1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TOPIC HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN: Kêu gọi tham gia cứu trợ bà con vùng lũ Quảng Bình (tr.54)

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi chieclatinhyeu, 30/09/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Siêu bão Cimaron đang hướng thẳng vào biển Đông
    * Sức gió vùng tâm bão giật trên cấp 15
    QĐND - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương vừa cho biết,siêu bão Cimaron (mạnh hơn cả bão số 6) đang hướng thẳng vào biển Đông. Chiều 29-10, vị trí tâm bão Cimaron ở vào khoảng 16,3 độ vĩ bắc; 123,5 độ kinh đông, cách đảo Luzông(Philippin) khoảng 200km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 14, cấp 15 (tức là từ 150 đến 183 km một giờ), giật trên cấp 15.
    Bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20km. Khoảng trưa nay, bão sẽ vượt qua đảo Luzông, suy yếu đi một ít và đi vào Biển Đông. Trong 48 giờ tới, bão có nhiều khả năng di chuyển theo hướng tây.
    Do ảnh hưởng của bão, khu vực phía đông Biển Đông từ hôm nay (30-10) gió bão sẽ mạnh dần lên cấp 8, cấp 9; sau tăng lên cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão cấp 12, cấp 13, giật trên cấp 13. Biển động dữ dội. Đây là một cơn bão rất mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng, hướng di chuyển phức tạp, cần chú ý theo dõi các bản tin dự báo bão tiếp theo.
    Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã có Công điện cảnh báo bão số 64CĐ/PCLBTƯ gửi các Bộ, ngành liên quan và Ban Chỉ huy PCLB và TKCN các tỉnh, thành phố ven biển đề nghị thông báo cho chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển thông tin về cơn bão Cimaron để chủ động phòng, tránh; kiểm tra chặt chẽ và nắm chắc số lượng số lượng tàu, thuyền và số người trên tàu, thuyền đang hoạt động trên biển; chuẩn bị các phương án phòng, tránh và tổ chức trực ban nghiêm túc.
    Phân ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão miền Nam cũng có Công điện cảnh báo bão số 01/PCLBMN gửi Ban chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh Kiên Giang và các ngành liên quan thuộc tỉnh đề nghị tổ chức kiểm tra và triển khai ngay biện pháp gia cố các đoạn đê, kè biển xung yếu để bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và sản xuất của nhân dân; thông báo cho các tàu đang hoạt động đánh bắt ngoài khơi biết thông tin về cơn bão Cimaron để chủ động phòng, tránh.
    Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo PCLB và TKCN Bộ Tham mưu Bộ đội Biên phòng đã có Công điện số 174 chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị Biên phòng tuyến biển từ Thanh Hóa đến Kiên Giang, Hải đoàn Biên phòng 48, 18, 28 trực 24/24 giờ, theo dõi sát diễn biến của bão và phối hợp với chính quyền địa phương, gia đình các chủ tàu để thống kê số lượng tàu và người đang hoạt động đánh bắt ngoài khơi và thông báo cho chủ các tàu này biết thông tin về cơn bão Cimaron để chủ động phòng, tránh.
    Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Cà Mau thông báo và triển khai biện pháp đảm bảo an toàn cho các tàu đang hoạt động ngoài khơi, các công trình trên biển và ven biển, các khu du lịch, khu nuôi trồng thủy hải sản.
    Quỳnh Dương (báo Quân đội nhân dân)
  2. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    ối rời ơi là rời ! iem không đùa đâu nhé - vừa đi Quảng Trị về chưa kịp hoàn hồn
    lần này bão về mà lại cất cánh phát nữa chắc là iem như kiểu xác chết trên cao nguyên mất
  3. benucotrai

    benucotrai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2006
    Bài viết:
    65
    Đã được thích:
    0
    Hic, ông trời ơi ác quá đi mất, Sangxane chưa đủ độ "phê" hay sao mà ông còn thêm nữa hả trời. Cái mảnh đất miền Trung gầy guộc ốm yếu rùi mà cứ bị tra tấn hoài vậy thì tới khi nào mới khá nổi hả trời
  4. chieclatinhyeu

    chieclatinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    2.885
    Đã được thích:
    0
    48 giờ tới tâm bão sẽ vào đảo Hoàng Sa​
    Ở khu vực đảo Hoàng Sa, các tàu thuyền tuyệt đối không vào tránh bão ở Hoàng Sa và hoặc về phía Nam hoặc về phía Bắc vì có thể Hoàng Sa sẽ nằm trong tâm bão đi qua.

    ?oDự báo trong 24 giờ tới, bão sẽ di chuyển theo hướng Tây và sẽ mạnh dần lên cấp 14, 15. Cơ quan khí tượng Bắc Kinh và Nhật Bản dự báo cơn bão sẽ mạnh lên cấp 15. Trong vòng 48 giờ tới, bão sẽ di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, dao động ở vĩ độ 15,5 - 17. Trong 48 giờ tới có khả năng đi vào đảo Hoàng Sa và cường độ của báo sẽ giảm xuống dưới cấp 13?- Ông Thảo cho biết.
    Cũng theo ông Thảo, do áp cao phía Bắc tăng cường trở lại, vùng biển ngoài khơi lạnh đi không đủ khả năng cung cấp năng lượng cho cơn bão duy trì, phát triển nhưng cũng không đủ làm cơn bão tan hẳn nên bão suy yếu xuống cấp 11, 12 ở ngoài khơi vùng biển phía Nam Trung Bộ.
    Dự đoán về độ mạnh của cơn bão khi đi vào khu vực đảo Hoàng Sa và đất liền, ông Thảo khẳng định hiện chưa thể nói chính thức được bão Cimaron đổ bộ vào bờ sẽ mạnh cấp bao nhiêu, nhưng nhiều khả năng tại đảo Hoàng Sa bão mạnh cấp 12.
    Bình thường các cơn bão thường xuất hiện ở Việt Nam từ tháng 7 và kết thúc thường vào tháng 12. Đối với các cơn bão đầu mùa thì bão thường có xu hướng đổ bộ vào miền Bắc và đi qua Nhật, Trung Quốc. Các cơn bão cuối mùa thường đi vào miền Trung và miền Nam. Có thể nói cơn bão số 7, là cơn bão thứ 19 ở khu vực Nam Thái Bình Dương, là cơn bão muộn của năm nay. Dự báo từ nay đến cuối năm sẽ còn nhiều cơn bão khác.
    Ông Thảo cũng cho biết trong công tác dự báo bão hiện nay ở Việt Nam sai số cho phép trong việc xác định tâm báo là 30 km. Đối với dự báo trong 24 giờ thì sai số từ 100 -120 km; 48 giờ là 250 -280 và 72 giờ sai số từ 300 ?" 400 km. Trong công tác dự báo bão hiện nay, Hải quân Mỹ có thể dự báo được những cơn bão trong 96 giờ.

    ?oTừ ngày mai, 31/10, chúng tôi sẽ cho phát tin bão gần. Từ sáng 1/11, chúng tôi sẽ cho phát tin bão khẩn cấp. Nếu có không khí lạnh từ biển vào thì bão sẽ di chuyển về phía Nam theo hướng từ Quảng Trị. Chúng ta chỉ còn 3 ngày để chuẩn bị đón bão?- Ông Thảo nhấn mạnh.
    Nếu không có thay đổi gì lớn về môi trường và hướng di chuyển thì cơn bão số 7 sẽ gây mưa và lũ lớn ở miền Trung, chủ yếu ở khu vực Trung Trung bộ và gây ảnh hưởng cả ở khu vực Nam Trung Bộ.
    ?oNgay hôm nay, do bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam nên tất cả các tàu thuyền tuyệt đối không được ra khơi. Tính từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc, tất cả tàu thuyền nên di chuyển về phía Bắc. Từ vĩ độ 16 trở vào, tầu thuyền nên di chuyển về phía Nam.
    Ở khu vực đảo Hoàng Sa, các tàu thuyền tuyệt đối không vào tránh bão ở Hoàng Sa và hoặc về phía Nam hoặc về phía Bắc vì có thể Hoàng Sa sẽ nằm trong trọng tâm bão đi qua.
    Người dân trong đất liền cũng phải đề phòng mưa lũ lớn, lũ quét và sạt lở. Đối với người dân ở khu vực ven biển miền Trung cần sơ tán, đề phòng gió mạnh, sóng biển và nước dâng. Dự kiến sóng biển vùng tâm bão có thể dâng cao 10 ?" 12m, đập liên tục vào bờ gây ảnh hưởng tới các công trình lớn?- Ông Thảo cảnh báo.
    Cũng theo ông Thảo với những cơn bão mạnh từ cấp 12 trở lên, hiện không có phương tiện nào có thể đo đạc được một cách chuẩn mực mà chủ yếu dựa vào ảnh mây vệ tinh, từ đó tính toán và xác định các thông số về cơn bão. Tuy nhiên việc này có thể chênh lệch, sai số.
    Trước đây, do thói quen coi một cơn bão cấp 12 là cơn bão cực mạnh và nguy hiểm, hơn nữa do máy móc đo đạc còn hạn chế, nên công tác dự báo bão của Việt Nam mới chỉ dừng ở cấp 12, những cơn bão mạnh hơn đều thông báo là mạnh trên cấp 12.
    Ở Việt Nam hiện nay chỉ có một số ít máy móc đo được sức bão trên cấp 12. Tuy nhiên, do yêu cầu mở rộng thông tin, đòi hỏi phải có những vấn đề so sánh tương quan, chúng tôi phải công bố cấp 13 trở lên và trong thời gian tới sẽ nâng cấp, cải tiến thiết bị tốt hơn cho những cơn bão mạnh trên cấp 12.
    ?oThời gian tới chúng tôi sẽ nhập các thiết bị mới cho một số để có khả năng đo được những cơn bão ở mức lớn hơn cấp 12 hiện đang được sử dụng tại hơn 100 trạm quan trắc ở Việt Nam?- Ông Thảo cho biết.
    Phạm Tuyên
    Hồi 16 giờ chiều nay (30/10), vị trí tâm bão số 7 ở vào khoảng 17,0 độ vĩ bắc; 118,7 độ kinh đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 13, cấp 14 (tức là từ 134 đến 166 km một giờ), giật trên cấp 14.
    Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km và có khả năng mạnh thêm (16 giờ chiều ngày 31/10 bão có vị trí ở vào khoảng 17,0 độ vĩ bắc; 115,5 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 390km về phía đông). Vùng gió mạnh từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 - 300km tính từ tâm bão; từ cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 100 - 150km tính từ tâm bão.
    Trong 24 đến 48 giờ tới, bão số 7 sẽ di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 10 đến 15km (16 giờ chiều ngày 1/11 bão có vị trí ở vào khoảng 16,9 độ vĩ bắc; 113,2 độ kinh đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 120km về phía đông). Vùng gió mạnh từ cấp 6 trở lên có bán kính khoảng 250 - 300km tính từ tâm bão; cấp 10 trở lên có bán kính khoảng 100km tính từ tâm bão.
    Do ảnh hưởng của bão, khu vực bắc và giữa Biển Đông có gió bão mạnh cấp 10, cấp 11, vùng gần tâm bão cấp 13, cấp 14, giật trên cấp 14, sóng biển cao từ 10 đến 12 mét. Biển động dữ dội. Đề nghị tầu thuyền hoạt động trên khu vực bắc và giữa Biển Đông khẩn trương tìm nơi tránh bão theo sự chỉ đạo và hướng dẫn của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương và Bộ Thủy sản.
    Đây là một cơn bão rất mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng và diễn biến phức tạp, cần chú ý theo dõi các bản tin dự báo bão tiếp theo.
    Nguồn : TT dự báo KTTV TƯ








  5. hacthanthien

    hacthanthien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Sáng nay đọc tin tức mà ứa nước mắt, đợt bão trước đã phải ở lại bệnh viện 2 ngày, chứng kiến không biết bao case tai nạn thương tâm do bão, vừa mệt vì công việc, vừa lo lắng không biết nhà mình ra sao... Đến khi được về nhà thì thấy quang cảnh hoang tàn dổ nát trên đường phố, thấy quê nhà xinh đẹp của mình trở thành một đống bề bộn không biết phải gọi tên là gì...chỉ biết là đau lòng hết sức!!!!.Cái vườn quế yêu dấu của papa, nơi bọn nhóc thường cắm trại vào mùa hè cũng đổ nghiêng ngả, mấy ngôi nhà người quen chỉ còn là gạch vụn...
    ...hôm nay lại phải nghe tin bão đi qua thêm một lần nữa...
  6. motthoang_hn02

    motthoang_hn02 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2005
    Bài viết:
    12.948
    Đã được thích:
    1
    Theo thông tin mới nhất từ hôm qua sau khi họp giao ban triển khai nhiệm vụ phòng chống bão số 7 trong toàn quân thì báo Quân Đội Nhân Dân đã quyết định chỉ thị cho các đơn vị trong toàn quân tạm gác lại nhiệm vụ của mình ở đơn vị để tập trung hết cho đợt bão này(đợt ra quân này sẽ rất nhanh chóng - mạnh mẽ - quyết liệt ) ! Lãnh đạo của toà soạn cũng đã gửi fax và fone cho báo Quân Đội Nhân Dân (chi nhánh phía Nam ),đảo Trường Sa,các binh đoàn............... để cùng triển khai nhiệm vụ trước mắt là kêu gọi tàu thuyền ngoài khơi xa về trú ẩn an toàn,các lực lượng quân y,phòng không không quân,biên phòng................đều đã sẵn sàng thi hành nhiệm vụ khi bão về !Đồng thời Quân Đội ta cũng đã liên hệ với nước bạn như Philipin,Trung Quốc..............để nhận được sự giúp đỡ khi ngư dân của ta không may bị nạn ngoài khơi xa....................
    Nói chung tất cả đã ổn áp hết rùi ! Hạn chế tối đa sự mất mát về người và của trong đợt bão này Vì thế nên mọi người cứ yên tâm nhé ! không phải lo lắng nhiều đâu Cả nước nói chung và Quân Đội nói riêng luôn hướng về miền Trung thân yêu.
    Lạy trời để mình không phải "buộc lòng " đi lấy tin và làm phóng sự 1 lần nữa
  7. remembermuadong

    remembermuadong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/02/2006
    Bài viết:
    274
    Đã được thích:
    0

    Bão, sáng nay cả trung tâm hành chính xúc cát kéo lên chằn chống khu vực trung tâm. Nhìn cảnh lao động mà nao lòng. Nhà mình sẽ sao đây ? Nhiều ánh mắt âu lo nhìn nhau....
    Lần trước còn có 2 dãy nhà phía sau che cho nhà mình, giờ 2 dãy đó sập rồi, nhà mình đưa lưng ra biển vậy ! Mọi người khuyên mình nên di tản, vì nhà gần biển quá. Nghĩ lại trận cuồng phong trước mà lo....
    Mình đã mua nước, đồ hộp, đèn cầy về dự trữ, đành phải thế thôi ! Hy vọng bão suy yếu ! Hy vọng....
  8. XacUopVietNam

    XacUopVietNam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2003
    Bài viết:
    3.501
    Đã được thích:
    0
    Các tỉnh ven biển miền Trung sẽ phải đối mặt với sóng to, gió giật trên cấp 15, đặc biệt là khả năng lũ lớn ngay sau bão.
    hic hic,chẳng lẽ đi cứu trợ lần nữa hả trời
  9. hacthanthien

    hacthanthien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Ngày bão đã cận kề rồi, chắc chắn là sẽ có rất nhiều người gặp nguy hiểm do bão gây ra như lần trước như bị tôn cắt, sập nhà,điện giật.... ,vì vậy HTT post bài sơ cấp cứu nhỏ này với hy vọng mọi người sẽ tìm thấy một chút thông tin hữu ích đó cho bản thân mình cũng như những người xung quanh khi bão đến. Vì thông tin này được viết vội vã và dựa trên trí nhớ nên sẽ có nhiều thiếu sót, mong mọi người thông cảm dùm.Khi nào có thời gian rổi rải hơn,HTT sẽ post lại đàng hoàng,chính xác hơn nếu mọi người có nhu cầu tìm hiểu về sơ cấp cứu.
    Trước hết, khi đứng trước một trường hợp cấp cứu bạn cần phải nhớ:
    - Phải giữ bình tĩnh
    - An toàn cho bản thân mình (vì nếu bạn gặp nguy hiểm, bạn làm sao giúp được người khác)
    - Gọi người trợ giúp.
    MỘT SỐ TÌNH HƯỚNG SẼ GẶP TRONG BÃO:
    I .VẾT THƯƠNG CHẢY MÁU:
    Khi có một vết thương chảy máu (do tôn hay vật sắc nhọn cắt...) bạn nên kịp thời sơ cứu cầm máu trước khi đem nạn nhân đến cơ sở y tế , vì nếu mất một lượng máu lớn như vết thương cắt ngang động mạch sẽ nhanh chóng đẫn đến tử vong trước khi đến được bv.
    - Trước tiên ,bạn nên nâng phần có vết thương đó ( như tay ,chân, đầu...) lên cao ,càng cao càng tốt đối với các trường hợp chảy máu nhiều .
    -- ẤN ĐỘNG MẠCH: Dùng tay ấn vào các điểm động mạch gần nơi chảy máu .(Cái ncuwuwusHTT không vẽ được sơ đồ các điểm động mach nên nếu bạn không biết chúng thì bỏ qua bước này đi )
    - BĂNG ÉP: Dùng khăn, vải sạch ( thậm chí là giấy vệ sinh cũng được,và nếu không có bất cứ thứ gì thì bạn dùng tay ) ấn vào chổ chảy máu, giử chặt. Dùng băng cuộn hay các đoạn vải dài (khăn, quần áo xé ra...) băng ép quanh chổ chảy máu. Nếu máu tiếp tục chảy nhiều thấm ra ngoài băng, bạn đừng tháo băng ra để buộc lại (vì sẽ mất máu nhiều hơn) mà hãy băng ép thêm lên băng cũ hay "néo" chặt hơn , hoặc đặt garo ở bên trên vết thương.
    - ĐẶT GARO: Lưu ý: Phuơng pháp này ít còn được dùng vì đặt garo lâu sẽ làm hoại tử phần tay chân dưới nơi đặt, chỉ dùng trong các trường hợp: chảy máu ồ ạt, nạn nhân ở gần cơ sở y tế (khoảng 15-30 phút di chuyển) hay khi các phương pháp cầm máu khác thất bại .
    Dùng dây vải, dây cao su... buộc chặt gần vị trí chảy máu , chính xác là giữa vị trí chảy máu và tim .Buộc xiết vừa phải và khoãng 15 phút nới lỏng ra một lần (không thì sẽ bị cưa mất cái chân ,cái tay khi đến bv đó!)
    - Cuối cùng, mang nạn nhân đến bv càng sớm càng tốt.
    CÒN TIẾP, HTT PHẢI ĂN TRƯA CÁI ĐÃ, CHÚC MỌI NGƯỜI NGON MIỆNG!
  10. hacthanthien

    hacthanthien Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    II. GÃY XƯƠNG:
    1.Nhận biết gãy xương :
    * Nhận biết gãy xương cũng không khó ( SƯNG NỀ BẦM TÍM, BIẾN DẠNG CHI GÃY, MẤT CỬ ĐỘNG CHI GÃY, ĐAU CHÓI KHI ẤN , LỘ ĐẦU XƯƠNG GÃY RA NGOÀI ...) nhưng nếu bạn không cố định chổ xương gãy mà vội vàng khiêng nan nhân đến bv, vô tình bạn làm tổn thương của họ nặng lên thêm vì chổ xương gãy không được cố định sẽ làm tổn thương thêm các mạch máu ( -----> chảy máu nhiều hơn------> mất máu ) , các dây thần kinh ( -----> đau đớn -------> shock ) ,các cơ xung quanh...
    * LƯU Ý: Bạn không nên:
    - Cố nắn lại chổ xương bị gãy
    - Tìm cách nhét đầu xương lộ ra ngoài vào trong lại.


    2 .Cố định gãy xương ở tay, chân:
    - Dùng 2 nẹp ( gổ, tre hay bất cứ vật thẳng nào) đặt hai bên xương gãy, độ dài từ khớp trên chổ gãy đến khớp dưới chổ gãy và buộc lại bằng băng cuộn, ( hoặc dây vải hay bất cứ loại dây nào, trừ dây thép ) ở các vị trí: hai bên chổ gãy, trên và dưới 2 khớp ở 2 đầu xương gãy )
    - Lót gạc (vải mềm, giấy vệ sinh...)ở các điểm tiếp xúc giữa xương và nẹp (như ở các mắt cá ... )
    - Riêng gãy xương đùi: Đặt một nẹp dài phía ngoài từ nách đến mắt cá ngoài, một nẹp từ bẹn trở xuống mắt cá trong. Buộc lại ở các vị trí: ngang ngực, ngang hông, bẹn, trên đầu gối, dưới đầu gối, cổ chân).Nếu không có nẹp, có thể buộc hai chân lại với nhau để cố định xương gãy rồi chuyển đến bv.( Gãy xương đùi gây mất rất nhiều máu, vì vậy bạn nhất định phải cố định xương gãy trước rồi mới di chuyển nạn nhân đến bv, nếu không cố định được , bạn nên gọi xe cấp cứu)
    - Gãy xương ở cánh tay, cẵng tay: Sau khi cố định bằng nẹp, bạn treo tay vào cổ nạn nhân bằng khăn, vải, dây...
    3.Các trường hợp gãy xương không phải ở tay, chân:
    * Gãy xương cột sống:
    - Nhận biết: nạn nhân sau một chấn thương (do sập nhà, cây đè, ngã từ trên cao...) van đau ở vùng cột sống ( giữa cổ, ngực ,lưng...) , không cử động được phần cơ thể phía dưới cột sống bị tổn thương, mất cảm giác... (ví dụ: gãy cột sống thắt lưng thì 2 chân không cử động được, gãy cột sống cổ thì cả hai tay và hai chân đều mất cử động...)
    - Khi đã nghi ngờ nạn nhân bị tổn thương cột sống, bạn tuyệt đối không tự tiện di chuyển nạn nhân như những trường hợp khác.Giữ nguyên tư thế nạn nhân và gọi xe cấp cứu. Trường hợp phải tự vận chuyển nạn nhân đến bv, bạn phải hết sức nhẹ nhàng đặt nạn nhân nằm ngửa lên cáng cứng ( tấm ván, cửa...) ,dùng vật nặng ( như bao cát nhỏ...) chèn hai bên cổ , thân mình để cơ thể nạn nhân không cử động qua lại trong quá trình di chuyển.
    *Gãy xương sườn:
    - Nhận biết: Gãy xương sườn có khi chỉ đơn giản là sưng nề, đau nhức ở một vị trí cung sườn nào đó, nhưng cũng có khi gãy nhiều chổ tạo thành một mảng sườn di động gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hô hấp của nạn nhân.Trường hợp này được nhận biết khi thấy có một mãng sườn di động ngược hướng với cả ***g ngực ( khi hít vào ***g ngực căng lên thì chổ mảng sườn này lại tụt xuống ) , nạn nhân thở một cách khó nhọc, chãy máu...
    - Cố định: Dùng vải, vật mềm... đặt vào chổ mảng sườn gãy và băng cố định quanh ***g ngực bằng băng thun.( Xin đừng băng chặt quá kẻo con người ta ...hết thở!).

    PS. HTT hông phải là bs khoa Ngoại, bởi vậy kiến thức về lĩnh vực chấn thương này hơi bị hạn chế, cách diễn đạt cũng hơi rắc rối... Nếu có bậc tiền bối nào đọc được, xin vui lòng chỉ giáo thêm chứ đừng...

Chia sẻ trang này