1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng thống Bush kinh ngạc về số lượng vũ khí hạt nhân của Mỹ

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi hoibihay, 27/04/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoibihay

    hoibihay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/04/2003
    Bài viết:
    430
    Đã được thích:
    0
    Tổng thống Bush kinh ngạc về số lượng vũ khí hạt nhân của Mỹ

    ?oTại sao chúng ta lại có nhiều vũ khí đến thế? Chúng ta cần chúng để làm gì??, Tổng thống Mỹ George W. Bush đã phải thốt lên như vậy, sau 20 phút nghe báo cáo về những con số liên quan đến kho vũ khí hạt nhân của Mỹ hồi tháng trước. Câu chuyện do một người trong Nhà Trắng tiết lộ.

    Một câu hỏi hay, nhưng tìm được câu trả lời không phải dễ dàng. Kho vũ khí của Mỹ hiện có 5.400 đầu đạn hạt nhân cho các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên biển và đất liền, 1.750 bom hạt nhân và tên lửa hành trình sẵn sàng bắn đi từ các máy bay B-2 và B-52, thêm 1.670 vũ khí hạt nhân khác được xếp vào loại ?ochiến thuật?. Ngoài ra, còn khoảng 10.000 đầu đạn hạt nhân trong các boongke xung quanh nước Mỹ, đề phòng sự cố bất ngờ.

    Kể từ lúc các chương trình tấn công hạt nhân của Mỹ được mã hoá thành Kế hoạch Hoạt động Thống nhất (SIOP) năm 1960, các tổng thống đã kinh hoàng khi nghĩ đến chuyện một ngày kia phải phát trái bóng ?ohạt nhân?. Sau khi được báo cáo về SIOP, tổng thống Kennedy từng lẩm bẩm: ?oVậy mà chúng ta tự gọi mình là con người kia đấy?. Nhưng không một vị lãnh đạo Nhà Trắng nào tìm ra một phương cách giải quyết.

    Một thập kỷ sau Chiến tranh Lạnh, Tổng thống Bush cũng muốn thử sức. Hôm thứ bảy, trong cuộc gặp gần hai giờ đồng hồ với Tổng thống Nga Putin, ông bắt đầu bàn cách làm thế nào để hai siêu cường từng đối đầu, với ít nhất 12.000 vũ khí hạt nhân vẫn nhắm vào nhau, có thể cắt giảm kho vũ khí hạt nhân. Hai ông không bàn chi tiết, nhưng không khí của cuộc nói chuyện cởi mở đến mức đáng ngạc nhiên.

    Trong khi hệ thống hạt nhân của Nga đang có nguy cơ rò rỉ, cả hai nước đều đồng ý đây là thời điểm thích hợp để thực hiện việc này. Vấn đề trở nên phức tạp hơn vì chính một kế hoạch được ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Mỹ: tên lửa phòng thủ (NMD). Mối đe doạ về một tấm lá chắn có khả năng chặn tên lửa, về mặt lý thuyết, khiến Matxcơva ngần ngại trong việc cắt giảm kho vũ khí.

    Một trở ngại lớn hơn đối với kế hoạch cắt giảm vũ khí hạt nhân chính là Lầu Năm Góc. Cấu trúc lực lượng hạt nhân của Mỹ giống như một khối Rubik, rất khó tháo rời. Đó là điều Dick Cheney đã phát hiện ra vào mùa xuân năm 1989, vài tuần trước khi ông trở thành bộ trưởng Quốc phòng của tổng thống Bush (cha).

    Vào thời kỳ cao điểm trong Chiến tranh Lạnh, trong kế hoạch SIOP có 16.000 mục tiêu nhắm vào Liên Xô. Đến năm 1989, con số này đã giảm xuống còn 12.500. Tuy nhiên, chỉ riêng khu vực Matxcơva đã là đích của 500 đầu đạn hạt nhân. 69 đầu đạn chỉ có nhiệm vụ nhằm đúng một radar chống tên lửa ở Pushkino, phía đông bắc Matxcơva. Ông Cheney, nghe báo cáo xong, không nói nên lời. Lát sau, ông hỏi: ?oAi ra lệnh những chuyện này?? Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, tướng Larry Welch trả lời: ?oChính là ngài. Ngài và các vị tiền nhiệm của ngài?.

    Mỗi khi Lầu Năm Góc đưa ra một hệ thống vũ khí mới để đối trọng với Liên Xô, người ta lại cho thêm vào các mục tiêu cho tương xứng, tới khi các mục tiêu nhỏ tới mức chỉ còn là đoạn đường tàu tránh ở vùng nông thôn. Một ngôi sao sáng của Không quân Mỹ, tướng George Butler đã tìm cách cắt giảm SIOP. Kỳ lạ thay, SIOP ngày nay còn lớn hơn thời ông Butler tới 20%. Những người kế nhiệm ông Butler đã liên tục cho thêm vào những mục tiêu mới.

    Nhưng hy vọng không phải đã hết. Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld đang chuẩn bị một kế hoạch để thực hiện mục tiêu cắt giảm kho vũ khí hạt nhân của Tổng thống Bush. Ông đã mời cả tướng (về hưu) George Butler và Richard Perle, một chuyên gia về an ninh dưới thời tổng thống Reagan tham gia kế hoạch này. ?oTôi không thấy có lý do gì để chúng ta không giảm xuống dưới mức 1.000 đầu đạn. Sự thật là chúng ta sẽ không bao giờ sử dụng chúng. Và người Nga cũng vậy?, ông Perle bình luận.



    Bạn trưởng thành thực sự vào ngày đầu tiên bạn cười chính mình.

Chia sẻ trang này