1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

topic phê bình những tác phẩm văn học - Báu vật của đời (Mạc Ngôn)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Rosebaby, 10/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    .Tôi tán thành chủ ý của anh Latrung khi thay tên Topic. Dẫu đây là sáng kiến ban đầu của Rosebabi .Cu~ng phải cám ơn đồng chí nhỏ Ro. Cái này đáng bàn lắm, vì nó lạ và thực chất nền văn học của chúng ta đang rất yếu kém mong manh về thể truyện dài hơi này.
    Thay vì mấy thứ vằn vặt đã được thanh minh công khai, đồng chí Ro tiếp tục bắn lên những ý kiến riêng của đồng chí nhé. Nào, ta vào việc đi! Bitte! [/size=5]
    ----------------------------------------------------
    xin lược bỏ một dòng của bác TOAN LI;lý do bác ấy không gửi PM cho tôi ,lại nói chuyện riêng với tôi ở đây.
    Bác Toan Li lười quá ,chuyện anh em mình nói ra đây ,không khéo chủ đề sang hướng khác mất
    Được latrung sửa chữa / chuyển vào 13:33 ngày 12/12/2002
  2. meoxu

    meoxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2001
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy Topic này bắt đầu hay rồi đấy, nếu có ai thắc mắc gì về tác phẩm tôi sẽ hỏi dịch giả giúp cho, vì dịch giả là ... bác tớ mà hề hề
  3. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Không có người hoàn toàn xấu hay tốt - Chỉ có hoàn cảnh sinh hành vi-cao thượng hay thấp hèn- Người!
    Đã rất nhiều năm, không ở riêng đâu, trong sử văn chương, nhất là khối XHCN nhiều tác phẩm văn học chỉ nhìn xã hội theo một góc quy chiếu. Những nhân vật gọi là điển hình, được mô phỏng trong khá nhiều tác phẩm, khi đã bội sinh, trở thành nhàm chán, khô cứng, đôi khi đẹp một cách mĩ miều nhưng bất động như hình nhân bằng giấy, hay ưỡn ẹp hé môi son dạng chân như Manơcanh ở quầy trưng bầy. Trong khi đó, thực tế cuộc sống lại hết sức sinh động và biến hóa vô vàn. Môt người là anh hùng hôm qua ở chiến trận chống lưư manh, coi thường cái chết và hiểm nguy, bỗng chợt biến thành kẻ tòng phạm, tiếp tay cho băng đảng tội ác. Lại, một người bình thường, chẳng tiếng tăm danh vọng, trải qua bao đau đớn thất bại cả tình lẫn đời, trở thành hội tụ của tấm lòng từ thiện, mang tiền nhà ra chia sẻ với đám trẻ bất học mồ côi!
    Thế đấy! Cuộc sống đòi văn học chuyển mình. Nhà văn cất cao giọng thay đổi xiêm y và nội dung trong vở mới.
    Trong Mạc Ngôn, khác với những tác phẩm kinh điển trước ông ở Nga và Trung Quốc, tác phẩm không có chiến tuyến các nhân vật Thiện Ác. Không có chiến tuyến giữa người Tốt và xấu. Hoàn cảnh tao loạn buộc hfanh vi của từng giai đoạn. Nhân vật cứ như cuộc sống vồn vã ngang nhiên Sống và bước vào trang giấy. Có thể như thế mà trong tiểu thuyết này, người ta rất khó dự đoán số phận , tình tiết sau của câu chuyện. Sự biến ảo tới không tường đã làm cho từng kẻ Người hơn và Số phận hơn, câu chuyện hấp đãn lôi kéo đọc tiếp, đọc tiếp cho quên sáng.
    Cũng trong tác phẩm, hoàn cảnh xẩy ra là hoàn cảnh lịch sử của vài chục năm trên một miền của Trung hoa, bởi thế khi các nhân vật được xây dựng như vậy, không chỉ nó chỉ ra đích danh cái tên thực của cuộc sống , mà cũng từ đấy nó phản ánh bộ mặt trái của những biến động mà mỗi khi dấy loạn hay cầm quyền, ai cũng nhân danh công lý. Còn thân phận của từng cá nhân thì như bèo dạt mây trôi, con sâu cái kiến. Sự chết trở nên bình thường trong con mắt sắc lạnh như vô hồn của tác giả.
    Có thể từ dụng ý ấy, khác với cái ta hay bị cảm thụ, hành vi của nhân vật hay diễn biến của sự kiên được Mac Ngôn trần trụi tới sởn tóc gáy. Người ta chôn sống nhau, người ta đấu tố nhau, người ta rủ nhau ******** ở mọi chỗ, có khi chỉ vì một miếng ăn trong cơn đói loạn ở công xã, người ta thiến nhau ?z Thành hoạn quan cuối cùng?o được miêu tả hết sức chi tiết và đầy ấn tượng.
    Phải nói, đây là bút pháp nổi trội và thành công của Mạc Ngôn. Nó làm cho tác phẩm trở nên khách quan và tươi như mới. Cho dầu là đời sống ở Trung hoa vốn chẳng xa lạ lắm với người Việt, nhưng vẫn là một văn hóa khác, dân tộc khác, chiều sâu nội tâm khác, thế mà vẫn làm nhiều người Việt Nam đọc , hioểu , chấn động tới gan ruột..
    Còn nữa - Hoàn Cảnh của nhân vật và đám quần chúng âm binh.
    Xin các bạn lưu ý. Bài tiểu luận này hoàn toàn ngẫu hứng. Chỉ có tính Trao Đổi. Vì thế không tránh khỏi thiếu sót. Mong bạn đọc bổ xung và lượng thứ.
    Được toanli sửa chữa / chuyển vào 15:53 ngày 12/12/2002
  4. Rosebaby

    Rosebaby Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/12/2002
    Bài viết:
    792
    Đã được thích:
    0
    Tôi vô cùng nể phục kho tàng ngôn ngữ tiếng Việt của Trần Đình Hiến. Dịch giả có thể coi là đồng tác giả. Ngoại ngữ giỏi mà tiếng mẹ đẻ không giỏi thì không thể dịch trúng, chuẩn, hay và giầu hình tượng như thế. Báu vật của đời đến với độc giả VN, được độc giả VN đánh giá hay, hay là dở, thì cái công lớn (hay lỗi) đầu tiên là của dịch giả.
    Ngôn ngữ chuẩn xác và giầu sức biểu cảm, không chê vào đâu được, giống như chính dịch giả đang làm chủ toàn bộ cuốn sách, làm chủ đề tài, làm chủ tư tưởng, làm chủ mọi chi tiết. Như chính ông viết sách vậy. Cho tôi gửi lời kính phục tới bác của bạn nhé.
    Mạc Ngôn cũng phải cảm ơn Trần Đình Hiến mới phải .
    Trong Báu vật của đời, độc giả hoàn toàn được là người chủ động, hoàn toàn không bị sự dụ dỗ của tác giả vào một xúc cảm ép buộc có tính chủ quan nào cả. Không có nhân vật nào thiện triệt để mà cũng không có nhân vật nào ác triệt để. Cho nên khi đọc, tôi thấy nhân vật này lúc này như thánh, nhưng lúc sau lại thành quỷ dữ. Họ là con đẻ của hoàn cảnh. Cái hoàn cảnh bấn loạn biến đổi liên tục để chẳng thể biết như thế nào thì trở thành tốt và như thế nào thì bị kết tội xấu. Giống như Tư Mã Khố nói, không có thiên đường mà cũng không có địa ngục nào dành cho họ hết. Họ là những con người khốn nạn nằm chênh vênh giữa thiên đường và địa ngục, cho nên họ là thánh và quỷ dữ cộng lại chia trung bình. Độc giả không bị bước chân vào cái lối mòn trong tư duy cảm thụ. Trong tác phẩm này, không có sự phân chia 2 tuyến nhân vật như Toanli đã nói ở trên, để người đọc phải lên án người này, cổ vũ người kia. Thằng Tôn Câm cục cằn thô bạo mang cái bộ mặt gớm ghiếc của đao phủ nhưng trong tình yêu, hắn cũng thể hiện là một gã đàn ông hiền lành đầy khao khát.v.v
    Trong văn vắt là ánh nhìn thiếu nữ
    Chân bước tới đâu phố bỗng rộn ràng
    Nụ cười ấm chàng trai nơi khoé mắt
    Mái tóc ngọt ngào gửi chút hương sang
  5. meoxu

    meoxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2001
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn rosebaby đã có lời khen, Bác tớ đợt này sẽ dịch một serie của Mạc Ngôn luôn, hiện đã có thêm Đàn Hương Hình và sắp có Cây tỏi nổi giận. Đàn Hương Hình rất hay về độ tàn khốc thì vượt xa Báu vật của đời.
  6. toanli

    toanli Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Nhân Vật trong tiểu thuyết được Mặc Ngôn vẽ ra rất khách quan và sinh động. Mỗi ngừoi một dáng vẻ, một nhũ danh, tên húy, hay tên đệm...Mỗi người một tâm thế ở trong từng hoàn cảnh cụ thể và bộc lộ tính cách, bản ngã của mình. Từng nét khắc họa, ở từng hoàn cảnh buộc người đọc suy ngẫm, vì sao vì sao anh ấy, chị ấy lại ứng sử như thế dầu cho là tác giả không một lời biện hộ giải thích. Đây là một đặc thù của văn chương hiện đại. Có nghĩa là tác giả không chỉ khách quan mô phỏng thế giới con người, mà trong sự khách quan ấy, tác giả đưa ra những khoảng trống. Những khoảng giống như các lỗ đen ở vụ trụ, cái hốc nhỏ trong một hộp bánh. Ngày xưa, đọc mộkt cuốn tiểu thuyết, người ta trở từng trang cho cuộc sống trở mình và khi đã gấp cuônsách lại thì mọi sự rõ như ban ngày. Mặc Ngôn không vậy, nhờ các khoảng trống, như bỏ một thứ nguyên liệu, buộc người đọc cùng tham gia trình tấu với tác giả, tùy theo trình độ thẩm thấu , trăn trở và tự lý giải các hành vi diễn biến của tiểu thuyết.
    Tiểu sảo này, như một lối rẽ trong phong cách thực hiện của Mạc Ngôn. Nó làm cuốn sách không dừng lại ở điều như thế như thế hay à như thế. Nó buộc người đọc, thậm chí phải đọc lại và trầm tư đào thêm để bới tìm trong đó ý nghĩa của sự chuyện hay lý giải sự phát triển của tâm lý nhân vật. Đây là điều mới thấp thoáng thấy trong một vài truyện ngắn ở Việt nam hiện tại.
    Nhưng còn một nhân vật nữa không tên. Đó là đám đông hằng hà sa số trong đất nước hàng tỉ người. Trong khi từng nhân vật cụ thể này được Mạc Ngôn vẽ ra rất tường tận, thì đám đông lớn đến tỉ người kia ở nhiều hoàn cảnh bị mô phỏng như một đám người vô thức, cuồng nhiệt nhưng ngây thơ và cả tin, làm nên nhiều tội ác. Không chỉ riêng đám hồng vệ binh như một thứ Âm Binh ma chơi...Ngay cả trong các đám đông từ thời nội chiến tới chống nhật đôi khi cũng được mô phỏng như thế. Cũng với bút pháp dửng dưng, Mạc Ngôn giúp người đọc tưởng tưởng ra Nhân Vật này chứ không áp đặt về thái độ với họ. Nhưng qua các tình tiết và diễn biến ta thấy rõ Đám đông bao giờ cũng là đám đông ở mọi hoàn cảnh lich sử.
    Đây là một sự manh dạn rất bản lĩng của người cầm bút. Nó như lời cảnh báo cho các thế hệ tiếp diễn lich sử phải thận trọng. Và tôi thiển nghĩ, đó không chỉ là bút pháp, phần nội lực về nghề, mà nó còn phản ảnh tâm cỡ của một nhà tư tưởng lớn trong Mac Ngôn.
    Ông xứng đáng là người cầm bút. Tài và Dũng.
    Còn nữa--- Nhát chém của cuộc sống với đường rẽ của ngòi bút- Ví Dụ
    Được toanli sửa chữa / chuyển vào 09:47 ngày 13/12/2002
  7. blue_woman

    blue_woman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0

    Đọc Phong nhũ phì đồn (Vú to mông nẩy) cũng hay phết nhưng mình chỉ biết là hay thôi chứ chịu không phân tích lý luận như các sếp được.
    Dù sao tớ cũng thấy là cái bác Chớ Nói ấy nói tuyệt cú mèo về phụ nữ.Chắc chắn bác ấy phải là một người rất rất yêu phụ nữ.Thêm một lý do để cho chị em ta cố mà sống.
    Tuy vậy tớ thấy đọc Đàn hương hình khoái hơn.Một phần cũng là do dễ đọc hơn.Một phần nữa có lẽ là do cuốn đó được dịch nhuần nhị hơn.
    Các bác nghĩ sao?

    Blue Woman
  8. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Cái cuốn đó có cái kiểu là khó mà phê bình, giống kiểu Trăm năm cô đơn, muốn viết nhiều thì ôm không xuể, viết ngắn thì lại quá ít để mà viết.
    Hôm nào rảnh thử nhọc công một phát cái nhể, các bác đợi em chút.
    Rồi chúng ta sẽ đôi lần nuối tiếc
    Để một dòng sông lơ đãng đi qua
  9. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    Tớ cũng thích đọc Đàn hương hình hơn. Mặc dù đọc xong cuốn này, cảm thấy người cứ bứt dứt, khó chịu, bực bội, chán chường thế nào ấy; một cảm giác cũng gần giống như khi đọc cuốn Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Không dứt ra được nhưng lại thấy rất mệt khi đọc.
    Oh don't take it all to heart
    It's only fools - they make these rules
  10. meoxu

    meoxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/11/2001
    Bài viết:
    1.213
    Đã được thích:
    0
    Tớ thấy thíc Đàn Hương Hình hơn Phong Nhũ Phì Đồn ở cái kết thúc. Kết thúc ở Đàn Hương Hình thỏa đáng và dễ chấp nhận hơn chứ không làm người đọc day dứt nhiều như Phong Nhũ Phì Đồn. Nói một cách nôm na thì bên chính vẫn trả đũa lại được bên tà dù chỉ là một chút nhỏ nhoi.

Chia sẻ trang này