1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng kết những cuốn phim Mỹ xuất sắc nhất mọi thời đại (*)

Chủ đề trong 'Điện ảnh (MFC)' bởi redrum, 31/08/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0

    Được redrum sửa chữa / chuyển vào 16:13 ngày 29/10/2005
  2. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG PHIM ĐỨNG TỪ 50 ĐẾN 100 TRONG BẢNG XẾP HẠNG AFI​
    36.(#51)The Philadelphia story(1940- George Cukor): Tracy Lord (Katharine Hepburn), một tiểu thư nhà giàu, chuẩn bị tái giá sau khi li dị chồng cũ Dexter Haven(Cary Grant).Nhưng 1 ngày trước khi đám cuới diễn ra, Dexter đã trở lại nhà của gia đình Lord làm đảo lộn hết mọi thứ, đi theo Dexter là 2 nhà báo của tạp chí Spy Magazine Maccauley Connor (James Stewart) và Liz Imbrie.Một ngày là đủ hết mọi chuyện diễn ra, và cũng đủ để cho mối tình bất ngờ Maccauley- Tracy nảy nở.Cuộc chiến tay ba của Dexter, Maccauley và chồng sắp cưới của Tracy hình thành, không biết ai sẽ đeo nhẫn cưới cho Tracy trong giờ phút trọng đại đó.
    [​IMG]
    The Philadelphia story có thể là phim xem đã mắt nhất trong tất cả mọi phim Mỹ, vì nó tập hợp đến 3 huyển thoại điện ảnh gần như là vĩ đại nhất của Hollywood trên cùng 1 màn hình- Katharine Hepburn, James Stewart và Cary Grant.Đây cũng là phim James Stewart đạt Oscar best actor duy nhất trong sự nghiệp.Điều lạ bên Oscar best actor nam là chưa chắc diễn viên ưu tú đã dành được nhiều Oscar, và thậm chí còn có người không được Oscar nào nữa.The Philadelphia story quy tụ đầy đủ những gì 1 phim hài lãng mạn kinh điển cần- phức tạp, lời thoại dí dỏm ,thông minh, diễn xuất hay và để cập đến những vấn đề về xã hội.Đây cũng là phim đạt thành công rất lớn sau những thất bại thảm hại về doanh thu của Katharine Hepburn, giúp cô thoát khỏi biệt hiệu ?obox-office poison?, tiền đề cho 3 Oscar sau này cua Hepburn. Phim đề cập tới những tầng lớp thượng lưu giàu sang của nước Mỹ và cuộc sống của họ xung quanh câu chuyện tình yêu của Tracy Lord, một cô nàng thông minh, mạnh mẽ nhưng tự phụ với 3 anh chàng thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội trong đó Dexter là 1 người giàu có và hào hoa, Maccauley thuộc thế giới nhà báo, một anh chàng có chữ, tài trí và khinh rẻ những người thuộc tầng lớp thượng lưu, The Philadelphia story có một phần châm biếm những cuộc sống xa xỉ đó, nhưng nói một cách rất kín đáo thông qua một câu chuyện cười. Và từ đó, The Philadelphia story đi vào những vấn đề như hôn nhân, sự phân biệt giai cấp của nước Mỹ. Phim có nhiều cảnh với các lời thoại làm cho người xem nhớ mãi, đặc biệt là sự diễn xuất tuyệt vời của James Stewart và Katharine Hepburn trong cảnh buổi tiệc rượu, khi Maccauley đến nhà của Dexter trong trạng thái say khướt và cuộc trò chuyện, tỏ tình nửa tỉnh nửa say của Maccauley và Tracy dưới ánh trăng, nhưng đó là một cuộc tình nửa vời bị chia rẻ bởi giai cấp quá khác biệt của họ. Phim còn đề cập đến nhân vật trung tâm Tracy rất nhiều, từ sự biến đổi của một nhân vật nữ giàu có mạnh mẽ tự phụ, được người khác tôn thờ và xem như một bức tượng bằng đồng ở đấu phim đến một người phụ nữ thật sự ở cuối phim.The Philaldelphia story có mang nhiều tính kịch nên không thay đổi địa điểm trong phim nhiều, những biến cố của phim chỉ được đem lại nhờ phần lớn là các lời thoại thông minh và dí dỏm, điểm cố hữu của các phim hài phổ biến những năm 40.
    Vị trí theo tôi: 20 đến 40

    37.(#57)The third man(1949- Carol Reed): giống như Notorious của Alfred Hitch****, The third man không phải là 1 cuốn phim noir đúng nghĩa, nhưng nó mang đậm phong cách của phim noir.Cuốn phim được làm trong bối cảnh những năm nước Áo đổ nát sau chiến tranh, Holly Martins(Joseph Cotten)đến Vienne theo lời mời nhận việc làm của một người bạn là Harry Lime(Orson Welles).Nhưng khi đến nơi, Martins nghe được tin Harry Lime vừa bị tai nạn giao thông chết.Có ba người đã mang xác Harry đi và chứng nhận Harry đã chết là Kurtz, Popescu- hai người bạn của Harry và một người thứ 3 không hề biết tên(The third man).Nghi ngờ về sự bí ẩn của cái chết bạn mình, Martins đi tìm kiếm thông tin và tại đó anh gặp Anna, người yêu của Harry và dần dần điều tra ra về đường dây buôn bán thuốc kháng sinh lậu của Harry và đồng bọn.Và cuối cùng anh cũng phát hiện ra cái chết giả của Harry khi thấy anh ta xuất hiện lúc ẩn lúc hiện trước mắt mình.


    [​IMG]
    Cuốn phim lại có sự xuất hiện của Joseph Cotten và Orson Welles , bộ đôi trong Citizen Kane, nhưng lần này là Joseph Cotten diễn vai chính.Điều The third man ấn tượng nhất chính là cinematography quá tuyệt, không thể chê vào đâu được.Nếu ai muốn chứng kiến được khả năng của màu trắng đen như thế nào, hãy xem The third man, nhất là 15 phút cuối cùng, cảnh rượt đuổi trong đường hầm dưới lòng đất nước Áo.Chỉ có màu trắng đen mới có khả năng tạo được 1 khung cảnh u ám mà đầy thần bí như thế.The third man đã rất thành công khi tạo ra 1 thành phố Vienne đổ nát suy tàn sau chiến tranh với những đống gạch vụn để làm khung cảnh cho cuốn phim đầy bí ẩn, nhất là những cảnh ban đêm với màu trắng và màu đen liên tục đổi chỗ cho nhau.Ánh sáng cũng là 1 phương thức xuất sắc của The third man.Trong đoạn cuối hầm tối và cũng có trong vài cảnh khác, những lúc có ánh sáng như đâm xuyên qua cả màu đen, tạo ra những khoảnh khắc rất đẹp.The third man thể hiện sự suy tàn của con người sau chiến tranh, kết hợp vào đó là 1 cuốn thriller đầy bí ẩn.The third man một cuốn phim rất tối tăm.Cảnh rượt đuổi dưới đường hầm(có thể hiểu ẩn ý là thế giới ngầm tội ác của Harry Lime) là 1 đoạn vô song về nội dung và hình thức.Đó là sự hoàn hảo của khung cảnh, góc quay camera, ánh sáng, âm thanh để tạo ra một không khí nghẹt thở cho 1 trong những cảnh khó quên nhất của lịch sử phim.Đặc biệt với cinematography trong trường đoạn này, tôi rất ấn tượng với những đoạn quay xiên hoặc những lúc góc camera rất rộng, như bao trùm cả toàn bộ đường hầm, và sự mất thăng bằng này cố tình này tạo ra một trạng thái nguy hiểm, nghi ngờ và sợ hãi, đầy biến động cho những cảnh với bóng đêm bao phủ như vậy. Carol Reed đã có một bàn tay đạo diễn rất có phong cách trong The third man. Tiếng đàn đó là linh hồn cho cả cuốn phim, chỉ là một nhạc cụ chơi solo thôi, tên cây đàn có ghi trong phần cre*** là zither( dịch ra là tam thập lục, nhưng tôi cũng chả biết nó hình dáng ra làm sao, chỉ biết là nó nghe giống tiếng guitar nhưng hay hơn), nó sẽ ở lại lâu trong ai đã từng xem phim này, một loại âm thanh vừa lãng mạn, vừa ám ảnh và có đôi lúc khó chịu, kích thích và làm xao nhãng dòng suy nghĩ trong phim, một hiệu quả rất đặc biệt của âm thanh.Phim có một cảnh khép lại không thể quên được, là cảnh giữa con đường vắng lá rụng với tiếng đàn dây vừa buồn vừa lãng mạn sau đám tang của Harry, người do chính tay Holy bắn chết, khi Anna hoàn toàn lạnh lùng bước qua Holy mặc cho tình yêu của anh ta( xem phim sẽ hiểu), cảnh có tính chất phi văn học và phi lãng mạn khi trong khung cảnh rất thơ như vậy nhưng con người lại trở nên lãnh cảm với nhau, làm cho The third man kết thúc một cách buồn và ảm đạm vô cùng.Và cảnh đó là một cảnh tĩnh được giữ rất lâu, lại một lần nữa với camera góc rất rộng và rất sâu, và chắc chắn bất kì đạo diễn nào nhìn vào cảnh đó cũng phải thốt lên thán phục.
    Hai nhân vật chính là Martins và Anna diễn xuất không có gì đặc biệt nhưng nhân vật Harry Lime của Orson Welles đóng thì rất xuất thần, rất hay, tuy chỉ lúc ẩn lúc hiện trong cuốn phim vài phút.Ở Mỹ có Bảng xếp hạng AFI thì ở Anh có bảng xếp hạng BFI, bảng xếp hạng những cuốn phim của Anh hay do đạo diễn Anh làm.Rất bất ngờ là The third man của Carol Reed đã đứng đầu BFI, trên cả rất nhiều tác phẩm của David Lean(ông này cũng là đạo diễn người Anh) như Lawrence of Arabia(#3), Brief encounter(#2), Great expectations(#5) và The bridge on the river Kwai(#11).
    Vị trí theo tôi: từ 10 đến 20
    Được redrum sửa chữa / chuyển vào 16:36 ngày 29/10/2005
  3. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    38.City lights(1931- Charlie Chaplin): có thể là phim câm phổ biến nhất từ trước đến nay, City lights là tinh hoa nhất trong tất cả các phim của Charlie Chaplin. Nhân vật nổi tiếng The Tramp- kẻ lang thang của Charlie Chaplin lại một lần nữa là nhân vật chính.Vơ vẩn trong thành phố, The tramp gặp và yêu một cô gái bán hoa mù xinh đẹp. Nhờ quen được với một tay giàu có nhưng gàn dở, chỉ nhận ra anh ta khi say, chàng lang thang đã tìm mọi cách để giúp đỡ cho cô gái bán hoa.Mặc dù rất nghèo nhưng the Tramp bị cô gái mù đó lầm tưởng là một người rất giàu có và hào hoa.Cuồi cùng,sau một loạt cố gắng không ngừng nghỉ, Tramp cũng đã kiếm được tiền giúp cho cô gái phẫu thuật chữa mắt nhưng phải vào tù.Và khi bước ra tù,khi cô gái đã hoàn toàn bình phục, họ đã gặp lại trong một cảnh vô cùng cảm động.
    [​IMG]
    Ra đời trong năm 1931, khi phim tiếng bắt đầu khá thịnh hành thì City lights lại là một phim anti-talkie của Charlie Chaplin, có thể suy nghĩ của ông cũng khá giống với rất nhiều người chỉ yêu thích phim câm- mọi thứ có thể diễn đạt được bằng khuôn mặt mà không cần bất kì lời nói nào.Ngay chính tại cảnh mở đầu, Chaplin đã thể hiện tư tưởng đó của mình bằng cảnh của ông thị trưởng khi mở màn cho bức tượng nơi có chàng lang thang ngồi, giọng nói của bài diễn văn buồn chán của ông ta được tua rất nhanh và chỉ nghe được mấy tiếng lí nhí không hiểu gì cả, và sau đó khi một bà nữa lên nói thì lại một đoạn lí nhí tương tự- đó là sự chế giễu của Charlie Chaplin đối với phim tiếng qua mấy cái bài diễn văn dài dòng đó- có thể theo ông là chỉ suốt ngày nói nhưng không đem lại được cảm xúc gì, không đem lại hiệu quả gì đối với người tiếp thu.Chắc chắn là City lights đã được Charlie Chaplin cố gắng chăm chút kĩ càng với nội dung của nó.Việc tạo dựng nhân vật câm- cô gái bán hoa là để Charlie Chaplin dùng tài đến ngôn ngữ thân thể- để khẳng định hùng hồn sự mạnh mẽ của phim câm- trước sự ra đời và phát triển mạnh của phim tiếng.Ông cũng là một trong những đạo diễn dai dẳng, bám trụ lâu nhất với phim câm khi sự thắng thế của phim tiếng là rõ ràng.
    Nhân vật The tramp nhỏ thó của Charlie Chaplin trong City lights và cũng rất nhiều phim khác có thể là nhân vật nổi tiếng nhất trong lịch sử điện ảnh.Tuy đem lại tiếng cười bằng những pha hài hước bất đắc dĩ cho người xem nhưng hoàn cảnh của chính nhân vật The tramp đó là bị xã hội bỏ rơi, bị người ta chế giễu bởi dáng vẻ tồi tàn và sự rách nát của mình .Khác với những nhân vật cũng được đóng bởi đạo diễn nổi tiếng phim câm cùng thời là Buster Keaton, nhân vật The tramp không hề nói nhiều, cũng không được sống chung với xã hội mà luôn ở một vị trí khác, tồi tệ hơn nhiều, luôn đứng ngoài họ.Và dường như anh ta luôn muốn sự yên lặng của chính bản thân đối với sự gièm pha của xã hội.Có thể nhân vật The tramp được rất nhiều người yêu thích bởi vì có thể là sự lẫn lộn của tình cảm khác nhau đối với anh ta, vừa yêu mến vừa tội nghiệp. Và nhân vật The tramp cũng là nòng cốt cho tính chất của các phim Charlie Chaplin: cảm động và hài hước xen lẫn với nhau trong vô số hoàn cảnh, với những câu chuyện tưởng như là hài nhưng mang đậm tính nhân văn hay tính đả kích, và Chaplin đã diễn đạt nó không hề dùng một ngôn từ nào, trong một loạt phim câm của ông trứoc Modern times.Chừng đó thôi cũng đủ để những phim của Charles Chaplin có một ngôn ngữ toàn vũ trụ, và việc phổ biến của nó là không thể nghi ngờ được.Trong City lights, nhân vật The Tramp cũng giữ nguyên vẹn được tính chất đó, và cuốn phim cũng giữ nguyên vẹn được bản chất của 1 phim của ông vua hề Sác-Lô này: vui nhưng cảm động, mặc dù đây đã là một phim ra đời rất trễ của Chaplin để nhường chỗ cho phim nói sau này của ông. Hoàn cảnh của The tramp trong City lights cũng càng được khẳng định hơn khi mà trong phim, anh ta chỉ được chấp nhận làm bạn bởi hai người, hoặc không thấy dáng vẻ bề ngoài của anh ta, hoặc không nhận thức được sự tệ hại của anh ta: cô gái mù và tay triệu phú say khướt. Nhưng đó lại là điều làm cho cảnh cuối của phim, một cảnh xứng đáng với chữ vĩ đại, càng trở nên ý nghĩa hơn.Khi The tramp ra tù vì bị buộc tội ăn cắp, một lần nữa anh ta bị xã hội khinh rẻ, bị những đứa trẻ chọc ghẹo.Mặc dù the Tramp đã cố gắng tránh, nhưng cô gái bán hoa, sau khi được chữa mắt và có một tiệm bán hoa nhỏ, gọi anh ta lại và cho anh ta một số tiền như một việc làm từ thiện trước con người tội nghiệp.Và điều thần kì đã xảy ra, khi chạm vào tay của anh chàng lang thang đó, bằng cảm giác của một nguời mù, cô gái bán hoa nhận ra đó chính là người đã giúp mình trước đây, người mà cô lầm tuởng là một triệu phú.Và họ nhận ra, thấy nhau lần đầu, mặt đối mặt, và lúc đó khuôn mặt của the Tramp như trăm điều muốn nói: nhục nhã, đau khổ, sợ hãi,thẹn và vui sướng.Và lúc đó, camera close-up vào khuôn mặt của họ để biểu hiện những cảm xúc nhỏ nhất trên khuôn mặt.Thoạt đầu, cô gái hơi bối rối bởi vì anh ta khác hoàn toàn với những gì cô có thể tưởng tượng, nhưng rồi cô gái hiểu ra, cảm động và chấp nhận anh chàng trong một nụ cười.Và cô cầm tay anh ta, The tramp đứng yên như phỗng và một ngón tay với cành hoa đưa lên miệng như thẹn. Một cảnh không có gì để nói thêm nữa.Bây giờ tuy the tramp đã hoàn toàn trái ngược với vai trò xã hội từ một triệu phú sang một kẻ lang thang, nhưng với một trái tim hết sức, cô gái đã hiểu và yêu chàng trai của mình, khẳng định một tình yêu chân chính nhất trong cuộc sống đi lên ở ?ocity lights?. Tất nhiên cảnh chỉ đơn giản thôi, không có một kĩ thuật gì cao sang cả, nhưng chắc nó làm nhiều người phải khóc khi xem. Cảnh đó còn thể hiện sự mạnh mẽ ghê gớm của phim câm qua sự biểu hiện tình cảm của khuôn mặt- tất cả có thể biểu hiện trên nó mà không cần dùng một ngôn từ nào.City lights cũng bao hàm những cảnh hài hước hàng đầu thể hiện sự sáng tạo của Charlie Chaplin. Cảnh gặp mặt đầu tiên của The tramp với cô gái khi cô gái đang bán hoa- khi mà cô lầm tưởng anh ta là một tay triệu phú vì nghe tiếng cửa xe Limousine, một cảnh rất quan trọng để dẫn đến toàn bộ sự nhầm lẫn sau này của cô gái, là cảnh khá nổi tiếng, được ghi vào kỉ lục với cảnh có số lần diễn lại nhiều nhất- 342 lần! Một số cảnh khác cũng khá hay như cảnh The tramp cứu được tay triệu phú khỏi tự tử( khi cả hai cùng rớt xuống sông và The tramp mới là người được cứu khỏi chết đuối), cảnh sự vụng về ngu ngốc của anh ta trong buổi dạ hội dẫn đến một loạt tình huống hài hước, cảnh anh ta nuốt một cái còi, và nổi tiếng nhất, tất nhiên phải kể đến cảnh đấu võ đài ai cũng biết- khi the tramp luôn cố gắng biến cuộc đấu đó là cuộc đấu của võ sĩ đối thủ và chính trọng tài, một trong những ví dụ xuất sắc nhất của kiểu hài hước lố bịch trong phim câm.Nhưng những sự hài hước đó luôn đi kèm với ý nghĩa cảm động của nó(chẳng hạn như anh ta lâm vào những tình cảnh như thế chỉ vì kiếm tiền giúp cho cô gái chữa mắt).Cho nên, xem City lights, không ai có thể biết nên vui hay nên buồn nữa.
    Vị trí theo tôi: 20 đến 35
    Được redrum sửa chữa / chuyển vào 16:40 ngày 29/10/2005
  4. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0

    39.(#61)Vertigo(1958- Alfred Hitch****):John ?oScottiê? Ferguson (James Stewart) là 1 thám tử cảnh sát về hỈu, chc nhập vào.Từ 'ó Scottie 'ã bi ma quỷ và ám ảnh của nàng.Cái chết bằng tự tử 1 cách bí ẩn của Madeleine- ngỈời Scottie yêu 'ã 'f lại sự ám ảnh rất l>n ''i v>i Scottie, Scottie trY nên tâm thần.NhỈng cái chết của nàng càng làm cho Scottie yêu Madeleine hỈn.Từ 'ó anh dấn thân vào mTt m'i tình v>i mTt ảo ảnh Madeleine trong 'ầu.Khi gặp 1 cô gái khác sau này là Judy Barton gi'ng h?t Madeleine, Scottie 'ã thay '.i Judy 'f biến Judy thành mTt Madeleine khác.NhỈng cu'n phim không dừng lại Y 'ó, nó trải dài 'ến khi Scottie dần dần nhận ra những gì 'ằng sau cái chết của Madeleine.Cu'n phim càng ngày càng trY nên cfng thẳng và ki Vertigo, Hith**** 'ã m. xẻ tâm lý 'iên lốn và yêu 'ỈỈng của 1 con ngỈời rất sâu sắc.Theo ông nhận xét 'ó là 1 câu chuy?n của ?a man who want to sleep with a dead woman?.

    [​IMG]
    Vc 'ến nay,phải nói là không thf có cu'n phim nào sánh bằng Vertigo trong cách làm phim, họa may có thì là Psycho. Vertigo, v>i tình yêu 'iên cu"ng và ám ảnh, 'ôi tình nhân tận thế, tâm thần hống lốn là 1 trong những cu'n phim có nTi dung phức tạp và hấp dẫn nhất của Alfred Hitch**** theo 1 kifu ám ảnh ma quái gi'ng nhỈ Rebecca và Psycho.Câu chuy?n của Vertigo là k nhất trong những cu'n phim Mỹ từ tru>c 'ến nay.Vai John Scott Ferguson không phải là 1 vai thỈờng thấy của James Stewart.Lần này James không 'óng những anh chàng d. thỈỈng và vụng về nữa, 'ây là 1 vai di.n l>n, cần có những bifu hi?n tâm trạng rất khác nhau.Và James Stewart 'ã hoàn thành 'Ỉợc 1 trong những vai di.n hay hiếm có trong li 1 'ốn cre*** lạ lẫm và ấn tỈợng- chỈa từng có 'ốn cre*** nào có thf hay hỈn.Alfred Hitch**** 'ạt t>i '?nh cao trong sự nghi?p của mình khi làm Vertigo này.Vertigo có mTt 'ặc 'ifm không thf quên 'Ỉợc là những hình ảnh của cu'n phim nhỈ lẫn lTn, không biết 'âu là ranh gi>i giữa thực và mỈ.Những cảnh gi'ng mỈ nhất là những cảnh Y 'ốn 'ầu, khi mà Scottie theo dõi Madeleine.Những nỈi anh 'i theo Madeleine nhỈ bi '?nh 'ifm,thay '.i 'T sắc nét của hình ảnh 'em lại những thỈ>c phim nhỈ trong ảo giác, nhất là cảnh trong nghĩa trang có ngôi mT của Carlotta Valdes.Có quá nhiều cảnh trong Vertigo làm cho ngỈời ta phải giật mình trỈ>c vẻ 'ẹp của nó.Màu sắc nhỈ 'Ỉợc Alfred Hitch**** chọn từng cái mTt.Màu xanh lục, màu 'ỏ, màu vàng 'ều mang những sắc thái bifu hi?n riêng trong phim, tập hợp lại Y giấc mỈ sau này của Ferguson- tôi có nói Y bài viết riêng về Vertigo nfm ngoái. Bernard Herrman chỈa bao giờ làm nhạc hay hỈn, toàn bT cu'n phim 'Ỉợc 'ắp thêm tâm trạng nhờ tiếng nhạc, lúc rất lãng mạn, lúc rất cfng thẳng.Cu'n phim nhỈ mTt bản giao hỈYng dài, không bao giờ phim dừng tiếng nhạc, kf cả những lúc có các 'ốn hTi thối- nên cái tâm trạng trong tiếng nhạc không bao giờ ngắt quãng trong phim. Trong Vertigo, sự kết hợp hoàn hảo của hình ảnh, màu sắc, ánh sáng và âm thanh xen lẫn nhau tạo ra cái thần cho những cảnh phim.Rất nhiều lần tôi thấy 'ạo di.n thay '.i cỈờng 'T ánh sáng trong phim, 'ây là phim màu và sự thay '.i 'ó từ từ chậm chạp nên khó có thf nhận ra nhỈng nếu so sánh cùng cảnh 'ó v>i 2 phút trỈ>c của nó thì sẽ thấy 'Ỉợc sự khác bi?t.M-i 'i Madeleine, 'ạo di.n cho sự thay '.i ánh sáng 'ó liên tục tại các 'i sự tài tình của Hitch****[/B].Cách dùng camera thỈờng hay thấy nhất trong phim và 'Ỉợc bắt 'ầu hình thành từ cảnh trong quán Erniê?Ts là nhỈ thế này: nhìn Madeleine theo point- of-view của Scottie r"i trY lại khuôn mặt của Scottie trong giây lát. Camera movement trong cảnh Y Erniê?Ts, cảnh lần 'ầu tiên Scottie thấy Madeleine, quả là vô song trong cách bifu hi?n cảm xúc: cảnh 'Ỉợc bắt 'ầu camera tiến 1 cách chậm chạp 'i vào quán Erniê?Ts và tiến t>i Scottie, sau 'ó camera 'ảo quanh cfn phòng 'ó cho 'ến khi dừng lại, và vẫn kifu lừ 'ừ chậm chạp 'ó, camera bắt 'ầu tiến lại gần Madeleine- 'Ỉợc nhận ra bằng chiếc váy màu xanh lục n.i bật, sau 'ó lại lờ 'i Madeleine khống 2 giây 'f quay lui lại v>i khuôn mặt nhiều tâm trạng của Scottie, và tiếp tục là Madeleine 'Ỉợc nhìn qua point- of-view của Scottie, 'ến khi Madeleine tiến lại gần Scottie 'f 'i ra khỏi quán, Scottie và ngỈời xem 'Ỉợc nhìn Madeleine cận cảnh lần 'ầu tiên( nhạc tr-i dậy và cfn phòng tỈỈi lên nhỈ nói Y trên), lúc 'ó camera lại lui lại v>i Scottie và những bifu hi?n trên khuôn mặt của anh khi nhìn Madeleine- cái cách dùng vài giây 'f bifu hi?n tâm trạng ngỈời chứng kiến khi 'ang dùng point- of- view shot này là reaction shot. Và từ 'ó cho 'ến hết nửa 'ầu phim, trong quá trình Scottie theo dõi Madeleine, Hitch**** luôn dùng cách 'ó, tức là VsI MADELEINE, CAMERA LU"N TIẾN TsI DẦN DẦN V? VsI SCOTTIE, CAMERA LUI LẠI Đ~T NG~T..cái cách 'ó bifu hi?n tâm trạng của Scottie mTt cách tuy?t ''i, 'ó là sự khát khao, sự bi 'ó; tức là sự lỈỡng lự trong suy nghĩ của Scottie khi 'i theo Madeleine- vừa bi lại vừa giật lùi vậy. Nói 'ến camera movement thì không thf nhắc 'ến phát minh l>n của Hitch****- cách thf hi?n sự sợ 'T cao của Scottie khi nhìn xu'ng cầu thang- vừa zoom vào vừa giật lùi.Tuy cách 'ó nếu theo nghĩa 'en là 'em lại 'úng về cái nhìn choáng váng sợ 'T cao, nhỈng nó cũng 'em lại những cảm giác của Scottie về thế gi>i mình 'ang 'i vào, theo cách bifu hi?n của camera movement trong Vertigo.Cũng gi'ng kifu bifu hi?n trỈ>c 'ó, 'ó là zoom vào(cu'n hút) và giật lùi(sợ hãi).Đó ch? là những cách bifu hi?n mà tôi có thf nhận ra 'Ỉợc v>i những khả nfng cảm nhận và các kifu shot mà tôi biết.
    [​IMG]
    TrỈ>c khi viết bài này , tôi 'ã tham khảo 1 s' bảng xếp hạng phim l>n trên thế gi>i.Thế gi>i vẫn luôn công nhận Vertigo là 1 trong những cu'n phim hay nhất và xuất sắc nhất mọi thời 'ại, bên cạnh những cu'n phim nhỈ Citizen Kane của Orson Welles, The rules of the games của Jean Renoir, 8 1/2 của Fellini, Seven samurai của Kurosawa, Tokyo story của Ozu...Sight and sound, bản xếp hạng có uy tín nhất của Thế gi>i về phim 'ã xếp Vertigo trong 3 lần bầu chọn gần 'ây vào các nfm 1982, 1992, 2002 'ã xếp Vertigo vào v< trí 10,7,2.Và tôi cũng 'ã xem rất nhiều bảng xếp hạng khác, trong 'ó có 'ến 80% bảng xếp hạng là xếp Vertigo Y top 5, thế mà AFI 'ã xếp Vertigo Y v< trí 61, ngay cả những phim 'Ỉợc xếp rất cao trong bảng xếp hạng này nhỈ là Gone with the wind hay Casablanca, Star wars, tôi cũng thấy Vertigo bỏ xa.
    V< trí theo tôi: 2
    Được redrum sửa chữa / chuyển vào 16:49 ngày 29/10/2005
  5. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    40.(#96)The searchers(1956- John Ford): lại một cuốn phim Viễn Tây kinh điển nữa của John Ford, lại là sự xuất hiện của John Wayne. Nhưng lần này là 1 cuốn phim màu technicolor và 1 cuốn phim khác hơn nhiều so với những cuốn phim viẽn tây khác.Có thể đây là tác phẩm Western xuất sắc nhất và phức tạp nhất của tất cả cuốn phim của cả thể loại đó.Ethan Edwards(John Wayne) là 1 người cao bồi sống trên lưng ngựa lang bạt suốt cuộc đời.Có thể đó là lí do mà Martha, người tình cũ của anh đã không thể chờ được Ethan và cưới người anh Aaron của Ethan.Sau nhiều năm lang thang, Ethan trở lại nhà Aaron ở tạm 1 đêm.Nhưng không ngờ ngày hôm sau khi Ethan trở lại, toàn bộ gia đình của Aaron đã bị giết và đứa cháu gái Debbie bị bắt cóc bởi bọn da đỏ man rợ.Vốn sẵn lòng căm thù bọn da đỏ từ trước đến nay(chính mẹ của Ethan bị bọn da đỏ giết chết và nay là thù giết anh, giết người yêu), Ethan quyết tâm đi tìm tù trưởng Scar để trả thù và đem về lại đứa cháu gái Debbie.Cuộc hành trình kéo dài hơn 5 năm, Ethan cùng chàng trai trẻ Martin lang bạt suốt miền biên giới nước Mỹ tới vùng băng tuyết của Canada chỉ với một quyết tâm: tìm được Debbie.
    [​IMG]
    Thật khó có thể nói cho được hoàn toàn về cuốn phim The searchers này.The searchers rất phức tạp và gợi nhiều hướng suy nghĩ khác nhau về tâm lý của nhân vật Ethan Edwards.Phim Viễn Tây tất nhiền phải có phần buồn ngủ trong đó.Cho nên nếu không xem và nghiền ngẫm The searchers một cách thật kỹ càng, thì sẽ dễ dàng thấy nó rất nhàm chán.Trong những phim của đạo diễn John Ford thì có thể là The grapes of wrath và Stagecoach là những phim phổ biển và được chấp nhận nhiều hơn cả, nhưng The searchers mới chính là phim xuất sắc nhất của John Ford và là một trong những kiệt tác thực sự lớn của điện ảnh Mỹ, dĩ nhiên chắc chắn là the best Western film.
    Chắc chắn là sự tân tiến, sự mới lạ của cách làm phim của John Ford đã không được chấp nhận từ thời đó và The searchers đã bị bỏ quên ngay lập tức, không hề có một đề cử Oscar nào trong năm 1956. Và trong bảng xếp hạng AFI này thì The searchers chỉ đứng thứ 96, trong khi vị trí của nó có thể là top 10. Tại vì tôi đúng là AFI này được bầu bởi khá nhiều thành phần tạp nham của nền điện ảnh, nếu như một phim có ảnh hưởng văn hóa thì có thể dễ nhận ra còn những phim có ảnh hưởng đến sự phát triển của điện ảnh thì chắc nhiều người không tìm hiểu kĩ sẽ không nhận ra. The searchers là một dạng như thế, ảnh hưởng của The searchers đến lịch sử điện ảnh không những bình thường mà là rất lớn, gần bằng như Citizen Kane vậy. Đó là một thước phim thực sự tân tiến, đi đầu của phong cách làm phim hiện đại,là một mốc lớn trong thế giới phim, nhất là về xây dựng cảnh của các phim hành động, về cinematography, về sự hoành tráng, sự căng thẳng, về âm nhạc chẳng hạn( The searchers đã bắt đầu vượt qua kiểu nhạc của phim cổ điển và bắt đầu dùng đến âm nhạc của hiện đại, dùng nhiều loại nhạc khác nhau trong các đoạn khác nhau chứ không phải bù khú vào một theme nhất định, và nhạc trong các đoạn căng thẳng hành động, chém giết thì khá gần với phim hiện đại ngày nay).The searchers đã có rất nhiều cảnh hành động được xây dựng rất tráng lệ, những cuộc rượt đuổi đua ngựa, tạo được không khí nóng bỏng của một cuộc giao tranh, các vụ giết chóc, tàn sát được làm rất modern, thực, máu lạnh và thẳng thắn. Cho nên, The searchers đã ảnh hưởng lớn đến lớp đạo diễn trẻ những năm 70, cụ thể là Martin Scorsese, George Lucas, Steven Spielberg, Wim Wenders, có thể kể tên những phim nổi tiếng trong số đó là Taxi driver(1976), Once upon a time in the West(1968), Close encounter of the third king(1978), Star wars(1977)(cụ thể là việc xây dựng không khí ở sa mạc của đoạn đầu Star wars 4: a new hope).
    Nếu như người ta không tìm hiểu được sự ảnh hưởng của The searchers thì cũng rất là vô lý nếu The searchers đứng 96 trong top 100 AFI này. Ít nhất người ta cũng phải lác mắt trước sự xây dựng cảnh quá sức hoàn hảo của John Ford, phải nói là rất công phu và nghệ thuật, ví dụ như những cảnh hành động là nổi bật nhất. Tôi có xem phần Special features của cái DVD The searchers này, có phần Behind the camera, nên tận mắt thấy được sự công phu của việc xây dựng phim. The searchers được làm ở Monument Valley, địa điểm phổ biến của tất cả các Western của John Ford, một sa mạc rất rộng lớn với những núi đá màu đỏ mọc lên giữa sa mạc rất hùng vĩ. Và lần này không dùng màu trắng đen nữa, John Ford làm The searchers với màu technicolor rất đẹp phổ biến ở những năm 50, nên lần này Monument Valley hiện ra đẹp choáng ngợp, nhiều sắc độ, với màu đỏ của đất và núi, màu xanh của da trời. Sự hùng vĩ của quang cảnh được tận dụng hết sức triệt để qua cinematography phong phú, rất nhiều cự ly camera khác nhau để thâu tóm những vẻ đẹp thiên nhiên và đem tới sự tráng lệ của các cảnh. Nhất là camera rất hay có những góc quay rất xa và góc camera rộng đến như là cực đại, chiếm lĩnh toàn bộ thiên nhiên vào trong ống kính đó, và sự sâu và rộng của nền được nhấn mạnh bằng vài lần deep focus. Cinematography của The searhchers rất giống Lawrence of Arabia- phim được làm 6 năm sau đó- cả 2 đều lợi dụng những góc quay xa và rộng để truyền đạt những sự hoành tráng, to lớn của phim đem lại nhờ địa điểm sa mạc, và còn kết hợp hoàn hảo với màu sắc đẹp không tưởng nổi của technicolor(The searchers đẹp hơn). Và cả 2 đều ngầm so sánh sự vĩ đại của khung cảnh với sự vĩ đại của người anh hùng nhân vật chính- điều này thì cách diễn tả qua hình ảnh của The searchers hơn Lawrence of Arabia.Và cả 2 đều được lưu lại là 2 kiệt tác trong cách làm phim.
    Điều đáng lưu ý khác ở The searchers là nội dung của phim. Rất dễ hiểu lầm nó là tầm thường và chỉ có những cuộc chạy đuổi ngựa hay bắn nhau chí chóe như các cuốn phim cao bồi khác.Ở đây, mục đích chính của The searchers là tâm trạng ám ảnh của nhân vật chính- Ethan Edwards, 1 người bị chi phối bởi thù hận.Tagline của cuốn phim này là ?oHe had to find her- he had to find her??- đó chính là sự ám ảnh của Ethan trong đầu, sự thù hận đối với bọn da đỏ đã khiến Ethan trở nên ác độc và thậm chí là hoang dã.Đối với Debbie, hình như Ethan xem đó như là 1 biểu tượng mà Ethan cần đạt đến.Suốt 5 năm Ethan đi tìm cháu gái Debbie(lẽ ra nó là con Ethan, nếu Ethan ở nhà và không để mất người yêu vào tay anh trai mình), thực ra Ethan cũng đi tìm chính bản thân mình- những ám ảnh luôn bám đuổi anh ta suốt cuộc đời- bị tràn ngập bởi thù hận và sự phân biệt chủng tộc, tính vị kỉ cá nhân. Ethan không phải là nhân vật tốt hoàn toàn mà chỉ đơn giản là 1 người hành động trượng nghĩa và nhất là sự trả thù bọn da đỏ đã làm Ethan lang thang suốt đời, không bao giờ thuộc vào thể giới con người.Đây là một nhân vật rất phức tạp, có thể là một nhân vật rất bi kịch, luôn sống suốt đời trong thù hận, và có thể đây cũng là vai diễn xuất sắc nhất của John Wayne. Thực ra, Ethan Edwards 5 năm đi tìm Debbie chưa hẳn là để cứu Debbie, mà khi biết được cô cháu gái của mình không cần được cứu nữa, Ethan suýt đã giết Debbie khi có cơ hội, vì anh ta cho rằng Debbie đã biến thành một nửa dòng máu người da đỏ khi gia nhập vào họ. The searchers đã đi sâu vào mặt đó của tâm lí Ethan- thù hận mù quáng. Anh ta sẵn sàng bắn đàn bò chỉ vì để không cho tên da đỏ nào có thể lấy đó làm thức ăn. Nhưng mà đến cuối phim, sự thù hận của Ethan đã gần như được hóa giải khi người xem tưởng đâu Ethan sẽ giết khi đuổi theo Debbie nhưng không ngờ với một cử chỉ tuyệt vời, Ethan bồng cô cháu gái mình lên và đem về nhà, hình như đó là chính bản chất con người trong bản thân Ethan đã khiến anh ta không thể giết cô cháu gái của mình mặc cho thù hận. 1 điều khác nữa là nhân vật Ethan là một nhân vật rất cô đơn, không bao giờ làm bạn với người khác. Anh ta không hề thuộc cả 2 thế giới- thế giới văn minh người da trắng hay thế giới hoang dã của người da đỏ- anh ta ở giữa 2 thế giới đó, không bao giờ hòa nhập vào thế giới nào. Phim có một cảnh quay rất nổi tiếng, thể hiện sự cô độc của Ethan một cách tuyệt vời, đó cũng là cảnh quay motif của phim, được dùng trên dưới 4,5 lần trong phim, rõ ràng nhất là cảnh bắt đầu và cảnh kết thúc phim. Đó là cảnh quay Ethan Edwards xuất hiện đằng trước ngôi nhà.Camera được đặt trong ở phía trong và nhân vật Ethan được quay qua cánh cửa, lúc đó màn ảnh như chia ra làm hai thể giới rõ rệt: 1 là trong ngôi nhà tối om- tượng trưng cho văn minh và sự êm ấm, 1 là ngoài khung cảnh rộng mở của sa mạc, trời xanh và cát trắng, tượng trưng cho sự lang thang và không nơi dừng nghỉ của người anh hùng, hai thế giới cách nhau qua 1 cánh cửa hẹp, tạo ra một frame rất đẹp và Ethan thuộc về thế giới ở phía ngoài, không bao giờ bước vào trong căn nhà- 1 hình tượng to lớn của người anh hùng sống trên lưng ngựa.Frame đó có thể làm biểu tượng cho cả phim The searchers. Phim đều bắt đầu và kết thúc bằng cảnh đó, đều là Ethan ở bên ngoài khi camera nhìn qua khung cửa, chỉ khác là những nhân vật ở bên trong căn nhà bây giờ đã thay đổi, nhưng tất cả họ đều tượng trưng cho một gia đình ấm cúng mà Ethan Edwards không bao giờ có được. Cảnh quay qua khung cửa đó còn thể hiện quan điểm của John Ford: cái nhìn thiểm cận và hạn hẹp của những người bù khú trong nhà ra thế giới tự do tuyệt đẹp đó- nó chỉ nhỏ bằng 1 khung cửa trong mắt của họ, nhưng thực ra nó thật là đẹp và vĩ đại nếu chạy ra mà nhìn ngắm nó.Nếu như ở đầu phim, camera từ trong căn nhà tối đi tới bước ra (chắc chắn là cố tình làm cho tối để đối lập với ánh sáng rực rỡ bên ngoài) và người xem bị hoa mắt bởi sự tráng lệ của thiên nhiên bên ngoài, cảnh đó dẫn dắt người xem vào thế giới tuyệt đẹp của kẻ lang thang cô độc Ethan( lúc này đang bước vào); thì ở cuối phim, camera lại có một động tác ngược lại, từ bên ngoài ánh sáng đó đi vào bên trong cửa, như muốn khép lại, kết thúc sự đi lạc vào thế giới đó, và lúc này cánh cửa tự nhiên khép lại, chỉ còn một Ethan đứng ở bên ngoài nhìn vào trong và từ từ ra đi, lại trở về một mình với thế giới của anh ta.
    [​IMG]
    Cảnh quay huyền thoại mở đầu và kết thúc phim​

    Vị trí theo tôi: top 10
  6. fernol

    fernol Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/10/2005
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Đọc. Và, lại chen vào vô duyên tí
    - Shindler''s List:
    Bạn nhận xét rất đúng, SS muốn phim mang đậm phong cách của phim tài liệu. Phim trắng đen, màu trắng của da và xương người. Màu đen của tro và than người. Nhưng phim không hoàn toàn trắng đen. (Dĩ nhiên không tính màu đồng cỏ ở cuối phim).
    Có màu đỏ, đỏ tươi của chiếc váy 1 bé gái, nhức nhối giữa phông nền đen xung quanh. Có màu lửa, những gam nóng, đỏ vàng cam, màu lửa thực sự của nến, rực lên khỏi màn đêm tối tăm. Chúng chỉ tích tắc thôi, nhưng ấn tượng rất lâu. Bạn có nghĩ họ "tráng" phim nhầm không.
    Cũng như poster phim, 1 poster đầy truyền cảm. Cách thể hiện chân phương giản dị, gần như đen trắng, và - không phải đen trắng. Trắng đen là màu cái chết. Còn cánh tay đỏ là màu của sự sống. Nên tôi không gọi đó là 1 phim trắng đen, mà xài cụm từ của bạn, 1 nghĩa khác, 1 bộ phim màu trắng đen.
    [/img] http://ttvnol.com/uploaded/redrum/8781f.jpg [/img]
    - Taxi driver:
    Rất đồng ý, Martin Scorsese tả máu rất hay. Không mướt mát, đẹp đến tàn nhẫn như Zatoichi, không bức bối trong điên loạn như Fight Club, hoặc rất nhiều nhưng không mấy ấn tượng như Old Boy (ít ra là với tôi), máu trong Taxi Driver khá trần trụi, thực, và cảm giác như đang bày trước mắt ta vậy.
    Đoạn kết, cười mím chi 1 cái, khi bạn bảo "có thể lời tường thuật từ đầu đến cuối phim là lời của một con ma Travis". The 6th Sense à? Nhưng bạn có lý. Ai cũng có cách hiểu phim riêng mình. Chẳng hạn chính tôi khi xem The Piano, cứ 1 mực nghĩ cái happy end không thật bằng sự câm lặng trong lòng đại dương. Trở lại kết cục của Taxi Driver, tôi không thấy nó mơ hồ. Tôi hiểu nó như phim đã tả: Travis là 1 anh hùng. Giữa cái thành phố lầy lụa bạn đã miêu tả, 1 kẻ điên khùng như Travis cũng 1 lần được tôn vinh - như vậy sẽ có giá trị tố cáo hơn, nhân bản hơn. À, xài từ này có vẻ cao siêu quá. Hay ta hiểu là, làm cho phim trong trẻo hơn 1 tí...
    PS. Phục bạn thật! Mong rằng không quấy rầy. Cứ coi như 1 con ruồi bay qua!
  7. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG PHIM Ở NGOÀI BẢNG XẾP HẠNG 100 CỦA AFI​
    41.The crowd(1928- King Vidor): John Sims(James Murray) là 1 người công dân bình thường của nước Mỹ trong thành phố New York.John được sinh ra đúng vào ngày quốc khánh Mỹ 4/7/1900 và cha John tin tưởng là John sẽ là 1 con người vĩ đại và rất thành công sau này.Nhưng cái chết bất ngờ của cha làm cho John trở thành cô độc từ nhỏ.Lớn lên, John luôn ấp ủ niềm tin có một cơ hội xảy ra trong đời mình và mình sẽ phất lên từ đó, tuy lúc này John chỉ là một người kế toán bình thường như bao người khác.Sau đó, John gặp Mary(Eleanor Boardman) và họ cưới nhau. Nhưng John vẫn luôn mắc kẹt trong cuộc sống tầm thường, không bao giờ có 1 cơ hội trong mơ xảy đến với John.Và những nảy sinh xuất hiện trong cuộc sống nghèo khổ của họ.

    [​IMG]
    Tóm tắt nội dung phim nghe có vẻ tầm thường, đúng là phim có phần hơi dài, nhưng nó không tầm thường chút nào, nó là 1 trong số phim câm thực sự là kiệt tác trong cách làm phim.Thường phim câm không hài hước kiểu lố bịch như phim của Charlie Chaplin thì nó cũng ?otình cảm dạt dào? và thái quá như kiểu Sunrise.Nhưng The crowd lại khác, những tình tiết của phim, nhất là lúc đầu, không mang tính ?ophim truyện? chút nào.Tuy John gặp Mary và hẹn hò, nhưng những tình cảm của họ xảy ra bình thường hết sức, không một cảm xúc ?omãnh liệt? nào và cũng không điểm nào là lãng mạn như các phim câm hay khai thác cả.Tính không ?ophim truyện? đó chắc chắn là dụng ý của đạo diễn King Vidor.Phim đề cập đến 1 cuộc sống diễn ra của một con người tầm thường trong ?ođám đông?(the crowd) của xã hội phát triển, được xuyên suốt qua sự lớn lên, gặp người yêu, hẹn hò, đám cưới và cuộc sống gia đình của John Sims.Sự tầm thường của cuộc đời John được nhấn mạnh trong phim cũng là sự tầm thường của một người trong tất cả mọi người trong nước Mỹ.Tựa đề ?othe crowd?, đề cập tới đám đông tức là nói đến cộng đồng tất cả mọi người trong nước Mỹ, và nói đến sự nhỏ bé của một cá thể như John Sims trong cộng đồng đó.Nhưng nửa phim còn lại bắt đầu tập trung vào những xung đột nảy sinh trong cuộc sống chật vật của hai vợ chồng và những tai họa ập đến, bắt đầu là John bị đuổi việc, con gái nhỏ bị tai nạn chết và cãi vả thường xuyên của hai vợ chồng.Nhưng mà không nói về nội dung phim nữa, càng nói nghe có vẻ càng chán.Cách làm phim mới là điểm mạnh của The crowd, chẳng hạn như ở trên, King Vidor cũng đã cố tình nhấn mạnh sự tầm thường của cuộc đời John Sims hằng ngày, phá vỡ những rập khuôn thường có trong phim thời đó cũng là 1 điểm hay của The crowd.Nhưng mà những cảnh quay của The crowd mới là hảo hạng.Phim hay có những đoạn quay không liên quan gì đến nội dung chính của phim là John Sims cả, thường là quay thành phố đang đi lại tấp nập một cách chóng mặt, đường phố toàn là người cắm đầu cắm cổ đi, tàu hỏa và xe cộ thả khói loạn xạ, tàu thủy kêu tun tút ồn ào để khẳng định cái định nghĩa ?othe crowd? của phim.Những lúc đó, camera thường quay ở một góc rất xa và rộng và trên màn hình chi chít là người và người xem choáng ngợp với sự khổng lồ của ?ođám đông? đó.Có vài lúc, King Vidor dùng cách ***g hình cảnh này cảnh nọ làm cho những người đó như đông lên gấp 2 gấp 3.Những cảnh quay về ?ođám đông? càng nhấn mạnh sự nhỏ bé của John Sims trong cộng đồng.Phim có 1 cảnh quay tôi thấy rất hay về kỹ thuật và trình độ biểu cảm đạt được của nó, được bắt đầu bằng con đường đông nghẹt người, camera đảo và nhìn lên 1 tòa nhà cao chọc trời.Đạo diễn lúc này chọn đặt camera ở dưới rất thấp làm cho giống như ta nhìn một người khổng lồ, tòa nhà đó đồ sộ cực đại.Và camera bắt đầu di chuyển lên chiều cao của tòa nhà với cả trăm ngàn cửa sổ ở mỗi tầng, và đột ngột dừng lại trước một cửa sổ có thể nói là ngẫu nhiên, và đi vào bên trong.Và cảnh bên trong lại càng đồ sộ hơn nữa, là biển người ngồi ở từng cái bàn xếp theo hàng của một công ty, đông chi chít và không nhận ai ra ai.Và lạc trong biển người đó, camera sà xuống một lúc lâu và đến được bàn của John Sims.Sự biểu cảm đạt tới là người xem hiểu được nhân vật chính John Sims chỉ là 1 phần ngàn trong biển người ở đây, và số người ở đây chỉ là 1 phần ngàn trong toàn bộ tòa đại ốc này.Cảnh đó là 1 cách thể hiện chủ đề phim rất hay, đó là sự vĩ đại của cộng đồng và sự nhỏ bé của một cá thể trong cộng đồng đó- được nói đến suốt phim.Qua cuộc sống tầm thường của John, phim muốn đề cập đến xã hội phát triển đã bỏ rơi con người lại nhỏ bé như thế nào.Chủ đề của phim là như vậy.King Vidor muốn khẳng định chủ đề đó trong toàn phim bằng cả hình thức( như ở trên) và nội dung.Chẳng hạn như khi con gái của John bị tai nạn và còn có thể cứu chữa được, John đã chạy ra đường và xin mọi người đừng làm ồn để con gái của John được nghỉ nhưng tất cả chỉ là công cốc và người ta đi qua nói với John ?okhông thể dừng đám đông lại chỉ vì con gái của anh bị ốm được?.Và tất nhiên với sự bỏ rơi không thèm đoái hoài của cộng đồng, John đã gặp rất nhiều tai họa khác; vì đau buồn về cái chết cua con gái mà không làm việc tập trung được ngày hôm sau- John đã bị đuổi việc không thương tiếc và không thèm quan tâm tại sao anh ta như vậy.John thất nghiệp trong 1 thời gian dài, lang thang đi tìm và tranh đoạt việc làm với ?ođám đông?.Một cảnh cảm động là cảnh John lang thang với đứa con trên chiếc cầu, sau lưng anh là những nhà máy đang thi nhau hoạt động và nhả khói(chắc chắn là đạo diễn cố tình), cảnh đó trong rất giống như hình ảnh người cha và con trong phim The bicycle thief và mức độ cảm động của người thất nghiệp cũng như trong The bicycle thief.Kết thúc phim là khi sau khi John đã tìm được 1 việc làm bất đắc dĩ là thằng hề tung hứng- nghề đầu phim John nhìn và chế giễu, John đã có thể đưa vợ đi chơi trong rạp hát.Và từ tập trung vào khuôn mặt của John và Mary, camera bắt đầu kéo ra xa và giật lùi lại chậm để lộ ra đằng sau cả trăm người cũng đang cười như John và Mary sau đó camera kéo dần lên cao để lại 1 lần cuối cùng- hình ảnh đám đông lại xuất hiện, ai cũng như ai, không phân biệt người nào cả và tất cả cá nhân đều lạc trong biển người vô định đó.
    Vị trí theo tôi: 20 đến 40
    42.Out of the past(1947- Jacques Tourneur):Jeff Bailey(Robert Mitchum) một thám tử trong quá khứ được thuê bởi tay ăn chơi giàu có trẻ Whit(Kirk Douglas) để tìm lại 1 cô gái chạy trốn khỏi Whit là Kathie(Jane Greer).Nhưng khi tìm được Kathie, Jeff đã yêu cô ta, cả hai hẹn hò và tìm cách chạy trốn khỏi Whit.Nhưng sau đó mọi chuyện trở nên rối rắm trong cuộc ẩn dấu, Jeff và Kathie chia tay nhau và Kathie về lại với Whit.Để trốn thoái khỏi những quá khứ đau buồn, Jeff đã đổi tên từ Markham ra Bailey, xây dựng 1 tiệm xăng dầu và tìm 1 nguời yêu khác.Nhưng khi Whit tìm lại Jeff để tiếp tục thuê Jeff trong 1 vụ điều tra, tất cả mọi chuyện giữa Jeff- Whit- Kathie lại xáo trộn lên trong 1 câu chuyện không biết đâu mà lần của tội ác, phản bội và tình yêu.
    [​IMG]
    Trước đây khi xem Double indemnity, tôi nghĩ đó sẽ là cuốn phim noir tinh hoa nhất và nổi trội nhất của thể loại phim noir, nhưng không ngờ mới được Out of the past, thì nhận ra phim này cũng chẳng kém cạnh gì.Bản thân tôi thì thấy Out of the past là cuốn phim thuần túy thám tử điều tra có nội dung hay nhất từ trước đến nay trong rất nhiều phim thể loại này tôi đã xem.Out of the past tất nhiên cũng xoay quanh những vấn đề trong phim noir là tội ác, lòng tham, tình yêu, bắn giết. Tựa đề ?oOut of the past? tạm dịch là ?othoát khỏi quá khứ?, nói đến tâm trạng của Jeff Bailey trong phim.Trước đây, Jeff khi tìm thấy Kathie đã cùng cô ta chạy trốn khỏi Whit- quá khứ một thời của Kathie.Và trong hiện tại lúc này, Jeff lại muốn thoát khỏi quá khứ của mình với Kathy và Whit.Tức là Jeff luôn luôn muốn thoát khỏi cả quá khứ của quá khứ (lúc cùng Kathie)và quá khứ của hiện tại( khi một mình)- nghe có vẻ tối nghĩa.Nhưng mà tối nghĩa cũng đúng thôi, Out of the past là phim noir rất phức tạp, chia thành nhiều lớp thời gian của cuộc đời Jeff Bailey.Trong hiện tại này, Jeff đã tìm ra 1 nơi cho mình trốn chạy những kỉ niệm đó, anh đã ổn định cuộc sống trong một miền quê rất đẹp và sắp cưới Ann- một cô gái hoàn toàn đáng yêu. Những cảnh quay ở miền quê lúc đầu phim Jeff đang ở rất đẹp, là cánh rừng toàn là cây trụi lá và có 1 con suối chảy qua, trông rất yên bình và đạo diễn đã làm cho những đoạn ít ỏi ở miền quê đối lập hoàn toàn với thế giới mà Jeff mắc phải trước đây(câu chuyện về quá khứ) và sắp tới.Những cảnh sắp tới là thành phố- đối lập với thiên nhiên đồi núi và thường là ban đêm và rất ít ánh sáng- đối lập với cảnh ở miền quê thường là buổi sáng và quang đãng.Cái đẹp sáng sủa của thiên nhiên ngay đầu phim làm cho cảm giác về những diễn biến sắp tới của nó trở nên ảm đạm vô cùng. Là một phim noir, những chủ đề về tội ác, tình yêu, lừa lọc và một không khí ảm đạm, tối nghĩa của đạo đức, những tình tiết xoay chuyển liên tục, những mối quan hệ hai mặt, những cuộc giết nhau,sự lẫn lộn của quá khứ và hiện thực, tất cả xen lẫn và vướng mắc vào nhau tạo một cuốn phim rất hay và phức tạp.Và rốt cuộc, cả ba nhân vật chính của phim đều đi đến một kết thúc bi thảm không thể thoát được cho cả ba, đây là một trong những phim có kết thúc bi quan nhất.Cả 3 nhân vật đều có những tính cách rất noir, rất riêng và điển hình, và đều được diễn xuất tốt, nhất là Robert Mitchum: Jeff Bailey, một thám tử lạnh lùng, buồn bã với đôi mắt nửa mở nửa nhắm, Whit, một tay giàu sang ăn chơi, có những nụ cười đểu và vô lại ,đóng bởi Kirk Douglas, và Kathy, một cô gái xinh đẹp, quyến rũ và ác hiểm, đặt tay trên cả hai nhân vật nam chính.
    Cô gái femme fatale trong Out of the past đặc biệt điển hình, có thể quyến rũ và sai khiến tất cả các nhân vật nam trong phim để làm theo ý cô ta.Jeff không phải là ngoại lệ, bị cô ta lôi cuốn ngay từ những cuộc gặp đầu.Và cuộc chạm môi của họ đầu tiên, tức là lúc Jeff hoàn toàn rơi vào cái bẫy tình ái đó, là ở bờ biển và Jeff đứng dưới 1 cái lưới cá khổng lồ, một hình ảnh ẩn dụ.
    Vị trí theo tôi: 30 đến 45
  8. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    43.The general(1927- Buster Keaton): 1 trong những phim câm xuất sắc nhất.Johnny Gray(Buster Keaton) là 1 kỹ sư tàu hỏa, anh có 2 thứ mà anh yêu nhất trên đời đó là chiếc tàu hỏa có tên là The general của anh và cô nguời yêu Anabelle. Khi chiến tranh nam- bắc nội chiến nước Mỹ diễn ra, bọn miền Bắc lập kế hoạch và ăn cắp được con tàu The general, trên đó có Anabelle để chuẩn bị chiếm miền Nam.Và Johnny Gray đã 1 mình đuổi theo để cứu người yêu và chiếm lại con tàu- hai thứ mình yêu nhất.
    [​IMG]
    Cuốn phim được chia rõ rệt thành hai phần: phần thứ nhất là lúc Johnny trên 1 con tàu khác đuổi theo con tàu General và phần thứ 2 là ngược lại: quân miền bắc đuổi theo để chiếm lại con tàu General mà Johnny vừa mới chiếm lại được.Rất nhiều tình huống hài hước đã xảy ra, bằng trí thông minh của mình, Johnny đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Xem The general sẽ ấn tượng mạnh nhân vật Johnny Gray của Keaton này, một nhân vật đơn phương độc mã, dũng cảm nhưng dại dột trên chuyến hành trình chiếm lại người yêu và con tàu, những hành động dai dẳng, không bỏ cuộc của anh ta với những tình huống khó khăn khác nhau, sự khéo léo, tài tình trong việc một tay chiến đấu, và thêm vào đó là sự may mắn nhờ những trường hợp ngẫu nhiên. Có thể The general là đỉnh cao nhất của thể loại slapstick comedy- loại phim hài thường dùng trong phim câm với những tình huống hài nhờ vào những hành động không lời nhưng rất lố bịch và ngớ ngẩn, như những cuốn phim của Charlie Chaplin chẳng hạn- cảnh đấu võ đài trong City lights là điển hình của slapstick comedy.Trong này, Buster Keaton đã dùng rất nhiều thứ, nhiều vật để tạo ra tiếng cười và chắc ai xem cũng phải nói ?sao mà ngu thế!?, thế mà những kết quả đạt được đến tự nhiên như chó ngáp phải ruồi, nhưng đó lại là cái hay cố tình của cuốn phim.Những sự hi hữu như là không tưởng lại có thật trong The general.Sự tự nhiên bất ngờ của hoàn cảnh mà thực ra là được cố tình làm trong phim có thể nói là không ai làm được tốt hơn Buster Keaton trong The General này.The general đứng trong làng lịch sử phim Mỹ với một vị trí rất đặc biệt, có thể cho rằng đó là phim hài hành động đầu tiên trong lịch sử và có thể đó là phim hài hành động tài ba nhất trong tất cả mọi phim từ trước đến nay, mặc dù thể loại này đến nay thì phát triển vô số.Tại vì đó mới là năm 1927 thôi, không có máy tính nào, không có hiệu quả đặc biệt làm đẹp mắt nào, và cũng chả có cái bluescreen nào để Buster Keaton có thể quay ở bluescreen rồi chèn background vào để tạo được những pha ngoạn mục như thế, mọi thứ trong phim phải được làm thật ở ngoài, và ngay chính tại địa điểm đó để tạo ra những thước phim đó, tức là độ chính xác của những cảnh đó rất cao, nếu không kết quả sẽ là thảm họa. Và những kết quả đem lại từ sự chính xác đó là những cảnh làm cho người xem phải thót tim, phải cười hoặc cả hai.Chẳng hạn như có một cảnh 1 cái canon suýt bắn trúng nhân vật Johnny Gray, nhưng cuối cùng thì lạc sang bên kia( và vô tình bắn trúng tàu đối phương một cách rất chi là ngẫu nhiên), tức là khi làm cảnh đó, Buster Keaton(Johnny Gray) phải suýt bị bắn thật bởi 1 cái canon thật và đúng là con tàu kia bị bắn đổ thật, đơn giản là vậy, và tôi cũng đã xem rất kĩ, đúng là Buster Keaton thật, không có người đóng thế nào cả.Và những sự ngoạn mục liều mạng kiểu đó xảy ra không phải là ít trong phim The general này. Cho nên, có thể xem The general là 1 trong những phim công phu nhất trong làng điện ảnh thế giới, và cũng có thể xem nó là một trong những phim xuất sắc nhất trên thế giới, bởi vì những điều Buster Keaton làm được trong năm 1927 quả là đáng khâm phục.Và những cảnh của phim phần lớn là trên con tàu di chuyển liên tục( nhưng không quay ở trong tàu mà phần lớn là là bề mặt ngoài), nên chắc chắn để tạo ra The general thì quay nó cũng không phải là dễ.
    Vị trí theo tôi:15 đến 30
    44.Notorious(1946- Alfred Hitch****): Notorious- tựa đề của phim chỉ đến Alicia Huberman(Ingrid Bergman), cô gái con của một điệp viên Nazi ở Mỹ, sống phóng túng và khét tiếng chơi bời.Nhưng sau cái chết của cha cô vì bị CIA Mỹ bắt, Alicia quen với 1 CIA là Devlin(Cary Grant) và sau này, Alicia phải miễn cưỡng giúp CIA điều tra về tổ chức Nazi ở Mỹ bằng cách tán tỉnh và xâm nhập và nhà của Alex( Claude Rains), một người quen cũ của cha cô. Alicia và Devlin yêu nhau nhưng khi làm nhiệm vụ, cả hai đều tỏ vẻ lạnh lùng vì những lí do khác nhau, và điều đó làm cả hai rất đau khổ và cũng dẫn để việc cưới Alex để hoàn thành nhiệm vụ của Alicia. Và mọi việc dần diễn biến trót lọt, phát hiện ra mọi thứ, nhưng cho đến khi Alex nhận ra sự thật của Alicia, ông ta cùng bà mẹ đã đầu độc Alicia dần dần bằng thạch tín để cô chết dần dần từng ngày.Và đó cũng là lúc quyết định để Devlin bày tỏ lòng mình thực sự với Alicia.
    [​IMG]
    Rõ ràng là Alfred Hitch**** muốn ***g vào câu chuyện tình của 2 nhân vật Devlin và Alicia song song với 1 câu chuyện thám tử, nên phim không phải hoàn toàn lạnh lùng mà Notorious rất tình cảm.Tính tình cảm của nó hay in đậm vào các cảnh chỉ có 2 nhân vật Devlin và Alicia, giữa hai nhân vật này luôn tồn tại 2 tình cảm với nhau: yêu và lạnh nhạt bề ngoài với nhau, để biểu hiện tâm trạng đó, camera movement đã có nhiều sự biểu hiện, đặc biệt là khoảng cách xa gần của các cảnh này. Phần lớn là các cảnh được quay rất gần, và thậm chí có vài cảnh chỉ có 2 khuôn mặt của 2 người sát nhau, thể hiện 1 cái gì đó gần gũi giữa họ và một tình yêu theo kiểu vô hình mà người xem cảm nhận được qua cách quay đó.Có thể thấy điển hình ở cảnh hôn nổi tiếng của Notorious, một trong những cảnh bậc nhất trong làng phim Mỹ từ trước đến nay và là biểu tượng cho nụ hôn của phim Mỹ, nói đến hôn là người ta nghĩ ngay đến cảnh này, tại vì nó khá đặc biệt: rất dài, gần 3 phút! Hôn ở đây chỉ là hôn môi lướt qua, nói theo kiểu từ hay dùng là French kiss và vừa nói chuyện, ngoài độ dài quá sức đặc biệt của nó, cảnh này còn được tiếp thêm rất nhiều nhờ close-up( khuôn mặt) gần như toàn bộ trong cảnh của Hitch****, làm cho nó trở nên gần và mãnh liệt hơn bất kì nụ hôn nào hết.Sự close-up nhiều đến mức có thể thấy như không như chấp nhận được, nhân vật di chuyển mà nó vẫn close- up rất chặt, không cần quan tâm đến không gian xung quanh như thế nào. Sự close-up vừa tạo sự gần gũi trong tình yêu của hai nhân vật, và sự không để ý đến không gian mà chỉ tất cả trên màn hình là khuôn mặt 2 người, theo tôi chắc chắn Alfred Hith**** rất cố ý khi làm thế, kiểu quay như vậy sẽ biểu hiện trạng thái say đắm trong tình yêu và lạc vào thế giới hoàn toàn riêng của Devlin và Alicia, đến mức họ không nhận thức được những gì xung quanh mình đang diễn ra mà chỉ có 2 người trong thế giới đó.Và những lúc hiếm hoi cảnh hai người trở lại lạnh nhạt với nhau, camera lại lùi ra một cách khá đột ngột, làm cho ta cảm thấy hụt hẫng, cũng giống như là chính cảm giác hụt hẫng của cả Devlin và Alicia trong những giờ phút đó, giống như là họ vừa định thần lại và nhận ra mọi thứ xung quanh. Những cách quay như thế là tính biểu hiện của Hitch****, rất hiệu quả, rất xuất sắc và được thấy khá rõ. Đúng là trong Notorious, Hith**** rất hay lợi dụng các cảnh close- up, ngoài dùng trong các cảnh của Devlin và Alicia, nó còn rất hay dùng để tạo sự căng thẳng trong các cảnh, của một sự phát hiện nào đó trong phim để phát triển nội dung của phim, gây chú ý đặc biệt mạnh đối với các vật đó. Tại vì trong Notorious, Hitch**** dùng rất nhiều vật làm motif cho phim, những vật đó có vai trò quan trọng trong tình tiết của phim, quan trọng đến mức Hitch**** làm cho nó được chú ý rất mạnh bằng các close-up. Các vật motif quan trọng đó là chiếc chìa khóa(để mở căn phòng bí mật của Alex), chai rượu( vật phát hiện sau này), phim rất chú ý đến cái motif cái chìa khóa, điểm làm cho mọi biến cố diễn ra, nên tôi thấy cái poster nào của phim Notorious cũng có hình chiếc chìa khóa cả. Chắc cũng tại vì nó có liên quan đến cảnh quay khét tiếng của phim.Đó là lúc ngay sau khi Alicia lén lấy được chiếc chìa khóa căn phòng bí mật đó để đưa cho Devlin, cảnh ở phòng vũ trường được bắt đầu bằng một establing shot theo lối quen thuộc quét và giới thiệu toàn bộ quang cảnh đại thể của căn phòng nhìn từ trên cao xuống với 1 góc camera rất rộng, nhưng đến lúc này camera bắt đầu sà xuống chầm chậm chuyển động tới dần dần rất lâu cho đến khi tập trung close- up cực đại chiếc chìa khóa tay Alicia đang nắm chặt. Tôi thì không hiểu lắm cách quay của Hitch**** trong cảnh nổi tiếng này để biểu hiện cái gì, không biết có phải là để xây dựng sự căng thẳng cao độ của người xem đối với chiếc chìa khóa để đồng nhất biểu hiện của tâm trạng Alicia lúc này, nhưng tôi thấy đó là một cảnh rất đặc biệt, và chắc chắn với một kĩ thuật rất ưu tú vì để đạt được cảnh quay đó phải có một thấu kính rất sâu của camera, và trước hết là một óc sáng tạo khủng khiếp của Alfred Hitch****.Hitch**** dùng motif chiếc chìa khóa trong phim Notorious vừa có nghĩa ý tưởng, chìa khóa là tượng trưng cho phương tiện của 1 sự xâm nhập, khám phá, tìm hiểu của cái gì đó, trong phim chính là sự xâm nhập làm điệp viên của Alicia, nên chiếc chìa khóa trong Notorious còn là tượng trưng cho chính Alicia.
    Notorious là phim có tính chất biểu hiện nhiều nhất ở trong tất cả các phim tôi được xem của Hitch****.Ngoài 2 nhân vật Alicia và Devlin trong các cảnh của 2 nhân vật đó, rất nhiều lần phim close- up vào khuôn mặt của các nhân vật để diễn tả tâm trạng của họ một cách mạnh mẽ nhất đập vào người xem, và có một vài lúc nào đó, sự ấn tượng đó lại trở thành căng thẳng tăng dần.Rõ ràng nhất là cảnh cuối phim, khi mà Devlin đưa Alicia đang bị đầu độc bằng thạch tín thoát khỏi nhà của Alex, một lần nữa Hitch**** dùng 1 phương thức lạ trong phim, lúc này để biểu thị sự căng thẳng cao độ dần của các nhân vật( cụ thể là hình như khoảng 8 nhân vật), camera đã liên tục quay close-up vào khuôn mặt căng thẳng của họ, và cắt sang rất nhanh thay phiên nhau, tạo ra 1 chuỗi liên tục những cảm giác trên khuôn mặt, và sự căng thẳng của cảnh đó được truyền đạt sang cho người xem một cách rất xuất sắc.Tổng quan lại đây là một phim thể hiện tài năng nhất của Hitch**** vì sự xây dựng các cảnh quá tuyệt vời của ông, đặc biệt là cách chọn những góc quay, những camera movement hết sức sáng tạo đến từng cảnh một.
    Vị trí theo tôi: 20 đến 40
    Được redrum sửa chữa / chuyển vào 11:52 ngày 30/10/2005
  9. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0

    45.His girl Friday(1940- Howard Hawks): lại 1 phim dạng screwball comedy nữa tôi đề cập tới trong 50 phim này, trước đó là It happened one night và The Philadelphia story- nhưng 2 phim kia chỉ hao hao, không thuần chủng là screwball comedy đúng nghĩa.Tiếc là chưa được xem phim tinh hoa của thể loại này là Bringing up baby, cũng của Howard Hawks.His girl Friday bắt đầu bằng Hildy Johnson(Rosalind Russell) đến tòa báo cũ của mình thông báo cho chồng cũ kiêm sếp là Walter Burns(Cary Grant) về việc ngày mai sẽ lên đường đi Albani với chồng sắp cưới.Vẫn còn yêu Hildy, Walter đã dùng đủ mọi tài lanh của mình để lôi Hildy trở lại công việc và mình.Và đúng lúc đó, tòa báo của Walter nhận việc đi phỏng vấn một tội phạm sắp bị hành hình ngày mai và tất cả mọi việc rối rắm xảy ra từ đó.
    [​IMG]
    Để chọn thêm 1 cuốn phim hài nữa vào 50 phim này, tôi thử đến 3 lựa chọn hơi giống nhau về thể loại romance-comedy là Trouble in paradise(1932) của Ernst Lubitsch, The lady Eve(1941) của Preston Sturges và His girl Friday này. Đúng là 2 phim ở trước thì hay và hấp dẫn và nội dung đến nỗi phải dán mắt vào màn hình suổt phim nhưng cuối cùng tôi nghĩ His girl Friday là xứng đáng nhất.Không phải His girl Friday hay hơn về nội dung- thực ra nội dung của hai phim kia hay hơn nhưng 2 phim kia là đỉnh cao kiểu hoàn hảo không có lỗi của thể loại romance- comedy còn His girl Friday mới đúng là đột phá trong cách làm phim.Phim này rất độc đáo và phải nói là có 1 không 2 trong lịch sử phim Mỹ hay phim cả thế giới.His girl Friday hơi hiếm nên cũng không dễ tìm ra mà xem, nhưng khi xem rồi thì không thể quên được phim này và những ấn tượng tốt hay xấu về His girl Friday vẫn không rõ ràng- có thể dễ dẫn đến chịu không nổi hơn là thích thú nó.Điều đặc biệt tôi muốn nói về His girl Friday trong cách làm phim là lời thoại của phim- nhanh như chớp và không dừng lại 1 giây để nghĩ.Phim chỉ dài có 1 tiếng rưỡi nhưng lời thoại của phim có thể nhiều hơn 1 phim dài 3 tiếng! Nói thế là biết nhịp độ của lời thoại ra làm sao rồi.Tất cả nhân vật trong His girl Friday hễ có mặt trên màn hình là nói và nói, nói vừa dài,vừa dai, vừa nhanh lại không ngắt quãng làm cho phim lộn tùng phèo lên hết.Mỗi lần nói ra là 1 hơi dài toàn là câu lia lịa của các nhân vật.Nhưng mà nói như thế không phải nói nhảm. His girl Friday là 1 trong những phim có kịch bản lời thoại hay nhất, đặc biệt là những cuộc chạm trán đấu võ mồm nảy lửa của hai nhân vật chính Walter và Hildy- lời thoại những lúc này rất dí dỏm, rất vui, châm biếm nhau từng câu một và thường hay mang nghĩa bóng cạnh khóe.Tất cả những gì nổi trội trong His girl Friday là lời thoại.Phim còn có 1 cách làm nữa mà tôi chưa bao giờ thấy, đó là lời thoại được chồng lên nhau.Tức là người này nói mặc người kia, bàn luận song song cùng 1 lúc về những chủ đề khác nhau mà không bị ngắt quãng bởi nhau, không thèm quan tâm ai nói gì.Những cuộc nói không nghỉ đó làm cho His girl Friday như là 1 sự xáo trộn lớn của những tính cách đan xen nhau và cuốn phim vui nhộn nhờ sự hỗn độn của mớ lời thoại đó.Tôi lúc đầu xem phim này cũng chịu không nổi vì điếc tai quá, cứ thử tưởng tượng trên màn hình mà cứ một lúc lại có 3 người thi nhau chen lời thì chắc cũng phải kiên nhẫn lắm mới xem họ nói gì. Nhưng mà khi xem lại lần thứ 2, chịu khó pause lại đọc hết lời phụ đề những lúc như thế và hiểu được những ý tưởng cay độc trong các lời nói thì mới thấy His girl Friday thực sự kiệt xuất về cách làm phim.Chung quy lại phim hài cổ điển cũng có 2 loại chính, loại đem tới những tiếng cười nhờ những hành động lố bịch như các phim câm chẳng hạn và loại thứ 2, loại phim thịnh hành từ những năm 35 là loại hài hước đem tới từ những câu hội thoại thông minh, châm biếm và phức tạp của các nhân vật chính- thường là các loại hài lãng mạn với nhịp điệu nhanh, loại này có vẻ cao cấp hơn vì phải nghĩ xem nó bóng gió gì trong những lời thoại của nó.Và His girl Friday đã làm rất tốt trong thể loại hài thứ 2, và nó còn đột phá hơn nữa, lời thoại của phim không những vui, thông minh mà còn chồng chéo hỗn độn- cách làm phim hài này thì chưa bao giờ tôi thấy cả.Khuôn mặt không thể diễn tả được cảm xúc nào của Cary Grant nay lại rất hợp với vai Walter Burns trong His girl Friday này- luôn luôn cool trước mọi tình thế xoay chuyển xoành xoạch trong phim, càng làm cho His girl Friday ?otrơ tráo? và tỉnh bơ trước mọi biến cố loạn lạc của nó.Có thể đây là phim sáng tạo nhất của Howard Hawks,và đó cũng là phim thoát khuôn khổ nhất của Hawks vì ông này hay làm phim với những nhân vật có tính cách nhất định trong các phim và thường tuy làm phim ở tất cả mọi thể loại nhưng Howard Hawks luôn kèm vào đó những bài học về giá trị đạo đức con người.Nhưng His girl Friday đã bỏ đi hai điểm đặc thù đó của Hawks và hoàn toàn thuần túy là 1 phim hài dí dỏm và phức tạp.Chủ đề chính của phim nói về sự hỗn độn,giành giật, tài lanh, cơ hội của giới báo chí trong 1 thế giới phát triển- qua câu chuyện nửa cuối phim về việc tòa báo Walter Burns săn tin về việc trốn chạy của tên tù nhân bị hành hình sáng mai.
    Vị trí theo tôi: 25 đến 40
  10. redrum

    redrum Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/10/2004
    Bài viết:
    91
    Đã được thích:
    0
    46.The night of the hunter(1955- Charles Laughton): cuốn phim thriller pha lẫn noir của Charles Laughton, đây là cuốn phim duy nhất ông đạo diễn.Harry Powell(Robert Mitchum) là 1 tay truyền giáo đội lốt người lương thiện để đi lừa cưới và giết, ăn cắp tiền của những phụ nữ ngây thơ.Harry Powell là 1 tên tâm thần loạn lạc đáng sợ, ghét tất cả các phụ nữ và thường giết họ bằng con dao bấm của mình.Và Harry, sau nhiều lần trót lọt, đã cưới Willa Harper với ý định manh nha cướp số tiền 10000 dollar mà chỉ có 2 đứa con John và Pearl của Willa biết chỗ giấu. Sau khi Powell giết chết Willa, John và Pearl trở nên mồ côi và bị săn đuổi từng đêm bởi Powell.Chúng đã leo lên một con thuyền và lạc đến một nơi có một người có thể bảo vệ chúng bởi tên độc ác.
    [​IMG]
    The night of the hunter- the hunter ở đây chính là Powell tên truyền giáo tâm thần và luôn săn đuổi hai đứa trẻ vào ban đêm. Khi biết kết hợp phim noir với một cuốn thriller thì đó là 1 tác phẩm hấp dẫn từ đầu đến cuối. Là 1 cuốn phim với chủ đề nghiêm trọng(tội ác, thoái hóa con người, sự tham lam) nhưng hai nhân vật xoay quanh lại là trẻ em.Robert Mitchum thật sự đáng sợ với vai Harry Powell với 1 đôi mắt lúc nhắm lúc mở, những sự xuất hiện trong đêm đầy ma quái và chất giọng độc địa không thể quên được khi cất lên ?oCH.I.L.D.R.E.N??.Bàn tay xăm hai chữ L.O.V.E và H.A.T.E của Powell là 1 ấn tượng sâu sắc cho người xem.
    Charles Laughton chỉ đạo diễn một phim thôi(ông là 1 diễn viên nổi tiếng- đạt Oscar best actor trong phim Mutiny on the bounty năm 1935 đóng với Clark Gable), nhưng phải nói The night of the hunter là 1 kiệt tác, và chắc chắn 1 trong những phim Mỹ xuất sắc hàng đầu, mặc dù nó bị bỏ quên khi mới ra đời, không nhận lấy được 1 đề cử Oscar. Laughton đã đạo diễn phim này với 1 phong cách rất riêng và rất lạ mắt, mang tính cá nhân sáng tạo rất nhiều. Nó giống như là 1 sự pha trộn của phim thời silent và 1 thriller mới mẻ.The night of the hunter có rất nhiều đoạn nhìn xuống của camera để mở màn và giới thiệu, thâu tóm toàn bộ quang cảnh rộng, kiểu của phim câm, tại vì đến thời khoảng năm 50 này thì rất ít có mấy đoạn giới thiệu cổ lổ sĩ kiểu như thế, và nếu có thì cũng chỉ là camera quét ngang(pan shot) hoặc nhìn lên(crane shot) chứ không bao giờ chốc xuống kỳ quặc thế. The night of the hunter cũng có một kiểu ánh sáng không chịu ảnh hưởng của phim cùng thời. Ánh sáng của phim không phải sắc bén, phân chia rạch ròi, tương phản đậm nét như phim noir chẳng hạn mà nó rất là thô ráp, cứng cỏi, và mang rất nhiều tính chất biểu hiện tâm trạng.Sự tối tăm của cuốn phim trong The night of the hunter lại đem tới chính nhờ sự thô ráp của ánh sáng tối đó.Ánh sáng đạt trình độ rất cao trong The night of the hunter, nhờ đó mà nó mới tạo ra tâm trạng cho cả cuốn phim.Nhất là The night of the hunter đã tạo ra những đêm của những đứa trẻ trở nên rất lạ.Những cảnh phim như là chỉ có trong thần thoại, bầu trời khoảng trắng khoảng đen không biết đâu là ranh giới, gồm màu trắng, màu đen và rất nhiều màu trung gian xen phủ vào nhau tạo một hệ cân bằng của màu sắc. Một bầu trời kì lạ như thế chắc chắn không được dùng để chỉ đến sự thực mà nó muốn dẫn dắt người xem đến 1 thế giới ảo, mơ của những đêm của 2 đứa trẻ. Hình như The night of the hunter mang âm hưởng rất nhiều của những câu chuyện cổ tích.Rất rất nhiều lúc cảnh phim không phải là thực nữa mà nó trở nên trừu tượng hóa, biểu tượng hóa. Tiêu biểu như là cảnh 2 đứa trẻ lạc giữa dòng sông ban đêm, cảnh đối đầu thiện- ác giữa ?ongười mẹ? của bọn trẻ và Harry, cảnh trong ngôi nhà bỏ hoang với bóng đen của Harry trên đồi- cảnh này được quay rất đẹp, camera đặt ở góc rất xa và góc quay rộng với hình dáng bóng đen cao gầy đáng sợ của tên thợ săn người Harry Powell nổi bật lên trên nền trời(lúc này màu trắng nhiều hơn) và ngâm nga bài hát quen thuộc của hắn ta, cảnh giống như một bức tranh được vẽ bằng chì với màu trắng và đen được phối hợp rất nghệ thuật, có thể dùng ngay hình ảnh đó làm poster cho cả phim. Tôi đặc biệt thích những phim có mang đậm tính nghệ thuật và thẩm mỹ trong cách xây dựng cảnh. The night of the hunter là 1 trong những phim như thế. Ví dụ những trường đoạn các đêm chạy trốn của 2 đứa trẻ, khi chúng lạc giữa dòng sông là tiêu biểu nhất cho sự nổi bật trong cách làm phim của The night of the hunter: đó là tạo dựng cảnh như những huyền thoại và đặc biệt là với những góc đặt camera hoàn hảo và sáng tạo nhất trong lịch sử phim(không phải camera movement).Chiếc thuyền của 2 đứa trẻ trôi trên sông, và mặt nước lóng lánh ánh trăng, bầu trời đây sao, và có nhiều lúc camera thâu tóm cảnh chiếc thuyền của 2 đứa trẻ ở đằng xa và ở foreground là các con thú ban đêm( đẹp nhất là cảnh với foreground là cái mạng nhện) để biểu hiện sự ẩn dụ qua những hình ảnh đó. Và với những cảnh như thế thì làm gì có cái gì đẹp và mơ hơn nữa?
    2 nhân vật đối lập cho 2 trường phái của phim: Harry Powell và bà Rachel Cooper cũng được The night of the hunter biểu tượng hóa chứ không mang tính thật, tác giả không làm cho người xem phải tin các nhân vật đó là có thật, mà tác giả muốn người xem thấy họ giống như những biểu tượng trong một câu chuyện trong mơ. Một trong những cảnh đẹp nhất của phim và mang tính tính biểu tượng nhiều nhất là cảnh đối đầu ở cuối phim của bà Cooper- ngồi trong ánh sáng và Harry Powell lặn trong bóng đêm của khu vườn; bà Cooper thì cầm một cây súng trường , ngồi trên 1 chiếc ghế gỗ ở foreground đối mặt với Powell, 1 biểu tượng của sự an toàn tuyệt đối, còn Harry khuất ở đằng xa biểu thị cho hiểm họa sẵn sàng ập tới( lại một góc đặt camera tuyệt vời khác).Cảnh đó được giữ lại là một trong những cảnh đối đầu kinh điển của phim Mỹ.
    Charles Laughton đã làm được cả 2 điều cùng 1 lúc trong phim- vừa đẹp vừa đáng sợ; hình tượng phim, xây dựng cảnh vừa rùng rợn vừa giống như thơ, đúng là rất có phong cách tất , và nó đã tạo ra 1 kiệt tác The night of the hunter ma quái và ghi nhớ mãi khi đã xem nó.

    [​IMG]
    Đêm của 2 đứa trẻ trên con sông- lẫn lộn giữa thực và mơ​

    Vị trí theo tôi: top 20

Chia sẻ trang này