1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

topic phê bình những tác phẩm văn học - Báu vật của đời (Mạc Ngôn)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Rosebaby, 10/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Hàng ngàn hàng vạn thiên thể vận hành trôi trảy theo quỹ đạo riêng biệt, hoà quyện thành vụ điệu quay cuồng, thiên thể này có hình bầu vú, thiên thể kia có hình cặp mông, biến ảo không lường. Vũ trụ quay cuồng theo chúng, lịch sử quay cuồng, con người quay cuồng trong dòng chảy của thời gian. Cho đến trước khi nhắm mắt, Thượng Quan Kim Đồng nhìn thấy tất cả hoà vào thành một bàu vú như một quả núi khổng lồ, cao nhất giữa trời và đất, mặt trời, mặt trăng quay quanh như hai con bọ dừa màu nhũ bạc.
    ?oBáu vật của đời? đi xuyên qua một thời kỳ lịch sử. Đó là quĩ đạo thịnh suy của hàng ngàn hàng vạn con người, sống rồi chết, khóc, cười và điên loạn. Kim Đồng chỉ như một thiên thể nhỏ bé, quay theo những thiên thể xung quanh. Cả đời hắn bám vào đôi bầu vú bà Thượng Quan Lã Thị, bám chặt, nhưng cũng trao đảo theo những thiên thể có hình bàu vú tạt qua và lăn lộn trong vũ trụ. Và xung quanh hắn thì có nhiều thiên thể to lớn, chúng có quỹ đạo độc lập và kéo theo rất nhiều thiên thể khác. Những quỹ đạo của chúng khác biệt nhau rõ rệt, xoáy vào nhau, tách rời, va chạm, và làm nên vũ điệu quay cuồng kỳ ảo cho lịch sử. Khi thiên thể này rực sáng, những thiên thể khác nhoà đi, tắt ngấm cho đến khi nó suy tàn, chịu lay lắt trước thiên thể khác mới lên hoặc rằng, nó tan biến đi trong vũ trụ. Mỗi thiên thể lớn, lại cuốn theo ngàn vạn thiên thể nhỏ, khi nó tan biến, một số thiên thể nhỏ tan biến theo, số còn lại bám vào thiên thể mạnh hơn trong lúc ấy. Thịnh, suy, sáng bùng lên rồi tan biến, tất cả đều nằm trong quỹ đạo. Hàng ngàn hàng vạn quỹ đạo tạo nên sự quay cuồng, và chính chúng lại trở thành nạn nhân trong quay cuồng vũ trụ.
    Theo tôi, Quản Mạc Nghiệp đem bầu vú ra để nói về sự sống. Chúng hừng hực, chúng đau khổ, đói rét, yếu đuối, mệt mỏi, chúng giữ giằn, chúng kiệt quệ. Và đó là hiện thân của hoàn cảnh. Nhưng rõ ràng là chúng đẹp. Tại sao không thử gạt ra bên ngoài cảm giác và tư tưởng bình thường để khách quan hơn một chút. Chắc chắn chúng ta sẽ phải nhìn nhận về vẻ đẹp. Và hơn tất cả là sự sống ở trong chúng, sự sống cũng bao gồm cả cái chết. Sữa chảy ra từ vú, là máu của người đàn bà, sữa có vị của thức ăn, vú có hình dáng của hoàn cảnh. Và sữa và vú trong ?oBáu vật của đời? không dư thừa, nhưng luôn tồn tại cho dù dai dẳng, cung cấp nguồn sống cho Kim Đồng, một lúc nào đó kiệt quệ nhưng rồi lại tiếp tục dòng chảy vô tận của sức sống và khả năng của con người. Nhưng bất kể thế nào cũng có mặt trái của nó. Vú và sữa biến Kim Đồng thành một tên hèn kém và bạc nhược, chúng đem đến cuộc sống cho hắn nhưng cũng cắn xé hắn thân tàn ma dại. Vú là sự sống, và sự sống luôn biến động, tốt đẹp nhưng cũng mãnh liệt và tàn khốc. Kim Đồng yêu tất cả những bàu vú vì hắn yêu sự sống của chính hắn. Hắn tận hưởng vú, nâng niu vú và cũng có lúc cắn xé vú, hắn được những bầu vú đáp lại sòng phẳng. Nhưng hắn luôn nằm ngoài cuộc chơi, hắn không có được khả năng với lấy một bàu vú hay giành giật mà chỉ ngồi một chỗ trờ đợi đến sự viếng thăm. Rất nhiều bàu vú trao đảo và lượn lờ xung quanh hắn, mỗi bàu vú đều cho hắn một ít và đồng thời cũng lấy đi của hắn hay giáng cho hắn những đòn chí tử.
    Vũ trụ, con người, lịch sử, vốn dĩ nó là một bàu vú khổng lồ lưu truyển trong mình hàng ngàn hàng vạn thiên thể quay theo những quỹ đạo kỳ ảo, đẹp tuyệt vời trong vũ điệu quay cuồng bất tận.
    Rồi chúng ta sẽ đôi lần nuối tiếc
    Để một dòng sông lơ đãng đi qua
  2. fri13th

    fri13th Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    nghe hay quá! đã nghe tên tác fẩm này từ lâu lắm rồi nhưng em vốn ko khoái vh Trung Quốc mấy nên chẳng đọc.
    bác nào có cho em mượn với!
    xin chân thành cảm ơn và hậu tạ!
    bất tri tam bách dư niên hậu...thiên hạ hà nhân khốc fri13th...
  3. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    fri13th có thể sang bên tác phẩm văn học mà đọc. Nhưng thông báo thêm là cái topic đó chỉ đọc được trang 1 và trang 10 trở đi thôi (vì font có vấn đề).
    starry starry nights...
  4. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    À, nhân đọc được lõm bõm truyện này bên Tác phẩm văn học, tớ có ý kiến là tớ nhìn thấy những thứ không giống Raxun lắm. Có vẻ như con mắt của mình thực tế quá rồi hay sao ấy!
    Nghe đâu fri13th là một "tay" rất giỏi. Đọc truyện này rồi trổ tài xem nào! (xem thử xem mình có suy nghĩ gần giống nhau không?!).
    Hỡi ôi, khoai lang chiều nay bảo bớt đú đởn trên này đi ---> đợi các bạn trình bày ý kiến để học hỏi đã rồi mới dám ti toe cái cảm giác của tớ bây giờ.
    starry starry nights...
  5. fri13th

    fri13th Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    nàng pitty có cẻ rất khoái nghe tiếng mũi ng` khác nổ lốp bốp hay sao ấy nhẩy? tay fri13th là cái tay lười đọc nhất trên đời có thể có và nó đang hấp hối sống dở chết dở nên fải copy cái truyện này lại rùi gặm nhấm dần sau vậy.
    pitty ko thấy giống Raxun à? thế thì pitty nói cái mà bạn nhận thấy đi! văn học hiện thực huyền ảo hay văn học hiện thực trần trụi?
    bất tri tam bách dư niên hậu...thiên hạ hà nhân khấp fri13th...
  6. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0

    Hic, "cái gì đó khác" trong đầu tớ nó cứ ngọ nguậy, nhưng vẫn chưa tìm được lối ra. Bạn fri13th soi đèn giúp nó tự tìm đường cho mình được không?
    starry starry nights...
  7. fri13th

    fri13th Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    nghe các bác nói hay quá, thế là đầu năm mò mẫm ra hiệu sách vác một quyển về đọc. năm mới năm me thử ngay cái cảm giác ghê rợn đến nỗi đói meo mà ko có nuốt nổi cái gì! nhưng có lẽ đó chỉ là cảm giác đầu tiên. tác giả viết cuốn sách này hẳn ko chủ ý tạo nên một cuốn truyện kinh dị. giá trị lớn nhất của tác fẩm có lẽ là giá trị hiện thực, hiện thực về một thời đau thương, nhưng là một fần ko thể thiếu của lịch sử. viết nên tác fẩm này, Mạc Ngôn đã dũng cảm nhắc lại quá khứ. và chấp nhận tác fẩm này, chính phủ Trung Hoa đã dũng cảm nhận lỗi với nhân dân.
    ấn tượng đầu tiên của tôi về Báu vật của đời có lẽ là một sự hỗn loạn. trong cái khung cảnh lộn xộn ấy, con người chẳng biết có giá trị hơn con vật được bao nhiêu? cảnh cô con dâu nhà họ Lỗ đan xen cảnh con lừa. con người rồi con lừa, con lừa rồi con người?cả hai cùng đau đớn, quằn quại, vật vã trong máu và đất. nhưng con lừa dường như còn may mắn hơn cô con dâu kia. nó ko bắt buộc fải sinh ra một con la đực! sự hỗn loạn xuyên suốt tác phẩm. đó là sự loạn lạc của chiến tranh, sự ngu muội của những chính sách sai lầm dẫn tới cả một thời kỳ đen tối trong lịch sử. nhưng dầu sao cũng là dũng cảm khi dám nhắc lại, trong xót xa và với một giọng mai mỉa, cái quá khứ ấy. chúng ta ko fải ko có những ?osai lầm nho nhỏ? giống như cải cách ruộng đất và cách mạng văn hoá. nhưng trong khi người TQ đã dám đưa ra lời xin lỗi ko chính thức thông qua những câu chuyện như thế này, thì ta giấu nhẹm đi. tự dưng nhớ đến một câu trong truyện cảu Anderson : ?okhi từ trên cao nhìn xuống những truyện đau lòng của người khác và của ngay chính mình đi nữa, người ta ko khỏi mỉm cười? cần fải mỉm cười mà nhận những lỗi lầm thì mới có thể biết mình đã đứng cao hơn chỗ cũ. con người bé nhỏ lắt lay trong những cơn gió của thời cuộc. người ta tranh nhau nhận làm bần nông, người ta sợ hãi khi thấy mình ko nghèo, người ta chúc mừng nhau vì nhà có người bị Nhật giết, vì nhà bị tàn fá và cướp bóc, vì nhà đói khát và khổ sở?tóm lại, hạnh phúc thay khi anh đã bị thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. tôi chúc mừng anh!?tôi rất thích đoạn Mạc Ngôn miêu tả bà Lỗ sau này. một con người có vẻ dửng dưng, nhưng thật ra trong lòng chứa biết bao tình cảm. bà đã biến đổi hoàn toàn. cô con dâu mẫu mực đã fá tan những rào gỗ mục nát của lớp lớp luân lý sáo rỗng. cô thay đổi ko fải từ khi cô cắt tóc. có lẽ hành động fản kháng đầu tiên của cô là chuyện trong rừng hoa hoè với ông mục sư. sự khởi đầu cho những đợt sóng ngầm trong lòng cô?một thời kỳ bi tráng của đất nước được bày ra xen lẫn trong những máu và thịt, trong đói khát và thèm muốn. theo tôi, những thứ đó chỉ là cái nền. tôi ko thấy vẻ đẹp tinh khiết nào trong những miêu tả về người phụ nữ ấy. phong nhũ phì đồn dường như là một tượng trưng cho sự phồn thực. vẻ đẹp ấy giống vẻ đẹp thời Phục hưng, những người phụ nữ đẫy đà, những hài nhi mập mạp?tất cả thể hiện sự no đủ, bình yên. tìm kiếm vẻ đẹp ấy là đi tìm sự bình yên, một cuộc sống mà số fận con người có thể lớn hơn được con sâu cái kiến. bà Lỗ tượng trưng cho Tổ quốc. những đứa con nhờ Tổ quốc mà lớn lên, nhưng mãi mãi vẫn là con của Tổ quốc. dòng sữa bà lúc ngọt ngào lúc mặn chát cũng giống như những giai đoạn của lịch sử, con người trưởng thành nhờ những đắng cay ấy.
    bên cạnh giá trị hiện thực, là giá trị nhân văn sâu sắc của tác fẩm. ko thể nói cái nào lớn hơn cái nào, bởi nhìn trên mỗi góc độ khác nhau, tác fẩm lại lấp lánh những sắc màu khác nhau. trên hết có lẽ là tình yêu thương, có cả xót xa, fẫn uất thay cho thân fận ng` fụ nữ. có thể thấy một điều rất rõ ràng là ng` fụ nữ đã chiếm một vị trí quan trọng trong tác fẩm này. bắt đầu từ cái tên. (hình như ko có người đàn ông nào phong nhũ phì đồn cả!). và tiếp đến là những nhân vật. trong xã hội mà fụ nữ bị khinh rẻ đến cùng cực, sự coi rẻ ấy ăn sâu vào nếp nghĩ đến nỗi chính bà Lã, bà cũng là một người đàn bà, vậy mà bà vẫn chỉ cần một thằng cháu trai. câu trả lời giống như một sự mỉa mai. con dâu bà có con trai, nhưng ko fải cháu bà! và nhát chày đập vỡ đầu bà, có lẽ ko fải bởi bàn tay Lỗ thị mà bởi bàn tay Mạc Ngôn. như tác giả dân gian chính là người đổ nước sôi lên người Cám chứ ko fải cô Tấm hiền lành bỗng một ngày trở nên nanh nọc?những đứa con gái bị hắt hủi của nhà họ Lỗ lần lượt trở nên quan trọng, dù là quan trọng nhờ những anh con rể. ko cô nào theo sự xếp đặt của bà mẹ. sự dồn nén bao nhiêu năm trời trong lòng các cô cứ thế trải ra, khi tiếng gọi của tình yêu đến. và ko chỉ có các cô. dường như tất cả những ng` fụ nữ trong tác fẩm này đều mạnh mẽ, đều đẹp. những người fụ nữ toả sáng trong bóng tối mà xã hội trùm lên cho họ. trong khi, những người đàn ông thì hầu hết là nhu nhược và hèn yếu. cái cách đề cao của Mạc Ngôn, có thể là hơi quá, nhưng đặc biệt biểu cảm. và thật ra, trong văn học, hình như luôn dành chỗ cho những sự nói quá đã trở thành nghệ thuật.
    điều cuối cùng, lại là điều tôi thích nhất ở tác fẩm này, đó là bóng dáng một cuộc sống đẹp bình dị ẩn khuất đâu đó sau máu lửa, chết chóc, sau buôn gian bán lận và tranh cướp chính trị. Lai Đệ đã quả quyết con ngựa hồng của quân Nhật chính là vợ con ngựa nhà ba Phàn, vì hoàn cảnh ly tán mà fải xa nhau. chi tiết rất nhỏ này ẩn chứa một khát vọng khắc khoải về hoà bình, về hạnh fúc, về sự đoàn kết giữa các dân tộc? cũng như cái chết của Tư Mã Khố, ko hiểu Mạc Ngôn có ngó nghiêng gì sang lịch sử VN để xin xỏ huyền thoại chị Võ Thị Sáu mà lắp vào cho Tư Mã Khố ko, khi ông để Tư Mã Khố ngắt nhành hoa, đùa với chú bé chăn dê trên con đường ra đầu thú, cũng là đường đi tới cái chết? những chi tiếp đẹp biết mấy
    tôi ko hoàn toàn thích truyện này, có lẽ bởi ý thích thì mỗi người một khác. nhưng có thể chắc chắn đây là một tác fẩm có giá trị cả về lịch sử và tính nhân văn. và những tác fẩm có tính nhân văn, thường sẽ sống rất lâu, chẳng hề fụ thuộc vào ý thích của tôi .
    bất tri tam bách dư niên hậu...thiên hạ hà nhân khấp fri13th...
  8. hoangnguyen79

    hoangnguyen79 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Bài viết:
    146
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo các bác_ nếu em không nhầm thì nguyên bản là Phong Nhũ Phì Đôn chứ không phải Phong Nhũ Phì Đồn như bản in của nhà xuất bản văn học. Đôn mới đúng nghĩa là cái dùng để ngồi. Các bác chỉ giáo thêm cho em chút
    Hôm dự hội thảo thấy có vị góp ý rằng bác Trần Đình Hiến phải dịch là Mâm cao cỗ đầy thì mới sát với nguyên bản. Mẹ bố mấy vị phê bình!
    Tôi muốn cho Đất Nước hiểu tôi
    Đất Nước o hiểu- biết làm sao, đành vậy!
    Đất Nước thân yêu tôi tránh sang bên
    Như giọt mưa rào gió tạt xiên...
  9. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Rách việc tên gì chả được. Có điều tớ thấy đây chẳng phải là hiện thực phê phán phê phiếc. Cái chính là người ta sống như thế nào trong cái hiện thực đấy. Tớ kết câu lão Tư Mã Khố tuyên bố trước khi chết, tớ nghĩ đấy chính là chủ đề xuyên suốt.

    Tequila Sunrise
  10. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    có mấy điểm muốn bàn trong cuốn mâm cao cổ đầy này!
    1) Đọc xong thấy phảng phất cái gì đó của "trăm năm cô đơn". Marquez bằng lối hiện thức huyền ảo,xây dựng TTCD từ Ngôi làng Macondo, từ người mẹ lớn Ucsula, về một đám con cháu sinh ra của dòng tộc Jose Accadio. Nổi bật lên hình ảnh đại tá Aureliano người gây ra 36 cuộc nội chiến triền miên và Remediot người đẹp bay lên trời...
    Mạc Ngôn cũng tài tình lắm. Ngôi làng Cao Mật của ông cũng giàu sức sống, cũng máu cũng bùn, cũng đầy những huyền thoại huyễn hoặc tưởng có mà tưởng không. Người mẹ Thượng Quan Lã Thị cũng vĩ đại vô cùng, người sinh ra 9 người con, chín người con lại tạo ra biết bao nhiêu kỳ tích lẫy lừng ( trừ Thượng Quan kim Đồng)... Cũng có Một trang Hảo hán Tư Mã khố đầu đội trời chân đạp đất rất khốn nạn mà cũng rất hào hùng, cũng có cô Tám Ngọc Nữ đẹp như tiên như phật, trong trắng không tỳ vết, cái chết cũng diệu kỳ đầy lòng vị tha...
    2) lại thấy phảng phất cái trống thiết qua nhân vật Kim Đồng và Oskar ... Điều này thì hơi chủ quan!
    3) Thực sự đây là một cuốn tiểu thuyết viết về sức sống của con người hay nhất mà tôi đọc. Văn phong mãnh liệt tràn nhựa, của một người từng trải, trước đây chỉ mỗi có Jorge Amado là viết hay như thế. MN với lối vận bút bình đân không hoa mỹ nhưng rất lạ lùng, chen những câu đầy tính triết lý là những câu nói dân gian quá gần gũi quá thân thuộc ...Vừa dân giã vừa hàn lâm. Thật là giữ được chất tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa vừa Bắt kịp đương đại.
    Xuyên suốt trong tác phẩm là câu chuyện về Gia đình Thượng Quan qua con mắt của Kim Đồng. Sức sống của con người hẳn là chủ đề của tác phẩm được ẩn dụ qua hình ảnh vú to mông nở.
    Đọc đoạn đầu say sưa với bao nhiêu điều kỳ lạ . Sức mạnh còn sót lại của thời kỳ nữ quyền trong Lã Thị, Lỗ thị phải chăng là cái gốc lớn lao của tự nhiên,Vú to mông nở là sinh tồn ?, Lã Thị đẻ con có liên quan gì với hình ảnh con Lừa sinh co so hay không? ....
    Nhưng có lẽ cuốn tiểu thuyết đưọc viết không được tốt lắm từ khoảng Trang 650 trở về sau. Hơi thừa! Tôi cảm thấy hẫng ở phần này. Viết về cái sảy ra và sảy ra một cách oanh liêt là dễ nhưng viết về cái không sảy ra, và sảy ra một cách buồn tẻ là khó. MN cũng không ngoại lệ, có lẽ không phải sở trường của ông. Kim Đồng lúc này hoạt động chỉ như là một cái máy thiếu sức sống, chỉ còn như là một công cụ kết thúc tác phẩm mà thôi, chỉ toàn rặc nổi ăn chơi và hoàn tất khả năng khám vú cho riêng mình. Vậy để làm gì thế? Tuân theo chủ đề chăng?

    Trán người già lận giấu đem đen
    Đôi mắt trẻ sóng xô từng vầng sáng

Chia sẻ trang này