1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic dành cho câu hỏi nhỏ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Aozola, 06/07/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    Aigu có câu hỏi nhỏ thế này. Không biết các bác đã sinh sống bên này thấy thế nào, em thì mới qua nhưng thấy ở Mỹ có một cái nghịch lý cực lớn đó là nước Mỹ hằng năm chi một khoản tiền khổng lồ và có thể nói là nhiều nhất so với các nước khác vào mục đích nghiên cứu phát triển các thành tựu y dược nhưng người dân Mỹ không phải là người đang được hưởng các dịch vụ chăm sóc y tế tốt nhất. Nếu so với người dân Nhật bản thì phải nói thẳng tưng ra là dịch vụ mà người dân Mỹ nói chung (trừ tầng lớp có bác sỹ riêng, bệnh viên riêng) đang được hưởng không bằng một góc của họ.
    Em cũng thấy hầu hết các chính sách y tế của Mỹ đều chịu ảnh hưởng của các đại gia Biotech, thậm chí cả cái Medicare mà nhiều người cho rằng vì dân ít tiền thì cũng không ngoài mục đích chuyển tiền chính phủ cho các đại gia biotech.
    just a piece of thought, các bác nghĩ thế nào thì chia sẻ ạ!
  2. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Chuyện nghịch lý ở nước Mỹ nó như ... sao trời bác ạ.
    Tớ chưa hưởng dịch vụ y tế ở nước nào trừ Mỹ và nước... ta. Nước ta thì không tính, còn mấy nước khác thì không biết nên không so sánh. Có một số người lại đem dịch vụ y tế miễn phí của Cuba (lại cuba của bác Net ) so sánh với y tế của Mỹ. Tớ thì nghĩ rằng miễn phí không có nghĩa là tốt. Còn ở Mỹ thì tốt thật. Vợ tớ sinh con 2 lần (tất nhiên có bảo hiểm) y tá chăm sóc tận tình (có thể 1 phần vì vợ tớ là y tá - phủ bênh phủ, huyện bênh huyện mà lại). Còn tớ có một thời gian làm ở bệnh viện. Nhu cầu thuốc men của bệnh nhân đâu có bị cắt ngang ... xương đâu.
    Dịch vụ y tế có nhiều tầng, nhiều lớp. Từ cơ quan chính phủ như Medicare, Medicaid, Medi-cal (California), đến các công ty dược, nghiên cứu, đến mấy tay Health Management Organization cho đến các bệnh viện, clinic, phòng mạch, dược phòng... Tớ thấy cái nghịch lý lớn nhất là mấy tay HMO, mang tiếng là làm lợi cho nhà nước, thực chất là làm lợi cho tổ chức mình. Thế nhưng nếu không có nó, người ta lại lạm dụng phụ cấp y tế xã hội, tiêu tiền không nương tay vì miễn phí. Tóm lại là cái vòng tròn, cứ thế ta đi thẳng... vo. Tội nhất là các bệnh viện, chi phí ngày càng cao, thâu về ngày càng thấp vì bị cắt khoảng này khoảng nọ do các HMO soi kính lúp. Rôi lại theo luật, phải chữa bệnh cho các bệnh nhân không có bảo hiểm. Lần lượt từng cái từng cái bị đóng cửa.
    Đúng là nước ta (box Mỹ mà lại) cần một cuộc cách mạng về quản trị y tế.
  3. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    Bác khỉ khô (hehe) aigu em không có ý định nói là chất lượng kém mà nói rõ là chất lượng không đáng so cái giá phải trả dù người trả là có thể là người sử dụng dịch vụ hay là chính phủ Mỹ.
    Em có cảm giác sức khoẻ của người dân Mỹ bị thương mại hoá các công ty biotech chỉ đặt câu hỏi về how much they get from it? how to improve the sale và thậm chí có thể put american''s health at risks nếu họ thấy làm thế là họ thu được lợi nhuận (các bác chắc vẫn còn nhớ trường hợp VIOXX bị thu hồi after billions of US$ sale). Có có trường hợp khi sale của loại thuốc nào đó đang giảm, đội ngũ marketting của họ sponsor 1 cái research ở UNiv nào đó và publish 1 bài đại loại "loại thuốc này mới phát hiện thêm tác dụng tốt với bệnh nọ bệnh kia" (mặc dù the data do not support it).
    Một cái nữa aigu thấy sức khoẻ dân Mỹ cũng bị bargain khi hầu hết các health insurance packages đều yêu cầu liên lạc với họ trước và phải được sự đồng ý của họ mới được nhập viện.
    Aigu cũng hiểu là rất nhiều trường hợp gian dối nhằm rút tiền công ty bảo hiểm, nhưng aigu thấy có nhiều cách khác để tránh được việc bác sỹ kê đơn, yêu cầu dịch vụ (care) vượt quá sự cần thiết với triệu chứng. Việc các công ty bảo hiểm từ chối thanh toán với một số trường hợp và cuối cùng đẩy bệnh nhân phải là người thanh toán là kiểu vô trách nhiệm và chỉ cần biết "tôi (công ty bảo hiểm) lo tròn túi tôi còn kệ ông". Bác sỹ của ông có bắt ông làm unnecessary tests hay kê branded drugs (while generics are available) là việc của ông với bác sỹ.
    So sánh với Việt Nam thì dĩ nhiên là kém kiểu khác, có lẽ phải bàn đến trong nhiều bài khác các bác nhỉ ;) .
    Bảo hiểm của aigu hồi ở Nhật không bao giờ có chuyện question việc bác sỹ yêu cầu làm gì. Aigu có thể khám hay kiểm tra bất kì cái gì mà thảo luận với bác sỹ và họ đồng ý làm thì đều được bảo hiểm cover 70%. Khi chị xã nhà aigu join me thì cũng được hưởng mọi dịch vụ tương tự mà aigu KHÔNG phải đóng thêm 1 đồng bảo hiểm nào. Số tiền bào hiểm hàng tháng aigu phải trả bên đó không cao hơn bên này (Mỹ) mặc dù salary bên này chỉ bằng 2/3 bên đó.
    The question is "Where does the money go?"
    Về vụ sinh đẻ mới tệ, cách đây vài hôm có 1 grad student ở lab aigu đang làm báo 1 tin vui và 1 tin buồn, tin vui là vợ nó có bầu, tin buồn là . . vì mới sang chua kịp mua bảo hiểm cho vợ cậu ý.
    Và bây giờ nhiều công ty từ chối bán bảo hiểm cho vợ cậu ý vì cái gọi là "pre-existing con***ion". Chi phí 1 ca đẻ thường ở 1 bệnh viện bình thường ở 1 thành phố ko phải Tokyo o Nhật hết 3000$ trong đó lúc đỡ đẻ có đến 5 bác sỹ/y tá chuyên môn khác nhau theo dõi (kể cả trưởng khoa sản) và nằm trong bệnh viện 5 ngày. Đây là tổng số tiền chứ không phải là phần đã trừ bảo hiểm, vì khoản này bảo hiểm không thanh toán mà thanh toán bởi Social Wellfare.
    Aigu nghe nói ở Mỹ (ko có bảo hiểm) sinh nở bình thường hết khoảng 8000$ còn ca khó thì ???
    just another piece of thought!
  4. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    Đây là tổng số tiền chứ không phải là phần đã trừ bảo hiểm, vì khoản này bảo hiểm không thanh toán mà thanh toán bởi Social Wellfare.
    Cho aigu đính chính khoản này, nếu người đó đang thất nghiệp thì như đã nói trên, Còn nếu họ hoặc chồng của họ có việc làm thì công ty bảo hiểm trả của họ hoặc chồng họ sẽ thanh toán.
    Chả phải aigu muốn ca ngợi nhật mà chỉ nói cái hay của nó thôi, cái dở thì . . . nói sau!
  5. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Aigu, đã đọc qua bài của bạn và anh KK nói về chuyện bảo hiểm y tế ở Hoa Kỳ. Có một số điều Aigu so sánh không đúng.
    (1) Aigu nói rằng HK đầu tư nhiều cho nghiên cứu y tế trong khi bảo hiểm y tế thì không được như mức đó. Mình nghĩ Aigu so sánh vậy không đúng đâu, hai cái này khác nhau.
    (2) HK không phải là một quốc gia tốt về bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội nếu Aigu so sánh nó với Nhật Bản (mình không biết nhưng Aigu đã sống qua và biết) và các quốc gia phát triển khác mà mình biết (lấy ví dụ các nước Bắc Âu). Bảo hiểm xã hội ở những nước đó tốt hơn nhiều lần. Ngân sách cho bảo hiểm y tế và xã hội rất là tốn kém nhất là HK là quốc gia cái gì cũng có giàu nhất cũng có nghèo nhất (do làm biếng for example) cũng có thì họ không spend ngân sách ra để cho điều đó đâu. Họ đầu tư vào quốc phòng và giáo dục nhiều hơn.
    Tuy nhiên, Aigu đừng nên so sánh bảo hiểm y tế của HK với VN nghe nói ra mắc công ... (tự hiểu nghe).
    (3) Nếu Aigu muốn có bảo hiểm y tế và xã hội tốt HK không phải là quốc gia chọn lựa. Tuy nhiên, HK hơn tất cả những quốc gia khác trên thế giới ở nhiều cái mang tính quyết định. Nếu Aigu là người giàu ở Mỹ, việc bảo hiểm y tế công cộng không phải là vấn đề đâu vì nhà giàu toàn là mua bảo hiểm tư nhân không. Bệnh hả, does not matter, go to private hospital of their choice. Định nghĩa "giàu" của mình ở đây là ai đi làm kiếm ít nhất gần 100 nghìn một năm là đủ giàu để mua bảo hiểm tư nhân rồi mà Aigu sống đã biết rồi đó, không phải khó khăn gì cho một người học đại học good làm có kinh nghiệm để kiếm được số tiền đó một năm đâu.
    (mấy hôm vừa qua mình hơi busy một chút, xin hẹn lại Xmas làm thơ chúc mọi người trong room nghe thay vì làm bài thơ về miền Trung, sorry là mình đã không làm được như đã hứa nhiều ngày trước đây).
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 12:01 ngày 21/12/2006
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (4) Còn một điểm nữa, chuyện mà Aigu complaint về bạn của you có vợ sắp sinh sang chưa kịp mua bảo hiểm và phải đóng nhiều tiền. First, anh ta không phải là công dân Mỹ cho nên khoan complaint đã. Second, ở Mỹ tiền bác sĩ, nha sĩ, luật sư là những cái đắt không thể tin luôn cho nên trả tiền viện phí thì ...
    Trong cuộc đời này không có gì là hoàn thiện cả đâu. Xã hội Hoa Kỳ so với những quốc gia khác xét đến tất cả mọi thứ vào để so sánh đã tốt hơn rồi đó. Muốn tốt hơn nữa, không biết kiếm đâu ra đây.
  7. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Mình xin giải thích sơ sơ qua dịch vụ y tế
    Dịch vụ y tế bao gồm:
    1. Khám bệnh, tìm bệnh
    2. Chữa bệnh
    3. Thuốc men
    4. Bảo hiểm, quản trị y tế
    5. Chưa nhớ ra, nếu nhớ thì sẽ bổ sung.
    1. Đi khám bác sĩ: từ $40-$100 cho bác sĩ gia đình. Ai cũng trả được. Thông thường bảo hiểm trả, người đóng bảo hiểm chỉ trả copay. Nếu bác sĩ thấy có bệnh hoặc nghi ngờ có bệnh, mới gởi bệnh nhân đi test này kia, tất nhiên là phải chờ chấp thuận từ bảo hiểm, nhưng mỗi loại test request đều có deadline, ct bảo hiểm phải trả lời trước deadline đó. Nếu loại test đó cần thiết để chuẩn đoán bệnh, bảo hiểm sẽ chấp thuận. Điều đó hợp lý. Có một thời KK chuyên làm cái món này, TAR (treatment authorization request) bảo hiểm thường không gây khó dể gì. Trừ khi bệnh nhân yêu cầu bác sĩ làm mấy cái yêu cầu không chính đáng.
    2. chữa bệnh: nếu bệnh thuộc loại outpatient: mua thuốc về nhà uống và đi khám định kỳ. Mỗi căn bệnh có 1 hay nhiều cách (protocols) chữa khác nhau, mỗi hãng bảo hiểm có policy về các cách chữa bệnh khác nhau. Theo thứ tự từ rẽ đến mắc, cách này không kết quả thì qua cách kia. Rất hợp lý về mặt tài chính, và tránh tình trạng lạm dụng và gian lận bảo hiểm.
    Nhập viện: nếu bệnh tình đòi hỏi phải nhập viện (không phải emergency) bác sĩ sẽ làm yêu cầu, nếu hợp lý (có policy chỉ định lúc nào là hợp lý) thì bệnh nhân sẽ được nhập viện. Trong tình trạng khẩn cấp, có thể nhập viện ngay mà không cần qua bảo hiểm, họ cũng sẽ trả. Bảo hiểm sẽ xem xét theo hồ sơ cấp cứu của bệnh viện. Nếu phòng cấp cứu cho về, bảo hiểm sẽ trả tiền phòng cấp cứu. Nếu bệnh viện cho nhập viện ngay sau đó, bảo hiểm cũng sẽ trả.
    Thuốc men: 2 vấn đề:
    1. Trade name: có hai loại: thuốc mới và thuốc cũ.
    Thuốc mới: nếu là thuốc mới thì sẽ không có generic name vì công ty thuốc đang sở hữu về bằng sáng chế loại thuốc đó trong một thời gian nhất định. Khi nói trade name và generic name, nên hiểu rằng trade là tên do công ty đó đặt cho một loại thuốc. Generic name là tên khoa học cho loại thuốc đó. Ví dụ: trên bình thuốc Viagra, ngoài tên Viagra, còn có một tên khác trong ngoặc đơn, thường viết nhỏ hơn: (Sildenafil citrate), đây là tên khoa học (hay generic name). Vì là loại thuốc mới, nên generic không được bán trên thị trường cho đến khi giá trị của bằng sáng chế hết hạn. Và vì tốn công tốn của trong việc nghiên cứu, nên các loại thuốc mới thường đắt đỏ hơn. Điều này cũng hợp lý về kinh doanh. Tuy nhiên, bản thân các loại trade name cũng cạnh tranh với nhau, khi có nhiều loại trade name cùng một class được bán trên thị trường. Ví dụ: có một thời prilosec đang bán chạy và đang có giá, thì Prevacid ra đời, Prilosec lập tức xuống giá để cạnh tranh. Bảo hiểm bắt bệnh nhân tra copay trade name nhiều hơn vì muốn bệnh nhân dùng các loại generic cùng class, rẽ hơn đang có trên thị trường.
    Thuốc cũ: một số loại thuốc, dù generic có đầy trên thị trường, nhưng trade name vẫn tồn tại. Ví dụ: Lasix và Furosemide, giá cả khác nhau 1 trời 1 vực. Tất nhiên công ty bảo hiểm bắt buộc bệnh nhân uống generic. Có một thời, medical và medicare cong lưng trả tiền vì bệnh nhân xài sang hay các pharmacy gian lận.
    Generic: thường các loại thuốc có mặt lâu trên thị trường, tuy nhiên, có mặt lâu không có nghĩa là thuốc nào cũng dỡ hơn thuốc mới. Vậy thì dùng thuốc mới chi cho tốn tiền?
    4. Bảo hiểm: PPO và HMO
    Căn bản: PPO cho phép mình đi bác sĩ nào cũng được, nếu bác sĩ thì phải trả thêm tiền. Còn HMO thì phải thấy mặt lão bác sĩ giamaxau đều đều. Các điều khác đã nói qua phía trên.
    5. Mai mốt nhớ viết tiếp
    Được Khikho007 sửa chữa / chuyển vào 16:00 ngày 21/12/2006
  8. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn các bác đã tiếp chuyện em, em sẽ viết bài thảo luận với các bác sau, nếu bác analyst có thời gian bác có thể khai triển cái ý của bác cho là "việc đầu tư cho nghiên cứu y dược nhiều với chất lượng health care thấp là 2 việc khác nhau"
  9. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Aigu thân mến, ý đó đâu có gì phải triển khai. Sự đầu tư vào nghiên cứu y dược ở Hoa Kỳ phần lớn là dùng cho mục đích lợi nhuận. Trong khi đó, medicare là một vấn đề khác nó là việc phục vụ y tế bằng tiền của Chính phủ cho nhân dân (everyone). Nếu có được medicare tốt nhất phải tốn rất nhiều tiền từ ngân sách. Chính phủ Hoa Kỳ không muốn vậy, họ chỉ muốn đầu tư nhiều tiền vào quốc phòng và giáo dục mà thôi. Vì vậy, như đã nói, nếu Aigu chọn quốc gia có an sinh xã hội tốt nhất không nên chọn Hoa Kỳ vì nó không muốn là number one is this area. Hãy tìm đến các quốc gia Tây Âu, Nhật và Australia.
  10. vitaminforlove

    vitaminforlove Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2005
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0

    mình vừa pass visa f1, bây giờ qua bên đó có cần đem theo bằng cấp 3 , giấy khai sinh ko? nếu cần thì bản chính hay bản photo có công chứng .
    Ah, mình đăng kí học Georgia state university , ko biết chất lượng ra sao có ai biết không? bây giờ mình qua học anh văn ,mình tính học 1 khóa rồi xin chuyển sang washington seattle, không biết có chuyển được không.
    1 cái nữa, chỉ cho mình thủ tục từng bước khi qua us đi, như khi vào nước mỹ ở cửa khẩu, rồi khi nhập học.....
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này