáng rọi vào Norma, và bà ta bước xuống duới con mắt chứng kiến của hàng trăm nguời bên cầu thang.Lúc đó, Wilder làm cho tất cả mọi người đều đứng như phỗng và cảnh gần như đóng băng, thời gian như ngừng lại, chỉ có Norma chầm chậm bước xuống cầu thang như một nữ hoàng trong giờ đăng quang, như Norma Desmond đang quay ngược thời gian về quá khứ hào quang của mình.Và khi đến cuối cầu thang, vẫn còn trong ảo tưởng đó, Norma thốt lên và tưởng tượng Cecil DeMile đang đạo diễn cho cảnh quay của mình:?ALL RIGHT, MR DEMILE.I?TM READY FOR MY CLOSE-UP?, tiếng nhạc trỗi lên, Norma tiến dần đến camera cho đến khi khuôn mặt hoàn toàn như nuốt chửng màn hình, cảnh mờ đi với khuôn mặt Norma và kết thúc phim một cách đầy kinh hoàng và suy nghĩ cho người xem.
    Một thứ rất tuyệt vời khác của Sunset boulevard là chiaroscuro- sự cân bằng màu trắng đen trong cùng 1 cảnh của Billy Wilder, tức là ông đã can thiệp ánh sáng sao đó cho cảnh là một hệ lẫn lộn của màu trắng và đen nhưng là một hệ cân bằng hoàn hảo, nhìn rất đẹp.Có thể đây là thứ mà Billy Wilder dùng để đi "khoe nhà nghề" với làng đạo diễn
    Vị trí theo tôi: top 10
    32.Taxi driver(1976- Martin Scorsese):Travis Bickle(Robert De Niro)là 1 sĩ quan quân đội Mỹ cũ ở Việt Nam kiếm một chân làm tài xế taxi ban đêm ở New York, chứng kiến được từng ngõ ngách những cái xấu xa và đồi bại trên đường phố nước Mỹ, tiêu biểu là ma cô, nghiện ma túy và mại dâm cho đến khi gặp được cô ******* 12 tuổi Iris(Jodie Foster).Tâm thần điên loạn, muốn được làm 1 anh hùng ,Travis mua súng và thực hiện chiến dịch tưởng tượng làm sạch đuờng phố nước Mỹ bằng cách ám sát một chính trị gia (nhưng thất bại) và tiêu diệt bọn bắt giữ Iris trong 1 cuộc thảm sát máu me.Có câu nói nổi tiếng của Travis ?are you talking to me??

    [​IMG]
    Một thành phố dơ dáy và đồi bại qua con mắt chứng kiến của Travis Bickle, đúng theo kiểu của Martin Scorsese trong các phim của ông. Nhưng những cái Scorsese làm rõ nhất ở trong phim này là tâm lí của Travis Bickle- một người trở về từ chiến tranh Việt Nam- có thể đây cũng có phần anti war.Nhân vật Bickle là kiểu người mắc kẹt và bất lực trong hiện tại, muốn làm những việc làm cho là đúng hay việc gì đó để thoát khỏi cái tôi bất lực của mình và trở thành ám ảnh, ảo tưởng. Taxi driver khá phức tạp, nhất là rất khó để giải thích và tìm hiểu cho hết được những hành động cuồng loạn từ một tâm thần không ổn định của Travis Bickle.Nhân vật Travis như là một người không tên giữa thành phố và bị cô lập bởi lối sống của xã hội. Anh ta đã tự bạch trong lời tường thuật của anh ta: ?o sự cô đơn theo đuổi tôi suốt đời. Tôi không có lối thoát?. Cảnh ?oAre you talking to me? nổi tiếng đó là chứng minh hùng hồn nhất sự điên khùng và cô lập hóa của anh ta, sự lên tiếng của chính con người khác ở trong Travis khi anh ta nhìn chín mình trong gương.
    Những con đường Travis lái xe qua thường được ngập bởi những ánh đèn xanh đỏ làm cho người xem cảm thấy Travis đang đi càng sâu vào những giấc mơ và ảo giác của tâm trí Travis. Rất nhiều lần người xem được ở trong xe của Travis và nhìn ra thế giới bên ngoài qua cửa kính của chiếc xe taxi đang chuyển động, có nhiều lúc nhìn qua con mắt của Travis. Những con đường đó thường đầy tràn những gái điếm, ma cô, du đảng, da đen, được Travis gọi là ?orác? và qua khung cửa kính đó, những ánh đèn xanh đỏ lòe loẹt trong cơn mưa nhòe đi. Cái đó chắc là do Martin Scorsese đã dùng tới những tấm lọc vào camera để giảm độ nét của mọi thứ, làm cho những thành phố đó mang tính surreal, và làm cho những gì Travis nhìn thấy càng giống mơ hơn nữa.Scorsese đã hướng tâm trạng của người xem rất mạnh mẽ đến tâm trạng của Travis, gắn nguời xem với Travis, bằng con mắt nhìn qua ống kính chính là con mắt cảm quan của Travis và lời tường thuật của nhân vật chính làm cho ta càng nối liền hơn, người xem cũng cảm nhận được sự cô đơn và lạc lõng của Travis, nó còn 1 phần nhờ tiếng saxophone rất buồn của nhà soạn nhạc phim nổi tiếng Bernard Herrmann. Taxi driver được làm theo phong cách 1 phim noir- hình sự hiện đại với tâm trạng buồn, với những motif khá gần noir như lời tường thuật của nhân vật chính, khung cảnh thành phố với đầy ắp tội ác, thường được quay cảnh vào ban đêm, và ở đây sự tương phản của màu sắc đã thay thế một cách hoàn toàn hoàn hảo cho sự tương phản của màu trắng đen vốn có. Đoạn thảm sát của Travis là 1 trong những đoạn thực sự có giá trị lớn về nghệ thuật, nó được tường thuật qua màn ảnh hoàn toàn bình thản, không hề chút sợ sệt( rõ ràng là không có tiếng nhạc thrill nào), và mọi cảnh giết người được làm chậm lại như bắt buộc người xem phải ngắm nghía nó và cảm nhận sự rùng rợn của nó, đó là khả năng lớn của Scorsese gây phản cảm trước những hình ảnh phim.Có nhiều phim tôi thấy thật ấn tượng với cách xây dựng cảnh nhưng khả năng của tôi không thể nói được, Taxi driver là 1 ví dụ, nhiều cảnh làm cho tôi thật thán phục trước sự tạo dựng của Scorsese, nhất là cảnh ở đoạn cuối khi mà Travis ngồi bên cạnh cuộc thảm sát của mình và tưởng tượng ra đoạn kết của phim( những đoạn như thế thường đựơc gọi là epilogue), khi mà từ quang cảnh của cuộc giết người, camera rê lui rất chậm qua từng thứ 1 và trở lại với căn nhà của Travis, bao giờ có 1 chuyển động tới mà hoàn toàn là lui như quay ngược thời gian vậy, như chính là Travis tưởng tượng ra 1 cuộc sống khác ở quá khứ của mình nếu mình không vướng phải những tâm lí đó. Không hiểu Scorsese đã có dụng ý như thế nào khi quay kết cục của cuộc thảm sát bằng 1 vị trí camera ở trên cao chốc xuống để thu tóm toàn bộ cảnh tĩnh lúc này- nhưng có thể nhờ thế mà cảm giác được sự dã man và máu lạnh của sự giết chóc.Đến cuối phim, người ta vẫn không hiểu được là có đúng Travis được cảm ơn và sống 1 cuộc sống anh hùng lại không hay chính đó chỉ là sự tưởng tượng trước lúc chết của anh ta bằng 1 tâm lí loạn lạc, có đúng là Iris được trở về với cha mẹ hay không hay cũng chỉ là anh ta tưởng tượng ra.Và có thể lời tường thuật từ đầu đến cuối phim là lời của một con ma Travis kể lại mọi thứ.Phim rất giống với The searchers về câu chuyện của nó, đều là sự cứu thoát một cô gái để làm trong sạch cô ta nhưng sự cứu thoát đó thực ra là đi dần vào tâm trí của chính nhân vật đó để giải thoát nỗi ám ảnh và sự đơn độc của mình.Và phương thức giải thoát khoải sự cô đơn của Travis chính là bạo lực.Thực ra nói giống là cũng không phải lắm, phải nói là bị ảnh hưởng, chắc chắn là Scorsese làm phim này đã bị ảnh hưởng rất lớn của nội dung phim The searchers và Taxi driver có thể là Scorsese muốn biến thể một dạng khác của The searchers từ một phim viễn tây trở thành 1 phim với bối cảnh hình sự ở thành phố.
    Vị trí theo tôi:15 đến 40
    Được redrum sửa chữa / chuyển vào 15:35 ngày 29/10/2005
  9. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    33.To kill a mockingbird(1962- Robert Mulligan): câu chuyện được diễn ra trong thời kỳ đại khủng hoảng- những năm 30 của nước Mỹ, trong một thị trấn nhỏ.Toàn bộ cuốn phim được miêu tả qua con mắt con Scout, một cô bé 6 tuổi và anh trai Jem.Scout và Jem rất thích đi thám hiểm thị trấn, biến những cuộc đi chơi của mình thành những cuộc phiêu lưu sống động- chúng còn tưởng tượng Boo- một anh thanh niên đóng kín cửa nhà bên là 1 con quái vật.Cha của Scout - Atticus Finch(Gregory Peck) là 1 luật sư rất được kính trọng ở thị trấn này.Ông quyết tâm bảo vệ cho Tom Robinson- một người da đen bị buộc tội hãm hiếp một cô gái da trắng.Dù Atticus đã chứng minh được Tom vô tội, nhưng thị trấn độc ác, với những người phân biệt chủng tộc nặng nề đã ép Tom đến đường chết.
    [​IMG]
    To kill a mockingbird là 1 cuốn phim cảm động với tình cảm cha con trong gia đình Atticus cảm động khi thấy được sự phân biệt chủng tộc trước những con người da đen vô tội.Atticus là 1 con người thiện đúng nghĩa, ông là người duy nhất chỉ xem trong chính nghĩa, không phân biệt màu da.Trong bài viết riêng To kill a mockingbird của tôi đã có đề cập, hình ảnh tượng trưng mockingbird chính là những con người vô tội bị người ta khinh rẻ chỉ vì những cái miệt thị của con người, cụ thể là Tom Robinson ở đây.?To kill a mockingbird? tức là ?o to kill an innocent man?.To kill a mockingbird rất giống một cuốn phim kinh điển của Ấn Độ là Pather panchali về việc xây dựng thế giới tâm trạng cho cuốn phim, đó là có những nét đặc thù để nhào nặn một thế giới trẻ con sống động và mang đậm tính thơ.Những tình tiết trong To kill a mockingbird hoặc rất gần hoặc không chạy đi xa lắm với những cảm quan của 2 nhân vật chính là Scout và Jem.Thế giới xung quanh chúng có vẻ rất huyền bí và lạ lẫm như đúng những gì trẻ con nghĩ.Gregory Peck đã đem lại vai diễn để đời của mình trong 1 Atticus Finch điềm tĩnh và giàu lòng nhân ái.Những lúc có mặt Atticus Finch và những lời nói của ông, cuốn phim như trầm lại và ấm lên hẳn.Những lúc Atticus ở với 2 đứa con là những phút đẹp nhất của cuốn phim, như truyền cho người xem những cảm giác của tình cha con.Camera những lúc này rất gần, dụng ý rõ ràng là cho thấy sự thân mật đậm đà của Atticus và hai con. Còn ở trong phiên tòa, nếu camera không đi đến từng khuôn mặt nhân vật để tập trung nội tâm của họ hoặc camera quay toàn cảnh của phiên toà thì tất cả còn lại là quay tâm điểm Atticus.Lần này là những lần hiếm hoi camera rời khỏi point-of- view của Scout mà quay Atticus một cách khác: camera được đặt ở dưới thấp và thường ngước lên Atticus đem lại 1 cái cảm giác to lớn và vĩ đại trong con người Atticus.Có vài lúc trong cuốn phim, nhạc khá xúc động và sâu lắng; còn vài lúc khác, lúc xoay quanh những cuộc dạo chơi của Scout và Jem, nền nhạc chỉ là vài tiếng piano đơn lẻ như vô tình cất ra tạo một tâm trạng dễ chịu.
    Vị trí theo tôi: 25 đến 40
    34.(#30)The treasure of Sierra Madre(1948- John Huston): 1 tác phẩm xuất sắc khác của John Huston có sự góp mặt của Humphrey Bogart.Fred C.Dobbs (Humphrey Bogart) là 1 tay lang thang mạt hạng ở Mexico, và tình cờ gặp được hai tay lang thang khác và biết được một bí mật về một kho vàng ở Sierra.Cả ba quyết định lên đường đi kiếm. Nhưng vàng chính là nơi phát sinh lòng tham của con người.Ba người đi, mỗi người đều có toan tính riêng, đặc biệt là Fred C.Dobbs, muốn chiếm tất cả số vàng kiếm được. Những mưu toan của Fred ngày càng lộ rõ và che lấp đi tính cách của một con người.

    [​IMG]
    Rất lạ là trong vai Fred C.Dobbs này, Humphrey Bogart lại không được đề cử Oscar cho nam diễn viên chính xuất sắc nhất, mặc dù tôi thấy đây là vai Bogart diễn xuất hay nhất trong sự nghiệp.Nhưng mà xem phim này thì hãy quên một Rick Blaine lạnh lùng nhưng cao thượng trong Casablanca, mà đây là một vai anti-hero của Bogart, nhưng mà chỉ không đơn giản là ác, mà Bogart còn rất thành công trong biểu hiện sự vô liêm sỉ, tham lam, nhất là sự hèn hạ của Fred C.Dobbs.Từ sự hèn hạ ban đầu là 1 tay vô công rồi nghề thì lúc sau sự hèn hạ đó càng nâng cao gấp bội với những mưu toan nhỏ nhen trong việc chiếm hữu số vàng. Cũng như trong The Maltese falcon, điểm thành công nhất của John Huston là xây dựng thế giới trong phim và tính cá nhân của các nhân vật, tức là phim tuy có nhiều nhân vật nhưng không phải nhân vật nào cũng giống nhân vật nào, tất cả đều có những tính cách biệt lập hẳn với nhau, làm cho phim rất phong phú. Và cũng giống như The Maltese falcon, The treasure of Sierra Madre đi vào chủ đề lòng tham của con người, nhưng lần này John Huston làm nó kỹ càng hơn.Tuy cũng là phim phiêu lưu, nhưng không phải như những phim phiêu lưu hành động các nhân vật nhảy đi tìm vàng, đập lộn tơi bời, qua rắn rít cọp báo chi đó rồi tìm thấy kho vàng là kết thúc phim êm đẹp, The treasure of Siera Madre không lấy quá trình đi tìm vàng là chính, quá trình đó được bỏ qua nhiều và chỉ là 1/4 đầu trong 2 tiếng độ dài phim.3/4 còn lại mới là mấu chốt: những bao vàng đạt được đã ảnh hưởng đến lương tâm các nhân vật như thế nào trong quá trình họ đi về.1 tiếng ruỡi đó phim đi dần dần với nhân vật Fred C.Dobbs, những biến cố xảy ra với anh ta từ đó làm thay đổi bộ mặt tâm trạng của anh ta.Cả John Huston và Humphrey Bogart đều làm tốt trong ca này.Phim đi từ nhẹ nhàng lúc đầu đến rất căng thẳng ở đoạn cuối, biểu hiện ở cả nhịp độ của phim và khuôn mặt của Fred C.Dobbs.Sự căng thẳng tăng dần khi cuộc hành trình trở về chỉ còn 2 người, thực ra trong 3 người chỉ Fred C.Dobbs là có những mưu toan chiếm đoạt tất cả.Và khi chỉ còn 2 người, anh ta sẵn sàng bắn bạn thân của mình để lấy luôn cả 3 phần. Khi chỉ còn 1 mình, Dobbs lại không thể nào xoay sở được với số vàng nặng đó và dễ dàng bị bọn cướp giết trên đường về vì đơn giản lúc này anh ta chỉ có 1 mình.Những trình tự này đã được lặp lại trước đó ở giữa phim nhưng đối lập hoàn toàn, trước đó là bạn của Dobbs cứu anh ta thoát chết khỏi đường hầm và cả 3 người cùng chống lại bọn cướp- và đến cuối phim là Dobbs bắn bạn và 1 mình không đánh lại nổi cướp.Như thế nên phim có trình tự và cách sắp xếp các diễn biến giống như một câu chuyện ngụ ngôn sống về những bài học của lòng tham và những gì nhận được sau đó.Nhưng mà là chuyện ngụ ngôn rất lạ, được xảy ra qua 1 cuốn phim hơi giống viễn Tây với bối cảnh chính là rừng núi Mexico hoang dã.Việc xây dựng bối cảnh, thế giới hỗn loạn, rừng rú 1 cách tài tình với đủ hạng người trong phim rất là điểm nổi bật nhất của The treasure of Sierra Madre.Phim còn có câu nổi tiếng của bọn cướp trong này khi bọn chúng giả làm cảnh sát ?oBadges? We ain''''t got no badges! We don''''t need no badges. I don''''t have to show you any stinkin'''' badges!? khẳng định sự hoang dã trong thế giới luật rừng trong phim, bọn cướp không cần quân hàm (badge) của cảnh sát vì trong rừng này, chính bọn chúng ?olàm luật? chứ không phải luật pháp gì sất.
    Vị trí theo tôi:20 đến 40
    Được redrum sửa chữa / chuyển vào 15:42 ngày 29/10/2005
  10. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    35.(#22) 2001:A space odyssey (1968- Stanley Kubrick )Được vote là the best science-fiction film of 20th century.Bắt đầu phim là trong thời kỳ nguyên thủy, nơi những bầy vượn người tổ tiên bắt đầu biết dùng vũ khí để giết mồi.Và phần lớn của cuốn phim là cuộc du hành vào không gian của đội phi hành gia của Bowler Keir Dullea đến thám hiểm sao Mộc.Sau đó chiếc máy tính HAL 900 của phi thuyền với một trí thông minh nhân tạo cao đã làm phản.Chiến phiêu lưu kéo dài đến sao Mộc, cho đến khi Bowler lạc vào khoảng không vũ trụ lạ và thấy mình hồi sinh trong 1 khoảng không gian rất lạ lùng của vũ trụ.

    [​IMG]
    2001: space odyssey là 1 sự dự đoán tương lai lạc quan cho sự tiến hóa của con người:từ trong những hang động của loài vượn đến cả thế giới, đến mặt trăng, đến hệ mặt trời và chiếm lĩnh toàn vũ trụ bao la.Con người, bằng tri thức và kỹ thuật, sẽ không bao giờ dừng lại mà sẽ vươn lên 1 tầm cao mới về trí tuệ và sự tiến hóa.Đó là những gì Kubrick muốn nói.Cũng giống như trong Dr Strangelove, trong 2001, Kubrick cũng ám chỉ đến máy móc đã được con người sử dụng và phát triển quá nhiều cho đến khi nó trở nên rối rắm và chi phối con người.
    Hình ảnh đáng nhớ nhất trong 2001: a space odyssey là hình ảnh của chiếc xương trắng được bọn vượn người tung lên trời và xoay mấy vòng trong không trung(được quay rất chậm) trước khi tất cả mọi cảnh biến thành chiếc tàu trong không trung vô tận;1 sự ẩn dụ hay: từ vũ khí thô sơ đầu tiên của loài người là chiếc xương đã biến thành mọi thứ tối tân đó cho đến ngày nay( chiếc tàu được cố tình làm có hình dáng giống như chiếc xương đó) chứng tỏ khả năng phi thường của con người.Và khi đó đến 1 đoạn dài khoảng 10 phút rất đẹp và rất hùng vĩ, được nền nhạc bởi bản valse Blue Danube, quay những cảnh trong không gian và những chiếc phi thuyền, cảnh này được quay lúc đầu xa rồi theo tiến trình thời gian, khoảng cách càng thu hẹp dần cho đến rất gần, như dẫn dắt người xem chiêm ngưỡng hoàn toàn những thành tựu khủng khiếp của loài người đạt được.Có thể nói, 2001: a space odyssey của Stanley Kubrick là một tác phẩm độc nhất vô nhị của thế giới điện ảnh. Không ai có thể làm một cuốn phim có thể giống như thế được, từ cả hình thức đến nội dung. Không ai có thể có những ý tưởng lạ lùng, sáng tạo như Stanley Kubrick trong này được. Ông đã có những tư duy về một thế giới bên ngoài vũ trụ bao la, những điều không thể tìm thấy được nhưng chưa chắc là không tìm thấy. Đoạn cuối của phim là một ví dụ. Thế giới của chiếc phi thuyền khi lạc vào quá sao Mộc là một thế giới toàn là màu sắc kỳ quặc, những hình dáng, những cảnh vật quái đản, những vụ nổ, những ánh sáng chói trong những vòng xoáy tưởng như vô tận.Và sau khi qua nơi đó, nhân vật chính Bowman ngồi trên chiếc phi thuyền đã hồi sinh trở lại, nhưng trong một hình thù mới của con người, một dạng cao hơn, tiến hóa hơn con người bình thường, vượt quá tầm hiểu biết của xã hội và lại lùi lại quá khứ, không tuân theo quy luật của thời gian.Vậy là Stanley Kubrick đề cập tới những thứ không tưởng tượng được ở bên ngoài vũ trụ.2001: a space odyssey như là một sự tổng kết của tác giả đối với thế giới.Một trong những chủ đề khác của 2001: a space odyssey là sự thấp bé của con người trước khoa học kỹ thuật ngày càng lớn dần, có thể được thấy ẩn dụ qua sự rộng lớn của vũ trụ. Trong 2001, người xem dễ bị choáng ngợp giữa sự rộng lớn vô cùng của nền cuốn phim, tức là vũ trụ.Cuốn phim bắt được những hình ảnh rất đẹp, phải nói là thần kì, những hình ảnh đẹp thuần túy nghệ thuật.Có thể vì những hình ảnh hơi lạ đó xuyên suốt cuốn phim và sự di chuyển chậm như con rùa của phong cách Kubrick nên dễ dàng cho cuốn phim này là chẳng hiểu gì cả và chán ngấy.Phim rất độc đáo và rất khác lạ ở chỗ: phim dùng rất ít lời, thậm chí lời thoại đầu tiên của phim là đã lúc phút thứ 25! Có nhiều đoạn cả cuốn phim im như tờ, những lúc có các đoạn nhạc cổ điển và lúc thì có dăm ba lời hội thoại.Hoặc chỉ có lời thoại, hoặc chỉ có nhạc, không bao giờ hai thứ đó đi song hành.Để truyền đạt những ý tưởng của mình, Kubrick đã không cần dùng đến một lời nói nào, mà chỉ dùng những hình ảnh của phim, tôi thấy đó là một điều rất điêu luyện. Hình tượng phim của 2001: a space odyssey là quả thật hết sức đẹp và rất nghệ thuật. Không bao giờ phim ngừng làm cho khán giả hết bất ngờ về những gì xuất hiện trên màn ảnh, những hình ảnh vũ trụ, những phi thuyền, những vệ tinh. Chắc chắn là đạo diễn đã rất công phu để tạo ra những mô hình trong những background sống động và y thật đó. Sự vĩ đại của 2001: a space odyssey không phải cần đến nội dung, tất cả dồn vào những hình tượng không lời của phim. Rất nhiều lần phim hoàn toàn chỉ có tiếng nhạc cổ điển( hay nhất là Blue Danube ở nửa đầu) và với camera rê rất chậm qua những hình ảnh kì diệu đó, như muốn soi xét từng chút một những kì quan để truyền đạt những cảm giác Stanley Kubrick muốn người xem cảm thấy, có những giây phút được xếp hàng huy hoàng bậc nhất trong thế giới phim, ví dụ như những cảnh mặt trời đỏ chói lúc bình minh, cảnh bầy vượn người, cảnh quay trong không gian vũ trụ với những chiếc phi thuyền, cảnh khối đá đen bí ẩn, cảnh thiên hà sặc sỡ và vô tận ở cuối phim là những cảnh vô song về vẻ đẹp của nó. Vì cách di chuyển rất chậm, trong ngay cả những đoạn gay cấn nên có nhiều lúc tôi cũng chịu không nổi sự rề rà đó.Nhưng đó là cảm giác Kubrick bắt buộc người xem phải chạm tới trong những ý đồ nghệ thuật của ông.
    Cũng sẽ có nhiều sự đánh giá trái ngược hoàn toàn nhau về 2001:a space odyssey vì khó có thể chịu nổi một phim dài đến 2 tiếng 20 phút mà không hề có một biến cố lớn nào, không có một bước phát triển nhân vật cơ bản nào, và tất nhiên là gây buồn ngủ một cách nhanh chóng. Nhưng thành tựu của Stanley Kubrick thì không thể chối cãi được trong việc xây dựng thế giới vũ trụ hoàn toàn xa lạ với loài người bằng những special effect.Đặc biệt nhất trong cách tạo dựng phải nói là nội thất và những gì diễn ra trong chiếc phi thuyền lớn đó. Những thứ được trang trí rất lạ lùng,modern và rất khác lạ. Đặc biệt là để diễn tả môi trường vô trọng lực ngoài vũ trụ, Stanley Kubrick đã dùng vài cảnh quay đặc biệt, như người có thể quay ngược lại hướng đứng của mình chỉ qua vài lần bước chân hay là cảnh cây bút rơi lơ lửng trong không gian. Về việc này, nhạc cổ điển trong phim cũng đã góp một phần rất lớn trong cách truyền đạt cảm giác phim: nó giúp cho toàn bộ phim 2001: a space odyssey với những người, phi thuyền đó lạc hoàn toàn khỏi thế giới của thực tại và đi vào thế giới của những điều thú vị, tiếng nhạc cũng giúp ta lâng lâng như trôi bồng bềnh giống như những con người trong thế giới đó, và những âm thanh cao quý đó như kéo người xem ra khỏi những điều trong thực tại mà đi đến những sự phong phú, thú vị của trí tưởng tượng được khắc họa nên trên phim.
    [​IMG]
    Trí tưởng tượng phong phú của Kubrick​
    Và cũng có thể nói không gì ngoài kinh ngạc khi xem phim này, nếu như năm 1977 Star wars mới làm chấn động thế giới bằng những kĩ thuật, special effects vi tính tinh xảo thì năm 1968, không đụng chạm nhiều đến máy tính, Kubrick vẫn có thể lập ra một thế giới tưởng tượng của riêng mình, đó là điều giỏi nhất của ông.2001 cũng là một trong những phim tiên tiến, đi đầu cho những phim khoa học viễn tưởng sẽ bắt đầu xuất hiện ở thập niên 70, tuy có một điểm khác là 2001: a space odyssey không có những đoạn gay cấn bắn đốt của các tàu chiến trong không gian như các phim khoa học viễn tưởng sau này, chỉ hoàn toàn là một sự kết hợp của hình ảnh và âm thanh.Và tất nhiên không ai có thể quên được cách đạo diễn phim độc nhất vô nhị của Kubrick trong này, một điều làm cho phim được xếp vào hàng vĩ đại.
    Vị trí theo tôi:3
    Được redrum sửa chữa / chuyển vào 15:59 ngày 29/10/2005

Chia sẻ trang này