1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Top 10 loại máy bay chiến đấu trong thế kỷ XX (Vietnamnet TV)

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi lgec1308, 02/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Model_kit_enthusiast

    Model_kit_enthusiast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    có bác nào thích xem ảnh thì vào đây.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    đó là một số ảnh cho các bác xem
    u?c chiangshan s?a vo 09:49 ngy 29/01/2006
  2. nguoiquansat

    nguoiquansat Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2003
    Bài viết:
    1.542
    Đã được thích:
    352
    He he Lạc đề tí... nhưng theo mình máy bay hay mấy thì hay, nhưng đó chỉ là điều kiện cần để thắng trong không chiến. Điều kiện đủ phải là thể lực và trình độ củaphi công và sự huớng dẫn tác chiến dưới mặt đất. Thằng bạn mình là cựu phi công Mig nói, thực tế hiện nay Vịt dù mua được máy bay Su-27, Su-30 nhưng vẫn không tận dụng được hết tính năng của nó. Các kỹ thuật bay cao cấp như Cobra hay lộn nhào sát mặt đất vẫn chưa ai thực hiện được do thể lực phi công ta quá yếu ( sức chịu đựng áp lực bay (đại loại như thế) của ta chỉ khoảng 6-7, trong khi của Tây là >12 ). Phi công nhiều khi lái theo cảm tính kinh nghiệm, đôi khi chưa quan tâm đúng mức đến thông số tình trạng máy bay thông báo nên mới xảy ra vụ rơi Su-27 và M-28... Số máy bay Mig-21 dễ điều khiển, cơ động rất tốt, dù đã được nâng cấp nhưng hệ thống điều khiển điện tử kém, vũ khí khá lạc hậu (K-13 và R-27, một ít AIM-9 cũ của Cầy), tệ nhất là máy bay cũ quá nên hầu như phi công ta không dám thực hiện các bài bay cao cấp. Thằng bạn mình được chuyển từ lái Mig-21 "quan tài bay" sang lái Dolphin của bên cứu hộ cứu nạn, mừng húm! Nó bảo cùng là ... hay nhỉ!
  3. ChienV

    ChienV Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/05/2001
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    0
    Cũng lạc đề thêm tý, các bác có biết Widow maker là cái máy bay nào trong quân đội Mỹ không ạ???
  4. darkflames

    darkflames Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    4.032
    Đã được thích:
    0
    Tớ chỉ biết mỗi YF-23 Black Widow của mẽo thôi, chứ widow maker thì chưa nghe nói bao giờ
  5. Soundlessman

    Soundlessman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2003
    Bài viết:
    360
    Đã được thích:
    0
    Widow Maker? Có phải là chiếc F-104 không? F-104 có tên là Starfighter là bản thiết kế của Mỹ nhưng lại được không quân Tây Đức phát triển khoảng năm 1961. Nó chủ yếu là máy bay phòng thủ. Tuy tính năng có vẻ cao nhưng thực chất trải nghiệm ở Đức của nó rất tồi. Trong 15 năm sử dụng nó rơi 178 lần làm thiệt mạng 85 phi công nên người ta gán cho nó cái tên widow maker.
    Còn Black Widow YF-23 là máy bay phát triển song song với F-22. Xét về tính năng nó vượt trội hơn F-22 ngày nay 1 tí nhưng vì lý do chính trị nên F-22 được chọn để phát triển thay vì YF-23
    Được soundlessman sửa chữa / chuyển vào 02:23 ngày 30/01/2006
  6. Model_kit_enthusiast

    Model_kit_enthusiast Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2006
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    mời các bác xem ảnh tiếp:
    [​IMG]
    [​IMG]
    u?c chiangshan s?a vo 19:49 ngy 10/02/2006
  7. rammstein

    rammstein Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2005
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Sin lỗi bác than_dau_tuat . Bác cho em hỏi một câu: ko biết bác tìm ở dâu về tài liệu máy bay SU-9 của Nga có dùng dộng cơ BMW-003 , nhung em tìm trên mấy trang web quân sự của Nga thì ko tài nào tìm thấy dươc tư liệu nào có viết về SU-9 Me có gắn D.C. BMW-003 cả, mà chỉ thấy có con SU-9 với dộng cơ ТР"Ф А>-7Ф-1-100У ( TRDFAL-7F-1-100Y ) mà thôi.
  8. dbp

    dbp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Riêng việc xếp hạng các loại máy bay trong suốt một thế kỷ đã là vớ vẩn rồi, vì không có một tiêu chí so sánh nào cho ra hồn cả. Nếu chọn theo chất lượng thì thập kỷ 90 sẽ đóng góp 9 trong 10 loại. Nếu chọn theo số lượng thì dễ xếp hạng nhất, nhưng mà số lượng thì nói lên được cái giề?
    Theo tớ thì nên đánh giá theo các tiêu chí: chất lượng (tính hiện đại của công nghệ trong thời kỳ của nó), hiệu quả chiến đấu, thành tích chiến trận, số lượng sx, và chọn theo từng giai đoạn thế này: 1900 - 1918 (hết CT TG thứ nhất), 1919 - 1938, 1939 - 1942 (3 năm đầu của WW2), 1943 - 1945 (3 năm sau của WW2), 1946 - 1953 (sau WW2 đến hết CT Triều Tiên), 1954 - 1970, 1971 - 1980, 1981 - 1990, 1991 - 2000.
    Cứ theo đấy mà đánh giá thì tớ xếp thế này:
    - Giai đoạn 1900 - 1918 và 1919 - 1938: 2 thời kỳ này tớ không rõ lắm, bác nào có thông tin gì thì đưa vào. Trong WW1 chắc cũng có vài loại vượt trội. Anh chàng Red Barron cũng vì thế mà thành Ace nổi tiếng nhất.
    WW2 (1939 - 1945): phải chia làm 2 giai đoạn vì trong có vài năm mà trình độ công nghệ phát triển nhanh quá. Đúng là chiến tranh có khác.
    - 1939 - 1942: Đây là 3 năm đầu của WW2.
    Có thể đánh giá Me-109 là số 1 của thời kỳ này. Nhờ nó mà Luftwaffe có thể thống trị tuyệt đối bầu trời châu Âu. Ngay cả trên mặt trận phía Đông nó cũng không có đối thủ. Trong trận chiến nước Anh (Battle of Britain, 1940), nó có thể tác oai tác quái ngay trên bầu trời nước Anh. (Nên nhớ hồi đó Anh mạnh chẳng khác gì nước Mỹ bây giờ, chiếm đến 40% diện tích toàn cầu làm thuộc địa, trình độ công nghệ cũng rất cao).
    Số 2 là Spitfire. Chỉ có Spitfire của KQ Hoàng gia mới chống lại một cách đáng kể trước cơn bão Me-109. Các tính năng không chiến không kém nhiều so với Me-109. Tuy nhiên về cuối Battle of Britain, dần dần KQ Hoàng gia cũng bị tiêu hao và sắp sửa bị diệt hết. May mắn cho Spitfire là Hitler đột ngột ra lệnh quay ra tấn công London và các thành phố khác, do đó giúp cho KQ Hoàng gia có cơ hội phục hồi.
    - 1943 - 1945:
    Số 1 phải kể đến Me-262: máy bay chiến đấu dùng động cơ phản lực đầu tiên. Tất cả các máy bay khác đều không phải là đối thủ của nó. Để bắn rơi được Me-262, phi công Anh - Mỹ phải rình lúc nó đang cất cánh hoặc hạ cánh (là lúc Me-262 chưa lấy được tốc độ cần thiết, rất kém cơ động). Hoặc một bài khác của phi công cánh quạt là giảm độ cao tối đa để đổi lấy tốc độ, khi đó tốc độ đạt được gần bằng tốc độ của Me-262. Tuy nhiên rồi cũng sẽ bị thất tốc, và cũng không làm được thế thêm 1 lần nữa vì đã hết cao độ mất rồi. Nhược điểm của Me-262 là ra đời quá muộn (đầu 1945) và số lượng ít (vài trăm chiếc).
    Số 2 là Mustang P-51, chủ lực của KQ Mỹ. Kết hợp rất hài hòa giữa tốc độ, hỏa lực, tầm bay, tính cơ động.
    - 1946 - 1953:
    Sau WW2 các cường quốc ra sức phát triển công nghệ động cơ phản lực, và chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953) là nơi đọ sức thử lửa. Có thể kể ra 2 đối thủ chính: Mig-15 (Liên Xô) và F-86 (Mỹ). Có thể coi 2 loại này gần như tương đương nhau, mặc dù cả hai bên đều tuyên bố chiến thắng tuyệt đối của bên mình (Liên Xô: 2 F-86 đổi 1 Mig-15, Mỹ: 10 Mig-15 đổi 1 F-86). Nhưng cá nhân tớ đánh giá F nhỉnh hơn vì điều khiển dễ hơn và tầm nhìn cho phi công tốt hơn, đặc biệt là về phía sau (2 yếu tố quan trọng trong không chiến thời kỳ đó). Ngoài ra Mig-15 bị nhược điểm là nếu ngoặt gấp ở một tốc độ đủ lớn (đâu khoảng 600km/h trở lên thì phải) thì động cơ dễ chết đột ngột. Mig-15 được cái khả năng sống sót cao hơn khi trúng đạn.
    - 1954 - 1970:
    Cuộc kháng chiến chống Mỹ của VN và cuộc chiến 6 ngày Arab - Israel (1967) là 2 cuộc thử lửa lớn nhất của các loại fighter.
    Có thể coi trong thời kỳ này F-4 Phantom là số 1, vì nó được trang bị vũ khí mạnh (có khả năng mang 8 tên lửa hoặc bom hoặc kết hợp), có 2 động cơ, radar hiện đại so với thời kỳ đó, khả năng hoạt động độc lập cao, tầm bay tốt, rất đa năng (tiêm kích, cường kích / ném bom, tác chiến điện tử, trinh sát, ... đều làm được hết và làm tốt).
    Mig-21: được thiết kế với một tư tưởng khác hẳn F-4, Mig-21 rất thích hợp để phòng thủ bầu trời trong điều kiện
    có radar mặt đất dẫn đường, và thực hiện các cuộc tấn công chớp nhoáng rồi lợi dụng tốc độ để thoát. Nếu thực hiện đúng như mục đích thiết kế này thì nó cũng lập chiến công kha khá (như ở CT VN). Nhưng trong chiến tranh không có gì là chắc chắn cả. Nếu phải chiến đấu trên đất đối phương, hoặc khi radar mặt đất đã bị phá hủy (như trong cuộc chiến 1967) thì Mig-21 bộc lộ rõ các yếu điểm của nó và bị bắn rơi kha khá. Ngoài ra Mig-21 có nhược điểm là tầm bay ngắn, vũ khí ít (2 quả tên lửa), tầm nhìn phía sau kém, cơ động kém trong cận chiến.
    - 1971 - 1980:
    Thập kỷ 70 F-14 được triển khai cho Hải quân Mỹ. Khả năng chiến đấu tầm xa, trang bị tên lửa tầm xa (AIM-54), radar mạnh, đa năng, "cánh cụp cánh xòe", có thể nói nó không có đối thủ trong không chiến.
    - 1981 - 1990: thập kỷ 80 có một số cuộc chiến quan trọng trên bầu trời: chiến tranh Israel - Syria năm 1982, Iran - Iraq từ 1980 đến 1988, và một số vụ va chạm trên không giữa Pakistan và Liên Xô trên biên giới Afghanistan - Pakistan.
    Với thành tích chiến trận trong cuộc chiến trên bầu trời Liban, có thể coi F-15 xứng đáng là số 1. Được trang bị radar tốt, với lựa chọn vũ khí đa dạng, hệ thống điện tử số 1, khả năng bắt bám nhiều mục tiêu, nó đã góp phần đáng kể để không quân Israel có một chiến thắng chênh lệnh với Syria. F-15 sẽ còn tiếp tục chứng tỏ bản thân trong thập kỷ sau nữa.
    F-14 Tomcat vẫn tiếp tục chứng tỏ ưu thế của mình trong cuộc chiến 8 năm giữa Iran và Iraq. Bằng AIM-54 Phoenix nó đã hạ một số tương đối Mirage, Mig-21, Mig-23 (cả Mig-25???) của KQ Iraq. F-14 xứng đáng ở vị trí thứ 2 sau F-15.
    Số 3 có thể kể đến Mig-31, với radar phased array đầu tiên trên thế giới, tên lửa tầm xa, khả năng hợp đồng chiến đầu với các Mig-31 khác, động cơ mạnh, tốc độ cao, rất có thể nó sẽ hạ khá nhiều MB đối phương nếu có điều kiện thử thách. Tuy nhiên vì không được va chạm thực sự cho nên tạm xếp Mig-31 xuống vị trí thứ 3.
    - 1991 - 2000:
    F-22, nếu coi nó là MB chiến đấu của thập kỷ 90 (bay thử năm 1997), chắc chắn nó ở vị trí số 1 trong thập kỷ này, không có gì phải bàn cãi. Nó có rất nhiều tính năng đột phá mà chưa fighter nào có trước đó: khả năng tàng hình, trang bị radar LPI, khả năng supercruise, v.v... tất cả được thiết kể để đạt được mục đích quan trọng nhất trong không chiến: first shot first kill. Các fighter hiện có sẽ không thể nhìn thấy nó, không biết là đang bị nó rình, và không đuổi kịp nó. Tuy cất cánh lần đầu vào năm 1997 nhưng F-22 đáng được coi là fighter của thế kỷ 21.
    Nếu không tính đến F-22 thì F-15 vẫn xứng đáng ở vị trí số 1, và càng khẳng định như vậy sau cuộc chiến vùng vịnh và chiến tranh Nam Tư. Với tổng cộng thành tích không chiến xấp xỉ 100:0, chưa có MB nào trong lịch sử có thể so bì được với F-15. Các thế hệ tiếp theo của F-15 được trang bị radar AESA, tên lửa AIM-9x, v.v.. chắc sẽ vẫn tiếp tục giữ vị trí quan trọng trong thập kỷ tới.
  9. mirage2310

    mirage2310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Bài viết:
    2.220
    Đã được thích:
    1
    sao ko thấy nhắc tới Mig29, Su 27,30,33 ? ...
    ngoài ra trong các loại cường kích bác thấy con nào trâu nhất ?
  10. kqndvn

    kqndvn Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2004
    Bài viết:
    1.117
    Đã được thích:
    0
    Chắc là vì chỉ đánh giá hội nào đã từng ra trận thôi.
    Mig-29 rơi cả mấy chục cái ở Iraq, Nam tư, Etiopia mà chưa diệt được chiếc F nào, ngoài hai chiếc Cassena tư nhân ở Cuba. Mig-25 cũng vậy.
    Su-27/30 chưa ra trận (ngoài trận bắn rơi chiếc Mig-29 ở châu phi).
    Nhưng Mig-29 xung trận là loại export, bỏ hầu hết các tính năng hiện đại vì bí mật công nghệ. Mig-29 và Su-27 của KQ Nga với công nghệ update và hệ thống mặt đất hiện đại hỗ trợ mà ra trận thì kết quả chắc chắn sẽ khác. Mỹ và Nato không "mưa gió" thế được.

Chia sẻ trang này