1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TOPIC DÀNH CHO TRAO ĐỔI HỌC THUẬT

Chủ đề trong 'Thanh Hoá' bởi trietgia2006, 07/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Tâm lý học đời thường :Vì sao tình yêu nam nữ lại mỏng manh?
    Luận giải vấn đề này không phải đơn giản một sớm một chiều ; tiểu nhân xin trình bày tóm lược một vài đại thể gọi là mong các đại nhân cho ý kiến !
    Lòng tự ái(seft-love) : Đây là một điểm căn cốt trong tâm lý học ! Lòng tự ái thể hiện mãnh liệt cá tính của một con người ;về phía tích cực có thể gọi là lòng tự trọng ( seft-respecting) ;ở mức độ hợp lý lòng tự trọng là có lợi và cần thiết nhưng một khi đã rơi vào trạng thái tiêu cực thì tình yêu đi-phăng-teo là cái chắc; bởi lẽ lòng tự ái một khi đã phát huy tác dụng thì không sức mạnh nào có thể ngăn nổi trừ phi nó được thỏa mãn (satisfied) ; thỏa mãn nó bằng cách nào ? Đôi khi chỉ cần một lời khen hay một câu nói dịu dàng đủ xua tan sự căng thẳng ! Nhưng một khi cả hai đã rơi vào bẫy của lòng tự ái thì chí nguy ! Có thể từ tình yêu chuyển sang thù hận ;hết sức cực đoan! Lòng tự ái của con người là một kho thuốc súng mà chỉ trích lẫn nhau là một mồi lửa một khi đã bắt lửa thì gieo tai hại vô cùng ! Người ta ví tình yêu như một bài hát và lòng tự ái làm cho hỏng đĩa .Hơn thế nữa khi yêu người ta có nhu cầu mãnh liệt được đối tác tôn cái sự quan trọng của mình lên ; khi yêu mãnh liệt thì cả hai đều cho nhau là nhất thế nên lòng tự ái được thỏa mãn cực độ (đến mức như Engel nói "họ có thể chết vì nhau"). Bi kịch tâm lý bắt đầu từ một số rạn nứt về cái nhu cầu thoả mãn "thị dục huyền ngã(deceive oneseft )"(John Deway) ấy . Cái sự thực phũ phàng bắt đầu phát huy tác dụng từ lúc cái bản ngã chân thực được bộc lộ . Thử so sánh tâm lý yêu đương và tâm lý vợ chồng sẽ thấy cái "cốt yếu" bộc lộ như thế nào ! Thời thơ mộng tan vỡ (tức cái "thị dục huyền ngã" cũng bớt được chú trọng hơn) ;cuộc sống vợ chồng hết ngày này đến ngày khác chỉ là những chuỗi tiểu tiết không nên thơ (nếu không muốn nói là có rất nhiều bi kịch đã xảy ra); và trong những tiểu tiết đó người ta phải hết sức thận trọng ;phải dữ một thái độ phong nhã (hơi bị khó) thì mới mong có một cuộc sống êm đềm !
    (Lần sau post tiếp cái này còn dài lắm !)
  2. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Sự thất vọng(disappointed) :Một trong những bi kịch của tình yêu là sự sụp đổ "thần tượng"(Sigmund Freud) Khi yêu thông thường người ta "trưng" ra hết những gì tốt đẹp nhất của mình ;như cha ông ta thường nói "tốt đẹp khoe ra xấu xa giữ lại" . Điểm đặc biệt của Minh Triết là ông không hướng tới "Tình Yêu" (bởi :nó chỉ có một thiên vị ;nó gắn chặt vào cái ưu ái của nó ;do đó đánh mất cái nhìn tổng thể vốn dĩ là hài hoà giữa trắng vào đen (sắc "xám" của cuộc đời)) Sự thất vọng đặc biệt hay xảy ra ở phụ nữ ; thường là cái tát đầu tiên của người đàn ông ! Ít xảy ra ở đàn ông vì đàn ông lý trí hơn về tính hai mặt của mọi sự ! Thất vọng cũng chính là vú nuôi của sự khôn ngoan ; cho người ta biết cuộc sống không nên tô hồng mọi sự ! Có một câu so sánh tương phản rất hay "Đàn ông thường dễ thất vọng vì không được yêu ; còn phụ nữ yêu rồi dễ thất vọng"
    (tạm dừng lúc khác lại post ,còn nhiều lắm ; bảo đảm đọc xong không còn tơ tưởng gì nữa luôn ,hà hà)
  3. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Xin post tiếp :
    Vấn đề sinh lý: Đây là vấn đề tế nhị ;nhạy cảm! (nói trước đó)
    Xin post chương cuối của "how to win friend and influence people":
    "Sở vệ sinh chung có lần gửi cho cả ngàn người đàn bà có chồng một tờ giấy câu hỏi về đời sống "thân mật" của họ và xin họ trả lời rất thành thật và tất nhiên là có dấu tên
    Kết quả của cuộc điều tra đó tiết lộ bất ngờ về đời sống đau thương trong những cuộc "ái ân" của họ. Sau khi nghiên cứu tất cả những câu trả lời ,một bác sĩ đề xướng cuộc điều tra đó, không ngần ngại gì tuyên bố trên báo rằng ông tin chắc phần nhiều những vụ li dị là do sự lỗi nhịp trong các cuộc mây mưa
    .....
    nguyên nhân chính của bất hòa trong gia đình là sự bất hòa về tính dục; mà cũng phải nhận rằng những bất hòa do những nguyên nhân khác có thể dịu đi nếu vợ chồng được thoả mãn trong lúc ái ân (ha ha ha)
    Còn theo bác sĩ Popennoe , một trong những nhà thông hiểu nhiều nhất về hôn nhân ;thì những nguyên nhân chính của sự bất hoà đó ;phần nhiều là:
    1-Thiếu hoà hợp trong lúc ái ân
    2-Ý kiến khác nhau về cách tiêu khiển
    3-Tài chánh khó khăn
    4-Tính tình hoặc thể chất khác thường
    Bạn nên để ý rằng vấn đề ái ân đứng đầu , và trái với điều người ta thường tưởng, những vấn đề khó khăn về tiền bạc đứng hạng ba.
    Tất cả những người am hiểu vấn đề đều đồng thanh nhận rằng cần phải có sự hoà hợp trong lúc ái ân (ha ha xin lỗi vừa post tôi vừa buồn cười!)
    ...Trong lớp học của tôi, đã được nghe một vài y sĩ công nhận lời đó .Cho nên ở cái thế kỉ của khoa học và phát minh, mà còn thấy bao gia đình khuynh bại, biết bao cuộc đời tan nát ,chỉ do người ta không biết những luật nó điều khiển một bản năng tự nhiên nhất ; thì bạn có thấy se lòng không?
    Mục sư Butlerffield ở Nữu Ước ,một vị cầu phúc cho nhiều cuộc hôn nhân hơn những vị mục khác, tuyên bố: "Ngay từ khi mới làm mục sư, tôi đã hiểu rằng, rất có nhiều cặp uyên ương dắt tay nhau đến nhà thờ ,có một ái tình chân thành ,những hảo ý rất đáng khen , nhưng lại là những kẻ "thất học trong hôn nhân mà thôi"
    (còn nữa)
  4. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Vô thường - sự đổi thay liên tục : Vô thường là một khái niệm quen thuộc của phương Đông (đặc biệt là ở Phật Giáo) .Tư tưởng của nó hết sức đơn giản và sáo mòn :mọi sự đều thay đổi theo thời gian dù ít hay nhiều. Trong mọi sự đó đương nhiên là có cả tình cảm (như lời bài hát November Rain "..and we both know heart can change...")
    Trăm năm nữa bạn và tôi đều không còn nữa và sẽ chẳng còn ai nhớ đến chúng ta cả;cuộc đời thật ngắn ngủi ; có biết bao việc phải làm... Chỉ cần 10 năm trôi qua là đã có biết bao chuyện vật đổi sao dời. Tuổi trẻ - có thể thốt lên rằng : "tình yêu chân thật không bao giờ phai nhạt!" Minh Triết vặn lại "Tôi đồng ý ;nhưng chỉ sợ chính các anh sau này cũng sẽ không tin là như vậy !" ...nếu Minh Triết không nói với tuổi trẻ là vì tuổi trẻ chỉ có thể hiểu vấn đề bằng lý tính nhưng nó không thể ngộ ra cái (vốn là) cuộc đời(chính vì thế lớp trẻ thường không chú trọng lắm hay là không mặn mà lắm với những lời khuyên của người nhiều tuổi) ;nói như Montaigne "..khi đã qua cái thời áp đặt ý kiến dự định của mình cho các sự vật ; sẽ đến cái thời mà người ta để sự việc qua đi; Minh Triết đến như tuổi già đến (tuổi già là một trải nghiệm bắt buộc với mỗi người;và mỗi người phải tự làm lấy; không ai có thể làm thay ai được) ;Minh Triết lúc này tự nó đến (nếu như Minh Triết đến cùng lúc với tuổi già thì có được Minh Triết từ thời trẻ là tốt!)
    ...Xin trích 2 câu thơ trong một bài thơ mà tôi sẽ không nói tên tác giả; chỉ gợi ý là thơ của một người phụ nữ có một tâm hồn đẹp,nếu bạn biết là thơ của ai thì bạn khá nhạy cảm:
    ..Nửa tâm hồn khát mây xa
    Bàn tay dừng trước khóm hoa mới trồng...
    Sâu thẳm trong cái Tâm của người phụ nữ; vẫn tồn tại một hình bóng lý tưởng nào đấy ; lãng mạn và xa xôi ...phải ! Không ai cấm người ta lãng mạn ;không ai cấm người ta mơ ước nhưng cuối cùng người ta vẫn phải sống với hiện thực; cái hạnh phúc của đời thường quá đỗi giản dị đến mức người ta dễ quên khuấy đi mất! Người phụ nữ đã ngộ ra (realize) cái hạnh phúc đời thường này; rằng người ta không thể chỉ sống bằng tình yêu lãng mạn mà , cái cơ bản hơn là phải gieo những hạt giống tốt lành cho cuộc sống (tình yêu cuộc sống)...Còn cái tình yêu lãng mạn (đặc biệt, mối tình đầu:thường là không thành!)
    trở thành một kỉ niệm đọng lại trong tâm hồn của người phụ nữ! Ta cảm nhận được nó như sau:
    Nếu anh đi với người yêu
    Chỉ xin anh nhớ một điều nhỏ thôi
    Con đường ta đã dạo chơi
    Xin đừng đi với một người khác em.
    Hàng cây nay đã lớn thêm
    Vươn cành để lá êm đềm chạm nhau
    Hai ta ai biết vì đâu
    Hai con đường rẽ xa nhau ,xa hoài.
    Nếu cùng người khác dạo chơi
    Xin anh tránh nẻo đường vui ban đầu
    ...Về việc Minh Triết quay mặt lại với Tình Yêu ;đơn giản vì MT tránh thiên vị "Cái họa của con người ;nói chung là họ bị mù quáng bởi một phương diện của sự vật mà quên mất cái lôgic tổng thể trong bóng tối" (xem chương "Giải Tế") Tình Yêu cũng như vậy nó chỉ có một ưu ái ;do đó mà thiên vị; đi ngược lại với sự Tùy Nghi của MT ("cái khiến cho Đạo hỏng ;ấy là cái do đó mà tình yêu xảy đến") ; bàn về sự lệch pha giữa Minh Triết và Tình Yêu thì chỉ lặp đi lặp lại một điều sáo mòn bất tận; Minh Triết không thiên vị cho cái nào hết; tất cả đều có tầm quan trọng tương đối ;Bậc Minh Triết ông không chăm chăm vào cái mình Yêu hay cái mình Ghét cả hai thái độ đều là chấp nhất; bởi lẽ một khi đã chọn Yêu hay Ghét tức thì ta đánh mất những tình cảm còn lại (cũng như chơi đàn, khi ta đánh lên âm thanh này hay âm thanh khác lập tức người nghe bị lôi kéo và chú ý vào nó ;cũng tức là đồng thời quên mất những âm thanh khác ) lựa chọn tức là đánh mất ! Vậy cho nên ta không để vang lên âm thanh nào thì cũng chẳng đánh mất âm thanh nào ; tất cả đều nằm trong cái nền lặng im ở đấy không có âm thanh nào bị đánh mất (được vẹn toàn)....
    (Tạm dừng; cảm ơn vì đã đọc chúc các bạn khỏe ,vui)
  5. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Tâm lý học giải quyết:: GIẢI QUYẾT 4 NGUYÊN NHÂN TRÊN NHƯ THẾ NÀO?
    Bệnh quỷ có thuốc tiên ; để đánh bại Lòng Tự Ái có thể dùng Bát Pháp Thế Gian nếu đã hiểu Bát Pháp rồi mỗi lần gặp khó khăn ta Niệm Bát Pháp nầy thì hoàn toàn có thể đứng vững trước sóng to gió lớn của cuộc đời ;bước vào con đường an lạc trọn vẹn.(Xin lưu ý tôi là người vô thần nhưng rất coi trọng tinh hoa của tôn giáo đặc biệt là Phật Giáo)
    "BÁT PHÁP THẾ GIAN hay những bước thăng trầm của cuộc đời (Eight Woldly Con***ions)" ( design by XuDoai) (Tôi rất muốn thay đổi một chút nội dung nhưng vì tôn trọng bản quyền nên post trọn vẹn)
    Nó bao gồm 4 cặp khái niệm, hay 4 cặp phạm trù tác động đến tâm thức của con người bình thường trong cõi Ta Bà này. Nhưng cặp phạm trù đó đối kháng nhau như ha mặt của một vấn đề :
    - Được & Thua (Làbha & Alăbha)
    - Danh thơm & Tiếng xấu (Yasa & Ayasa)
    - Ca tụng & Khiển trách (Pasamă & Nindă)
    - Hạnh phúc & Đau khổ (Sukha & Dukkha)
    Tớ sẽ xin đi vào cặp khái niệm (phạm trù) thứ nhất
    ĐƯỢC & THUA (Lợi lộc và Mất mát)
    Thế thường, các nhà doanh nghiệp phải gặp cả hai điều : được và thua; hay nói cách khác : lỗ và lãi. Dĩ nhiên khi được lợi thì người ta thỏa mãn, vui mừng. Điều này tự bản thân nó không có gì sai lầm. Nhưng khi mối lợi tương tự, chính đáng hay không, đều đem lại niềm vui mà người thường ai cũng mong ước, ai cũng tìm kiếm. Nếu không có những giờ phút vui vẻ, dù là tạm bợ, đời quả thật không đáng sống. Trong thế gian tranh chấp và bấp bênh này, con người dược rất ít cơ hội thụ hưởng một vài loại hạnh phúc để làm phấn khởi tâm trí. Những lạc thú tương tự, dù là vật chất, chắc chắn sẽ giúp ta thêm sức khỏe và tuổi thọ.
    Nhưng khi lỗ lã, thua thiệt thì phiền não bắt đầu khởi phát. Ta có thể mỉn cười dễ dàng khi đạt được lợi lộc, nhưng thua thiệt thì không. Nhiều trường hợp lỗ lã quan trọng làm cho con người ta loạn trí, lắm khi đưa đến cảnh quyên sinh mạng sống, nếu như không còn chịu đựng được nữa (điển hình là những trường hợp thua lỗ chứng khoán). Chính trong những trường hợp tương tự ta phải biểu dương tinh thần dũng cảm và giữ tâm bình thản, không để dao động thái quá. Trong lúc phải vật lộn với cuộc sống, tất cả mọi người đều phải gặp những lúc thăng trầm, và chúng ta phải sẵn sàng chịu đựng, sẵn sằng đối phó, nhất là trong nghịch cảnh. Nỗi thất vọng sẽ giảm thiểu.
    Mất một vật gì, tất nhiên ta thấy buồn. Nhưng chính cái buốn không giúp ta tìm lại được vật đã mất. Ta phải nghĩ rằng ai đó có thể được hưởng vật kia, mặc dù họ hưởng một cách bất chính. Ước mong người ấy được vui vẻ, an lành và hạnh phúc.
    Hoặc giả ta có thể tự an ủi : "Đây chỉ là một mất mát nhỏ nhen, không quan trọng". Hai ta có thể chấp nhận một triết lý cao thượng : "Không có gì là "Ta", không có cái gì là "của Ta". Trong những hoàn cảnh tương tự, ta phải giữ tâm bình thản.
    Vào thời Đức Phật còn tại thế, có một thiếu phụ đến chùa trai tăng đức Xá Lợi Phất (Sarĩputta) và các vị Tỳ kheo khác. Trong khi sửa soạn cúng dường vật thực đến các Ngài thì bà được tin chồng và tất cả các con trai bà bị người ta phục kích và giết chết lúc đang đi hòa giải một vụ tranh chấp. Bà không tỏ vẻ buồn khổ. Thản nhiên bà cất thư vào túi rồi tiếp tục dầng vật thực cho chư Tăng như không có gì xảy ra. Lúc ấy, một nưc tỳ của bà bưng hũ mật và sữa để dâng chư Tăng lỡ chân trượt ngã làm vỡ cái hũ. Nghĩ rằng bà thí chủ sẽ tiệc cái hũ và thức ăn trong đó, đức Xá Lợi Phất an ủi bà rằng các vật như cái hũ đã mang tính "vỡ" theo liền nó rồi, ắt phải vỡ một ngày nào đó. Bà tín nữ trí tuệ diềm tĩnh trả lời : "Kính bạch Đại Đức, đó chỉ là một mất mát tầm thường. Con vừa nhận được tin chồng và các con của con đã bị kẻ sát nhân giết chết. Con bỏ thư vào túi và vẫn giữ tâm bình thản, không bấn loạn. Và mặc dù được tin dữ, con vẫn tiếp túc cúng dường Ngài và chư Tăng". Đức quả cảm quí báu của người thiếu phục thật đáng được ca ngợi và đáng làm gương cho người khác.
    Mộ lần kia, Đức Phật đi khất thực trong một làng nọ. Do sự phá rối của Ma vương, hôm đó Đức Phật không được ai cúng dường nên không có gì độ ngọ. Đến khi Ma vương sống sượng hỏi Ngài có nghe đói bụng không. Đức Phật giải thích thái độ tinh thần của người vượt mọi trở ngại và đáp rằng : "Hạnh phúc thay, Như Lai sống không bị chướng ngại. Dưỡng nuôi phi lạc, Như Lai lúc nào cũng như các vị Trời ở cảnh Quan Âm thiên".
    Một lần khác, Đức Phật và các môn đệ an cư kiết hạ trong một làng nọ, theo lời mời của một người bà-la-môn. Nhưng vị này hoàn toàn quên lãng bổn phận là phải chăm lo cho Ngài và các chư Tăng. Suốt trọn thời gian ba tháng hạ Đức Phật các chư Tăng bình thản dùng các thức ăn của ngựa mà do một người lái ngựa đã dâng lên. Mặc dù đức Mục Kiên Liên (Moggallàna) tình nguyện dùng thần thông đi tìm vật thực khác. Đức Phật không một lời than van hay phản đối.
    Bà Visakha, một nữ thí chủ quan trọng trong thời Đức Phật tại thế, thường đến chùa chăm lo mọi nhu cầu của Đức Phật và chư Tăng. Một hôm, bà khoác một cái áo choàng rất quí giá để đi chùa. Khi đến cổng chùa bà cởi áo đưa cho nữ tỳ cầm giữ. Lúc ra về nữ tỳ đó vô ý bỏ quên. Đại đức Anada thấy, đem cất một nơi chờ bà Visakha đến sẽ trao lại. Về nhà sực nhớ, bà bảo nữ tỳ quay lại tìm, nhưng dặn rằng nếu có vị Tỳ kheo nào đã đụng đến thì không nên lấy về. Cô nữ tỳ đến chùa hỏi thăm, biết Đại đức Anada đã cát giữ cái áo choàng nên trở về báo tin cho chủ. Bà Visakha liền đến hầu Đức Phật và tỏ ý muốn làm từ thiện bằng số tiền bán cái áo choàng quí giá đó. Đức Phật khuyên bà nên kiến tạo một ngôi tịnh xá để chư Tăng có nơi cư trú. Vì không ai có đủ tiền mua chiếc áo quí giá đó, nên chính bả mua lại và dùng số tiền đó xây dựng một một ngôi tịnh xá đẹp đẽ dâng đến chư Tăng. Sau đó bà ngỏ lời tri ân người nữ tỳ như sau : "Nếu con không lỡ bỏ quên cái áo choàng, ắt ta sẽ không có cơ hội tạo nên phúc báu này. Như vậy ta xin chia phúc này đến cho con".
    Thay vì buồn rầu hay phiền giậndo tạm thời mất một vật quí giá mà la mắng người nữ tỳ vô ý, bà đã cảm ơn người ấy đã giúp cho bà cơ hội tạo phúc. Thái độ gương mẫu của bà Visakha học thức, đáng làm một bài học cho những ai dễ nóng giận vì lỗi lầm của người giúp việc thế cô.
    Ta phải dũng cảm chịu đựng những mất mát, thua thiệt. Ta phải đương đầu với nó, và như câu "họa vô đơn chí" diễn tả, nó đến một cách đột ngột, từng đoàn từng đám đông, với tâm xả (upeckhà) hoàn toàn, và phải nghĩ rằng đây là cơ hội vàng ngọc để thực hành tính cao thượng này.
  6. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    BÁT PHÁP THẾ GIAN
    (tiếp theo)
    DANH THƠM & TIẾNG XẤU
    Đây cùng là một cặp thăng trầm mà con người phải đối phó hàng ngày.
    Danh thơm : chúng ta hoan hỉ đón mừng. Tiếng xấu : chúng ta không thích.
    Danh thơm làm phấn khởi tinh thần. Tiếng xấu làm chúng ta đau xót. Chúng ta thích được trứ danh. Chúng ta mong muốn thấy tên tuổi và hình ảnh mình trên mặt báo. Chúng ta rất thỏa mãn thấy những hoạt động của chúng ta, dù không đáng kể, được tường thuật và được nhiều người nhắc nhở, nhiều người biết đến. Lắm khi ta cũng cố gắng một cách bất chính, làm cho nhiều người chú ý đến mình.
    Đều thấy hình ảnh mình trên báo chí, nhiều người sẵn sàng trả một khoản tiền to lớn. Để được danh dự, một số người sẵn sàng đóng góp quan trọng hay hối lộ cho những người có quyền thế. Để tự quảng cáo, vài người biểu dương tâm trong sạch bố thí của mình bằng cách trai tăng cúng dường hàng trăm vị Tỳ-kheo, hay nhiều hơn nữa. Nhưng cũng có thể những người nói trên sẽ hoàn toàn thản nhiê0n trước nỗi thống khổ của những người nghèo nàn đối rách ngày bên cạnh mình. ta có thể mạt sát và hành hạ một tên trộm quá đói khát, nhưng ta sẽ không ngần ngại cho ra cả ngàn trái dừa để đổi lại chút danh thơm. Đó là khuyết điểm của con người. Chí đến khi làm điều thiện, phần đông chúng ta cũng làm với ấn ý vụ lợi. Những người hoàn toàn vị tha rõ thật hiếm hoi trên thế gian này. Vì lẽ ấy, người nào đã làm một việc thiện - dù động cơ thúc đảy đến hành động không mấy đáng được ca ngợi - cũng đáng được tán dương vì đã làm điều thiện ấy. Phần đông người trong thế gian chúng ta luôn luôn còn dấu một cái gì trong tay áo. Ai là ngườ 100% tốt ? Bao nhiêu kẻ hoàn toàn trong sạch, từ động cơ đến hành động ? Bao nhiêu người tuyết đối vị tha ?
    Chúng ta không cần phải chạy theo danh thơn tiếng tốt. Nếu chúng ta xứng đáng, nó sẽ đến mà không cần tìm. Khi hoa đượm mật đầy đủ, ong **** sẽ đến. Hoa không cần mời ong hay mời ****.
    Thật đung vậy, chúng ta cảm thấy tự nhiên vui sướng, vô cùng hạnh phúc, khi thanh danh của chúng ta bay xa và lan rộng. Tuy nhiên, chúng ta phải nhận định rằng tiếng tốt, danh vọng vinh quang chỉ đi theo ta đến mồ là cùng. Rồi nó sẽ tan biến ra mấy khói. Nó chỉ là những ngôn từ, mặc dầu là kim ngôn mỹ từ làm êm dịu tai ta.
    Còn tiếng xấu thì sao ?
    Chúng ta không thích nghe hay nghĩ đến nó. chắc chắn là những lời nói xấu lọt vào tai ta, nó sẽ làm cho tâm ta bàng hoàng khó chịu. Nó làm khổ tâm còn sâu đậm hơn nữa nếu như không có những lời goi là thường thuật hay báo cáo ấy tỏ ra bất công hay hoàn toàn sai lạc.
    Thường thì mất cả năm hay hơn nữa để kiến tạo một ngôi nhà nguy nga và tráng lệ. Nhnwg chỉ trong nháy mắt khí giới tối tân hiện đại có thể tàn phá dễ dàng. Lắm khi ta phải mất nihều năm hay trọn một kiếp sống để gây dựng thanh danh. Bao nhiêu công trình lao khổ ấy có thể tàn rụi trong một khoảnh khắc. Khỏng ai có thể tránh khỏi một câu nói tai hại bắt đầu bằng tiếng "nhưng". Thật vây, ông ấy rất tốt, ông ấy đã làm việc này điều kia. Nhưng... Phần đầu tốt đẹp đã bị cái "nhưng" đẩy vào đêm tối lãng quên. Bạn có thể sống đời trong sạch như một vị Phật, nhưng bạn không thể tránh được những lời chỉ trích tấn công và nguyền rủa.
    Đức Phật là vị giáo chủ trứ danh nhất thời bấy giờ, mà cũng là người bị nguyền rủa và sỉ vả nhiều nhất thời bấy giờ.
    Các bậc vĩ nhân thường không được biết đến. Hay có được biết đến cũng là được biết một cách sai lạc.
    Vào thời Đức Phật, có một thiếu phụ thường lui tới Tịnh xá lúc ban đêm. Những người ở đạo khác thường truyền rao tiếng đồn, vu oan Đức Phật và các đệ tử Ngài đã sát hại thiếu phụ ấy, và chôn vùi dưới một đống hoa tàn trong vòng Tịnh xá.
    Khi sứ mạng lịch sử của Đức Phật đã được hoàn thành viên mãn và có rất nhiều người tìm đến xin xuất gia. Các vị đạo sĩ đối nghịch phỉ báng rằng vì Đức Phật mà mẹ phải lìa con, vợ phải lìa chồng, và chính Ngài đã làm trở ngại mọi tiến bộ của đất nước.
    Chính người em họ và là môn đệ của Đức Phật cũng đã nhiều lần âm mưu làm sụp đổ phẩm hạnh cao quí của Ngài, nhưng đều thất bại. Ông ta lại sinh tâm mưu sát Đức Thế tôn bằng cách từ trên cao lăn đá xuống mình Ngài. Nhưng đã là một vị Phật, Ngài không thể bị sát hại.
    Nếu đó là số phận bất hạnh của một người vô tội và trong sạch như Đức Phật thì hạng người tầm thường còn phải chịu như thế nào nữa ?!!
    Lúc trèo núi, ta càng lên cao thì người đứng dưới đồng bằng càng để ý đến ta và càng thấy ta nhỏ hơn. Và họ chỉ thấy phía sau lưng, và không thể thấy trước mặt. Thế gian "thổi lông tìm vết này" chỉ muốn trưng bày khuyết điểm và lỗi lầm của ta. Bao nhiêu tính tốt thì bị dấu nhẹm... Cái quạt lúa quạt đi bào bụi bặm và thóc lép, nhưng giữ lại những hạt lúa no đầy. Cái rây lọc thì trái lại, giữ lại phần xác thô sơ mà lược đi nước trái cây ngon ngọt. Có người trau dồi tri thức giữ lại cho mình phần tinh tế và bỏ đi phần thô sơ. Còn hạng vô học giữ cái phần thô sơ và bỏ đi cái tinh tế.
    Mỗi khi bị hiểu lầm và bị người ta - vô tình hay hữu ý - truyền rao một cách bất công, ta nên sáng suốt suy nghĩ, hay nói như Epictetus đã khuyên : "May quá, người ta không quen biết mình nhiều và chỉ biết sơ sài nên chỉ nói xấu được mình có bầy nhiêu. Nếu người ta biết mình nhiều hơn chắc mình còn bị chỉ trích nhiều hơn nữa".
    Không cần phung phí thời giờ vô ích để sửa sai những lời đồn đại sai lạc, nếu hoàn cảnh không bắt buộc ta phải làm sáng tỏ vấn đề. Kẻ thù nghịch sẽ lấy làm thỏa mãn khi thấy ta bực bội vì lời nói của họ. Đó chính là điều mà họ mong muốn. Nếu như ta thản nhiên, lời vu oan sẽ tan biến vào quên lãng.
    Để thấy lỗi làm của người khác, ta pải như người mù.
    Để nghe lời chỉ trích của người khác, ta phải làm như người điếc.
    Để nói xấu người khác ta phải như người câm.
    Khong thể chấm dứt những lời buộc tội, những lời đồn đại sai lầm. Thế gian đầy chông gai và đá nhọn, ta không thể dẹp sạch gai và đá. Nếu phải đi trên đó với bất kể trở ngại thì thay bằng việc dời khai và đá - chuyện ta không thể làm - tốt hơn hết ta nên mang một đôi dày và thận trọng từng bước đi. Chúng ta sẽ được an toàn.
    Giáo pháp dạy ta :
    "Hãy như sư tử, không run sợ trước tiếng động
    Hãy như luồng gió, không dính mắc trong màn lưới
    Hãy như hoa sen, từ bùn nhơ nớc đục mọc lên, nhưng không bị bùn nhơ nước đục ô nhiễm..
    Hãy vững bước một mình, như con tê giác".
    Lad chúa sơn lâm, sư tử không sợ hãi run rẩy, hay giật mình khi nghe tiếng gầm thét của các loài thú khác. Trên thế gian này, chúng ta có thể nghe thuật lại những câu chuyên trái tai bất lợi, những lời buộc tội giả mạo, những tiếng vu oan phỉ báng đê hèn, vì miệng ruồi lưỡi rắn không thiếu chi. Như sư tử, ta không cần đề ý đến. Như một loại khí giới của ngườui Úc, khi được tung ra nó bay tớưi đánh vào mục tiêu rồi lộn trở về tay người ném, cũng như vậy, những lời rêu rao xấu xa đê tiện sẽ chấm dứt tại nơi nó bắt đầu phát ra.
    Mặc chó sủa, đoàn lữ hành vẫn tiếp bước.
    Chúng ta phải cố gắng sống như hoa sen, một đời trong sạch và cao quí, không màng đến bùn nhơ mà người khác có thể ném vào ta.
    Ta sẵn sàng đón nhận bùn nhơ mà người ta có thể ném vào mình, thay vì mong đợi những đoá hoa hồng mà người ta có thể tặng. Ta sẽ không thất vọng. Mặc dù khó, chúng ta phải cố gắng trau dồi hạnh dứt bỏ, khước từ, không luyến ái. Chúng ta hãy ở đây một mình, một thân. Một thân một mình chúng ta sẽ ra đi. Trong thế gian này, không luyến ái là hạnh phúc.
    Khổng để ý đến nọc độc của lưỡi rắn miệng ruồi. Đơn độc một mình, chúng ta hãy ra đi đó đây, tận lực phục vụ và tạo an lành cho kẻ khác.
    Âu cũng lạ rằng các bậc vĩ nhân thường bị vu oan, phỉ báng, đầu độc, treo lên thánh giá, hay bị bắn chết. Ông Socrates vĩ đại bị đầu độc, Đức Chúa Jesus cao quí bị treo lên thánh giá. Đức thánh Gandhi bất bạo động bị bắn chết.
    Vậy, phải chăng tốt quá cũng nguy hiểm ?!!
    Đúng , khi còn sống các vị ấy bị chỉ trích tấn công và bị sát hại. Sau khi chết, các Ngài được tôn sùng và kính mộ như các bậc Thánh.
    Các bậc vĩ nhân vẫn bình thản khi được khen cũng như lúc bị chê. Các Ngài không để tinh thần suy sụp khi bị chỉ trích hay vu oan, bởi vì các Ngài không chay theo thanh danh. Người ta có biết được việc làm của mình không, các Ngài không để ý. Các Ngài làm việc và phục vụ, không màng đến thụ hưởng.
  7. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    BÁT PHÁP THẾ GIAN
    (tiếp theo)
    CA TỤNG & KHIỂN TRÁCH
    Được ca tụng và khiển trách là hai cảnh thăng trầm khác hằng ảnh hưởng đến nhân loại. Lẽ dĩ nhiên, khi được ca tụng thì người ta "nở mày nở mặt", hân hoan thỏa mãn. Lúc bị khiển trách thì tinh thần uy sụp.
    Giữa những lời ca tụng hay khiển trách, Đức Phật dạy rằng : người thiện trí không thỏa mãn hay buồn rầu, mà tựa hồ như tảng đá vững chắc, không lay chuyển dưới phong ba bão táp của cuộc đời.
    Nếu ta xứng đáng, những lời khen tặng thật là êm tai. Nhưng nếu ta không xứng đáng - như trường hợp có người nịnh bợ - thì những lời ấy dù có êm tai đến mấy cũng làm cho ta thất vọng, và có hại cho ta (1). Dù sao, đó cũng là những tiếng động, những âm thanh, không đem lại hậu quả nào nếu nó không lọt được vào tai ta.
    Đứng về phương diện thế gian, lời ca tụng có thể đi rất xa.(2) Một tiếng khen tặng nhẹ nhàng đúng lúc, có thể giúp ta dễ dàng thu được những điều mình mong muốn. Một câu giới thiệu xứng đáng đủ làm cho toàn thể cử tọa chăm chú lắng nghe diễn giả. Nếu diễn giả có lời khen tặng cử tọa, ắt sẽ được chú ý. Trái lại, nếu diễn giả bắt đầu bằng những lời chỉ trích hay khiển trách, thái độ đáp ứng của người nghe ắt không thuận lợi.
    Người đã thuần thục không tin những lời nịnh bợ, càng không muốn được nịnh bợ. Khi khen tặng ai xứng đáng, người thuần thục thành thật khen tặng, mà không có ẩn ý ganh tỵ. Khi khiển trách, các Ngài khiển trách mà không có ẩn ý khinh khi. Các vị ấy khiển trách vì lòng bi mẫn, muốn cải thiện người lầm đường lạc nẻo.
    Những bậc vĩ nhân được tất cả người lớn kẻ nhỏ hết lòng khen tặng, nhưng họ thản nhiên không hề xao động.
    Nhiều người thân cận với Đức Phật thường ca ngợi phẩm hạnh của Ngài, mỗi người một cách. Upàll, một nhà triệu phú mới qui y với Đức Phật kể ra hàng trăm đức thiện tính của Ngài. Chín hồng danh của Đức Phật mà thời bấy giờ người ta thường nhắc nhở, đến nay hàng tín đồ Phật giáo vẫn còn đọc lên như kinh Nhật tụng, và mỗi lần kể đến các phẩm hạnh cao quí ấy, chúng ta lại nhìn lên pho tượng trầm mặc tự tại với tất cả tấm lòng kính mộ. Chín hồng danh ấy còn là đề mục hành thiền cho những người có tâm nhiệt thành, và vẫn còn là nguồn gợi cảm lớn lao cho những ai coi mình là Phật tử.
    Còn khiển trách thì sao ?
    Đức Phật dạy rằng : "Người nói nhiều bị khiển trách, người nói ít cũng bị khiển trách, người lặng thinh cũng bị khiển trách. Trên thế gian này không ai tránh khỏi bị khiển trách".
    Hình như khiển trách là di sản chung của nhân loại. "Người thế gian phần đông vô kỷ luật", Đức Phật ghi nhận vậy và dạy tiếp : "như voi chiến ở trận địa, hứng lãnh hòn tên mũi đạn từ mọi hướng dồn dập bủa đến, cũng như vậy, Như Lai hứng chịu mọi nguyền rủa của thế gian".
    Kẻ si mê lầm lạc chỉ đi tìm cái xấu, cái dở của người khác để chỉ trích mà không muốn tìm cái tốt cái đẹp của ai.
    Ngoại trừ Đức Phật, không ai 100% tốt, cũng không ai xâu hoàn toàn. Trong con người tốt nhất giữa chúng ta, cung có một phần nhỏ hư hỏng, trong con người xấu xa tồi tệ nhất cũng có điểm tốt đẹp.
    "Người biết câm lặng như cái mõ vỡ khi bị tấn công, nguyền rủa, chưởi mắng; người ấy - Đức Phật dạy - đã đứng trước Niết bàn, mặc dù chưa đắc quả Niết bàn".
    Ta có thể phục vụ nhân loại với tấm lòng cao cả nhất. Nhưng người thế gian thường hiểu lầm và gán cho ta những mục tiêu, những ý tưởng mà ta không bao giờ mơ đến.
    Ta có thể tận lực phục vụ và giúp đỡ một người bạn trong cơn nguy ngập. Lắm khi, muốn được việc, ta phải vay nợ hay bán cả đồ đạc, nhà cửa. Nhưng về sau, thế gian mê lầm này hư hỏng đến nỗi chính người được phục vụ và giúp đỡ kia trở lại phủ nhận lòng tốt của ta, phiền trách ta, nói xấu ta, bôi bẩn ta, và sẽ thỏa mãn khi thấy ta suy sụp.
    Trong Túc Sinh truyện, có tích một nhạc sỹ tên là Cuttila hết lòng truyền dạy cho các đệ tử và không bao giờ dấu diếm điều gì. Tuy nhiên, có một người học trò vô ơn bạc nghĩa cố tình làm mọi cách để tranh giành ảnh hưởng của thầy. Về sau chính anh ta là người bị thất bại
    Đề bà Đạt đa (Devadatta) vừa là em họ vừa là đệ tử của Đức Phật và đã có phát triển thần thông; không những cố gắng làm mất thanh danh của Đức Phật, mà còn mưu toan sát hại Ngài bằng cách lăn đá từ đỉnh núi cao xuống trong khi Ngài ngồi tham thiền dưới chân núi.
    Một lần nọ, có một người bà-la-môn cung thỉnh Đức Phật về nhà trai tăng. Theo lời thỉnh cầu, Đức Phật đến. Nhưng, thay vì tiếp đón phải lẽ, người bà-la-môn đó lại tuôn ra những lời lẽ thô kệch và nhơ nhuốc vô cùng. Đức Phật lễ độ hỏi thăm :
    - Này ông bà-la-môn, có khi nào khách đến nhà ông không ?
    - Có chứ ! Người bà-la-môn trả lời.
    - Khi khách đến nhà thì ông làm gì ?
    - Tôi sẽ dọn một bữa cơm thịnh soạn để đãi khách.
    - Tốt lắm, này ông bà-la-môn, hôm nay ông mời Như Lai đến nhà để trai tăng cúng dường và ông đã khoản đãi Như Lai bằng những lời chửi mắng thậm tệ. Như Lai không nhận, xin ông vui lòng lấy trở lại.
    Đức Phật không giận, không trả thù, nhưng Ngài lễ độ trao trả lại người bà-la-môn những gì mà người này đã "khoản đãi" Ngài.
    Không nên trả thù, không nên báo oán. Đức Phật khuyên dạy như vậy. Hận thù sẽ phải đối diện với với hận thù. Báo oán rửa thù không bao giờ đưa đến hòa bình và an tịnh. Sức mạnh chắc chắn phải đương đầu với sức mạnh. Bom đạn sẽ gặp bom đạn; "Sân hận không bao giờ dập tắt được sân hận. Chỉ có "từ tâm" mới diệt được lòng sân hận". Đó là giáo từ của đức Phật.
    Không có vị giáo chủ nào được ca tụng và tôn sùng như Đức Phật. Tuy nhiên, Ngài cũng là vị giáo chủ bị chỉ trích, bị khiển trách và bị sỉ vả nhiều nhất. Đó là số phận của các bậc vĩ nhân.
    Trong đám đông, một thiếu phụ tên là Cincã giả làm ngưốic mang. vu oan cho Đức Phật. Với gương mặt từ bi, Ngài nhẫn nại chịu đựng những lời nguyền rủa; và hạnh trong sạch của Ngài được chứng minh tỏ rõ.
    Như đã nói ở trên, Đức Phật còn bị vu cáo là sát hại một thiế phụ với sự đồng lõa của các đệ tử của Ngài.
    Một lần kia, những người kkác đạo chỉ trích Ngài và các môn đệ với lời lẽ nặng nề đến nỗi Đại đức Ananda xin Ngài rời bỏ nơi đó để qua một làng khác.
    - Ananda, nếu những người ở làng kia cũng chưởi mắng chúng ta nữa thì sao ?
    - Kính bạch Đức Thế ton, chúng ta sẽ đi sang một làng khác nữa !
    - Này Ananda, nếu làm như thế, toàn thể lãnh thổ xứ Ấn-độ này sẽ không có đủ chỗ cho chúng ta. Hãy nhẫn nại, những lời nguyền rủa tự nhiên sẽ chấm dứt.
    Một bà thứ phi của một ông vua nọ tên là Magandijã, có nuôi mối hận thù với Đức Phật vì ngài không tôn vinh sắc đẹp mĩ miều của bà ta khi - vì không biết - trước đó cha bà muốn gả bà làm vợ Đức Phật. Đến khi Đức Phật đi ngang qua quốc gia bà đang ở, Magandijã đã thuê những người say rượu công khai chưởi mắng Đức Phật vô cùng nặng nề thậm tệ. Với tâm xả hoàn toàn Đức Phật chịu đựng tất cả. Nhưng Magandijã đã phải chịu đau khổ về hành động sai lầm của bà.
    Bị nguyền rủa, bị chưởi mắng là chuyện bình thường. Càng hoạt động, càng phục vụ, con người càng trở nên vĩ đại hơn và càng phải chịu đựng sỉ nhục nhiều hơn.
    Đức Chúa Jésu Kirixito bị nguyền rủa, bị sỉ nhục, và bị đóng đinh lên thánh giá. Socrates bị chín vợ ông chưởi mắng. Mỗi khi ra ngoài để phục vụ nhân dân, Socratés thường bị bà vợ tâm tính hẹp hòi của ông rầy rà la mắng. Một ngày kia, bà Socrates lâm bịnh nên không thể thực hành "công tác" rầy la thường lệ. Hôm đó, ông Socrates ra đường với vẻ mặt buồn rầu. Bạn bè hỏi thăm vì sao, ông giải thích rằng vì bà vợ đang ốm nên hôm nay không rầy la ông.
    - Sao lạ vậy ? Ông phải vui vẻ mới đúng lẽ chứ. Không bị rầy rà, tại sao ông lại buồn ?!!
    - Không phải, khi bị rầy rà, tôi được cso cơ hội thực hành phép nhẫn nại. hôm nay mất một cơ hội, vì lẽ ấy mà tôi buồn !
  8. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    BÁT PHÁP THẾ GIAN
    (tiếp theo)
    HẠNH PHÚC & ĐAU KHỔ
    Hạnh phúc (sukha) và đau khổ (dukkha) là cặp phạm trù thăng trầm cuối cùng. Nó cũng là yếu tố có nhiều năng lực nhất, ảnh hưởng đến đời sống nhân loại.
    Cái gì làm được có kết quả tốt là hạnh phúc, cái gì khói chịu đựng là đau khổ.
    Thông thường, thỏa mãn điều mong ước là hạnh phúc. Nhưng, không quá trễ hơn ngay lúc ta vừa đạt được điều mong mỏi ấy, ta lại ước mong ngay một loại hạnh phúc khác. Túi tham thật không đáy. Kẻ tham không bao giờ hoàn toàn thỏa mãn, không bao giờ cho là đã đầy đủ.
    Đối với hạng thường nhân, hưởng thụ những lạc thú của nhục dục ngũ trần là hạnh phúc duy nhất và cao cả nhất. Trong lúc mơ ước, trong lúc thụ hưởng, và khi hồi tưởng lại các khoái lạc mà người thiên về vật chất rất ưa thích ấy, chắc chắn có hạnh phúc cấp thời. Nhưng quả thật là ngắn ngủi và hão huyền.
    Tài sản vật chất có thể cho ta thực sự không ? Nếu có, các nhà triệu phú hẳn không bao giờ nghĩ đến chuyện quyên sinh ! Trong một quốc gia nọ mà tiên sbộ vật chất đã đến mức tuyệt đỉnh, có khoảng 10% dân số mắc phải chứng streets. Tại sao vậy ? Tài sản và sự nghiệp có đủ đem lại hạnh phúc thật sự không ?
    Cầm quyền cai trị toàn bộ thế gian có phải là hạnh phúc thực sự không ? Alexander Đại đế, người đã rầm rộ kéo quân vào Ấn-độ một cách hùng dũng và vẻ vang, người đã chinh phục tất cả các lãnh thổ trên đường đi của mình, người ấy đã sầu bi mà than rằng không tìm đâu ra quốc gia nào khác để mà chinh phục.
    Các vị đế vương, các vị vua đang còn khoác áo đội mũ, các vị ấy có luôn luôn hạnh phúc không ? Đời sống của các nhà chính trị và các nhà lãnh đạo quốc gia thường bị các phe đối lập lăm le hăm dọa. Cái chết thê thảm của Mahatma Gandhi và Tổng thống J.F. Kennedy là một vài trường hợp điển hình.
    Chân hạnh phúc đang nằm bên trong chúng ta và không thể định nghĩa bằng vài danh từ như tài sản, quyền lực, danh vọng hay chinh phục xâm lăng. Nếu những tư hữu trần tục kia được thu đoạt bằng bạo lực bằng một phương tiện bất công nào khác, hoặc giả, được nhìn bằng cặp mắt trìu mến hay tham lam; thì nó sẽ là nguồn đau khổ và sầu muộn cho chính người làm chủ nó.
    Cái gì là hạnh phúc cho người này có thể không phải là hạnh phúc cho người kia. Có thể cái gì đó là đồ ăn thức uống cho loài này lại là chất độc cho loài khác.
    Đức Phật liệt kê ra bốn loại hạnh phúc cho người tại gia cư sĩ :
    - Nguồn hạnh phúc đầu tiên là loại được có tư hữu (Atthisukha) như sức khỏe, sự trường thọ, sắc đẹp, sự vui vẻ, sự mạnh mẽ, công danh sự nghiệp, con đàn cháu đống và tài sản,...
    - Nguồn hạnh phúc thứ nhì là sự thụ hưởng những tư hữu đó (Bhogasukha). Thông thường, ai cũng muốn thụ hưởng, ai cũng ưa vui thích. Đức Phật không bao giờ khuyên tất cả mọi người khước từ hạnh phúc trần gian, mà rút vào sống ẩn dật chốn rừng sâu vắng vẻ (1).
    Thụ hưởng tài sản không phải là chỉ chi dùng nó riêng cho mình mà phải bố thí để tạo ra an lành cho người khác (2). Cái gì mà ta ăn chỉ tồn tại nhất thời. Cái gì mà ta tích trữ, ta sẽ bỏ lại ra đi. Nhưng những cái gì mà ta cho đi sẽ trở lại với ta. Những "thiện hành" (3) mà ta làm với tư hữu trần tục sẽ tồn tại lâu dài, khổng thể mất.
    - Không nợ nần (Anansukha) là nguồn hạnh phúc khác. Nếu biết tri túc, biết an phận những những gì đã có, và nếu ăn ở cần kiệm ta sẽ không nợ nần với ai (4). Người mang nợ luôn sống trong trạng thái lo âu nơm nớp, căng thẳng tinh thần. Nếu không nợ nần, mặc dù nghèo, ta vẫn thoải mái và tinh thần thảnh thơi (5).
    - Nếp sống trong sạch (Anavajjasukha - Hạnh phúc không bị khiển trách) là nguồn hạnh phúc cao thượng nhất của người cư sĩ. Người trong sạch là nguồn phúc báu cho mình và cho kẻ khác. Người trong sạch được tất cả khâm phục và cảm nghĩ hạnh phúc, vì năm trong phạm vi ảnh hưởng của của những rung động an lành mà nhiều người khác gởi đến cho mình. Tuy nhiên, ta phải ghi nhận rằng rất khó, vô cùng khó mà được tất cả mọi người khâm phục. Người có tâm tính cao quí chỉ biết giữ mình trong sạch và thản nhiên trước dư luận.
    Phần đông nhân loại thỏa mãn trong sự hưởng thụ lạc thú của đời sống. nhưng cũng có một số rất ít người thỏa mãn trong sự khước từ các lạc thú ấy. Không luyến ái, hay vượt lên trên mọi khoái lạc vật chất là hạnh phúc đối với người đạo đức tu hành đến đại ngộ. Hạnh phúc Niết bàn - trạng thái thoát ra khỏi mọi đau khổ - là hình thức hạnh phúc tối thượng.
    Chúng ta vui vẻ đón mừng hạnh phúc, nhưng đau khổ thì không được niềm nở tiếp nhận. Đau đớn hay khổ não đến với ta dưới nhiều hình thức. Chúng ta đau khổ khi phải chịu sự già lão bệnh tật, đó là lẽ tự nhiên. Ta phải bình thản chịu đựng những nỗi khổ của tuổi già.
    Càng đau khổ hơn cái chết là bệnh hoạn. Và nếu là một chứng bệnh trầm kha, làm đau nhức lâu ngày ta cảm thấy thà chết đi còn hơn. Chỉ một cái răng đau hay một lúc nhức đầu, đôi khi cũng làm ta vô cùng khó chịu.
    Khi lâm bệnh, chúng ta không nên lo sợ mà phải cố gắng chịu đựng. Đúng vậy, ta phải tự an ủi rằng chúng ta không phải mang một chứng bệnh khác còn thống khổ hơn chứng bệnh mà ta đã mắc.
    Lắm khi ta phải xa lìa thân bằng quyến thuộc. Cảnh biệt ly vô cùng đau khổ. Chúng ta phải nhận định rằng mọi sự kết hợp đều phải chấm dứt trong cảnh biệt ly. Đây là cơ hội quí báu để ta thực hành tâm xả.
    Một việc thường xảy ra hơn, đó là ta phải kết hợp với người mà mình không ưa thích, phải sống chung với người mà ta ghét bỏ. Khi đó ta phải cố gắng chịu đựng, và nghĩ rằng đó là phải gặt hái một quả xấu nào đó mà chính ta đã tạo ra trong quá khứ, hoặc trong hiện tại. Ta phải cố gắng tự tạo cho mình nếp sống dễ dàng thích hợp với hoàn cảnh mới, và bằng cách này hay cách khác, chúng ta phải cố gắng vượt qua mọi trở ngại.
    Chí đến Đức Phật, một người toàn hảo, đã tận diệt mọi ô nhiễm, còn phải chịu đau đớn về bệnh tật hay tai nạn.
    Đức Phật nhiều lần bị nhức đầu, Chứng kiết lỵ cuối cùng làm cho Ngài đau đớn không kể xiết. Devadatta lăn đá gây cho Ngài một vết thương ở chân phải mổ. Lắm khi Ngài phải nhịn đói, và có khi phải ăn thức ăn dành cho ngựa. Một lần kia, do các đệ tử không vâng lời, Ngài đã vào rừng ở 3 tháng. Giữa rừng sâu Ngài phải nằm trên một lớp lá trải trên mặt đất gồ ghề thô cứng, và phải đối phhó với những cơn gió lạnh buốt xương.
    Trên bước đường thênh thang trong vòng luân hồi, chết là nỗi ưu phiền trọng đại nhất mà con người phải đối phó. Đôi khi cái chết không đến một cách đơn lẻ cho một người thân, mà trùng hợp cho nhiều người thân một lúc.
    Bà Patacără mất một lúc bao nhiêu người thân thuộc : cha mẹ, chồng, anh, và hai con. Bà trở nên loạn trí, Đức Phật đã khuyên giải và quan ủi bà. Bà Kisa Gotami mất người con thân yêu duy nhất. Tay bồng con, bà chạy đi tìm thuốc chữa trị và đến cầu cứu Đức Phật.
    - Được, con có thể tìm ra vài hạt cải không ?
    - Bạch Đức Thế tôn, con sẽ tìm ra hạt cải, chắc như vậy.
    - Nhưng những hạt cải này phải lấy trong nhà nào không có ai chết !
    Hạt cải thì có, nhưng bà không tìm ra nơi nào mà thần chết chưa hề đến viếng. Bà Kisa Gotami tỉnh ngộ và nhận thức được bản chất của đời sống.
    Một lần nọ, có một bà kia được hỏi tại sao không khóc cái chết thê thảm của người con. Bà trả lời :
    - Không ai mời mọc, nó đến. Không cho ai hay, nó đi. Đến thế nào nó ra đi cũng thế. Tại sao ta phải khóc ? Khóc có ích gì ?(6)
    Từ cành cây, có nhiều trái rơi rụng - trái non có, trái già có, trái chín có - cũng như vậy, chúng ta có thể chết lúc sơ sinh, lúc thiếu thời, khi tráng niên hay khi niên cao tuổi lớn.
    Mặt trời mọc ở đằng đông để lặn ở đằng tây, hoa nở tốt tươi vào buổi sáng để rồi úa tàn vào chiều tà. Cái chết không thể tránh, nó đến với tất cả mọi người, không trừ ai. Và ta bình thản đối phó với nó !
    Cũng như mặt đất, ta có thể vứt xả bất cứ vật gì, dù chua, dù ngọt, dù sạch, dù bẩn, đất vẫn thản nhiên một mực trơ trơ, không giận không thương !
    Vậy, cũng như thế, trong hạnh phúc, trong phiền não, lúc thăng, lúc trầm ta phải giữ "tâm như đất". Đức Phật đã dạy như thế !
    Trước những cảnh "được và thua", "danh thơm và tiếng xấu", "ca tụng và khiển trách" "hạnh phúc hay đau khổ", chúng ta hãy giữ tâm bình lặng !
  9. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    Giáo khoa : mắt và máy ảnh
    ________________________________________
    1- Máy ảnh
    a) Định nghĩa : Máy ảnh là một dụng cụ quang học dùng để thu được một ảnh thật của vật cần chụp trên một phim ảnh.

    b) Cách điều chỉnh máy :
    Điều chỉnh khoảng cách d?T từ vật kính đến phim bằng cách di chuyển vật kính đồng thời chọn thời gian chụp và độ mở của cửa sập cho thích hợp.
    2- Mắt
    ? Về phương diện quang học, mắt là một thấu kính hội tụ có tiêu cự thay đổi được (thủy tinh thể) và một màn ảnh cố định (võng mạc).
    ? Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc không đổi. (d?T = OV = const)

    a) Điểm cực cận và điểm cực viễn :
    ? Điểm cực cận : là điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà khi đặt vật tại đó mắt còn nhìn rõ vật. (OCc = Đ gọi là khoảng nhìn rõ ngắn nhất).
    ? Điểm cực viễn : là điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà khi đặt vật tại đó mắt còn nhìn rõ vật.
    ? Giới hạn nhìn rõ : Khoảng cách từ Cc đến Cv.
    CcCv = OCv - OCc

    ? Mắt chỉ nhìn rõ được vật khi vật nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt :
    OCc ? d ? OCv .
    ? Lúc đó ảnh của vật hiện lên võng mạc và ngược chiều với vật.

    b) Sự điều tiết của mắt :
    là sự thay đổi độ cong của thủy tinh thể để làm cho ảnh của vật cần quan sát hiện rõ nét trên võng mạc.
    ? Khi vật nằm ở Cc, thủy tinh thể phồng lên, độ tụ của mắt lớn nhất:

    ? Khi vật nằm ở Cv, thủy tinh thể dẹt lại, độ tụ của mắt nhỏ nhất:

    ? Độ biến thiên độ tụ của mắt :

    3- Các tật của mắt
    a) Mắt cận thị

    ? Khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt nằm trước võng mạc (fmax < OV)
    ? Điểm cực cận Cc ở rất gần mắt.
    ? Điểm cực viễn Cv cách mắt một khoảng không lớn nên mắt cận thị không nhìn rõ những vật ở xa.
    ? Cách sửa: Phải đeo kính phân kỳ sao cho vật ở vô cực cho ảnh ảo ở điểm cực viễn của mắt.
    ? Tiêu cự của kính phải đeo là : f = - OCv. ( kính đeo sát mắt )
    b) Mắt viễn thị

    ? Khi không điều tiết, tiêu điểm của mắt nằm sau võng mạc (fmax > OV)
    ? Điểm cực cận Cc ở xa hơn mắt bình thường.
    ? Khi nhìn vật ở xa vô cực mắt vẫn phải điều tiết.
    ? Cách sửa: Phải đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp để mắt nhìn rõ các vật ở gần như mắt bình thường.
    ---------------------------------
  10. trietgia2006

    trietgia2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/11/2006
    Bài viết:
    1.052
    Đã được thích:
    0
    1. Một người cận thị phải đeo sát mắt một kính độ tụ -2 điôp để nhìn rõ các vật nằm cách mắt từ 20cm đến vô cực. Độ biến thiên độ tụ của mắt là :

    A. "D = 0,05điôp.

    B. "D = 4điôp.

    C. "D = 0,04điôp.

    D. "D = 5điôp.
    2. Một người mắt tốt, khi quan sát một vật ở trạng thái không điều tiết thì độ tụ của thủy tinh thể là 40 điôp. Khoảng cách từ quang tâm mắt đến võng mạc là :

    A. 2,5cm.

    B. 1,5cm.

    C. 2cm.

    D. 2,2cm.
    3. Một người phải đeo sát mắt một kính phân kỳ có độ tụ 2điôp mới nhìn rõ được các vật nằm cách mắt từ 25 cm đến vô cực. Độ biến thiên độ tụ của thủy tinh thể là :

    A. "D = 0,02điôp

    B. "D = 4điôp.

    C. "D = 2điôp

    D. "D = 0,04điôp
    4. Một người cận thị phải đeo kính sát mắt có độ tụ bằng -2,5 điốp. Khi đó, người ấy nhìn rõ vật gần nhất cách mắt 25cm. Xác định giới hạn nhìn rõ của người ấy khi không đeo kính.

    A. 10cm đến 50cm.

    B. 20cm đến vô cực.

    C. 15,38cm đến 40cm.

    D. 25cm đến vô cực.
    5. Một người viễn thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 40cm.Tính độ tụ của kính mà người ấy sẽ đeo sát mắt để có thể đọc được các dòng chữ nằm cách mắt gần nhất là 25cm.

    A. -1,5điôp.

    B. 2điôp.

    C. 1,5điôp.

    D. -2điôp.
    6. Một người có khoảng nhìn rõ ngắn nhất 25cm, khoảng cách từ quang tâm của mắt đến võng mạc là 2cm. Độ tụ của thủy tinh thể khi mắt điều tiết tối đa là :

    A. 30 điôp.

    B. 45 điôp.

    C. 54 điôp.

    D. 63 điôp.
    7. Một người có khoảng nhìn rõ xa nhất cách mắt 50cm, giới hạn nhìn rõ là 100/3cm. Nếu người đó đeo sát mắt một kính phân kỳ có độ tụ 1 điôp thì sẽ nhìn rõ được các vật nằm trong khoảng nào trước mắt ?

    A. 20cm ? d ? 100cm.

    B. 20cm ? d ? ^z.

    C. 15cm ? d ? 50cm.

    D. 25cm ? d ? ^z.
    8. Một người cận thị lúc về già chỉ nhìn rõ được các vật nằm cách mắt trong khoảng từ 30cm đến 40cm. Để có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà không phải điều tiết thì phải đeo kính có tụ số là bao nhiêu ?

    A. 2 điôp.

    B. 1,5 điôp.

    C. 2,5 điôp.

    D. 4 điôp.
    9. Từ trên máy bay ở độ cao h = 4km muốn chụp ảnh một vùng trên mặt đất với tỉ lệ xích 1:5000 thì phải dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự là bao nhiêu ?

    A. 80cm.

    B. 50cm.

    C. 40cm.

    D. 60cm.
    10. Một người cận thị có khoảng nhìn rõ gần nhất cách mắt 20cm, giới hạn nhìn rõ là 30cm. Khi mắt chuyển từ trạng thái không điều tiết đến trạng thái đìều tiết tối đa thì độ tụ của thủy tinh thể thay đổi một lượng là :

    A. 3 điôp.

    B. 1 điôp.

    C. 2 điôp.

    D. 4 điôp.

Chia sẻ trang này