1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TỔNG QUAN VỀ TPHCM

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi roma, 02/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    TỔNG QUAN VỀ TPHCM

    1. Dân số: 4.582.230 người

    2. Địa hình:
    Tổng diện tích: 2.090km2
    TP HCM cách bờ biển 50 km, phía nam giáp với biển Đông, phía bắc giáp Tây Ninh, phía tây giáp Long An, phía đông giáp Bình Dương và Đồng Nai. TP HCM có một hệ thống sông ngòi và kênh rạch dày đặc rất thuận lợi cho giao thông và tưới tiêu. Khí hậu nóng và chịu ảnh hưởng của gió mùa.

    3. Dân tộc: 36
    Kinh: 3.479.104 người.
    Kh'mer: 3.098 người.
    Nùng: 592 người.
    Thái: 257 người.
    H'mông: 15 người.
    Gia Rai: 22 người.
    Ede: 41 người.
    Sudang: 5 người.
    Cờ ho: 17 người.
    Hre: 5 người.
    Stieng: 5 người.
    Mnang: 5 người.
    Gie Trieng: 1 người.
    Co: 2 người.
    Khang: 1 người.
    Chu: 2 người.
    Phu La: 9 người.
    Chut: 1 người.
    Brau: 3 người. Không xác định: 549 người.
    Hoa: 433.551 người.
    Chăm: 3.636 người.
    Tày: 726người.
    Mường: 157 người.
    Dao: 8 người.
    Ngái: 8 người.
    Ba Na: 7 người.
    San Chay: 10 người.
    San Diu: 6 người. Raglai: 4 người.
    Thổ: 29 người.
    Giáy: 6 người.
    Ma: 1 người.
    Choro: 19 người.
    Sinhnum: 2 người.
    Lào: 14 người.
    Lahu: 2 người.
    Sila: 1 người.
    Người nước ngoài: 2923 người.

    4. Tôn giáo:

    Đạo Thiên Chúa: 500.000 tín đồ.
    Đạo Phật: 1.100.000 tín đồ.
    Đạo Cao Đài: 55.000 tín đồ.
    Đạo Tin lành: 40.000 tín đồ.

    5. Văn hoá:
    Di tích được xếp hạng (đến 7/5/1997): 35
    Di tích lịch sử:21
    Di tích văn hoá: 13
    Di tích văn hoá và lịch sử: 1
    Các di tích đặc biệt:
    - Địa đạo Củ Chi
    - Hội trường Thống Nhất.
    Di tích - danh thắng:
    * Uỷ ban Nhân dân TP HCM
    * Hội trường Thống Nhất-đường Lê Duẩn.
    * Nhà thờ Đức Bà - Quảng trường Công xã Pari
    * Bưu điện Sài Gòn
    * Chùa Vĩnh Nghiêm
    * Chùa Giác Viên
    * Vườn bách thú (Thảo Cầm Viên)
    * Mộ Lê Văn Duyệt - phố Đinh Tiên Hoàng.
    * Chùa Gò (Chùa Phụng Sơn )
    * Chùa Ông (Nghĩa An, Hoi Quan)
    * Chùa Bà (Tue Thanh, Hoi Quan)
    * Đài tượng niệm Bến Dược - Củ Chi.
    * Công viên giải trí Đầm Sen.
    * Công viên giải trí Bình Quới
    * Công viên giải trí Suối Tiên


    6.Lễ hội:

    Hội chiến thắng Đống Đa: 5/1 âm lịch.
    Hội Hai Bà Trưng: 8/3
    Ngày giỗ tổ Hùng Vương: 10/3 âm lịch.
    Hội Nghênh Ông( Huyện Cần Giờ):16/8 âm lịch.
    Hội Katê của người Chăm: 29/8 âm lịch.
    Lễ tưởng niệm Trần Hưng Đạo:10/12 âm lịch.




    Roma@

    Được roma sửa chữa / chuyển vào 03/07/2002 ngày 08:12
    cuangotraitim thích bài này.
  2. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Khí hậu, thời tiết
    Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Cũng như các tỉnh ở Nam bộ, đặc điểm chung của khí hậu-thời tiết TP. HCM là nhiệt độ cao đều trong năm và có hai mùa mưa-khô rõ ràng làm tác động chi phối môi trường cảnh quan sâu sắc. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Theo tài liệu quan trắc nhiều năm của trạm Tân Sơn Nhất, qua các yếu tố khí tượng chủ yếu; cho thấy những đặc trưng khí hậu Thành Phố Hồ Chí Minh như sau:
    - Lượng bức xạ dồi dào, trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm; số giờ nắng trung bình/tháng 160-270 giờ; tổng tích ôn/năm 9.8780C. Nhiệt độ không khí trung bình 270C; nhiệt độ cao tuyệt đối 400C, nhiệt độ thấp tuyệt đối 13,80C. Tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,80C), tháng có nhiệt độ trungbình thấp nhất là khoảng giữa tháng 12 và tháng 1 (25,70C). Hàng năm có tới trên 330 ngày có nhiệt độ trung bình 25-280C. Điều kiện nhiệt độ và ánh sáng như vậy, rất thuận lợi cho sự phát triển các chủng loại cây trồng và vật nuôi đạt năng suất sinh học cao; đồng thời đẩy nhanh quá trình phân hủy chất hữu cơ chứa trong các chất thải, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường đô thị.
    - Lượng mưa cao, bình quân/năm 1.949 mm; năm cao nhất 2.718 mm (1908) và năm nhỏ nhất 1.392 mm (1958); với số ngày mưa trung bình/năm là 159 ngày. Khoảng 90% lượng mưa hàng năm tập trung vào các tháng mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; trong đó hai tháng 6 và 9 thường có lượng mưa cao nhất. Các tháng 1,2,3 mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể. Trên phạm vi không gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, có khuynh hướng tăng dần theo trục Tây Nam-Đông Bắc. Đại bộ phận các quận nội thành và các huyện phía Bắc thường có lượng mưa cao hơn các quận huyện phía Nam và Tây Nam.
    - Độ ẩm tương đối của không khí bình quân/năm 79,5%; bình quân mùa mưa 80% và trị số cao tuyệt đối tới 100%; bình quân mùa khô 74,5% và mức thấp tuyệt đối xuống tới 20%.
    - Về gió, TP. HCM chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính và thịnh hành là gió mùa Tây-Tây Nam và Bắc-Đông Bắc. Gió Tây-Tây Nam từ ấn Độ dương thổi vào trong mùa mưa, khoảng từ tháng 6 đến tháng 10, tốc độ trung bình 3,6m/s và gió thổi maănh nhất vào tháng 8, tốc độ trung bình 4,5 m/s, gió Bắc-Đông Bắc từ biển đông thổi vào trong mùa khô, khoảng từ tháng 11 đến tháng 2, tốc độ trung bình 2,4 m/s, ngoài ra có gió tín phong, hướng Nam-Đông Nam, khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 tốc độ trung bình 3,7 m/s. Về cơ bản TPHCM thuộc vùng không có gió bão. Năm 1997, do biến động bởi hiện tượng El-Nino gây nên cơn bão số 5, chỉ một phần huyện Cần Giờ bị ảnh hưởng ở mức độ nhẹ.
    Roma@
  3. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Các loại dịch vụ viễn thông
    ???Điện thoại Gọi số: Là những cuộc gọi bấm số trực tiếp đến thuê bao cần gặp ở mạng nội hạt, liên tỉnh và quốc tế. Cuộc goị được kết nối thông qua hệ thống thiết bị của mạng lưới viễn thông.
    ???Điện thoại tìm người: Là dịch vụ mà người gọi đăng ký qua điện thoại viên để được nói trực tiếp với đúng người mình cần .
    ???Điện thoại Giấy mời: Người gọi yêu cầu Bưu điện mời người được gọi đến nói chuyện với mình tại máy điện thoại công cộng có người phục vụ tại Bưu điện.
    ???Điện thoại thu cước từ người được gọi (Collect Call): Khi đăng ký với điện thoại viên, người gọi báo cho Bưu điện biết "cuộc điện thoại sẽ do người được gọi thanh toán"
    ???Điện thoại thấy hình (Video Phone): Dịch vụ này cho phép khách hàng nhìn thấy ảnh của nhau trong khi đàm thoại.
    ???Điện thoại dùng thẻ (Card Phone): Muốn sử dụng, khách hàng mua thẻ trước để gọi điện nội hạt, liên tỉnh và quốc tế tự động tại các điểm điện thoại công cộng dùng thẻ.
    ???Nhắn tin (Paging): Nhắn tin là dịch vụ tiếp nhận các cuộc tin nhắn qua điện thoại tới các Trung tâm nhắn tin của Bưu điện . Khách hàng có thể gọi điện thoại 107 để được Bưu điện phục vụ, Nhân viên Bưu điện sẽ truyền tin bằng vô tuyến điện đến đối tượng được nhắn theo yêu cầu của người gọi. Các thuê bao có máy nhắn tin trong phạm vi phủ sóng của hệ thống sẽ nhận được tin tức của người nhắn thể hiện bằng chữ, số trên màn hình của máy.
    ??? Điện thoại di động (Mobile Phone, VinaPhone): Là dịch vụ thông tin vô tuyến rất tiện lợi cho khách hàng. Người dùng có thể gọi đi hoặc nhận các cuộc gọi đến ở bất cứ nơi nào trong vùng phủ sóng của dịch vụ.
    ???Dịch vụ 108: Khách hàng có thể gọi điện thoại 108 để được Bưu điện phục vụ: Giải đáp các dịch vụ Bưu điện, thông báo số máy điện thoại, Telex, Fax; Giải đáp thông tin kinh tế xã hội, giá cả thị trường, lịch trình đường sắt, đường bay trong nước và quốc tế, khách sạn, nhà hàng, sự kiện văn hoá thể thao, hướng dẫn học tiếng Anh, nữ công gia chánh, kể chuyện cho trẻ em, nhận quảng cáo và giới thiệu qua điện thoại v.v.
    ???Điện báo: Là dịch vụ thông tin chuyển nhanh các bản tin dưới dạng chữ, số đến tận tay người nhận.
    ???Telex: Là dịch vụ thông tin truyền chữ, số mà các thuê bao hoặc trạm công cộng có máy đầu cuối truyền chữ có thể kết nối để liên lạc với nhau.
    ???Facsimile: FACSIMILE viết tắt là Fax, là dịch vụ viễn thông dùng để truyền đưa nguyên hình ảnh của bản viết tay hoặc biểu mẫu, bức ảnh bản vẽ... từ nơi này đến nơi khác qua mạng lưới viễn thông.
    ???Truyền số liệu: Mạng truyền số liệu phục vụ liên lạc giữa các máy tính, các mạng máy tính, các hệ thống xử lý tin, các cơ sở dữ liệu hoặc các đầu cuối truyền tin số hoá. VIETPAC là dịch vụ truyền số liệu chuyển mạch gói công cộng duy nhất ở Việt Nam cho phép liên lạc trong và ngoài nước đối với các thiết bị có chuẩn X.28, X.25, S.32,... để truyền File, trao đổi tin, truy nhập các cơ sở dữ liệu, tạo mạng truyền số liệu cục bộ, liên lạc với các mạng số liệu khác như Internet... hoặc sử dụng các dịch vụ gia tăng giá trị khác như E-MAIL (hộp thư điện tử) v.v.
    ???Thuê kênh thông tin: Bưu điện có cho thuê các kênh viễn thông trong nước và quốc tế (điểm nối điểm) bao gồm các loại kênh điện thoại, điện báo, phát thanh, truyền hình, truyền số liệu.
    Roma@
  4. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Các dịch vụ viễn thông
    ??? Điện thoại HCD (Home Country Direct): Là dịch vụ điện thoại quốc tế cho phép những người có khả năng thanh toán ở nước ngoài (đã có đăng ký sử dụng dịch vụ và được xác nhận bằng mã nhận dạng cá nhân - PIN) thiết lập cuộc gọi và thanh toán cước như dịch vụ Collect - Call hay dùng thẻ ghi nợ (Cre*** Card).
    ??? Điện thoại ảo (Virtual Telephony): Thay cho một máy điện thoại, Bưu Điện dành riêng cho khách hàng một hộp thư thoại (HTT) với bộ số như thuê bao thông thường. Người được gọi có thể dùng điện thoại quay số tới số của HTT của mình và bấm thêm mã riêng để nghe lại tất cả các lời nhắn.
    ??? Trả lời cuộc gọi (Call Answering): Khi một máy điện thoại bị bận hoặc không có người trả lời cho cuộc gọi đến thì có thể ghi lại lời nhắn.
    ??? Các dịch vụ viễn thông vệ tinh bằng các trạm mặt đất cỡ nhỏ VSAT:Là dịch vụ Viễn thông đàm thoại qua Vệ tinh, sử dụng trạm mặt đất cỡ nhỏ VSAT.
    ??? Các dịch vụ của Internet: Là liên mạng máy tính rộng khắp thế giới tuân thủ chuẩn TCP/IP. Các dịch vụ cơ bản của Internet gồm:
    ??? Các dịch vụ tìm kiếm thông tin gồm: Wide Area Information Servere (WAIS), Gopher, World-Wide-Web (WWW). cho phép tìm kiếm thông tin từ nhiều cơ sở dữ liệu trên mạng.
    ??? Dịch vụ truyền File (File Transfer Protocol/FTP) cho phép gửi/nhận thông tin dạng file bất kỳ giữa các máy tính được nối mạng với nhau.
    ??? Dịch vụ thư điện tử E-MAIL.
    ??? Dịch vụ telnet: Cho phép thuê bao truy nhập các máy tính khác trên mạng Internet để chạy các chương trình hoặc truy nhập các cơ sở dữ liệu trên máy đó.
    ??? Dịch vụ thư điện tử VNMAIL: Là dịch vụ thư điện tử (E-MAIL) công cộng trên mạng truyền số liệu. Khách hàng được dành riêng một hộp thư điện tử để lưu giữ các tin tức, File số liệu hoặc các dạng thông tin số hoá khác được chuyển đến từ máy tính của người gửi hoặc từ hộp thư của mình, người dùng có thể chuyển tin tức đến một hộp thư khác hay đến các đầu cuối số liệu ở mạng khác kể cả Fax, Telex...
    Dịch vụ bưu chính và phát hành báo chí
    Các dịch vụ phổ thông
    Bưu Điện nhận gửi, chuyển phát trong và ngoài nước:
    Bưu phẩm: bao gồm các thư từ, bưu thiếp, ấn phẩm, gói nhỏ và các học phẩm dùng cho người mù,
    Bưu kiện: Bưu kiện là các loại vật phẩm gửi qua BĐ có chiều dài không quá 1,05, chu vi không quá chiều dài 2m (tức 3,05) và khối lượng tối đa là 31,5 kg. Vượt quá các giới hạn trên được gọi là các bưu kiện cồng kềnh sẽ được chấp nhận theo các quy định khác.

    Chuyển tiền: Nhận gửi, chuyển phát tiền trong nước và tiền nước ngoài gửi về Việt Nam. Chuyển tiền nhanh trong nước: trong vòng 12 giờ giữa Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 24 giờ giữa các trung tâm tỉnh và 48 giờ giữa các trung tâm huyện

    Phát hành báo chí: Do co mạng lưới ở khắp mọi nơi nên BĐ phục vụ việc phát hành báo chí cả hai phương thức đặt dài hạn phát tận nhà và bán lẻ.

    Tem thư Việt Nam: Tem thư Việt Nam làm chức năng thanh toán cước phí bưu phẩm và phục vụ người chơi tem. Tổng cục Bưu Điện thống nhất quản lý việc sản xuất, kinh doanh tem chơi trong nước và với nước ngoài theo quy định của Nhà nước.
    Roma@
  5. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    Báo chí ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
    Cả nước có hơn 1.000 báo, tạp chí, bản tin, phụ trương, chuyên đề... được cấp phép và lưu hành.
    Thành phố Hồ Chí Minh có:
    * 37 tờ báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình được cấp phép hoạt động.
    * Có hơn 50 loại ấn phẩm phát hành hàng tuần, hàng tháng, hàng ngày.
    * Có ba tờ báo phát hành hàng ngày là Sài Gòn giải phóng tiếng Việt, Sài Gòn giải phóng tiếng Hoa, Saigon Time.
    * Có 200 cơ quan đại diện báo chí của Trung ương và các địa phương trú đóng trên địa bàn thành phố.
    * Có hai tờ báo của tôn giáo là Công giáo và dân tộc, Giác ngộ.
    * Đội ngũ nhà báo TPHCM có hơn 1.000 người là hội viên Hội Nhà báo thành phố.
    P.V.L
    (Nguồn: Hội Nhà báo TPHCM)
    Roma@
  6. roma

    roma Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Bài viết:
    761
    Đã được thích:
    3
    TT TÊN ĐƠN VỊ ĐIỆN THOẠI SỐ FAX ĐỊA CHỈ
    01 Ủy ban nhân dân Quận 1 8295288-8296314 ??"FAX 84.8 8298327 47, Lê Duẩn
    02 Ủy ban nhân dân Quận 2 7400509 ??"FAX 84.8 7410032 249, Lương Định Của
    03 Ủy ban nhân dân Quận 3 8396893 ??"FAX 84.8 8322783 185, Cách mạng Tháng Tám
    04 Ủy ban nhân dân Quận 4 9400437 ??"FAX 84.8 9400064 5, Đoàn Như Hài
    05 Ủy ban nhân dân Quận 5 8550250-8556562 ??"FAX 84.8 8559895 203, An Dương Vương
    06 Ủy ban nhân dân Quận 6 8552700 -8555423 ??"FAX 84.8 8566058 107, Cao Văn Lầu
    07 Ủy ban nhân dân Quận 7 7851969-7851032 ??"FAX 84.8 7851615 80/4A, Huỳnh Tấn Phát
    08 Ủy ban nhân dân Quận 8 8557359-8551092 ??"FAX 84.8 8552098 170, Tùng Thiện Vương
    09 Ủy ban nhân dân Quận 9 8973055 -8973297 ??"FAX 84.8 8973293 2/304, Khu phố 1, phường Hiệp Phú
    10 Ủy ban nhân dân Quận 10 8655907 ??"FAX 84.8 8655909 545, Nguyễn Tri Phươn
    11 Ủy ban nhân dân Quận 11 9634490-9633451 ??"FAX 84.8 9633101 270, Bình Thới
    12 Ủy ban nhân dân Quận 12 8916027 ??"FAX 84.8 8917623 27, Quốc lộ 1A, phường Tân Chánh Hiệp
    13 Ủy ban nhân dân Quận Phú Nhuận 8443921 ??"FAX 84.8 8443063 195, Nguyễn Văn Trỗi
    14 Ủy ban nhân dân Quận Tân Bình 8443543-8442171 ??"FAX 84.8 8440401 435, Hoàng Văn Thụ
    15 Ủy ban nhân dân Quận Bình Thạnh 8412366-8417902 ??"FAX 84.8 8433455 6, Phan Đăng Lưu
    16 Ủy ban nhân dân Quận Gò Vấp 8943843 ??"FAX 84.8 8941929 19, Quang Trung
    17 Ủy ban nhân dân Quận Thủ Đức 8966801 ??"FAX 84.8 8960112 195, Nguyễn Văn Bá
    18 Ủy ban nhân dân Huyện Bình Chánh 8750307 ??"FAX 84.8 8752855 263, Kinh Dương Vương, thị trấn An Lạc
    19 Ủy ban nhân dân Huyện Hóc Môn 8910404 ??"FAX 84.8 8910403 1, Lý Nam Đế
    20 Ủy ban nhân dân Huyện Củ Chi 8920215 ??"FAX 84.8 8920263 Khu phố 7, thị trấn Củ Chi
    21 Ủy ban nhân dân Huyện Nhà Bè 8738405 ??"FAX 84.8 8738440 18, ấp 1, Phú Xuân
    22 Ủy ban nhân dân Huyện Cần Giờ 8740203-8740211 ??"FAX 84.8 8740211 Ấp Miễu Ba, xã Cần Thạnh
    Roma@
  7. HuuTinh

    HuuTinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2003
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    chú roma ui chú post về sài gòn rõ quá có fải chú làm nghành du lịch không vậy :P HT không biết nói gì về nó luôn thôi thì nói cụ thể bên trong nó nghen :
    Tòa nhà Ủy ban nhân dân thành phố
    Còn gọi là dinh Xã Tây, dinh Ðốc Lý và sau này là tòa Ðô Chính (tòa Ðô Sảnh) là một trong những kiến trúc to lớn và cổ của thành phố Sài Gòn. Năm 1862 sau khi chiếm được một số tỉnh của Nam Kỳ, người Pháp tổ chức một hội đồng thị xã để cai trị (Conseil minicipal). Nhưng hội đồng này chưa có trụ sở chính thức, phải thuê nhà của một người khách trú tên là Ðoàn Tại để làm trụ sở tạm thời (1868) ở Rue.aux fleurs hiện giờ ở sau trụ sở hải quan thành phố) nằm giữa đại lộ Nguyễn Huệ (Charner) và Hàm Nghi (De la Some). Ngôi nhà này đồng thời còn dùng làm phòng Thương mại và Chứng khoán. Mãi đến năm 1871, chính quyến Pháp mới bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng một nhà làm việc chính thức cho Hội đồng thị xã. Khu kinh lấp (tức đường Nguyễn Huệ hiện nay) đã được lưu ý đầu tiên, nhưng vẫn còn e ngại về vấn đề đổ móng xây nền vì nơi đây là vùng đất bùn. Dự án xây cất được đặt thành một cuộc thi vẽ họa đồ và người được giải là kiến trúc sư Codry. Nhưng vào năm sau bản đồ án này bị thay đổi không rõ lý do và một kiến trúc sư khác được mời đến thiết kế. Ðó là kiến trúc sư Métayer.
    Năm 1874 vấn đề xây cất không được nhắc lại. Mãi đến năm năm sau, việc xây cất được đề cập đến, nhưhg chỉ là nhắc nhở mà không thực hiện. Ðến năm 1880 viên thị trưởng Balancsubé cố gắng phục hồi lại dự án cũ, nhưng vẫn không thành công. Bước sang năm 1888 bản đồ án kiến trúc ban đầu bị sửa đổi hoàn toàn. Năm 1893 vấn đề xây cất lại được nêu ra tại Hội đồng thị xã Sài Gòn lại bắt đầu họp bàn về địa điểm. Cuối cùng năm 1896 một cuộc bàn cãi về địa điểm được triệu tập một lần nữa và một cuộc thi vẽ họa đồ thứ hai được tổ chức. Nguyên nhân cản trở việc xây cất tiến hành trong các năm trước đó chính là vấn đề địa điểm. Tuy nhiên, trong thời gian từ 1898 đến 1899 tòa thị sảnh được khởi công xây cất ngay trên vùng đất đã chọn trước đó. Kiến trúc sư Gardès chịu trách nhiệm xây dựng đồ án và họa sĩ Ruffier chịu trách nhiệm trang trí. Nhưng do nhiều lý do không thuận lợi, do sự bất đồng ý kiến giữa họa sĩ Ruffier và các nghị viện Việt Nam trong hội đồng thị xã.
    Trước sự bất đồng giữa các nghị viện và họa sĩ Ruffier, thị trưởng Cuniac có ý hòa giải bằng cách gửi một tấm ảnh về cái trung đoạn kỳ dị của tòa nhà về Pháp cho Ruffier và đề nghị nếu có thể tìm đề tài khác thay thế. Nhưng vì thay đổi quá tốn kém, nên viên Thống đốc Rodier từ chối những chi phí mới. Sự bàn cãi giằng co kéo dài mãi đến năm 1907, sau đó hợp đồng của Fuffier bị bãi bỏ và một họa sĩ khác là Bonnet nhận lãnh hoàn toàn mọi công việc trang trí. Ðến năm 1908 tòa Ðô sảnh được hoàn thành và vụ Ruffier được đưa ra trước Tham chính viện vì Ruffier đã nhận trước môt khoản kinh phí là 2/3 trong tổng số kinh phí để thực hiện công việc. Mãi đến năm 1914 vụ kiện này mới được giải quyết, Ruffier buộc phải hoàn lại toàn bộ số tiền đã lĩnh. Tòa nhà được khánh thành vào năm 1909 với sự tham dự của viên toàn quyền Ðông Dương nhân kỷ niệm 50 năm duy trì chánh quyền thực dân Pháp tại Sài Gòn (1859-1909).
    Với một vóc dáng nhại theo kiểu lầu chuông đúc cao có nóc nhọn thường lấy ở vùng miền Bắc nước Pháp, về sau xây thêm lầu chuông ở hai bên, cách kiến trúc kỳ dị này đã có một thời là đề tài cho các ký giả ngoại quốc chê cưới là rườm rà, là ăn cắp kiểu thời kỳ Phục Hưng ở Ý, lai căng Pháp. Chính giữa mặt tiền là một kiểu trang trí đắp nổi có hình dáng một người phụ nữ mạnh khỏe tiêu biểu cho nước Pháp, một hình đứa bé đang chế ngự thú dữ, hai bức đắp nổi hai bên tiêu biểu cho nước Pháp cầm gương đi chinh phục thuộc địa. Phía trước dinh là một bãi cỏ rộng có ghế đá và bồn kèn-nơi ban nhạc của hải quân Pháp trình diễn cho công chúng xem. Pháp xem Nam Kỳ là thuộc địa của mình, và Sài Gòn là khu vực của người Pháp theo quy chế một xã ở bên Pháp với một viên xã trưởng. Ủy ban thị xã (đô thành) do một xã trưởng Tây đứng đầu, nên khi xây dinh này xong, người Sài Gòn gọi là dinh Xã Tây. Thời kỳ thuộc chính quyền Sài Gòn, một chức Ðô trưởng được đặt ra để trông coi thành phố Sài Gòn-chợ Lớn mà trụ sở đặt tại đây, nên dinh này được đổi tên là tòa Ðô Chính. Sau ngày giải phóng 30-4-1975 tòa nhà này được dùng làm trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh,
    Là một trong những trụ sở của chính quyền, tòa nhà này đã chứng kiến nhiều sự kiện, biến cố lịch sử. Trong cao trào đấu tranh của mặt trận Dân chủ 1936-1939, ngày 14-6-1937 đồng bào thất nghiệp ở Sài Gòn biểu tình trước dinh Xã Tây đòi công ăn việc làm. Năm 1942 phong trào sinh viên đã có tổ chức một cuộc triển lãm lịch sử dân tộc tại tòa Xã Tây để cổ súy lòng yêu nước của thanh niên thành phố.
    Trong những ngày tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám, không khí trước dinh Xã Tây cũng hết sức sôi động. Chập tối ngày 24-8-1945 tại bùng binh trước dinh Xã Tây, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát đã chỉ đạo một toán lính theo cách mạng dựng lên môt kỳ đài sơn đỏ cao 10m mang danh sách các vị trong Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ. Sáng 25-8-1945 lá cờ đỏ sao vàng kiêu hãnh tung bay trên dinh Xã Tây, đẩy lùi cả một thế kỷ nô lệ vào dĩ vãng. Quảng trường trước dinh cũng như đường Bonard (nay là đường Lê Lợi) thẳng đến chợ Bến Thành tràn ngập một rừng người, cờ hoa và biểu ngữ hoan hô ủy ban kháng chiến ra mắt đồng bào.
    Nhưng không lâu, các khó khăn nghiêm trọng đã bắt đầu đe dọa chính quyền cách mạng còn non trẻ. Ngày 10-9-1945, Ủy ban đồng minh sung công dinh hành chánh của Ủy ban kháng chiến (Viện bảo tàng Cách Mạng ngày nay) và buộc Ủy ban Nam Bộ phải dời về dinh Ðốc Lý. Mặc dù Ủy ban kêu gọi đồng bào bình tĩnh, ngày nào đồng bào thành phố cũng kéo đến đông đảo tại bùng binh trước dinh Ðốc Lý theo dõi tình hình. Chỉ vài ngày sau, lệnh tản cư khỏi thành phố được ban hành. Thế rồi cuộc Nam Bộ kháng chiến xảy ra đêm 22 rạng 23-9-1945, dinh Ðốc Lý bị thực dân chiếm đóng. Nhiều cán bộ và đồng bào yêu nước bị Pháp bắt đem về đây tra tấn dã man.
    Trong những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, dinh Ðốc Lý là một trong những địa điểm bị quân và dân Việt Nam tấn công. Ðặc biệt giữa lúc thực dân Pháp ráo riết cho một số người Việt mất gốc đưa ra thuyết phân kỳ đòi lập Nam Kỳ quốc, lúc 16 giờ 20 ngày 25-2-1946 một nhóm 70 người Pháp tiến bộ (thuộc Ðảng Xã hội Pháp và nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Sài Gòn) đã họp tại dinh Ðốc Lý, ra một quyết nghị đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận nền độc lập của nước Việt Nam, thừa nhận chính phủ hiện thời của ***** Chí Minh do cuộc tổng tuyển cử bầu lên và đòi ngưng chiến tức khắc.
    Năm 1950, khu vực trước dinh Xã Tây lại sôi động với nhiều cuộc đấu tranh mạnh mẽ của đồng bào thành phố: cuộc đấu tranh lịch sử ngày 9-1 rồi cuộc tổng bãi công bãi thị, tuần hành của nhân dân thành phố ngày 14-1-1950 trên các đường phố chính dẫn đến Bạch Ðằng rồi dồn lại trước dinh Xã Tây.
    Trong những ngày toàn quốc chống Mỹ, ngày 19-3-1950, sau cuộc mít tinh lên án can thiệp Mỹ ở trường Tôn Thọ Tường, nửa triệu nhân dân thành phố đã tỏa đi chiếm lĩnh cả khu vực trung tâm thành phố từ chợ Bến Thành, dinh Ðốc Lý đến Bến Bạch Ðằng. Trước dinh Ðốc Lý, tên thiếu tá Perier hỗn xược từ trong xe thò tay ra giật cờ đỏ sao vàng của đoàn biểu tình, liền bị đồng bào chặn xe lại, đốt cháy và kết liễu đời hắn bằng những nhát giao găm phẫn nộ. Cũng trong năm này, nhiều cuộc biểu tình nhân ngày 1-5 được tổ chức trước dinh Ðốc Lý.
    Trong thời gian chống Mỹ, nhiều cuộc đấu tranh của đồng bào các giới không ngừng nổ ra trước khu vực này. Liên tiếp trong những năm 1956, 1957, 1958 sau những cuộc họp liên tiếp ở từng chợ trong thành phố, hàng trăm đại biểu của chị em tiểu thương ở 50 chợ Sài Gòn-Gia Ðịnh đã họp đại hội rồi kéo đến tòa Ðô Chính đưa nhiều yêu sách dân sinh, dân chủ, chống thuế, đòi bỏ phạt, giải quyết vệ sinh ở các chợ. Ðầu năm 1963, Mỹ và chính quyền Sài Gòn gây ra những vụ đốt nhà để buộc đồng bào các khu Khánh Hội, Vĩnh Hội, Phú Thọ... vào những khu, khóm chiến lược. Hàng trăm chị em đã bồng bế con ra giữa đường vạch trần tội ác và cùng với hàng ngàn đồng bào kéo đi biểu tình, vượt qua hàng rào cảnh sát, tìm vào tòa Ðô Chính hô vang những khẩu hiệu đòi tống cổ đế quốc Mỹ về nước.
  8. vyhuynh

    vyhuynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    3.311
    Đã được thích:
    16
    NGUỒN GỐC MỘT CÁI TÊN
    Phải biết rằng đây là một đề tài được các nhà nghiên cứu, học giả, Tây lẫn ta, tốn rất nhiều thì giờ và công sức. Cho đến nay thì có khoảng 5 giả thuyết về xuất xứ của chữ Sài Gòn, trong đó có 3 thuộc loại quan trọng hợn Xin ghi lại 3 thuyết quan trọng hơn dưới đây:
    1. Sài Gòn từ Thầy Ngòn (Đề Ngạn), Xi- Coón (Tây Cống)
    Đây là thuyết được đưa ra bởi 2 tay thực dân Pháp là Aubaret và Francis Garnier (yes, người bị Cờ Đen phục kích). Theo Aubaret, Histoire et description de la Basse-Cochinchine và Garnier, Cholen, thì người Tàu ở miền Nam, sau khi bị Tây Sơn tàn sát, đã lập nên thành phố Chợ Lớn vào năm 1778 và đặt tên cho thành phố đó là Tai-ngon hay Ti-ngạn. Sau dó, người Việt bắt chước gọi theo và phát âm thành Sài Gòn.Thuyết này được hai học giả là Vương Hồng Sển và Thái Văn Kiểm đồng ý. Quả thật, trên phương diện ngữ âm, thì Thầy Ngòn, Xi Coón, rất giống Sài Gòn! Tuy nhiên, theo lịch sử thì không phại. Vì sao? Vì lịch sử chứng minh rằng SG có trước, rồi người Tàu mới đọc theo và đọc trại ra thành Thầy Ngòn, Xi Coọn.Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn viết năm 1776, năm 1674 Thống Suất Nguyễn Dương Lâm vâng lệnh chá Nguyễn đánh Cao Miên và phá vở "Luỹ Sài Gòn" (theo Hán Nho vít là "Sài Côn"). Đây là lần đầu tiên chữ Sài Gòn xuất hiện trong tài liệu VN. Vì thiếu chữ viết nên chữ Hán "Côn" được dùng thế cho "Gòn". Nếu đọc theo Nôm là "Gòn", còn không biết đó là Nôm mà đọc theo chữ Hán thì là "Côn". Như vậy, ngay từ năm 1674 đã có địa danh SG! Thì làm gì phải đợi đến 1778 khi người Tàu ở Cù Lao Phố bị Tây Sơn tiêu diệt rồi chạy xuống lập nên Thầy Ngòn tức Đề Ngạn, hay Xi Coón tức Tây Cổng.Ngoài ra, về nghĩa lý thì cả hai chữ này hâu như vô nghĩa theo tiếng Hạn Dịch sát thì "Đề Ngạn" là "nắm lấy (đề) bờ sông cao dốc (ngạn)". Theo Nguyễ Đình Đầu trong "Địa Chí Văn Hoá ", p. 219, vọl 1, thì "thành phố trên bến dưới thuyền nào mà không có ''''''''bờ sông cao dốc, mà không là ''''''''đề ngản" . 2. Sài Gòn từ Củi Gòn, Cây Gòn, Prey Kor.Thuyết này được Petrus Trương Vĩnh Ký đưa ra dựa theo sự "nghe nói" như sau: "Sài là mượn tiếng viết theo chữ Hán có nghĩa là củi gỗ; Gòn là tiếng Nam chỉ bông gòn . Người ta nói rằng tên đó phát sinh bởi sự kiện nhiều cây bông gòn do người Cao Miên đã trồng chung quanh đồn đất xưa của họ, mà dấu vết nay vẫn còn ở chùa Cây Mai và các vùng lân cận" P. Trương Vĩnh Ký, Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs, trong Excursions et Reconnaissance X. Saigon, Imprimerie Coloniale 1885. Nên chú ý rất kỹ chỗ "người ta nói", nguyên văn "*** on" về thuyết nạy Không biết tại sao mà sau này Louis Malleret và Vương Hồng Sển lại quả quuyết thuyết này là "của" TVK, mặc dù ngay sau đoạn này, TVK lại viết tiếp "Theo ý tôi, hình như tên đó là của người Cao Miên đặt cho xứ này, rồi sau đem làm tên gọi thành phộ Tôi chưa tìm ra được nguồn gốc đích thực của tên đó".Tương tự, có nhiều thuyết phụ theo nói rằng SG từ "Cây Gòn" (Kai Gon) hay "Rừng Gòn" (Prey Kor) mà rạ Nói chung, các thuyết này đều dựa trên một đặc điểm chính: cây bông gòn.Nhưng thuyết này phần lớn đã bị bác bỏ vì lý do đơn giản là không ai tìm được dấu tích của một thứ "rừng gòn" ở vùng SG, hay sự đắc dụng của củi gòn ở miền Nam, kể cả TVK. Ngay vào thời của TVK (1885) tức khoảng hơn 100 năm sau mà đã không còn dấu tích rõ ràng của thứ rừng này, mặc dù lúc đó không có phát triển gì lặm Ngay cả khi Louis Malleret khảo nghiệm lại, hình như cũng không có dấu vết gì của một rừng gòn ở SG. Thêm nữa là cây gòn thời đó dùng làm hàng rào chứ không làm cụi Và theo Lê Trung Hoa trong "Địa Danh TPHCM" thì "sài" chỉ xuất hiện trong các từ ghép Hán Việt, như "sài Tân" chứ chưa bao giờ được dùng như 1 từ đơn, nên không thể nói củi đước là sài đước, củi gòn là sài gòn được Vậy, thuyết SG là "củi gòn" đã bị bác bỏ bởi thực tế địa lý và ngữ học 3. Sài Gòn từ Prei Nokor Đây là thuyết mà thoạt đầu khó có thể chấp nhận nhứt (về ngữ âm), nhưng hiện nay được coi như là "most likely". Chính Petrus Trương Vĩnh Ký là người đưa ra thuyết này Trong Tiểu Giáo Trình Địa Lý Nam Kỳ, ông đã công bố 1 danh sách đôi chiếu 187 địa danh Việt Miên ở Nam Kỳ, như Cần Giờ là Kanco, Gò Vấp là Kompăp, Cần Giuộc là Kantuọc và Sài Gòn lạ Prei Nokọr Cả 2 Nguyễn Đình Đầu và Lê Trung Hoa đều đồng ý với thuyết này, dựa theo lịch sử và ngữ âm Trước nhất, theo sử Cao Miên được dịch lại bởi Louis Malleret, vào năm 1623, một sứ thần của chúa Nguyễn đem quốc thư tới vua CM và ngỏ ý muốn mượn xứ Prei Nokor (SG) và Kras Krabei của CM để đặt phòng thu thuê.Năm 1747, theo danh mục các họ đạo trong Launay, Histoire de la Mission Cochinchine, có ghi Rai Gon Thong (Sài Gòn Thượng) và Rai Gon Hạ (Sài Gòn Hạ). Đó la theo sử sách, còn theo tiếng nói thì Prei Nokor (hay Brai Nagara theo tiếng Phạn mà người Miên mượn), có nghĩa là "thị trấn ở trong rừng", Prei hay Brai là rừng, Nokor hay Nagara là thị trận Dây là vùng mà chúa Nguyễn đã mượn làm nơi thu thuế như đã nói ở trên.Theo tiến trình của ngôn ngữ, Prei hay Brai biến thành RAI, thành "SÀI", Nokor bị bỏ "no" thành "kor", và từ "kor" thành "GÒN". Còn sở dĩ có Saigon viết dính nhau là do các giáo sĩ Tây Phhương đã bỏ mát dấu và gắn liền nhau khi in. Sau khi chiếm nước ta, để khỏi đọc "sai" ra "sê" thao giọng Pháp nên Saigon được viết với hai dấu chấm trên chữ i.(sưu tầm)
    Được dec23 sửa chữa / chuyển vào 01:51 ngày 09/06/2005
  9. vyhuynh

    vyhuynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    3.311
    Đã được thích:
    16
    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT SÀI GÒN
    Năm 1698, Nguyễn Phước Chu - tức chúa Minh - sai Thống suất Nguyễn Hữu Kính (thường đọc Cảnh) vào Nam kinh lý và lậ p phủ Gia Định. Nhưng trước đó, có lẽ hàng thế kỷ, nhiều sử liệu cho thấy người Việt Nam đã tới buôn bán và khẩn hoang lập đấp rải rác trong đồng bằng sông Mê Kông ở châu thổ miền Nam và sông Mê Nam bên Xiêm rồi.Biên niên sử Khơ Me chép: Năm 1618, vua Chey Chettha II lên ngôi. Ngài liền cho xây cung điện nguy nga tại U Đông, rồi cử hành lễ cưới trọng thể với một công chúa Việt Nam rất xinh đẹp con chúa Nguyễn (ngườ i ta phỏng đoán đó là công nữ Ngọc Vạn con chúa Sãi, Nguyễn Phước Nguyên). Hoàng hậu Sam Đát Việt Nam cho đem nhiều người đồng hương tới Campuchia, có người được làm quan lớn trong triều, có người làm các nghề thu công và có người buôn bán hay vận chuyển hàng hóa.Năm 1623, chúa Nguyễn sai một phái bộ tới yêu cầu vua Chey Chettha II cho lập đồn thu thuế tạ i Prei Nokor (Sài Gò n) và Kas Krobei (Bến Nghé). Đây là vùng rừng rậm hoang vắng nhưng cũng là địa điểm qua lại và nghỉ ngơi của thương nhân Việt Nam đi Campuchia và Xiêm La. Chẳng bao lâu, hai đồn thu thuế trở thànhthị tứ trên bến dưới quyền, công nghiệ p và thương nghiệp sầm uất.Giáo sĩ Ý tên Christoforo Boni sống tại thị trấn Nước Mặn gần Qui Nhơn từ năm 1681 đến năm 1622, viết hồi ký "Chúa Nguyễn phải chuyên lo việc tập trận và gởi quân sang giúp vua Campuchia - cũng là chàng rể lấy con gái hoang (fille batarde) của chúa! Chúa viện trợ cho vua cả tàu thuyền lẫn binh lính để chống lại vua Xiêm". Borri cũng tả khá tỉ mỉ về sứ bộ của chúa Nguyễn đi Campuchia hồ i 1620: "Sứ thần là người sinh trưở ng tại Nước Mặn, một nhân vật quan trọng đứng sau chức tổng trấn. Trước khi lên đường, ông đã để nhiều ngày giờ bàn bạc và nhận lệnh của chúa. Sứ bộ gồm khá đông người, cả quan lẫn lính, vừa nam vừa nữ, chuyên chở trên những chiếc thuyền lớn có trang bị vũ khí và bài trí lộng lẫy. Khi sứ bộ tới kinh U Đông, thì dân chúng Khơ Me, thương nhân Bồ Đào Nha, Nhật Bản và Trung Hoa đã tụ hội đông đảo để đón tiếp và hoan nghênh. Vì sứ thần đây là người quan thuộc, đã lui tới nhiều lần, từng làm đại diện thường trú từ lâu, chưa không phải sứ giả mới đới lần đầu. Borri còn cho biết tòa sứ bộ khá quan trọng và đông đúc, nào là thê thiếp, người hầu kẻ hạ của sứ thần, nào binh sĩ giữ an ninh và phục dịch sứ bộ. Một giáo sĩ khác người Pháp tên là Chevreuil tới thăm Colompé (tức Pnom Penh, Nam Vang) hồi 1665 đã thấy "hai là ng An Nam nằm bên kia sông, cộng số người được độ 500 mà kẻ theo đạo Công giáo chỉ có 4 hay 5 chục người". Ngoài Nam Vang, tại các nơi khác cũng có nhiều người Việt Nam sinh sống, ở thôn quê thì làm ruộng, gần phố thì buôn bán, làm thủ công hay chuyên chở ghe thuyền, kể hàng mấy ngàn người. Như ở Đất Đỏ, Bà Rịa, Bến Cá, Cù lao Phôở, Mỹ Tho, Hà Tiên, v.v...Ngoài đồng bằng sông Mê Kông, người Việt Nam còn đến làm ăn và định cư rải rác trong đồng bằng sông Mê Nam. Lịch sử cho biết: dân tộc Thái mới lập quốc từ thế kỷ VII sau công nguyên ở giữa bán đảo Đông Dương và chủ yế u trên lưu vực sông Mê Nam. Nước này gọi là Xiêm hay Xiêm La (Siam), đến năm 1939 mới đổi tên là Thái Lan. Kinh đô Xiêm xưa ở Ayuthia, xây dựng thừ năm 150 trên một khúc quanh của sông Mê Nam cách biển gần 100 km. Theo bản đồ Loubère vẽ năm 1687, thì kinh đô Ayuthia nằm trong một hòn đảo lớn, giữahai nhánh sông Mê Nam. Đường sá, cầu cống, phố chợ , lâu đài... được ghi khá rõ ràng. lại có thêm chú chích minh bạch như: A=Thành phố, B=cung điện, C=bến cảng, D=xưởng thủy hải quân, E=xưởng thủy ghe thuyền, F=phố thị, G=chủng viện... Chung quanh hòn đảo chính có những khu vực dành riêng cho dân Xiêm hay người nước ngoài cư trú : người Xiêm ở phía Bắc và Tây Bắc, người Hoa ở phía Đông, người Việt Nam, Mã Lai, Nhật Bản, Hòa Lan, Bồ Đào Nha ở phía Nam. Nơi người Việt ở cũng là một cù lao khá rộng, qua sông là tới phố thị kinh đô, việc đi lại giao dịch rất thuận lợi. Nhìn cách bố trí thôn trại chung quanh Ayuthia, ta có thể phỏng đoán cộng đồng ngườ i Việt ở đây khá đông và là một trong mấy nhóm ngoại quốc tới lập nghiệp sớm nhất. Trên bản đồ có ghi rõ chữ Cochinchinois nơi thôn trại Việt. Đương thời, địa danh này chỉ ngườ i Đàng Trong và cũng có thể chỉ chung người VIệt Nam, vì trước đó - trong thời gian chưa có phân ranh Trịnh Nguyễn, Tây phương dùng địa danh ấy, biến dạng bởi Giao Chỉ - Cauchi -Cauchinchina - Cochinchine để gọi chung Việt Nam. Đa số người Việt ở đây là ngườ i Đàng Trong, song cũng có người Đàng Ngoài. Họ tới định cư và lập nghiệ p có lẽ từ thế kỷ XVI hay đầu thế kỷ XVII tồi, nghĩa là từ thời nhà Mạc khi trong nước rấ t xáo trộn là loại ly. Theo ký sự của Vachet thì cả nam nữ già trẻ. Ngoài Ayuthia, người Việt còn tới làm ăn định cư tại Chân Bôn (Chantaburi) và Bangkok là những thương điếm trung chuyển từ Hà Tiên tớ i kinh tôXiêm. Sử Việt Nam và sử Khơ Me cùng nhất trí ghi sự kiện: Năm 1674, Nặc Ong Đài đánh đuổi vua Nặc Ong Nộn. Nộn chạy sang cầu cứu chúa Nguyễn. Chúa liền sai thống suất Nguyễn Dương Lâm đem bính đi tiến thảo, thâu phục luôn 3 lũy Sài Gòn, Gò Bích và Nam Vang (trong sử ta, địa danh Sài Gòn xuất hiện từ 1674 vậy). Đài thua chạy rồi tử trận. Chúa Nguyễn phong cho Nặc Ong Thu làm Cao Miên quốc vương đóng đô ở U Đông, cho Nặc Ong Nộn làm phó vương.Sử ta còn ghi rõ: năm 1679, chúa Nguyễn Phước Tần tức Hiền Vương cho "nhóm người Hoa" muốn "phục minh chống Thanh" là Dương Ngạn Địch tớ i mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên tới Biên Hòa và Sài Gòn để lánh nạn và làm ăn sinh sống. Những nơi đó đã có người Việt tới sinh cơ lập nghiệ p từ lâu. Như Trịnh Hoài Đứ c đã ché p: các chúa Nguyễn "chưa rảnh mưu tính việc ở xa nên phải tạm để đất ấy cho cư dân bản địa ở , nối đời làm phiên thuộc ở miền Nam, cống hiến luôn luôn". Nhưng năm 1658, "Nặc Ong Chân phạm biên cảnh", HiềnVương liền sai "phó tướng Tôn Thất Yên đem ngàn binh đi 2 tuần đến thành Mô Xoài (Bà Rịa), đánh phá kinh thành và bắt được vua nước ấy". Sau được tha tội và đượ c phong làm Cao Miên quốc vương "giữ đạo phiên thần, lo bề cống hiến, không xâm nhiễu dân sự ở ngoài biên cương. Khi ấy địa đầu Gia Định là Mô Xoài và Đồng Nai đã có lưu dân của nước ta đên ở chung lộn với ngườ i Cao Miên khai lhẩn ruộng đất". Như vậy là từ trước 1658, Mô Xoài và Đồng Nai đã thuộc "biên cảnh" của Việt Nam.Bốn mươi năm sau (tức 1698), chúa Nguyễn mới sai Nguyễn Hữ u Kính vào "kinh lý" miền Nam. Đó là cuộc kinh lý miền biên cảnh - khi ấy "đất đai đã mở rộng khắp miền đông Nam Bộ nay. Trên cơ sở lưu dân Việt Nam tự phát tới "khẩn hoang lập ấp", Nguyễn Hữu Kính đã lập phủ Gia Định và 2 huyện Phước Long, Tân Bình (một phần nay là TPHCM). Đúng là dân làng đi trước, nhà nước đến sau. Và miền biên cảnh Nam Bộ sáp nhập vào cương vực Việt Nam một cách thật êm thắm và hòa hợp dân tộc vậy.
     
    beptoanphat thích bài này.
  10. vyhuynh

    vyhuynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/09/2004
    Bài viết:
    3.311
    Đã được thích:
    16
    (Sài Gòn - Tp. Hồ Chí Minh: 300 năm địa chính) ------------------------------------------------------------------
    1. Lịch sử hình thành của thành phố
    Vào khoảng đầu thế kỷ 17, cả vùng đất Nam Bộ ở trong tình trạng hầu hết đất đai đều hoang vu, rừng hoang bạt ngàn, dân cư thưa thớt. Ở vị trí thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã hình thành một thị trấn nhỏ, hình thức cư trú tập trung ban đầu. Trong số dân cư ở đây, người Khmer chiếm đa số. Cạnh đó còn có những người Việt đầu tiên từ các tỉnh miền Trung vào đây sinh sống. Đây là nơi buôn bán trao đổi của nhân dân trong vùng. Chính vì thế, năm 1623, Chúa Nguyễn được sự đồng ý của vua Chân Lạp đã lập ở đây một trạm thu thuế buôn bán.Dân thị trấn này đông thêm với sự dân cư của người Việt vào Nam. Năm 1679, Sài Gòn đã là nơi cư trú đóng của quan Tổng tham mưu lực lượng của Chúa Nguyễn ở miền Nam. Cũng trong năm này có khoảng 3.000 quân sĩ Trung Quốc và gia đình trung thành với triều đại nhà Minh không chịu sống ở Trung Quốc do nhà Thanh cai trị, đã xin là dân Việt và đươc chúa Nguyễn đưa vào Nam Bộ sinh sống. Một bộ phận người Hoa đã đến sinh sống ở vùng Sài Gòn. Năm 1896 là một mốc thời gian đáng ghi nhớ trong lịch sử thành phố. Năm này chúa Nguyễn chia đặt các đơn vị hành chính, thành lập chính quyền ở Nam Bộ. Sài Gòn lúc bấy giờ là một thị trấn có một vạn dân và có hoạt động thương mãi phát đạt đã trở thành thủ phủ của dinh Phiên Trấn, một trong hai dinh ở Nam Bộ lúc ấy (dinh Trấn Biên đặt lỵ sở ở Biên Hòa). Năm 1698 được xem là thời điểm thành lập của thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay thành phố được hơn 300 tuổi. Trong hơn ba trăm năm đó, thành phố đã trải qua nhiều biến cố quan trọng và đã vươn mình từ một thị trấn độ 1 vạn dân trở thành phố với dân số hơn 4 triệu ngày nay.Nhờ có vị trí thuận lợi nên vai trò kinh tế và chính trị của Sài Gòn ngày càng phát triển. Năm 1772. Nguyễn Cữu Đàm cho đắp các lũy đất (gọi là Cô Lũy hay còn gọi là Bán Bích cô lũy) từ chùa Cây Mai vòng qua Tân Định đến cầu Cao Miên (Cầu Bông ngày nay) bọc quanh khu chợ búa, dân cư, khu quân sự, hành chánh. Sài Gòn trở thành "thành phố" với đầy đủ ý nghĩa của từ này (thành để bảo vệ, phố chợ buôn bán). Từ cuối thập niên 1770 cho đến hết thập niên 1780, tình hình ở Sài Gòn có nhiều biến động cho cuộc tranh chấp giữa Chúa Nguyễn-Tây Nguyên và Tây Sơn-Nguyễn Ánh. Bốn lần quân Tây Sơn vào đánh đuổi lực lượng Chúa Nguyễn và làm chủ Sài Gòn.Một sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại của Sài Gòn là năm 1778, nhóm người Hoa trước kia cư trú và buôn bán ở Cù Lao Phố và Mỹ Tho, do ảnh hưởng của chiến tranh, đã kéo về cư trú ở Sài Gòn. Họ lập nên phố chợ buôn bán tấp nập tức Chợ Lớn ngày nay.Từ năm 1879. Nguyễn Ánh (sau này lên ngôi lấy hiệu là Gia Long) làm chủ Sài Gòn và Nam Bộ. Sài Gòn trở thành trung tâm hành chánh của khu vực Nguyễn Ánh kiểm soát và được gọi là "Gia Định kinh". Năm 1790. Nguyễn Ánh cho xây thành kiểu Vauban của Tây phương theo họa đồ của Le Brun, Victor Olivier (những người Tây phương giúp Nguyễn Ánh lúc ấy). Thành có chu vi khoảng 3.800 mét, nằm ở khu vực giữa các đường Đinh Tiên Hoàng, Lê Thánh Tôn, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu ngày nay. Thành có 3 lớp:Lớp trong cùng là một trường thành xây bằng đá ong Biên Hòa cao hơn 6m. Bên ngoài là hồ nước, rộng khoảng 75,5m. Ngoài cùng là lũy đất. Thành có 8 cửa ra vào đặt tên theo các thể bát quái: Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Do đó thành này còn gọi là "Thành Bát Quái". Trông vào bản đồ nó giống một con qui nên còn có tên là "Thành Qui".Trong Thành là Hoàng cung và các cơ quan trọng yếu. Ngoài thành có xưỡng Chu Sư ở bờ sông Tân Bình (Sông Sài Gòn) nơi đóng, sửa chữa và tập trung thuyền chiến, học đường và kho lương thực, trại voi chiến, trường đúc tiền... Ngoài mặt thành là phố xá chợ búa. Chợ Bến Nghé, chợ Sài Gòn. (Chợ Lớn bây giờ) là những khu chợ quan trọng, những thương cảng tiếp nhận tàu thuyền các nước đến buôn bán. Ngoài ra còn có những khu chợ khác như chợ Thị Nghè, chợ Cây Đa Còm, chợ Bến Soi, chợ Điều Khiên...Sau đó Nguyễn Ánh thắng được Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn và đóng đô ở Huế. Dù không còn là kinh đô, Sài Gòn vẫn là thủ phủ của vùng đất phía Nam. Đầu thời Nguyễn, vùng đất Nam Bộ được lập thành một đơn vị hành chánh: Gia Định thành. Lê Văn Duyệt giữ chức Tổng trào thành Gia Định trong khoảng 16 năm. Trong dân gian và sách vở vẫn còn giữ lại nhiều giai thoại về vị quan nói tiếng này. Mộ và đền thờ của ông ở Bà Chiểu (Lăng Ông).Sài Gòn là một trung tâm giao dịch quan trọng của cả nước, là một trung tâm văn hóa của Nam Bộ. Mỗi ba năm, thi Hương được tổ chức ở trường thi Gia Định (đặt ở Sài Gòn) để lấy các cử nhân. Dân số Sài Gòn vào năm 1819 đã vào khoảng 60.000 người.Trong thời gian này, một số thương gia, sứ giả Tây phương đã ghé Sài Gòn như John White (sĩ quan Hoa Kỳ đến Sài Gòn năm 1819), Crawfurd, Finlayson (phái bộ của nước Anh đến Việt Nam năm 1882)... Họ đã để lại những hồi ký mô tả sinh hoạt của Sài Gòn vào lúc đó. (J. White viết quyển "A voyage to Cochinchina", xuất bản năm 1824, Crawfurd viết quyển "Journal of a Embassy from the Governor general of Indian to the Courts of Siam and Cochinchina", xuất bản ở Luân Đôn vài năm sau chuyến đi).Năm 1833, Lê Văn Khôi, con nuôi của Lê Văn Duyệt nổi lên chống triều đình Huế, sau khi bị quân triều đình đánh bại nhiều trận Lê Văn Khôi cố thủ trong thành Qui. Ba năm sau quân triều đình mới hạ được thành. Vua Minh Mạng cho phá thành Qui và cho xây lại thành mới nhỏ hơn, nằm ở một góc cũ. Thành mới thường được gọi là "Thành Phụng". Thành này chu vi chỉ có 1.960m, mỗi cạnh dài 490 mét, tường cao 4,7m và hào bao quanh rộng 52 mét. Thành cũng được xây cất theo kiểu Vauban. Vị trị Thành Phụng nằm trong khu vực các đường Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, và Mạc Đỉnh Chi ngày nay.Năm 1832, Gia Định thành bị bãi bỏ, toàn bộ Nam Bộ được chia làm 6 tỉnh trực thuộc triều Đình Huế. Sài Gòn là thủ đô của tỉnh Gia Định. Tuy nhiên đây là trung tâm quân sự và nhất là trung tâm kinh tế của Nam Bộ.Giữa thế kỷ 19 thực dân Pháp đem quân đến chiếm Việt Nam. Tháng 5-1859 đô đốc Pháp Rigault de Genouilly đem 2.000 quân Pháp và Tây Ban Nha cùng 8 chiến tàu đánh Sài Gòn. Sau khi hạ được thành, thực dân Pháp đã dùng 32 khối mìn để phá tung nhiêu đoạn thành, chúng đã đốt phá dinh thự kho tàng bên trong thành và phố xá thương mãi, nhà cửa dân cư bên ngoài."Bến Nghé của tiền tan bọt nướcĐồng Nai tranh ngói nhuộm màu mây"Năm 1860 quân triều đình do Nguyễn Tri Phương thống lãnh vào đánh quân Pháp, đã dặp một thành rất lớn, dài khoảng 3.000 mét, rộng 1.000 mét ở khu vực làng Chí Hòa, gọi là Đại Đồn hay đồn Kỳ Hòa. Tuy nhiên Đại Đồn cũng bị thất thủ và sau đó bị phá hủy.Sau khi phá vỡ Đại Đồn, quân Pháp chiếm đóng ba tỉnh miền Đông (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) và sau đó chiếm nốt ba tỉnh miền Tây (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên). Sài Gòn trở thành trung tâm cai trị và kinh tế của thực dân ở Nam Kỳ. Thành Phố sài Gòn mang nét Tây phương-thuộc địa được bắt đầu xây dựng.Ngay khi vừa chiếm được Sài Gòn, đô đốc Charnar đã ký nghị định (ngày 11-4-1861) thành lập "thành phố Sài Gòn". Ranh giới của thành phố bao gồm cả khu vực Chợ Lớn. Thực dân Pháp đã phác họa một bản đồ qui hoạch thành phố, dự trù cho 500.000 dân. Bao quanh thành phố thực dân Pháp cho đào một kinh rộng 10 mét (kinh bao Ngạn) từ gò Cây mai qua Phú Thọ đến rạch Thị Nghè (vị trí cầu Công Lý ngày nay), bản đồ qui hoạch này sau đó bị bỏ, con kinh đào cũng chưa hoàn tất.Năm 1865, chính quyền thực dân quyết định thành lập hai thành phố riêng biệt: Thành phố Sài Gòn với diện tích khoảng 3km² (địa bàn quận I ngày nay), thành phố Chợ Lớn rộng độ 2km² (nằm trong quận V ngày nay). Họa đồ qui hoạch thành phố căn cứ trên những con đường đã có. Giữa hai thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn vẫn còn là vùng quê. Dân số thành phố (Sài Gòn-Chợ Lớn) tăng dần:1863: 20.000 dân1890: 100.000 dân1921: 300.000 dân1945: 450.000 dânCùng với gia tăng dân số, địa bàn thành phố phát triển rộng hơn. Hai khu vực thị tứ riêng biệt Sài Gòn và Chợ Lớn dần mở rộng. Đến khoảng 1910, thành phố Sài Gòn bắt đầu giáp ranh với thành phố Chợ Lớn. Năm 1931, hai thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn được sát nhập làm một và được chia ra thành 5 quận. Trong cuốc chiến tranh chống thực dân Pháp (1945-1954) và đế quốc Mỹ (1960-1975) dân số thành phố gia tăng nhanh chóng. Năm 1945 thành phố có: 450.000 dân1960 thành phố có: 2.000.000 dân1973 thành phố có: 3.300.000 dân1975 thành phố có: 3.900.000 dânNăm 1955 thành phố Sài Gòn-Chợ Lớn được gọi là "đô thành Sài Gòn", diện tích là 51km² và chia làm 7 quận. Năm 1970 phần đất Thủ Thiêm được sát nhập vào Sài Gòn. Lúc này thành phố được chia làm 11 quận.Năm 1976. Quốc Hội khóa 6 đã chính thức đặt tên cho thành phố là "thành phố Hồ Chí Minh" bao gồm cả Sài Gòn, tỉnh Gia Định cũ và một số vùng lân cận. Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh có diện tích 2.020 km², dân số hơn 4,5 triệu người. Thành phố có 12 quận nội thành (Quận 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận) với diện tích 140km² và sáu huyện ngoại thành là Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè, Duyên Hải với diện tích là 1.889km².

Chia sẻ trang này