1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic của học sinh trường PTTH Bắc Đông Quan - Đông Hưng

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi trannam136, 09/07/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. maxstring

    maxstring Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2007
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Mười năm tình cũ
  2. chupr

    chupr Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/02/2007
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    lâu rôi kô vào diễn dàn thaấy anh em cũng it quan tâm nhỉ
  3. vodafone136

    vodafone136 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Vẫn nhiều người vào đọc nhưng toàn người vào tìm thông tin chứ ko có thông tin gì để post cả
  4. huongvx

    huongvx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    Lâu rồi không vào ttvnol/BĐQ do công việc bận quá. Hôm nay mới quay lại thấy topic chả phát triển thêm tí ti nào. Có bác nào học BĐQ khoá 92-95 không?
    BRG
    Huong
  5. vodafone136

    vodafone136 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Mọi người ai cũng đều mải cơm áo gạo tiền cả
    Chỉ thi thoảng ngồi 1 mình, nghĩ lung tung thì mới nhớ về ngày xưa 1 tý
  6. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn học Bắc Đông Quan,
    Tôi ở Quỳnh Phụ, hiện quản lý dự án Không gian đọc - dự án cung cấp sách báo miễn phí cho cộng đồng tại nông thôn, nhằm xây dựng cộng đồng văn hóa đọc tại nông thôn, đã hoạt động được 2 năm nay, với 4- 5 điểm chính thức và 5-6 điểm bán chính thức.
    Nếu không có gì thay đổi thì 18/4 tới, chúng tôi sẽ tổ chức buổi giao lưu với TS Nguyễn mạnh hùng, người Đông Hoà, Đông Hưng, cựu PTGD FTP, chủ tịch HĐQT, GĐ công ty CP Sách Thái Hà về chủ đề: văn hoá đọc với nông thôn.
    Nếu bạn nào có thầy cô giáo thích đọc sách báo, tâm huyết với nghề, hoạt động cộng đồng thì giới thiệu, chúng tôi sẽ mời tham gia.
    Email xin gửi về: khonggiandoc.anphu@gmail.com hoặc YM: thuvienmienphianphu.
    Chân thành cảm ơn.
  7. vodafone136

    vodafone136 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Bài viết:
    74
    Đã được thích:
    0
    Bạn cho thêm thông tin cụ thể được không?
  8. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Kế hoạch tổ chức giao lưu với TS Nguyễn Mạnh Hùng
    Văn hóa đọc với nông thôn tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
    - Đơn vị chỉ đạo và tổ chức: Trung tâm văn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ, Phòng giáo dục huyện Quỳnh Phụ.
    - Đơn vị thực hiện: Trung tâm văn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ, Phòng giáo dục huyện Quỳnh Phụ, Trường THCS thị trấn Quỳnh Côi, Không gian đọc, Tủ sách dòng họ
    - Địa điểm: Hội trường Trung tâm Văn hóa thể thao huyện Quỳnh Phụ hoặc hội trường, trường THCS thị trấn Quỳnh Côi
    - Thời gian: chủ nhật ngày 18 tháng 4/ 2010 (từ 2h ?" 5h chiều, tức là 5 tháng Ba âm lịch)
    - Chủ đề: Văn hóa đọc với nông thôn
    - Diễn giả: ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch HĐQT, giám đốc công ty sách Thái Hà
    - Khách mời: Ban lãnh đạo thư viện tỉnh Thái Bình, đông đảo bạn đọc của Không gian đọc, Tủ sách dòng họ, các thầy cô giáo, những người yêu thích đọc sách tại địa phương.
    1. Mục đích:
    - Hưởng ứng ngày đọc sách thế giới 23/4 - một sáng kiến của UNESCO, là ngày hội được tổ chức hằng năm. 23/4 cũng là ngày sinh của đại văn hào Anh William Shakespeare.
    - Gặp mặt, chia sẻ, kết nối các thành viên của Không gian đọc, Tủ sách dòng họ và những người say mê văn hóa đọc, kỹ năng sống và hoạt động cộng đồng với ông Nguyễn Mạnh Hùng - một trong những diễn giả về văn hóa đọc uy tín, nhiều tâm huyết nhất hiện nay, chủ tịch hội đồng quản trị (HĐQT), giám đốc công ty sách Thái Hà (Thái Hà Books).
    - Khơi gợi niềm yêu thích đọc sách, tiếp cận thông tin, dần hình thành văn hóa đọc tại Quỳnh Phụ, Thái Bình.
    - Khích lệ phong trào đọc sách, tiếp cận thông tin phục vụ cho học tập, công việc, và cuộc sống của mỗi người tại Quỳnh Phụ, Thái Bình; góp phần hướng tới xây dựng một cuộc sống nhân văn, tinh thần vì cộng đồng.
    - Góp phần giới thiệu Thái Hà Books với bạn đọc tại Thái Bình ?" khách hàng tương lai; tạo tiền đề để có thể tổ chức những hoạt động trao đổi về sách báo những lần sau tại địa phương.
    3. Thành phần tham dự:
    - Bạn đọc Không gian đọc, Tủ sách dòng họ
    - Khách mời đặc biệt của Không gian đọc
    - Tất cả những ai yêu thích đọc sách và hoạt động cộng đồng tại địa phương
    4. Hình thức tham dự:
    - Đăng ký tham dự (theo danh sách, sau đó sẽ có giấy mời) tại các điểm Không gian đọc, Tủ sách dòng họ, các điểm đối tác của Không gian đọc (tại các trường học, các điểm khác). Toàn bộ người tham dự sẽ được ban quản lý Không gian đọc thống kê, chốt lại danh sách, chuyển cho ban tổ chức.
    - Kinh phí: Ban tổ chức (hạt nhân là nhóm Không gian đọc sẽ lên kế hoạch xin tài trợ của các nhà hảo tâm là người địa phương) để gánh bớt kinh phí tham gia cho người tham dự
    - Ttuy nhiên, mỗi người tham dự sẽ đóng phí tham dự: tối thiểu là 5000 đồng/ người (với học sinh) và 20.000 đồng/ người (với người đã đi làm); ngoài ra thì tùy tâm. Số tiền này không lớn, nhưng nhằm cam kết việc tham dự có trách nhiệm của mỗi thành viên
    - Kinh phí này được dùng trong việc trang trí sân khấu, mời cơm trưa diễn giả và một số thành viên ban tổ chức, đồ uống, giấy, bút cho bạn đọc tham gia hội thảo, trông coi giữ xe, tặng quà cho nghệ sĩ chèo..., phần còn lại sẽ được dành mua sách tặng cho các điểm đối tác của Không gian đọc (các bạn đọc đã tham gia tích cực trong chương trình). Ban tổ chức sẽ có báo cáo chi tiết tới những thành viên chủ chốt sau khi kết thúc chương trình.
    5. Nội dung cụ thể:
    - Sáng chủ nhật: Đại diện ban tổ chức đón ông Nguyễn Mạnh Hùng và Thái Hà Books, báo chí tại địa điểm: trường THCS thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
    Chương trình tham quan sáng chủ nhật 18/4/ 2010
    8h00: Đón đoàn tại trường THCS Quỳnh Côi, tham quan trường, giới thiệu về một trong những ngôi trường có bề dày truyền thống tại huyện Quỳnh Phụ (đoàn Thái Hà Book, nếu đi sớm thì sẽ tới Quỳnh Côi lúc 7h30 và ăn sáng, thưởng thức món canh cá Quỳnh Côi ?" đặc sản Thái Bình)
    8h30: Tham quan Không gian đọc An Phú (Quân làm hướng dẫn viên đường đi lối lại, giới thiệu về Không gian đọc). Tham quan một số di tích làng An Phú: chùa, đình, miếu, khu thiên quan từ Hạ cây Trôi, thiên quan Từ Hạ đống Điện.
    9h00: Tới cầu Láp, rẽ vào đường bờ sông Bạc Hà, thăm đền Đồng Bằng ?" một trong những trung tâm tín ngưỡng Tứ phủ của Việt Nam; thăm miếu Go nằm trong khu rừng già hiếm hoi còn sót lại ở Thái Bình (cùng với khu đền vua Rộc tại huyện Kiến Xương).
    9h30: Đi An Dục tham quan một tủ sách dòng họ tiêu biểu (anh Thạch tìm giúp em và cử người ở Tủ sách dòng họ đón tiếp, hướng dẫn đi lại)
    10h00: Thăm đền A Sào - đệ nhị sinh từ thờ Hưng Đạo Vương, ngôi đền được vua Trần cho thành lập thờ Trần Hưng Đạo khi người còn sống, chỉ đứng sau đền Kiếp Bạc; chùa Đào Xá, xã An Đồng ?" có 10 pho tượng đá thời Mạc ?" được giáo sư Trần Quốc Vượng đánh giá là tuyệt đẹp - một trong những pho tượng đá cổ nhất của Việt Nam còn tồn tại, đình đá làng Vược (An Hiệp) ?" ngôi đình bằng đá duy nhất, khá đồ sộ còn tồn tại ở Việt Nam. (Quân nhớ là tại chùa Đào Xá, đình Vược thì phải gọi điện liên hệ trước 1 ?" 2 ngày và 30 ?" 60 phút trước khi đoàn tới phải gọi điện lại cho người quản lý để họ trực ở đó). Thăm chùa ?" đền La Vân ?" một trong những di tích quan trọng, kiến trúc khá đồ sộ của tỉnh Thái Bình, thờ quốc sư thời Lý Nguyễn Minh Không.
    11h30 ?" 12h: Ăn trưa tại Không gian đọc An Phú hoặc thị trấn Quỳnh Côi. Nghỉ ngơi.
    Chương trình hội thảo buổi chiều chủ nhật 17/ 4/ 2010
    > 1h30: Đón khách
    > 2h00: Bắt đầu hội thảo
    - 2h ?" 2h15: Biểu diễn chèo: Trích đoạn Vu qui (vở chèo Quan Âm Thị Kính) và Quán Nghinh Hương (chỉ diễn phần hát, chứ ko diễn toàn bộ, bắt đầu từ đoạn: ?oDuyên phận ta phải chiều này ai ơi chứ đôi mình, đôi lứa ta? (Vu qui ?" Quan Âm thị Kính), ?oThôi ta về đi, bóng chiều đã ngả, khăn túi chàng thiếp lĩnh thiếp mang?? (Quán Nghinh Hương ?" Lưu Bình Dương Lễ) do đội chèo An Phú, Quỳnh Hải trình diễn).
    - 2h15 ?" 2h30: Đại diện ban tổ chức giới thiệu chương trình, (MC dự kiến là nghệ sĩ Xuân Lựu, diễn viên đoàn chèo Thái Bình, tư vấn và đạo diễn của đội chèo An Phú) giới thiệu Không gian đọc, Tủ sách dòng họ, giới thiệu diễn giả: ông Nguyễn Mạnh Hùng và Thái Hà Books. MC mời chú Hợp ?" TT văn hóa huyện lên phát biểu, chào đón diễn giả Nguyễn Mạnh Hùng.
    - 2h30: Ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ về văn hóa đọc và giới thiệu về Thái Hà Books cùng những cuốn sách phù hợp với độc giả khu vực nông thôn; đạo Phật (ông Nguyễn Mạnh Hùng là một Phật tử, từng qua Ấn Độ tham gia một khóa tu thiền ngắn hạn), giới thiệu thêm về kỹ năng sống (qua một số cuốn sách)
    - 3h30: Nghỉ ngơi: 15 phút (khán giả tùy mua sách phù hợp mình tại quầy sách của Thái Hà Books với mức giảm giá có thể)
    - 3h45: Ngâm thơ về Quỳnh Côi, sông Luộc của Nguyễn Du (bài Quỳnh Hải nguyên tiêu, Độ Phú Nông giang cảm tác > đội chèo An Phú
    - 4h00: Giới thiệu về Không gian đọc (anh Nguyễn Văn Quân, quản lý Không gian đọc An Phú)
    - 4h05: Giới thiệu về tủ sách Không gian đọc tại trường THCS An Dục (cô Nga, tổng phụ trách đội)
    - 4h10: Giới thiệu về Tủ sách dòng họ (Anh Thạch hoặc đại diện một điểm Tủ sách dòng họ)
    - 4h15: Phần câu hỏi và trả lời: Ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng như đại diện của thư viện tỉnh Thái Bình, Không gian đọc, Tủ sách dòng họ sẽ trả lời những câu hỏi của khán giả quan tâm (văn hóa đọc, kỹ năng sống, tư vấn nghề nghiệp?.)
    - 5h15: Chú Hợp ?" TT văn hóa huyện, cô/chú????. ?" Phòng giáo dục, thầy Dũng, ông Nguyễn Mạnh Hùng tặng quà cho 10 bạn đọc thân thiết, xuất sắc.
    - 5h25: Chú Hợp ?" TT văn hóa huyện, cô/chú????. ?" Phòng giáo dục, lên tặng hoa và quà cho diễn giả Nguyễn Mạnh Hùng. Thầy Dũng và chú Quang ?" giám đốc thư viện tỉnh Thái Bình tặng quà cho thành viên đoàn Thái Hà. Thầy Huynh lên tặng hoa và quà cho đội chèo An Phú, Quỳnh Hải.
    > 5h30: Chia tay, kết thúc chương trình. MC mời cô/chú???. ?" trưởng phòng giáo dục huyện lên cảm ơn diễn giả và khán giả. MC mời chú Vũ Mạnh Quang ?" giám đốc thư viện tỉnh Thái Bình lên phát biểu. Diễn giả về Hà Nội (đi qua Quỳnh Nguyên đi quốc lộ 39 hoặc phà Hiệp, về đường 5 ?" đây là con đường gần nhất từ Quỳnh Phụ đi Hà Nội, chừng 85 km).
    Hết
  9. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    * Giới thiệu về đơn vị tham gia tổ chức:
    - Không gian đọc:
    Với tiêu chí chia sẻ và kết nối những người say mê đọc sách báo, có suy nghĩ cởi mở; Không gian đọc là hình thức thư viện miễn phí, được thành lập vào ngày 25/ 04/ 2008, đặt tại nhà người yêu thích đọc sách báo, có tinh thần cộng đồng tại nông thôn; nhằm cung cấp thông tin cho một số cộng đồng tại nông thôn, đặc biệt là giúp học sinh củng cố kiến thức đã học, mở rộng kiến thức, tầm hiểu biết; góp phần giúp họ hình thành tri thức, nhân cách, lòng trắc ẩn và tính cộng đồng trong mỗi cá nhân. Theo chiến lược, sẽ phát triển thành chuỗi Không gian đọc đặt tại nhà dân ở các vùng nông thôn, cung cấp sách báo miễn phí cho người dân nông thôn. Từ đó sẽ giúp người nông dân hình thành ý thức đọc và tự nguyện mua sách báo, tìm kiếm thông tin hữu ích.
    Không gian đọc là nhóm hoạt động cộng đồng do anh Phạm Bắc Cường, anh Nguyễn Văn Quân, và chị Kiều Bạch Tuyết thành lập vào ngày 25/ 04/ 2008 tại thôn An Phú, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
    - Mục đích, ý nghĩa:
    + Với nhóm học sinh phổ thông, sẽ chú trọng tới việc giúp các em củng cố kiến thức đã học ở trường bằng những loại sách nâng cao; giúp các em mở rộng kiến thức lĩnh vực liên quan về văn hóa, nghệ thuật, gương danh nhân, doanh nhân, những câu chuyện cảm động về cuộc sống, tính nhân văn, vì cộng đồng?góp phần hình thành văn hóa nền bước đầu và tập thói quen cho các em khả năng tự học, ham đọc, ham tìm hiểu.
    + Với nhóm bạn đọc là giáo viên, viên chức sẽ giúp họ củng cố và mở rộng kiến thức, để có thể chia sẻ tốt hơn với các nhóm cộng đồng liên quan. Với nhóm đối tượng có điều kiện kinh tế này, sẽ dần tạo thói quen say mê sách báo và hướng họ tới việc tự đặt mua sách báo trong thời gian tới qua việc giới thiệu những điểm bán sách báo giảm giá tại Hà Nội, Sài Gòn và những điểm lân cận, hoặc ít nhất có thể đặt một số đầu báo, tạp chí hữu ích thường xuyên hoặc truy cập internet thường xuyên.
    + Với nhóm bạn đọc là nông dân, tiểu thương?sẽ giúp họ tìm kiếm thông tin cho việc sản xuất, kinh doanh theo Hiến pháp và pháp luật của nhà nước; đồng thời giúp các bậc cha mẹ hiểu hơn con cái, góp phần tạo cầu nối giữa hai thế hệ; giúp họ có thói quen tìm hiểu thông tin
    3/ Tình hình phát triển: (cập nhật tới tháng 3/ 2010)
    3.1/ Hoạt động sách:
    - Sau gần hai năm hoạt động, tới nay Không gian đọc (KGĐ) đã có 3 điểm chính thức và một số điểm bán chính thức tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình: thôn An Phú, xã Quỳnh Hải (trung tâm huyện), thôn Đại Phú, xã Quỳnh Sơn (phía Tây huyện), thôn Tràng, xã An Tràng (phía Đông huyện), xã An Quí, xã An Ấp, trường tiểu học Quỳnh Giao, trường THCS thị trấn Quỳnh Côi, trường PTTH Quỳnh Côi, trường THCS xã An Dục và một điểm tại thị trấn Sìn Hồ, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
    - Không gian đọc An Phú ?" điểm thành lập đầu tiên (gần hai năm), đến nay có khoảng 1000 đầu sách, 5 đầu báo, tạp chí thường xuyên và chừng 10 đầu báo, tạp chí không thường xuyên, với khoảng 1000 bạn đọc, trong đó 80 % là học sinh tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông trung học, còn lại là giáo viên, tiểu thương, nông dân, thợ thủ công, viên chức, cán bộ về hưu. Hiện nay, với độc giả là học sinh thì KGĐ An Phú chỉ cho mượn đọc tại chỗ hoặc mượn về vào hai ngày: thứ 7 và chủ nhật (theo Thẻ bạn đọc); với nhóm bạn đọc khác thì được mượn không theo thời gian cố định. Đây là điểm Không gian đọc tốt nhất do quản lý tốt, không gian rộng rãi, ở vị trí trung tâm huyện, đầu mối thông tin, có nhiều sách báo nhiều đề tài, nhiều lứa tuổi.
    - Không gian đọc Đại Phú có chừng 200 đầu sách, 3 đầu báo thường xuyên và một số đầu báo, tạp chí không thường xuyên, với khoảng 20 người đọc, chủ yếu là cán bộ thôn, xã Quỳnh Sơn và lân cận.
    - Không gian đọc An Tràng có chừng 200 đầu sách, một số đầu báo, tạp chí không thường xuyên, với khoảng 100 người đọc, 90 % là học sinh, 10 % là sinh viên, nông dân, viên chức.
    - Không gian đọc Sìn Hồ chưa phát triển tốt do ở quá xa, điều kiện liên lạc, vận chuyển sách báo không thuận lợi.
    - Ngoài ra, còn một số địa điểm khác bán chính thức tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình: xã An Quí, xã An Ấp, trường tiểu học Quỳnh Giao, trường THCS thị trấn Quỳnh Côi, trường PTTH Quỳnh Côi, trường THCS xã An Dục?
    - Tuy có xảy ra tình trạng một số bạn đọc (nhất là học sinh) mượn sách không trả, mang đi bán cho hiệu sách cũ, nhưng nhìn chung các hoạt động của KGĐ, nhất là KGĐ An Phú đã đi vào nề nếp, nhiều bạn đọc mang sách, báo cũ tới tặng lại KGĐ. Nhiều bạn đọc thân thiết tới thay nhau quản lý KGĐ.
    3.2/ Hoạt động khuyến đọc, cộng đồng:
    - Tổ chức tham quan di tích lịch sử quê hương Quỳnh Phụ và giao lưu với nghệ sĩ chèo Xuân Lựu của đoàn chèo Thái Bình, đội chèo An Phú tìm hiểu nghệ thuật chèo của quê hương vào tháng 12/ 2008 và ngày mồng 5 Tết năm 2009; tặng quà cho đội chèo An Phú, trồng cây tại một số di tích An Phú; tặng quà cho em Hoàng Thị Nhàn ?" bị bệnh xương thủy tinh ở thôn Lạc Cổ, xã An Dục, Quỳnh Phụ, Thái Bình; tặng sách cho điểm thư viện miễn phí của cụ Tô Văn Sắc, chợ Nội, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình?
    3.3/ Tình hình tài trợ:
    - Bước đầu, Không gian đọc đã được sự hỗ trợ của Thư viện tỉnh Thái Bình qua việc mời quản lý điểm Không gian đọc An Phú tham gia lớp đào tạo thủ thư.
    - Với mỗi điểm Không gian đọc, nhóm quản lý đều có bước đi phù hợp thông qua việc chọn lọc sách báo phù hợp với từng nhóm đối tượng (ví dụ với học sinh là truyện tranh, truyện thiếu nhi, gương danh nhân, trí thức, doanh nhân, sách văn học, sách hướng nghề?; với giáo viên là sách về giáo dục, sách văn học; với nông dân, người cao tuổi là sách văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tâm linh?)
    1. Anh Nguyễn Khắc Thành ?" Công ty FPT (Hà Nội)
    - 100 cuốn sách do anh Thành tặng đã để lại tại Không gian đọc An Phú
    - 1 triệu đồng anh Thành tặng + với 200.000 đồng từ quỹ của Quỹ Không gian đọc đặt mua 4 chiếc ghế đá đặt ở sân của KGĐ An Phú để bạn đọc tới đọc sách, báo tại chỗ.
    2. Thời báo kinh tế Sài Gòn:
    - Thời báo kinh tế Sài Gòn tặng nhiều (chừng 200 kgs) báo Thời báo kinh tế Sài Gòn, Thời báo vi tính Sài Gòn các năm 2007 ?" 2008 , các báo khác. Số báo này được phân phối đều cho 3 điểm chính thức của KGĐ và mấy điểm chưa chính thức của KGĐ cũng như một số đầu mối thông tin của KGĐ (hiệu trưởng, giáo viên, viên chức) tại Thái Bình; thư viện miễn phí của cụ Tô Văn Sắc (thôn Nội, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Cụ Sắc năm nay 79 tuổi, còn minh mẫn, khá khỏe mạnh, trước đây là nhân viên ngành văn hóa Thái Bình. Từ khi về hưu đến nay, hàng tháng cụ đều đặn đạp xe hoặc đi ô tô xuống Tp Thái Bình mượn hoặc thuê sách báo về nhà cho học sinh, nông dân, viên chức trong vùng đọc miễn phí).
    3. Anh Nguyễn Đình Tú, nhà văn, tạp chí Văn nghệ quân đội (Hà Nội): tặng chừng 100 kgs sách, báo cũ, mới. Số sách, báo này được phân phối cho các điểm KGĐ, một số đầu mối thông tin (hiệu trưởng, giáo viên,
    viên chức?) tại Quỳnh Phụ, Thái Bình.
    4. Chị Cẩm Hà ?" giám đốc điều hành công ty Bun & Anh em (sản xuất, kinh doanh sách, đồ chơi thiếu nhi tại Sài Gòn): tặng khoảng 30 kgs sách báo mới, cũ, trong đó có 7 tập Harry Potter dầy mới. Số sách báo này được chuyển cho em Hoàng Thị Nhàn, 17 tuổi, bị bệnh xương thủy tinh, là học sinh giỏi, đang học lớp 7, trường THCS xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Bố mất đã lâu, hiện nay Nhàn sống cùng ông nội (80 tuổi), mẹ và em trai là Hoàng Văn Hanh (15 tuổi cũng bị xương thủy tinh, nhưng bệnh nặng hơn vì chỉ nằm một chỗ) tại thôn Lạc Cổ, xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Nhàn đã dạy em trai học hết lớp 5 và mới mở lớp dạy miễn phí cho trẻ em trong xóm.
    5. Thư viện gia đình Minh Phương của chú Minh (Phó giám đốc Bảo tàng văn học Việt Nam) ?" cô Phương (chuyên viên, Bảo tàng cách mạng Việt Nam)
    6. Thư viện gia đình Minh Phương tặng 10 năm tạp chí Xưa & nay của Hội khoa học lịch sử Việt Nam từ số đầu tiên tới năm 2001 (được đóng thành quyển, bìa cứng). Số tạp chí này được chuyển về KGĐ An Phú.
    7. Anh Nguyễn Cảnh Bình, chủ tịch HĐQT, giám đốc điều hành công ty sách Alpha (Hà Nội) tặng một số cuốn sách mới về phát triển tư duy của Alphabook: Những điều trường Harvard thật sự dạy bạn, Những kẻ xuất chúng?Số sách này được chuyển về KGĐ An Phú./.
    8. Chùa Giác Ngộ và sư cô Diệu Huệ tặng một số sách về đạo Phật
    9. Công ty văn hóa Phát Quang: tặng một số sách về đạo Phật
    10. Anh Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc công ty CP sách Thái Hà & Công ty CP sách Thái Hà: tặng một số sách và chiết khấu 35 ?" 50 % cho mỗi đầu sách mua tại công ty theo giá bìa.
    Không gian đọc xin chân thành cảm ơn sự ủng hộ nhiệt tình của các nhà hảo tâm, các bạn đọc gần xa và các bạn trong nhóm Không gian đọc vì sự phát triển của Không gian đọc trong 2 năm qua.
    - Mọi chi tiết xin vui lòng liên lạc:
    - Tại TP Hồ Chí Minh và trên toàn quốc:
    Anh Phạm Bắc Cường, Sáng lập viên, Trưởng quản lý nhóm Không gian đọc
    YM: thuvienmienphianphu
    Email: khonggiandoc.anphu@gmail.com/ thuvien.mienphi.anphu@gmail.com
    Điện thoại di động: 0988 683 980/ 0949 980 358
    - Facebook: www.facebook.com/khônggianđọc
    Ảnh dưới: Danh sách các nhà tài trợ, hảo tâm của Không gian đọc
    - Tại Thái Bình:
    Anh Nguyễn Văn Quân, Sáng lập viên, Phó quản lý nhóm Không gian đọc
    Điện thoại di động: 0987 805 260
    Thôn An Phú, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
    - Tại Hà Nội:
    Chị Nguyễn Thu Phương: Phó quản lý Không gian đọc
    Điện thoại di động: 0912796281
    YM & email: mulan1712@yahoo.com
    Chị Kiều Bạch Tuyết:
    Điện thoại di động: 01674520313/ YM & email: kieutuyet2007@yahoo.com
    Anh Phạm Hoàng Cảnh:
    Điện thoại di động: 0902192921
    YM: canhph2000/ Email: pham.hoang.canh@gmail.com/ canhph2000@yahoo.com
    Anh Nguyễn Văn Tráng
    Điện thoại di động:0988015519/ YM & email: trangs86@yahoo.com.vn
  10. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    - Tủ sách dòng họ:
    Giới thiệu về Tủ sách dòng họ
    Chàng trai xuyên Việt vì ''tủ sách dòng họ''
    Trưa mùng 1 Tết sau khi thắp hương ở Văn Miếu, Nguyễn Quang Thạch, chàng trai có 13 năm theo đuổi sự nghiệp đưa sách về nông thôn bắt đầu hành trình xuyên Việt để vận động lập ?otủ sách dòng họ?. Một mình một xe, anh bỏ lại những bữa cơm đầu xuân đầm ấm bên gia đình để đến với nông dân khắp cả nước. Anh cho biết, sở dĩ phải chọn ngày mùng để bắt đầu hành trình vì chỉ thời gian này, người đi làm ăn, con cháu thoát ly mới tụ họp đông đủ bên gia đình. Việc giới thiệu mô hình "tủ sách dòng họ" của anh sẽ thu hút được sự chú ý. Sinh năm 1975 ở vùng Sơn Lệ, Hương Sơn, Hà Tĩnh, ngay từ nhỏ, cậu bé Quang Thạch đã ham mê đọc sách. Chưa học hết cấp 2, Thạch đã đọc hết tủ sách 700 cuốn của gia đình. Càng đọc cậu càng thích thú bởi kiến thức rộng lớn cũng như cuộc sống phong phú mở ra trước mắt. Cậu mong ước mỗi làng quê đều có thư viện sách để những đứa trẻ như cậu được mượn đọc thoải mái.
    Năm thứ hai đại học, Thạch gặp một phụ nữ tâm thần bỏ quê Thanh Chương, Nghệ An, đi lang thang. Thạch về hô hào các bạn ở giảng đường và trong ký túc xá giúp đỡ, tìm địa chỉ đưa chị về quê. Nhưng mọi cố gắng của anh chỉ được hai sinh viên ủng hộ. Thạch thực sự giật mình về sự hờ hững của giới trẻ. Anh thấy cuộc sống trong sách nhân văn bao nhiêu thì ngoài đời lại vô cảm bấy nhiêu. Mong ước lập tủ sách từ những ngày thơ bé bỗng chốc trỗi dậy, anh tự nhủ ?oChỉ có sách mới khiến con người ta nhân văn hơn?. Vì sinh viên đa phần từ quê ra nên Thạch quyết định bắt đầu lập tủ sách ở nông thôn. Anh dồn tiền đi khắp vùng quê tìm phương pháp đưa sách về hiệu quả. Không chọn bưu điện văn hoá, trung tâm xã hay thư viện, nhà trường để thực hiện mà Thạch chọn các dòng họ. Ý tưởng độc đáo này xuất phát từ? nghĩa địa, việc quy hoạch mộ phần. Số là trong nhiều lần ngắm nghĩa trang, Thạch đều thấy khu mộ của các dòng họ được quy tụ một cách bề thế. Anh hiểu rằng dòng họ có vị trí rất quan trọng trong đời sống cộng đồng và gia đình Việt Nam. Cấu trúc cộng đồng nông thôn được hình thành chủ yếu bởi nhiều dòng họ sống trong mỗi thôn xóm. Mỗi họ lại có một nhà thờ làm nơi gặp mặt và thờ tự tổ tiên. Ý tưởng thành lập mô hình "tủ sách dòng họ" đã bật lên trong Thạch. Khi bàn với người chú là nhà văn Nguyễn Quang Thân, Thạch được ủng hộ nhiệt tình và tặng hàng chục cuốn sách để làm vốn.
    Tháng 3/2007, Thạch dùng số tiền tiết kiệm hơn 10 triệu đồng của mình để bắt đầu khởi động "tủ sách dòng họ". Các họ Nguyễn Quang (họ của Thạch), Nguyễn Duy (bên bà nội của Thạch) và họ Trần (họ mẹ của Thạch) được lập tủ sách đầu tiên. Thạch chia sẻ: ?oTôi cảm động đến rớt nước mắt khi những người lớn tuổi trong họ hào hứng dặn con cháu phải quý trọng sách, còn trẻ con thì đua nhau đến mượn sách về đọc?. Thạch tâm sự: ?oĐến nhiều nơi, thấy có những làng bỏ ra 150 triệu để xây cổng làng rồi chẳng để làm gì, có thôn bỏ ra 150 triệu để xây nhà văn hóa, nhưng trong ấy chẳng có gì phổ biến văn hóa, hay có những dòng họ bỏ vài chục triệu để xây nhà thờ hoành tráng, rồi chẳng giúp ích gì cho con cháu. Nếu có khoản tiền ấy, tôi có thể mua được hàng nghìn đầu sách, và hàng chục nghìn người sẽ có sách đọc?. Hiện làm cho một tổ chức phi chính phủ, hằng tháng Thạch bỏ ra khoảng một triệu đồng tiền lương để mua sách. Anh cũng kêu gọi, ?oxin? sách ở khắp nơi để thực hiện dự án của mình. 13 năm, mô hình của anh đã xây dựng được 50 tủ sách với hơn 9.000 đầu sách ở 14 tỉnh. Ngoài ra, 4 dòng họ và 3 cá nhân đã tự nhân rộng ở 5 địa phương khác gồm Sóc Trăng, Buôn Mê Thuột, Quảng Nam, Hà Tĩnh và huyện đảo Cát Bà. Đến nay, các tủ sách đã phục vụ hàng nghìn độc giả ở thôn quê với hơn 20.000 lượt sách được mượn. Thạch chia sẻ, ngoài sự cố gắng của bản thân, anh đã nhận được sự đóng góp của 72 cá nhân trong và ngoài nước với hơn 7.000 cuốn sách, tạp chí cùng gần 70 triệu đồng và 200 USD. Dự án tủ sách vừa nhận được 400 triệu đồng từ cuộc thi Ý tưởng phục vụ cộng đồng, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho phép chuẩn hóa mô hình tại Thái Bình. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc Công ty cổ phần sách Thái Hà cho biết: ?oTôi từng bỏ ra vài ngày chỉ để lang thang khắp Hà Nội và phát hiện ra rằng văn hóa đọc của người Hà Nội rất kém. Vậy nên khi nghe ý tưởng đem sách về nông thôn của Thạch, tôi thấy thật điên rồ, vì ở thành phố người ta còn không đọc sách huống hồ nông thôn. Nhưng khi nhìn thấy hiệu quả của mô hình này, tôi đã hiểu ra việc lập tủ sách dòng họ mới là cách làm hiệu quả. Các gia đình bảo ban nhau, các cháu bé được đọc sách từ nhỏ sẽ rất tốt".
    Nếu như trước đây tủ sách dòng họ tặng cả sách lẫn tủ thì gần đây Thạch yêu cầu các dòng họ tự bỏ tiền đóng tủ, bố trí thành viên trong dòng họ làm thủ thư, còn anh hỗ trợ từ 180 đến 250 đầu sách. Như vậy, các dòng họ gắn được trách nhiệm của mình vào việc thúc đẩy con cháu đọc sách.
    Trong mô hình của Quang Thạch, dòng họ Vũ Thế thôn Mậu Tài, xã Cẩm Điền (Cẩm Giàng, Hải Dương) đã tổ chức tủ sách có bài bản và hiệu quả nhất. Anh Vũ Xuân Kiên, uỷ viên Hội đồng dòng họ Vũ Việt Nam cho biết, họ Vũ cũng đã có ý tưởng thành lập tủ sách từ lâu nhưng chưa có điều kiện thực hiện. Khi anh Thạch khởi động chương trình, đại diện họ Vũ đã gọi đến anh xin sách. Với 210 cuốn ban đầu, chỉ sau 10 tháng, con cháu họ Vũ đã gửi 2.000 đầu sách về bổ sung và đã có 4.000 lượt sách được mượn. "Giờ như một thói quen, con cháu đi xa về đều tìm mua vài cuốn sách mang về làm quà. Vì thế, tủ sách của họ tôi không ngừng tăng lên cả số lượng và chất lượng", anh Kiên chia sẻ. Ấp ủ từ rất lâu, năm nay anh Thạch mới thực hiện được chuyến xuyên Việt nhằm kêu gọi các dòng họ lập tủ sách, giới thiệu tác dụng của mô hình này. Chuyến đi xuyên Việt đúng vào dịp Tết Canh Dần (bắt đầu từ ngày 14 đến 24/2) đi qua 19 tỉnh, thành phố. Đúng 13h30 ngày mùng 1 Tết, Thạch làm lễ xuất phát tại Văn Miếu Quốc Tử Giám và dự kiến đến 8h30 ngày 12 (Âm lịch) anh sẽ khép lại hành trình tại TP HCM. Chuyến xuyên Việt này của anh Thạch đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ủng hộ nhiệt tình. Ông Nguyễn Hữu Giới, Phó vụ trưởng Vụ Thư viện, cho hay: ?oTrong đợt này, Vụ đã gửi tặng chương trình Tủ sách dòng họ 1.700 cuốn. Hy vọng Thạch sẽ luôn giữ được tâm huyết và đam mê của mình?. Còn Thạch chia sẻ: ?oTôi hy vọng mô hình Tủ sách dòng họ với chuyến xuyên Việt lần này sẽ tạo ra hiệu ứng xây dựng tủ sách trên quy mô rộng lớn, giảm thiểu vấn đề thiếu sách ở khu vực nông thôn cũng như kêu gọi những người ở thành phố có trách nhiệm chia sẻ thông tin với dòng họ của mình ở quê".
    Đến nay tủ sách dòng họ đã nhận được 7000 cuốn sách, 700 cuốn tạp chí và 466 triệu đồng hỗ trợ. Trên 50 tủ sách được xây dựng tại 15 tỉnh trên cả nước. Những dòng họ muốn lập tủ sách có thể liên hệ với Nguyễn Quang Thạch qua số điện thoại 0912.188.644 hoặc địa chỉ://www.sachlangque.net/

Chia sẻ trang này