1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic dành cho câu hỏi nhỏ

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi Aozola, 06/07/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1

    Các bác ơi help me pliz
    Hôm nay em vừa bị một ticket, em ko come to a complete stop ở cái stop sign, và ngay lập tức có 1 xe police chạy theo và yêu cầu dừng lại.
    Sau đó họ issue cho em 1 cái ticket nếu em chấp nhận guilty thì phải pay 119$
    Các bác có cách nào để giảm đi không ạ? đây là cái ticket đầu tiên của em ạ.
    Mấy ông police có đưa cho em 1 cái phiếu bào là nếu đăng kí học 1 khóa học lái xe 8 hours đóng phí 75$ thì không phải nộp phạt.
    Các bác gặp tình huống này thì handle thế nào ạ?
    Cám ơn các bác trước
  2. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Aigu "sống" ở trong này lâu mà quên cái topic mua bán xe rồi ah. Xem lại trong topic đó sẽ có rất nhiều kinh nghiệm deal với việc bị phạt này có người còn đề nghị là đưa ra toà cãi. Aigu xem phía sau ticket đi nó sẽ chỉ dẫn cách ra toà thế nào đó. "Giảm giá" thì không có đâu, cảnh sát Mỹ chắc giá lắm không bớt được. Nếu đóng phạt sẽ ảnh hưởng đến tiền đóng bảo hiểm xe năm sau đó. Vì vậy, nếu chọn không ra toà thì Aigu đi học lại đi nghe để tránh record khi đóng tiền phạt. Chuyện bị phạt lái xe thế này rất phổ biến cho nên lái xe phải cẩn thận nhất là khi approaching traffic lights. Thứ hai là phải control tốc độ. Nếu không đi đêm chắc chắn sẽ có ngày gặp ma.
  3. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Sau khi đi ra đi vô bệnh viện vòng quanh thế giới từ khám định kỳ, cho đến tai nạn giao thông, nhiễm trùng, sốt, đi ngoài, linh tinh.Tôi thấy y tế ở Hoa Kỳ là nhất trên thế giới.
    Bây giờ phải chạy đi có việc, lát nữa sẽ về viết tại sao.
  4. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ rảnh rỗi sẽ ngồi ba hoa kể chuyện một chút
    Tính tôi thích lang thang đây đó vì nghĩ rằng mình chỉ sống có một lần cho nên cố gắng làm sao có thể "live a full life", lúc già chết sẽ không tiếc là chưa được đến đó Khi trẻ mới tốt nghiệp ra trường, cố gắng xin vào mấy vị trí mà mấy người có gia đình chối đây đẩy. Đó là frequent flier hay frequent traveler. Khi con trai 18 tháng tuổi đã cho con vào ba lô địu lên vai đi vòng quanh thế giới hậu quả ông con một lần bị cảm lạnh, sốt cao phải đi cấp cứu ở Hà Lan, bị đi ngoài phải đi cấp cứu ở Thailand. Bản thân tôi đi Cuba chơi bị tai nạn phải đi cấp cứu ở Cuba, đã từng sống ở Việt nam, Hongkong, Singapore, Nhật bản, Mỹ, Canada. Mấy cô bạn gái (long time partners and lived together) là người Bắc Âu, chị dâu là người nước ngoài.
    Vì những lý do trên mà tôi vào ra bệnh viện của nhiều nơi trên thế giới. Nghe có vẻ là thích bệnh viện nhưng kỳ thực sống ở bên này có khoẻ như Rambo cũng phải đi khám tổng quát định kỳ ít nhất một năm một lần, đến bác sỹ nha khoa 6 tháng một lần ( ít là cũng clean răng cho khỏi hôi miệng )
    Các nước ở Châu Phi thì khỏi nói rồi.
    Các nước đang phát triển khác y tế như thế nào các bạn chắc cũng biết, miễn bàn.
    Y tế giáo dục ở Cuba là miễn phí. Tôi có viết một bài riêng về vấn đề này rồi. Ai chưa đọc có thể đọc ở đây . Vô tư mà nói đây quả là cố gắng vô cùng của chính phủ Cuba nhưng sự thực rất lạc hậu. Bác sỹ tốt bụng, nhiệt tình nhưng trang thiết bị không có. Chỉ khâu là loại cần phải đi rút chỉ,lúc đi về đây, bác sỹ xứ này giật mình hỏi tôi sao lại phải đi rút chỉ. Ở Việt nam bây giờ còn dùng chỉ tự tiêu, ở các nước phát triển đã có công nghệ bắn ghim kim loại. Cũng như đố ai đi ra tiệm thuốc (pharmacy) ở Mỹ hỏi mua thuốc tẩy giun được vì họ không có khái niệm
    Bây giờ nói về y tế của các nước phát triển. Các nước sau được xem như là có phúc lợi xã hội nhất thế giới là các nước Bắc Âu (Thụy điển, Phần Lan, Na Uy, Hà Lan), sau đó đến Canada, Nhật bản rồi mới đến các nước Tây Âu như Anh, Đức,Pháp.
    Sự thật ra sao. Có sống trong chăn mới biết chăn có giận. Xã hội Tư bản khác với Xã hội Chủ Nghĩa. Một nguồn thu quan trọng cho chi phí vận hành xã hội, trong đó có phúc lợi xã hội là từ thuế. Thuế cực kỳ quan trọng. Ở các nước Bắc Âu, Canada, thuế rất cao. Ai mới qua là choáng liền. Có những người thu nhập cao bị đánh thuế đến gần nửa. Trong khi sự thực những người này gần như không bao giờ sử dụng dịch vụ phục lợi xã hội như khám chữa bệnh miễn phí hay cho con đi học ở trường công không mất tiền. Họ đi khám bác sỹ tư, bệnh viện riêng, con cái đi học trường tư. Có nhiều người khác vì phúc lợi xã hội quá cao nhiều khi ở nhà ăn trợ cấp ngang với đi làm. Đi làm sau khi trừ thuế chỉ đem về được $1800/tháng, trong khi trợ cấp $1200. Vì vậy có rất nhiều người không đi làm. Người nước ngoài đi cấp cứu, khám bệnh ở Châu Âu sẽ thấy đắt khủng khiếp.
    Ở Canada, dân Quebéc suốt ngày đòi tăng phúc lợi xã hội rồi tiền trợ cấp chính phủ, các khoản ngân sách chính phủ dành cho tỉnh bang nếu không họ doạ đòi tách dời độc lập. Y tế ở Canada miễn phí nhưng xếp hàng không khác gì Việt nam. Có người bị đứt tay vào cấp cứu, được y tá ra băng bó cầm máu, sau đó phải đợi 4 tiếng sau mới đến lượt được bác sỹ vào khâu. Ai muốn tìm hiểu thêm về y tế Canada nên xem bộ phim nổi tiếng the Babarian Invasions. Sự thực ngoài đời y chang vậy, rất nhiều dân Canada đi sang Mỹ để khám chữa bệnh.
    Nước Mỹ có 50 bang. Mỗi bang có luật pháp riêng, bên cạnh luật liên bang. Ngân quỹ cũng vậy có nhiều nguồn, trong đó có nguồn từ liên bang, lẫn tiểu bang. Vì vậy phúc lợi của mỗi nơi khác nhau. Về lĩnh vực phục vụ y tế cũng như chất lượng, trình độ, khả năng có thể nói vào loại hàng đầu thế giới vì vậy miễn bàn về lĩnh vực này. Bây giờ nói sang chuyện tiền nong.
    Thứ nhất, trong nền kinh tế thị trường, giá cả thường đi đôi với chất lượng, muốn mặc hàng hiệu là phải trả giá cao. Đi xe Mercedes giá tất nhiên phải đắt hơn xe Huyndai, Kia rồi.
    Thứ hai, bảo hiểm y tế ở Hoa Kỳ có đủ các loại, phục vumọi đối tượng. Bạn còn thanh niên trẻ khoẻ chỉ cần mua loại ít tiền, ai có gia đình, hay ốm đau, có nhu cầu đi bác sỹ sẽ mua loại tốt. Như vậy có phải là người trẻ khoẻ sẽ tiết kiệm tiền không. Thuế ở Mỹ lại thấp. Như vậy số tiền về tay sẽ nhiều hơn.
    Điều quan trọng nhất là ở bất kỳ bệnh viện nào cũng có biển đề. Cấm bác sỹ phân biệt đối xử với bệnh nhân về vấn đề tài chính cũng như màu da chủng tộc, giới tính, v...v. Nhiệm vụ của bác sỹ là cứu người chứ không phải hỏi tiền. Vì vậy bất cứ ai cần phải vào cấp cứu cũng sẽ được cứu chữa tận tình.
    Về các khoản khám chữa bệnh khác thì sao? Ở các bang khác tôi không biết nhưng tôi biết có rất nhiều dân ở lậu đi khám chữa bệnh, sinh con ở xứ này không trả một cắc. Đó là lý do tại sao nhiều chị Mễ thường cố gắng vượt biên qua Mỹ đẻ con một cái rồi về cũng được . Số tiền họ trả là $0. Một số người khác có bảo hiểm sẽ phải trả $10,000 nhưng thực ra là công ty bảo hiểm trả. Nếu là dân có tiền có thể lựa chọn dịch vụ xịn hơn ví dụ như sinh con dưới nước, hoặc như dân Ả rập thường đưa vợ sang một số bệnh viện ở vùng New England, thuê căn hộ ở ngay trong bệnh viện cả tháng liền cho đến lúc sinh con, có y tá bác sỹ chăm sóc hàng ngày. Chi phí một ngày tối thiểu $5000. Bảng thực đơn không khác gì của nhà hàng sang trọng. Nói chung là đế vương.
    Nói tóm lại, tất cả là sự lựa chọn của bạn. Nếu mình hiểu về xã hội môi trường và hoà nhập được sẽ cảm thấy thoải mái và tiện nghi. Ngược lại sẽ thấy khó. Giống như mấy ông nghiện thuốc lá với rượu sẽ thấy sống ở Mỹ mất tự do. Việt nam là nhất. Hút thuốc đâu chẳng được, rượu bia mua thoải mái, nhờ thằng cu 5 tuổi chạy ra đầu phố xách xị rượu về cũng được, uống xỉn phóng xe máy ầm ầm không sao,ngó sang thấy ông cảnh sát giao thông mặt còn đỏ hơn mình . Việt nam mới là tự do nhất
  5. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    Em cám ơn bác, ý em hỏi là làm thế nào để giảm cái consequence chứ ko phải tiền phạt, bị ticket loại này có bị ảnh hưởng đến insurance premium lần tới không ạ?
  6. aigu

    aigu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    386
    Đã được thích:
    1
    Trở lại chủ đề health care, trước hết em thấy em cần phải có cái dislaimer kẻo bác analyst lại bảo em đi chỗ nào health care tốt mà sống. Em cố gắng hiểu và trao đổi với các bác chủ đề này để có thêm thông tin, còn việc chọn nơi nào sinh sống thì có nhiều yếu tố lắm, với lại em chưa đến tầm để có thể chọn nơi sinh sống. Nhất định không có ý "là nước Mỹ của các bác" nó thế, mà có lẽ là "nước mỹ của chúng ta nó thế". Em thích cách dùng từ "chúng tôi" của người HQ, bất kì cái gì họ cũng dùng "của chúng tôi" thay vì của tôi. Thậm chí "Chồng của chúng tôi, vợ của chúng tôi" nghe có vẻ lạ nhưng mà culturally correct.
    Về cảm tính mà nói thì bác Net là một trong số ít người mà em nghe được cho rằng health care ở Mỹ là Nhất (Dĩ nhiên là trừ những người chỉ biết so sánh giữa Mỹ và VN). Bác lại đem mấy anh chị Mễ không có tóc (như anh Chí trong Làng Vũ Đại Ngày Ấy) để ví dụ thì lại xa với chủ ý của em vì họ không phải là majority of US citizen. Đối tượng có bác sỹ riêng và bệnh viện riêng cũng không nhiều đã được em excluded ở bài viết đầu tiên. Em cũng nhất trí cái chỗ là ở Mỹ họ không bắt anh phải trả tiền dịch vụ y tế ngay tại chỗ mà có thể trả sau (chứ không phải không phải trả, dĩ nhiên nếu mà là anh Chí thì 50 năm sau anh ỹ cũng không trả, làm gì anh ý nào).
    Về cảm tính và em biết, ví dụ 1 ca sinh nở ở Mỹ bình dân là 10k, ở Nhật (cũng là tư bản nhá, bệnh viện tư nhân nhá) 3k!!!
    Theo số liệu thống kê thì chất lượng chăm sóc y tế của 13 nước trong số các nước OECD thì Nhật đứng đầu tiên, Đức đứng sau cùng và áp chót là Mỹ. Bình quân GDP đưa vào health care của các nước này ~ 8%, trong khi đó Mỹ là 15%. Bình quân per capita của Mỹ tiêu >6000US$/năm trong khi bình quân của các nước đó chỉ là 2500US$. Mặc dù vậy life expectancy của Mỹ lại thấp hơn trung bình của các nước đó. Tỷ lệ béo phì của Mỹ cao hơn các nước đó.
    Ông bác sỹ viết cuốn "Overdo$e America" còn nói rằng american health bị hijack. Ông ý nói ở chỗ có nhiều hơn 30% các dịch vụ health care không có tác dụng làm cải thiện sức khoẻ, người tiêu dùng (bệnh nhân) bị lừa bởi các công ty biotech /pharma. Ví dụ như VIOXX khi nghiên cứu đã biết không có tác dụng nhưng che dấu dữ liệu negative (chiếm phần lớn) chỉ công bố số liệu positive (chiếm phần nhỏ) rồi cho marketing, 80% của nhiều billion sale là cho người Mỹ, và chính người Anh mới là người khui ra sự thật rằng loại thuốc này không có tác dụng. Nhiều loại thuốc khác nữa cái này phải nhờ bác khỉ khô lật lại xem có những loại nào bị recall.
    Hay việc đưa dịch vụ hoá trị liệu kết hợp cấy tuỷ xương cho phụ nữ bị breast cancer (80k-200k US$/case) được thực hiện một thời gian dài, cuối cùng cũng được phát hiện ra là không có tác dụng. Đây không phải hạn chế ở y học thời diểm đó mà là che dấu negative data đã có từ lúc đó.
    Bác Net bảo biết nhiều người canada sang Mỹ chưa bệnh, nhưng em cũng có thông tin là trước đây khi Medicare chưa cover prescription drugs (all or partially) thì nhiều người Mỹ order prescription drug từ canada vì nó rẻ hơn nhiều, để hạn chế việc mất sale cho người khác, "người ta" đưa ra cái khuyến cáo doạ dân chúng rằng mua thuốc bên đó không đảm bảo chất lượng (thực tế chất lượng healthcare ở Canada tốt hơn Mỹ).
    Và việc người ta đưa cái ra bill để cover prescription drug trong Medicare nghe có vẻ vì dân nhưng thực tế nó được lobby bởi Biotech / pharma companies, vì thế mà ở bài trước em nói là chỉ vì chuyển tiền chính phủ cho công ty dược.
    EM vẫn chưa convined là healthcare ở Mỹ tốt theo cái nghĩa tiền nào của ý. Có thông tin nào em đưa ra mà các bác thấy không đúng thì cứ sửa để em cập nhật thêm ạ.
  7. bagai

    bagai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/01/2002
    Bài viết:
    1.647
    Đã được thích:
    0
    Lâu lâu về box Mỹ mình đọc bài thấy thanh bình gì đâu :P. Tranh luận mang tính xây dựng cao :P...kekekek... BG 2 tháng nay đi vòng vèo như dân chợ ở ttvn về đây là thấy yên bình và thích thú.
    To sư phụ: cách đây gần 3 năm BG lại nhà sư phụ chơi 1 mực là học xong về, sư phụ nói thôi từ từ ở 2 năm rồi biết. Bây giờ thì khi nào Mỹ đuổi BG mới về à :P...hehhe... Nói vậy hiểu rồi. Giờ nghe ai mới qua đòi về BG cũng nhớ lại mình 3 năm về trước thấy vui gì đâu :D
  8. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Aigu thân mến, dường như Aigu không đọc ra được nội dung chính mà mình đã muốn nói với Aigu trong bài trả lời của mình với Aigu trong trang trước.
    Trong trang trước mình không nói rằng Aigu phải chọn quốc gia khác để sống, mình hoàn toàn hiểu câu hỏi của Aigu là tại sao Hoa Kỳ lại không thể cung cấp dịch vụ y tế (cộng đồng) tốt trong khi các quốc gia (phát triển) khác lại tốt hơn nhiều. Ý chính trong bài viết của mình là:
    (1) Không có dịch vụ tốt như vậy là vì Hoa Kỳ không muốn bỏ ra nhiều budget cho việc đó. Họ chỉ chi ra nhiều ngân sách cho quốc phòng và giáo dục mà thôi.
    (2) Lý do của điều (1) là vì ngân sách cho y tế rất là tốn kém và người dân Hoa Kỳ có thể có được phục vụ y tế tốt hơn qua private medical insurance và nhiều trong số họ có thể làm đuợc thông qua mức lương hay thu nhập họ kiếm hàng năm (vì Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều người middle class upwards).
    (3) Ở những quốc gia khác, họ chú trọng đến y tế cộng đồng và họ sẵn sàng chi ra nhiều ngân sách. Bù lại, họ lấy thế thu nhập rất cao (xem một ví dụ Netwalker đã nói ở trên). Thấy chưa, cái nào cũng có good and bad cả.
    (4) Nếu Aigu vẫn còn chưa bị thuyết phục rằng ở Hoa Kỳ nếu có tiền mua private insurance thì phục vụ y tế là tuyệt hảo thì Aigu có thể Google đi và hoặc nói chuyện với một người (ở ngoài đời) mà họ dùng private insurance. Nói với họ cho biết về benefits họ có được từ private (medical) insurance mà ra và Aigu sẽ thấy rằng:
    Khi họ đóng private insurance họ không cần phải xếp hàng chờ đợi trong public hospital nhiều tháng liền để cho những việc khẩn cấp (ví dụ giải phẩu). Họ được phục vụ trong private hospital với tiện nghi tốt nhất và bác sĩ tốt nhất. Đây là kiến thức thực tế của mình nhưng mình không muốn nói chi tiết thêm ra. Hy vọng KK vào đây nếu anh ấy dùng private thì sẽ cho bạn biết thêm nữa.
    (5) Bạn chỉ cần có mức lương trên 50 nghìn gần 100 là bạn đã có thể đủ sức mua private insurance được rồi.
    (6) Trong một bài dài của Netwalker ở trên, ý chính của him nói là dịch vụ phục vụ y tế của Mỹ là một trong những cái tốt nhất chứ he không có nói là medicare của Mỹ (với ngân sách của nhà nước) là tốt nhất. Điều đó đúng hoàn toàn.
  9. Khikho007

    Khikho007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/04/2004
    Bài viết:
    1.810
    Đã được thích:
    3
    Bàn về Healthcare ở Mỹ giống như "mỗi tuần một chuyện" hay "Chuyện dài nhân dân tự vệ" theo lối nói người miền Nam trước 1975.
    Thôi anh em mình nhớ đến đâu bàn đến đó vậy. Tất nhiên, cũng là chuyện góp gió thành bão, mỗi người có 1 kinh nghiệm, 1 hoàn cảnh khác nhau, nhưng điều quan trọng là các thành viên mới của box Mỹ hay các bạn mới qua Mỹ hiểu được ít nhiều.
    Aigu đưa ra 1 trường hợp có tính thời sự, đó là Vioxx. Đúng là có chuyện 1 số data đã bị nhà sản xuất che dấu. Nên bây giờ e cổ ra đền cho bệnh nhân. Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Trong package insert (mỗi hộp thuốc có 1 tờ giấy kèm theo, trong đó nói rõ thành phần hoá học, tác dụng, phản ứng phụ....) của Vioxx có nêu lên các tác dụng phụ của Vioxx, nếu uống nhiều, có thể bị bệnh tim mạch. Sự lạm dụng thuốc của các bác sĩ và bệnh nhân cũng là 1 trong những lý do chính dẫn đến việc nhiều người bị thiệt mạng do Vioxx. Khoảng thời gian 96 cho đến khi Vioxx bị nghừng bán trên thị trường Mỹ, Vioxx phổ biến như 1 viên thuốc tiên chữa đau nhức. Nếu FDA xếp Vioxx vào những loại thuốc cần kiểm tra thì không đến nỗi lắm. (Narcotics). Tài liệu của Anh KK chưa đọc nên không biết, tuy nhiên, điều KK biết chắc chắn là Vioxx có tác dụng rất tốt cho việc giảm đau (anti-inflammatory). Bên cạnh Vioxx, còn có Celebrex, tác dụng tương tự.
    Về bảo hiểm nói chung, đúng như bạn Analyst và Netwalker nói, tiền nào của ấy. Tiêu chuẩn thấp nhất là chữa trước rồi lấy tiền sau (hoặc không lấy tiền). Tiếp đó thì các plan bảo hiểm khác nhau, càng trả nhiều tiền càng có nhiều dịch vụ. Dịch vụ cũng khác nhau, từ dịch vụ y tế 1 phần (bảo hiểm bệnh viện chẵng hạn) khoảng 100 đollars 1 tháng cho đến full services (như Kaiser), khoảng trên dưới 1000.00 mỗi tháng cho gia đình 4 người. Nói cho cùng, dịch vụ y tế ở Mỹ cũng là 1 công nghệ kinh doanh, thấp nhất là base từ các quy định y tế của chính phủ, các bậc tiếp theo tuỳ theo túi tiền của mỗi người.
    Chuyện tiền vào túi các công ty dược, Aigu đưa ra cái nhìn của người tiêu dùng và dư luận xã hội. KK xin đưa ra 1 cái nhìn từ góc độ khác. Aigu có đồng ý với mình là vài thập niên gần đây, các công ty Mỹ phát minh ra nhiều loại thuốc mới nhiều hơn các nước khác. Không phải người Mỹ giỏi hơn mấy nước khác. Đơn giản là các công ty dược ở mấy nước khác thấy không có lời khi nghiên cứu các loại thuốc mới, nên họ ít tham gia. Tiền bỏ ra để nghiên cứu 1 loại thuốc mới không phải là ít, và không phải lúc nào cũng được chính phủ hay các tổ chức bất vụ lợi giúp đỡ. Các công ty thường nghiên cứu cả chục loại thuốc may ra mới được 1 loại thuốc mới tung ra thị trường. Tất nhiên, giá thành của loại thuốc mới sẽ bao gồm luôn giá thành của những loại thuốc không thành công. Nếu công ty đó không nâng giá thuốc để trang trải các chi phí khác, họ dám làm không? Tất nhiên, chính phủ chỉ cho công ty đó hưởng lợi 1 thời gian nào đó, sau 1 thời gian, loại thuốc mới (trade name) trở thành phổ thông, ai cũng sản xuất được (generic name). Chuyện lobby thì KK chưa từng thấy công ty lớn nào trên thế giới lại không tranh thủ lân la gần các chính khách để kiếm lợi.
    Mua thuốc ở Canada: FDA muốn hạn chế việc mua thuốc ở nước ngoài tránh trường hợp thuốc giả, buôn thuốc lậu, thuốc không được FDA chấp nhận. KK nghĩ chuyện này bình thường trong luật pháp của bất cứ nước nào.
    Mấy chuyện khác: tiền bệnh phí Nhật rẽ hơn Mỹ, thống kê chăm sóc y tế, ung thư vú, dịch vụ y tế quy ra tiền... KK không biết nên không dám bình luận
  10. damca

    damca Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2006
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    em có mua mấy cái prepaid phone card nhưng dùng tồi quá . Đúng ra là bị lừa : mua card 5USD ma first call duoc 2 phút hạ máy xuống, thì còn lại 3USD. Mua card khác họ kêu gọi được 450 phut với toll free ( kẻ cả Cell lẫn home phone ) nhưng khi gọi thủ chi được co 80''
    Nhờ mọi người chỉ daãn nên mua card nào để gọi từ public phone đến các số cell phone va home phone trong nước US ( teen cuar card vaf cos the mua tai dau )
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này