1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic khai phá của CLB Thiên Văn Học - Nơi những thành viên đầu tiên đã thảo luận (Thuộc về lịch sử)

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi Hungln, 16/03/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TEdison

    TEdison Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    982
    Đã được thích:
    0
    Tôi xin được tham gia, hồi "còn trẻ", cũng thích thiên văn học và vũ trụ học, nhưng không có điều kiện về tài tiệu...
    Thấy kiến thức của các bạn rộng quá tôi cũng rất muốn được tham gia học hỏi.
    Xin được góp chút ý kiến với Hungln:
    Theo tôi hiểu thì hiện nay con người có thể thám trắc được khoảng 15 tỷ năm ánh sáng, còn quan trắc thì ít hơn nhiều. Cho đến giờ, hành tinh xa nhất của thái dương hệ là Pluto, rất mờ nhạt vì xa nên còn được gọi là sao Diêm vương (tượng trưng cho thần Hanđet trong thần thoại Hylạp), khoảng cách khoảng hơn 40 đơn vị thiên văn một chút, trong khi đó, sức hút của mặt trời có thể xa đến khoảng 4000 đơn vị thiên văn, vậy có rất nhiều cơ sở để có thể cho rằng còn có nhiều (không phải chỉ một) hành tinh nữa trong hệ mặt trời mà ta chưa quan trắc được.
    Còn về lỗ đen (Black hole), tôi không hiểu sao lại có người gắn lổ đen với những bí ẩn về không gian (shortcut in universe). Khi một ngôi sao (sun)chết đi, nó có thể trở thành nhiều dạng, trong đó có sao lùn (trắng, đỏ, nâu...còn gọi là chắt tinh), các Pulsa, hay nếu lớn hơn thì thành lỗ đen. Nói rõ hơn là khi các phản ứng nhiệt hạch sinh nhiệt do sự phá vỡ hạt nhân làm cho các sao đặc lại (dense) lúc đó hình thành những dạng vật chất cực kỳ đặc, có những Pulsa theo tôi được biết, 1cm3 có thể nặng tới trên 10 tỷ tấn. Khi đó sức hút của nó cực lớn. Ví dụ như ở trái đất, muốn thoát khỏi sức hút của nó, một vật phải có vận tốc di chuyển lớn hơn 10,8km/s, với mặt trời là trên 300km/s (Đây gọi là "tốc độ chạy trốn". Nhưng với những ngôi sao "chết", "tốc độ chạy trốn" lớn hơn 300ngànkm/s thì ngay đến cả ánh sáng cũng không thể thoát được, vì vậy các hạt sáng bay ra rồi lại bị hút trở lại. Khi ánh sáng không thoát ra được thì không ai có thể nhìn thấy, nên nó được gọi là "hố đen", trái ngược còn có "hố trắng", sẽ đề cập sau.
    Người ta có thể dự đoán trong vũ trụ ở một số khu vực có hố đen là nhờ: khi các hành tinh và vật thể khác bị hút vào hố đen với vận tốc cực lớn, chúng tạo ra tia X, nhờ đó có thể đoán biết được vị trí của hố đen.
    Chẳng biết ý kiến của tôi có được ai đồng ý và ủng hộ không? Xin được trao đổi và học hỏi.
    Thân mến
    Edison
    Hạnh phúc là sáng muốn đi làm, chiều muốn về nhà.
  2. Attheng

    Attheng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    sao những người thành viên của thiên văn club chưa có danh hiệu là thiên văn club member ? bác hùng là người sáng lập club lại ko có danh hiệu gì cả trong khi bác crayboy200vn lại co danh hiệu box thien văn ?
    box này đã được thành lập thì hãy ủng hộ club văn minh của tui cho club của tui có box !
    Attheng
  3. legalone

    legalone Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2002
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Vậy là sắp xong rồi phải không các bác?
    Thấy Admin nói là vài giờ nữa (thời điểm là buổi chiều) nhưng bây giờ là gần 10h rồi tôi có thấy gì đâu.
    À mà có bác nào mới vào đó cũng có những kiến thức ác liệt ra phết đấy, xin mời gia nhập với tụi này được chứ?
    Oops
  4. Lord-Voldemort

    Lord-Voldemort Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/05/2001
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Cho em tham gia với
    Name : Khanh
    Nick Lord-Voldemort
  5. Attheng

    Attheng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    ối dào bác legalone nói hơi bị thừa ! các bác của chúng ta chỉ cần ai nói 1chút thôi thì đã ghi tên vào danh sách rùi chứ ko đợi câu nói " cho tui vào club ....." đâu ! hí hí !
    Attheng
  6. legalone

    legalone Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2002
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    Trả lời câu hỏi của Hungln:
    Theo tôi được biết dựa vào chu kỳ quay của sao Thiên Vương mà người ta đã tìm ra Hải Vương và cũng từ HV tìm ra Diêm vương, các nhà khoa học đã nhận thấy rằng quỹ đạo của TV và HV có một sự khác biệt nào đó và khẳng định rằng điều này không thể do sức hút của các hành tinh còn lại mà chắc chắn có một hành tinh nào đó ở phía ngoài quỹ đạo của 2 ht này.
    Tuy nhiên để tìm ra hành tinh thứ 10 thì hiện nay vẫn chỉ là phỏng đoán vì do khoảng cách quá xa (ngay cả đối với Diêm vương hiện nay các nhà khoa học cũng không biết được nhiều vì thời gian phát hiện ra nó mới chỉ được mấy chục năm).
    Oops
  7. legalone

    legalone Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2002
    Bài viết:
    251
    Đã được thích:
    0
    A` quên khi đọc bài của Crazyboy tôi có một thông tin mới.
    Hiện nay, vận tốc lớn nhất đã không phải là ánh sáng nữa rồi. Tôi không nhớ là đã đọc ở đâu nhưng tại một phòng thí nghiệm (hình như Thuỵ Sĩ) các nhà khoa học đã tìm được một vận tốc khủng khiếp nó nhanh gấp 14 lần vận tốc ánh sáng. Hay chưa.
    Nếu người ta tìm ra được vận tốc nhanh hơn tốc độ ánh sáng như vậy thì trong tương lai con người sẽ có khả năng đi ngược thời gian rồi (Anhstanh)
    Oops
  8. Attheng

    Attheng Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/03/2002
    Bài viết:
    482
    Đã được thích:
    0
    răng mà hấp dẫn rứa ? nói tui nghe cái coi !
    Attheng
  9. Hungln

    Hungln Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/02/2002
    Bài viết:
    1.199
    Đã được thích:
    0
    thêm ý của legalone vận tốc đó được tạo ra trong phòng thí nghiệm ở Thuỵ Sỹ năm 1997
    Hùng
  10. MMDS

    MMDS Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2002
    Bài viết:
    141
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn Tedison vì bài viết sắc sảo và nhiều số liệu khá chính sác của bác ! Tôi và bác quen nhau đã lâu vậy mà tôi không thể ngờ bác lại rành về lỗ đen như vậy ( Chắc lỗ trắng cũng thế ) Quả là kiến thức của con người vô "bờ bến" như vũ trụ vậy.
    Tôi cứ băn khoăn không biết " bên kia " black hole sẽ là gì và ở " nơi ấy " thuyết tương đối có được người ta áp dụng để lý giải những hiện tượng vũ trụ hay không? (Tôi cũng không biết nhiều về thuyết này đâu )
    Có người đã đề cập đến "lỗ hổng thời gian" ( The none-time place ), chắc thế. Khi đã vào được khoảng không gian này, chúng ta sẽ không còn khái niệm về thời gian thông thường nữa... Tôi vẫn hay xem trọng sự tưởng tượng của con người. Trong truyện cổ tích thường có những vị thần tiên thoắt ẩn thoắt hiện. Phải chăng họ biết những lối đi tắt trong vũ trụ ? Đa phần trí tưởng tượng của con người đều phải dựa vào một hay nhiều cơ sở nào đó. Điều này còn liên quan đến quá trình tiến hoá của loài người và gien di truyền, xin để bàn ở một CLB khác. Trong khoảng " trời " bí ẩn này màu săc mà chúng ta CẢM NHẬN THẤYsẽ là đen hay trắng. Nếu là màu đen có lẽ chúng ta sẽ " tận mắt nhìn thấy black hole, còn nếu là màu trắng thì ... hì hì hì...

    TriTrungLe

Chia sẻ trang này