1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tổng Viện trợ của Liên Xô , Trung Quốc và các nước XHCN đối với cuộc kháng chiến chống MỸ

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi traidatcanghp031, 02/02/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. traidatcanghp031

    traidatcanghp031 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2005
    Bài viết:
    6.667
    Đã được thích:
    86
    Tổng Viện trợ của Liên Xô , Trung Quốc và các nước XHCN đối với cuộc kháng chiến chống MỸ

    Từ năm 1955 tới năm 1975 ,khối hàng quân sự Liên Xô ,Trung Quốc và các nuớc XHCN ( Tiệp Khắc,Ba Lan, HungGaRy,CHDC Đức ,CHDCND Triều Tiên và Cu Ba) viện trợ cho Việt Nam như sau:

    * Giai đoạn 1955 - 1960 : Tổng số 49.585 tấn , gồm :4.105 tấn hàng hậu cần , 45.480 tấn vũ khí ,trang bị kĩ thuật . trong đó Liên Xô viện trợ 29.996 tấn , Trung Quốc viện trợ 19.589 tấn.
    * Giai đoạn 1961 - 1964 : Tổng số 70.295 tấn , gồm :230 tấn hàng hậu cần , 70.065 tấn vũ khí ,trang bị kĩ thuật .Trong đó Liên Xô 47.223 tấn,Trung Quốc 22.982 tấn, các nước XHCN khác : 442 tấn.
    * Giai đoạn 1965 - 1968 : Tổng số 517.393 tấn ,gồm : 105.614 tấn hàng hậu cần ,441.779 tấn vũ khí ,trang bị kỹ thuật; trong đó Liên Xô 226.969 tấn , Trung Quốc 170.798 tấn,các nước XHCN khác 119.626 tấn.
    * Giai đoạn 1969 - 1972 : Tổng số 1.000.796 tấn ,gồm : 316.130 tấn hàng hậu cần ,684.666 tấn vũ khí ,trang bị kỹ thuật; trong đó Liên Xô 143.783 tấn , Trung Quốc 761.001 tấn,các nước XHCN khác 96.002 tấn.
    * Giai đoạn 1973 - 1975 : Tổng số 724.512 tấn ,gồm : 75.267 tấn hàng hậu cần ,49.264 tấn vũ khí ,trang bị kỹ thuật; trong đó Liên Xô 65.601 tấn , Trung Quốc 620.354 tấn,các nước XHCN khác 38.557 tấn.
    Như vậy qua 20 năm Liên Xô ,Trung Quốc và các nước XHCN anh em đã viện trợ cho Việt Nam tổng khối lượng hàng hoá là 2.362.581 tấn : khối lượng hàng hoá trên quy đổi thành tiền tương đương với 7 tỷ Rúp , gồm nhiều chủng loại sau :

    Phân loại Đơn vị tính Liên Xô Trung Quốc Các nước
    XHCN
    Súng bộ binh Khẩu 439.198 2.227.667 942.988
    Súng chống tăng Khẩu 5.630 43.584 16.412
    Súng cối các loại Khẩu 1.076 24.134 2.759
    Pháo hảo tiễn Khẩu 1877 290
    Pháo mặt đất Khẩu 789 1.376 263
    Pháo cao xạ Khẩu 3.299 614
    Bộ điều khiển Bộ 647
    Bệ phóng tên lửa Chiếc 1.357
    Đạn tên lửa Quả 10.169
    Tên lửa Hồng Kỳ e 1
    Tên lửa S125 e 2
    Đạn tên lửa K681 Quả 480 480
    Máy bay chiến đấu Chiếc 316 142
    Tàu chiến Hải Quân Chiếc 52 30
    Tàu vận tải Hải Quân Chiếc 21 127
    Xe Tank các loại Chiếc 687 552 10
    Xe vỏ thép Chiếc 601 360
    Xe xích kéo pháo Chiếc 1.332 322 758
    Xe chuyên dùng Chiếc 498 6.524 2.502
    Phao cầu Bộ 12 15 13
    Xe máy công trình Chiếc 100 3.430 650
    Ống dẫn dầu Bộ 56 11 45

    TTXVN

    e : là đơn vị gì vậy bác nào giải thích giùm
    Cảm ơn nhưng anh em ĐỎ đã tạo nên mùa xuân lịch sử 1975
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Trung đoàn.
  3. gulfoil

    gulfoil Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2003
    Bài viết:
    3.090
    Đã được thích:
    4
    Sau đợt B-52 1972 mình lên ĐHKTQS Vĩnh Phú (Vĩnh Yên) nha lương khô TQ rát cả miệng còn lũ chuột cất thủng cả ba lô để chén lương khô.
  4. kittyone

    kittyone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2005
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Xem thế này mới biết la TQ viện trợ cho Vn hơi bị nhiều trong chiến tranh. Trước đây tôi chỉ nghĩ viện trợ cua TQ cũng vao khoảng 20% trên tổng số viện trợ.
  5. dungsamtien

    dungsamtien Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    2.909
    Đã được thích:
    59
    Trung quốc viện trợ chủ yếu là lương thực.thực phẩm quần áo.súng bộ binh.những thứ này thì ta xài ok nhưng mà có nhiều thứ cao cấp hơn thì ẹ lắm.ông già em lái xe trường sơn nói cái con xe vận tải Hồng Hà của Trung Quốc viện trợ chạy coi chừng rớt ...hộp số như chơi.... cho nên cứ phải gia cố thêm cái đai cho chắc ăn...
  6. man_72

    man_72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
  7. lachatte

    lachatte Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2004
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Thằng Tung Của nó viện trợ nhiều chẳng qua là nó muốn Bắc Việt Nam đứng vững để làm phên dậu phía Nam cho nó thôi.
    Liên Xô , Tung Của đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng.
  8. mimosaunreal

    mimosaunreal Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/08/2005
    Bài viết:
    40
    Đã được thích:
    0
    Bac Chiangshan hinh nhu nham vao topic nay thi phai. Bai nay cung nen post o ben Khoa hoc Quan su cho anh em cung nghien cuu voi nhi.
  9. langtudien

    langtudien Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2004
    Bài viết:
    1.060
    Đã được thích:
    0
    Chỉ có chừng này nước viện trợ thôi hả các bác ? Theo tôi nghĩ các nước khác cũng có nhưng ít chứ ?
  10. tmkien

    tmkien Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    28/12/2004
    Bài viết:
    494
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí Khrushchev tỏ ý bất bình khi không thấy Bác Hồ đề cập tới công lao to lớn của Liên Xô trong Di chúc (trích đoạn Hồi ký của Khrushchev trong một bài từ talawas):
    Trong Chúc thư của Hồ Chí Minh không thấy nói gì tới những giúp đỡ vĩ đại, bất vụ lợi mà Liên sô đã dành cho Việt Nam. Sự giúp đỡ của chúng tôi có tính cách quyết định, bởi vì nếu không có những viện trợ vật liệu của Liên sô, Việt Nam không thể nào sống nổi dưới những điều kiện của khí cụ tối tân và kháng cự lại một cường quốc xâm lược giầu có như Hoa Kỳ. Để có thể nhận đầy đủ võ khí và trang bị, Việt Nam không có lựa chọn nào khác hơn là dựa vào Liên sô. Để có thể đạt chiến thắng, họ phải có võ khí thích ứng, và những võ khí này họ chỉ có thể nhận được từ Liên sô. Trung Quốc không thể cho Việt Nam những gì họ cần hôm nay. Báo chí thế giới, kể cả kẻ thù của cộng sản, cũng phải thừa nhận rằng Việt Nam không thể theo đuổi chính sách quân sự chống lại Hoa Kỳ xâm lược nếu không có viện trợ kinh tế và vật liệu do Liên sô cung cấp. Ví dụ, khi nghe loan báo quân giải phóng Bắc Việt đã phóng một hỏa tiễn vào một căn cứ Mỹ. Đương nhiên những hỏa tiễn này không được sản xuất trong rừng ở Việt Nam. Chúng được mang tới từ các nhà máy ở Liên sô.? (Khruschchev Remembers, tr. 486)
    Khrushchev đã kết luận chương về ?oHồ Chí Minh và Chiến tranh Việt Nam? như sau:
    ?oCần động viên toàn lực để đưa cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng. Cuộc chiến này không chỉ vì tương lai của người dân Việt Nam. Nhân dân Việt Nam đang đổ máu và xả thân cho phong trào Cộng sản thế giới.? (Khruschchev Remembers, tr. 487)
    Thêm một đoạn tư liệu cũng khá hay:
    Tôi gặp Hồ Chí Minh nhiều lần. Tôi nhớ chúng tôi làm việc chung với nhau thời Hội nghị Genève (1954). Vào lúc đó, chúng tôi vẫn còn liên hệ rất tốt với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trước Hội nghị Genève, có cuộc gặp gỡ chuẩn bị tại Mạc Tư Khoa. Đại diện Trung Quốc là Chu Ân Lai, và đại diện Việt Nam là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Chúng tôi thảo luận về lập trường của chúng tôi tại Genève, dựa trên tình hình Việt Nam. Tình hình rất trầm trọng. Phong trào kháng chiến Việt Nam trên bờ sụp đổ. Dân quân mong đợi Hội nghị Genève đạt được một thỏa thuận ngừng bắn để giúp họ có thể tồn tại hầu đạt chiến thắng trong cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam chống lại quân Pháp xâm lược. Hà Nội nằm trong tay người Pháp. Nếu nhìn trên bản đồ, phần mà chúng tôi đòi hỏi, người ta sẽ thấy tại Bắc Việt Nam có những vùng đánh dấu nơi quân Pháp đã chiếm giữ.
    Sau một trong những cuộc thảo luận tại Phòng Catherine ở Điện Cẩm Linh, Chu Ân Lai kéo tôi vào một góc. Ông nói: ?~Đồng chí Hồ Chí Minh nói với tôi là tình hình ở Việt Nam hết hy vọng, và rằng nếu chúng ta không đạt được đình chiến sớm, Việt Nam sẽ không thể đứng vững để chống lại Pháp. Do đó, họ đã quyết định nếu cần sẽ rút lui sang phía biên giới Trung Quốc, và họ muốn Trung Quốc sẵn sàng kéo quân sang Việt Nam, như chúng tôi đã làm tại Bắc Hàn. Nói cách khác, phía Việt Nam muốn chúng tôi giúp họ đánh người Pháp. Chúng tôi không thể đáp ứng yêu cầu của đồng chí Hồ Chí Minh. Chúng tôi đã mất quá nhiều người ở Đại Hàn ?" cuộc chiến đó khiến chúng tôi tốn phí rất nhiều. Chúng tôi không có lý nào can dự vào một cuộc chiến khác trong lúc này?T.
    Tôi đã yêu cầu đồng chí Chu Ân Lai: ?~Một cuộc chiến đấu quan trọng đang diễn ra, và dân Việt đang chiến đấu hăng hái. Pháp đang thiệt hại nặng nề. Không có lý nào ông lại nói với Hồ Chí Minh là ông sẽ từ chối giúp đỡ ông ta nếu quân của ông ta bị Pháp đánh bật tới biên giới nước ông. Tại sao ông không cứ nói dối? Cứ để cho phía Việt Nam tin là ông sẽ giúp họ nếu cần, và đây sẽ là nguồn cảm hứng cho dân quân Việt Nam chống lại Pháp?T. Chu Ân Lai đồng ý không nói với đồng chí Hồ Chí Minh là Trung Quốc sẽ không tham chiến chống Pháp trên lãnh thổ Việt Nam.
    Rồi phép lạ xẩy ra. Khi phái đoàn tới Genève họp, thì dân quân Việt Nam đạt được chiến thắng to lớn và chiếm được Điện Biên Phủ [2] . Tại phiên họp đầu tiên, Thủ tướng Pháp Mendes-France đề nghị quân Pháp rút xuống phía nam vĩ tuyến 17. Tôi phải thú thật là khi nhận được tin này từ Genève, tôi thở phào nhẹ nhõm với ngạc nhiên và thích thú. Chúng tôi đã không trông đợi điều này. Vĩ tuyến 17 là điểm tối đa mà chúng tôi có thể đòi hỏi. Chúng tôi chỉ thị cho các đại diện tại Genève đòi làn ranh đình chiến phải dịch xuống phía Nam thêm nữa, tới tận vĩ tuyến 15, nhưng điều này chỉ nhằm mục đích làm ra vẻ khó khăn trong khi mặc cả. Sau khi cò kè một thời gian ngắn, chúng tôi chấp nhận đề nghị của Mendes-France, và Hiệp định được ký kết. Chúng tôi đã thành công trong việc gom về một mối những thành quả cho cộng sản Việt Nam.? (Dịch từ Khruschchev Remembers, nxb Little, Brown and Company, 1970, tr. 481, 482, 483).

Chia sẻ trang này