1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

topic cho riêng tôi

Chủ đề trong 'Nhạc TRỊNH' bởi baylanchet, 19/11/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. baylanchet

    baylanchet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    lâu lắm không vào mạng.
    vào box Trịnh , thấy nhiều người hinh như quên có một box tên là box TRINH rồi thì phải
  2. baylanchet

    baylanchet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    nghe nhạc trịnh qua tiếng đàn piano của Sasha Alexeev

    http://www.vim-online.com/vim_upload/vim/nhac/Diemxua.wma
  3. baylanchet

    baylanchet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    untitled.bmp
  4. baylanchet

    baylanchet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    Sưu tập
    Đoản Văn Của Nhac Sĩ Trinh Công Son

    Đối với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, quá trình 40 năm sáng tác của ông là một cuộc hành trình dài vào bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ. Ông coi ca khúc là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh; là cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Công việc sáng tác ca khúc không chỉ cho phép ông giãi bày những niềm vui, nỗi buồn của mình, mà cao hơn, nó còn mang tình yêu, lòng nhân ái tới mỗi người.

    Sống ở đời này chỉ có thân phận và tình yêu.Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng.Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu đểû tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá Đời."
    (Trịnh Công Sơn)

    Soi gương
    Mỗi sáng nhìn vào mặt gương soi lại thấy thêm rất nhiều sợi tóc bạc.
    Tôi là một đứa bé thích ca hát. Mười tuổi biết solfège, chép lại những bài hát yêu thích đóng thành tập, chơi đàn mandolin và sáo trúc. Mười hai tuổi có cây đàn guitar đầu tiên trong đời và từ đó sử dụng guitar như một phương tiện quen thuộc để đệm cho chính mình hát.
    Tôi không đến với âm nhạc như một kẻ chọn nghề. Tôi nhớ mình đã viết những ca khúc đầu tiên từ những đòi hỏi tự nhiên của tình cảm thôi thúc bên trong. Như những họa sĩ tập sự bắt đầu sự nghiệp mình bằng cách sao chép lại tác phẩm của những nhà danh họa, tôi cũng chọn một số mẫu mực âm nhạc mà tôi yêu thích và thay đổi giai điệu bên trong ở thời kỳ đầu. Đó là những năm 56 - 57, thời của những giấc mộng ngổn ngang, của những viễn tưởng phù phiếm non dại. Cái thời tuổi trẻ xanh mướt như trái quả đầu mùa ấy, tôi rất yêu âm nhạc nhưng tuyệt nhiên trong tôi không hề gợi lên ham muốn trở thành nhạc sĩ. Đối với cái bề mặt xã hội lúc bấy giờ, tương lai có nhiều tiếng gọi khác hấp dẫn hơn, quyến rũ hơn cho một con người còn trẻ tuổi.
    Dạo ấy ba tôi đã mất, mẹ tôi ở xa, tôi một mình giữa Sài Gòn phải tự quyết định mọi chuyện về đời mình. Cái gánh đời tuổi tác còn quá nhẹ. Có lúc tôi đã bỏ dở cái trò lãng mạn viết lách này với nỗi ám ảnh ngu ngốc "xướng ca vô loại". Tôi trằn trọc đêm này qua đêm khác, ray rứt ngày này qua tháng nọ. Nhưng càng cố quên lãng thì tiếng hát trong tôi càng vang lên rõ rệt, tràn ngập cả lúc đứng ngồi, cả trong giấc ngủ.
    Dần dà những năm về sau, mới bắt đầu hình thành trong tôi một quan niệm rõ rệt: Sống là sống với người khác và muốn có cảm thông chúng ta phải luôn luôn tự diễn đạt mình. Trong những cách diễn đạt bằng tiếng nói, bằng chữ viết và nhiều phương tiện khác, tôi thấy tâm hồn mình có khuynh hướng nghiêng về phía ca khúc. Trên mảnh đất nghệ thuật nhỏ nhắn này, tôi tìm thấy tự do và tôi nghĩ rằng ở đây tôi có thể bày tỏ được với người khác về những niềm vui nỗi buồn của cuộc sống.
    Mấy mươi năm nhìn lại quãng đường mình đã đi, tôi cảm thấy không có gì phải ân hận. Tôi vẫn là đứa trẻ thơ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Tôi vẫn còn ham mê học hỏi quanh mình và còn đủ hào hứng mở ra những cuộc đối thoại với cây cỏ thiên nhiên, với con người qua ca khúc dưới ánh sáng hiền hòa nhân hậu của những ngày tôi đang sống.
    Phải chờ đến lúc soi gương nhìn thấy tóc không còn mang mầu xanh cũ nữa, mới nhận ra được hết nỗi khát khao được yêu thương mãi mãi con người và cuộc sống. Yêu thương con người cũng là yêu thương tiếng hát bởi vì tiếng hát mang trong nó tâm hồn của con người. Tiếng hát sẽ mọc lên xanh tươi trên cuộc đời này như những cây tử đinh hương mọc tràn thơm tho trên những cánh đồng vô tận.
    Với ca khúc, tôi là người tình của thiên nhiên, là người bạn của những em bé. Qua ca khúc, tôi đã đến gần và đã đi xa những chuyện tình; đã tham dự những nỗi hân hoan của đời người và cũng đã gánh nhẹ giùm những phiền muộn.
    Ca khúc là đời sống thứ hai sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành.
    Trái đầu mùa
    Bài hát đầu tiên do Nhà xuất bản An Phú phát hành năm 1959 tại Sài Gòn. Đó là những cảm xúc được ghi lại từ những giọt nước mắt của một ca sĩ nữ sinh vừa rời ghế nhà trường. Cô hát để kiếm tiền nuôi mẹ đang hấp hối trên giường bệnh.
    Dạo ấy, trong đầu hoàn toàn chưa có một khái niệm nào về tiền tác quyền. ở tuổi hai mươi, trong tâm trí đang còn phơi phới những ý đồ hiệp sĩ. Số tiền năm ngàn hồi ấy quá lớn đã được dùng một phần tặng người ca sĩ và phần còn lại chia đều cho các bạn cùng ở trọ. Mỗi tháng, tiền ăn ở cho một học sinh, sinh viên chỉ có năm, sáu trăm đồng.
    Nguồn cảm hứng đầu tiên ấy đã làm cơ sở cho một loạt những cảm xúc khác thành hình. Như một khu rừng mùa thu yên tĩnh được một cơn gió thổi bùng lên đánh thức lớp lá vàng dậy, tâm hồn tôi đã bắt đầu biết xôn xao theo những tín hiệu, dù nhỏ nhất của cuộc sống. Tôi không còn nhìn ngắm cuộc sống một cách lơ đãng như trước nữa mà càng lúc càng thấy mình bị cuốn hút về phía những tình cảm phức tạp của con người.
    Những trái cây đầu mùa ấy còn vụng về, chưa có vóc dáng riêng, nhưng nó mang đến niềm thích thú để từ đó sẵn lòng làm một cuộc hành trình dài lâu đi vào cái bề sâu của âm thanh và ngôn ngữ.
    Gặp gỡ
    Năm 64 - 65, tôi được các bạn tổ chức buổi ra mắt đầu tiên trước quần chúng tại khu đất trống sau lưng trường Văn Khoa Sài Gòn cũ (nay là Thư viện Quốc gia).
    Với tôi, đây cũng là buổi thể nghiệm xem mình có thể tồn tại trong lòng quần chúng được không. Trước mặt đám đông đến mấy nghìn người gồm đủ thành phần văn nghệ sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên tôi cảm thấy mình quá trơ trọi và đầy lo âu trên bục gỗ với cây đàn guitar dưới ánh sáng đèn. Với một hành trang nhẹ nhàng bằng hai mươi ca khúc nói về quê hương, ước mơ hòa bình và những bài sau này được gọi là "phản chiến", tôi đã cố gắng hết sức để một mình đảm nhận vai trò đưa nỗi lòng của mình đến với quần chúng. Buổi hát đã để lại một ấn tượng khá tốt đẹp cho cả người trình bày lẫn người nghe.
    Trong buổi diễn có một bài hát được yêu cầu hát đến lần thứ tám và cuối cùng mọi người tự động hát theo. Sau buổi diễn tôi đã được "bồi dưỡng" bằng một tiếng đồng hồ ngồi ký tên trên những trang giấy của tập bài hát quay roneo dành cho người nghe.
    Đó là buổi gặp gỡ đầu tiên giữa người sáng tác và người nghe. Những buổi trình diễn nối tiếp ở các giảng đường đại học khác cũng được lặp lại trong một bầu không khí nồng nhiệt như thế. Trong tôi bắt đầu sáng lên một khái niệm: đó là ý thức về trách nhiệm của người sáng tác đối với công chúng.
    Thuở ấy Nhị Xuân. Em ở nông trường. Em ra biên giới.
    Đêm Nhị Xuân không còn thấy rõ mầu đất đỏ và những bãi mía, bãi dứa cùng lán trại cũng khoác một mầu áo khác. Mưa xuống. Hội trường dã chiến như một cái rá lọc nước thả xuống những giọt dài. Chúng tôi (Phạm Trọng Cầu, Trần Long ẩn và tôi...) cùng anh em thanh niên xung phong nam nữ hát với nhau dưới một bầu trời được trang trí lạ mắt như thế. Đêm cứ dài ra và những tiếng hát cứ dài ra. Nước ở con kênh dâng lên. Mặc kệ. Cứ đứng, cứ ngồi, cứ hát. Gần khuya có cô gái thanh niên xung phong nhanh nhẹn vui tươi mang cho chúng tôi những bát cháo gà trước khi chia tay. Những khuôn mặt ấy, tôi đã quen đã nhìn thấy nhiều lần. Một giờ khuya, lên xe giã từ Nhị Xuân, lòng còn âm vang tiếng cười, tiếng hát. Những bàn tay siết chặt, những cái vẫy tay trong đêm không nhìn thấy. Quá giờ giới nghiêm, xe nằm lại giữa đường, không được vào thành phố. Ngủ lại chờ sáng. Về lại thành phố, trở lại công việc thường ngày. Nhưng ở Nhị Xuân, có hai mươi người con gái thanh niên xung phong đi về phía khác. Mấy tháng sau, tôi được tin tất cả hai mươi khuôn mặt tôi đã nhìn, đã gặp trong đêm hôm nào ở Nhị Xuân cùng nhau ca hát, đã hy sinh ở biên giới Tây Nam. Những tiếng hát, giọng cười còn đó. Những cây mía, cây dứa các bạn trồng vẫn còn đó, vẫn lớn lên. Tôi bồi hồi nhìn ra quãng trời rộng và thấy lại trong trí nhớ những con người trẻ trung ấy. Trong những trái tim ấy có gì khác chúng ta không. Trong giấc ngủ ban đêm, trên những vầng trán khỏe mạnh ấy, đã có những cơn mơ nào. Chúng ta nói quá nhiều đến sự tròn đầy và chúng ta quên đi sự mất mát. Chúng ta vẽ ra lắm nụ cười mà quên đi những nỗi ngậm ngùi riêng tư. Những người bạn nhỏ ấy đã ra đi vĩnh viễn, nhưng nỗi nhớ thương về họ chưa được hát đủ như một nỗi đau. Còn thiếu sót biết bao nhiêu điều chưa nói hết lúc ở nông trường và càng chưa nói được một mảy may lúc ra biên giới. Làm một điều gì chưa đến nơi đến chốn với một người không còn nữa, có phải cũng là có lỗi với cuộc đời rồi hay không. Xin hãy tha thứ những dòng chữ óng mượt, những sắp xếp tinh khôn, những cân nhắc đong đo xuôi chèo thuận lái.
    Thông điệp
    Mỗi người đều có một cách riêng và một lý do riêng khi đến với nghệ thuật. Cánh cửa mở ra, chúng ta bước vào. Có những cánh cửa rộng hẹp không đều nhau. Có những cách nhìn và lòng đam mê không giống nhau. Và làm sao có thể giống nhau được khi bản chất của nghệ thuật là một đòi hỏi miên man cái muôn hình vạn trạng. Từ đó hình thành tính cách của mỗi con người muốn lân la kết tình bằng hữu với nghệ thuật.
    Có một điều chắc chắn là không có ai làm nghệ thuật một cách không nghiêm túc. Con người còn lắm chỗ, lắm nơi để bày ra những trò phù phiếm. Tuy nhiên, cũng có không ít những người quan niệm rằng làm nghệ thuật không vì một mục đích nào cả nghĩa là muốn hoàn thành một thứ nghệ thuật không có cứu cánh.
    Đã từ lâu tôi muốn qua ca khúc nói được thật nhiều điều. Tôi không chọn ca khúc như một chặng đường để rồi sau đó tu dưỡng hòng nhảy vào những thể loại to lớn hơn. Ca khúc đối với tôi là một mô hình gần gũi, thiết thân và hoàn chỉnh. Nó là một cuộc hôn phối kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc.
    ở nơi nào trên mặt đất này có con người, ở đó có tiếng hát. Con người có thể hát một mình ở bất kỳ nơi đâu. Ca khúc là nỗi lòng của một con người trong cuộc sống. Cuộc tình giữa âm nhạc và văn học này đã khiến ca khúc tự nó có thể chạm đến mọi bờ cõi tri thức của đời sống con người. Nó đủ khả năng hát về một cái chồi non vừa nhú cho đến cái chết của một con người. Nó chính là tiếng chim buổi sáng, tiếng gà gáy trưa bên đồi mang âm vang của một nỗi nhớ nhung. Nó là nắng, là mưa, là nụ cười, là tiếng khóc. Nó ở cùng với điều nhỏ nhất và đồng thời cũng sống chung với những cõi bờ bao la.
    Tôi chưa bao giờ cảm thấy ca khúc bối rối trước những điều tưởng không nói được. Nó đã đi qua bao nhiêu mùa mang giữa lòng cuộc sống con người và thường nó có mặt bên cạnh con người như một lời an ủi. Cũng vì thế, tôi đã có lần nuôi tham vọng gán ghép cho ca khúc một cái gì đó lớn hơn, tràn đầy ra ngoài cái hình thể nhỏ nhắn và khiêm tốn của nó. Đó chính là sứ mệnh truyền đạt những âu lo, những chờ đợi của con người khi đối diện với chính mình trước cuộc sống. Nó có bổn phận phải cưu mang trong từng dòng nhạc dòng chữ cái phần tinh khiết nhất của hạnh phúc và bất hạnh. Như vậy, ca khúc ngoài cái vai trò mua vui cũng được một vài trống canh, nó còn phải đảm nhiệm cái sứ mệnh đẹp đẽ mà các anh chị em họ hàng nghệ thuật của nó đã và đang làm.
    Tôi nghe một tiếng hát và tôi thấy lại cả một khoảng trời đầy kỷ niệm. Tiếng hát đi từ tôi đến anh bằng con đường ngắn nhất. Cái khả năng to lớn sau cùng của ca khúc là mang đến sự cảm thông giữa mọi người bằng tiếng hát. Tôi ước mơ một ngày nào đó trên hành tinh này tiếng hát sẽ được trả về với vẻ đẹp thuần khiết của nó. Đó là tiếng hát bay qua các lục địa, các đại dương, mang trong lòng nó tình yêu và tình nhân ái. Cái sứ mệnh huy hoàng nhất của nó là phải mang được cái thông điệp ấy đến với từng con tim. Không những chỉ với những tâm hồn vốn yêu chuộng hòa bình mà cả những con tim đang ngộ độc bởi những ngòi thuốc nổ.
    Trịnh Công Sơn

  5. baylanchet

    baylanchet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0

    TRỊNH CÔNG SƠN, NHẠC PHẢN CHIẾN
    Ở Việt Nam, thế hệ ra đời từ khoảng cuối thập niên 30 đến những năm đầu của thập niên 50 là thế hệ bất hạnh nhất.
    Trong lịch sử Việt Nam, chắc chắn họ là những người tử trận nhiều nhất, góa bụa nhiều nhất và mồ côi nhiều nhất. Họ vừa lớn lên, là đã đụng mặt với một trong những cuộc chiến kinh hoàng, ghê khiếp nhất lịch sử nhân loại.
    Trịnh Công Sơn mới bước vào tuổi biết nghĩ, là lúc chiến tranh cũng đang sửa soạn đi vào giai đoạn khốc liệt nhất. Trong những cái ốc đảo nhỏ của những thành phố ông đã ở đó, âm thanh của cuộc chiến vẫn vọng về, tiếng nổ của đại bác đã thay cho tiếng ru hằng đêm, những đứa bé côi cút lõa lồ, những người già trong công viên, đàn bò ngu ngợ.. nhắc nhở cho ông không khí đầy súng đạn, chết chóc chung quanh. Chỉ là gỗ, là đá mới không cảm thấy được những khổ đau, bất hạnh của đất nước, của dân tộc.
    Mà làm sao người ta có thể biết chắc được rằng gỗ, rằng đá không đaủ Bia đá cũng còn biết đau như ông đã viết trong một ca khúc. Ðá còn vậy huống chi con người trước những tang tóc, đau thương của đồng loại.
    Từ một người chỉ muốn được một đời viết và hát nhạc tình, ngợi ca tình yêu, thì cuộc chém giết hàng ngày chung quanh ông đã bắt ông phải nói lên những khát vọng hòa bình, của chúng ta, của cả dân tộc Việt. Không phải chỉ bên này, hay chỉ bên kia mới được quyền nói, kêu gọi, đòi hỏi hòa bình, mà chính bạn, tôi, chúng ta, như trong ca khúc nhan đề Chính Chúng Ta Phải Nói, ca khúc một thời trên môi tuổi trẻ Việt Nam ở các sân trường học.
    Năm 1968, khi chiến tranh ở giai đoạn khốc liệt nhất, thì đó cũng là năm nhạc của Trịnh Công Sơn đi sang một hướng đi khác.
    Vẫn viết tiếp những ca khúc lãng mạn ngợi ca những mối tình đến rồi lại đi, nhưng ngay trong các tình khúc ấy, tiếng đạn bom, trái phá, cũng đã trùng khắp, con phố xưa đầy dấu đạn, tên em cũng là vết thương khô.
    Trịnh Công Sơn bắt đầu viết những ca khúc được nhiều người gọi là nhạc phản chiến.
    Không một người có trái tim mà không biết nhỏ lệ, mà không biết khóc cho cả một dân tộc, cho anh, cũng như cho em đang quằn quại trong niềm thù hận mà ông gọi là "giả tạo" đó.
    Trịnh Công Sơn viết về giọt nước mắt của người mẹ thương đứa con, thương sông, thương rừng, thương đất, thương mây, thương chim, thương đêm, giọt nước mắt không tên, bài hát cảm động nghe muốn khóc. Nguyễn Ðình Toàn, một lần, khi giới thiệu giọng hát Khánh Ly, đã gọi đó là giọng hát đi rao giảng những bất hạnh của dân tộc, giọng hát để tang cho đất nước.
    Khánh Ly chỉ là người đem những điều Trịnh Công Sơn viết xuống và chuyển đúng được những điều ông gửi gấm.
    Tập nhạc ông đặt tên là Kinh Việt Nam, xuất bản năm 1968, theo chính lời ông viết ở trang đầu, là tiếng kêu thương thống thiết, khởi từ một thực trạng máu xương, là lòng mơ ước về một rạng đông cho đêm tối dài lâu nàỵ Ðó là những bài hát được viết từ nhưng hân hoan lắng nghe được trong lòng người, là nỗi hân hoan của đam đông chờ mong ngày hồi sinh.
    Nếu đó là nhạc phản chiến, thì tất cả chúng ta đều có đầy đủ lý do và chính nghĩa để chống lại chiến tranh. Phản chiến, như thế, không là một taboo, một cấm kỵ nữa, mà là một ước ao tốt đẹp nhất của con ngườI.
    Trịnh Công Sơn chống lại chiến tranh, giết chóc một cách hiền lành. Ông không đòi xương máu, ông không đòi trả thù, ông không đòi tiêu diệt bên này, chôn sống bên kiạ Ông bất lực không làm gì được để chặn những viên đạn bay, để nâng dậy hòa bình khốn khổ cho dân tộc đầy đọa triền miên bao nhiêu năm. Ước mơ tội nghiệp đó nghe được trong tất cả những ca khúc phản chiến của ông.
    Trịnh Công Sơn, trong thế đứng khó khăn, thế đứng dựa vào nhân bản và dân tộc đó, ông đã giữ được cho đến lúc qua đời mặc dù trong đời sống, đã có lúc ông bị buộc phải đi trên sợi dây cheo leo, dưới chân là bờ vực hiểm nghèO. Nhưng lòng yêu quê hương, lòng thương người của ông, những giọt nước mắt cho người mẹ ngồi chờ, cho người lính ngồi chờ trên đồi, cho chúng ta, là những điều sẽ còn mãi trong lòng cả một xứ sở, một dân tộc trong nhiều năm nữa, chừng nào còn có người hát nhạc Việt.
  6. baylanchet

    baylanchet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    [navy] sưu tập[/navy
    Âm nhạc Trịnh Công SơnBút ký Nguyễn Hữu Thái Hòa, tháng 9, năm 2005.
    1. Lăng kính muôn màu !Nhạc Trịnh ?" như "Kính Vạn Hoa" trong thời buổi kinh tế thị trường !
    Thái Hòa trong ngày giỗ TCS tại Toulouse (2-4-2005)Trong chuyến công tác ghé về Việt Nam trung tuần tháng tám vừa qua, tình cờ tôi được đọc một bài viết trên báo Thể Thao Ngày Nay nói về cuộc đua hát nhạc Trịnh chưa có hồi kết của các ca sĩ, trong đó có đề cập đến hai Album nhạc Trịnh Công Sơn của tôi trong năm qua. Vì sự trân trọng đối với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những trăn trở với gia tài âm nhạc của ông, tôi quyết định phải viết đôi điều về những cảm nhận rất riêng của mình và về chặn đường đồng hành cùng với nhạc Trịnh trong những năm vừa qua để chia sẻ cùng bạn đọc.
    Đã từ lâu, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn luôn có một chỗ đứng riêng rất trang trọng trong tim của người yêu âm nhạc. Dù ở trong hay ngoài nước và với thái độ chính trị nào đi nữa thì những lời ca của ông rõ ràng đã chinh phục lòng người. Trước 1975, đã có thế hệ ca sĩ Hà Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu,... Sau này ở hải ngoại là Khánh Hà, Tuấn Ngọc, Ngọc Lan,... Trong nước có Thanh Hải, Lan Ngọc, Cẩm Vân,... là những giọng ca đã ít nhiều thành danh từ nhạc Trịnh.
    Đến thế hệ 7X, 8X của Thanh Lam, Hồng Nhung, Mỹ Linh, Trần Thu Hà hay gần đây như Quang Dũng, Phương Thanh, Đàm Vĩnh Hưng, .v.v.. Nhạc Trịnh quả thực đã biến đổi, quay cuồng muôn màu muôn vẻ như "Kính Vạn Hoa" trong thời kỳ quá độ của một nền văn hoá văn nghệ mang đậm hơi thở của nền kinh tế thị trường.
    Cảm nhận về nhạc Trịnh thời nay cũng chia năm xẻ bảy theo nhiều xu hướng,. Những người nghe cũ chê trách ca sĩ ngày nay hát quá phản cảm, huyển hoặc và đập phá các giá trị nhân văn vốn có của nhạc Trịnh. Trong khi người chuộng cái mới lại cho rằng cần phải thay đổi vì cảm thụ âm nhạc thời nay đã khác (!). Nhiều cuộc tranh luận gay gắt trên báo chí và các diễn đàn về việc yêu, ghét nhạc Trịnh. Có rất nhiều bài viết, khen, chê, bình luận, nhận xét quá đà và có cả những sự ác ý, bài trừ lẫn nhau của các fan-clubs. Nhạc Trịnh trong thời gian gần đây bỗng trở thành tâm điểm của dư luận và cả của những chuyện thị phi.
    Tôi còn nhớ rõ câu trả lời ý nhị của Cố NS Trịnh Công Sơn trên Báo Sóng Nhạc trong một cuộc phỏng vấn tại tư gia mà tôi được chứng kiến, lúc phóng viên hỏi ông cảm thấy thế nào khi nghe các ca sĩ trẻ ngày nay hát nhạc Trịnh : "...Có lẽ mỗi người đang hát theo cách hiểu riêng của họ. Đó cũng là điều thú vị khi nỗi lòng của một người được thể hiện qua những cảm nhận của nhiều người và điều đó càng làm cho âm nhạc của tôi thêm phong phú trong lòng công chúng. Đối với những ca sĩ trẻ thì thường phải giảng giải cho họ về nhiều điều, nhưng cũng chỉ có thể giải thích cho những người hiểu được mà thôi..."
    Hành trình đi tìm "Chân-Thiện-Mỹ" trong nhạc TrịnhTừ sau ngày ông mất, những cảm nhận trong tôi như cứ vỡ òa theo ngày tháng cùng những khám phá thật tuyệt vời về một con người - mà mới hôm qua thôi vì quá gần gũi, thân tình nên ta đã không kịp nhận ra cái vĩ đại của một chữ "Tâm" đầy nhân bản và cái tinh khiết của một chữ "Tình" xuyên suốt trong gia tài âm nhạc đồ sộ ông để lại cho đời.
    Từ cái đêm tiễn đưa cuối cùng ở Sài Gòn, tôi ngồi hát bên linh cữu Ông cùng với Hoàng Công Luận, Nguyễn Thanh Huy trong khi ông giám đốc khu Du lịch Bình Quới ?" Cao Lập đang khóc hồn nhiên như trẻ thơ. Đến suốt bảy tuần lễ sau đó anh em cùng sát cánh bên nhau làm các đêm tưởng niệm ở Hội Quán Hội Ngộ, Bình Quới. Một sân chơi âm nhạc hồn nhiên, du ca kiểu Trịnh đã dần dần được hình thành giữa lòng đời sống văn hóa còn bề bộn của Sài Gòn. Riêng tôi tự hứa với lòng mình sẽ âm thầm dấn thân trên hành trình đi tìm "Chân-Thiện-Mỹ" cùng nhạc Trịnh. Không dám có tham vọng như ông Đặng Tiến ở Pháp đòi "giải mã" một thiên tài (!), chúng tôi chỉ mong chia sẻ những cảm nhận về âm nhạc Trịnh Công Sơn trong những khả năng giới hạn của mình cho công chúng đồng điệu đó đây.
    Thật bất ngờ khi Album đầu tiên "Về nơi cuối trời" thực hiện cùng nhiều thế hệ đệm, làm hết sức tài tử, vội vã cho kịp 100 ngày tưởng nhớ ông lại được công chúng đón nhận và đã vượt biên giới đi xa đến không ngờ. Rồi cuộc sống phiêu bạt khắp Châu Âu những năm sau này của một kẻ "làm công quốc tế" như tôi đã vô tình hổ trợ rất nhiều cho việc liên kết, gặp gỡ biết bao bạn bè đồng điệu trong nhạc Trịnh : hội quán Hội Ngộ-Trịnh Công Sơn ở Bình Quới đã đi vào hoạt động bài bản, định kỳ hằng năm; một nhóm anh em tâm huyết của Đạo Trịnh lập ra Đồng Vọng, giữa những vườn cây trái ở Bình Dương; rồi những người yêu nhạc Trịnh Công Sơn làm chương trình tưởng niệm ở Đại học Phú Xuân, ở Huế, ở Hà Nội; vươn tay dài cả ra hải ngoại đến Hội văn hóa Trịnh Công Sơn ở Paris, Lyon, Toulouse, Cộng Hòa Pháp; nhóm Việtnamiti và Thư Viện Trịnh Công Sơn đầu tiên và các đêm tưởng niệm ở các TP Torino, Verona, Milano, Ý; có anh bạn Trịnh Công Long-Frank Gerke ở Đức; còn cả Hoàng Lan ?" Hoa Vàng Một Thuở ở Toronto, Canada; Hoàng Trúc Ly với website Sưu Tập-Trịnh Công Sơn ở Mỹ; chị Dao Ánh và nhóm Hướng Dương ở Cali, v.v... Những con người xa lạ từ khắp phương trời bỗng trở thành thân quen, thương quý nhau như "chị em xẻ thịt" chỉ sau vài lần hội ngộ.
    Tất cả chúng tôi dường như đều có cùng khao khát tìm đến với nhạc Trịnh để được ru dỗ mình. Phải chăng vì những lời ca và giai điệu đầy tính nhân văn của Trịnh Công Sơn đã hàm chứa những ấp ũ từ lâu trong tâm hồn người Việt chúng ta mà qua bao đau khổ, mất mát vẫn chưa có dịp tỏ bày. Như một anh bạn ở Ý đã nói, có lẽ chính Trịnh Công Sơn cũng không thể ngờ rằng âm nhạc của ông lại trở thành một cơ duyên cho biết bao sự hội ngộ của anh em, bạn bè khắp nơi trên thế giới. Qua mỗi cộng đồng tôi đã được tiếp xúc, mỗi cá nhân yêu ghét nhạc Trịnh tôi đã từng gặp, quả thật đã có quá nhiều dư âm của sự chia rẽ, hận thù và đố kị hôm qua. Chúng tôi cũng đã ngỡ ngàng nhận ra rằng "con đường âm nhạc" của Trịnh Công Sơn sao mà nhiều gian truân, đau khổ, như thân phận của một nàng Kiều trong nghệ thuật. Nhưng đứng trên tất cả là sự chinh phục rất rõ ràng của Nhạc Trịnh trong lòng công chúng. Âm nhạc của Trịnh Công Sơn vẫn luôn là một đại diện tiêu biểu cho thân phận và tâm hồn Việt, dù rằng tên tuổi và tầm ảnh hưởng của ông đã từ lâu vượt ra ngoài biên giới một quốc gia.
  7. baylanchet

    baylanchet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0

    tiếp
    2. Sự huy hoàng của cái ThậtNghệ thuật sẽ đẹp hơn nhờ cái Thật trong nhạc Trịnh
    Thái Hòa, Toulouse (2-4-2005)Có lần tôi gặp nghệ sĩ Q.L. trong phòng thu âm, anh tâm sự cùng chúng tôi về những băn khoăn trước tình hình văn hóa văn nghệ hôm nay. Theo anh, đáng buồn nhất là thẩm mỹ âm nhạc của chúng ta ngày nay đã bị hỏng nặng. Hỏng từ thẩm mỹ của những giọng ca được đào tạo bài bản chính quy, đến những ca sĩ thị trường và cả thị hiếu nghe, nhìn của công chúng. Các giá trị thật, giả, hay, dở, trong nghệ thuật ca hát, biểu diễn chưa bao giờ mờ nhạt và lẫn lộn đến thế.
    Quả thật, phần lớn khán giả trẻ ngày nay có lẽ đã quay lưng với kiểu hát cứng nhắc mở tròn khẩu hình theo các nguyên âm: o,e,a, thiếu mất sự ngân nga tình cảm của những âm ngậm thiết tha trong tiếng Việt. Khoa Thanh Nhạc chính quy ở Trường Nhạc vẫn giảng dạy theo học thuật opera của phương Tây vốn chỉ phù hợp cho kỷ thuật thanh nhạc trong các vở opera của âm nhạc bác học phương tây. Hay chỉ có thể dùng thể hiện các bài hành khúc, động viên trong thời chiến qua những lời ca ?ohô khẩu hiệu?. Sự phản ứng của công chúng xem trực tiếp với kết quả trao giải thưởng Sao Mai Điểm Hẹn - 2003 ở Tuần Châu, Hạ Long là một minh chứng. Chính tôi hôm đó xem truyền hình trực tiếp từ Cộng hòa Pháp trên đài VTV4 cũng đã thức trắng đêm vì trăn trở với Giải nhất, khi thí sinh đoạt giải hát giọng ồm ồm ?o...chúng ta là người thợ lò.ò.ò... tiến quân vào lò.ò.ò...?, phải chăng bản hùng ca một thời vang bóng của Hoàng Vân đã bị đặt sai thời đại bởi thứ thẩm mỹ nghệ thuật mang tính áp đặt của một số người mà sau đó chính ban tổ chức cuộc thi cũng cảm thấy bất an, khó xử trước công luận nên phải tuyên bố thay đổi thể thức thi trong các năm sau.
    Ở một thái cực khác, các ca sĩ thị trường và bầu sô ngày nay đua nhau gây sốc, càng nhiều scandal càng đắt sô. Hát càng ?oquái? và càng nhiều tuyên bố phản cảm thì lại càng dễ gây chú ý để nỗi tiếng và để tăng giá các Album. Tất cả thi nhau làm mới nhưng thật ra là làm khác các giá trị âm nhạc mà đôi khi chính ca sĩ cũng không hề có ý định rõ ràng, cảm thấy bế tắc và lạc lối. Tất cả chỉ mong sao được tồn tại trong lòng khán thính giả. Nhưng tất cả rồi cũng vỡ tan như bong bóng dưới cơn mưa. Có những nhạc phẩm thời thượng từng đoạt nhiều giải thưởng trên các sóng đài, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn nghe lại đã thấy nhạt nhẽo vô cùng, thậm chí có bài còn bị phát hiện là sao chép của kẻ khác. Người nghe lúc đó mới ngơ ngẩn tự hỏi rằng : ?othế mà sao cũng có thời đã làm mưa làm gió được nhỉ ??
    Viết ra những dòng này, tôi cũng đã trăn trở rất nhiều vì ngại sẽ bị cho là phiến diện, chỉ trích một chiều. Xưa nay, việc phê bình, chê trách hay thậm chí ?ođập phá? thì rất dễ, nhưng làm sao đưa ra được những giải pháp mang tính xây dựng và có thành ý hổ trợ lẫn nhau là điều mà ít ai làm được. Ở bài viết này tôi chỉ muốn những bạn ca sĩ trẻ nên suy nghĩ thật chín chắn trước khi quyết định đầu tư vào những dự án của riêng mình. Vì cái đẹp của nghệ thuật vẫn còn hiện hữu và cái thật của sự rung động sẽ luôn là thước đo cho mọi thành công trong nghệ thuật. Thực tế tồn tại nhiều năm trong lòng công chúng của nhạc Trịnh là một minh chứng. Ngày ông ra đi, nhiều quan chức đã tự hỏi vì sao một người nhạc sĩ không có quyền lực và danh phận phù phiếm trong xã hội lại được công chúng tôn vinh đến như thế ?
    Một thực tế khác là những ca sĩ hàng ?osao? của thời nay dù đã cố gắng thật nhiều để tạo dựng phong cách và có được những chổ đứng riêng trong lòng công chúng. Nhưng kể cả những người thành công nhất ?" khi chạm vào nhạc Trịnh đều đã gặp không ít khó khăn. Có lẽ vì dấu ấn trong âm nhạc Trịnh Công Sơn và hệ tư tưởng xuyên suốt của chữ Tình quá lớn trong ca khúc của Ông đã lấn át hoàn toàn toan tính của những cái Tôi đặt sai chổ, những cường điệu, diễn xuất không đúng nơi. Tháng Ba năm nay khi được hát cùng với nữ ca sĩ Khánh Ly ở Thụy Sĩ trong một chương trình từ thiện quyên góp cho trẻ mồ côi tại Việt Nam, tôi thật ngở ngàng về cái đẹp đơn giản và chân thật của một giọng ca huyền thoại đã qua tuổi 60. Khi bị gò ép vào những bài tình ca của ban tổ chức, Cô đã hát không thoải mái lắm. Chỉ đến khi Cô tâm sự cùng khán giả về Ca Khúc Da Vàng và được hát thật tự do theo những yêu cầu đầy ngẫu hứng, hết bài này sang bài khác, Khánh Ly vẫn ?obay? cùng nhạc Trịnh và thật sự không có đối thủ. Cái vô chiêu của một giọng ca không học thuật đã đứng trên cái hữu chiêu của mọi toan tính, huyển hoặc đời thường.
    Đêm đó tôi đã được chứng kiến Khánh Ly giao thoa cùng Nhạc Trịnh. Cái Tình trong âm nhạc Trịnh Công Sơn đã thăng hoa thành cái Đạo qua sự chinh phục của một chữ Tâm từ một tri âm. Tôi ngồi hát bè và đệm đàn cho Cô Mai mà như nghe văng vẳng đâu đây lời nhắn nhũ hôm nào : ?o...Cái đẹp của nghệ thuật dường như chỉ là sự huy hoàng của cái Thật...?
    Ca sĩ ngày nay hát nhạc Trịnh ?" cuộc đua không cân sức !?oKhông cân sức? trước hết từ giá trị quá lớn của nhạc Trịnh, của lòng nhân bản ở một con người từng trãi qua bao thương đau mất mát suốt cả chiều dài cuộc chiến khốc liệt; Từ đời sống riêng tư nhiều trắc trở cùng những vết hằn trong tâm khảm của một tâm hồn quá tinh tế trước những biến cố gia đình, bạn bè và xã hội; Từ cảm thụ âm nhạc và thẩm mỹ nghệ thuật của một thiên tài qua nhiều trãi nghiệm trong đời sống ?" đối với sự ?ovô tư? đến mức vô tình của những thế hệ ca sĩ, nhạc sĩ lớp hậu sinh vốn trưởng thành trong một thời kỳ quá độ, hỗn loạn của văn hóa, văn nghệ, của nguy cơ đánh mất bản sắc. Ngày nay người ta làm nghệ thuật theo phong trào, vì mưu sinh mà chạy theo thời thế, thiếu định hướng dài hơi và ít những hoài bảo lớn. Trong rất nhiều đêm đại nhạc hội chủ đề Trịnh Công Sơn được tổ chức rất quy mô vào cuối những năm 90, người nghe vẫn ngạc nhiên nhận ra rằng giọng hát nhạc Trịnh thấm thía nhất của thời nay sao vẫn chính là người tác giả hom hem, mỏng manh ấy.
    Tôi rất thông cảm và chia sẽ cho những khó khăn của các nghệ sĩ thời nay. Đời sống văn hóa và âm nhạc phát triển rối loạn như hiện nay đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động nghệ thuật của họ. Chỉ có ca sĩ ở Việt Nam mới phải chạy 5,7 sô mỗi đêm, hát mà như phải mài mòn cảm xúc đến độ bị khán giả nghi ngờ ?ongười hát hay máy hát ??. Không có thẩm mỹ nghệ thuật trong xả hội nào lại chấp nhận những ca sĩ thị trường đi lên chỉ nhờ công nghệ lăng xê và các chiêu gây sốc. Và cũng thật ngạc nhiên khi biết rằng trong dàn ca sĩ hàng ?osao? có rất nhiều người mù nhạc lý và cả những nhạc sĩ tên tuổi đôi khi lại vô cùng thành thạo về công nghệ làm nhạc ?onhái? ?
    Mâu thuẫn đến đỉnh điểm là tuyên bố của một nghệ sĩ có thâm niên ở Nhạc Viện TP Hồ Chí Minh khi trả lời cùng báo chí: ?oXin hãy đừng gọi tôi là ca sĩ, ngày nay tôi thật sự quá xấu hổ vì bị gọi là ca sĩ !? Rồi dạo sau này, người ta thấy anh xuất hiện trong vai MC của đài Truyền hình nhiều hơn là ca hát.
    Trong tình hình làm nghệ thuật như hiện tại, tôi đã chọn cách ẩn mình làm ?okẽ ngoại đạo? trong nhạc Trịnh. Để xin giữ không làm chai mòn những rung động riêng tư của lòng mình đối với người Nhạc sĩ thần tượng mà tôi yêu quý. Mong giữ cho âm nhạc của Trịnh Công Sơn còn có một góc nhỏ ngây ngô, chân thật, để hát như ?oáo vải chân trần? trong lòng những người nghe đồng điệu.
    Liệu có tồn tại cái ?oTôi? trong việc ?obiểu diễn? nhạc Trịnh ?Đây là một câu hỏi thú vị và cũng là điều tôi muốn chia sẻ vì đã có rất nhiều người hỏi tôi tương tự như vậy. Trước hết tôi không hề có quan niệm ?obiểu diễn? nhạc Trịnh mà khi hát, tôi luôn hát với một tấm lòng hết sức thanh thản, hạnh phúc được ru dỗ chính mình trong giai điệu và ca từ của Trịnh Công Sơn. Đối với những người thường phải sống xa xứ sở - nhạc Trịnh luôn là một chỗ dựa tinh thần vô cùng quý báu, với riêng tôi còn là chọn lựa cho lòng yêu nước và tâm huyết về nguồn. Do vậy, khi ta thể hiện nhạc Trịnh bằng cái tình và cái tâm ngay thật thì chắc hẳn sẽ dễ đi vào lòng người như cái cách mà cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã sống và đối đãi với đời.
    Khi hát nhạc Trịnh, tôi cho rằng không cần phải vay mượn hay lạm dụng đến kỹ thuật thanh nhạc. Cũng không nên cố gắng diễn đạt thêm cái ?oTôi? và dấu ấn riêng nào nữa, vì tự thân ca từ và sự tinh tế trong giai điệu của Trịnh Công Sơn đã đến với người nghe thật quá dễ dàng. Những cường điệu nếu có sẽ bị phản tác dụng và có khi sẽ làm "cơ bắp hóa" cái tinh hoa vốn rất mảnh mai và tế nhị của Trịnh Công Sơn. Có thể vì vậy mà đối với một số người nghe, cách chơi nhạc Trịnh kiểu tài tử của chúng tôi rất khác với album của các ca sĩ chuyên nghiệp, đúng như cái tên ngộ nghĩnh mà chính cố NS Trịnh Công Sơn đã đặt cho chúng tôi: ?onhóm amateur?. Dĩ nhiên thị hiếu và cảm thụ âm nhạc chuyên nghiệp cũng là những vấn đề khác phải bàn thêm, nhưng quan trọng hơn cả là chúng tôi không hề bị ảnh hưởng của thị trường và rất tin vào sự thành công của những rung động chân thật. Vì sẽ không một sự huyền hoặc và toan tính nào có thể thay thế được cảm xúc thật của trái tim, của chính lòng mình, khi đêm về, nằm xuống, chỉ còn có ta đối diện với chính ta...
    Ngoài ra, nếu xét về sự đầu tư , thì giờ luyện tập, chuẩn bị và cả những trăn trở, chiêm nghiệm cùng với âm nhạc Trịnh Công Sơn của một ?okẻ ngoại đạo? như Thái Hòa với các ca sĩ, nhạc sĩ chuyên nghiệp ?" những người luôn chú trọng vào việc biểu diễn vì nhu cầu tồn tại trong thị trường âm nhạc hiện hành, nơi mà họ phải chịu rất nhiều áp lực nghề nghiệp trong luồng ?" thì dù ở khía cạnh nào, sự so sánh cũng sẽ rất khập khiễng, có vẻ không công bằng cho tôi và ?okhông cân sức? cả cho chính họ.
    Thái Hòa
    tháng 9, năm 2005.
  8. baylanchet

    baylanchet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    [blue] A realm of return "Một cõi đi về" [/blue]
    translated by Vân Mai.
    Một cõi đi về Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
    Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
    Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
    Rọi suốt trăm năm một cõi đi về
    Lời nào của cây lời nào cỏ lạ
    Một chiều ngồi say một đời thật nhẹ ngày qua
    Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
    Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về chốn xa
    Mây che trên đầu và nắng trên vai
    Đôi chân ta đi sông còn ở lại
    Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi
    Lại thấy trong ta hiện bóng con người
    Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
    Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
    Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
    Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
    Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy
    Một bờ cỏ non một bờ mộng mị ngày xưa
    Từng lời tà dương là lời mộ địa
    Từng lời bể sông nghe ra từ độ suối khe
    Trong khi ta về lại nhớ ta đi
    Đi lên non cao đi về biển rộng
    Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
    Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì.
    Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn
    Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì.
    Through untold years I still take off
    Into nowhere ?~til life wears out
    On my shoulders the sun and moon
    Shine through, unending, the realm of return
    Which words of trees, which of strange weeds
    A night drunken: life so light, the day so short
    Spring just fades then summer dies
    Early fall I heard horses gallop away
    Clouds overhead, sunshine on my shoulders
    I take off, the river stays
    The demon of love unwittingly calls
    Again in me appears the human shade
    As I listen to this rain, I miss a rain far away
    Rain within me, rain of little droplets
    In unfathomable time, we are yet to meet
    I still know not a place to call home
    Paths in circles, path of ruins
    Edge of young weeds, edge of ancient dreams
    Word in sunset, word of finitude
    Word of ocean, of river heard from the spring
    As I return, I yearn for my departing
    Up in high mounts, out in vast seas
    Humanity has yet to open its arms
    As the wild wind blows through my youth
    Stoned this day long, I cozy up with life in buried sleep
    Only to regret, by early dawn, my diurnal youth.
    Trịnh Công Sơn
    translated by Vân Mai
  9. baylanchet

    baylanchet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    Chính chúng ta phải nói
    - TCS -
    Chính chúng ta phải nói hoà bình
    Khi tim người rực lửa cầu mong
    Chính chúng ta phải có mọi quyền
    Đứng lên đòi thống nhất quê hương
    Em đã thấy các anh lên đường
    Thoát yếu hèn dựng thân cao lớn
    Đời sống vươn vai
    Thành phố giăng tay
    Lời nói căng môi
    Trăm con phố bỗng lao xao mừng
    Trăm câu nói gióng cao như rừng
    Một giòng cuồng lưu
    Mở đời tự do
    Nhà tù hò reo
    in trong Tập nhạc Ta phải thấy mặt trời, 1969 Chính chúng ta phải nói hoà bình
    Khi đất này địa ngục dựng lên
    Chính chúng ta dành lấy mọi quyền
    Quyền chối từ chém giết anh em
    Em đã thấy các anh lên đường
    Những tay trần làm cơn bão lớn
    Cùng đứng bên nhau
    Triệu bước nôn nao
    Biểu ngữ giăng cao
    Ta hãy nói hãy kêu tung trời
    Ta phải đến khắp nơi ta đòi
    Ruộng cần bàn tay
    Nhà cần người xây
    Vũ khí xếp lại
    Chính chúng ta phải nói hoà bình
    Chính chúng ta phải nói hoà bình
    Đất nước này loài người đã dã man
    Đất nước này chỉ còn lại người điên
    Anh em quyết lòng
    Đứng lên !
    Được baylanchet sửa chữa / chuyển vào 15:37 ngày 30/11/2005
  10. baylanchet

    baylanchet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/11/2005
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    0
    HOTEL CALIFORNIA by The Eagles (Live Version)
    Bm9 A/B (an A works as well)
    |-9-------------------------------------|-X-------------------------------|
    |-7---------------2-3-5-7-7/87-5/7~~~~-|-10-------3-2--------------------|
    |-7--4-4h6p4p3-4------------------------|-9---2-4------0-2-2h4-2----------|
    |-7-------------------------------------|-11----------------------4/2-----|
    |-9-------------------------------------|-12--------------------------5/7-|
    |-7-------------------------------------|-9-------------------------------|
    Em ******REPEAT****** F#7
    -7--------0------0------0------0|---7p0---10p0-|-----7-6-7-9-10-9-10-12/ 14-2|
    -8------0------0------0------0--|--8-----8-----|---8-------------------- ---2|
    -9----0------2------4------7----|-9-----9------|-9---------------------- ---3|
    -9--2------4------5------9------|--------------|-----------------2------ ----| -X------------------------------|--------------|---------------4-------- ----|
    -X------------------------------|--------------|-------------2---------- ----|
    *5 BARS OF PERCUSSION THEN PLAY:
    Bm9 A/B
    |-9----2h3p2---2-2---2---|-------------|-X-----------------------
    |-7----------5-----5---3-|-5p3---3-----|-10------3p2---2--2------
    |-7--4-------------------|-----4---2/4-|-9---2-4-----4------2--4-
    |-7----------------------|-------------|-11----------------------
    |-9----------------------|-------------|-12----------------------
    |-7----------------------|-------------|-9-----------------------
    Em
    -----------------7--9-10-9-10-|-12----------0--------0--------0-
    -----5-8--7-7-8h10------------|------------0--------0--------0---
    -6-7--------------------------|----------0--------2--------4-----
    ------------------------------|-------2--------4--------5--------
    ------------------------------|----------------------------------
    ------------------------------|----------------------------------
    F#7
    -------0-7p0---10-12-10----|---9-9h10p9/7-7h9p7/6--3-2-2-2-3-2--0-2----- -----|
    -----0------------------12-|----------------------------------------3--2 -----|
    ---7-----------------------|-------------------------------------------- -4-3-|
    -9-----------9-------------|-------------------------------------------- -----|
    ---------------------------|-------------------------------------------- -----|
    ---------------------------|-------------------------------------------- -----|
    *The next part is repeated throughout the song with minor variations
    (capoed on 7th fret of a 12 string)
    |-----------0-----|------2-----|------0-------|----------0-|----------0- ------|
    |-------0---------|----0---2-4-|----3-----3---|------0-----|------1----- ------|
    |-----0---0---0-2-|--2---------|--2-----2---2-|----0---0---|----0------- ----0-|
    |---2-------------|1-----------|0-------------|--2---------|--2-----2--- 0h2---|
    |-----------------|------------|--------------|4-----------|3----------- ------|
    |-0---------------|------------|--------------|------------|------------ ------|
    |-------3------|------------0---|-----------2---|
    |-----0-----0--|--------1-------|-------0-------|
    |---0-----0----|------0---0-----|---0-2---2-----|
    |--------------|----2-----------|---------------|
    |-2------------|--0-------------|-2-------------|
    |-------------3|--------------0-|---------------|
    without the capo..
    Date: Thu, 17 Apr 2003 12:43:18 -0400
    From: Jessy Brown <holy_bee@hotmail.com>
    |-----------7-----|------9-----|------7-------|----------7-|
    |-------7---------|----7---9-11|----10----10--|------7-----|
    |-----7---7---7-9-|--9---------|--9-----9---7-|----7---7---|
    |---9-------------|8-----------|7-------------|--9---------|
    |-----------------|------------|--------------|11----------|
    |-7---------------|------------|--------------|------------|
    |----------7-------|
    |------8-----------|
    |----7-----------7-|
    |--9-----9---7h9---|
    |10----------------|
    |------------------|
    |-------10-----|------------7---|-----------9---|
    |-----7-----7--|--------8-------|-------7-------|
    |---7-----7----|------7---7-----|---7-9---9-----|
    |--------------|----9-----------|---------------|
    |-9------------|--7-------------|-9-------------|
    |------------10|--------------7-|---------------|
    *This is the bass run which leads into the song.
    Bm F# A E
    |----------|----------------|-----------|-------------0-|
    |----------|----------------|-----------|---------------|
    |----------|----------------|-----------|-------1---1---|
    |------2-4-|-2-----0h2p0----|-----------|-----0---0-----|
    |-5--------|-------------4--|-4----5-7-|2--2-----------|
    |----------|----------------|-----------|---------------|
    G D Em F#
    |-----------------|-------------|----------|-----------|
    |-----------------|-------------|----------|-----------|
    |-----------------|-------------|----------|-----------|
    |-----------------|---0---/4----|-2----4-5-|-4h5p4p2-4-|
    |-2----4---5-(5)-|4----0-----5-|----------|-----------|
    |-----------------|-------------|----------|-----------|
    Bm F#
    On..
    A E
    Warm..
    G D
    Up ..
    Em
    My ..
    F#
    I ..
    Bm F#
    There ..
    A E
    And ..
    G D
    Then ..
    Em F#
    There ..
    D---------5--
    A---1-2-4-5--
    E-2----------
    G D *1st time *second time
    Welcome ... B-3-3--3--3-------- E|-9--9--9-/7-7-7/5-5 G-2-2--4--2-/6-4-2-
    B|-10-10-10/8-8-8/7-5 D-----------/7-5-4-
    A------------------
    Em Bm7
    Such a ..
    D|---------2-4-5-
    A|2--4--5--------
    G D
    (1)Plenty ..E|-9--9-/7-7-7-7/5-5-5 B|-10-10/8-8-8-8/7-7-7
    (2)They ..E|-9--9--9-/7-7-7/5-5 B|-10-10-10/8-8-8/7-7 Em F#
    (1)Any ..
    (2)What ..
    verse
    verse
    CHORUS (with ending 2)
    verse
    verse
    1st solo:
    Bm F#
    |-------|---------------------|-7-5-3-2----9-10-|
    |-------|---------------------|-----------------|
    |-----6-|9--9-9-9-97-6-9-7-6-|-7-6-4-3---------|
    |-8-9---|---------------------|-----------------|
    |-------|---------------------|-----------------|
    |-------|---------------------|-----------------|
    A E
    |-12-12-12-12~~~12-10-9----10-9-------|-------------|
    |-----------------------12------12-10-|-9-----------|
    |-------------------------------------|---9---------|
    |-------------------------------------|-----9-------|
    |-------------------------------------|-------9h11--|
    |-------------------------------------|------------2|
    G D
    |--------------------------------|-----------|
    |--------------------------------|-----------|
    |----------------------------2/4-|2-----4----|
    |--------------2----4-2--5-4-----|---12---4--|
    |-----0-2--5-4---5---------------|----|------|
    |---3----------------------------|----|------|
    |
    --harmonic
    Em F#7
    |-0------0------0-------0-|---2----------2-2-
    |---0------0------0-----0-|-----2----------2-
    |-----0------0------0---0-|-------3----------
    |-------2------2------2---|---------4------4-
    |-------------------------|-----------4------
    |-------------------------|-2-----------2----
    *****roll w/pick hand finger***********
    2nd solo:
    Bm
    ------------------------|----------------------------------------------- -----|
    ------------------------|----------------------------------------------- -----|
    ------------------9-11--|11h12p119-11----9-11-11h12p119-9h11p97-7h9p7 6---|
    -9h11p98-9-11-12-------|--------------12------------------------------- ---9-|
    ------------------------|----------------------------------------------- -----|
    ------------------------|----------------------------------------------- -----|
    F# A
    |-------------------14-------|------------------------|
    |-------12-14-12-11----------|--7-7-7-5-5-5-----------|
    |---6-9----------------------|--------------7-7-6-4-2-|
    |-8---------------------12--|7-----------------------|
    |----------------------------|------------------------|
    |----------------------------|------------------------|
    E G
    |-------------------------0--------|--------------------------------3-|
    |---3-3h5p32-2h3p2--------------|----------------------------3-5---|
    |-1-------------------2-1----------|------------2-4-4h6p43-4-6-------|
    |------------------------------2-4-|-5h7p54-5------------------------|
    |----------------------------------|----------------------------------|
    |----------------------------------|----------------------------------|
    D Em
    |-/5-5-5-5/7-5-3/5-----------------------|-------3p0---7p3-0-10p7----12p 10----|
    |-/7-7-7-7/8-7-5/7-----------------0h2h3-|-5p0-------0------------11---- ---12|
    |--------------------------0h1h2h3-------|-----0------------------------ ------|
    |------------------0h2h3h4---------------|------------------------------ ------|
    |----------------------------------------|------------------------------ ------|
    |----------------------------------------|------------------------------ ------|
    F#
    |-2-2h3p2---0h2-0-------------------0-|
    |-----------3-------3-2h3p2p0-2-3p2-3---|
    |---------------------------------------|
    |---------------------------------------|
    |---------------------------------------|
    |---------------------------------------|
    Outro:
    GTR 1
    Bm F#
    e|------------------------------------|-----------------/6-|
    B|-7p3----7p3----7p3----7p3----7p3----|-5p2---5p2---5p2----|
    G|------4------4------4------4------4-|-----3-----3--------|
    GTR 2
    e|-10p7---10p7---10p7---10p7---10p7---|-9p6---9p6---9p6/14-|
    B|------7------7------7------7------7-|-----7-----7--------|
    G|------------------------------------|--------------------|
    GTR 1
    A E
    e|-------------------------------|-----------------/4-|
    B|-5p2---5p2---5p2---5p2---5p2---|-3p0---3p0---3p0----|
    G|-----2-----2-----2-----2-----2-|-----1-----1--------|
    GTR2
    e|-9p5---9p5---9p5---9p5---9p5---|-7p4---7p4---7p4/12-|
    B|-----5-----5-----5-----5-----5-|-----5-----5--------|
    G|-------------------------------|--------------------|
    GTR 1
    G D
    e|-------------------------------|--------------------|
    B|-3p0---3p0---3p0---3p0---3p0---|-3-----3-----3---/7-|
    G|-------------------------------|---2-----2-----2----|
    D|-----5-----5-----5-----5-----5-|-----4-----4--------|
    GTR 2
    e|-7p3---7p3---7p3---7p3---7p3---|-5p2---5p2---5-/-10-|
    B|-----3-----3-----3-----3-----3-|-----3-----3--------|
    G|-------------------------------|--------------------|
    GTR 1
    Em F# Bm
    e|-----------------------------------|-------------------2------------|-2-|
    B|-4p0---4p0---4p0---4p0---4p0---3h4-|-2-----3p0---5p2-----3---3p2----|-3-|
    G|-----2-----2-----2-----2-----2-----|---3-------------3-----4----3-5-|-4-|
    D|-----------------------------------|-----4-----4--------------------|-4-|
    |-2-|
    GTR 2
    e|-3p0---3p0---3p0---3p0---3p0-------|-------2----6----7--------------|-7-|
    B|-----0-----0-----0-----0-----0-2h3-|-5-2-----3----7----7-------7-11-|-7-|
    G|-----------------------------------|-----3-----4----9----7-7-9------|-7-|
    D|-----------------------------------|--------------------------------|-9-|

Chia sẻ trang này