1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TOPIC HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN: Kêu gọi tham gia cứu trợ bà con vùng lũ Quảng Bình (tr.54)

Chủ đề trong 'Đà Nẵng' bởi chieclatinhyeu, 30/09/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. khoaxyhien

    khoaxyhien Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    154
    Lại sắp có bão rồi, nên chăng để dành tiền để cứu trợ cơn bão này hỡi bà con???
  2. ego1210

    ego1210 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Bài viết:
    844
    Đã được thích:
    0
    Ego vừa chuyển vào TK BIDV của chị Lá khoản tiền 200 Bảng Anh do nhóm bạn Ego tại Anh gửi về qua Western Union, nhận về tới TK thì số tiền total là: 5,528,000 VND (sau đúng 1 tháng mới nhận đc, lại bị charge phí đẹp, tỷ giá đổi thấp, comment để lần sau rút kinh nghiệm)
    Chúc mọi người lên đường tiền trạm may mắn và có kết quả
  3. chieclatinhyeu

    chieclatinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    2.885
    Đã được thích:
    0
    Lá đã nhận 5528K từ Ego.
    Mong tin của đội đi tiền trạm :D
  4. CVPH

    CVPH Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    198
    Ngày hôm nay, nhóm tiền trạm đã đi xã Trà Bui - huyện Bắc Trà My - Quảng Nam.
    Hầu hết bà con ở đây là người dân tộc CaDong. Địa bàn xã hiện nay là khu vực tái định cư của Dự án thuỷ điện Sông Tranh.
    Theo anh Xuân - chủ tịch xã - thì thiệt hại của bà con sau bão chủ yếu là hư hỏng nhà cửa, bay mái tôn. Sau bão, Ban Quản lý dự án thuỷ điện Sông Tranh đã tiến hành giúp bà con lợp lại mái nhà, gần như xong hết, chỉ còn lại hai hộ ở thôn 7.
    Khó khăn chủ yếu hiện nay của bà con không phải do bão, mà là do công tác tái định cư. Cũng phải nói một cách khách quan là dân xã còn nghèo, có hộ rất nghèo.
    Tuy nhiên, như đã nói ở trên, là do công tác tái định cư. Hiện tại, người dân rất thiếu đất trồng lúa. Muốn có đất trồng trọt thì phải phá rừng, mà ở đây là rừng phòng hộ, nên không thể. Nhóm tiền trạm cũng đã trao đổi với anh Xuân và những người lãnh đạo xã. Đó là vấn đề căn cơ, lâu dài mà trách nhiệm là của các cơ quan quản lý nhà nước.
    Do khu tái định cư chưa hoàn chỉnh, nên công tác dạy học cũng bị ảnh hưởng theo.
    Một thực tế khác, là các căn nhà tái định cư không phù hợp với tập quán sinh hoạt của bà con, nên hầu hết các hộ gia đình đều làm các căn nhà phụ theo kiểu truyền thống bên cạnh các căn nhà mới để ở.
    Nhóm tiền trạm đã chụp ảnh thực tế tại địa phương, danh sách các hộ bị thiệt hại sau cơn bão.
    Đường vào xã nhiều đoạn rất hẹp, khó đi. Từ thị trấn Trà My lên đến xã Trà Bui khoảng 40 cây số.
    Mọi hình ảnh liên quan đến chuyến đi sẽ do KC post lên.
    Ông KC và SVTT còn nhớ cái chi thì bổ sung dùm tui với.
  5. kiep_song_lac_loai

    kiep_song_lac_loai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/07/2004
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    chúc mừng đội tiền trạm đi về an toàn , chờ xem hình của đoàn
  6. khoaxyhien

    khoaxyhien Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    154
    CVPH đã thông báo khá kỹ về tình hình bà con ở Trà Bui. Nhưng kết luận thì chỉ ngắn gọn thế này : bà con trên đó khó khăn thật, nhưng không phải do bão.
    Hôm đó, con chiến mã của mình chạy hơn 300km. Trong đó hơn 100km là đường đèo và đường sạt lở khó đi. Nhưng phải nói là mình có cảm giác thật đã khi bon bon trên con đường nhỏ chạy ven theo các sườn núi cao chập chùng ở huyện miền núi Quảng Nam ấy. Trải dài trước mắt là dãy núi quanh co và kéo dài hút tầm mắt. Từng cụm nhà của người dân tộc thấp thoáng hiện dần ra trong mây. Sau lưng lại là 1 hot girl. Trong khung cảnh như vậy, lòng mình thấy cực kỳ sảng khoái và thoải mái mặc dù lưng cong đi vì mỏi còn ngón tay thì tê cứng lại vì bám chặt tay ga. Chỉ tiếc một điều là mấy hot boy hot girl dân tộc ở đây toàn chơi "đồ hiệu". Nào là D&G, LV, cá sấu, nào là Yamaha, honda, Suzuky. Nhà cửa thì làm từ gỗ còn trên thì lợp tôn, nhìn không ra cái quái gì cả. Hơi mất hứng tí.
    Bà con ở đây yêu đời và lạc quan. Dấu hiệu của bão chỉ còn đọng lại đôi chút trên nhưng ngôi nhà tốc mái ven đường và những đoạn sạt lở núi. Còn dấu hiệu của sự nghèo khổ là nhưng căn nhà gạch còn mới nhưng nhìn trống vắng đến nghẹn lòng. Nghe a Xuân chủ tịch xã nói bà con vẫn chưa quen sống trong nhà gạch. Vì vậy họ dựng 1 căn nhà tạm ngay bên cạnh khu nhà tái định cư để ở. Mình cũng thấy thế hợp hơn vì ngồi ăn cơm độn khoai sắn trong 1 căn nhà khang trang thì không hợp chút nào.
    Mời mọi người xem hình :
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Căn nhà tái định cư khang trang nhưng trống không.
    [​IMG]
    Nhà người dân dựng tạm để sống bên cạnh nhà TĐC
    [​IMG]
    Cắc cùm cum cắc cum cắc cùm cum giã trấu
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đường sạt lỡ và khó đi
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Những ngôi nhà tốc mái.
    Được khoaxyhien sửa chữa / chuyển vào 10:11 ngày 02/11/2009
  7. chieclatinhyeu

    chieclatinhyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/02/2006
    Bài viết:
    2.885
    Đã được thích:
    0
    Sau buổi OFF tối qua, mọi người đã thống nhất là chúng ta sẽ đi tiền trạm thêm 1 chuyến nữa để tìm hiểu những vùng khác bị thiệt hại nặng mà ít được cứu trợ trong cơn bão số 9 vừa qua ( và khả năng là hậu quả của cơn bão số 11 hiện nay).
    Địa điểm dự kiến: vùng núi Nam Giang- Quảng Nam.
    Thời gian: CN ngày 08/11/2009
    Vậy những mems nào có thể đăng ký tham gia đi tiền trạm thì confirm sớm để chuẩn bị xe cộ nha.
    Thanks
  8. CVPH

    CVPH Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    1.416
    Đã được thích:
    198
    Ngày hôm nay, nhóm tiền trạm đã ngược đường 14B, lên huyện Nam Giang. Nhóm gồm 4 người: Khoaxyhien và một người bạn (nữ), Svtt và CVPH.
    Theo kế hoạch, nhóm sẽ lên Nam Giang, rồi trên đường về sẽ ghé lại các xã Đại Hồng, Đại Lãnh,... của huyện Đại Lộc, nằm dọc sông Vu Gia.
    Buổi sáng, sau khi đến thị trấn Thành Mỹ của huyện Nam Giang, nhóm đã đến thôn Pà Dương thuộc thị trấn. Cùng đi là một người dẫn đường của huyện Nam Giang, làm ở bộ phận chính sách xã hội (CVPH chưa kịp hỏi tên, chắc là KC nắm được). Thôn Pà Dương nằm dọc bờ sông Thanh, là một nhánh hợp thành của sông Vu Gia ở ngã ba sông thuộc xã Đại Sơn.
    Nơi đây, tuy mang tiếng là thuộc thị trấn, nhưng không khác gì một thôn của người dân tộc thiểu số vùng cao. Bà con ở đây là người CơTu. Tại đây, nhóm tiền trạm (NTT) đã gặp được già làng - trưởng thôn tuổi đã cao. Theo lời ông, sau bão số 9 vừa qua, nước lũ sông Thanh tràn ngập khắp thôn. Bà con phải chạy lên núi tránh lũ.
    Người dẫn đường cho biết ngược lên phía thượng nguồn sông Thanh là một nhà máy thuỷ điện. Khi lũ về, nhà máy xả lũ xuống hạ lưu, kết hợp với nước dâng do thuỷ điện A Vương xả lũ ở phía Đại Lộc, đã làm cho nước sông Thanh dâng lên rất cao. Về điều này, NTT xác nhận, vì trên đường vào thôn, vẫn còn nhìn thấy rác trôi theo lũ mắc trên nửa thân cây tre ven đường, nghĩa là trong trận lũ vừa qua, nước ngập lút quá đầu người trên đường vào thôn.
    NTT đã ra tận bờ sông Thanh. Dù lòng sông rất rộng, nhưng nước sông vẫn chảy rất mạnh, chứ không lừ đừ như những con sông ở đồng bằng mùa lũ.
    Đời sống bà con trong thôn, có thể thấy là rất khó khăn. Đa số là nhà vách gỗ, vách tre đan. Chỉ có 2, 3 ngôi nhà diện chính sách được Nhà nước xây là tạm khang trang. Cả thôn hầu như không ai nói tiếng Kinh, ngoại trừ những đứa trẻ được đi học. Nguồn thu chính của bà con là từ công việc làm rẫy. Tuy nhiên, theo quan sát sơ bộ thì với địa hình ở khu vực này, diện tích đất canh tác là không đáng kể.
    Sau khi khảo sát xong địa bàn thôn Pà Dương, NTT quay trở xuống Đại Lộc. Các xã mà NTT đến là Đại Hồng, Đại Lãnh.
    Đây là khu vực nằm ngay bên sông Vu Gia, có thôn nằm ở giữa hai nhánh sông. NTT đã vào nhà một ông lão ở thôn Dục Tịnh, Đại Hồng, dùng máy ảnh chụp ảnh ngôi nhà có ông và KC đứng ở trước hiên để hình dung ra mức độ ngập lụt. (ông lão đã gần 70 tuổi, nhưng tóc còn đen nhiều nên dễ nhầm độ tuổi). Nhìn chung, tuy là địa bàn ngập lụt nặng, nhưng đời sống của người dân không đến nỗi khó khăn như ở Pà Dương. Nhà cửa của bà con đa số là nhà kiên cố, chỉ có một số rất ít nhà gỗ, vách tre.
    Sau đó, ngay giữa buổi trưa, NTT đã đi đò qua xã Đại Lãnh. Đời sống của bà con ở đây cũng tương tự như ở Đại Hồng. Có đường bê tông nối ra đường nhựa chạy xuống khu vực Hà Nha. Đa phần là nhà kiên cố. Có lẽ bà con ở đây cũng đã quá quen thuộc và kinh nghiệm với những trận lũ lụt hằng năm trên sông Vu Gia.
    Nhìn lại những đợt tiền trạm vừa qua, từ Duy Thành, Duy Nghĩa, Duy Hải, Tam Hải đến Trà Bui, Đại Hồng, Đại Lãnh,... thì theo CVPH, Pà Dương - Nam Giang vẫn là nơi khó khăn và thiệt hại hơn cả.
    KC và SVTT bổ sung tiếp nhé! Nhớ post luôn ảnh chụp lên nữa.
    Được cvph sửa chữa / chuyển vào 20:40 ngày 08/11/2009
  9. khoaxyhien

    khoaxyhien Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    154
    Đang chờ hình từ người bạn để đưa lên. Bão qua đi đã lâu, hầu như những hậu quả tàn phá của bão số 9 đã đc người dân khắc phục với sự giúp đỡ của chính quyền địa phương. Dấu vết còn lại của bão là những con đường bùn lầy, những cành cây còn vương rác và thấp thoáng trên khuôn mặt hốc hác của những người dân. Ông già làng 50 năm tuổi đảng nói tiếng kinh vẫn chưa rõ, nhưng mình vẫn hiểu rằng cứu trợ nhận ko đc bao nhiêu, chỉ 1 thùng mì tôm và 20l nước uống. Người dân ở đây vẫn phải bên bờ sông, đào hố lấy nước rồi gạn bùn ra để dùng.
    Túm lại, ở đây hội đủ điều kiện để nhận cứu trợ : bị ảnh hưởng nhiều từ bao số 9 và cực kỳ nghèo.
    Mong mọi người cho ý kiến rồi ra quyết định cuối cùng cho sớm.
  10. vietncs

    vietncs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2009
    Bài viết:
    217
    Đã được thích:
    0
    ... vậy thì Nam Giang thẳng tiến, cho cái ngày sớm sớm để xin nghỉ việc (nếu ko trúng CN).

    CHẠM NGÕ TRÁI TIM, THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI
    " Touching hearts, changing life "
    Được VietNCS sửa chữa / chuyển vào 17:04 ngày 09/11/2009

Chia sẻ trang này